intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao năng lực tiếng Anh chuyên ngành cho đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nâng cao năng lực tiếng Anh chuyên ngành cho đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa" được nghiên cứu để nâng cao năng lực tiếng Anh chuyên ngành cho đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là hết sức cần thiết, có ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển đội ngũ nhân lực du lịch nói chung và chất lượng du lịch của tỉnh Thanh Hóa nói riêng, góp phần đưa du lịch trở thành lĩnh vực mũi nhọn, đóng góp tích cực vào sự phát triển KT-XH của địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao năng lực tiếng Anh chuyên ngành cho đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

  1. NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CHO ĐỘI NGŨ HƢỚNG DẪN VIÊN, THUYẾT MINH VIÊN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA TS. Lê Thanh Hà Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa TÓM TẮT Ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, là một yêu cầu vô cùng quan trọng đối với ngành du lịch. Đội ngũ nhân lực du lịch có khả năng ngoại ngữ tốt sẽ là một nhân tố quan trọng góp phần thu hút khách du lịch nước ngoài, quảng bá hữu hiệu sản phẩm du lịch tới du khách. Thanh Hóa gần đây đang nổi lên là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Do đó, việc nâng cao năng lực tiếng Anh du lịch cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại địa phương là cách tốt nhất để tăng số lượng khách quốc tế đến với du lịch Thanh Hóa. Không chỉ vậy, đây còn là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ sở đào tạo du lịch tại địa phương. Từ khóa: Hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên, tiếng Anh du lịch, Thanh Hóa 68
  2. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cộng đồng Kinh tế ASEAN chính thức hình thành vào cuối năm 2015 và thừa nhận lẫn nhau trong hệ thống tiêu chuẩn nghề của du lịch. Thỏa thuận này đƣợc các nƣớc trong cộng đồng ASEAN rất quan tâm và nhiều nƣớc đã đi tiên phong. Trong đó, nhân lực là yếu tố cốt lõi cho sự phát triển của mọi ngành nghề, đặc biệt là ngành du lịch, trong đó có du lịch Thanh Hóa. Do đó, việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch đáp ứng khung trình độ đã đƣợc thừa nhận là điều kiện tiên quyết để xây dựng ngành du lịch hội nhập quốc tế. Thanh Hóa đƣợc đánh giá là địa phƣơng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, với những cảnh quan tự nhiên độc đáo và hấp dẫn nhƣ: bãi biển Sầm Sơn, Hải Hòa (Tĩnh Gia), Quảng Vinh (Quảng Xƣơng), Hải Tiến (Hoằng Hóa),... Vùng núi với nguồn tài nguyên rừng, hồ, hệ thống hàng động giúp Thanh Hóa xây dựng những điểm đến độc đáo nhƣ: Vƣờn Quốc gia Bến En, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Pù Hu, hang Con Moong, thác Ma Hao,... Vị trí địa lý trọng yếu và lịch sử văn hóa đã đem lại cho Thanh Hóa nhiều di sản rất có giá trị, đặc biệt là các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Với trên 1.535 di tích lịch sử, văn hóa danh lam, thắng cảnh, có những cụm di tích có giá trị cao về ý nghĩa lịch sử cũng nhƣ về nghệ thuật, kiến trúc Việt Nam, nhƣ khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, đền thờ Bà Triệu, đền thờ Lê Hoàn, di tích Phủ Trịnh, Nghè Vẹt,... và độc đáo hơn cả là di tích Thành Nhà Hồ với những giá trị mang tính đặc trƣng, nổi bật toàn cầu đã đƣợc UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới. Ngoài ra, Thanh Hóa còn có hệ thống văn hóa phi vật thể rất đa dạng và đặc sắc. Với 160 lễ hội truyền thống liên quan đến di tích lịch sử, danh thắng đƣợc nhà nƣớc công nhận, 50 lễ hội liên quan đến tín ngƣỡng tôn giáo và văn hóa đặc trƣng riêng biệt. Các giá trị văn hóa còn thể hiện qua những trò diễn dân gian, các làn điệu dân ca và văn hóa ẩm thực xứ Thanh. Trong thời kỳ mở cửa hội nhập, từ tiềm năng của di sản văn hóa, du lịch Thanh Hóa đang từng bƣớc trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Chính vì vậy mà Nghị Quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015-2020 đã xác định phát triển du lịch là một trong 5 nhiệm vụ trọng tâm của địa phƣơng. Theo đó, trong những năm qua, với chủ trƣơng đầu tƣ đúng đắn cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch của tỉnh, cùng với việc tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, nên lƣợng du khách trong nƣớc và quốc tế đến với Thanh Hóa ngày càng nhiều. Ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, là một yêu cầu vô cùng quan trọng đối với ngành du lịch, nhà hàng và khách sạn… đội ngũ nhân viên ngành du lịch có khả năng nghe nói tốt bằng tiếng Anh sẽ góp phần thu hút và phục vụ tốt cho nhiều khách du lịch nƣớc ngoài, làm họ hài lòng để giữ họ lƣu trú dài ngày hơn. Khi khách du lịch có thể giao tiếp tốt với ngƣời địa phƣơng, đƣợc hiểu và đáp ứng tốt các yêu cầu, khả năng quay trở lại lần nữa sẽ tăng cao. Thanh Hóa gần đây đang nổi lên là điểm du lịch hấp dẫn với du khách quốc tế. Với các điểm du lịch nhƣ Khu du lịch nghỉ dƣỡng sinh thái FLC, khu du lịch sinh thái Pù Hu, Pù Luông, Bến En với các loại hình du lịch phong phú, đa dạng nhƣ: du lịch văn hóa lễ hội, du lịch biển, du lịch sinh thái cộng đồng,… Chúng ta có thể làm cho du khách quốc tế hài lòng về cơ sở lƣu trú: tiện nghi, lịch sự, thoáng mát; tiếp đến là ẩm thực đa dạng, phong phú, nhiều nhà hàng, quán ăn để du khách tham khảo, lựa chọn. Nhân viên phục vụ vui vẻ, nhiệt tình, thân thiện. Tuy nhiên, vấn đề là trình độ ngoại ngữ của đội ngũ nhân viên du lịch nhiều nơi còn hạn chế, tạo rào cản trong việc tiếp cận du khách quốc tế. 69
  3. Với những vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu để nâng cao năng lực tiếng Anh chuyên ngành cho đội ngũ hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là hết sức cần thiết, có ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển đội ngũ nhân lực du lịch nói chung và chất lƣợng du lịch của tỉnh Thanh Hóa nói riêng, góp phần đƣa du lịch trở thành lĩnh vực mũi nhọn, đóng góp tích cực vào sự phát triển KT-XH của địa phƣơng. 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu Đối với mục tiêu của nghiên cứu này, bài viết tập trung nghiên cứu thực trạng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành của đội ngũ thuyết minh viên, hƣớng dẫn viên trong ngành du lịch tỉnh Thanh Hóa. Đó là nhân lực du lịch phục vụ thuyết minh, hƣớng dẫn tại các khu/điểm du lịch nhƣ di tích, làng nghề, danh lam thắng cảnh, bảo tàng, vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên kể cả hƣớng dân viên du lịch nội địa lẫn hƣớng dẫn viên du lịch quốc tế. Từ đó, xem xét việc đào tạo, giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành du lịch cho đội ngũ này tại Thanh Hóa và đề xuất, kiến nghị các giải pháp để nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh trong hoạt động nghiệp vụ nhƣ cải tiến chƣơng trình giảng dạy, xây dựng/biên soạn tài liệu học tập phù hợp dƣới dạng sổ tay thuyết minh song ngữ. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả sử dụng phƣơng pháp thu thập thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nƣớc và các hội nghề nghiệp, doanh nghiệp nhƣ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa, Hiệp Hội du lịch Thanh Hóa, Ban quản lý các Khu/điểm du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Nguồn mẫu đƣợc lựa chọn giới hạn 250 đối tƣợng, trong đó có 110 hƣớng dẫn viên và 140 thuyết minh viên du lịch. Nội dung thu thập bao gồm: thói quen và khả năng sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành du lịch trong hoạt động thuyết minh, hƣớng dẫn. Khả năng tƣơng tác bằng ngoại ngữ trong giao tiếp và hƣớng dẫn đối với khách quốc tế tại điểm đến. Khảo sát những tài liệu thuyết minh (bằng ngoại ngữ) hiện có và yêu cầu cần đặt ra để phục vụ việc hƣớng dẫn, thuyết minh tại điểm đến tốt hơn. Từ những số liệu thứ cấp đã điều tra, giúp cho tác giả có đánh giá một cách đúng đắn về năng lực, trình độ của đội ngũ này tại địa phƣơng cũng nhƣ những khoảng trống về chƣơng trình, tài liệu bổ trợ để trên cơ sở đó đề xuất các cơ quan quản lý, các trƣờng đào tạo du lịch tại địa phƣơng cũng nhƣ các doanh nghiệp lữ hành thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ, năng lực sử dụng tiếng Anh trong thuyết minh, hƣớng dẫn của đội ngũ này tại Thanh Hóa, giúp ngành du lịch Thanh Hóa phát triển bền vững. Ngoài phƣơng pháp điều tra xã hội học thông qua phiếu thu thập thông tin và phỏng vấn sâu. Nghiên cứu còn sử dụng triệt để phƣơng pháp chuyên gia bằng cách cộng tác với các nhà nghiên cứu văn hóa tại địa phƣơng và kế thừa các công trình đã công bố về di tích, di sản, du lịch để thực hiện tốt việc biên soạn chƣơng trình và tài liệu giảng dạy, tài liệu hỗ trợ hoạt động hƣớng dẫn du lịch bằng tiếng Anh tại điểm du lịch ở Thanh Hóa phù hợp với đặc thù của địa phƣơng. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Trong những năm qua, công tác xây dựng và phát triển đội ngũ hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch đƣợc ngành du lịch Thanh Hóa hết sức quan tâm. Tuy nhiên trên thực tế, đội ngũ này đang vừa thiếu về số lƣợng vừa hạn chế về chất lƣợng, có ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động du lịch trên địa bàn. 70
  4. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã thực hiện khảo sát trực tiếp đối với 110 hƣớng dẫn viên và 140 thuyết minh viên du lịch hiện đang công tác trong ngành du lịch trên địa bàn Thanh Hoá. Theo đó, chúng tôi đã thu thập đƣợc các kết quả, cụ thể: Về chất lƣợng, trình độ chuyên môn của một số hƣớng dẫn viên chƣa đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của khách du lịch, biểu hiện ở nội dung thông tin thuyết minh còn sơ sài, chƣa phong phú, hấp dẫn; kỹ năng nghiệp vụ hƣớng dẫn của các thuyết minh viên còn hạn chế, nhất là giọng nói và phong cách hƣớng dẫn. Đáng chú ý là vẫn còn nhiều hƣớng dẫn viên không biết ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng hoặc sử dụng chƣa đƣợc tốt, chƣa thỏa mãn yêu cầu của du khách. Cơ cấu nhân lực đội ngũ hƣớng dẫn viên và thuyết minh viên du lịch đang làm việc trong ngành lao động tỉnh Thanh Hoá giữa các độ tuổi có xu hƣớng ổn định, không biến động lớn. Cơ cấu theo độ tuổi hợp lý; đủ có khả năng chuyển giao giữa các thế hệ. Trong đó, số thuyết minh viên, hƣớng dẫn viên du lịch rơi vào tuổi đời trung bình từ 26- 35 tuổi chiếm số lƣợng đa số (xem bảng 1). Theo đó, nguồn lao động này đủ đảm bảo gánh vác nhiệm vụ phát triển ngành du lịch tỉnh Thanh Hoá trong tƣơng lai gần. Bảng 1: Khảo sát nhân lực đội ngũ hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch ở Thanh Hóa Cơ cấu Số lƣợng(ngƣời) Tỷ lệ (%) 1. Giới tính Nam 120 48 Nữ 130 52 Tổng 250 100,0 2. Độ tuổi Từ 18 đến 25 13 5,2 Từ 26 đến 35 201 84,4 Từ 36 đến 45 22 8,8 Từ 46 đến 60 14 5,6 Tổng 250 100,0 3. Dân tộc Kinh 237 94,8 Dân tộc khác 13 5,2 Tổng 250 100,0 4. Tình trạng hôn nhân Đã lập gia đình 173 69,2 Chƣa kết hôn 77 30,8 Tổng 250 100,0 Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát từ đề tài khoa học cấp tỉnh của tác giả Tại Thanh Hóa, tuy lực lƣợng hƣớng dẫn viên du lịch đang hoạt động tại địa phƣơng khá đông đảo song hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên có thể sử dụng tiếng Anh chủ động, thuần thục nhƣ công cụ chính lại ở mức rất thấp. Bên cạnh đó, khả năng sử dụng tiếng Anh này để tác nghiệp trong hoạt động hƣớng dẫn, thuyết minh đang còn rất hạn chế. Theo khảo sát của tác giả thì có từ 30- 45% hƣớng dẫn viên du lịch, thuyết minh viên không đạt chuẩn tiếng Anh. Sở dĩ nhƣ vậy là do đội ngũ này thiếu tự tin trong môi trƣờng làm việc quốc tế, làm việc thiếu chuyên nghiệp, tính kỷ luật lao động kém, thái độ phục vụ chƣa chu đáo. Đặc biệt, việc sử dụng thành thạo tiếng Anh trong công việc của hƣớng dẫn viên du lịch, thuyết minh viên du lịch tỉnh Thanh Hóa còn rất hạn chế.Theo kết quả khảo sát này, có thể thấy đƣợc năng lực của đội ngũ thuyết minh viên, hƣớng dẫn viên ngành du lịch Thanh Hóa trong việc sử dụng tiếng Anh nhƣ một công cụ thuần thục vẫn còn ở mức thấp, chƣa đạt yêu cầu cần đặt ra. Số ngƣời sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp và làm công tác hƣớng dẫn du lịch đối với các thuyết 71
  5. minh viên, hƣớng dẫn viên du lịch mới chỉ đạt 10,4% mức tốt và cơ bản chỉ ở mức độ trung bình lần lƣợt là 56% và 60,8% (xem bảng 2). Đặc biệt ở khảo sát tần suất sử dụng tiếng Anh chuyên ngành trong hoạt động hƣớng dẫn thì đã nhận đƣợc đến 170 câu trả lời chỉ thi thoảng, chiếm 68%, đây là một thực trạng rất đáng lƣu ý, nó vừa cho thấy môi trƣờng tác nghiệp với khách nƣớc ngoài ở Thanh Hóa còn ở mức vừa phải và thậm chí số ngƣời sử dụng tiếng Anh trong hoạt động hƣớng dẫn đối với du khách quốc tế chỉ là khá thỉnh thoảng, đôi khi mới sử dụng. Bảng 2: Khảo sát năng lực sử dụng tiếng Anh của đội ngũhƣớng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch ở Thanh Hóa Nội dung đánh giá Tần suất Tỷ lệ (%) 1. Năng lực tiếng Anh giao tiếp Tốt 26 10,4 Khá 58 23,2 Trung bình 140 56,0 Yếu 18 7,2 Kém 8 3,2 Tổng 250 100,0 2. Năng lực tiếng Anh chuyên ngành Tốt 26 10,4 Khá 46 18,4 Trung bình 152 60,8 Yếu 18 7,2 Kém 8 3,2 Tổng 250 100,0 3. Mức độ sử dụng tiếng Anh chuyên ngành Rất thƣờng xuyên 11 4,4 Thƣờng xuyên 32 12,8 Thi thoảng 170 68,0 Không thƣờng xuyên 21 8,4 Rất không thƣờng xuyên 16 6,4 Tổng 250 100,0 Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát từ đề tài khoa học cấp tỉnh của tác giả Từ kết quả trên cho thấy, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự yếu kém về năng lực tiếng Anh chuyên ngành của đội ngũ thuyết minh viên ở Thanh Hóa phải nói đến quy trình tuyển dụng lao động du lịch trong tỉnh chƣa đặt ra yêu cầu chuẩn về chuẩn năng lực tiếng Anh. Mặc dù tiếng Anh đang đƣợc xem nhƣ là một kỹ năng, một công cụ quan trọng cho ngƣời phục vụ du lịch nhƣng các lao động đƣợc tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị du lịch, đặc biệt với các vị trí tuyển dụng của hƣớng dẫn viên và thuyết minh viên du lịch chƣa thật sự đạt yêu cầu về tiếng Anh, thậm chí là các kỹ năng giao tiếp cơ bản nhƣ Nghe, Nói, Đọc, Viết. Bên cạnh đó, năng lực thuyết minh và hƣớng dẫn du lịch bằng tiếng Anh gần nhƣ còn bỏ ngỏ trong những tiêu chí đặt ra trong công tác tuyển dụng nhân lực lao động du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Do vậy, chất lƣợng và năng lực sử dụng tiếng Anh chuyên ngành của các hƣớng dẫn viên và thuyết minh viên du lịch trên địa bàn tỉnh thật sự còn nhiều bất cập. Mặt khác, việc thiếu môi trƣờng sử dụng tiếng Anh cho đội ngũ thuyết minh viên, hƣớng dẫn viên du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang là một rào cản thực sự. Chính sự thiếu hụt môi trƣờng giao tiếp ngoại ngữ đƣợc xem là yếu tố quyết định đến khả năng sử dụng tiếng Anh chuyên sâu của đội ngũ này. Hàng năm, số lƣợng khách du lịch quốc tế đến Thanh Hóa vẫn là một con số khiêm tốn. Vì thế sự tiếp xúc và giao thoa ngôn ngữ chƣa đƣợc mở rộng và nâng cao, khả năng sử dụng Tiếng Anh chuyên ngành của ngƣời làm du lịch tại Thanh Hóa chƣa đƣợc khai thác và phát huy. Đơn cử nhƣ ở Thành nhà Hồ, khảo sát cho thấy số lƣợng khách quốc tế đến với khu di sản hàng năm khá ít, chỉ từ 1% đến 7,6%, trong đó lại đa phần là khách du lịch mang tính chất đối ngoại, đã có phiên dịch viên đi cùng và họ gần nhƣ không cần đến thuyết minh viên của khu di sản. 72
  6. Một nguyên nhân quan trọng nữa là, công tác đào tạo tiếng Anh cho đội ngũ nguồn nhân lực du lịch tỉnh Thanh Hóa chƣa đƣợc quan tâm, chú trọng. Trong những năm gần đây, mặc dù đã có chỉ đạo sát sao của các cấp, ngành về nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng sự phát triển và tiềm năng của du lịch Thanh Hóa. Tuy nhiên, công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở Thanh Hóa đạt yêu cầu về trình độ và năng lực sử dụng ngoại ngữ vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Đây cũng là một nguyên nhân chính tạo nên sự hạn chế năng lực sử dụng tiếng Anh chuyên ngành của đội ngũ hƣớng dẫn viên và thuyết minh viên du lịch hiện nay. Đến nay, chƣa có một hệ thống các chƣơng trình đào tạo ngắn hạn, dài hạn, chƣơng trình đào tạo kỹ năng giao tiếp tiếng Anh theo chuẩn quốc tế, chƣơng trình đào tạo giao tiếp nâng cao tiếng Anh chuyên ngành du lịch… Vì vậy, tính đến hết năm 2017, số lao động du lịch nói chung và số hƣớng dẫn viên/ thuyết minh viên du lịch nói riêng ở Thanh Hóa còn hạn chế năng lực ngoại ngữ phục vụ cho nghề du lịch vẫn đang là con số lớn. Nhƣ vậy, với số liệu khảo sát và phân tích ở trên, chúng ta nhận thấy rõ thực trạng sử dụng tiếng Anh chuyên ngành phục vụ công việc chuyên môn của các hƣớng dẫn viên và thuyết minh viên du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang còn tồn tại rất nhiều bất cập và hạn chế. Nghiên cứu bƣớc đầu của chúng tôi cũng đã chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế này. Theo đó, việc xây dựng những giải pháp để nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh chuyên ngành đáp ứng yêu cầu chuyên môn trong nghiệp vụ hƣớng dẫn viên và thuyết minh viên du lịch là việc hết sức cần thiết hiện nay. Các kết quả phân tích trên đây cho thấy để khắc phục và nâng cao trình độ sử dụng tiếng Anh du lịch chuyên sâu cho đội ngũ hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch tại Thanh Hóa cần chú trọng vào các nội dung chủ yếu nhƣ sau: Về công tác xây dựng chương trình: đòi hỏi các cơ sở giáo dục có đào tạo chƣơng trình tiếng Anh chuyên ngành du lịch, nên phối hợp, cộng tác chặt chẽ với nhau trong thiết kế và xây dựng chƣơng trình đủ năng lực, đảm trách tốt việc xây dựng chƣơng trình nhằm đảm bảo hiệu quả giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành du lịch cho ngƣời học. Trong việc xây dựng chƣơng trình phải chú ý đến tính liên tục và tính kế thừa để nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh chuyên ngành cho đội ngũ hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch đang công tác trong ngành du lịch trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và phát triển chƣơng trình đào tạo tiếng Anh chuyên ngành cho hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch theo hƣớng chuẩn hóa và thống nhất. Đổi mới cơ bản việc xây dựng chƣơng trình đào tạo dựa vào chuẩn kiến thức, kỹ năng đƣợc quy định trong các thang chuẩn đánh giá năng lực tiếng Anh quốc gia và quốc tế hiện hành. Phát triển tài liệu dạy học: Đồng thời phát triển theo hƣớng chuyên sâu hóa tài liệu dạy - học và tài liệu bổ trợ cho công tác thuyết minh hƣớng dẫn du lịch bằng song ngữ Anh - Việt. Theo đó, tài liệu này đƣợc thiết kế với các mục đích: 1. Cung cấp cho ngƣời học vốn từ vựng liên quan đến điểm đến mà ngƣời học sẽ thực hành kỹ năng hƣớng dẫn; 2. Cung cấp cho ngƣời học cấu trúc tiếng Anh sử dụng khi thực hành các kỹ năng hƣớng dẫn khác nhau; 3. Gợi ý cho ngƣời học cách sử dụng từ vựng và mẫu câu trong thực hành hƣớng dẫn thông qua bài gợi ý. Tài liệu tự học Tiếng Anh chuyên ngành Du lịch khi xây dựng cần phân tích nhu cầu của sinh viên, của giảng viên và của hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch. Theo đó, chúng tôi dự kiến xây dựng tài liệu bổ trợ gồm ba phần chính. Phần Introduction đƣa thông tin chi tiết về tài liệu, mục đích, nội dung và cách sử dụng. Phần Section 1 cung cấp ngôn ngữ cần thiết liên quan đến các bƣớc trong việc hƣớng dẫn một tour bao gồm: giới thiệu tour, xây dựng thuyết minh, kết thúc tour, quản lý đoàn, giải quyết vấn đề và trả lời câu hỏi của du khách. Trong phần này, các cấu trúc tiếng Anh, đƣợc liệt kê cùng với các ví dụ cụ thể và cả đoạn hội thoại hoặc thuyết minh mẫu đƣợc đƣa ra giúp sinh viên hiểu và biết cách sử dụng các cấu trúc này. Phần Section 2 có thể đƣợc coi là quyển từ điển nhỏ cung cấp vốn từ vựng mà ngƣời học sẽ có thể cần liên quan đến các điểm đến mà học viên thực hành hƣớng dẫn tour (xem phụ lục). Trong quá trình thực hiện khảo sát đối với đội ngũ hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch tại địa phƣơng, chúng tôi thu đƣợc kết quả: có 96% đối tƣợng khảo sát thể hiện nhu cầu đƣợc sử dụng các tài liệu online/offline trên điện thoại hoặc máy tính thay vì sử dụng bản in do tài liệu tự học dƣới dạng ―bản mềm‖ dễ tiếp cận và thuận tiện hơn. Ngƣời học có thể tiếp cận tài liệu tự học và học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Ngƣời học cũng bày tỏ mong muốn khi tài liệu tự học đƣợc 73
  7. chuyển sang học liệu điện tử, với sự hỗ trợ của công nghệ, các nội dung tự học sẽ trở lên hấp dẫn hơn, giúp ngƣời học duy trì quá trình tự học và tiếp thu các nội dung tự học một cách dễ dàng hơn. Nhận thấy tầm quan trọng của phát âm cũng nhƣ điểm yếu của mình khi giao tiếp tiếng Anh, ngƣời học mong muốn đƣợc cải thiện phát âm từ vựng, ngữ điệu của câu nói bên cạnh việc biết nghĩa và cách sử dụng. Với các nội dung bài đọc, các bài tập kèm theo nên đƣợc thiết kế để ngƣời học có thể tiếp thu kiến thức nhanh chóng, dễ dàng hơn. Hình thức tổ chức dạy học Đa dạng các hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển kiến thức, kỹ năng và thái độ cho hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch. Đặc biệt, cần căn cứ điều kiện lao động thực tế, môi trƣờng làm việc của đội ngũ hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch trên địa bàn tỉnh để có những hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Thứ nhất, dạy học tiếng Anh theo định hƣớng giao tiếp: Xuất phát từ mục đích sử dụng ngôn ngữ của đội ngũ hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch với các đối tƣợng khách, việc dạy học tiếng Anh chuyên ngành du lịch chủ yếu nhằm phát triển khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh trong các tình huống du lịch. Dạy học tiếng Anh chuyên ngành du lịch theo phƣơng pháp dạy giao tiếp qua đối thoại đòi hỏi ngƣời học phải biết cách sử dụng tiếng Anh để tham gia vào các cuộc thảo luận, đàm thoại về các vấn đề liên quan đến du lịch nhƣ giới thiệu, thuyết minh các chủ đề, các điểm du lịch... Thứ hai, dạy học tiếng Anh chuyên ngành du lịch theo định hƣớng phát triển tính tự chủ cho ngƣời học: Sử dụng các bài tập lớn cá nhân, bài tập lớn theo nhóm giúp ngƣời học chủ động tự nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn các vấn đề về lịch sử, văn hóa, các danh nhân, các đặc trƣng về phong tục của Thanh Hóa theo sở thích cá nhân và nhu cầu công việc. Thứ ba, dạy học tiếng Anh chuyên ngành du lịch theo các chủ đề: Tổ chức các hoạt động dạy học (nghe, nói, đọc, viết, thuyết trình…) xoay quanh các vấn đề liên quan đến hoạt đông du lịch nhƣ ẩm thực, phong tục tập quán, làng nghề, lễ hội, di tích lịch sử… Các chủ đề mà thuyết minh viên, đặc biệt là các hƣớng dẫn viên du lịch thƣờng gặp trong quá trình tiếp xúc, dẫn các đoàn khách. Thứ tư, dạy học tiếng Anh chuyên ngành du lịch theo tình huống: Ngƣời học đóng vai nhân viên là các thuyết minh viên, hƣớng dẫn viên du lịch ở doanh nghiệp lữ hành, các địa điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Ở mỗi vai, ngƣời học phải biết sử dụng ngôn ngữ phù hợp, có thái độ ứng xử lịch sự, thể hiện tính chuyên nghiệp. Các tình huống tƣơng tác với khách du lịch thực tế đƣợc lồng vào trong bài học nhằm nâng cao năng lực giải quyết vấn đề, khả năng phản xạ tiếng Anh cho thuyết minh viên, hƣớng dẫn viên du lịch. Hình thức kiểm tra, đánh giá - Đa dạng hình thức kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên. Cụ thể, ngoài hình thức bài kiểm tra viết truyền thống, có thể sử dụng các hình thức đánh giá thông qua thuyết trình, bài tập lớn cá nhân và nhóm, đóng vai trong các tình huống du lịch mà hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên thƣờng xuyên gặp phải. - Đánh giá bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết. Trên thực tế ở phần lớn các khóa học, vì một số điều kiện khách quan, hình thức đánh giá chủ yếu thông qua bài kiểm tra đọc - viết trên giấy. Tuy nhiên, đối với các lớp bồi dƣỡng tiếng Anh cho hƣớng dẫn viên du lịch và thuyết minh viên, các bài kiểm tra cần đƣợc thiết kế đặc thù, chú trọng vào kiểm tra năng lực giao tiếp, kỹ năng nghe nói và xử lý các tình huống du lịch mà họ gặp phải trong thực tế. Tạo dựng động cơ học tập tích cực Trong thời gian tới, ngành du lịch tỉnh Thanh Hoá cần tập trung xây dựng các giải pháp tạo ra sức hút đối với khách du lịch nƣớc ngoài. Nếu lƣợng khách nƣớc ngoài ngày càng nhiều, thì ngƣời lao động ngành du lịch càng có cơ hội đƣợc tiếp cận môi trƣờng giao tiếp bằng ngoại ngữ, sử dụng ngoại ngữ nhƣ ngôn ngữ thứ hai. Môi trƣờng thực tiễn có các hoạt động du lịch đƣợc gắn với kỹ năng sử dụng ngoại ngữ sẽ giúp đội ngũ hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch trên địa bàn tỉnh nâng cao năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ một cách rõ rệt. Với tiềm năng du lịch của tỉnh nhà, trong thời gian tời ngành Du lịch càn có những giải pháp đột khá trong việc xây dựng sản phẩm, kết nối thị trƣờng và làm công tác quảng bá để thu hút du khách nƣớc ngoài và các doanh nghiệp lữ hành quốc tế đƣa khách đến Thanh Hóa. Cần tập trung vào các thị trƣờng khách tiềm năng nhƣ khách đến từ khu vực Tây Âu, Đông Nam Á để phát triển những sản phẩm phù hợp. 74
  8. Bên cạnh giải pháp thu khách quốc tế, thì các doanh nghiệp, các khu điểm du lịch cần có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, đào tạo lại hoặc cử đội ngũ nhân viên tham gia các khóa đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực tiếng Anh giao tiếng, tiếng Anh chuyên ngành du lịch. Các đoan vị sử dụng lao động cũng cần xây dựng các chính sách thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng ngoại ngữ tốt vào làm việc tại đơn vị mình. Bên cạnh đó cần có cơ chế về tăng lƣơng, thƣởng thu nhập hoặc các chế độ đặc biệt khác đối với đội ngũ hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch có năng lực về ngoại ngữ. Những yêu cầu đặt ra đối với bản thân hướng dẫn viên, thuyết minh viên Bên cạnh các giải pháp trên, thì vấn đề tự học để nâng cao trình độ tiếng Anh chuyên ngành của đội ngũ hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch trên địa bàn tỉnh đang là điều vô cùng quan trọng. Theo đó: - Đội ngũ hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch phải biết sắp xếp thời gian, nên rèn luyện ý thức tự giác, đồng thời tích cực, chủ động hơn trong quá trình giao tiếp với giáo viên, dẹp bỏ tâm lý thụ động ghi chép kiến thức mà phải trao đổi, chia sẻ với giáo viên; - Xác định mục tiêu, lập kế hoạch, vạch ra định hƣớng học tập ngay từ đầu khóa học để thấy đƣợc những gì cần phải đạt đƣợc trong quá trình học; - Thay đổi phƣơng pháp học tập hiện tại, chủ động hơn trong học tập bằng các phƣơng pháp tích cực hơn nhƣ tham gia các hoạt động giao tiếp theo cặp, nhóm, chú trọng nhiều vào kỹ năng nghe, nói hơn là lý thuyết ngữ pháp… Bên cạnh đó, đội ngũ hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên cũng cần chuẩn bị cho mình một nền tảng tiếng Anh cơ bản. - Trƣớc hết phải nắm chắc cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh cơ bản, phải thông thạo các kỹ năng đặc biệt là kỹ năng nói tiếng Anh bởi kỹ năng nói tiếng Anh không thể thiếu để trở thành một hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch. Khi học học phần tiếng Anh cơ bản ngƣời học phải chăm chỉ ngay từ đầu, tích cực luyện phát âm thật chuẩn, luyện nghe nói nhiều. Có nhƣ vậy khi vào học tiếng Anh chuyên ngành mới có thể học tốt đƣợc bởi tiếng Anh chuyên ngành có rất nhiều thuật ngữ khó và đòi hỏi khả năng thuyết trình, thuyết minh cũng nhƣ khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh rất cao. Nếu ngƣời học không thông thạo tiếng Anh cơ bản, không có khả năng nghe nói tốt thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. - Thứ hai, ngƣời học cần tích lũy vốn từ vựng tiếng Anh thông dụng cũng nhƣ tiếng Anh chuyên ngành du lịch bởi nó rất hữu ích cho việc nói tiếng Anh. Không có vốn từ vựng chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp thực tế tại các tuyến điểm du lịch cũng nhƣ trong nhiều tình huống xử lý khác nhau. - Thứ ba, ngƣời học cần đƣợc đi trải nghiệm thực tế nhiều. Các kiến thức thực tế về các tuyến điểm du lịch vô cùng quan trọng phục vụ tốt cho quá trình học tiếng Anh chuyên ngành. Bằng nhiều cách khác nhau ngƣời học cố gắng tổ chức các chuyến đi thực tế để hiểu biết về các điểm du lịch cũng nhƣ tới đó thuyết trình tiếng Anh và có cơ hội để giao tiếp với khách nƣớc ngoài. Đây là biện pháp vô cùng hữu ích để ngƣời học thực hành nói tiếng Anh nâng cao trình độ bản thân. 4. KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, để thực hiện có hiệu quả các giải pháp nâng cao năng lực tiếng Anh cho đội ngũ thuyết minh viên, hƣớng dẫn viên du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch của tỉnh, các trƣờng du lịch tại địa phƣơng phải đặc biệt chú trọng đến hiệu quả công tác đào tạo, bồi dƣỡng năng lực tiếng Anh chuyên sâu cho những đối tƣợng nhân lực du lịch này đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp. Trƣớc mắt, Sở VH,TT&DL Thanh Hóa, Hiệp hội Du lịch cần phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, ban quản lý các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh tăng cƣờng công tác đánh giá, sát hạch năng lực, trình độ của đội ngũ này hàng năm một cách thƣờng xuyên, định kỳ. Song song với đó, cần phối hợp với các cơ sở giáo dục đại học đào tạo chuyên ngành du lịch của địa phƣơng tổ chức các lớp bồi dƣỡng nâng cao năng lực tiếng Anh chuyên ngành cho đội ngũ hƣớng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch trên địa bàn tỉnh. Có thể mở rộng quy mô đến các đối tƣợng là nhân viên lễ tân khách sạn, nhà hàng, nhân viên phục vụ tại điểm du lịch, lao động du lịch tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, các hộ dân làm du lịch cộng đồng... 75
  9. Đối với các cơ sở đào tạo du lịch, cần phối hợp, tranh thủ các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa địa phƣơng hoàn thiện cuốn sổ tay hƣớng dẫn thuyết minh du lịch Thanh Hóa chuyên sâu bằng ngôn ngữ Việt- Anh để làm tài liệu, cẩm nang phục vụ công tác hƣớng dẫn có hiệu quả. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Khánh Đức (2013), Nghiên cứu nhu cầu và xây dựng mô hình đào tạo theo năng lực trong lĩnh vực giáo dục, Tạp chí Khoa học ĐHSPHN. 2. Hoàng Thị Xuân Hoa (2014), Nghiên cứu xây dựng hệ thống đánh giá các chuẩn kỹ năng tiếng Anh, Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Phan Văn Hòa (2011), Dạy và học tiếng Anh theo các mục đích cụ thể ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020 từ góc nhìn thực tiễn và hướng chiến lược của Đề án Ngoại ngữ quốc gia, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, 12 (194). 4. Nguyễn Quốc Hƣng, M.A. (2004), Kỹ thuật dạy tiếng Anh ở Việt Nam, Nxb Giáo dục 5. Đào Hồng Thu, Phương pháp dạy- học ngoại ngữ, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Hà Nội, 2007. 6. TS. Lê Thanh Hà (2019), Nghiên cứu nâng cao năng lực tiếng Anh chuyên ngành cho đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp tỉnh, Trƣờng Đại học VH,TT&DL Thanh Hóa. PHỤ LỤC Nội dung tài liệu bổ trợ cho ngƣời học khi học tiếng Anh chuyên ngành du lịch đặc thù tại Thanh Hóa Danh mục chính Nội dung Who is this booklet for?: Cuốn sách này dành cho ai What is this book about?: cuốn sách này có nội dung gì Introduction How to use this book?: cách sử dụng cuốn sách Table of contents: mục lục 1. Introducing a tour Language focus: cấu trúc sử dụng khi giới thiệu tour English in context: ví dụ 1 bài mẫu giới thiệu tour Section 1 2. Building a Language focus: cấu trúc sử dụng khi thuyết minh Language focus commentary điểm đến and English in English in context: ba bài thuyết minh Context 3. Concluding a tour Language focus: cấu trúc sử dụng khi kết thúc tour English in context: Bài mẫu kết thúc tour 4. Group management Language focus: Cấu trúc sử dụng khi điều hoàn and problem solving đoàn khách tham quan và cấu trúc sử dụng khi giải quyết vấn đề khi khác tham quan English in context: Ví dụ về điều hành đoàn khách tham quan và giải quyết vấn đề 1. Lady Trieu temple Cung cấp từ vựng về điểm đến Đền Bà Triệu festival 2. Lam Kinh festival Cung cấp từ vựng về điểm đến Khu di tích Lam Kinh 3. Nga Son sedge mat Cung cấp từ vựng về điểm đến Làng nghè chiếu cói village Nga Sơn 4. Nhoi stone carving Cung cấp từ vựng về điểm đến làng nghề chạm khắc Section 2 village đá Nhồi Vocabulary 5. Ham Rong Cung cấp từ vựng về điểm đến Khu di tích lịch sử historical interest Hàm Rồng 6. Ho Dynasty Citadel Cung cấp từ vựng về điểm đến Thành Nhà Hồ 7. Ben En National Cung cấp từ vựng về điểm đến Vƣờn Quốc Gia Bến Park En 8. Sam Son resort Cung cấp từ vựng về điểm đến biển Sầm Sơn 76
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2