intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong đào tạo người thầy thuốc ở Học viện Quân Y hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong đào tạo người thầy thuốc ở Học viện Quân Y hiện nay trình bày nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong đào tạo người thầy thuốc ở Học viện Quân Y hiện nay; Biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong đào tạo ở Học viện Quân Y.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong đào tạo người thầy thuốc ở Học viện Quân Y hiện nay

  1. NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG ĐÀO TẠO NGƢỜI THẦY THUỐC Ở HỌC VIỆN QUÂN Y HIỆN NAY Nguyễn Xuân Tuệ1 1. Đặt vấn đề Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho người học trong quá trình đào tạo có vai trò rất quan trọng, vì đạo đức là cái gốc, là nền tảng của người cán bộ cách mạng, người cán bộ cách mạng trước hết phải có đạo đức, có đạo đức thì mới làm nên trí và trí đó mới có ích cho giai cấp cho cả dân tộc. 2. Công tác giáo dục đạo đức trong đào tạo ngƣời thầy thuốc ở Học viện Quân Y hiện nay Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo, người cách mạng thì phải có đạo đức, không có đạo đức dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. (HCM toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, HN 1995, Tr 252, 253). Là một trung tâm đào tạo cán bộ y tế cho quân đội và ngành y tế nước nhà, hơn 60 năm qua để “Trở thành một Học viện chính quy mẫu mực, một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học kỹ thuật về y học của quân đội và cả nước”, Học viện Quân y đã không ngừng nâng cao chất lượng quá trình giáo dục, đào tạo, đồng thời luôn quan tâm xây dựng tốt môi trường chính trị, đạo đức cho người học; Đã xây dựng chương trình và đưa vào giảng dạy môn đạo đức học - y đức với 02 đơn vị học trình trong chương trình đào tạo chính khoá cho tất cả các đối tượng, Bên cạnh đó, việc giáo dục đạo đức - y đức còn được tiến hành thường xuyên, liên tục trong suốt một thời gian dài 6 năm, thông qua hoạt động giảng dạy của các Bộ môn y học đặc biệt là y học lâm sàng. Đảng uỷ, Ban Giám đốc, các cơ quan trong Học viện luôn coi trọng việc tổ chức, triển khai thực hiện việc giáo dục đạo đức - y đức cho tất cả các đối tượng trong toàn Học viện, cả đối tượng là học viên quân y và học viên dân y. Giáo dục y - đức còn được tiến hành thông qua quá trình thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và các cuộc vận động khác trong giáo dục - đào tạo. Đồng thời, các tổ chức quần chúng như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Công đoàn ... đã lồng ghép giáo dục đạo đức ngành y vào các buổi sinh hoạt đoàn thể; với các hình thức rất phong phú, sáng tạo như: tổ chức nhiều cuộc thi viết và bình báo, toạ đàm với các chủ đề: "Tuổi trẻ ngành y học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", "Bác Hồ với người thầy thuốc quân y". Với những việc 1 ThS – Đại tá, Chủ nhiệm Khoa Công tác Đảng, Công tác Chính trị - Học viện Quân Y 180
  2. làm trên, chất lượng giáo dục đạo đức ở Học viện Quân y đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần đào tạo những quân nhân, thanh niên tốt nghiệp trung học phổ thông, đạt tiêu chuẩn quy định để trở thành y, bác sỹ, dược sỹ có phẩm chất chính trị vững vàng; có chuẩn mực về y đức; có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đảm nhiệm được chức trách, nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho bộ đội và nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực trên, việc giáo dục đạo đức trong các nhà trường cao đẳng, đại học nói chung và các trường đào tạo y - dược nói riêng còn có những hạn chế đó là: chương trình, nội dung giáo dục đạo đức vẫn còn nặng về giáo dục đạo đức học, chưa quan tâm đúng mức và hợp lý đến nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho người học; nội dung giáo dục còn nặng về lý thuyết, tính thực tiễn chưa cao, còn chung chung, chưa sát với thực tiễn nghề y; khâu đánh giá chất lượng giáo dục chưa được quan tâm đúng mức và thường xuyên; việc tổ chức rút kinh nghiệm, bổ sung những nội dung mới còn hạn chế. Mặt khác, do tác động phức tạp của tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ, quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế, mặt trái của cơ chế thị trường, cùng với sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch đã làm gia tăng những thách thức đối với giá trị đạo đức và văn hoá truyền thống dân tộc. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới một bộ phận cán bộ, đảng viên nói chung và đội ngũ thầy thuốc nói riêng với những biểu hiện “suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống”. Biểu hiện của nó thể hiện ở lối sống cơ hội, thực dụng, thiếu ý thức trách nhiệm trong phục vụ người bệnh; một số ít thầy thuốc, cán bộ y tế còn cửa quyền, tắc trách, thậm chí chạy theo đồng tiền, coi thường sức khoẻ bệnh nhân; làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với thiên chức cao cả “trị bệnh cứu người” của người thầy thuốc. Một số học viên trong quá trình đào tạo để trở thành y, bác sỹ, dược sỹ tương lai còn nhận thức lệch lạc về vai trò, vị trí của y đức (đạo đức của người thầy thuốc) đối với sự phát triển nhân cách, chỉ lấy việc học tập chuyên môn làm chính, còn giáo dục, rèn luyện y đức bị xem nhẹ; việc rèn luyện y đức chưa thường xuyên, thậm chí còn có những biểu hiện trái với y đức của người thầy thuốc. Những biểu hiện tiêu cực nêu trên, nếu chậm được khắc phục và kéo dài sẽ không chỉ làm xói mòn truyền thống tốt đẹp của quân đội, hình ảnh người thầy thuốc, gây bức xúc trong dư luận xã hội, mà còn trực tiếp cản trở đến sự phát triển nhân cách, đến công tác giáo dục đạo đức của người thầy thuốc ngay trong quá trình đào tạo. 181
  3. 3. Biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong đào tạo ở Học viện Quân Y Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong quá trình đào tạo, khắc phục những hạn chế nêu trên, theo chúng tôi, cần làm tốt một số yêu cầu sau: Thứ nhất, Trong thiết kế chương trình, kế hoạch giáo dục đạo đức cần bảo đảm tính hệ thống, tính lô gíc phù hợp với quá trình nhận thức. Đây là vấn đề rất quan trọng, bởi việc nghiên cứu giáo dục về đạo đức là rất khó, nếu chương trình, kế hoạch thiếu đi tính hệ thống, tính lô gíc thì sẽ gây khó khăn trong quá trình tiếp thu của người học, người học sẽ không hứng thú và ngại học. Do đó, chương trình cần bố trí theo lô gíc là đi từ những vấn đề lý luận chung về đạo đức đến những giá trị đạo đức cụ thể và gắn với đạo đức ngành y. Thứ hai, Nội dung giáo dục đạo đức, trước hết phải làm rõ được đối tượng, phương pháp nghiên cứu môn học và nguồn gốc, bản chất, vai trò, chức năng của đạo đức. Từ đó, giúp cho người học thấy được đây là một môn khoa học thực sự và có thái độ nghiêm túc trong giáo dục và rèn luyện phát triển y đức của người thầy thuốc tương lai. Nếu không làm rõ những vấn đề trên sẽ nẩy sinh ở người học tư tưởng coi việc giáo dục đạo đức chỉ là những lời giáo thuyết suông. Mà cần đi sâu làm rõ ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức, nhất là ý nghĩa của nó với việc hình thành đạo đức của người thầy thuốc cách mạng một cách tự giác, tích cực, tạo được sự hứng thú trong học tập, rèn luyện đạo đức cho bản thân. Thứ ba, Khi trình bày các giá trị đạo đức, các nguyên tắc đạo đức, cần tránh sự áp đặt. Áp đặt trong trình bày những vấn đề này, cũng như trong giáo dục đạo đức rất dễ làm mất đi tính khoa học của chúng và mất đi tính tự giác, sáng tạo của người học trong quá trình xây dựng và rèn luyện đạo đức chung, y đức riêng của người thầy thuốc. Do đó, đòi hỏi trong trình bày các giá trị đạo đức và các nguyên tắc đạo đức phải đi sâu làm rõ được sự hình thành một cách tất yếu của chúng. Từ mọi góc độ, khía cạnh khác nhau như: về khách quan, chủ quan, về lịch sử và hiện tại... Để từ đó giúp người học hiểu được một cách rõ ràng rằng: các giá trị đạo đức con người ta cần phải có, cần phải vươn tới, cần phải gìn giữ và phát triển, Các nguyên tắc đạo đức con người cần phải tuân theo một cách nghiêm ngặt bất luận trong điều kiện, hoàn cảnh nào - đó là những cái không phải do ai áp đặt cả, mà nó là sự đòi hỏi của tự bản thân cuộc sống đối với mỗi con người, với tính cách là thành viên của xã hội. Điều này sẽ giúp cho người học hiểu được thực sự các giá trị đạo đức, các nguyên tắc đạo đức và thực hiện chúng chính là làm cho con người trở thành con người đích thực, con người chân chính con người với đúng nghĩa con người. Do vậy, làm khơi dậy ở mỗi người 182
  4. học tính tích cực, tự giác, lòng tự trọng, tính người ở họ, để họ tiếp thu, xây dựng các giá trị đạo đức của bản thân, để họ tự nguyện thực hiện các nguyên tắc đạo đức ngay trong quá trình học tập và xây dựng đạo đức nghề nghiệp. Thứ tư, Trong giáo dục đạo đức cho học viên, sinh viên ngành y, cần tích cực sử dụng những tấm gương mẫu mực về y đức để giáo dục. Các tấm gương mẫu mực về y đức nên lấy cả ở Phương Tây, cả ở Phương Đông, cả trong quá khứ và trong hiện tại. Song, trong đó đặc biệt đi sâu khai thác những tấm gương về mặt y đức của dân tộc ta như: Chu Văn An, Tuệ tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác...; các tấm gương y đức của các thầy thuốc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước như: các giáo sư, bác sỹ Phạm Ngọc Thạch, Tôn thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, Đặng Thuỳ Trâm... đã trở thành niềm tự hào của ngành y tế nước nhà. Việc đưa ra các tấm gương mẫu mực về y đức giúp cho người học hiểu biết được một cách tương đối cụ thể về đạo đức nghề nghiệp mà họ cần vươn tới. Mặt khác, việc nêu được những tấm gương y đức như vậy, đã tác động mạnh mẽ đến tình cảm đạo đức của người học, làm cho trong mỗi người học dấy lên lòng tự hào về y nghiệp của mình, thấy được sự vinh dự lớn lao của nghề thầy thuốc mà mình đang học tập, rèn luyện, từ đó thúc đẩy họ tự giác vươn theo các tấm gương đạo đức cao đẹp đó. Đồng thời, những tấm gương y đức đó còn làm cho người học sự hổ thẹn về những suy nghĩ, những việc làm chưa đúng với y đức mà người học cần xây dựng. Từ đó giúp người học tự mình sửa chữa những sai sót, hạn chế về đạo đức nghề nghiệp của mình. Thứ năm, Trong giáo dục đạo đức cho học viên, sinh viên cần tạo ra được một sự hợp tác chặt chẽ, đồng bộ giữa những cán bộ giáo dục về đạo đức với cán bộ giảng dạy chuyên môn về y học. Bởi chúng tôi thấy rằng: những cán bộ giáo dục về đạo đức có thời gian tiếp xúc với người học ngắn so với cả một khoá học, mới chỉ giúp cho người học những định hướng chung về giáo dục, rèn luyện y đức. Khó đi sâu và tiếp xúc thường xuyên để giúp đỡ người học xây dựng, hình thành các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Song, nếu hợp tác được chặt chẽ, đồng bộ với cán bộ giảng dạy chuyên môn y học thì khó khăn trên sẽ được giải quyết dễ dàng. Đó là thông qua từng lĩnh vực y học, từng chuyên ngành y học cụ thể mà các cán bộ giảng dạy chuyên môn y học đồng thời với việc truyền thụ kiến thức chuyên môn sẽ có sự gợi ý, định hướng về mặt đạo đức nghề nghiệp cho người học ở chuyên ngành mà mình giảng dạy. Điều này sẽ giúp cho người học thường xuyên được giáo dục, rèn luyện về mặt đạo đức y nghiệp và việc giáo dục đạo đức có được điểm mạnh là gắn rất sát với từng lĩnh vực y nghiệp cụ thể của người thầy thuốc sau này. 183
  5. Thứ sáu, Chủ động xây dựng môi trường y đức thực sự trong sạch, lành mạnh trong quá trình đào tạo người thầy thuốc. Môi trường y đức ở Học viện Quân y bao gồm tổng hợp nhiều yếu tố tạo thành, là kết quả hoạt động tự giác, tích cực của các chủ thể quản lý giáo dục và người học. Môi trường y đức HVQY là nơi diễn ra các hoạt động truyền thụ, lĩnh hội và hiện thực hoá y đức của học viên, sinh viên. Xây dựng môi trường y đức là nền tảng để đấu tranh chống lại sự tác động tiêu cực từ mặt trái của đời sống kinh tế - xã hội và sự tấn công về tư tưởng đạo đức, lối sống của kẻ thù. Vì vậy, môi trường y đức có ý nghĩa quan trọng, thường xuyên tác động tích cực đến giáo dục y đức cho người học. Để xây dựng môi trường y đức trong sạch, lành mạnh, cần quán triệt, thực hiện tốt quan điểm: toàn diện, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn hoạt động nghề nghiệp. Bởi nếu không có được môi trường y đức trong sạch, lành mạnh thì mọi lời thuyết giáo đều trở lên sáo rỗng trước thực tại. Chẳng hạn giáo dục về lương tâm nghề nghiệp, giáo dục về trách nhiệm nghề nghiệp, nhưng vẫn để cho các hiện tượng vô lương tâm, vô trách nhiệm tồn tại trước người học, thì những điều giảng dạy về y đức không thể thuyết phục được họ. Do đó, phải xây dựng môi trường y đức thực sự trong sạch, lành mạnh và kiên quyết xử lý nghiêm những hiện tượng vi phạm y đức, kịp thời biểu dương khen thưởng những tấm gương y đức trong sáng, mẫu mực để người học noi theo. Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong quá trình đào tạo người thầy thuốc chúng ta cần phải thực hiện tốt các yêu cầu trên, phải thường xuyên nghiên cứu, rút kinh nghiệm để kịp thời khắc phục những mặt chưa hợp lý và phát huy những mặt tốt đã làm được và phải đảm bảo được sự thống nhất tính khoa học, tính thực tiễn và tính xã hội trong quá trình giáo dục góp phần đào tạo ra những thầy thuốc "vừa hồng", "vừa chuyên", đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ cho bộ đội và nhân dân, xứng đáng với lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải như là người mẹ hiền". 184
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2