Nâng cao hiệu qủa nhập khẩu thép phế liêụ tại Cty tàu thủy - 5
lượt xem 7
download
Trong 5 năm qua chức năng này được Công ty thực hiện và phát huy tương đối tốt, dựa trên các lợi thế sau: + Đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo và sát hạch với tình hình thực tế nhiều. Công tác này được tiến hành bằng việc mở các lớp, khoá học định kì để đạo tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với ngành nghề kinh doanh của Công ty, hướng dẫn cho công nhân viên xuống thị trường để tìm hiểu và bám sát thị trường từ đó...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nâng cao hiệu qủa nhập khẩu thép phế liêụ tại Cty tàu thủy - 5
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Trong 5 năm qua chức năng này được Công ty thực hiện và phát huy tương đối tốt, dựa trên các lợi thế sau: + Đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo và sát hạch với tình hình thực tế nhiều. Công tác này được tiến hành bằng việc mở các lớp, khoá học định kì để đạo tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với ngành nghề kinh doanh của Công ty, hướng dẫn cho công nhân viên xuống thị trường để tìm hiểu và bám sát thị trường từ đó nâng cao hiệu quả công việc + Lợi thế về vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong việc vay vốn của các tổ chức tín dụng. Công ty được thành lập với vai trò là một đơn vị kinh doanh Nhà nước, do Nhà nước quản lý. Chính vì vậy mà đối với các tổ chức tín dụng, Công ty thuộc diện được ưu tiên khi xét duyệt việc cấp vốn. Hơn nữa, Công ty Nhà nước được coi là chứa đựng ít rủi ro nhất, vì vậy việc vay vốn của Công ty thuận lợi hơn. + Lợi thế về mặt bằng và công nghệ phá dỡ. Công ty có mặt bằng rộng lớn dành cho việc phá dỡ, mấy năm gần đây Công ty đã đầu tư 1 dây truyền hiện đại dành cho phá dỡ tàu, do đó công tác phá dỡ được tiến hành nhanh gọn, an toàn và dễ dàng...giúp nâng cao hiệu quả + Uy tín với ngân hàng và các khách hàng trong và ngoài n ước: Uy tín với ngân hàng và khách hàng nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi trong khâu nhập khẩu của Công ty, các hợp đồng mua bán, thanh toán và mở L/C được thực hiện nhanh.Tạo lập được uy tín với khách hàng trong nứơc giúp Công ty có được thêm nhiều hợp đồng bán sản phẩm của mình và ngày càng mở rộng thị trường.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Ngoài ra, thị trường đầu ra của chủng loại h àng hoá này là rất lớn( cầu luôn lớn hơn cung), như đã được phân tích ở trên đối với nhu cầu này là rất lớn – cầu luôn lớn hơn cung (như đã phân tích ở trên). Việc đổi mới, cải tiến hoạt động kinh doanh “nhập khẩu thép phế liệu” theo h ướng ngày càng nâng cao năng lực và chất lượng kinh doanh góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận , từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Tuy nhi ên, bên cạnh những thành quả đạt được, hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép phế liệu còn một số vấn đề từ phía Nhà nước và cả phía công ty: + Trước hết cần phải kể đến sự cạnh tranh của các đơn vị ngoài ngànhtham gia nhập khẩu thép phế liệu: Trong cơ chế thị trường, hệ thống các công ty tư nhân rất phát triển. Do cơ chế thoáng, họ đã nhập ủy thác, nhập trực tiếp, lậu thuế… tạo thành sự cạnh tranh gay gắt về giá và một sự cạnh tranh gay gắt đáng sợ hơn cả là cơ chế thưởng, gửi giá …bất chấp mọi quy chế tài chính mà Công ty phải chấp hành đầy đủ. Trong khi đó, hệ thống phân phối của Công ty này vẫn trông mong vào sự mua lại của các công ty luyện thép và các làng nghề thủ công. + Nhà nước chưa có văn bản pháp lý cụ thể quy định chi tiết về quy cách phẩm chất đối với thép phế liệu nhập khẩu. + Thủ tục Hải quan phải qua nhiều khâu, nhiều cửa gây n ên nhiều khó khăn cho các đơn vị kinh doanh nhập khẩu trong khâu làm thủ tục nhập khẩu. + Tồn tại cần được đề cập ở đây là sự yếu kém của một số đơn vị thuộc khối lưu thông, đầu mối tiêu thụ thép phế liệu nhập khẩu của Công ty. Khối l ưu thông này nay rơi vào tình trạng kém năng động nhường hầu hết thị trường bán lẻ cho các công ty tư nhân.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công ty là Châu á luôn có những biến động khó khăn về kinh tế, chính trị khiến cho công tác nhập khẩu của Công ty gặp nhiều khó khăn, không ổn định. +Tỷ giá ngoại tệ của Việt Nam không ổn định, luôn luôn biến động gây ra nhiều khó khăn trong công tác nhập khẩu. + Hệ thống thông tin tìm hiểu thị trường, bạn hàng, tình hình kinh doanh nhập khẩu của các đơn vị ngoài ngành… còn chưa đáp ứng được. + Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty còn yếu kém về năng lực trong công tác nhập khẩu. + Một tồn tại nữa là vốn của Công ty còn hạn hẹp, chưa đủ khả năng thực hiện các hợp đồng nhập khẩu lớn ; diện tích mặt bằng d ành cho phá dỡ tàu còn hạn chế; công nghệ phá dỡ còn lạc hậu… chương II kiến nghị một số giải pháp nâng ca o chất lượng nhập khẩu thép phế liệu I. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả nhập khẩu thép phế liệu 1) Căn cứ vào các chỉ tiêu phát triển ngành thép Thực tế cho thấy mức tiêu thụ thép phụ thuộc vào mức tăng GDP, mức tăng dân số, số vốn đầu tư chính phủ phân bổ cho các dự án phát triển kinh tế trong nước. Chính vì vậy, việc dự đoán được các chỉ tiêu trên là cơ sở để đưa ra dự đoán về nhu cầu tiêu thụ thép trong tương lai. Tuy nhiên để có thể dự đoán được các chỉ tiêu đó thì các con số trong quá khứ và thực tế lại rất cần thiết. Năm 1999 – 2000, mức tăng trưởng GDP là 6 – 7%, thì dự kiến giai đoạn 2001 – 2010 GDP sẽ tăng 10 – 12%. Bên cạnh những chỉ
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com tiêu đó thì, thực tế tiêu thụ thép trong nước trong những giai đoạn trước cũng góp phần giúp các Bộ, Ngành đưa ra những dự đoán chính xác hơn. Trên cơ sở dự đoán mức tăng GDP giai đoạn 2001 – 2010 và thống kê của một số h•ng kinh doanh lớn (Nippon steel, Nippon kokan, BHP, Posco…) và mức tiêu thụ thép thực tế của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010, Bộ công nghiệp dự báo nhu cầu tiêu thụ thép năm 2010 sẽ là 7,7 triệu tấn. Qua đó ta thấy, đối với nước ta đang ở thời kì cất cánh thì nhu cầu tiêu thụ thép giai đoạn 2000- 2005 là 13%, 2005- 2010 là 7% là tương đối phù hợp với sự tăng trưởng các nứơc trong khu vực. Nhưng vấn đề đặt ra với Việt Nam là: ta sẽ lấy thép ở đâu để phục vụ cho nhu cầu về thép đang ngày càng tăng như vậy? Hiện nay, ngành luyện kim của ta mới chỉ đáp ứng được trên 50% nhu cầu tiêu thụ thép trong nước, số còn lại là từ nguồn thép nhập khẩu. Trong đó, nguyên liệu chính phục vụ cho ngành luyện kim không phải là quặng khai thác được trong nước mà là thép phế nhập khẩu từ nước ngoài là chủ yếu. Theo tính toán cho thấy: Nếu một máy công suất 200.000tấn phôi/năm thì thép phế thu gom được trong nước ước tính nhiều nhất chỉ được 80.000tấn, phần còn lại là nhập khẩu. Hiệp hội thép Việt Nam cho biết: mỗi năm ngành thép cần 1,5- 2triệu tấn thép phế liệu phục vụ cho sản xuất và lượng thép phế này chủ yếu có được từ nguồn nhập khẩu. Từ phân tích nhu cầu đối với thép phế liệu ở trên cho ta thấy được tầm quan trọng của nhập khẩu thép phế đối với ngành thép nói riêng và nền kinh tế quốc dân của Việt Nam nói chung.
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 2) Xuất phát từ lợi ích của Công ty: Hoạt động nhập khẩu thép phế liệu suy cho c ùng cũng là nhằm mục đích tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty. Như trên đã phân tích, mức tăng trưởng của Công ty hàng năm đạt tới 30%/năm. Trong đó doanh thu từ hoạt động kinh doanh thép phế liệu nhập khẩu đóng góp một phần đáng kể cho sự tăng trưởng đó ( chiếm trên 60% ). Để có được kết quả đó, tất cả các hoạt động kinh doanh của Công ty nói chung và kinh doanh thép phế liệu nói riêng phải đạt được hiểu quả. Ngoài chức năng thu lợi nhuận cho Công ty, việc nhập khẩu thép phế còn có một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam, đó là góp phần bình ổn lại thị trường thép ở trong nước- nhập khẩu thép phế liệu giúp các doanh nghiệp sản xuất thép ổn định về nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, từ đó giúp giảm bớt sự biến động của thị trường thép trong nước do nhu cầu đối với mặt hàng này đang tăng mạnh. Như vậy, việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu thép phế liệu là rất cần thiết đối với Công ty, cũng như đối với nền kinh tế nước ta. II. kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu thép phế liệu Kiến nghị đối với nhà nước 1. Như trên đã trình bày, còn khá nhiều vấn đề tồn tại trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu thép phế liệu gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Trong khi đó, công tác quản lý nhập khẩu của nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nhập khẩu thép phế liệu. Vì vậy, trên cơ sở phân tích những tồn tại ở trên, để nâng cao chất lượng nhập khẩu thép phế liệu, người viết đưa ra những kiên nghị sau:
- Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Hiện nay, nước ta đã có thể sản xuất ra một số mặt hàng thép để phục vụ nhu cầu trong nước. Đối với những mặt hàng này, Nhà nước nên áp dụng các biện pháp là rất cần thiết, như: chính sách thuế nhập khẩu (biểu thuế nhập khẩu có hiệu lực 01/01/1999) và chính sách quản lý nhập khẩu. Thực chất, Nhà nước cấm nhập những mặt hàng này, nhưng khi tham gia vào hiệp hội: AFTA, WTO... Nhà nước ta không thể cấm nhập mà chỉ có thể hạn chế nhập thông qua biểu thuế nhập khẩu( thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng này rất cao- khoảng 40%). Như vậy, các biện pháp bảo hộ ngành thép mà Nhà nước ta sử dụng đã góp phần giúp cho ngành luyện thép trong nước ngày một phát triển, từ đó dẫn tới nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất tăng cao (như thép phế liệu, quặng...) tạo điều kiện cho các đơn vị nhập khẩu kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên, công tác bảo hộ này vẫn chưa triệt để và thực sự có hiệu quả. Do việc quản lý nhập khẩu của n ước ta chưa chặt chẽ: các cơ quan quản lý nhập khẩu còn tạo ra khá nhiều kẽ hở cho các đơn vị, cá nhân tiến hành nhập khẩu lậu, chốn thuế gây nên sự cạnh tranh gay gắt về giá với các doanh nghiệp sản xuất trong nước, do đó gặp nhiều khó khăn và kinh doanh kém hiệu quả, một số bị phá sản do không có khả năng cạnh tranh trong môi tr ường đó. Chính vì vậy, Nhà nước cần sớm có sự điều chỉnh trong quản lý nhập khẩu thép theo hướng chặt chẽ hơn và xử ly nghiêm minh đối với các đơn vị, cá nhân cố tình vi phạm. + Nhà nước cần phải quản lý tốt hơn hoạt động nhập khẩu thép phế của các Công ty tư nhân ngoài ngành, tránh tình trạng buôn lậu, trốn thuế... nhờ đó hàng nhập khẩu của họ bán ra với giá rẻ hơn, gây nên sự cạnh tranh gay gắt về giá trên thị trường; áp dụng các biện pháp cưỡng chế, bắt buộc họ phải chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nâng cao hiệu quả kinh doanh Xuất nhập khẩu y tế ở cty VIMEDIMEX - 8
10 p | 90 | 17
-
Nâng cao hiệu qủa nhập khẩu thép phế liêụ tại Cty tàu thủy - 6
6 p | 81 | 9
-
Hoạt động nhập khẩu thép tại Cty CP Tổng Bách hóa - Bộ Thương mại - 7
10 p | 62 | 7
-
Kinh nghiệm trọng dụng nhân tài để hình thành nền kinh tế tri thức của một số quốc gia châu á và những gợi ý cho Việt Nam
8 p | 84 | 6
-
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ giảng viên đại học ở Việt Nam hiện nay
6 p | 72 | 6
-
Trung tâm Thương mại Hồ Gươm và việc thúc đấy xuất khẩu hàng thủ công sang Nhật Bản - 1
12 p | 68 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn