Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Long An
lượt xem 9
download
Trong những năm gần đây, việc hội nhập với thế giới đã làm cho nền kinh tế Việt Nam đạt được những thành tựu đáng kể, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định qua các năm. Nền kinh tế Việt Nam đang dần tiếp cận các quan điểm, mô hình kinh doanh mới từ các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Bài này được thực hiện với mục tiêu phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm đưa ra các giải pháp thực tế, hữu ích để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại BIDV Long An.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Long An
- NG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH LONG AN (*) TÓM TẮT Mục tiêu của là phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Thương - (BIDV Long An) giai đoạn 2014-2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy: dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng trưởng qua các năm, số lượng khách hàng vay vốn tăng, hình ảnh và thương hiệu của Ngân hàng được khách hàng biết đến nhiều hơn; tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trên tổng dư nợ luôn duy trì dưới mức 2,5%; sản phẩm tín dụng đa dạng. Bài cũng đã làm rõ một số hạn chế còn tồn tại: cán bộ quản lý khách hàng còn sai sót trong quy trình cho vay, trong công tác kiểm tra giám sát sau vay; năng lực tài chính khách hàng còn yếu, sử dụng vốn vay sai mục đích; hạn chế về nguồn nhân lực ngân hàng; các chính sách ngân hàng đưa ra chưa phù hợp với đặc điểm từng vùng; sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh. Dựa vào những kết quả đạt được và những điểm còn hạn chế, nghiên cứu đã đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân trong giai đoạn 2017-2020. Từ khóa: Hoạt động cho vay, khách hàng cá nhân, BIDV, Long An SUMMARY This study aims to analyze and evaluate the current performance of individual lending activities at the Development Investment Joint Stock Commercial Bank of Vietnam(Long An Branch) in the period of 2014-2016. The study results show that loans for individual customers have increased over the years, the number of capital borrowing customers has increased, the image and brand name of the bank have been better known; theratiosof bad debts and overdue debts to total outstanding debtsalways remain below 2.5%; diversified credit products. The article also identified some limitations: customer managers still have some mistakes in the loan process and post-borrowing supervision; poor financial capacity of customers, customer using loans for inappropriate purposes; limited human resources of the bank; the bank's policies are not consistent with the characteristics of each region; high competitiveness of other banks in the market of the province. Based on the achieved results and limitations, the research has proposed some solutions to improve the performance of individual lending activities during 2017-2020. Key words: Loan activities, individual customers, BIDV, Long An 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, việc hội nhập với thế giới đã làm cho nền kinh tế Việt Nam đạt được những thành tựu đáng kể, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định qua các năm. Nền kinh tế Việt Nam đang dần tiếp cận các quan điểm, mô hình kinh doanh mới từ các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Đối với ngành ngân hàng điều đó thể hiện rõ qua sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân (KHCN) trong thời gian gầ quả khi trình độ dân trí được nâng cao, mức sống của người dân được cải thiện đã dẫn đến nhu cầu tiêu dùng cá nhân của người dân cũng tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay KHCN ở Việt Nam vẫn còn một số hạn chế nhất định vì định mức cho vay KHCN còn thấp, thời hạn ngắn, chính sách và thủ tục còn phức tạp. Từ nhu cầu tiêu dùng cần vốn vay cho lượng KHCN là rất lớn, ngành ngân hàng nói chung và BIDV Long An nói riêng đã có những chiến lược nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay KHCN. BIDV Long An là một trong những ngân hàng thương mại (NHTM) đầu tiên được (*) TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 82
- NG thành lập trên địa bàn tỉnh Long An. BIDV Long An đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế địa phương, đáp ứng kịp thời vốn vay, nâng cao đời sống người dân, là một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất trong khu vực. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu thì BIDV Long An vẫn còn một số hạn chế trong hoạt động cho vay KHCN như: chất lượng cho vay bị giảm do tình hình kinh doanh của khách hàng bị suy giảm theo nền kinh tế làm cho tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của BIDV Long An khó có thể giữ vững, những trở ngại từ cơ chế chính sách của Nhà nước, sự thiếu hụt nhân lực chất lượng cao ngành ngân hàng. Từ những hạn chế nêu trên cũng như hậu quả để lại từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008 đã ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của ngân hàng. Bài này được thực hiện với mục tiêu phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm đưa ra các giải pháp thực tế, hữu ích để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại BIDV Long An. 2. Cơ sở lý thuyết liên quan đến hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, ngành ngân hàng đang đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, thì cho vay KHCN là một bộ phận rất quan trọng không thể thiếu của ngân hàng. Cho vay KHCN là một phần hoạt động của ngân hàng bán lẻ, tạo ra khoản thu nhập lớn, ổn định dựa trên số đông người sử dụng. Đồng thời tăng hình ảnh ngân hàng trong mắt người dân, góp phần phát triển bền vững, lâu dài của ngân hàng. Hoạt động cho vay KHCN của các ngân hàng nước ngoài ở các nước phát triển đã song hành với cuộc sống của người dân từ lâu khi đáp ứng những nhu cầu thiết yếu về nhà ở, mua xe phục vụ đi lại, mua sắm hàng gia dụng, nội thất. Tuy vậy hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ở Việt Nam so với thế giới vẫn còn kém phát triển. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay hầu như đều tập trung chủ yếu vào hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp, mà chưa chú trọng nhiều tới nhu cầu của các cá nhân, nên cho vay KHCN còn khá nhỏ bé so với một thị trường đầy tiềm năng, nhiều cơ hội chưa được các ngân hàng khai thác triệt để. Cho vay KHCN mang lại nguồn thu nhập lớn, góp phần cho ngân hàng duy trì và vận hành hệ thống bộ máy của mình được hoạt động thường xuyên và liên tục, gia tăng lợi nhuận, phân tán rủi ro và nâng cao thương hiệu ngân hàng. Việt Nam có thuận lợi là dân số đông, mức thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao, mức sống người dân ngày càng tăng, đây chính là một thị trường rất tiềm năng, nhiều cơ hội cho các ngân hàng phát triển cho vay KHCN. Trong bối cảnh có sự tham gia của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, sự cạnh tranh về chất lượng dịch vụ KHCN sẽ ngày càng gia tăng theo thời gian, điều đó dẫn đến việc các ngân hàng Việt Nam phải nghiên cứu để nâng cao hiệu quả các dịch vụ KHCN nhằm giữ vững lợi thế sân nhà của mình cũng như tạo ra sự phát triển bền vững theo thời gian. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và mảng dịch vụ KHCN nói riêng, ngân hàng cần phải nhận diện các yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của mình. Theo Mariana (2005) hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại được đo lường bởi chênh lệch đầu vào (tổng tài sản, tiền gửi, v.v) và đầu ra (tổng thu nhập từ lãi vay, hoạt động khác). Christine và Kevin (2008) cho thấy rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết với sự an toàn trong quản lý vốn, tình hình tài chính lành mạnh giúp ngân hàng có thể tận dụng được nhiều cơ hội phát triển hơn. Mặc dù hiệu quả kinh doanh bị tác động bởi tình hình kinh tế vĩ mô chung của nền kinh tế, nhưng ngân hàng vẫn có thể tự mình cải thiện các yếu tố nội tại như quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu, mức độ đa dạng hóa sản phẩm, tỷ lệ an toàn vốn để nâng cao hiệu quả (Asli và Harr, 1998). Ngoài ra, để đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng thông thường cần phải sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu riêng trong ngành mới phản ánh hết các khía cạnh hoạt động của ngân hàng. (Nguyễn Minh Kiều, 2009). TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 83
- NG Tại Việt Nam có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động dịch vụ KHCN nói riêng và hiệu quả tài chính nói chung của các ngân hàng chịu nhiều ảnh hưởng nhiều yếu tố. Trên cơ sở tổng hợp các kết quả nghiên cứu chính có thể phân thành 2 nhóm các yếu tố ảnh hưởng đó là: nhóm yếu tố môi trường bên ngoài gồm tình trạng phát triển nền kinh tế, sự thay đổi của chính sách pháp luật, yếu tố văn hóa – xã hội, đối thủ cạnh tranh trong nước- nước ngoài, chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng và nhóm các yếu tố nội tại gồm: năng lực tài chính, năng lực quản trị, trình độ nhân sự, và các quy trình thẩm định khách hàng. 3. Phương pháp nghiên cứu Nhằm mục tiêu đánh giá khách quan thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay KHCN của BIDV Long An, bài sử dụng phương pháp phân tích định tính, tổng hợp số liệu từ các báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Long An giai đoạn 2014-2016, báo cáo thường niên, báo cáo tài chính, bảng công bố thông tin của BIDV, bảng khảo sát ý kiến KHCN. Sử dụng phương pháp quy nạp và diễn dịch để đề ra một số giải pháp cho ngân hàng BIDV Long An nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN trong giai đoạn 2017-2020. Trên cơ sở kết quả đã được nghiên cứu của các tác giả trước đó, đã thể hiện các nhân tố tác động cũng như các tiêu chí xây dựng và đo lường hiệu quả trong việc cho vay của các NHTM nói chung và BIDV Long An nói riêng. Bài này sẽ tập trung nghiên cứu sâu hơn về các thực trạng cũng như tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế địa phương, chính sách chung của BIDV và hội nhập quốc tế. Do vậy, các nội dung cần tập trung giải quyết bao gồm: thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay KHCN của BIDV Long An trong giai đoạn 2014-2016, kết quả đạt được, hạn chế và tác nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay KHCN tại BIDV Long An trong giai đoạn 2014-2016, các giải pháp mà BIDV Long An cần thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay KHCN. 4. Kết quả và phân tích nghiên cứu Qua số liệu các chỉ tiêu quy mô được nêu trong Bảng 1, ta có thể nhận thấy dư nợ cá nhân của BIDV Long An có sự tăng trưởng qua các năm, quy mô cho vay ngày càng được mở rộng. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng dư nợ KHCN trong năm 2016 tăng do một phần dư nợ tiếp nhận từ Chi nhánh Tân An. Bảng 1: Chỉ tiêu hoạt động kinh doanh cá nhân BIDV Long An qua các năm Đơn vị tính: tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng năm STT Chỉ tiêu Năm sau so với năm trước 2014 2015 2016 2015 2016 1 Các chỉ tiêu quy mô 1.1 Huy động vốn dân cư cuối kỳ 1.376.297 1.520.988 2.430.27 10,51% 59,78% 1.2 Dư nợ cuối kỳ bán lẻ 720.738 839.000 1.441.09 16,41% 71,76% 1.3 Doanh số cho vay trong năm 1.044.857 1.250.377 2.649.82 19,67% 111,92% 1.4 Doanh số thu nợ trong năm 972.428 1.082.937 2.527.43 11,36% 133,39% 1.5 Số lượng khách hàng được vay vốn 5.910 7.694 15.454 30,19% 100,86% 1.6 Dư nợ cá nhân bình quân 574.819 760.631 1.511.86 32,33% 98,76% 2 Chất lượng và cơ cấu tín dụng 2.1 Dư nợ quá hạn 18.968 23.260 27.607 22,63% 18,69% 2.2 Tỷ lệ Nợ quá hạn /Tổng dư nợ cá nhân 2,63% 2,77% 1,92% 5,34% -30,90% 2.3 Tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ Chi nhánh 0,92% 0,93% 0,88% 1,08% -5,31% 2.4 Dư nợ xấu 14.108 19.487 10.819 38,13% -44,48% 2.5 Tỷ lệ Nợ xấu /Tổng dư nợ cá nhân 1,96% 2,32% 0,75% 18,66% -67,68% TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 84
- NG Tốc độ tăng trưởng năm STT Chỉ tiêu Năm sau so với năm trước 2014 2015 2016 2015 2016 2.6 Tỷ lệ Nợ xấu/Tổng dư nợ Chi nhánh 0,69% 0,78% 0,35% 13,85% -55,71% 2.7 Dư nợ lãi vay (Dư nợ lãi treo) 3.332 5.851 8.046 75,60% 37,51% 2.8 Hệ số thu nợ 93,07% 86,61% 95,38% 57,78% 119,18% 2.9 Vòng quay vốn tín dụng 1.69 1.42 1.67 -15,84% 17,42% Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Long An qua các năm Doanh số cho vay qua các năm đều đạt tỷ lệ tăng trưởng cao, sự tăng vọt doanh số cho vay giữa năm 2015-2016. Năm 2016 so với 2015 đạt 111,92% tăng 1.399 tỷ đồng do sau khi sáp nhập Chi nhánh Tân An, số lượng các phòng giao dịch tăng lên trải rộng ra các huyện mà trước đây BIDV Long An chưa có điểm giao dịch và do trong năm 2016 BIDV Long An có các gói lãi suất ưu đãi đối với KHCN như: gói ưu đãi An gia lập nghiệp dành cho đối tượng mua nhà ở - đất ở, xây - sửa nhà ở, gói ưu đãi mua xe ô tô, ưu đãi sản xuất kinh doanh hay ưu đãi vay tín chấp bán lẻ ưu việt dành cho CBCNV có thu nhập ổn định. Trong khi tổng dư nợ của ngân hàng liên tục tăng mạnh qua các năm, từ 839 tỷ đồng năm 2015 lên 1.441 tỷ đồng năm 2016 thì tỷ lệ nợ xấu cá nhân trên tổng dư nợ cá nhân năm 2016 đã giảm so với các năm trước. Nguyên nhân là do trong năm 2016 chất lượng tín dụng được kiểm soát, BIDV Long An quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp như: bám sát khách hàng thu hồi nợ, xử lý tài sản đảm bảo, bán nợ VAMC và xử lý rủi ro. Sau chưa đầy 3 năm số lượng khách hàng vay vốn của BIDV Long An liên tục tăng mạnh qua các năm đặc biệt là năm 2016. Cho thấy khả năng thu hút khách hàng của BIDV Long An sau khi chú trọng đến hoạt động phát triển bán lẻ theo đúng định hướng đề ra. Thực tế cũng cho thấy số lượng khách hàng quan hệ tín dụng và biết đến BIDV Long An cũng tăng rất nhiều. Trước đây chỉ có KHCN tại những địa phương mà BIDV Long An có điểm giao dịch biết đến thì nay tại các huyện, xã mà BIDV Long An chưa có điểm giao dịch thì khách hàng vẫn biết và đặt quan hệ tín dụng với BIDV Long An. Có được thành quả như vậy nhờ chính sách tiếp thị khách hàng của BIDV Long An đã phát huy tốt hiệu quả. Dư nợ lãi vay chưa thu hồi được của BIDV Long An được nêu trong Bảng 1 cũng tăng nhanh qua các năm chủ yếu tập trung ở cho vay sản xuất kinh doanh, đây cũng là dấu hiệu cho thấy chất lượng cho vay cá nhân đang có dấu hiệu suy giảm. Do nguyên nhân khách quan nên một số khách hàng vẫn không trả được nợ, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của BIDV Long An mỗi cuối quý và cuối năm. Hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ vay của khách hàng đồng thời cho biết số tiền mà ngân hàng thu được trong một thời kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Hệ số thu nợ càng lớn càng chứng tỏ hiệu quả của hoạt động cho vay càng cao. Từ số liệu được nêu trong Bảng 1, hệ số thu nợ qua các năm của BIDV Long An luôn ở mức cao trên 85% chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của các khoản vay cá nhân tại BIDV Long An khá tốt, chất lượng tín dụng đảm bảo an toàn, hiệu quả. Tỷ lệ này càng cao càng tốt nên BIDV Long An cần quan tâm đến việc kiểm soát hoạt động cho vay, quản lý tốt công tác thu hồi nợ để tối đa hóa hệ số thu hồi nợ mang lại hiệu quả cho vay cao nhất cho ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng cá nhân tại BIDV Long An từ 2014-2016 tương đối nhanh qua các năm đều đạt trên 1 vòng, tốc độ luân chuyển vốn tín dụng cá nhân của BIDV Long An tương đối tốt và an toàn. BIDV Long An đã làm tốt công tác thu hồi nợ thể hiện qua doanh số thu nợ giai đoạn 2014-2016 luôn tăng. Tuy nhiên, nếu so sánh về tốc độ tăng trưởng số vòng quay vốn tín dụng cá TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 85
- NG nhân thì từ năm 2014 đến năm 2016, tốc độ này đã giảm đi là do ảnh hưởng của nền kinh tế, tình hình sản xuất kinh doanh của một số KHCN lớn của BIDV Long An gặp khó khăn, chưa có phương án sản xuất kinh doanh khả thi đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng. Đến năm 2016 vòng quay vốn tín dụng cá nhân đã tăng lên điều này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng cá nhân năm 2016 của BIDV Long An đã tương đối tốt lên và an toàn hơn, đồng thời cho thấy BIDV Long An đã cố gắng làm tốt công tác thu hồi nợ thể hiện qua doanh số thu hồi nợ tăng (được nêu trong Bảng 1). Tỷ lệ nợ quá hạn cá nhân của BIDV Long An tăng giai đoạn 2014-2015, hoạt động cho vay KHCN đang có dấu hiệu suy giảm về chất lượng. Nguyên nhân là do một số KHCN của BIDV Long An gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và sản phẩm cho vay tiêu dùng cá nhân của cán bộ công nhân khi nghỉ việc, chuyển chỗ làm mới không tự giác trả nợ đã ảnh hưởng đến nguồn thu nợ vay cho ngân hàng. Vì vậy, BIDV Long An cần đặc biệt quan tâm đến những khoản vay đang bị quá hạn cũng như các khoản vay có dấu hiệu bị suy giảm về khả năng trả nợ để kịp thời xử lý, giám sát khách hàng thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ đúng hạn hoặc có các biện pháp xử lý khác nhằm giảm thiểu tình huống khách hàng mất khả năng chi trả dẫn đến gia tăng nợ xấu. Đến năm 2016 tỷ lệ nợ quá hạn đã được kiểm soát giảm 30,9% so với năm 2015. Bên cạnh việc tăng trưởng dư nợ, BIDV Long An cũng chú trọng đến kiểm soát chất lượng tín dụng. Theo IMF (2006), tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là một trong các chỉ số cốt lõi để đánh giá độ lành mạnh tài chính của ngân hàng, nếu tỷ lệ này cao có thể đẩy ngân hàng đến tình trạng phá sản. Như vậy, cho thấy việc tăng trưởng dư nợ KHCN phải đi kèm với việc kiểm soát chất lượng tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu của BIDV Long An luôn đảm bảo kiểm soát dưới 2,5% theo mục tiêu kế hoạch, mặc dù xét về quy mô dư nợ cá nhân cũng tăng mạnh qua các năm. Nguyên nhân là do KHCN lớn của BIDV Long An bị thua lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn tới mất khả năng thanh toán. Thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN trên tổng thu nhập của BIDV Long An liên tục tăng qua các năm cho thấy hoạt động cho vay KHCN của BIDV Long An góp phần mang lại nguồn thu nhập đáng kể trong báo cáo thu nhập cho BIDV Long An, tỷ lệ năm 2014 là 4,83% nhưng đến cuối năm 2016 tỷ lệ này đạt 8,41% tăng 74,19% so với năm 2014. Hình 1: Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân của BIDV Long An qua các năm 10.00% 8.41% 4.83% 5.35% 5.00% 0.00% Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Long An qua các năm Tỷ lệ sinh lời của hoạt động tín dụng cá nhân qua các năm của BIDV Long An tăng trưởng không ổn định, năm 2015 tỷ lệ sinh lời là 19,50% chiếm 84,55% tốc độ tăng trưởng so với năm 2014, nhưng đến năm 2016 tỷ lệ sinh lời giảm xuống còn 10,06% tốc độ tăng trưởng giảm 48,40% so với năm 2015, chứng tỏ một đồng dư nợ cho vay KHCN bình quân tăng lên chưa mang lại thu nhập mong muốn cho ngân hàng. Dư nợ cho vay KHCN bình quân qua các năm tăng trưởng mạnh nhưng thu nhập từ lãi vay mang lại chưa tương xứng với tăng trưởng dư nợ. Điều này cho thấy hoạt động cho vay KHCN của BIDV Long An năm 2016 đang ở xu thế suy giảm khi dư nợ bình quân TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 86
- NG KHCN tăng trưởng 98,76% nhưng thu nhập lãi vay chỉ tăng 2,57% (xem Hình 6). Tỷ lệ sinh lời cũng phụ thuộc rất nhiều vào lãi suất cho vay, lãi suất cho vay phải phù hợp với cung cầu của thị trường, không thể quá cao mà cũng không được quá thấp. Theo Nguyễn Thị Thu Nga (2010), rủi ro lãi suất luôn tiềm ẩn trong kinh doanh ngân hàng và có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì thế ngân hàng luôn phải có các giải pháp đối với loại rủi ro này nhằm hạn chế tới mức tối đa những thiệt hại từ ảnh hưởng của biến động lãi suất đến thu nhập của ngân hàng. Hình 2: Tỷ lệ sinh lời của hoạt động tín dụng cá nhân của BIDV Long An qua các năm 19.50% 20.00% 10.57% 10.06% 0.00% Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tỷ lệ sinh lời của hoạt động tín dụng Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Long An qua các năm Tỷ lệ thu nhập ròng từ lãi (NIM) của BIDV Long An tăng qua các năm: năm 2014 là 2,93%, đến năm 2015 là 2,98% và năm 2016 là 3,25% (xem Bảng 2). Nhìn chung, NIM tăng là do mặt bằng lãi suất tăng qua các năm làm cho thu nhập từ lãi tăng nhiều hơn chi phí trả lãi, trong khi BIDV Long An kịp thời điều chỉnh lãi suất huy động, cho vay theo thị trường. Trong thời gian tới, BIDV Long An nên tích cực mở rộng cho vay các mục đích mang lại lãi suất cao như: cho vay tiêu dùng, cho vay mua nhà, ô tô… bên cạnh các mục đích truyền thống mang lại lãi suất thấp Bảng 2: NIM cho vay KHCN BIDV Long An qua các năm Đơn vị tính: % Năm 2014 2015 2016 NIM cho vay cá nhân 2,93 2,98 3,25 Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của BIDV Long An Đánh giá của khách hàng về dịch vụ khách hàng cá nhân của BIDV Long An được trình bày trong Bảng 3. Từ kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn khách hàng đánh giá hoạt động cho vay KHCN của BIDV Long An khá tốt: lãi suất cho vay tương đối thấp, nhân viên và lãnh đạo phòng tín dụng phục vụ khách hàng tốt và có đến 96% khách hài lòng với ngân hàng. Tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ nhỏ khách hàng đánh giá thủ tục vay vốn của BIDV Long An còn rườm rà, 44% đánh giá ngân hàng xử lý hồ sơ vay chậm, 16% phàn nàn về lãi suất vay còn cao và 20% cho rằng dịch vụ phi tín dụng không tốt và quá tệ. Bảng 3: Kết quả khảo sát về hoạt động cho vay KHCN của BIDV Long An :% Chỉ tiêu Ý kiến khách hàng Tổng 1.Lãi suất cho vay Rất thấp Thấp Bình thường Cao Rất cao 24 60 16 100 2.Thủ tục vay vốn Rất đơn giản Đơn giản Bình thường Phức tạp Rất phức tạp 24 36 32 8 100% 3.Thời gian giải Rất nhanh Nhanh Bình thường Chậm Rất chậm TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 87
- NG quyết hồ sơ vay 20 32 44 4 100% 4.Thái độ phục vụ Rất nhiệt tình Nhiệt tình Bình thường Không nhiệt tình Quá tệ của nhân viên ngân hàng 12 44 40 4 100% 5.Dịch vụ phi tín Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt Quá tệ dụng 8 72 16 4 100% 6.Mức độ hài lòng Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Rất không hài của khách hàng lòng 8 48 40 4 100% Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến khách hàng vay tại BIDV Long An. 5. Kết luận Về hiệu quả cho vay KHCN tại BIDV Long An thời gian qua: Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm qua tuy gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn luôn ở mức cao so với bình quân cả nước, đây là điều kiện thuận lợi để BIDV Long An phát triển hoạt động kinh doanh. Sau khi phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay KHCN, nhìn chung trong 3 năm qua BIDV Long An đã đạt một số thành tựu như sau: Một là, dư nợ cho vay và số lượng khách hàng cá nhân của BIDV Long An tăng trưởng liên tục qua các năm trong giai đoạn 2014-2016 cho thấy khả năng tiếp cận được nguồn vốn vay của KHCN được nâng cao. Đặc biệt, lượng khách hàng tăng lên mà chủ yếu là khách hàng cá nhân đến từ các huyện mà trước đây BIDV Long An chưa có phòng giao dịch. Hai là, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cá nhân trên tổng dư nợ cá nhân của BIDV Long An luôn duy trì ở mức dưới 3% trong khi thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN qua các năm có xu hướng tăng chứng tỏ hiệu quả hoạt động cho vay KHCN của Chi nhánh mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng. Có được kết quả như vậy một phần do chính sách cấp tín dụng và quy trình kiểm soát sau cho vay được quản lý chặt chẽ, cán bộ quản lý KHCN luôn chú trọng đến việc kiểm soát rủi ro đối với khoản vay của khách hàng. Ba là, các sản phẩm tín dụng cá nhân của BIDV đáp ứng được nhu cầu vay vốn cần thiết của khách hàng hiện tại. Hầu hết các sản phẩm cho vay truyền thống dành cho KHCN như vay sản xuất kinh doanh, vay mua nhà, ô tô, vay tiêu dùng tín chấp dành cho cán bộ công nhân viên (CBCNV), thấu chi, thẻ tín dụng đều được triển khai đến khách hàng. Đồng thời, sản phẩm mới của BIDV như cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo cũng đã triển khai được cho các khách hàng tiềm năng. Bốn là, thương hiệu của BIDV Long An đã được KHCN biết đến nhiều hơn sau khi BIDV Long An triển khai thành công các sản phẩm vay tín chấp đến với KHCN trên địa bàn tỉnh và sau đó là các sản phẩm cho vay có tài sản đảm bảo. Nếu như trước đây khách hàng chỉ biết đến thương hiệu của các ngân hàng bạn như Agribank, Vietinbank, Sacombank, Đông Á,… trong cho vay cá nhân thì nay thương hiệu BIDV cũng đã được khách hàng nghĩ đến khi có nhu cầu vay vốn. Về giải pháp khắc phục một số hạn chế và phát triển chất lượng dịch vụ KHCN Một là, BIDV cần đẩy mạnh công tác tiếp thị, cải tiến sản phẩm, tìm kiếm khách hàng. Hiện nay BIDV Long An vẫn còn hạn chế về mạng lưới hoạt động so với các ngân hàng bạn trên địa bàn. Hiện tại, mạng lưới phòng giao dịch của BIDV Long An chỉ có 1 hội sở Chi nhánh và 8 phòng giao dịch trực thuộc trong khi toàn tỉnh Long An có 14 huyện thị. Đây là một điểm bất lợi trong việc phát triển hoạt động cho vay KHCN của BIDV Long An so với các ngân hàng khác. BIDV cần tăng cường công tác tiếp thị ở các huyện mà hiện tại BIDV Long An chưa có điểm giao dịch để quảng bá TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 88
- NG thương hiệu BIDV đến với khách hàng, qua đó đẩy mạnh tiếp thị các sản phẩm cho vay tín chấp đối với những đối tượng khách hàng là CBCNV các cơ quan trên địa . Chương trình tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân hiện nay cũng chưa đủ hấp dẫn để duy trì nền khách hàng ổn định. Mặc dù, BIDV Long An liên tục triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi dành cho KHCN theo các chương trình ưu đãi tín dụng nhưng các chương trình này vẫn chưa thật sự cạnh tranh với các chương trình tín dụng ưu đãi của các ngân hàng bạn trên địa bàn. Đây thực sự là một vấn đề khó khăn đối với cán bộ quản lý KHCN khi tiếp thị và giữ chân khách hàng mỗi khi khoản vay đến hạn. Hai là, BIDV Long An nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên tín dụng và quan hệ khách hàng. Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của một tổ chức, đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động mang tính nhạy cảm cao và có nhiều rủi ro như hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng. Vì vậy, việc mở rộng đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một vấn đề thiết thực cần phải được quan tâm. Hiện nay ngân hàng vẫn còn gặp hạn chế về nguồn nhân lực: độ tuổi lao động bình quân cao tỷ lệ đào tạo chính quy thấp so với mức bình quân của hệ thống, số lượng nhân viên ở các phòng ban còn thiếu, mỗi người phải kiêm nhiệm nhiều việc, áp lực công việc nhiều và hiệu quả chưa cao. Ba là, BIDV Long An cần áp dụng chính sách lãi suất phù hợp và linh hoạt. Với tình hình cạnh tranh trên địa bàn hiện nay và thị phần hoạt động cho vay KHCN còn hạn chế của BIDV Long An thì việc áp dụng chính sách lãi suất phù hợp và linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng là hết sức cần thiết bởi lãi suất vay là một trong những nhân tố quan trọng quyết định việc khách hàng có thiết lập quan hệ tín dụng với BIDV Long An hay không. Vì vậy, trước khi đưa ra chính sách lãi suất dành cho khách hàng nên tìm hiểu lãi suất của các ngân hàng bạn trên địa bàn để đảm bảo khả năng cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng mới và giữ vững nền khách hàng hiện hữu. Bốn là, BIDV cần tập trung kiểm soát nợ quá hạn và thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn còn khá cao làm cho dư nợ không ổn định do phụ thuộc vào nhu cầu vay vốn theo mùa vụ. Điều đó làm ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch cho vay của ngân hàng, gây áp lực lên chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, tìm kiếm khách hàng trong những năm tiếp theo. Hơn nữa việc cho vay dựa quá nhiều vào tài sản đảm bảo, nhưng không có quy định cụ thể về việc kiểm tra, đánh giá định kỳ tài sản đảm bảo dẫn đến khách hàng vỡ nợ mà ngân hàng vẫn chưa xử lý được tài sản để thu hồi nợ. Tài liệu tham khảo Tiếng Anh [1]. Asli Demirguc & Harr Huizinga (1998), Determinants of commercial bank interest margins and profitability. [2]. Christine Brown & Kevin Davis (2008), Capital management in mutual financial institutions. Journal of Banking & Finance. [3]. Mariana (2005), Efficiency of European Banking-Inequality and Integration, Money Macro and Finance Research Group. Tiếng Việt [4]. Lý Hoàng Ánh và Nguyễn Đăng Dờn (2014), Giáo trình thẩm định tín dụng, NXB Kinh tế TPHCM. [5]. Nguyễn Đăng Dờn (2014), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, NXB Kinh tế TPHCM. [6]. Nguyễn Đăng Dờn và Phan Khoa Cương (2016), Quản trị ngân hàng, NXB Kinh tế TPHCM. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 89
- NG [7]. Đào Ngọc Dũng (2012), Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Hưng Yên, Luận văn thạc sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Hà Nội. [8]. Lê Úc Hiền (2010), Tín dụng bán lẻ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 56, tháng 11/2010, tr. 43-48. [9]. Trần Thị Xuân Hương (2016), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Kinh tế TPHCM. [10]. Nguyễn Minh Kiều (2014), Hướng dẫn thực hành tín dụng và thẩm định tín dụng NHTM, NXB Lao động- Xã hội, TPHCM. [11]. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống kê TPHCM. [12]. Bùi Thị Loan (2015), Tăng trưởng tín dụng với nâng cao chất lượng hoạt động cho vay, Tạp chí tài chính, kỳ 1 số 06/2015, tr. 61-63. [13]. Nguyễn Thị Thu Nga (2010), Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Long An, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. [14]. Lê Đức Thọ (2005), Hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại nhà nước ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. [15]. Đỗ Thị Thủy (2007), Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng trong điều kiện mới, Công trình nghiên cứu khoa học, Học viện Tài chính, Hà Nội. [16]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam-Chi nhánh Long An (2014, 2015, 2016), Báo cáo hoạt động Ngân hàng Long An. [17]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. [18]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. [19]. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Long An (2014, 2015, 2016), Bảng cân đối tài khoản; Báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; Báo cáo hoạt động kinh doanh BIDV Long An; Hệ thống dữ liệu BIDV Long An. [20]. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XII. Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010. : 10/12/2017 : 29/12/2017 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 90
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
4 p | 119 | 11
-
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tín dụng tại ngân hàng phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa
11 p | 85 | 6
-
Khoá luận tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Phương Nam – Chi nhánh Nhà Bè – Phòng Giao Dịch Chợ Lớn
77 p | 57 | 6
-
Nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông tại Học viện Ngân hàng
6 p | 14 | 6
-
Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng BĐS tại các ngân hàng thương mại TP. HCM giai đoạn 2013-2017
9 p | 75 | 5
-
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam
6 p | 9 | 5
-
Khoá luận tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam – PGD Tân Phú – chi nhánh Cộng Hòa
57 p | 54 | 5
-
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Long An
5 p | 34 | 4
-
Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Thái Nguyên
12 p | 24 | 4
-
Khoá luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Eximbank chi nhánh Khánh Hòa
79 p | 26 | 3
-
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam
4 p | 9 | 3
-
Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành phân phối, sản xuất điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa tại TP.HCM
5 p | 55 | 2
-
Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
6 p | 16 | 2
-
Tác động của kế toán xanh đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
6 p | 11 | 2
-
Tác động của đa dạng hoá thu nhập đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam
4 p | 9 | 1
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại - Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam
10 p | 6 | 1
-
Tác động của đa dạng hoá thu nhập đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam (2)
9 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn