intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nâng cao tính tuân thủ thông qua việc triển khai bộ phận kiểm toán nội bộ trong khu vực công tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

54
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết cung cấp bức tranh về kiểm toán nội bộ trong mối quan hệ đảm bảo chất lượng của hệ thống kế toán công, để hướng đến nâng cao sự tuân thủ pháp luật trong khu vực công cùng một số gợi ý cơ bản cho Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nâng cao tính tuân thủ thông qua việc triển khai bộ phận kiểm toán nội bộ trong khu vực công tại Việt Nam

  1. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam NÂNG CAO TÍNH TUÂN THỦ THÔNG QUA VIỆC TRIỂN KHAI BỘ PHẬN KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG KHU VỰC CÔNG TẠI VIỆT NAM TS. Phạm Quang Huy Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Tóm tắt Khu vực công (KVC) sử dụng ngân sách nhà nước để thực thi những hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ được giao. Công tác kế toán trong những đơn vị thuộc KVC hiện nay đã phần nào đáp ứng được những quy định của nhà nước, cũng như hướng đến tăng cường trách nhiệm giải trình và nâng cao kỷ luật tài khóa tổng thể. Với mục đích, hướng đến tính toàn vẹn trong việc điều hành ngân sách, bảo đảm số liệu tài chính, kế toán công đáp ứng được đầy đủ chất lượng thông tin thì bộ phận kiểm toán nội bộ (KTNB) cần thiết được thành lập. KTNB được đánh giá là một bộ phận có sự hiểu biết rõ ràng nhất về tình hình đơn vị, cũng như đề ra được những giải pháp có tính hiệu quả cao nhất đối với những hạn chế nhận diện được trong đơn vị. Bằng phương pháp nghiên cứu lượt khảo sát các công trình nghiên cứu, phân tích và tổng hợp, mục tiêu chính của bài viết là cung cấp bức tranh về KTNB trong mối quan hệ đảm bảo chất lượng của hệ thống kế toán công, để hướng đến nâng cao sự tuân thủ pháp luật trong KVC cùng một số gợi ý cơ bản cho Việt Nam. Từ khóa: Đơn vị công, KVC, kế toán công, KTNB, tính tuân thủ Abstract Public sector has used the state budget to implement many activities which based on its assigned functions and tasks. Accounting in public sector units has now somewhat met government regulations as well as enhancing accountability and improving overall fiscal discipline. For the purpose of ensuring the integrity of budget management, ensuring that public finance and accounting data meet the quality of information, the internal audit department is necessarily established. Internal audit is considered as a unit that has been the most knowledgeable about the situation of organization and offer the most effective solutions to the constraints identified in that sector. By researching analysis and synthesis research, the main objective of the paper is to provide a picture of internal audit in the quality assurance relationship of the public accounting system. It aims to improve the compliance of law enforcement in the public sector with some basic suggestions for Vietnam. Keywords: public entities, 1. Giới thiệu Trong quá trình phát triển và vận động không ngừng của nhiều sự kiện trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, việc sử dụng ngân sách nhà nước làm sao đạt được tính hiệu quả, công bằng, minh bạch hóa thông tin là những vấn đề đang được các nhà nghiên cứu và hoạch 87
  2. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam định chính sách đưa ra tìm hiểu trong nhiều năm gần đây (Giuseppe et al, 2015). Nhiều nhà khoa học đã đưa ra các cách thức để ước tính, tính toán mức ngân sách cho từng đối tượng, vùng, miền sao cho cân đối trong tổng nhu cầu vô hạn với nguồn lực giới hạn. Hơn nữa, sự minh bạch thông tin về ngân sách trong kế toán công cũng phải được công bố một cách công khai các thông tin kịp thời và đáng tin cậy đối với số liệu của các tổ chức công do bộ máy kế toán cung cấp, nó cho phép những người sử dụng tiến hành thông tin đó và qua đây có thể đánh giá về tình hình và hiệu quả các hoạt động diễn ra trong nền kinh tế thị trường có liên quan đến quá trình ghi chép, xử lý và tổng hợp nguồn ngân sách nhà nước cùng các nguồn kinh phí khác. Đồng thời, người dùng hoàn toàn có thể xác minh được những công việc hay số liệu đó do cá nhân hoặc tổ chức nào đã ban hành, quyền hạn và nghĩa vụ ở mức độ nào. Chính vì điều này, ngân sách nhà nước cần phải được bộ phận kế toán trong các đơn vị công ghi chép chính xác, đầy đủ, cam kết thực hiện đúng các nguyên tắc, yêu cầu và phương pháp kế toán cho từng loại hình khác nhau (Boris, 2014). Ngoài ra, khi quản lý chi tiêu ngân sách hiện đại thì nhà quản lý các đơn vị công yêu cầu số liệu kế toán phải đạt được sự minh bạch và đáp ứng được các đặc điểm chất lượng của thông tin kế toán công. Để có thể hướng đến yêu cầu này, các đơn vị công luôn phải đạt được sự tuân thủ các quy định trong quá trình điều hành, đảm bảo số liệu kế toán đạt được sự trung thực và hợp lý. (Abdulaziz, 2014). Sau khi phát hành báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách, các đơn vị công nhằm tăng cường độ tin cậy dữ liệu, do đó kiểm toán là một bộ phận quan trọng để kiểm tra các vấn đề về tuân thủ trong đơn vị này (Saskia et al, 2017). Trong các loại kiểm toán thì KTNB giữ một vị trí chủ yếu, bởi do những thành viên này sẽ có sự hiểu biết rõ ràng nhất về tình hình đơn vị hơn các loại hình kiểm toán khác và đây cũng là đối tượng kiểm tra trước những thách thức không nhỏ của lợi ích cục bộ, địa phương, lợi ích của các nhóm khác nhau trong xã hội, khi chi tiêu của ngân sách dành cho họ bị điều chỉnh (Dominic & Nonna, 2011). Theo định hướng của Chính phủ Việt Nam (2018) thì các đơn vị công trong thời gian tới cũng cần phải thành lập bộ phận KTNB như là một chỉnh thể thống nhất, trong cơ cấu tổ chức chung của đơn vị. Bộ phận này sẽ giúp tăng cường tính tuân thủ trong nội tại của đơn vị. Qua đây thấy rằng, nghiên cứu về KTNB trong mối quan hệ với tăng cường tính chất tuân thủ pháp luật là một chủ đề phù hợp và cần được khám phá. Từ đó, mục tiêu chính của bài viết là, cung cấp bức tranh tổng quát về KTNB theo hướng tiếp cận dựa trên cơ sở tuân thủ. Qua đó, các tổ chức công có thể cân nhắc áp dụng nhằm tiến đến nâng cao chất lượng quản lý nội bộ trong đơn vị công tại Việt Nam. 2. Quản lý chất lượng hoạt động bộ máy kế toán đơn vị công Trước khi đề cập đến công tác của bộ phận kiểm toán thì hệ thống kế toán cần phải đảm bảo thực hiện đạt được sự chất lượng theo yêu cầu của pháp luật, các quy định của nhà nước cũng như các quy tắc riêng, thuộc từng đơn vị cụ thể. Việc lập kế hoạch và thực hiện 88
  3. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam trong kế toán công phải thực thi xuyên suốt, thông qua các giấy tờ đầy đủ dùng cho công tác thanh tra, kiểm tra nếu có phát sinh. (Nguồn: Melinda & Szabolcs, 2017) Trong việc lập dự toán, thực hiện theo dự toán được giao và quyết toán thì kế toán giữ vị trí như một hệ thống quan trọng, tiếp nhận dữ liệu, xử lý thông qua các thiết bị nhằm cung cấp kết xuất của hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đề ra, bởi quy định chung của pháp luật và của từng đơn vị cụ thể. Trong các khâu thực hiện của kế toán đơn vị thì kiểm toán được xem là một tấm chắn quan trọng, để giúp loại thải thêm những rủi ro, sai sót xuất hiện trên báo cáo tài chính, trước khi công bố ra công chúng theo yêu cầu về công khai. Quá trình này thể hiện như sau: (Nguồn: Melinda & Szabolcs, 2017) 89
  4. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam Quy trình trong công tác kế toán KVC hướng đến việc đảm bảo chất lượng công việc do thủ trưởng đơn vị giao, cần phải thể hiện một chu trình khép kín, chuẩn mực và có sự kiểm tra thường xuyên liên tục, hướng đến chất lượng sản phẩm tạo thành, đó là báo cáo tài chính đúng đắn và có thể xác nhận rõ ràng. Quá trình này được biểu hiện qua sơ đồ cụ thể, liên quan đến mối quan hệ giữa kế toán và kiểm toán trong việc mục tiêu đơn vị đã đề ra: (Nguồn: Melinda & Szabolcs, 2017) Qua những bước trên có thể thấy, theo các nhà khoa học thì kiểm toán luôn giữ một vị trí quan trọng để giúp cho dữ liệu, sổ sách và báo cáo kế toán tạo thành đáp ứng đúng các yêu cầu về chế độ, chuẩn mực và không chứa đựng những sai sót chủ yếu. Một trong những loại hình kế toán đang được quan tâm, chính là bộ phận KTNB trong đơn vị. 3. KTNB - Tiếp cận trên cơ sở tuân thủ KTNB là một hoạt động tư vấn mang tính độc lập, đảm bảo mục tiêu được thiết kế để cung cấp giá trị gia tăng và cải tiến theo các hoạt động trong một tổ chức. KTNB sẽ giúp cho một tổ chức có thể thực hiện được các mục đích của mình, bằng cách thực hiện theo một cách có hệ thống để đánh giá, cải tiến tính hữu hiệu trong việc quản trị rủi ro và kiểm soát quản lý hiệu quả. KTNB được thành lập để hình thành và thực hiện quá trình đánh giá, để cung cấp một sự đảm bảo về cấu trúc quản trị và các quy trình được thiết kế một cách phù hợp, hoạt động một cách hiệu quả (Richard & Jordan, 2003). KTNB là một công việc kiểm tra độc lập trong một hệ thống chất lượng riêng. Nó đo lường tính hiệu quả của hệ thống quản trị chất lượng trong một tổ chức. Đây được xem là một công cụ có hệ thống và được tài liệu hóa; cần được thực hiện định kỳ, bởi những con người độc lập và có chuyên môn. Xét về ý nghĩa nội tại thì kiểm toán thực chất bản thân nó là một hệ thống kiểm tra, không phải là một hệ thống đánh giá chất lượng. Bộ phận KTNB giúp cung cấp cho chính đơn vị những tư vấn để cải tiến tiềm tàng những cấu trúc quản lý hay quy trình. Theo William et al (2011), KTNB cần đánh giá và đưa ra những đề xuất để cải tiến các quy trình quản lý, cụ thể nó sẽ hướng đến việc: 90
  5. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam - Chú trọng đến giá trị đạo đức của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị công nói chung và các kế toán viên nói riêng, bởi hầu hết mọi sự việc sai sót trong số liệu kế toán là do gian lận của bản thân cá nhân hình thành. - Bảo đảm quản trị hoạt động hữu hiệu theo định hướng của nhà nước. Chính phủ hiện nay cho rằng, các đơn vị công cần phải thực hiện và điều hành giống như cách thức tổ chức của các doanh nghiệp (DN), tăng sự hữu hiệu, hiệu quả trong công tác quản trị chung. - Truyền thông rủi ro hiệu quả và kiểm soát thông tin của các bộ phận trong đơn vị, trong đó chủ yếu là bộ phận kế toán, kiểm soát sao cho các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách không chứa đựng sai sót nào. Bởi đây là đơn vị công và thụ hưởng, sử dụng ngân sách cho các hoạt động nhà nước giao. - Phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt động và thông tin giữa cấp trên quản lý trực tiếp, bộ phận tài chính kế toán của đơn vị, KTNB và ban lãnh đạo. Điều này sẽ giúp thông tin thực lưu thông xuyên suốt, không bị gián đoạn, các bộ phận trong đơn vị có thể tiếp nhận kịp thời, đầy đủ và chính xác. Những việc KTNB thực hiện sẽ giúp cho đơn vị biết được “sức khỏe” của hệ thống, xác định nguồn gốc của vấn đề và kế hoạch sửa sai cũng như cách thức ngăn ngừa trong từng thời gian, nhằm đạt được mức độ tối ưu trong phân bổ nguồn lực và có thể tránh được những vấn đề tiềm tàng lớn. Ban lãnh đạo đơn vị thông qua báo cáo của bộ phận KTNB sẽ học tập và giải quyết những vấn đề mà kiểm toán viên nội bộ tìm ra, hướng đến cải tiến liên tục. Bộ phận KTNB trong KVC cần được tổ chức theo sơ đồ sau, để hướng đến tính tối ưu trong công việc: (Nguồn: Dessalegn et al, 2012) KTNB đã là bộ phận hỗ trợ cho đơn vị hướng đến sự hữu hiệu và hiệu quả các hoạt động theo mục tiêu trong tổ chức, qua sự đối chiếu giữa các bộ phận được lập thành hội đồng bởi Thủ trưởng đơn vị cùng với lãnh đạo các bộ phận, sẽ tăng cường thêm độ tin cậy của số 91
  6. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam liệu trên các báo cáo cung cấp. Do đó có thể thấy rằng, KTNB sẽ giúp tăng tính tuân thủ theo một ma trận tích hợp, thể hiện sự đồng bộ và trọn vẹn theo hình sau: (Nguồn: Dessalegn et al, 2012) Dựa theo nội dung của sơ đồ trên có thể thấy rằng, việc tiếp cận theo bộ phận KTNB sẽ có quan hệ chặt chẽ với giá trị mà đơn vị nhận được. Cơ sở của kiểm toán là hướng đến việc đảm bảo những mục tiêu của đơn vị, thông qua việc giảm dần những rủi ro đe dọa các hoạt động tổ chức. Trọng tâm của KTNB chính là hướng đến hữu hiệu và hiệu quả, nhằm đảm bảo mục tiêu. Thêm vào đó, qua hình trên thì sẽ nhận định rằng, tính tuân thủ sẽ được nâng cao khi đơn vị có triển khai bộ phận KTNB. Điều này được chứng minh, thông qua 4 khía cạnh của sự kiểm soát trong công tác kiểm toán. Nó gắn liền với việc giám sát các hoạt động, đi vào tính hiệu quả trong từng quy trình của đơn vị công, hướng đến những chiến lược đã được tập thể đơn vị đề ra. Cuối cùng của KTNB chính là, hướng đến sự hữu hiệu trong tất cả quá trình mà đơn vị tiếp nhận, thực hiện. 4. Một số gợi ý cho đơn vị công tại Việt Nam và kết luận Trong công tác sử dụng ngân sách, để dùng cho các hoạt động mà đơn vị phải thực hiện thì việc kiểm soát thu chi cần phải đạt được 3 yêu cầu chính: Phân bổ các nguồn lực tài chính theo các mục tiêu phù hợp với thứ tự ưu tiên; Các khoản chi tiêu đạt được mục tiêu và kết quả đề ra ban đầu; Kỷ luật tài khóa tổng thể được tôn trọng đầy đủ. Xét về lý thuyết trước đây, theo phương thức truyền thống, thủ trưởng các đơn vị chủ yếu đưa ra các thủ tục kiểm soát đơn phương, tiến hành quản lý theo kiểu truyền thống, lập kế hoạch cho từng năm nhưng 92
  7. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam có thể vẫn chưa đáp ứng được tất cả yêu cầu. Từ đó, đơn vị công của Việt Nam có thể cân nhắc trong việc triển khai bộ phận KTNB, điều này sẽ giúp đơn vị tăng cơ hội hướng đến việc đạt mục tiêu nhanh hơn là những kiểm soát thông thường. Việc áp dụng công tác kiểm toán trong đơn vị được biểu hiện qua sơ đồ sau: (Nguồn: Dessalegn et al, 2012) Theo mô hình này, KTNB gắn chặt chẽ với Quản trị rủi ro toàn diện đơn vị, hướng đến chất lượng của hoạt động, các mục tiêu và chính sách phát triển sẽ kết hợp với các nguồn lực tài chính, đáp ứng tính khả thi khi thực hiện sẽ giúp mục tiêu cơ hội cao, dự toán thu, chi ngân sách sẽ không còn sai lệch nhiều so với khi quyết toán. Từ đó, để định hướng triển khai KTNB trong KVC thì các tổ chức tại Việt Nam có thể quan tâm đến một số gợi ý chính sách sau: - Nhận định giá trị nội tại của đơn vị, trong mối quan hệ với các mục tiêu phải thực hiện. - Xác định những rủi ro bên trong đơn vị, ở tất cả các bộ phận có ảnh hưởng có thể đe dọa. - Liên hệ đến bộ phận kế toán, trong việc xác định rủi ro mang tính đặc thù. - Rà soát và ghi nhận đầy đủ những nội dung mà đơn vị, cần tuân thủ khi đơn vị hoạt động. - Tham khảo ý kiến từ Ban lãnh đạo đơn vị, cho từng cấp rủi ro đã ghi nhận được. Sau khi tìm hiểu 5 nội dung trên thì trưởng đơn vị sẽ tiến hành ban hành quy trình thành lập KTNB, xác lập mối quan hệ trực thuộc của bộ phận này trong đơn vị. Tiếp theo 93
  8. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam công việc này, chính là tính toán lộ trình kết hợp và làm việc giữa kiểm toán với các phòng ban để kiểm tra sự tuân thủ trong từng mảng phần hành khác nhau. Tóm lại, KVC được xem là một bộ phận quan trọng, trong việc nắm giữ và sử dụng phần lớn nguồn ngân sách nhà nước dành cho các hoạt động khác nhau trong nền kinh tế, nhằm đem lại hiệu quả cho tổ chức, từ đó tạo động lực để thúc đẩy sự tăng trưởng chung cho toàn xã hội. Nếu như bộ máy kế toán thuộc KVC hoạt động hiệu quả, tuân thủ đầy đủ các văn bản pháp lý có liên quan thì sẽ mang đến sự rõ ràng và độ tin cậy cao trong hệ thống sổ sách, báo cáo do KVC cung cấp. KTNB sẽ giúp gia tăng tính tuân thủ trong đơn vị, quan tâm thường xuyên đến việc kiểm soát các chỉ tiêu định mức đầu vào, nhấn mạnh sự tuân thủ quy trình, thủ tục quản lý và quan tâm đến kết quả và đầu ra, đến hiệu quả và hiệu lực của việc chấp hành ngân sách. ---------------------------------- Tài liệu tham khảo 1. Abdulaziz, A (2014). The Impact of Culture on the Quality of Internal Audit - An Empirical Study. Journal of Accounting, Auditing & Finance, 1(1), pp. 85-106. 2. Boris, T (2014). The influence of the audit committee on the internal audit operations in the system of corporate governance – evidence from Croatia. Journal of Economic Research, 28(1), pp. 187-203. 3. Dessalegn, G. M., Joseph M. M., Kieran, J (2012). The development of internal auditing in Ethiopia: the role of institutional norms. Journal of Financial Reporting and Accounting, 10(2), pp.153- 170, https://doi.org/10.1108/19852511211273705. 4. Dominic, S. B. S & Nonna, M. B (2011). The Internal Audit Function: Perceptions of Internal Audit Roles, Effectiveness, and Evaluation. Managerial Auditing Journal, 26(7), pp. 605-622. 5. Giuseppe, D., Georges, M. S., Rob, M. & Marco, A (2015). A Study on Internal Auditor Perceptions of the Function Ability to Add Value. International Journal of Auditing, 19(3), pp. 182-194. 6. Melinda, T. F. & Szabolcs, V. S (2017). The Evolution of the Internal Auditing function in the context of Corporate Transparency. Audit financiar, XV, Nr. 3(147)/2017, 440-450. 7. Richard, G. B. & Jordan, L (2003). The New Role of the Internal Auditor: Implications for Internal Auditor Objectivity. International Journal of Auditing, 4(2), pp. 169-176. 8. Saskia, C. G et al (2017). Evaluation of the Organisation and Effectiveness of Internal Audits to Govern patient safety in Hospitals: a mixed-methods study. BMJ Open 2017;7:e015506. doi:10.1136/bmjopen-2016- 015506. 9. William, F. M., Kenneth, R., Chad A. S. & David A. Wood (2011). The Effect of Using the Internal Audit Function as a Management Training Ground on the External Auditor's Reliance Decision. The Accounting Review: November 2011, 86(6), pp. 2131-2154. ---------------------------------- 94
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2