NÂNG CAO HÀM LƯỢNG KHOA HỌC - ĐÒN BẨY PHÁT TRIỂN<br />
DU LỊCH MIỆT VƯỜN CHỢ LÁCH<br />
ThS. Phạm Văn Luân <br />
<br />
Nguyễn Thị Kim Long <br />
<br />
<br />
hợ Lách - vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, “cây lành trái ngọt”,<br />
<br />
C khí hậu ôn hòa, hệ động thực vật phong phú, phù sa bồi đắp<br />
quanh năm làm nên vùng đất được mệnh danh là “vương quốc<br />
hoa kiểng”, mở đường cho du lịch miệt vườn hình thành. Trong lịch sử hình<br />
thành và phát triển, Chợ Lách là nơi sản sinh ra nghề trồng cây cây ăn trái, hoa<br />
kiểng bắt nguồn từ việc nhà bác học Trương Vĩnh Ký trực tiếp đưa hàm lượng<br />
khoa học vào sản xuất nông nghiệp khi ông đã tuyển chọn, du nhập nhiều giống<br />
cây trồng từ nước ngoài về cho người làm vườn Chợ Lách, từ đó hình thành<br />
nghề trồng cây ăn trái và cây kiểng, tạo tiền đề xuất hiện mô hình làng nghề<br />
hoa kiểng truyền thống đa dạng với nhiều địa danh: Làng nghề hoa kiểng Cái<br />
Mơn, làng nghề hoa kiểng Sơn Định… Thời gian qua, làng nghề truyền thống<br />
hoa kiểng Chợ Lách đã góp phần làm thay đổi diện mạo và phát triển nông<br />
thôn, nâng cao đời sống người dân địa phương; tuy đã có những thành tựu bước<br />
đầu, song việc gắn kết, nâng cao hàm lượng khoa học thúc dẩy khai thác phát<br />
triển du lịch miệt vườn Chợ Lách chưa tương xứng tiềm năng, chưa đáp ứng<br />
nhiệm vụ đặt ra trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đã nổ ra. Một trong những<br />
nguyên nhân chính theo chúng tôi là do huyện nhà chưa tiếp cận công nghiệp<br />
văn hóa để nâng cao hàm lượng khoa học thúc đẩy sáng tạo khởi nghiệp phát<br />
triển du lịch miệt vườn.<br />
Từ khóa: Chợ Lách, Cái Mơn, Du lịch miệt vườn, Công nghiệp văn hóa<br />
<br />
<br />
1. Nâng cao hàm lượng khoa học, phát triển du lịch miệt vườn Chợ<br />
Lách tầm nhìn từ công nghiệp văn hóa?<br />
Theo UNESCO, thuật ngữ công nghiệp văn hóa (CNVH) được dùng để<br />
<br />
<br />
<br />
Trường Cao đẳng Bến Tre<br />
<br />
Học viên Cao học Trường ĐH Văn hóa Tp Hồ Chí Minh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
568<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
chỉ các ngành công nghiệp kết hợp sự sáng tạo, sản xuất và thương mại hóa các<br />
nội dung sáng tạo, những nội dung về bản chất mang tính phi vật thể và văn<br />
hóa. Các nội dung này thường được bảo vệ bởi luật bản quyền và thể hiện dưới<br />
hình thức sản phẩm hay dịch vụ (Tài liệu đã dẫn-14)... CNVH nhìn chung bao<br />
gồm in ấn, xuất bản, truyền thông đa phương tiện, các sản phẩm âm thanh hình<br />
ảnh, điện ảnh và âm nhạc cũng như các nghề thủ công mỹ nghệ và thiết kế. Đặc<br />
biệt, gần đây nhiều nước đã sử dụng khái niệm “kinh tế sáng tạo” hay “các<br />
ngành công nghiệp sáng tạo” thay thế thuật ngữ CNVH. Ngoài các thuật ngữ<br />
trên, một số nước đã từng sử dụng thuật ngữ “các ngành công nghiệp văn hóa<br />
và sáng tạo” thay thế thuật ngữ “các ngành công nghiệp sáng tạo” hay “các<br />
ngành công nghiệp văn hóa” như ở Đức. Tuy nhiên thuật ngữ CNVH hiện nay<br />
không còn được sử dụng thường xuyên, các nước sử dụng thuật ngữ “công<br />
nghiệp sáng tạo” là phổ biến nhất.<br />
