JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0168<br />
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8A, pp. 79-86<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NĂNG LỰC BIÊN SOẠN, SỬ DỤNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ<br />
TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG<br />
<br />
Trịnh Thị Phương Thảo<br />
Khoa Toán, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
Tóm tắt. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và kết quả tìm hiểu thực tế về vấn đề sử dụng công<br />
nghệ thông tin và truyền thông, trong đó có vấn đề khai thác học liệu điện tử trong dạy học,<br />
bài báo tập trung phân tích, chỉ ra những yêu cầu mang tính sư phạm đối với học liệu điện<br />
tử và xác định rõ những năng lực thành tố cơ bản mà người giáo viên cần có để biên soạn,<br />
sử dụng học liệu điện tử trong dạy học một cách có hiệu quả.<br />
Từ khóa: Năng lực biên soạn học liệu điện tử, học liệu điện tử, sử dụng công nghệ thông<br />
tin và truyền thông trong dạy học.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) nhằm<br />
đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo đã đặt ra những yêu cầu đối với người<br />
giáo viên (GV) về năng lực sử dụng CNTT-TT trong dạy học [1, 4].<br />
Năng lực ứng dụng CNTT-TT vào dạy học bao gồm một số năng lực thành tố. Trong đó<br />
năng lực biên soạn, sử dụng học liệu điện tử (HLĐT) là một trong những năng lực đóng vai trò đặc<br />
biệt quan trọng [1, 3].<br />
Trong khuôn khổ bài báo này, tác giả xin được đề cập đến vấn đề năng lực biên soạn, sử<br />
dụng HLĐT trong dạy học của GV.<br />
<br />
2. Nội dung nhiên cứu<br />
2.1. Một số thuật ngữ liên quan đến năng lực biên soạn HLĐT<br />
- Khái niệm năng lực:<br />
Theo các chuyên gia, năng lực được hiểu theo nghĩa là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc<br />
tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó, là phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người<br />
khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao. Năng lực được bộc lộ trong<br />
hoạt động và gắn liền với một số kĩ năng tương ứng. Kĩ năng có tính cụ thể, riêng lẻ còn năng lực<br />
có tính tổng hợp, kết quả. Kĩ năng đạt mức thành thạo trở thành kĩ xảo, năng lực đạt mức cao thì<br />
được xem là tinh thông nghề nghiệp [4, 5].<br />
<br />
Ngày nhận bài: 7/8/2015. Ngày nhận đăng: 10/10/2015.<br />
Tác giả liên lạc: Trịnh Thị Phương Thảo, địa chỉ e-mail:<br />
<br />
<br />
<br />
79<br />
Trịnh Thị Phương Thảo<br />
<br />
<br />
- Đào tạo (học) điện tử (E-learning): Có thể hiểu là hình thức đào tạo dựa trên các phương<br />
tiện điện tử. Với sự phát triển internet và công nghệ WEB, ngày nay đào tạo điện tử được hiểu là<br />
đào tạo dựa trên máy tính và mạng máy tính với công nghệ WEB.<br />
- HLĐT (Course-ware): Bao gồm các tài liệu học tập được số hoá theo một cấu trúc, định<br />
dạng và kịch bản nhất định, được lưu trữ trên máy tính nhằm phục vụ việc dạy và học qua máy<br />
tính. Dạng thức số hoá có thể là văn bản, slide, bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, video số, các<br />
ứng dụng tương tác v.v... và cả những tài liệu hỗn hợp gồm các dạng thức nói trên. Số hoá ở đây<br />
được hiểu là việc sử dụng các thiết bị công nghệ số để chuyển đổi các hình thức tài liệu dưới dạng<br />
truyền thống sang dạng số để thông tin có thể được xử lí, lưu trữ và truyền phát qua các thiết bị kĩ<br />
thuật số và trên mạng.<br />
- Bài giảng điện tử: Là một tập hợp các HLĐT được tổ chức lại theo một kết cấu sư phạm<br />
để có thể cung cấp kiến thức và kĩ năng cho người học một cách hiệu quả thông qua sự trợ giúp<br />
của các phần mềm quản lí học tập (Learning Management System - LMS). Một bài giảng điện tử<br />
thường tương ứng với một môn học.<br />
- Mô đun bài giảng (Module): Có thể xem mỗi mô đun là một phần của bài giảng điện tử<br />
tương ứng với một đơn vị kiến thức. Việc xác định đơn vị kiến thức thường được tính theo một nội<br />
dung trọn vẹn cần cung cấp cho người học hoặc một nội dung được cung cấp theo một đơn vị thời<br />
gian học. Một mô đun thường được tính tương ứng với các chương mục trong bài giảng hoặc theo<br />
đơn vị một số tiết học nhất định.<br />
Trong phạm vi bài viết, chúng tôi quan niệm HLĐT là các tài liệu đã được số hoá phục vụ<br />
trực tiếp cho hoạt động dạy học, được khai thác thông qua các phương tiện điện tử. HLĐT chính<br />
là các sản phẩm đa phương tiện (Hình 1, 2).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. HLĐT dạng htlm Hình 2. HLĐT dạng slide sử dụng<br />
được đưa lên trang web qua điện thoại di động<br />
<br />
<br />
<br />
80<br />
Năng lực biên soạn, sử dụng học liệu điện tử trong dạy học ở trường phổ thông<br />
<br />
<br />
2.2. Những yêu cầu đối với học liệu điện tử<br />
Ngoài các chuẩn về công nghệ, HLĐT phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:<br />
(1) Có khả năng thích ứng sư phạm cao:<br />
Nội dung, hình thức, cơ chế tương tác của HLĐT phải hoàn toàn phù hợp với nội dung,<br />
chương trình, SGK phổ thông và các PPDH. HLĐT vừa phải đáp ứng được nhu cầu của số đông<br />
học sinh (HS) đại trà vừa phải thích ứng được với những đòi hỏi riêng của từng cá nhân HS.<br />
(2) Cung cấp khả năng truy cập linh hoạt:<br />
HLĐT phải cho phép người dùng truy cập từ bất kì một vị trí nào sau khi đã kết nối vào<br />
hệ thống qua mạng internet, dễ dàng đọc, download HLĐT về máy tính, điện thoại di động thông<br />
minh (ĐTDĐ) cũng như chia sẻ, chuyển đến những người có nhu cầu.<br />
(3) Đảm bảo khả năng phổ cập:<br />
Việc sử dụng HLĐT không quá đòi hỏi về phần cứng cũng như phần mềm. Có thể sử dụng,<br />
cập nhật và phát triển HLĐT với nhiều loại máy tính, ĐTDĐ khác nhau trên nền các hệ điều hành<br />
khác nhau.<br />
(4) Đảm bảo khả năng thích ứng công nghệ:<br />
HLĐT phải có khả năng kế thừa và thích ứng. Khi công nghệ thay đổi, ta vẫn có thể khai<br />
thác HLĐT hoặc có cập nhật thì cũng không quá phức tạp.<br />
<br />
2.3. Quan điểm về học liệu điện tử trong dạy học<br />
Trong việc học, đặc biệt là tự học vai trò của SGK, sách tham khảo, tài liệu hướng dẫn ôn<br />
tập đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với học sinh (HS). Chúng tôi đã tìm hiểu ý kiến về<br />
hình thức tài liệu hỗ trợ học của 292 HS lớp 12 trường THPT Chuyên Thái Nguyên và thu được<br />
kết quả như trong Bảng 1.<br />
<br />
Bảng 1. Ý kiến của HS về tài liệu hướng dẫn tự học<br />
<br />
Hình thức tài liệu Số ý kiến chọn Tỉ lệ (%)<br />
<br />
Trình bày đầy đủ lí thuyết như SGK, sau đó<br />
10 3,42<br />
có các ví dụ minh họa<br />
Hệ thống hóa một cách có chọn lọc lí thuyết,<br />
22 7,5<br />
sau đó có các ví dụ minh họa<br />
Hệ thống hóa lí thuyết kèm các ví dụ minh<br />
47 16,09<br />
họa và bài tập để tự rèn luyện<br />
Hệ thống hóa lí thuyết một cách có chọn lọc<br />
kèm các ví dụ minh họa, bài tập để tự rèn<br />
165 56,5<br />
luyện và các đề kiểm tra trắc nghiệm cả về<br />
lí thuyết và kết quả giải bài tập<br />
Hệ thống lí thuyết, bài tập theo các chủ đề như<br />
48 16,43<br />
các sách luyện thi ĐH, CĐ<br />
<br />
Nhận xét: Đối với HS lớp 12, trước các kì thi, đặc biệt là kì thi tuyển sinh đại học, cao đẳng<br />
nên việc học đã được các em xác định rõ động cơ. Trong quá trình học, tiếp xúc với nhiều tài liệu<br />
<br />
81<br />
Trịnh Thị Phương Thảo<br />
<br />
<br />
tham khảo trên thị trường sách, đa số các HS đều cho rằng tài liệu hỗ trợ tự học tốt nhất là được<br />
biên soạn ở dạng: Hệ thống hóa lí thuyết một cách có chọn lọc kèm các ví dụ minh họa, bài tập để<br />
tự rèn luyện và các đề kiểm tra trắc nghiệm cả về lí thuyết và kết quả giải bải tập.<br />
Trong quá trình học tập, ngoài việc bổ sung, hệ thống hóa hệ thống kiến thức cơ bản, thời<br />
gian chủ yếu, HS sẽ dành cho việc giải bài tập. Qua thăm dò cho thấy HS rất cần những tài liệu<br />
hướng dẫn mang tính sư phạm cao (Bảng 2).<br />
<br />
Bảng 2. Ý kiến HS về cấu trúc hệ thống bài tập hỗ trợ tự học<br />
Cấu trúc hệ thống bài tập Số ý kiến chọn Tỉ lệ (%)<br />
Mỗi dạng bài tập đều có một số bài có lời giải hoàn chỉnh<br />
7 2,29<br />
và các đề bài tập tương tự<br />
Mỗi dạng bài tập đều có một số bài có lời giải hoàn chỉnh,<br />
15 5,13<br />
một số bài có gợi ý hướng giải và các đề bài tập tương tự<br />
Mỗi dạng bài tập đều có tóm tắt các lí thuyết liên quan, một<br />
số bài có lời giải hoàn chỉnh, một số bài có gợi ý hướng giải 37 12,67<br />
và các đề bài tập tương tự<br />
Mỗi dạng bài tập đều có tóm tắt các lí thuyết liên quan, một<br />
số bài có lời giải hoàn chỉnh, một số bài có gợi ý hướng giải<br />
233 79,7<br />
và các đề bài tập tương tự kèm theo đáp số (ở dạng câu hỏi<br />
trắc nghiệm để tự kiểm tra độ chính xác của lời giải)<br />
<br />
Nhận xét: Việc hầu hết HS đều cho rằng hệ thống bài tập cần được thiết kế dưới hình thức<br />
mỗi dạng bài tập đều có tóm tắt các lí thuyết liên quan, một số bài có lời giải hoàn chỉnh, một số<br />
bài có gợi ý hướng giải và các đề bài tập tương tự kèm theo đáp số ở dạng câu hỏi trắc nghiệm để<br />
tự kiểm tra độ chính xác của lời giải, theo chúng tôi, lí do cơ bản là hệ thống bài tập dạng này phù<br />
hợp với quá trình tự học của HS.<br />
<br />
Bảng 3. Ý kiến HS về học liệu điện tử hỗ trợ tự học<br />
<br />
Học liệu điện tử Ý kiến chọn Tỉ lệ (%)<br />
<br />
Văn bản tĩnh (như một bản chụp SGK) 0 0<br />
Văn bản tĩnh được trình bày dưới dạng cây,<br />
cần xem nội dung nào thì kích hoạt kết nối 7 6,9<br />
chuyển đến nội dung đó<br />
Văn bản có kèm theo sơ đồ, hĩnh vẽ tĩnh được<br />
trình bày dưới dạng cây, cần xem thông tin nội<br />
14 13,3<br />
dung nào thì kích hoạt kết nối (Hyperlink) để<br />
chuyển đến nội dung đó<br />
Dạng web động: Ngoài văn bản theo sơ đồ,<br />
hĩnh vẽ. . . tĩnh thì còn có các hình vẽ, mô hình<br />
động cho phép tương tác, nhập thêm thông 84 79,8<br />
tin. . . và người sử dụng sẽ nhận được thông<br />
tin phản hồi khi tương tác với văn bản<br />
<br />
<br />
82<br />
Năng lực biên soạn, sử dụng học liệu điện tử trong dạy học ở trường phổ thông<br />
<br />
<br />
Trong tự học, HS là chủ thể và là người trực tiếp tương tác với nguồn HLĐT để hoàn thành<br />
nhiệm vụ tự học. Chúng tôi đã trao đổi, thăm dò ý kiến của 51 GV, 105 HS trường Chuyên Thái<br />
Nguyên về các tiêu chí liên quan (Bảng 3).<br />
Ngoài việc nghiên cứu nhu cầu của 105 HS lớp 12 trường THPT Chuyên Thái Nguyên HS,<br />
chúng tôi cũng tham khảo ý kiến của đội ngũ GV để có thêm thông tin trong quá trình thiết kế<br />
HLĐT hỗ trợ HS tự học (Bảng 4).<br />
<br />
Bảng 4. Ý kiến của GV về trang web hỗ trợ HS tự học<br />
Ý kiến GV<br />
Các tiêu chí Rất cần Cần Không cần<br />
SL % SL % SL %<br />
Nội dung trang web được quản lí bởi các nhà<br />
3 7,5 10 25 27 67,5<br />
quản trị, GV, HS chỉ có thể tra cứu<br />
Có cấu trúc mở, theo phân quyền GV có thể cập<br />
18 45,0 13 32,5 9 22,5<br />
nhật nội dung<br />
Tích hợp các đề kiểm tra dạng trắc nghiệm 38 95,0 2 5,0 0 0,0<br />
Có diễn đàn (forum) để HS trao đổi về nội dung,<br />
26 40,0 11 27,5 3 7,5<br />
kết quả tự học với nhau<br />
Tích hợp nhiều bài hát, film. 2 5,0 8 20,0 30 75,0<br />
Lưu được quá trình truy cập, trả lời các câu hỏi,<br />
36 90,0 2 5,0 2 5,0<br />
bài tập trắc nghiệm của mỗi HS<br />
Hình thức sinh động, thân thiện 34 85,0 5 12,5 1 2,5<br />
<br />
<br />
Kết quả điều tra cho thấy, GV và HS đều chú ý đến tính động và khả năng tương tác với nội<br />
dung của HLĐT, việc tích hợp truyền thụ tri thức với kiểm tra đánh giá kết quả tự học, cho phép<br />
kết hợp việc tự học của cá nhân HS với việc tự học theo nhóm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. HLĐT tích hợp mô hình động, HS có thể tương tác trực tiếp<br />
<br />
<br />
83<br />
Trịnh Thị Phương Thảo<br />
<br />
<br />
2.4. Năng lực biên soạn sử dụng học liệu điện tử<br />
Loại bỏ các năng lực liên quan đến những yếu tố chuyên sâu về công nghệ. Qua tìm hiểu<br />
hơn 260 GV, theo chúng tôi đối với một người GV năng lực biên soạn, sử dụng HLĐT được biểu<br />
hiện qua một số kĩ năng cơ bản sau:<br />
* Năng lực biên soạn HLĐT<br />
Năng lực biên soạn HLĐT của người GV phổ thông ngoài việc làm chủ các tính năng của<br />
hệ soạn thảo văn bản thì được thể hiện qua việc người GV đó nắm được kiến thức và có các kĩ<br />
năng cơ bản sau:<br />
- Vận dụng đúng các nguyên tắc biên soạn HLĐT<br />
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, chúng tôi cho rằng ba nguyên tắc cơ bản cho việc<br />
biên soạn HLĐT là: Đảm bảo tính trực quan; Đảm bảo tính vừa sức; Đảm bảo sự: thống nhất giữa<br />
mục tiêu, nội dung và PPDH.<br />
- Thực hiện đúng quy trình thiết kế bài giảng.<br />
Chúng tôi cho rằng để biên soạn HLĐT, cần phải thực hiện các bước theo quy trình sau:<br />
Xác định mục tiêu bài học; Phân tích lôgíc nội dung bài học; Xây dựng và sưu tầm tư liệu phù hợp<br />
với nội dung dạy học cụ thể; Thiết kế nội dung trên các trang trình chiếu, dự kiến hoạt động dạy<br />
và hoạt động học và hoàn thiện bài giảng.<br />
- Làm chủ các kĩ thuật định dạng văn bản, không lạm dụng<br />
Để có một HLĐT đảm bảo mĩ thuật, phù hợp với nội dung bài học, nêu bật được trọng tâm,<br />
thu hút được sự chú ý của HS, GV phải nắm được tính năng của các hệ soạn thảo trong các khâu<br />
quan trọng sau: Thực hiện định dạng kí tự; Lựa chọn mầu sắc; Thiết kế bố cục (dàn trang); Sử<br />
dụng hiệu ứng một cách hợp lí có hiệu quả.<br />
- Xác định dạng thông tin phù hợp với nội dung tri thức<br />
Mỗi một tài liệu HLĐT là một sản phẩm đa phương tiện nên thành phần của HLĐT rất đa<br />
dạng, chẳng hạn như văn bản, sơ đồ, hình vẽ, biểu bảng, ảnh, âm thanh, video... Như vậy GV cần<br />
phải xác định được thông tin này nên biểu đạt ở dạng nào.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. HLĐT dưới dạng sổ tay toán học để HS tra cứu<br />
<br />
84<br />
Năng lực biên soạn, sử dụng học liệu điện tử trong dạy học ở trường phổ thông<br />
<br />
<br />
* Năng lực sử dụng HLĐT<br />
Năng lực sử dụng HLĐT của người GV phổ thông được thể hiện qua việc người GV đó nắm<br />
được kiến thức và có các kĩ năng cơ bản sau:<br />
- Phân phối thời gian sử dụng HLĐT hợp lí:<br />
GV biết làm chủ bài giảng, thời gian để: Sử dụng HLĐT dạy một nội dung ngắn; Sử dụng<br />
HLĐT để dạy học trọn vẹn một nội dung; Sử dụng HLĐT dạy trọn vẹn một tiết học. . .<br />
- Khả năng vận dụng các phương pháp dạy học với sử dụng HLĐT:<br />
GV có các khả năng: Sử phương pháp thuyết trình với HLĐT; Sử dụng phương pháp đàm<br />
thoại với HLĐT; Sử dụng HLĐT trong dạy học hợp tác; Sử dụng HLĐT để hỗ trợ HS tự học.<br />
- Khai thác được các yếu tố nổi trội của CNTT-TT:<br />
Khai thác các mô hình: Việc sử dụng các mô hình trực quan sinh động trên máy tính (đặc<br />
biệt là các mô hình động, có thể tương tác được) có ưu thế vượt trội so với các đồ dùng dạy học<br />
trực quan truyền thống. Tuy nhiên nó chỉ thực sự có hiệu quả khi GV có kĩ năng sử dụng các mô<br />
hình động để tạo môi trường để phát hiện các tính chất, các mối quan hệ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. HLĐT dạng slide GV sử dụng giảng bài ở lớp học truyền thống<br />
<br />
Bước đầu có kĩ năng khai thác một số yếu tố của E-Learning; M-Learning; B-Learning<br />
trong dạy học.<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Phân tích các năng lực thành tố của năng lực biên soạn, sử dụng HLĐT trong dạy học chúng<br />
tôi cho rằng những năng lực đơn giản đã được hình thành từ khi người GV còn học ở trường THPT,<br />
giai đoạn học tập ở trường sư phạm sẽ đảm nhiệm việc hình thành một cách cơ bản mang tính hệ<br />
thống các năng lực cần thiết và cũng có những năng lực chỉ thực sự được hoàn thiện khi người GV<br />
tham gia giảng dạy ở trường phổ thông.<br />
Việc xác định rõ những năng lực thành tố của năng lực biên soạn, sử dụng HLĐT trong dạy<br />
học sẽ là cơ sở khoa học giúp chúng ta đưa ra được các nội dung và biện pháp phù hợp để hình<br />
thành, phát triển những năng lực này cho GV, sinh viên các trường sư phạm.<br />
<br />
<br />
85<br />
Trịnh Thị Phương Thảo<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1] Trịnh Thanh Hải, Trần Việt Cường, Trịnh Thị Phương Thảo, 2013. Ứng dụng tin học dạy học<br />
toán. Nxb Giáo dục.<br />
[2] Trịnh Thị Phương Thảo, Nguyễn Danh Nam, 2014. A model for using mobile phones in<br />
teaching and learning mathematics. Proceedings of the 7th International Conference on<br />
Educational Reform, Đại học Huế, pp. 468-473.<br />
[3] Adrian Oldknow, Carot Knights, 2011. Mathematics education with digital technology. Great<br />
Britain.<br />
[4] L. Limon, 2014. Competency - Based Education Explained. Salem Community Charter<br />
School.<br />
[5] W. Westera, 2001. Competences in Education: A confusion of tongues. Journal of Curriculum<br />
Studies, 33 (1), 75-78.<br />
<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Editorial capacity and using electronic learning materials in teaching at high schools<br />
On the basis of theoretical research and practical findings on the issue of using information<br />
and communications technology regarding electronic learning materials in teaching, this article<br />
focuses on analyzing, pointing out the requirements and pedagogy for e-learning materials and<br />
defining the basic capacity component that teachers need to compile and use e-learning materials<br />
to teach in an effective way.<br />
Keyword: Editorial capacity, electronic learning materials, electronic learning materials,<br />
using information technology and telecommunications in teaching.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
86<br />