TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
Khoa học Xã hội, Số 5 (6/2016), tr<br />
<br />
<br />
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG<br />
CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CHUYÊN NGHIỆP KHU VỰC TÂY BẮC<br />
HIỆN NAY<br />
<br />
Nguyễn Văn Hồng, Vũ Mạnh Cường, Dương Xuân Lượng<br />
Trường Đại học Tây Bắc<br />
<br />
Tóm tắt: Giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên là một nội dung vô cùng quan trọng trong nhà trường<br />
nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện. Nhà trường không chỉ dạy “Chữ” mà quan trọng nhất là dạy “Người”, dạy<br />
học sinh thành những con người có nhân cách tốt. Bài báo này xác định rõ nội dung, hình thức, lực lượng thực hiện công<br />
tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên; đánh giá mặt tích cực và hạn chế của công tác này để rút ra bài học định<br />
hướng công tác giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên các trường chuyên nghiệp trên địa bàn khu vực Tây Bắc.<br />
Từ khóa: Giáo dục, đạo đức, lối sống, sinh viên.<br />
<br />
I. Đặt vấn đề<br />
Trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay, giáo dục trong các nhà trường chuyên<br />
nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống. Sản phẩm của công tác đào<br />
tạo là tạo ra nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Những<br />
tác động của nền kinh tế thị trường đã và đang tạo ra những biến động về giá trị đạo đức trong xã<br />
hội và trong tầng lớp sinh viên. Nhà trường cần có sự quan tâm đúng mức và có những biện pháp<br />
giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên thích hợp nhằm tạo ra sự định hướng tác động thống<br />
nhất, hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy được những mặt tích cực giúp sinh<br />
viên rèn luyện những phẩm chất đạo đức nói chung và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp nói riêng<br />
để họ vững bước vào cuộc sống lao động nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường.<br />
II. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1 Tổ chức nghiên cứu<br />
Mục tiêu nghiên cứu. Khái quát hóa về nội dung, hình thức, chủ thể tham gia giáo dục đạo<br />
đức, lối sống cho sinh viên trong các trường chuyên nghiệp; phân tích hạn chế để đề ra biện pháp<br />
tăng cường chất lượng công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên các trường chuyên<br />
nghiệp trên địa bàn khu vực Tây Bắc hiện nay.<br />
2.2. Nội dung nghiên cứu<br />
Chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên các<br />
trường chuyên nghiệp khu vực Tây Bắc hiện nay, bao gồm:<br />
- Nội dung giáo dục đạo đức,<br />
- Hình thức giáo dục đạo đức mà các trường chuyên nghiệp trên địa bàn đã và đang thực<br />
hiện.<br />
- Những lực lượng tham gia công tác giáo dục đạo đức<br />
20<br />
- Một số kết quả giáo dục đạo đức đã đạt được<br />
- Một số hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức.<br />
Trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức,<br />
lối sống cho sinh viên các trường chuyên nghiệp khu vực Tây Bắc.<br />
- Địa bàn (quan sát hay phân tích báo cáo hoặc tìm hiểu sản phẩm nào đó ở trường nào).<br />
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu dựa trên sự phân tích các báo cáo, phỏng vấn cán bộ, giảng viên<br />
phụ trách công tác chính trị của một số trường chuyên nghiệp trên địa bàn khu vực Tây Bắc, bao<br />
gồm: Trường Đại học Tây Bắc, Trường Cao đẳng Sơn La, Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên<br />
và Trường Cao đẳng cộng đồng Lai Châu.<br />
2.3. Kết quả nghiên cứu<br />
Nội dung giáo dục ĐĐLS<br />
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy các trường chuyên nghiệp khu vực Tây Bắc đều thực<br />
hiện các nội dung giáo dục đạo đức, lối sống theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể,<br />
Nội dung giáo dục ĐĐLS tập trung vào các khía cạnh sau: [4]<br />
Giáo dục phẩm chất chính trị: Giáo dục lòng yêu nước, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng<br />
để hình thành dần bản lĩnh chính trị; ý thức chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật<br />
của Nhà nước; thái độ tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, nhận ra và phê phán âm<br />
mưu, thủ đoạn chính trị thù địch.<br />
Giáo dục đạo đức: Giáo dục lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, biết trân trọng các giá trị đạo<br />
đức tốt đẹp của dân tộc; nhận thức và hành vi đúng đắn của công dân theo các chuẩn mực xã hội;<br />
phê phán các hành vi không phù hợp chuẩn mực đạo đức xã hội; đạo đức nghề nghiệp và tác phong<br />
công nghiệp, hiện đại.<br />
Giáo dục lối sống: Giáo dục nhận thức, hành vi, thói quen của lối sống văn minh, tiến bộ, phù<br />
hợp với bản sắc dân tộc Việt Nam; trách nhiệm của cá nhân trước tập thể và cộng đồng, biết ủng hộ,<br />
khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ, phù hợp với bản sắc dân tộc, biết phê<br />
phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ; ý thức công dân của xã hội hiện đại, sống và làm<br />
việc theo pháp luật.<br />
Trong nhà trường HSSV đang được giáo dục những phẩm chất ĐĐLS rất cơ bản như:<br />
Trung thực, trách nhiệm, giữ chữ tín, tự tin, tự chủ, kính trọng, biết ơn, yêu quý gia đình, giữ gìn<br />
bản sắc văn hóa dân tộc, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng mọi người và nội quy pháp luật, kiên trì,<br />
bảo vệ môi trường và chia sẻ với người khác, hợp tác, khoan dung, sống lành mạnh, gọn<br />
gàng, tiết kiệm, tình bạn, tình yêu trong sáng không vụ lợi, yêu lao động.<br />
Hình thức thực hiện giáo dục ĐĐLS<br />
Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện các quy định về công tác giáo dục phẩm chất<br />
chính trị, ĐĐLS cho toàn bộ HSSV nhà trường. Tổ chức Tuần sinh hoạt công dân - HSSV đầu<br />
khoá, đầu năm, cuối khoá học. Trong tuần lễ này, kết hợp phổ biến, quán triệt các chủ trương lớn<br />
<br />
<br />
21<br />
của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến HSSV và quy định khác của nhà trường, địa<br />
phương.<br />
Lựa chọn, lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục tư tưởng chính trị, ĐĐLS thích hợp<br />
vào hoạt động giảng dạy, học tập của chương trình chính khoá. Kết hợp đưa vào giảng dạy và học<br />
tập trong các môn lí luận Mác - Lê nin, lí luận chính trị, pháp luật, quốc phòng, một số môn<br />
chuyên ngành. Giáo dục ĐĐLS cho người học thông qua các môn lí luận là phù hợp vì bản thân<br />
các môn này có nhiệm vụ trang bị cho họ thế giới quan và phương pháp luận. Hiện nay, giáo dục<br />
ĐĐLS được thông qua các môn lí luận chính trị được cán bộ, giáo viên được coi trọng.<br />
Thông qua các hoạt động rèn luyện kĩ năng như tham gia các câu lạc bộ học tập, sở thích,<br />
văn hóa văn nghệ, TDTT. Ở đó, người tham gia được thể nghiệm khả năng bản thân và tiếp thu<br />
kinh nghiệm của người khác. Các kĩ năng được dần dần bổ sung và hoàn thiện hơn như: Học tập,<br />
nghiên cứu khoa học, tổ chức và tham gia hoạt động xã hội, kĩ năng sống, kĩ năng nghề nghiệp, kĩ<br />
năng mềm,… Ở nhiều trường, các câu lạc bộ đã trở thành môi trường thực hành rèn luyện cho<br />
HSSV. Các hoạt động này có tác dụng rất tốt và đang phát triển.<br />
Thông qua tổ chức các hoạt động đối thoại với HSSV và các kênh thông tin để nắm tình<br />
hình HSSV, chuẩn bị cho lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo khoa đối thoại trực tiếp với HSSV thuộc<br />
phạm vi quản lí. Tổ chức giao ban thường xuyên với cán bộ lớp, Đoàn Thanh niên, Hội SV để xử<br />
lí kịp thời các nhu cầu, vướng mắc theo khả năng hiện có của nhà trường. Các hoạt động tự quản<br />
của HSSV trong các hoạt động rèn luyện và sự tham gia của họ trong xây dựng nhà trường đã<br />
ngày càng phát huy tích cực cho sự phát triển của nhà trường. Sự đổi mới trong phương thức đào<br />
tạo theo tín chỉ có tác động mạnh mẽ phát huy dân chủ, chủ động của người học.<br />
Thông qua các phong trào tương thân tương ái: Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ,<br />
quyên góp hỗ trợ bạn khó khăn, tình nguyện tiếp sức mùa thi, hỗ trợ người gặp khó khăn trong<br />
bão lũ, ở vùng sâu vùng xa vùng khó khăn. Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, thăm và tặng quà<br />
người có hoàn cảnh khó khăn được HSSV hưởng ứng, tham gia tự nguyện nhiều.<br />
Giáo dục ĐĐLS trong trường được thực hiện thông qua việc thông tin, hướng dẫn người học<br />
tự giác thực hiện Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện SV [5]. Nội dung Quy chế này bao quát toàn bộ<br />
các hoạt động rèn luyện ĐĐLS của HSSV, được cụ thể hóa thành các nội dung cụ thể, phù hợp với<br />
điều kiện của mỗi nhà trường.<br />
Giáo dục ĐĐLS thông qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên, Hội SV. Rất nhiều phong<br />
trào đã lôi cuốn HSSV tham gia như: Tiếp sức mùa thi, tình nguyện hè, vì cộng đồng, hiến máu<br />
nhân đạo<br />
Giáo dục ĐĐLS thông qua triển khai thực hiện các cuộc vận động, phong trào như: Học<br />
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Nói không với gian lận trong thi cử và bệnh<br />
thành tích trong giáo dục; Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo.<br />
Lực lượng thực hiện công tác giáo dục ĐĐLS<br />
<br />
<br />
22<br />
Trong nhà trường hiện nay lực lượng chủ lực tham gia giáo dục ĐĐLS là Giáo viên chủ<br />
nhiệm, Lãnh đạo nhà trường, khoa, Đoàn Thanh niên, Hội SV, Giáo viên chuyên môn. Nhiệm vụ<br />
giáo dục ĐĐLS cho HSSV bao gồm:<br />
- Trang bị cho HSSV những kiến thức về các giá trị, các chuẩn mực đạo đức và lối sống của<br />
xã hội;<br />
- Bồi dưỡng cho HSSV thái độ đúng đắn về ĐĐLS;<br />
- Hình thành và phát triển ở HSSV các hành vi và thói quen.<br />
Sự phối hợp tham gia của chính quyền địa phương, công an, đoàn thể xã hội là rất quan<br />
trọng cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Vai trò của công an, chính quyền địa phương<br />
được đánh giá cao trong việc đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là ở khu vực<br />
quanh trường, nơi cư trú của người học.<br />
Một số kết quả đạt được trong công tác giáo dục ĐĐLS cho SV khu vực Tây Bắc<br />
Hầu hết HSSV được tiếp cận và hiểu về đường lối, chính sách, pháp luật, nội quy, quy<br />
định có liên quan đến công tác rèn luyện, giáo dục ĐĐLS thông qua truyền đạt tập trung hoặc<br />
môn học, hoạt động ngoại khóa, tài liệu hướng dẫn hàng năm. Tất cả các trường đều tổ chức<br />
Tuần sinh hoạt công dân – HSSV, trong đó các nội dung này đều được cập nhật kịp thời. Đồng<br />
thời qua hệ thống thông tin của trường, khoa, lớp, giáo viên, giảng viên, cán bộ phòng Công tác<br />
HSSV, các phòng ban, các thông tin được cụ thể hóa và hướng dẫn cụ thể hơn.<br />
Hệ thống thiết chế văn hóa, thư viện, hỗ trợ HSSV trong học tập, vui chơi, sinh hoạt hàng<br />
ngày tốt hơn. Nhiều câu lạc bộ hoạt động có hiệu quả hơn, thu hút đông HSSV tham gia. Một số<br />
chương trình giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng mềm, giá trị sống được đưa vào ở nhiều trường được<br />
sự hưởng ứng của số đông người học. Hoạt động ngoại khóa phong phú, đa dạng hơn như tham<br />
quan bảo tàng, di tích, hội thảo chuyên đề, hội thi, hội diễn văn hóa, văn nghệ, thể thao, hoạt<br />
động câu lạc bộ đã thu hút sự tham gia của HSSV ngày càng đông và tự giác hơn.<br />
Kết quả đánh giá về rèn luyện thông qua thực hiện Quy chế rèn luyện có kết quả ngày<br />
càng cao hơn. Phần lớn HSSV đạt kết quả rèn luyện khá, tốt, rất ít người có kết quả trung bình. Tỉ<br />
lệ rèn luyện tốt chiếm đa số, không có người đạt mức trung bình.<br />
Chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục đạo đức lối sống HSSV có thể thấy được qua<br />
biểu hiện của người học. Nhận thức và sự tham gia của HSSV trong các sự kiện chính trị, truyền<br />
thống của đất nước, địa phương, nhà trường ngày càng có tỉ lệ cao với hiệu quả tốt hơn. HSSV<br />
biết tự hào về truyền thống và danh dự nhà trường, biết kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết với bạn<br />
bè, ứng xử có văn hóa, có ý thức tổ chức kỉ luật (tỉ lệ vi phạm kỉ luật, pháp luật giảm cả về vụ<br />
việc và mức độ). Người học tích cực và chủ động, tự giác hơn trong học tập, rèn luyện. Ngay cả<br />
trong tình huống bị kẻ xấu kích động, HSSV vẫn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, làm theo<br />
sự chỉ đạo của lãnh đạo trường, không để xảy ra các vụ việc lớn đáng tiếc nào xảy ra. Sự ổn định<br />
chính trị và sự tích cực tham gia của HSSV là kết quả cao nhất của công tác giáo dục ĐĐLS<br />
HSSV.<br />
<br />
23<br />
Hệ thống văn bản quy định về công tác HSSV đã được hoàn thiện cơ bản đáp ứng nhu cầu<br />
của các nhà trường. Đa số các trường đã cụ thể hóa các văn bản của Bộ, ngành, địa phương để<br />
thực hiện cho trường mình. Công tác giáo dục phẩm chất, ĐĐLS được quy định thành văn bản<br />
quy phạm pháp luật từ năm 2007 [4]. Trước đó, quy chế rèn luyện quy định nội dung cơ bản<br />
trong đánh giá phẩm chất, ĐĐLS HSSV các trường đào tạo được ban hành. Dựa trên quy định cơ<br />
bản của Quy chế này, các trường cụ thể hóa việc đánh giá HSSV nhà trường. Qua hơn 10 năm<br />
thực hiện, tuy cần phải cập nhật thêm nhưng về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu đánh giá ĐĐLS<br />
của người học.<br />
Vai trò của Đoàn Thanh niên trường trong việc định hướng giá trị sống, giáo dục ĐĐLS<br />
được thể hiện ngày càng rõ qua các phong trào tình nguyện, hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt<br />
động xã hội, vì cộng đồng, đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ khó khăn, khuyến khích vượt khó. Sự phối<br />
hợp của Đoàn Thanh niên, Hội SV với phòng công tác HSSV đã trở thành nề nếp và có hiệu quả<br />
tốt hơn ở nhiều trường.<br />
Việc triển khai thực hiện các cuộc vận động, phong trào đã có hiệu quả tốt và thiết thực<br />
hơn. Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có tác động đến toàn<br />
bộ hệ thống chính trị trong giáo dục ĐĐLS cho HSSV. Ở nhiều trường đã tạo ra sự phối hợp<br />
đồng bộ của cấp ủy, Ban Giám hiệu, các đoàn thể khác, cán bộ, giáo viên, nhân viên và HSSV.<br />
Một số trường có xây dựng được quy định về chuẩn mực ĐĐLS của HSSV nhà trường.<br />
Hàng năm, trên cơ sở hướng dẫn của Bộ GDĐT, các Bộ ngành chủ quản, địa phương, tất<br />
cả các nhà trường đã tổ chức Tuần sinh hoạt công dân - HSSV cho toàn bộ HSSV nhà trường.<br />
Hoạt động này là bước khởi đầu cho ổn định nề nếp, trật tự kỉ cương và hoạt động của nhà trường<br />
hàng năm.<br />
Một số hạn chế trong công tác giáo dục ĐĐLS cho SV khu vực Tây Bắc<br />
Phương pháp và hình thức giáo dục ĐĐLS cho HSSV ít đổi mới, ít hấp dẫn, hứng thú.<br />
Điểm khác biệt căn bản giữa giáo dục đại học so với giáo dục phổ thông là ở chỗ phát huy tinh<br />
thần chủ động, tự giác, tự học, tự nghiên cứu, tự vận dụng của người học. Giảng viên đại học, cao<br />
đẳng chỉ hướng dẫn và định hướng, hỗ trợ học tập và nghiên cứu cho HSSV. Tuy nhiên, một số<br />
giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm, chưa làm tốt được việc định hướng<br />
và chưa có kinh nghiệm trong giáo dục ĐĐLS, chưa tạo ra sự hấp dẫn trong giảng dạy. Có một<br />
bộ phận GV chưa quan tâm đến giáo dục ĐĐLS cho HSSV, chủ yếu là chú trọng về chuyên môn,<br />
môn học.<br />
Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ tổ chức giáo dục ĐĐLS cho HSSV trong các trường đào tạo<br />
chưa có nhiều, chưa được đầu tư xây dựng nên nhiều trường lúng túng trong việc tự nâng cao<br />
chuyên môn cho cán bộ, giáo viên.<br />
Tổ chức rèn luyện kĩ sống, kĩ năng mềm có tác dụng rất tốt trong việc chuyển tải nội dung<br />
giáo dục ĐĐLS thành hành vi và nếp sống của người học. Kĩ năng mềm tuy có được một số<br />
<br />
<br />
24<br />
trường đưa vào chương trình hoạt động, nhưng chưa thực sự đi vào chiều sâu, thiếu nhiều điều<br />
kiện triển khai.<br />
Sự phối hợp trong giáo dục đạo đức lối sống giữa nhà trường và gia đình, địa phương tuy<br />
có được cải thiện nhưng nhìn chung còn chưa sâu sát, chưa chặt chẽ và chưa trở thành nề nếp có<br />
hiệu quả. Những biểu hiện tư tưởng chính trị, ĐĐLS của HSSV ở ngoại trú là rất khó có thông tin<br />
và khó triển khai tổ chức giáo dục.<br />
Công tác tư vấn tâm lí, hướng nghiệp bước đầu thực hiện nhưng còn chưa đáp ứng được<br />
nhu cầu người học và còn thiếu rất nhiều về điều kiện và cơ chế hoạt động.<br />
Đội ngũ cán bộ công tác HSSV, cán bộ Đoàn, Hội còn chưa được đào tạo cơ bản, chưa<br />
được bồi dưỡng theo chương trình chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên. Nhiều người có năng<br />
lực và tâm huyết được bố trí vào công tác giáo dục ĐĐLS đã tích lũy dần kinh nghiệm và hoàn<br />
thành tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên, có một số người vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu công tác do cả lí<br />
do năng lực, chuyên môn và tâm lí. Nếu có chương trình đào tạo nghiệp vụ về công tác này thì sẽ<br />
hỗ trợ cho công việc tốt hơn.<br />
Đoàn Thanh niên, Hội SV có tác dụng lớn trong giáo dục ĐĐLS cho HSSV trong các nhà<br />
trường. Tuy nhiên ở nhiều trường, Đoàn Thanh niên, Hội SV chưa cụ thể hóa nội dung giáo dục<br />
phù hợp, phương pháp giáo dục còn chưa hấp dẫn, tỉ lệ tập hợp HSSV thấp, nhiều hoạt động chỉ<br />
đến với người tích cực, chưa đến với nhóm HSSV đặc thù. Một số phong trào còn hình thức,<br />
thiếu hiệu quả, nội dung chưa thực sụ phù hợp. Công tác tổng kết, đánh giá, nhân rộng điển hình<br />
tốt còn lúng túng.<br />
Nguyên nhân của những hạn chế<br />
Do sự thiếu hiểu biết về kĩ năng sống, pháp luật, chuẩn mực xã hội. Cùng với đó là do ý<br />
thức của họ chưa tốt, còn đua đòi, lai căng, quá thực dụng, bị ảnh hưởng từ tiêu cực xã hội và qua<br />
phim ảnh, sách báo. Nguyên nhân tiếp theo là do phương pháp giáo dục chưa hấp dẫn, còn thiếu<br />
CSVC, cách thi cử, kiểm tra, đánh giá chỉ chú trọng đến các môn chuyên môn mà chưa quan tâm<br />
đến ĐĐLS..<br />
Một số giảng viên, giáo viên chỉ quan tâm đến dạy chuyên môn, dạy “chữ” mà chưa chưa<br />
quan tâm đến dạy “người”, dạy kĩ năng bổ trợ cho chuyên môn và cho cuộc sống.<br />
Một nguyên nhân nữa là do còn thiếu sân chơi và cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho<br />
công tác giáo dục ĐĐLS HSSV.<br />
Sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong công tác này còn lỏng lẻo,<br />
chưa có cơ chế phù hợp ở rất nhiều nơi, nhất là chưa có chế tài hữu hiệu thực hiện. Mối<br />
quan hệ giữa nhà trường với gia đình người học ở đại học, cao đẳng, TCCN là rất khác so với phổ<br />
thông. Hầu hết các trường không có mối liên hệ trực tiếp, thường xuyên với phụ huynh HSSV.<br />
Phần vì gia đình ở xa, đặc biệt là do người học đã đủ tuổi và chịu trách nhiệm công dân trong<br />
việc học tập và rèn luyện của mình, không cần bảo trợ như ở phổ thông. Trong khi đó, rất nhiều<br />
<br />
<br />
25<br />
HSSV còn bỡ ngỡ với cuộc sống tự lập, đặc biệt là HSSV khu vực Tây Bắc là vùng núi, vùng<br />
sâu, vùng xa, gia đình khó khăn.<br />
Các thế lực thù địch không chỉ tập trung vào việc xuyên tạc các vấn đề chính trị mà còn<br />
thông qua tuyên truyền văn hóa khơi dậy thị hiếu thấp hèn, phản động, đồi trụy, bạo lực để tác động<br />
đến HSSV. Một số người ham lối sống hưởng thụ, đua đòi đã bị tác động và có lối sống lệch lạc, xa<br />
lạ với truyền thống tốt đẹp của dân tộc.<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên<br />
Để thực hiện tốt công tác giáo dục ĐĐLS thì trước hết cấp ủy Đảng phải quan tâm chỉ đạo<br />
phối hợp đồng bộ, Lãnh đạo trường tích cực chỉ đạo, tổ chức thực hiện; toàn bộ hệ thống chính trị<br />
của nhà trường tập trung thực hiện.<br />
Có kế hoạch dài hạn, hàng năm và bố trí kinh phí, người thực hiện phù hợp. Khi triển khai<br />
phải tìm thời điểm thích hợp, tránh trường hợp triển khai vào những lúc HSSV đang giữa kì thực<br />
tập, ôn thi hoặc tổ chức nhiều hoạt động vào cùng một khoảng thời gian, gây quá tải cho hoạt<br />
động nhà trường. Khi xây dựng kế hoạch cần trao đổi và liên hệ chặt chẽ với các tổ chức, đoàn<br />
thể, địa phương ở các nội dung liên quan để khi triển khai được đồng bộ và ủng hộ của các lực<br />
lượng trong và ngoài trường.<br />
Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm, trợ lí học tập, cán bộ tư vấn tâm lí HSSV.<br />
Người giáo dục phải gương mẫu, hiểu biết tâm lí người học, có chuyên môn và tâm huyết trong<br />
giáo dục ĐĐLS cho HSSV. Xác định giáo dục ĐĐLS phải gắn liền với đào tạo chuyên môn, cán<br />
bộ giáo viên chuyên môn cần kết hợp giáo dục ĐĐLS trong công việc của mình và là tấm gương<br />
để người học noi theo.<br />
Có cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả rèn luyện của HSSV. Đặc biệt chú trọng<br />
phát hiện và có giải pháp kịp thời hỗ trợ, xử lí đối với những biểu hiện sai lệch về đạo đức lối<br />
sống, thái quá trong các mối quan hệ, giao tiếp, ứng xử, ăn mặc, vui chơi,…<br />
Phát huy vai trò tự học tập, tự rèn luyện tu dưỡng, tự quản của HSSV trong các hoạt động<br />
của nhà trường. Hình thành nhu cầu, động cơ phấn đấu trong học tập, rèn luyện, làm cho mỗi<br />
người tự giác, tự vươn lên trong điều kiện của mình. Đây là điều kiện quyết định sự thành công<br />
trong rèn luyện ĐĐLS của mỗi người.<br />
Trong trường, cần giao một đơn vị chủ trì công tác này và xây dựng được cơ chế phối hợp<br />
chặt chẽ giữa phòng Công tác HSSV với Đoàn Thanh niên, các khoa, phòng ban của nhà trường<br />
trong giáo dục ĐĐLS HSSV. Cơ chế này được cụ thể hóa thành quy định, có kiểm tra, đánh giá,<br />
khen thưởng, kỉ luật kịp thời. Cụ thể hóa nội dung công tác giáo dục ĐĐLS thành quy định cụ thể,<br />
trong đó có quy định về quy tắc ứng xử văn hóa của cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên,<br />
HSSV nhà trường.<br />
Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ tạo sân chơi lành mạnh, nâng cao nhận thức và<br />
kĩ năng nghề, kĩ năng sống, kĩ năng tham gia công tác xã hội cho HSSV. Chọn nội dung, phương<br />
<br />
<br />
26<br />
pháp, người thực hiện phù hợp, tạo sự tham gia tự giác, hứng thú của HSSV. Tăng cường sự tự<br />
quản của HSSV.<br />
Nhà trường phối hợp để tạo môi trường lành mạnh cho HSSV học tập, rèn luyện ở nhà<br />
trường, gia đình và xung quanh trường. Trong khi xã hội còn nhiều phức tạp, tệ nạn xã hội, tiêu<br />
cực thì chúng ta có thể vẫn giữ được môi trường lành mạnh ở mức độ phù hợp cho HSSV học tập<br />
và rèn luyện. Muốn vậy thì bản thân mỗi gia đình phải gương mẫu, mỗi nhà trường phải có kỉ<br />
cương, mỗi địa phương phải có giải pháp hữu hiệu đảm bảo an ninh trật tự, nhất là xung quanh<br />
khu vực trường. Sự phối hợp này phải được cả gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương<br />
đồng thuận, cam kết và thực hiện có hiệu quả cụ thể.<br />
Kết luận<br />
Trong công tác giáo dục đào tạo, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng giáo dục đạo<br />
đức, lối sống cho HSSV. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay đòi hỏi nhà<br />
trường phải chú trọng cả“dạy chữ” và “dạy nghề”.<br />
<br />
Giáo dục đạo đức lối sống cho HSSV là nhiệm vụ vô cùng quan trong và rất cần thiết.<br />
Đây là vấn đề lớn trong chiến lược con người mà Đảng và Nhà nước ta xác định phải quan tâm<br />
trong thời kì đổi mới, thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Khi tiến hành công tác<br />
này, các nhà trường cần xác định rõ kế hoạch, nội dung, chương trình cụ th; vận dụng hình thức<br />
thực hiện phong phú, hấp dẫn phù hợp với đặc điểm của từng trường và từng khu vực. Xác định<br />
rõ lực lượng tham gia công tác giáo dục đạo đức lối sống với chức năng nhiệm vụ cụ thể, xác<br />
định cơ chế phối hợp và có sự kiểm tra, giám sát rõ ràng.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1]. Lê Thị Tuyết Ba (2003), “Chuẩn mực đạo đức trong bối cảnh của nền kinh tế thị<br />
trường ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học, (1), tr. 9-11.<br />
[2]. Trần Hậu Kiêm – Đoàn Đức Hiếu (2004), Hệ thống phạm trù đạo đức học và giáo<br />
dục đạo đức cho sinh viên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..<br />
[3]. Trần Sỹ Phán (1999), Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân<br />
cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị<br />
quốc gia Hồ Chí Minh.<br />
[4]. Quyết định số 50/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 29 tháng 8 năm 2007 của Bộ Giáo dục và<br />
Đào tạo. về việc ban hành Quy định về công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống<br />
cho học sinh, sinh viên trongcác đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên<br />
nghiệp.<br />
[5]. Quyết định số 60/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 16 tháng 10 năm 2007 về việc ban<br />
hànhBan hành Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên cáccơ sở giáo dục đại<br />
học và trường trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
27<br />
IMPROVING EDUCATION ETHICS, THE LIFESTYLE FOR THE<br />
STUDENT IN NORTHWEST REGION TODAY<br />
Nguyen Van Hong, Vu Manh Cuong, Duong Xuan Luong<br />
Tay Bac University<br />
<br />
Abstract: Moral education and lifestyle for pupils and students is a very important content in colleges and<br />
universities to meet the goal of a comprehensive education. They not only teaches "The knowledge" but most<br />
important is to teach Teachers council"personality", teaches students to people with good character. This paper<br />
clearly define the content and form, the Teachers council of moral education and lifestyle for students; assess the<br />
positives and drawbacks of this work to draw lessons oriented moral education for students living professional<br />
schools in the area of Northwest of Vietnam.<br />
<br />
Keywords: Education, moral, lifestyle, student.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
28<br />