Ở Việt Nam CNVH gồm các lĩnh vực sử dụng năng lực sáng tạo, nguồn<br />
vốn văn hóa, kết hợp chặt chẽ với ứng dụng công nghệ và kỹ năng kinh doanh<br />
tạo ra các sản phẩm, dịch vụ văn hóa đáp ứng nhu cầu của người dân và xã hội.<br />
CNVH ở nước ta gồm 13 lĩnh vực: 1. Du lịch văn hóa, 2. Điện ảnh, 3. Âm nhạc,<br />
4. Nghệ thuật biểu diễn, 5. Nghệ thuật thị giác, 6. Truyền hình và phát thanh, 7.<br />
Xuất bản, 8. Quảng cáo và truyền thông, 9. Phần mềm và các trò chơi giải trí,<br />
10.Thiết kế, 11. Kiến trúc, 12. Thủ công và 13. Thời trang (Tài liệu đã dẫn- 9). Với những<br />
đặc tính này CNVH có thế mạnh không gì thay thế trong quá trình nâng cao<br />
hàm lượng khoa học trong sản xuất nông nghiệp, tạo đà cho sáng tạo khởi<br />
nghiệp phát triển du lịch miệt vườn ở Chợ Lách - vùng đất vốn có nguồn tài<br />
nguyên du lịch sinh thái miệt vườn phong phú, nguồn lao động khéo tay cần cù,<br />
sáng tạo luôn để lại dấu ấn khác biệt của sông nước miệt vườn cây trái, hoa<br />
kiểng thể hiệc được trình độ và hàm lượng khoa học trong sản xuất nông<br />
nghiệp. Hiện nay, Chợ lách có đến 2 khu DLMV nằm trong top 10 khu DLMV<br />
nổi tiếng cả nước. Tiếp cận CNVH để thúc đẩy sáng tạo khởi nghiệp, phát triển<br />
du lịch miệt vườn (DLMV) Chợ Lách theo chúng tôi xuất phát từ những cơ sở<br />
sau:<br />
Thứ nhất, bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, cách mạng 4.0 đã đưa CNVH<br />
trở thành một loại tài sản chiến lược trong quá trình nâng cao hàm lượng khoa<br />
học trong sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện Chợ<br />
Lách, giúp củng cố tính độc đáo của DLMV- một hình thức du lịch dựa vào<br />
những điều kiện tự nhiên sẵn có của cư dân địa phương, tạo ra sản phẩm du lịch<br />
<br />
<br />
569<br />
bằng những khu vườn trái cây, vườn hoa kiểng, trang trại, làng nghề vận hành<br />
với hàm lượng khoa học kỹ thuật cao trong canh tác, kinh doanh... phục vụ phát<br />
triển du lịch và cải thiện kinh tế người dân. CNVH không chỉ đóng vai trò then<br />
chốt trong việc thúc đẩy gia tăng hàm lượng khoa học trong sản xuất nông<br />
nghiệp mà còn làm phong phú và đậm đà bản sắc văn hóa miệt vườn và tính<br />
hiện đại của các sản phẩm từ làng nghề hoa kiểng, tạo nên sắc thái của DLMV<br />
Chợ Lách.<br />
Thứ hai, bằng thành tố then chốt là vốn văn hóa vững chắc và tinh thần<br />
doanh nghiệp, CNVH là công cụ hữu hiệu để gia tăng hàm lượng khoa học<br />
trong sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới kinh tế, biến văn hóa<br />
trở thành một thành tố quan trọng của thương mại và cạnh tranh, giúp Chợ Lách<br />
xây dựng được một nền nông nghiệp có hàm lượng khoa học cao trong sản<br />
xuất, tạo nền tảng cho nền kinh tế sáng tạo được xác lập và phát triển mạnh mẽ,<br />
bao gồm các lĩnh vực có giá trị kinh tế cao như DLMV. Những tiến bộ về hệ<br />
thống quản trị, công nghệ mới, nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực và môi<br />
trường hỗ trợ nói chung được mang đến từ CNVH sẽ kết hợp cùng nhau, làm<br />
gia tăng hàm lượng khoa học trong sản xuất nông nghiệp, sự tự tin và phát huy<br />
tinh thần doanh nghiệp trong canh tác nông nghiệp, phát triển nông thôn, trong<br />
phát triển DLMV và đồng thời tạo ra những tác động tích cực từ lĩnh vực khoa<br />
học, văn hóa đóng góp cho công cuộc xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy tăng<br />
trưởng kinh tế và xã hội huyện Chợ Lách.<br />
Thứ ba, CNVH không chỉ giúp gia tăng hàm lượng khoa học trong sản<br />
xuất nông nghiệp mà còn củng cố văn minh miệt vườn, với đặc trưng “miệt<br />
vườn” tiêu biểu cho hình thức sinh hoạt vật chất và tinh thần cao nhất ở đồng<br />
bằng sông Cửu Long thông qua sự tham gia tích cực của các cộng đồng, các<br />
nhóm, cá nhân khác nhau vào hoạt động khoa học và văn hóa, đáp ứng yêu cầu<br />
phát triển DLMV thông qua việc nâng cao hàm lượng khoa học trong sản xuất<br />
nông nghiệp, chất lượng và tính chuyên nghiệp của làng nghề và các tổ chức, cá<br />
nhân hoạt động trong lĩnh vực DLMV, đây mới là tác nhân đích thực tạo nên<br />
diện mạo “nông thôn mới” một cách bền vững.<br />
Thứ tư, CNVH cung cấp những cơ hội để nâng cao hàm lượng khoa học<br />
trong sản xuất nông nghiệp thông qua phát triển tài năng và tạo công ăn việc<br />
làm bền vững (ví dụ như trong lĩnh vực nhân, chiết giống, tạo hình cây cảnh,<br />
cây ăn quả...), đóng góp đáng kể vào việc gia tăng tổng thu nhập bình quân của<br />
người dân, thay đổi diện mạo nông thôn, hình thành các khu vực sáng tạo trong<br />
<br />
<br />
570<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
các làng nghề, hay tăng cường các thiết chế để nâng dần hàm lượng khoa học<br />
trong sản xuất nông nghiệp, chất văn hóa tại các xã nông thôn mới.<br />
Thứ năm, CNVH tạo ra “tác động lan tỏa”, các ngành CNVH năng động và<br />
vững mạnh sẽ nâng cao chất lượng hàm lượng khoa học trong sản xuất nông<br />
nghiệp và hình ảnh của DLMV Chợ Lách, ngành thiết kế phát triển sẽ thúc đẩy<br />
năng lực cạnh tranh, cải tiến thương hiệu cho các lĩnh vực dịch vụ và sản xuất,<br />
phát triển lĩnh vực kỹ thuật số sẽ mở ra các thị trường quốc tế mới cho DLMV<br />
(ví dụ phim ảnh, câu chuyện, âm nhạc, hội họa về danh nhân Trương Vĩnh<br />
Ký.... sẽ thổi hồn vào cây trái, hoa kiểng và từ đây thúc đẩy DLMV Chợ Lách<br />
phát triển).<br />
Thứ sáu, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ<br />
nghĩa và hội nhập quốc tế, quá trình nâng cao hàm lượng khoa học trong sản<br />
xuất nông nghiệp, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và văn hóa ở Chợ Lách<br />
còn nhiều bất cập: hoạt động khoa học kỹ thuật, văn hóa còn phụ thuộc vào bao<br />
cấp của Nhà nước, địa phương chưa biết cách huy động các nguồn lực trong xã<br />
hội; Các kỹ năng quản lý, tổ chức sản xuất và kinh doanh trong nông nghiệp,<br />
nông thôn, trong lĩnh vực văn hóa, du lịch; nhất là tiếp cận và ứng dụng khoa<br />
học kỹ thuật, phát triển DLMV còn yếu. Chính quyền, các cơ quan chức năng<br />
cấp huyện, nhất là cấp xã chưa quan tâm đúng mức đến thị trường khoa học<br />
công nghệ và ứng dụng để gia tăng hàm lượng khoa học; hoạt động của các<br />
làng nghề còn thiếu sức sáng tạo, lực lượng lao động chưa được tiếp cận các kỹ<br />
năng và chuyên môn phù hợp để thích ứng và vận hành hiệu quả các mô hình tổ<br />
chức làng nghề và kinh doanh DLMV ứng dụng khoa học kỹ thuật từ kênh<br />
CNVH.<br />
Có thể nói, trong bối cảnh đất nước đang tiếp tục đổi mới, tăng cường hội<br />
nhập quốc tế, tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thích ứng với<br />
cuộc cách mạng 4.0 phát triển các CNVH là một trong những bước đi đột phá<br />
để gia tăng hàm lượng khoa học trong sản xuất nông nghiệp, biến những khát<br />
vọng phát triển DLMV Chợ Lách thành hiện thực. Đây chính là công cụ hiệu<br />
quả để biến khoa học kỹ thuật và văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã<br />
hội, thúc đẩy nền kinh tế cạnh tranh, đa dạng và hiệu quả hơn, tiếp tục khẳng<br />
định Chợ Lách là thủ phủ của DLMV và cây trái, hoa kiểng Nam bộ và cả<br />
nước. CNVH sẽ là đòn bẩy giúp gia tăng hàm lượng khoa học, đem lại những<br />
giá trị trực tiếp và gián tiếp: tạo ra những cơ hội công ăn việc làm mới, thúc<br />
đẩy tiến trình cải tiến sản xuất, kinh doanh, mở ra những thị trường mới cho<br />
<br />
<br />
571<br />
các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo DLMV. Quan trọng hơn nữa, đây là một<br />
cách tiếp cận sáng tạo và nhất quán khi nói đến phát triển DLMV, giúp Chợ<br />
Lách tận dụng tối đa những nguồn lực quan trọng của vương quốc hoa kiểng:<br />
đó là tài năng của nghệ nhân hoa kiểng, với sức lan tỏa của tinh thần sáng tạo<br />
và kết nối với toàn cầu, đó là hàm lượng khoa học, vốn văn hóa truyền thống<br />
với tên tuổi của nhà bác học Trương Vĩnh Ký, đó là năng lực thích ứng nhanh<br />
nhạy và bền bỉ, lao động sáng tạo của người Chợ Lách tài năng, thanh lịch.<br />
<br />
<br />
2. Tiếp cận công nghiệp văn hóa để gia tăng hàm lượng khoa học,<br />
thúc đẩy phát triển du lịch miệt vườn Chợ Lách như thế nào?<br />
Từ năm 2016, được nước ta xác định là năm quốc gia khởi nghiệp, tháng<br />
4 năm 2016 tỉnh Bến Tre triển khai chương trình Đồng Khởi khởi nghiệp và<br />
phát triển doanh nghiệp, toàn tỉnh đang tập trung dồn sức phát triển các doanh<br />
nghiệp khởi nghiệp. Đây là một xu thế lớn của nước nhà khi tốc độ phát triển,<br />
đóng góp của các doanh nghiệp khởi nghiệp giữ vai trò quan trọng đối với sự<br />
thịnh vượng của quốc gia. Trong khi đó CNVH, công nghiệp sáng tạo phát triển<br />
dựa vào tài năng trí tuệ và hàm lượng khoa học trong sản xuất kinh doanh, vốn<br />
văn hóa nhằm tạo ra những giá trị cho các sản phẩm và dịch vụ; giúp kết nối<br />
tiềm năng thành lợi thế kinh tế, vì vậy, công nghiệp sáng tạo gắn chặt với kinh<br />
doanh khởi nghiệp làm gia tăng hàm lượng khoa học trong sản xuất kinh doanh.<br />
Chính vì lý do đó, tập trung phát triển công nghiệp sáng tạo sẽ mở đường cho<br />
sự gia tăng hàm lượng khoa học, từ đó đẩy mạnh phát triển nền kinh tế khởi<br />
nghiệp, tạo điều kiện hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp cho huyện Chợ Lách phát<br />
triển DLMV.<br />
Kinh nghiệm thế giới cho thấy, tốc độ phát triển của CNVH luôn gấp 2<br />
lần so với tốc độ tăng trưởng GDP của các ngành sản xuất, 1,5 lần so với các<br />
ngành dịch vụ. Nhiều đô thị lớn trên thế giới đã sử dụng CNVH để tạo ra động<br />
lực mới cho sự phát triển của mình sau khi các ngành công nghiệp chính đi vào<br />
suy thoái (Tài liệu đã dẫn-12). Tại Anh, theo số liệu năm 2014 công nghiệp<br />
sáng tạo ở London đóng góp 35 tỷ bảng, tạo công ăn việc làm cho 800.000<br />
người. Từ cuối thế kỷ 20, sự phục hưng của các đô thị thường được bắt đầu và<br />
gắn với những dấu ấn của sáng tạo, văn hóa và nghệ thuật (Tài liệu đã dẫn-14).<br />
Ngày nay, khi nước ta vượt qua nỗi lo vật chất của cơm áo gạo tiền, tiến đến<br />
một đất nước có thu nhập trung bình, để vượt qua bẫy thu nhập trung bình đó<br />
<br />
<br />
<br />
572<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
cũng như tận hưởng những điều kiện mới của xã hội mà một bộ phận trung lưu<br />
chiếm đa số, các ngành CNVH luôn tạo cảm hứng cho sự phát triển mới. Chợ<br />
Lách và DLMV không nằm ngoài qui luật chung này; để tạo cú huýt cho việc<br />
nâng cao hàm lượng khoa học, đưa DLMV Chợ Lách phát triển, theo chúng tôi<br />
cần quan tâm đến các định hướng và nhiệm vụ cơ bản sau đây.<br />
1. Tổ chức khảo sát, đánh giá lại các mô hình quản trị và đầu tư căn cơ cho<br />
các làng nghề, tổ hợp tác và hộ dân làm DLMV để kéo giảm sự lãng phí trong<br />
đầu tư công phát triển hạ tầng nói chung, khuyến khích các mô hình đầu tư và<br />
kinh doanh với các tổ chức khoa học, văn hóa; ứng dụng một tinh thần mới về<br />
khoa học, sáng tạo và cải tổ các thiết chế văn hóa hiện có để gắn kết với phát<br />
triển theo mô hình DLMV, giữ vững và phát triển 2 thương hiệu DLMV Cái<br />
Mơn và DLMV Chợ Lách đã được thừa nhận ;<br />
2. Xác định CNVH và gia tăng hàm lượng khoa học trong nền kinh tế<br />
sáng tạo là điểm nhấn của chương trình phát triển kinh tế - xã hội mà trong tâm<br />
là phát triển DLMV trong toàn hệ thống chính trị trên địa bàn huyện, đến từng<br />
người dân. Điều này nhằm đảm bảo một cách tiếp cận gia tăng hàm lượng khoa<br />
học từ kênh CNVH phối hợp ở mọi lĩnh vực: khoa học, văn hóa, kinh tế, xã hội,<br />
giáo dục bằng các chương trình hành động phát triển DLMV cụ thể, thiết thực<br />
nhằm huy động dược sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước. Thế<br />
mạnh của Chợ Lách khi đẩy mạnh gia tăng hàm lượng khoa học trong đời sống<br />
mà không địa phương nào có được là câu chuyện DLMV có những đường dẫn<br />
đặc biệt từ nhà bác học Trương Vĩnh Ký, có lẽ từ điểm nhấn này mà nhiều<br />
chuyên gia đã quan tâm và hiến kế cho Chợ Lách phát triển DLMV theo cách<br />
tiếp cận CNVH như các Chương trình phát triển du lịch đầy tâm huyết với các ý<br />
tưởng độc đáo của GSTS Vũ Gia Hiền - Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng<br />
Văn hóa Du lịch, GSTS Nguyễn Chí Bền, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia<br />
Việt Nam...<br />
3. Tập trung đầu tư mới cho sự gia tăng hàm lượng khoa học trong các mô<br />
hình DLMV phát triển trên nền CNVH, gồm các cơ hội cho các làng nghề, các<br />
tổ chức xà hội nghề nghiệp, tổ hợp tác, tổ chức khoa học, văn hóa có thể đa<br />
dạng hóa phương thức hoạt động và nguồn thu, kinh doanh và tiếp cận những<br />
loại hình tài chính khác nhau (bao gồm các quỹ đầu tư khởi nghiệp, quỹ môi<br />
trường, quỹ phát triển doanh nghiệp xã hội, các gói tín dụng ưu đãi...) và tham<br />
gia vào các hợp tác công – tư, các công việc kinh doanh hay các dự án chung<br />
với các chuỗi giá trị sản xuất từ DLMV (gồm các chương trình sáng tạo khởi<br />
<br />
<br />
573<br />
nghiệp, dự án AMD, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh);<br />
4. Có những hình thức mời gọi, tôn vinh, khen thưởng tinh thần hiếu học,<br />
say mê nghiên cứu, nhanh nhạy tiếp cận, làm chủ khoa học công nghệ, sáng tạo<br />
lao động, tinh thần doanh nhân và sự đổi mới, gia tăng hàm lượng khoa học<br />
trong hoạt động làng nghề, các tổ chức văn hóa, giáo dục, các nghệ nhân...<br />
thông qua tăng lương, thưởng và các điều kiện cải thiện khác cho các chuyên<br />
gia, những người tạo nên tính hiệu quả của sự phát triển DLMV Chợ Lách (ví<br />
dụ như tăng doanh thu, tăng lượng du khách, thực hiện tốt các chương trình<br />
khoa học, giáo dục và các chương trình xã hội, tôn vinh nghệ nhân làng nghề,<br />
thi bàn tay vàng làng nghề hoa kiểng...). Chợ Lách có thuận lợi rất lớn là tại<br />
Hội thảo khoa học Quốc tế “Các loại hình du lịch hiện đại”; tháng 10 năm<br />
2016 do Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn và Trường<br />
Đại học Charles De Gaulle – Lille 3 (Pháp) phối hợp tổ chức, hay ngày Hội<br />
Pháp ngữ Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 21 và kỷ niệm 45 năm Ngày thiết<br />
lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam - Pháp do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị và<br />
Sở GD&ĐT tỉnh Bến Tre phối hợp với trường Đại học Cần Thơ và các Tổ chức<br />
quốc tế Pháp ngữ tổ chức; Các nhà khoa học đến từ Trường Đại học Charles De<br />
Gaulle – Lille 3 như GS Lê Hữu Khóa, ông Nguyễn Tấn Đại trưởng đại diện<br />
AUF tại Tp HCM, ông Michel LE GALL, cố vấn sư phạm Viện trao đổi Văn<br />
hóa với Pháp ... đều thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề gia tăng hàm<br />
lượng khoa học khi đưa ra ý tưởng nghiên cứu, trao đổi học thuật, giáo dục để<br />
phát triển du lịch ở vương quốc cây kiểng Cái Mơn, Chợ Lách với điểm nhấn<br />
nhà bác học Trương Vĩnh Ký, vậy địa phương có động thái gì trước sự kiện<br />
này?<br />
5. Tổ chức đánh giá việc thực thi các quy định về quyền sở hữu trí tuệ,<br />
hướng dẫn người dân chủ động tạo ra tiền đề gia tăng hàm lượng khoa học<br />
trong sản xuất kinh doanh thông qua việc nhanh nhạy tiếp cận thị trường và biết<br />
tích lũy, làm giàu từ tài sản trí tuệ, hiểu và thực hiện CNVH một cách tự tin<br />
nhất là ở các nghệ nhân, làng nghề để nhận diện được các cơ hội gia tăng hàm<br />
lượng khoa học thúc đẩy cải tiến mẫu mã sản phẩm, dịch vụ, đổi mới quản lý và<br />
điều phối các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ cho những người hoạt động trong<br />
lĩnh vực văn hóa, DLMV. Tổ chức các cuộc vận động sáng tác, sinh hoạt học<br />
thuật hướng nến những tác phẩm văn học nghệ thuật mới thổi hồn cho cây trái,<br />
hoa kiểng Chợ Lách, nâng cấp sức hấp dẫn của DLMV nơi đây bằng những dấu<br />
ấn mới từ ảnh hưởng của danh nhân Trương Vĩnh Ký, nghiên cứu xác lập lõi<br />
<br />
<br />
574<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
tâm linh và tín ngưỡng dân gian nghề trồng cây ăn trái, hoa kiểng Cái Mơn để<br />
có định hướng cải tiến, nâng cấp Lễ hội cây trái ngon an toàn Chợ Lách gắn kết<br />
với lễ hội Dừa Bến Tre tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo từ những sự kiện<br />
này;<br />
6. Ứng dụng các sáng kiến gia tăng hàm lượng khoa học, chất lượng văn<br />
hóa trong các hoạt động có vận dụng sáng tạo của CNVH – ví dụ như, tiếp cận<br />
CNVH để xây dựng mô hình phát triển DLMV ở làng nghề hoa kiểng Cái Mơn<br />
với điểm nhấn du lịch danh nhân, tạo ra không gian kết nối mạng lưới các nhà<br />
khoa học, chuyên gia, du khách và không gian trưng bày/triển lãm về nhà bác<br />
học Trương Vĩnh Ký và cây kiểng Cái Mơn; hình thành kênh kết nối du khách<br />
trong và ngoài nước bằng hành trình di sản danh nhân từ Cái Mơn - nơi sinh<br />
đến nơi yên nghỉ của bác học Trương Vĩnh Ký ở quận 5, Tp Hồ Chí Minh.<br />
Hành trình di sản này được thực hiện bởi các sáng kiến về sản phẩm và dịch vụ<br />
văn hóa, du lịch góp phần mở rộng hoạt động trao đổi học thuật và văn hóa<br />
quốc tế; xây dựng, mở rộng thị trường DLMV Chợ Lách từ CNVH. Theo chúng<br />
tôi, đây là mô hình phù hợp nhất cho Chợ Lách tiếp cận các ngành CNVH để<br />
gia tăng hàm lượng khoa học phát triển DLMV qua kênh điện ảnh, văn học,<br />
nghiên cứu khoa học, qua các đơn vị/tổ chức/hiệp hội phát triển thủ công<br />
nghiệp, làng nghề và các phương thức đầu tư, đóng góp chuyên biệt như hiến<br />
tặng, bảo trợ, tài trợ cho văn hóa, học thuật mà nhà bác học Trương Vĩnh Ký là<br />
một biểu tượng để hiệu triệu các lực lượng xã hội trong và ngoài nước đến với<br />
Chợ Lách.<br />
<br />
<br />
3. Thay lời kết<br />
Ở Bến Tre, huyện Chợ Lách là huyện có nhiều điều kiện hơn các địa<br />
phương khác trong công cuộc huy động nguồn lực gia tăng hàm lượng khoa học<br />
từ việc tiếp cận, phát triển CNVH. Chợ Lách là nơi tập trung các làng nghề cây<br />
kiểng gắn liền với tên tuổi nhà bác học Trương Vĩnh Ký, nơi tập hợp nhiều<br />
nghệ nhân, trí tuệ của cả tỉnh hoạt động trong lĩnh vực cây kiểng và DLMV.<br />
Với hệ thống các khu nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, các làng nghề,<br />
điều kiện thuận lợi trong giao thông, hợp tác phát triển, Chợ Lách có thế mạnh<br />
rất đặc biệt trong việc tiếp nhận và phổ biến tri thức và công nghệ mới – những<br />
yếu tố quan trọng nhất của CNVH. Chợ Lách – vương quốc cây kiểng Việt Nam<br />
đã và đang sở hữu một tài nguyên văn hóa nhân văn vô giá - nơi sinh ra nhà bác<br />
<br />
<br />
<br />
575<br />
học Trương Vĩnh Ký, Chợ Lách chính là ”miệt vườn” của những con người có<br />
tài năng văn hóa rất phong phú và đa dạng, những chủ nhân của công cuộc vận<br />
động gia tăng hàm lượng khoa học trong sản xuất nông nghiệp, phát triển nông<br />
thôn, xây dựng nông thôn mới.<br />
Từ vốn văn hóa miệt vườn đã được thừa nhận ở cả cấp độ quốc gia (làng<br />
nghề cây kiểng Cái Mơn) đến kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, trước<br />
tác (của Trương Vĩnh Ký, Lễ hội Cây trái ngon an toàn cấp tỉnh hàng năm…),<br />
nơi hội tụ khá căn bản và toàn diện điều kiện để gia tăng hàm lượng khoa học<br />
trong đời sống thực tiễn, Chợ Lách có thể sử dụng các tài sản khoa học, văn<br />
hóa này như một động lực sáng tạo khởi nghiệp phát triển DLMV; tạo ra dấu ấn<br />
riêng và lợi thế so sánh cho các sản phẩm và dịch vụ của mình qua kênh<br />
CNVH. Chính CNVH sẽ làm gia tăng hàm lượng khoa học, tạo nên một diện<br />
mạo mới cho DLMV Chợ Lách trong tương lai./.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bạch Thị Lan Anh (2011), Phát triển bền vững làng nghề truyền thống<br />
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Luận án Tiến sĩ Chuyên ngành Kinh tế chính<br />
trị trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.<br />
2. Vũ Vân Anh (2014), Làng nghề và phát triển du lịch, NXB Đại học Quốc<br />
gia TP.Hồ Chí Minh.<br />
3. Võ Quang Trọng Bảo (2010), Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa phi<br />
vật thể, NXB Hà Nội, Hà Nội.<br />
4. Đỗ Hoa Cương (2014), “Vai trò của các nghệ nhân trong bảo tồn và phát<br />
triển làng nghề truyền thống ở Việt Nam hiện nay”, Làng nghề và phát triển du<br />
lịch, NXB Đại học Quốc gia TPHCM.<br />
5. Thu Hòa, Du lịch làng nghề Việt Nam – Tiềm năng còn bỏ ngỏ, Tạp chí<br />
Con số và Sự kiện số 7/2014 (488), (https://www.gso.gov.vn).<br />
6. Mai Thế Hởn (chủ biên), GS.TS Hoàng Ngọc Hà, PGS.TS Vũ Văn Phúc<br />
(2003), Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa,<br />
hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.<br />
7. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế “Các loại hình du lịch hiện đại”,<br />
tháng 10 năm 2016, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn<br />
và Trường Đại học Charles De Gaulle – Lille 3 (Pháp).<br />
<br />
<br />
576<br />
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
KỶ YẾU HỘI THẢO<br />
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8. Lê Thị Minh Lý (2003), “Làng nghề và việc bảo tồn các giá trị văn hóa<br />
phi vật thể”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 4. (http://dsvh.gov.vn)<br />
9. Phạm Văn Luân (Tài liệu cá nhân) ghi chép bài giảng của PGS.TS Bùi<br />
Hoài Sơn, chuyên đề Công nghiệp văn hóa lớp NCS khóa XX, Viện Văn hóa<br />
Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam - tháng 5/ 2017.<br />
10. Phạm Quỳnh Phương, Hoàng Cẩm (chủ nhiệm đề tài) (2013), Một số<br />
khuynh hướng lý thuyết nghiên cứu văn hóa và các hướng tiếp cận nghiên cứu<br />
văn hóa Việt Nam, Viện nghiên cứu văn hóa, Hà Nội.<br />
11. Bùi Hoài Sơn, Quản lý văn hóa ở một số nước và bài học kinh nghiệm<br />
đối với Việt Nam (viết chung với Phan Hồng Giang), Tạp chí Cộng sản, số 819<br />
(1-2011), tr. 59-65.<br />
12. Senior, Andrew: Nurturing the Creative Industries (Nuôi dưỡng các<br />
ngành công nghiệp sáng tạo), Hội đồng Anh London, tháng 8-2008.<br />
13. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, NXB<br />
Văn hóa dân tộc, Hà Nội.<br />
14. UNESCO: Các ngành công nghiệp văn hóa - Tâm điểm của văn hóa<br />
trong tương lai. Website: http://portal.unesco.org/culture/en/ev. Theo: ThS<br />
Phạm Bích Huyền - TS Đặng Hoài Thu: Giáo trình các ngành công nghiệp văn<br />
hoá, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.8.<br />
15. https://news.zing.vn/10-miet-vuon-noi-tieng-hap-dan-khach-du-lich-<br />
post653512.html<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
577<br />