Nắng dọc triền sông
lượt xem 3
download
Mẹ đứng trên triền sông, ngay dưới gốc cây gạo còn lác đác những bông hoa đỏ rực cuối mùa. Bàn tay xương xẩu của mẹ giơ lên trong nắng vẫy vẫy. Không hiểu sao nhìn cảnh ấy tôi thấy sống mũi mình cay cay. Tôi vội vàng quay đi, nhìn theo hướng con thuyền đang xuôi dần về phía hạ lưu, lòng nhủ lòng không được yếu đuối.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nắng dọc triền sông
- Nắng dọc triền sông Mẹ đứng trên triền sông, ngay dưới gốc cây gạo còn lác đác những bông hoa đỏ rực cuối mùa. Bàn tay xương xẩu của mẹ giơ lên trong nắng vẫy vẫy. Không hiểu sao nhìn cảnh ấy tôi thấy sống mũi mình cay cay. Tôi vội vàng quay đi, nhìn theo hướng con thuyền đang xuôi dần về phía hạ lưu, lòng nhủ lòng không được yếu đuối. Tôi là con trai cơ mà. Thằng con trai hai mươi tuổi. Không phải bây giờ ý nghĩ đi tìm cha mới giục giã tôi lên đường. Tôi đã nghĩ đến chuyện này rất lâu nhưng không dám thổ lộ cùng mẹ vì sợ bà đau lòng. Mẹ là người phụ nữ hiền hậu, có phần cam chịu. Khi tôi học cấp ba, cha đã lên thuyền về xuôi, cũng trong một ngày đầu hạ rực nắng thế này, khác chăng là hôm ấy cả tôi và mẹ cùng đứng trên triền sông tiễn ông, khác nữa là ông hứa khi kiếm được tiền ông sẽ trở về với hai mẹ con tôi. Còn tôi, hôm nay cũng ra đi trên một con thuyền và dòng sông này, nhưng tôi không hứa hẹn. Tôi chỉ nói với mẹ ngắn gọn: con đi tìm cha. Trên khóe mắt mẹ lúc ấy, tôi thấy nước mắt bà đã ứa ra. Không, tôi không thể như mẹ, đợi chờ ở khúc sông này một con người trong vô vọng, bản lĩnh đàn ông thúc giục tôi lên đường để tìm một câu trả lời dứt khoát. Và khoác chiếc balô bạc phếch, tôi đi. Nắng chiếu những tia sáng xuống mặt sông lấp lánh. Có chỗ cảm giác lóa mắt vì nắng. Người chủ thuyền thở dài: Nắng mới, mệt và ngột ngạt quá thôi. Tôi cười nhẹ. Thuyền vẫn trôi và trôi. Phía dưới kia là hạ lưu. Phía dưới đó có cha tôi không? Cha nói đi kiếm tiền để dành ngày tôi vào đại học, có vào đại học mới mở mày mở mặt với người ta được con à. Thế mà tôi học xong phổ thông hai năm, không có tiền học đại học cùng chúng bạn, tôi đi học nghề, rồi đi làm đỡ đần mẹ, vậy nhưng cha vẫn không trở về. Bặt vô âm tín, một dòng chữ, một lời nhắn cũng không. Tôi không hi vọng hão huyền, tôi chỉ bực mẹ, mẹ chờ đợi điều gì trong
- quãng thời gian ấy mà mẹ luôn bênh vực cha? Niềm tin của mẹ dựa vào đâu? Dứt khoát tôi sẽ tìm câu trả lời đúng cho mẹ trong chuyến đi này. Chủ thuyền châm điếu thuốc, rít một hơi thật sâu rồi phả ra. Trông anh có vẻ khoan khoái. Tôi ôm ngực ho sặc sụa. Anh nhìn tôi cười phá lên: “Mày có phải đàn ông không đấy?”. Tôi cười ngượng nghịu: “Em không chịu được mùi khói thuốc”. Anh lại tiếp tục rít, đầu thuốc cháy đỏ rực. Không còn cười nữa, anh nói giọng trầm hẳn lại: “Cái gì cũng thế, không quen nhưng rồi sẽ quen”. Tôi im, nhìn những sóng nước ngay phía dưới chân mình. Trước còn đi học, cũng không bao giờ tôi nghĩ mình sẽ như thế này. Tôi học rất khá và cũng đầy ước mơ. Nhưng tôi thương mẹ vô cùng. Người mẹ cả cuộc đời lam lũ từ sáng đến tối, từ mùa đông sang mùa hạ vậy mà đến giờ mái ngói nhà tôi đã nát vẫn không người đảo lại, tường mốc thếch rêu phong vẫn mặc sức xỉn đi theo thời gian. Đôi khi tôi tự hỏi: mẹ lam lũ cả cuộc đời tại sao vẫn không có lúc nào nhà tôi khấm khá hơn? Cái nghèo sao không thôi riết róng? Mùa lạc ngô, bàn tay mẹ vun cho bãi xanh rì, thêm đàn vịt thả sông, rỗi rãi tất bật xuống sông mò ốc, mò cá… Thế sao ông trời vẫn không thương? Cha tôi đi rồi, tôi cần phải ở lại trong ngôi nhà này để làm một điểm tựa cho mẹ. Năm năm vắng bóng cha, tôi thấm thía nhà không có đàn ông cơ cực đến thế nào. Có lẽ vì thế mà giờ mẹ vẫn đùa tôi chững chạc hơn bạn bè cùng trang lứa rất nhiều. Dì Ba bảo tôi phải đến chục lần: “Tao nói mẹ mày không nghe, bỏ ruộng bãi cho người ta thuê, ra đây phụ bán hàng với dì cho đỡ vất vả. Đằng nào dì chẳng phải thuê người? Mày về nói lại xem được không con?”. Tôi lắc đầu: “Mẹ cháu không đi đâu”. “Sao thế?”. “Mẹ sợ cha về không có mẹ ở triền sông, cha lạc bước đi tiếp”. Dì thở dài, tôi thở dài. Rồi dì lắc tay tôi: “Cái địa chỉ dì bảo ấy, mày còn giữ không?”. Tôi gật. Dì tiếp: “Hôm nào dì cho tiền, mày đi một chuyến thử xem”. Tôi cúi đầu, sao sống mũi cứ cay cay. Cũng là chị em chung dòng máu, sao dì mạnh mẽ mà mẹ lại hiền khô, sao chẳng ai ăn hiếp được dì mà mẹ lúc nào cũng nhún
- nhường để nhận về mình những thiệt thua? Tôi thương mẹ nhưng tôi cũng rất bực mẹ. Và hai dì cháu tôi lên kế hoạch, tính tính toán toán, dì dúi vào tay tôi ít tiền, xin cho tôi nghỉ làm ít ngày, rồi cũng dì gửi tôi lên con thuyền của người bạn dì. Dì bảo: “Đi đi, đi tìm câu trả lời đích đáng cho mẹ mày. Thà cho mẹ mày đau một lần còn hơn cứ vò võ như Tô Thị thế con ạ”. Tôi vâng. Và hôm nay tôi xuôi dòng. Cuối con sông này là thành phố. Nơi chen chúc nhộn nhịp người xe, nơi người ta tất bật lo toan tính đời thường. Nơi người ta không bao giờ đủ những kiên nhẫn để đợi chờ những yêu thương, như mẹ, như tôi. Đến ngã ba sông vào thành phố, thuyền neo lại sau những ngày long đong nổi nênh trên nước, anh chủ thuyền bắt tay tôi: “Chúc chú đi may mắn nhé”. Tôi chào anh và nhảy lên bờ. Nắng bắt đầu nhạt màu, nhưng hơi nóng tỏa ra từ những khối bêtông cao vời vợi kia thì hầm hập. Hình như sau một ngày hấp thụ đầy đủ nhiệt, nó chỉ chực đến giờ để tỏa ra, như muốn rang khô những khối người đang chen chúc lại qua. Tôi đứng chơ vơ bên vỉa hè, bối rối chưa định thần nổi mình sẽ đi về hướng nào. Điện thoại rung lên bần bật. Là dì. “Đến chưa? Rồi hả, ừ, dì bảo này muộn rồi, mày tìm chỗ ăn nghỉ đi con à. Sáng mai tìm. Muộn thế này, đất khách quê người biết thế nào mà kiếm”. Tôi vâng. Nhưng sao từ lúc đặt chân tới đất này lòng tôi buồn đến thế? Buồn hun hút vì những dự cảm không hay. Tôi không gặp cha đã hơn năm năm. Năm năm không dài trong quãng đời dài dằng dặc này. Năm đầu tiên ra đi, thi thoảng cha còn nhắn nhủ về. Rồi sau mất hút luôn. Không hỏi vợ, cũng chẳng thăm con. Cả tinh thần lẫn vật chất mẹ con tôi chẳng nhận được gì từ người đàn ông ấy. Nhưng mẹ vẫn luôn nói tốt đẹp về cha, tôi có càm ràm thì mẹ lừ mắt là tôi lại thôi. Tôi không muốn làm mẹ buồn thêm, bởi sự chờ đợi của mẹ đã quá mòn mỏi rồi… Cha tôi ở đâu trong thành phố mênh mông này? Ông có bao giờ biết ở triền sông quê đầy nắng gió mẹ vẫn ngày ngày khắc khoải mong ông? Hai ngày lênh đênh trên thuyền không sao, mà giờ trên mặt đất
- tôi lại có cảm giác chới với như người bước hụt. Tôi, thằng con trai hai mươi tuổi ở cái thị trấn nửa phố nửa quê của mình, vẫn đĩnh đạc lắm cơ mà? Mảnh giấy nhỏ dì dúi vào tay tôi khi đi nóng bỏng trong túi. Những con chữ nguệch ngoạc ghi trên đó là kết quả của cả một quá trình dì nhờ những người bạn buôn bán của mình tìm giúp. Người nọ nhờ người kia, dò dẫm, bằng lòng nhiệt tình, bằng cả sự tò mò vốn có của người đời, dì đã có được những dòng địa chỉ cần thiết để đưa tôi. Tôi rút ra rồi lại đút vào, lại rút ra. Người tôi run như lên cơn sốt. Tôi đã nghe dì kể, đã có nhũng linh cảm của thằng con trai năm năm thiếu cha trên đời, đã vẽ vời ra trong trí óc đủ mọi cảnh tượng, nhưng giờ khi chuẩn bị chạm vào sự thật, tôi cứ run lên như sắp sửa làm một điều gì phạm tội. Khi ánh nắng chói chang đã tỏa khắp thành phố, tôi mới dò dẫm theo con đường phía trước. Bà hàng nước, anh xe ôm đọc địa chỉ rồi chỉ cho tôi rất tận tình. Họ cũng chỉ biết ở khu ấy, nơi ấy, còn con người cụ thể ra sao, gia cảnh thế nào họ cũng chịu. Tôi bình tĩnh hơn phần nào để bước sau khi phải dừng lại để hít một hơi thật sâu. Dù sao tôi cũng không phải là một người yếu đuối. Ngõ nhỏ phả ra mùi thuốc bắc nồng nàn. Tôi hỏi thăm một người đàn bà đứng tuổi từ trong cửa hiệu vừa đi ra, bà gật gật, thêm cái chỉ tay, tôi bỗng dưng lạnh toát cả người. Giữa nắng hạ mà người như sốt rét. Và người đàn ông cao lớn vừa bước ra ngoài cửa hiệu thuốc bắc kia cũng chết sững khi đánh mắt về phía tôi. Tôi không phải là bản sao của cái bóng người cao lớn ấy đấy ư? Hai cha con chết lặng nhìn nhau, hai bóng người cũng đổ vào nhau theo ánh nắng chiếu. Nhưng ở giữa chúng tôi là một hố sâu hun hút. Sâu đến độ tôi không thể nào đủ can đảm để bước qua nói một đôi lời như dự định… Năm phút, mười phút… có lẽ là lâu hơn thế, bởi hình như thời gian ngưng lại. Máu trong tim tôi cũng như ngưng chảy, tôi không thể nào thở được… Một người phụ nữ thọt chân tập tễnh bước ra, quát xoen xoét:
- “Anh làm sao thế, bao nhiêu bệnh nhân đang chờ không vào phụ bố bốc thuốc là sao? Giời ơi là giời, chồng với chả con!”. Tôi quay người ngược nắng vụt chạy. Gió tràn vào mắt cay xè, nước mắt của thằng con trai hai mươi tuổi lần đầu tiên tuôn rơi. Tôi mất cha thật rồi. Mẹ đón tôi trên triền sông đầy nắng. Hình như bà tiều tụy hơn so với hôm tôi ra đi. Mắt mẹ thâm quầng vì không ngủ. Nhưng nụ cười lại nở trên môi mẹ: Mừng con trai đã trở về. Tôi bước lên bờ ngạc nhiên. Mẹ không hề hỏi tôi về chuyến đi, không hỏi tôi về câu trả lời mà trước khi đi tôi đã nói tôi sẽ mang về cho mẹ. Tôi nắm chặt bàn tay mẹ run lên mà không rõ là vì sao. Vài bông hoa gạo rực rỡ còn sót lại trong tiết trời tháng tư rơi xuống ngay dưới chân hai mẹ con. Bóng mẹ đổ dài trên dốc, bóng tôi cũng đổ dài theo mẹ. Không có khoảng cách, không có hố sâu vô hình ngăn cách. Tất cả là yêu thương. Giọng mẹ trầm hẳn lại: “Con đừng nói gì, mẹ đã có câu trả lời từ trước khi con muốn ra đi. Mẹ cũng biết con và dì Ba toan tính những gì. Nhưng ở đời, không cứ là phải hận thù nhau. Mẹ đã được ông ấy để lại tài sản vô giá nhất là con trên đời. Vì thế mẹ nghĩ mình nên cảm ơn ông ấy. Mẹ không đòi hỏi gì hơn…”. Nước mắt tôi rớt xuống, bàn chân xào xạo trên cát sỏi theo mẹ về nhà. Từ đó những buổi chiều có nắng, tôi hay ra gốc gạo bên bờ sông nhìn về phía hạ lưu, cứ miên man theo dòng nước chảy, theo ánh nắng hè lênh loang trên mặt sông mà chẳng biết để làm gì. Làm sao để tôi làm được như mẹ: sống không phải để hận thù?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI TẬP MÔN DU LỊCH SINH THÁI
54 p | 244 | 101
-
Đề tài "Tiềm năng phát triển du lịch khu vực miền núi và trung du Thanh Hóa"
29 p | 307 | 97
-
CHỨC NĂNG DU LỊCH
10 p | 1433 | 53
-
Phát triển du lịch bền vững thành phố Cần Thơ đến năm 2020
11 p | 134 | 17
-
Thị xã Sông Công - Điểm đến tour du lịch
5 p | 143 | 17
-
Vĩnh Phúc – miền đất giàu tiềm năng
6 p | 123 | 15
-
Những điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu qua sự đánh giá của du khách
10 p | 177 | 14
-
Ấn tượng dòng sông cổ Grand Canyon ở Mỹ
4 p | 59 | 8
-
Phát triển nhân lực ngành du lịch cho Đồng bằng sông Cửu Long: Nhận thức và những giải pháp
8 p | 115 | 7
-
Phát triển tiềm năng du lịch sinh thái tại Đồng Tháp (2020-2025)
4 p | 111 | 6
-
Khám phá thung lũng Orkhon (Mông Cổ)
3 p | 47 | 6
-
Sông Thao – một triền mơ…
5 p | 89 | 6
-
Dạo chơi bên sông Ahr (Đức): Tận hưởng thiên đường vang đỏ
5 p | 74 | 5
-
Chiêm ngưỡng 5 công trình “cô độc” nhất thế giới
6 p | 61 | 4
-
Độc đáo ngôi làng hoa văn ở Châu Phi
2 p | 38 | 4
-
Quyến rũ thành phố Hamburg – Đức
3 p | 69 | 4
-
Phát triển tiềm năng du lịch đường thủy trên sông An Cựu
8 p | 72 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn