intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Năng lực số của sinh viên và các nhân tố ảnh hưởng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này mô tả nhận thức của sinh viên về năng lực số của họ và khám phá tác động của các yếu tố cá nhân sinh đến năng lực số bằng cách sử dụng dữ liệu mẫu khảo sát từ 793 sinh viên đại học Kinh tế, Đại học Huế dựa trên khung năng lực số Digcomp. Kết quả cho thấy nhận thức của sinh viên về năng lực số liên quan đến năng lực thông tin và dữ liệu, giao tiếp và cộng tác cũng như đảm bảo an toàn là khá tích cực. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Năng lực số của sinh viên và các nhân tố ảnh hưởng

  1. NĂNG LỰC SỐ CỦA SINH VIÊN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG Nguyễn Ngọc Nam, Lê Tô Minh Tân, Trần Thái Hoà Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Email: nnnam@hce.edu.vn Tóm tắt: Nghiên cứu này mô tả nhận thức của sinh viên về năng lực số của họ và khám phá tác động của các yếu tố cá nhân sinh đến năng lực số bằng cách sử dụng dữ liệu mẫu khảo sát từ 793 sinh viên đại học Kinh tế, Đại học Huế dựa trên khung năng lực số Digcomp. Kết quả cho thấy nhận thức của sinh viên về năng lực số liên quan đến năng lực thông tin và dữ liệu, giao tiếp và cộng tác cũng như đảm bảo an toàn là khá tích cực. Kết quả cũng cho thấy các yếu tố như giới tính, niên khoá, đào tạo về CNTT và TT có tác động đến cảm nhận về mức độ năng lực số của sinh viên trong khi các yếu tố khác như khoa, khu vực thường trú chưa cho thấy sự ảnh hưởng. Từ khoá: Năng lực số; sinh viên; Digcomp STUDENTS' DIGITAL COMPETENCE AND FACTORS AFFECTING Abstract: The study investigates undergraduate students' perceptions and the impact of personal factors on digital competence using a survey-based investigation of 793 students from University of Economics, Hue University and the Digcomp framework. Results suggest that students' perceptions of digital competence in areas such as information and data, communication and collaboration, and safety are predominantly positive. The study also highlights the significant influence of personal factors like gender, academic years, and ICT training on students' perceptions of digital competence. However, factors such as faculty and area of residence do not have a significant impact. Keywords: Digital competence; students; Digcomp 1. Giới thiệu Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đã và đang thâm nhập nhanh vào tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người. Sự gia tăng về quy mô và tốc độ số hóa dẫn đến nhu cầu tăng cường và tập trung vào các kỹ năng liên quan đến kỹ thuật số. Vấn đề về năng lực số (cách viết ngắn gọn của năng lực kỹ thuật số) đã trở nên cực kỳ quan trọng sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đại dịch toàn cầu liên quan đến vi-rút corona (COVID-19) vào ngày 11 tháng 3 năm 2020. Kể từ đó, các hoạt động giáo dục và học tập truyền thống đã bị gián đoạn và đã chuyển sang mô hình giáo dục trực tuyến (Schleicher, 2020). Với sự lan rộng của dịch bệnh, công nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu của giáo dục, và các kỹ năng số là một phần không thể thiếu của giáo dục trực tuyến. Trong bối cảnh này, tầm quan trọng của năng lực số của người học ở các cấp học khác nhau đã được chứng minh rõ ràng trên toàn thế giới. (Portillo.J và cộng sự, 2020) 480
  2. Các quốc gia và tổ chức trên toàn thế giới đang nỗ lực để đảm bảo chất lượng giáo dục và đạt được các mục tiêu phát triển vững của Liên hợp quốc. Liên minh Châu Âu đã đưa ra kế hoạch hành động về giáo dục số (2021-2027) nhằm thúc đẩy phát triển hệ sinh thái giáo dục số hiệu quả cao và nâng cao kỹ năng và năng lực số để đáp ứng với quá trình chuyển đổi số (EU, Digital Education Action Plan. 2020). Báo cáo về chuyển đổi số ở các nước thành viên của ASEAN đã khẳng định rằng, các chính phủ cần hành động để thích ứng với những tác động từ chuyển đổi số đến nền kinh tế, trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến giáo dục, đào tạo năng lực số nhằm đáp ứng những thay đổi trong nhu cầu về nhân lực của các tổ chức, doanh nghiệp (J. Change & Huynh, 2016). Báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế cho thấy, Việt Nam là nước bị ảnh hưởng nhất trong khối ASEAN về lao động việc làm do chuyển đổi số, với 70% người lao động ở các ngành nghề cơ bản bị ảnh hưởng (J. Change & Huynh, 2016). Bối cảnh này đặt ra cho giáo dục đại học Việt Nam một thách thức lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng thích ứng và làm chủ công nghệ trong tiến trình chuyển đổi số của nền kinh tế. Chính sách phát triển nguồn nhân lực trong Nghị quyết 52 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nội dung giáo dục kỹ năng số, đổi mới cách dạy và học trên cơ sở áp dụng công nghệ số, khuyến khích các mô hình giáo dục, đào tạo mới dựa trên các nền tảng số, thực hiện theo lộ trình phổ cập kỹ năng số (Nghị quyết 52-NQ/TW, 2019). Ngày 15/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 942/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, trong đó khẳng định quyết tâm thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc, phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số, với mục tiêu xây dựng chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 càng khẳng định vai trò của công nghệ, đòi hỏi ngành Giáo dục phải thay đổi cách dạy học, trang bị các kĩ năng số cần thiết cho sinh viên. Năng lực thông tin được coi là một trong những thành tố quan trọng góp phần tạo lập năng lực tự học suốt đời của mỗi cá nhân trong bối cảnh xã hội thông tin và nền kinh tế số (Đỗ Văn Hùng và cộng sự, 2018). Trong nền giáo dục hiện nay, khả năng làm chủ các phương tiện CNTT - TT để từ đó hình thành nên năng lực công nghệ số của sinh viên đóng vai trò vô cùng quan trọng (Nguyễn Tấn Đại, & Marquet P, 2019). Năng lực số của sinh viên là yếu tố quan trọng trong mô hình học tập mới và cũng là sự chuẩn bị cho cuộc sống học tập và sự nghiệp sau này. Sinh viên có năng lực số cao hơn có khả năng tham gia học tập tốt hơn và say mê học tập hơn (Bergdahl và cộng sự, 2020). Việc phát triển năng số là một phần quan trọng của học tập suốt đời và là mối quan tâm của các trường đại học và tổ chức giáo dục đại học trên toàn thế giới (Stephanie và cộng sự, 2017). Nghiên cứu này phân tích thực trạng năng lực số của sinh viên thông qua cảm nhận của họ về các khía cạnh năng lực số sử dụng mô hình Khung năng lực số của Uỷ ban Châu Âu (Digcomp 2.0). Trên cơ sở đó, nghiên cứu sẽ khám phá xem liệu các yếu tố cá nhân (Giới tính, ngành học, niên khoá, vùng miền, lịch sử đào tạo về CNTT) có ảnh hưởng đến các khía cạnh năng lực số hay không? 481
  3. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Năng lực số Năng lực số là một khái niệm rộng được đưa vào các tài liệu chính sách, các nghiên cứu và ngày càng được chú trọng trong giáo dục đại học. Có nhiều khái niệm khác nhau về năng lực số, đây là một khái niệm rộng (Gudmundsdottir và cộng sự 2020). Năng lực số được định nghĩa là tập hợp kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết khi sử dụng công nghệ số để tối ưu hóa hiệu quả cuộc sống hàng ngày của chúng ta (Ferrari, A. 2012). Năng lực số cũng là một trong tám kỹ năng sống chính (Uỷ ban Châu ÂU) và được định nghĩa là sử dụng và tham gia tự tin, có phản biện và có trách nhiệm với các công nghệ số để học tập, làm việc và tham gia vào xã hội (European Commission, 2019). Năng lực số còn được hiểu là kỹ năng về nhận thức, thái độ và công nghệ giúp giải quyết nhiều vấn đề và thách thức trong xã hội tri thức ngày nay (Janssen, J và cộng sự, 2013). Năng lực số không chỉ liên quan đến các kỹ năng số mà còn cả các khía cạnh xã hội và cảm xúc khi sử dụng các thiết bị kỹ thuật số và các công nghệ liên quan. Sự cùng tồn tại của các khía cạnh ở cấp độ kỹ thuật, nhận thức và đạo đức, và sự tích hợp các kỹ năng liên quan trong các khía cạnh này, được nhấn mạnh khi đề cập đến năng lực số (Calvani và cộng sự, 2008). Nhìn chung, trong xã hội ngày nay có một lượng thông tin khổng lồ đang tồn tại dưới dạng số và mỗi cá nhân cần có khả năng phân tích hợp lý, tư duy phản biện để đánh giá chúng và nắm bắt được cách thức sử dụng các công cụ số trong việc chia sẽ thông tin, phục vụ nghiên cứu và biểu đạt bản thân (Trần Đức Hoà, 2021) Trong lĩnh vực giáo dục, năng lực số được xem là một khả năng cần có, cùng với việc có nền tảng lý thuyết vững chắc, khả năng nghiên cứu và thử nghiệm để áp dụng kiến thức, thái độ và kỹ năng cần thiết vào việc lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và xem xét liên tục các quy trình dạy và học được hỗ trợ bởi CNTT - TT (From, J, 2017). Cộng đồng sư phạm đã nhận ra tầm quan trọng của năng lực số đối với việc giảng dạy và học tập, và coi nó là cần thiết để giải quyết nhiều vấn đề trong quá trình này (Urdín và cộng sự, 2017). Trung tâm nghiên cứu chung (JRC) đã phát triển một khung năng lực số dành cho các tổ chức giáo dục (DigcompOrg), giúp các tổ chức này tích hợp học tập số một cách có hệ thống từ góc độ giảng dạy, công nghệ và tổ chức (Kampylis và cộng sự, 2015). Đối với giáo viên, năng lực số có nghĩa là sử dụng CNTT - TT với phương pháp giảng dạy tốt, hiểu biết về CNTT - TT và nhận thức được tầm quan trọng của việc này đối với chiến lược học tập và hình thành giáo dục của học sinh (Krumsvik, 2007). Năm 2017, khung năng lực số dành cho giáo viên (DigcompEdu) đã được xuất bản, chỉ ra sáu lĩnh vực năng lực mà giáo viên cần phát triển để đáp ứng yêu cầu (Redecker, C, 2017). Hiện nay, sinh viên và người học nói chung đang trưởng thành trên nền tảng công nghệ hiện đại (Prensky, M. 2007). Sinh viên ngày nay có khả năng tạo ra và quản lý nội dung, thông tin, điều khiển các công cụ truyền thông, và giải quyết các vấn đề công nghệ, làm cho họ trở nên có năng lực và cạnh tranh hơn trong việc đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay (Eger và cộng sự, 2018). Thêm vào đó, dịch bệnh COVID-19 đã thúc đẩy sự đổi mới trong giáo dục, ảnh hưởng đáng kể đến mô hình học tập và triết lý giảng dạy. Với vai trò 482
  4. chủ thể chính trong giáo dục, sinh viên cần được trang bị kỹ năng số để đối phó với những thách thức mới (Toquero, C. M, 2020). Tuy nhiên, hầu hết sinh viên không có đủ trình độ kỹ năng số cần thiết (Cabezas González và cộng sự, 2017). Công nghệ vẫn chưa được tích hợp tốt nhất vào quá trình giảng dạy trong lớp học hoặc trực tuyến. Mặc dù một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sinh viên có một số khả năng được ghi nhận tích cực trong các lĩnh vực kỹ năng số, nhưng vẫn còn một chặng đường dài trước khi họ có thể hoàn toàn thành thạo. 2.1.2. Khung năng lực số Digcomp Trong những năm gần đây, năng lực số trong lĩnh vực giáo dục đã được đánh giá theo các khía cạnh khác nhau từ nhiều quan điểm khác nhau (Zhao và cộng sự, 2021). Khung năng số Châu Âu (Digcomp) được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ quy hoạch chiến lược và lập chính sách, phát triển các sáng kiến giáo dục và đào tạo và đánh giá năng lực số của các đối tượng (Vuorikari và cộng sự, 2016). Ủy ban Châu Âu lần đầu tiên đề xuất khung năng lực số Digcomp vào năm 2013 như một định hướng về cách sử dụng và sửa đổi năng lực số, xác định các yếu tố chính của năng lực số gốm kiến thức, kỹ năng và thái độ liên quan đến năng lực số. Năm 2016, phiên bản Digcomp 2.0 được ra mắt để đáp ứng các yêu cầu mới nảy sinh do sự phát triển nhanh chóng của việc số hóa trong tất cả các lĩnh vực của xã hội. Trong phiên bản này các khía cạnh năng lực, mô tả năng lực đã được cập nhật. DigComp 2.0 bao gồm 21 năng lực trong 05 nhóm khía cạnh năng lực: (1) Năng lực về thông tin và dữ liệu; (2) Năng lực giao tiếp và hợp tác; (3) Năng lực sáng tạo nội số; (4) Năng lực đảm bảo an toàn; và (5) Năng lực giải quyết vấn đề. Phiên bản Digcomp 2.1 đã thêm tám cấp độ đo lường về năng lực và các ví dụ sử dụng mới. Bảng 1. So sánh các phiên bản của Khung năng lực số của Châu Âu Digcomp 1.0 Digcomp 2.0 Digcomp 2.1 1.1. Duyệt, tìm kiếm Dựa trên các và lọc dữ liệu, thông chiều từ 1.1. Duyệt, tìm kiếm tin và nội dung số Digcomp và lọc thông tin 1.Năng lực 1.2. Đánh giá dữ liệu, 2.0, đã được 1.Thông tin 1.2.Đánh giá thông tin thông tin và thông tin và nội dung thêm và cập dữ liệu số nhật tám cấp 1.3.Lưu trữ và truy độ thành thạo xuất thông tin 1.3. Quản lý dữ liệu, cho mỗi thông tin và nội dung trong 21 số năng lực và 2.1. Tương tác qua 2.1. Tương tác qua ví dụ về việc công nghệ công nghệ số sử dụng tám cấp độ thành 2.2. Chia sẻ thông tin 2.Giao tiếp 2.2. Chia sẻ qua công 2.Giao tiếp thạo được áp và nội dung và cộng tác nghệ số dụng vào 2.3. Tham gia vào 2.3. Thực hiện vai trò, kịch bản học công dân trực tuyến quyền lợi công dân tập và việc 483
  5. 2.4. Hợp tác qua các qua công nghệ số làm trong 21 kênh kỹ thuật số năng lực. 2.4. Hợp tác qua công 2.5. Văn hóa ứng xử nghệ số trên mạng 2.5. Văn hóa ứng xử 2.6. Quản lý danh tính trên mạng kỹ thuật số 2.6. Quản lý danh tính số hóa 3.1. Phát triển nội 3.1. Phát triển nội dung số hóa dung 3.2. Tích hợp và tái sản xuất 3.Sáng tạo 3.2. Tích hợp và tái 3.Sáng tạo chế nội dung số hóa nội dung kỹ nội dung 3.3. Bản quyền và giấy thuật số 3.3. Bản quyền và phép giấy phép 3.4. Lập trình 3.4. Lập trình 4.1. Bảo vệ thiết bị 4.1. Bảo vệ thiết bị 4.2. Bảo vệ dữ liệu cá 4.2. Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng 4.An toàn nhân 4.An toàn tư 4.3. Bảo vệ sức 4.3. Bảo vệ sức khỏe khỏe và tinh thần 4.4. Bảo vệ môi trường 4.4. Bảo vệ môi trường 5.1. Giải quyết các vấn 5.1. Giải quyết các đề kỹ thuật vấn đề kỹ thuật 5.2. Xác định nhu cầu 5.2. Xác định nhu cầu 5.Giải và phản hồi công nghệ 5.Giải và phản hồi công nghệ quyết vấn quyết vấn đề 5.3. Đổi mới và sáng đề 5.3. Sáng tạo sử dụng tạo sử dụng công nghệ công nghệ số 5.4. Xác định khoảng 5.4. Xác định khoảng cách năng lực số cách năng lực số Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Chung (JRC), Uỷ ban Châu Âu Năm khía cạnh năng lực số và 21 năng lực cụ thể được xác định trong mô hình DigComp 2.0 cung cấp sự hiểu biết sâu sắc về năng lực số được yêu cầu trong xã hội hiện đại ngày nay (Kluzer, S., & Rissola, G, 2015). Trong mỗi khía cạnh năng lực số, có một loạt các năng lực cụ thể liên quan đến nó. Trong mỗi năng lực cụ thể này, kiến thức chuyên môn, kỹ năng, thái độ, là những thành phần chính. Mặt khác, cũng có sự trùng lặp và liên quan chéo rất lớn giữa các khía cạnh 484
  6. năng lực. Điều quan trọng cũng cần nhấn mạnh là khung DigComp không có tính chỉ định (phải tuân theo), mà mang tính chất là “mô tả” và tính mô tả này có thể giúp thích nghi với nhu cầu cụ thể của nhóm mục tiêu. Việt Nam hiện đang trong quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ, nhưng so với các khung năng lực số Châu Âu đã được thiết lập có hệ thống và được điều chỉnh nhiều lần, hiện tại chưa có khung chính thức để đánh giá năng lực số của sinh viên châu Á nói chung cũng như sinh viên Việt Nam nói riêng được phát hành rộng rãi. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khung năng lực số châu Âu vào bối cảnh hệ thống giáo dục Việt Nam và dựa trên Digcomp 2.0 để khám phá năng lực số của sinh viên tại trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Công cụ khảo sát Dựa trên 05 khía cạnh năng lực và 21 năng lực cụ thể của khung Digcomp 2.0, chúng tôi đã thiết kế bảng hỏi bao gồm tất cả các mục được xem là cần thiết để đáp ứng các mục tiêu của nghiên cứu. Các đặc điểm và tính hợp lệ của bảng câu hỏi đã được kiểm tra thông qua các cuộc thảo luận với các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu. Sau đó, bảng câu hỏi được xem xét lại theo các khuyến nghị của các chuyên gia. Độ tin cậy của công cụ đã được đo lường với hệ số Cronbach Alpha đạt 0,978, đại diện cho mức độ tin cậy rất cao. Bảng 2. Các thành phần của bảng hỏi Thông tin cá nhân Tuổi; giới tính; khu vực cư trú; Khoa, Niên khoá Sự đáp ứng về nguồn lực Kết nối thiết bị với Internet; mạng máy tính trường công nghệ học và thiết bị sở hữu. Tần suất kết nối với Internet; Thiết bị kết nối và Tiềm năng phát triển năng lực số mục đích sử dụng các công cụ CNTT. Đào tạo trước đó về việc sử dụng CNTT và sự tiếp Lịch sử đào tạo liên quan đến nhận năng lực số; các cách tiếp cận để cải thiện CNTT và số hóa năng lực số; tham gia lớp học trực tuyến và mức độ sử dụng máy tính. Năng lực thông tin và dữ liệu; Năng lực giao tiếp và Cảm nhận về năng lực số hợp tác; Năng lực sáng tạo nội dung số; Năng lực của cá nhân đảm bảo an toàn và năng lực giải quyết vấn đề. Thái độ Thái độ đối với CNTT Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2023 Các câu hỏi được đặt dưới dạng câu hỏi đóng hoặc trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng để sinh viên đánh giá, cảm nhận về các khía cạnh năng lực số của bản thân. 485
  7. 2.2.2. Chọn mẫu và thu thập số liệu Dữ liệu được thu thập trong học kỳ 2 năm học 2022 - 2023. Bảng câu hỏi được thiết kế trên nền tảng Google Form và được phân phối cho sinh viên thông qua việc chia sẻ trên các nền tảng khác nhau - MS Team, Facebook, Group Mail. Theo công thức, Slovin (1984), với quy mô hiện tại khoảng 8000 sinh viên, chọn mức sai số cho phép là 0.05 thì cỡ mẫu tối thiểu cần là 380 sinh viên. Kết quả khảo sát quả thu về được 805 lượt phản hồi của sinh viên hệ chính quy đang học tại trường. Sau quá trình tiền xử lý dữ liệu, có 793 phiếu trả lời được lựa chọn để đưa vào phân tích chính thức. Có 78,6% đối tượng được khảo sát là nữ trong khi nam chỉ chiếm 21,4 %, đây cũng là một tỷ lệ phù hợp với kết cấu theo giới tính của sinh viên trường ở thời điểm hiện tại. Mẫu khảo sát cũng bao gồm tất cả sinh viên các khóa hiện đang còn theo học tại trường, trong đó tập trung chủ yếu ở nhóm sinh viên năm hai (41,6%) và năm ba (31,1%). Đa số đối tượng khảo sát là sinh viên hai khoa Quản Trị Kinh Doanh (49,4%) và Kế Toán - Tài Chính (34,4%) vì đây là hai khoa chiếm tỷ lệ sinh viên cao nhất trong trường. Có một số rất ít sinh viên khoa Kinh Tế Chính Trị đã phản hồi nhưng qua quá trình làm sạch dữ liệu thì số này đã bị loại ra do thuộc vào những giá trị đột biến (outlier). Nhìn chung quy mô và cơ cấu mẫu đã đảm bảo tính đại diện tốt cho sinh viên toàn trường, số liệu đủ điều kiện tin cậy để tiến hành những bước phân tích tiếp theo. 2.2.3. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu Dữ liệu thu được được phân tích bằng phần mềm SPSS 20. Tất cả các phân tích suy diễn đều sử dụng mức độ tin cậy 95% (mức ý nghĩa 5%). Phân tích thống kê mô tả được thực hiện thông qua việc tính toán các tham số trung bình và độ lệch chuẩn. Để hiểu rõ hơn về các đặc tính cá nhân quyết định đến năng lực số của sinh viên, phân tích thống kê suy luận đã được thực hiện. Theo kiểm định Kolmogorov-Smirnov, các biến mục tiêu không tuân theo phân phối chuẩn (sig < 0,05), vì vậy các kiểm định phi tham số sẽ được sử dụng. Cụ thể kiểm định Mann-Whitney U được sử dụng để xác định liệu có sự khác biệt có ý nghĩa trong cảm nhận về năng lực số của sinh viên theo các nhóm (giới tính, khu vực thường trú, lịch sử đào tạo về CNTT). Tương tự như vậy, nghiên cứu sử dụng kiểm định Kruskal - Wallis H để khám phá sự khác biệt về cảm nhận của sinh viên theo các yếu tố (Khoa, niên khoá). 3. Kết quả và thảo luận Năng lực số của sinh viên (bao gồm 34 câu hỏi) được trình bày theo 05 nhóm năng lực sau: Năng lực thông tin và dữ liệu (6 câu hỏi); Năng lực giao tiếp và hợp tác (11 câu hỏi); Năng lực tạo nội dung số (6 câu hỏi); Năng lực về an toàn (7 câu hỏi) và Năng lực giải quyết vấn đề (6 câu hỏi). 3.1. Năng lực số của sinh viên theo các nhóm năng lực 3.1.1. Năng lực thông tin và dữ liệu Số liệu từ bảng 3 cho thấy, sinh viên cảm thấy họ có năng lực tốt nhất trong việc sử dụng các công cụ tìm kiếm chuyên dụng với các phương thức tìm kiếm khác nhau với mức điểm trung bình cao nhất là 3,73 và có hơn 60% sinh viên cho rằng họ có năng lực ở 486
  8. mức từ tốt trở lên. Trong khi đó, việc xây dựng chiến lược để tổ chức, quản lý và truy xuất thông tin được sinh viên cảm nhận là thấp nhất trong số các khía cạnh thuộc năng lực thông tin và dữ liệu. Cụ thể, có gần 60 % sinh viên cho rằng họ có mức năng lực từ trung bình trở xuống, điểm trung bình đánh giá ở mức thấp nhất trong nhóm với 3,33 điểm. Năng lực phân tích và phản biện về thông tin, nội dung số cũng được sinh viên cảm nhận khá thấp khi có đến 42,8 % sinh viên cho rằng họ có mức năng lực trung bình và 11,5 % đánh giá bản thân ở mức yếu. Độ lệch chuẩn của điểm cảm nhận cho tất cả các khía cạnh đều nhỏ hơn 1, chứng tỏ có sự đồng đều, nhất quán khá cao trong cảm nhận của sinh viên. Bảng 3: Cảm nhận của sinh viên về năng lực số đối với khía cạnh thông tin và dữ liệu Tỷ lệ đánh giá theo các mức độ Độ (%) Trung Năng lực thông tin và dữ liệu lệch Rất Trung Rất bình Yếu Tốt chuẩn yếu bình tốt Sử dụng CNTT để tìm kiếm, lựa chọn, tổ chức, đánh giá, xử lý, lưu trữ, biến đổi, 1,2 7,0 36,2 45,7 9,9 3.56 0.813 phổ biến và truyền đạt thông tin. Sử dụng các công cụ tìm kiếm chuyên dụng(Google,Bing,Yahoo,ChatGPT…)với các phương thức khác nhau (xác định từ 0,8 6,2 32,1 41,2 19,8 3,73 0.877 khoá, từ đồng nghĩa và các thuật ngữ liên quan, tìm kiếm bằng nhiều ngôn ngữ…). Biết được các nguồn thông tin khác nhau và có thể xây dựng được các chiến lược 0,8 9,1 33,3 42,4 14,4 3,60 0,872 tìm kiếm hợp lý tuỳ vào nguồn thông tin. Phân tích và phản biện về thông tin, nguồn thông tin, nội dung số, xác minh 0,8 11,5 42,8 34,6 10,3 3,42 0.856 được tính hợp lệ và tính kịp thời của thông tin được tìm thấy. Áp dụng các phương pháp và công cụ khác nhau để quản lý và lưu trữ thông 1,6 7,4 37,4 40,7 12,8 3,56 0,867 tin, dữ liệu, nội dung số nhằm dễ dàng truy xuất khi cần. Có chiến lược cá nhân để tổ chức, quản lý 2,1 14,4 40,7 34,2 8,6 3,33 0,899 và truy xuất thông tin, dữ liệu. Nguồn: Tổng hợp và xử lý của tác giả, 2023 3.1.2. Năng lực giao tiếp và cộng tác Trong số những khía cạnh thuộc nhóm năng lực này, sinh viên cho rằng họ tốt nhất ở việc quan tâm vào nội dung đăng tải trực tuyến và biết cách bảo vệ an toàn cho bản thân với điểm trung bình chung là 3,83, độ lệch chuẩn 0,813 và có hơn 60 % sinh viên cảm nhận rằng họ có năng lực ở mức tốt trở lên. Giao tiếp và tương tác thông qua các ứng dụng 487
  9. kĩ thuật số cũng là năng lực được sinh viên cảm nhận tốt hơn so với các khía cạnh khác (trung bình 3,83 và độ lệch chuẩn 0,856), có gần 70% sinh viên cho rằng họ đạt được mức năng lực từ tốt trở lên. Sinh viên cũng cảm nhận khá tốt ở khía cạnh tham gia vào các nền tảng cộng tác, cộng đổng trực tuyến để chia sẽ kiến thức, nội dung đa phương tiện. Ở chiều ngược lại, năng lực tham gia học trực tuyến thông qua môi trường cộng tác như Coursera, Datacamp... được sinh viên cảm nhận ở mức thấp nhất trong nhóm năng lực này với điểm trung bình chỉ ở mức 3,31 và có gần 60% sinh viên đánh giá năng lực này của bản thân ở mức từ trung bình trở xuống. Kỹ năng tạo và quản lý hồ sơ cá nhân chuyên nghiệp trên các ứng dụng truyền thông xã hội cũng được cảm nhận chưa cao, với điểm trung bỉnh chỉ ở mức 3,53 và gần 50 % sinh viên đánh giá năng lực ở mức từ trung bình trở xuống. Bảng 4: Cảm nhận của sinh viên về năng lực số đối với khía cạnh giao tiếp và cộng tác Tỷ lệ đánh giá theo các mức độ (%) Độ Trung Năng lực giao tiếp và cộng tác lệch Rất Trung Rất bình Yếu Tốt chuẩn yếu bình tốt Giao tiếp và tương tác thông qua nhiều thiết bị và ứng dụng kĩ thuật 3,82 số (SMS, email, mạng xã hội 1,2 4,5 25,9 47,3 21,0 0,856 (Facebook), Zalo, MS Team, Google Meet… Có thể tham gia vào các mạng xã hội, các nền tảng cộng tác và cộng đồng trực tuyến để chia sẽ kiến 1,2 4,9 28,4 44,4 21,0 3,79 0,873 thức, thông tin, nội dung đa phương tiện. Cộng tác với bạn bè, thầy cô thông qua kết nối Internet trong quá trình 0,8 7, 0 26,7 48,6 16,9 3,74 0,851 học tập để hình thành mạng lưới học tập cá nhân. Sử dụng công nghệ số và truyền 1,2 3,7 28,8 51,0 15,2 3,75 0,801 thông khi làm việc nhóm Sử dụng công nghệ và công cụ cộng tác (Trello, Google docs, Google Driver, Dropbox, MSTeams, Meet, Zoom…) để lên 1,6 5,3 34,6 42,8 15,6 3,65 0,865 kế hoạch, thực hiện, chia sẻ việc giám sát các hoạt động, dự án liên quan đến học tập. 488
  10. Tham gia học trực tuyến thông qua môi trường cộng tác: Courera, 4,9 12,8 39,5 32,1 10,7 3,31 0,991 edX, Udemy, Datacamp, LinkedIn Learning… Hiểu biết về các quy tắc ứng xử trực tuyến hoặc trong thế giới ảo: thân thiện, lịch sự, tôn trọng và 1,2 4,1 32,5 42,0 20,2 3,76 0,864 luôn cẩn thận với việc sử dụng ngôn từ. Luôn cập nhật các vấn đề liên quan đến đạo đức trong việc sử 1,6 4,5 34,6 44,0 15,2 3,67 0,848 dụng Internet Quan tâm đến việc nhắc nhở gia đình, bạn bè về các quy tắc hành vi 2,5 6,2 35,0 42,8 13,6 3,59 0,888 cơ bản trên mạng Internet Biết cách tạo và quản lý hồ sơ cá nhân chuyên nghiệp trên phương tiện truyền thông xã hội 2,5 8,2 34,6 43,2 11,5 3,53 0,892 (Facebook, Instagram, LinkedIn, GitHub…) Có sự quan tâm vào những gì bạn đăng tải trực tuyến và biết cách 0,4 2,5 32,9 42,0 22,2 3,83 0,813 bảo vệ an toàn cho bản thân. Nguồn: Tổng hợp và xử lý của tác giả, 2023 3.1.3. Năng lực tạo lập nội dung số Kết quả ở bảng 5 cho thấy rằng đây là nhóm năng lực được sinh viên cảm nhận ở mức độ thấp nhất trong số 5 nhóm với điểm trung bình của tất cả các khía cạnh năng lực đều nhỏ hơn 3,5. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi vì tạo lập nội dung số yêu cầu nhiều kỹ năng công nghệ và kỹ thuật và sinh viên kinh tế có thể không mạnh về mặt này. Hai khía cạnh năng lực được cảm nhận cao nhất trong nhóm này là việc sử dụng các công cụ và phần mềm để tạo các sản phẩm đa phương tiện và việc sử dụng các phương tiện truyền thông khác nhau để trình bày ý tưởng một cách sáng tạo với tỷ lệ sinh viên cảm nhận ở mức tốt lần lượt là 43,6 % và 41,6 %, điểm trung bình đều là 3,49. Ngược lại, kỹ năng sửa đổi các chương trình, ứng dụng được cảm nhận ở mức thấp nhất, có khoảng 60% sinh viên đánh giá bản thân ở mức từ trung bình trở xuống, chỉ khoảng 30 % cho rằng họ làm tốt việc này. Việc hiểu biết các kiến thức cơ bản của quy trình số, các nguyên tắc lập trình cũng có kết quả thấp tương đương, hơn 20 % sinh viên cho rằng họ yếu hoặc rất yếu, gần 40 % sinh viên cảm nhận họ có năng lực ở mức trung bình. Đây là nhóm năng lực được sinh viên cảm nhận ở mức thấp, thể hiện qua điểm trung bình. Tuy nhiên các gia trị độ lệch 489
  11. chuẩn lại khá cao, điều này cho thấy sự phân hoá đáng kể trong cảm nhận của sinh viên đối với các khía cạnh năng lực này. Bảng 5: Cảm nhận của sinh viên về năng lực số đối với khía cạnh tạo lập nội dung số Tỷ lệ đánh giá theo các mức độ (%) Độ Trung Năng lực tạo lập nội dung số lệch Rất Trung Rất bình Yếu Tốt chuẩn yếu bình tốt Sử dụng được các công cụ và phần mềm (Canva, Camtasia, MS Powerpoint, Photoshop, Capcut…) để tạo lập các nội 4,1 8,2 32,9 43,6 11,1 3,49 0,942 dung đa phương tiện ở nhiều định dạng khác nhau (văn bản, audio, video, hình ảnh…) Sử dụng các phương pháp và phương tiện truyền thông khác 1,6 10,3 35,8 41,6 10,7 3,49 0,878 nhau để trình bày các ý tưởng một cách sáng tạo. Chỉnh sửa, phát triển và kết hợp các tài nguyên có sẵn để tạo ra 2,1 11,5 37,4 39,9 9,1 3,42 0,885 các nội dung, kiến thức mới có liên quan. Hiểu các vấn đề cơ bản về luật sở hữu trí tuệ, cấp phép thông tin 4,1 14,4 35,8 35,4 10,3 3,33 0,983 và nội dung số khi sáng tạo nội dung. Hiểu những kiến thức cơ bản của các quy trình số; Hiểu các nguyên tắc lập trình và những gì 4,5 16,9 38,7 30,5 9,5 3,23 0,991 đằng sau một chương trình, ứng dụng. Thực hiện sửa đổi các chương trình máy tính, ứng dụng và thiết 6,6 14,0 39,5 30,5 9,5 3,22 1,02 bị khi cần thiết. Nguồn: Tổng hợp và xử lý của tác giả, 2023 490
  12. 3.1.4. Năng lực đảm bảo an toàn Bảng 6: Cảm nhận của sinh viên về năng lực số đối với khía cạnh bảo đảm an toàn Tỷ lệ đánh giá theo các mức độ (%) Trung Độ lệch Năng lực đảm bảo an toàn Rất Trung Rất bình chuẩn Yếu Tốt yếu bình tốt Hiểu những rủi ro liên quan đến việc sử dụng các công cụ 0,4 4,5 31,3 45,7 18,1 3,77 0,812 và thiết bị trực tuyến. Có thể bảo vệ tài khoản, thiết bị và nội dung đa phương tiện 0,4 7,0 33,7 43,2 15,6 3,67 0,838 của mình. Đảm bảo an toàn cho dữ liệu cá nhân và bảo vệ quyền riêng tư 0,8 4,9 30,9 44,9 18,5 3,75 0,841 cá nhân. Tôi hiểu các rủi ro sức khỏe liên quan đến việc sử dụng các 0,4 4,9 31,7 41,2 21,8 3,79 0,854 công nghệ liên quan. Phòng ngừa và tránh các mối đe dọa về sức khỏe thể chất và tinh thần khi sử dụng internet 0,8 7,0 35,0 37,0 20,2 3,69 0,900 và thiết bị đa phương tiện, chẳng hạn như tư thế ngồi và các vấn đề đe doạ trực tuyến. Biết các khía cạnh tích cực và tiêu cực liên quan đến việc sử 0,8 4,9 32,5 44,0 17,7 3,73 0,838 dụng công nghệ tác động đến môi trường. Áp dụng các biện pháp cơ bản để tiết kiệm năng lượng, tái chế 2,1 ,8 35,4 39,1 15,6 3,58 0,916 các thiết bị và bảo vệ môi trường. Nguồn: Tổng hợp và xử 1ý của tác giả, 2023 Kết quả về nhận thức của sinh viên đối với vấn đề an toàn được thể hiện trong Bảng 6. Sinh viên đa số đồng ý rằng họ làm tốt trong việc hiểu rõ những rủi ro liên quan đến việc sử dụng các công cụ và thiết bị trực tuyến (63,8%), và họ cho biết họ có thể bảo vệ thiết bị và nội dung của mình tốt (58,8 %). Liên quan đến việc bảo vệ dữ liệu cá nhân và sự riêng tư của bản thân, phần lớn sinh viên cho biết họ đạt được mức độ tốt hoặc rất tốt với điểm trung bình là 3,75, độ lệch chuẩn là 0,841. Đối với việc bảo vệ sức khỏe và sự an 491
  13. toàn, khá nhiều sinh viên cho rằng họ có năng lực tốt trong việc nhận thức về những rủi ro và mối đe dọa liên quan (63%), bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của mình khi sử dụng Internet và các công nghệ liên quan (57,2%) và biết rõ về ảnh hưởng của việc sử dụng công nghệ đến môi trường (61,7%). Khía cạnh năng lực được cho là thấp nhất trong nhóm này là việc áp dụng các biện pháp cơ bản để tiết kiệm năng lượng, tái chế các thiết bị và bảo vệ môi trường, điểm đánh giá trung bình là 3,58 với độ lệch chuẩn là 0,916. 3.1.5. Năng lực giải quyết vấn đề Dữ liệu liên quan đến nhận thức của sinh viên về năng lực kỹ năng giải quyết vấn đề ở bảng 7 cho thấy rằng chỉ khoảng một nửa số sinh viên cho rằng họ có có kiến thức về hoạt động của các thiết bị kỹ thuật số và có thể xác định các vấn đề kỹ thuật có thể xảy ra (50,6 %), và 49,4 % cho rằng họ không có năng lực tốt trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, khi gặp phải các vấn đề kỹ thuật thực tế hàng ngày, chỉ có 43,2 % sinh viên cho răng họ có thể giải quyết tốt vấn đến, như vậy có hơn một nữa sinh viên tham gia khảo sát không tự tin về kĩ năng này. Về khả năng nhận diện nhu cầu kỹ thuật, có 54,3% sinh viên đánh giá bản thân là có năng lực tốt. Khi được hỏi về việc cập nhật những tiến bộ công nghệ mới, sử dụng công nghệ kỹ thuật số để sáng tạo đổi mới, chỉ có hơn 50 % sinh viên cho rằng họ có năng lực tốt. Khía cạnh được sinh viên cảm nhận tích cực nhất trong nhóm năng lực này là khả năng sử dụng linh hoạt các sản phẩm số với định dạng khác nhau để truyền tải thông điệp một cách sáng tạo, điểm đánh giá trung bình ở mức cao nhất là 3,61 với độ lệch chuẩn là 0,833. Ở chiều ngược lại, sinh viên không tự tin nhất đối với việc tham dự các sự kiện và hội thảo về sáng tạo số, vào các dự án cộng tác về kỹ thuật số với gần 60% sinh viên cho rằng mình có năng lực ở mức trung bình trở xuống, điểm đánh giá trung bình thấp nhất (3,28). Nhìn chung, cũng giống như năng lực tạo lập nội dung số, đây là nhóm năng lực được sinh viên cảm nhận ở mức khá thấp so với các nhóm năng lực khác. Bảng 7: Cảm nhận của sinh viên về năng lực số đối với khía cạnh giải quyết vấn đề Tỷ lệ đánh giá theo các mức độ (%) Trung Độ lệch Năng lực giải quyết vấn đề Rất Trung Rất bình chuẩn Yếu Tốt yếu bình tốt Nhận biết được hoạt động của các thiết bị kỹ thuật số và có 1,6 8,6 39,1 38,7 11,9 3,51 0,874 thể xác định các vấn đề kỹ thuật có thể xảy ra. Giải quyết các vấn đề về kỹ 2,5 11,1 43,2 31,7 11,5 3,39 0,917 thuật hàng ngày. Đánh giá và chọn công cụ, dịch vụ, thiết bị một cách thích hợp để 1,2 7,8 36,6 42,8 11,5 3,56 0,843 thực hiện các nhiệm vụ và đáp ứng các nhu cầu của cá nhân. 492
  14. Tự cập nhật về những sự phát triển mới, xu hướng công nghệ 2,1 6,6 36,6 40,3 14,4 3,58 0,888 mới nổi, sáng tạo bằng việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số. Sử dụng linh hoạt các hình thức khác nhau như văn bản, hình ảnh và âm thanh để làm cho 1,2 6,2 35,8 44,0 12,8 3,61 0,833 thông điệp muốn truyền tải sáng tạo và hiệu quả hơn Tích cực tham dự các sự kiện và hội thảo về sáng tạo số, tham 4,9 13,6 40,7 29,6 11,1 3,28 0.999 gia vào các dự án cộng tác về kỹ thuật số và đa phương tiện. Nguồn: Tổng hợp và xử lý của tác giả, 2023 3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực số của sinh viên Để khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực số của sinh viên kiểm định Mann-Whitney U và Kruskal - Wallis H được áp dụng. Bảng 8: Kết quả kiểm định Mann-Whitney U (giá trị p) của các nhân tố Nhóm năng lực Năng lực Năng lực Năng lực Năng lực Năng lực Nhân tố thông tin và giao tiếp và tạo lập nội bảo đảm giải quyết dữ liệu cộng tác dung số an toàn vấn đề Giới tính 0,000 0,347 0,010 0,838 0,027 Khu vực (Nông thôn, 0,105 0,394 0,148 0,583 0,708 thành thị) Đào tạo 0,000 0,100 0,127 0,121 0,010 Nguồn: Tổng hợp và xử lý của tác giả, 2023 3.2.1. Giới tính Kiểm định Mann-Whitney U được sử dụng để xác định liệu có khác biệt trong cảm nhận của sinh viên nam và sinh viên nữ về các nhóm năng lực số. Kết quả từ bảng 8 cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê được tìm thấy đối với các nhóm năng lực thông tin và dữ liệu, tạo nội dung số và năng lực giải quyết vấn đề (giá trị p < 0,05). Từ hình 1 chúng ta thấy rằng sinh viên nam (Trung vị = 4,00) cho rằng trình độ năng lực số của họ liên quan đến thông tin và dữ liệu cao hơn đáng kể so với sinh viên nữ (Trung vị = 3,33). Đối với năng lực tạo lập nội dung số, sinh viên nữ (Trung vị = 3,33) có cảm nhận thấp hơn đáng kể so với cảm nhận của sinh viên nam (Trung vị = 3,83). Kết quả tương tự được tìm thấy trong năng lực giải quyết vấn đề, trong đó sinh viên nam (Trung vị = 3,66) đánh giá năng lực của họ tốt hơn sinh 493
  15. viên nữ (Trung vị = 3,33). Kết quả ở bảng 8 và hình 1 cũng cho thấy rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm giới tính đối với năng lực giao tiếp và cộng tác cũng như năng lực bảo đảm an toàn với các giá trị p lần lượt là 0,347 và 0,838. Hình 1: Cảm nhận của sinh viên về năng lực số theo các nhóm giới tính Nguồn: Tổng hợp và xử lý của tác giả, 2023 3.1.6. Khu vực thường trú Hình 2: Cảm nhận của sinh viên về năng lực số theo các nhóm khu vực Nguồn: Tổng hợp và xử lý của tác giả, 2023 494
  16. Đối với các nhóm khu vực thường trú của sinh viên, kết quả từ bang8 và hình 2 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa nào trong trong năm năng lực số của sinh viên đến từ các khu vực cư trú khác nhau (tất cả các giá trị p đều lớn hơn 0.05). Điều này có nghĩa là sinh viên cư trú ở nông thôn hay thành thị đều có mức cảm nhận về năng lực giống nhau ở tất cả nhóm năng lực số. 3.2.2. Đào tạo CNTT và TT Kết quả ở bảng 8 cho thấy sự khác biệt đáng có ý nghĩa giữa những sinh viên đã được đào tạo về CNTT và sinh viên chưa từng được đào tạo liên quan đến CNTT và TT đối với năng lực thông tin và dữ liệu và năng lực giải quyết vấn đề. Cụ thể, từ hình 3 chúng ta thấy, sinh viên đã có học về CNTT và TT (Trung vị = 3,83) cảm nhận năng lực về thông tin và dữ liệu của họ tốt hơn so với sinh viên nữ. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy với nhóm năng lực giải quyết vấn đề khi sinh viên đã được đào tạo (Trung vị = 3,66) cho rằng họ có năng lực tốt hơn so với mức năng lực của sinh viên chưa từng được đào tạo (Trung vị = 3,33). Không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa đối với sinh viên đã được đào tạo và sinh viên chưa được đào tạo về CNTT đối với năng lực giao tiếp và cộng tác, năng lực tạo nội dung số và năng lực đảm bảo an toàn (giá trị p đều lớn hơn 0,05). Hình 3: Cảm nhận của sinh viên về năng lực số theo các nhóm đào tạo Nguồn: Tổng hợp và xử lý của tác giả, 2023 495
  17. Bảng 9: Kết quả kiểm định Kruskal - Wallis H (giá trị p) của các nhân tố Nhóm năng lực Năng lực Năng lực Năng lực tạo Năng lực Năng lực Nhân tố thông tin và giao tiếp và lập nội dung bảo đảm an giải quyết dữ liệu cộng tác số toàn vấn đề Niên 0,032 0,409 0,000 0,050 0,034 khoá Khoa 0,945 0,432 0,053 0,156 0,757 Nguồn: Tổng hợp và xử lý của tác giả, 2023 3.2.3. Niên khoá Đối với các nhân tố như niên khoá hay khoa, do các nhân tố này có nhiều hơn hai phân nhóm nên kiểm định Kruskal _ Wallis H được sử dụng để xem xét liệu có sự khác biệt có ý nghĩa trong cảm nhận của sinh viên ở các khoá hay các khoa khác nhau liên quan đến 5 nhóm năng lực số. Đối với nhân tố niên khoá, kết quả từ bảng 9 cho thấy rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong cảm nhận của sinh viên thuộc các niên khoá khác nhau liên quan đến năng lực thông tin và dữ liệu, năng lực tạo nội dung số, năng lực đảm bảo an toàn và năng lực giải quyết vấn đề (các giá trị p đều nhỏ hơn hoặc bằng 0.05). Trong khi đó, năng lực giao tiếp và cộng tác không cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa đối với sinh viên ở các niên khoá khác nhau (giá trị p = 0,409). Cụ thể hơn, kết quả ở hình 4 cho thấy rằng sinh viên năm 4 có cảm nhận về năng lực thông tin và dữ liệu (trung vị = 4) cao hơn đáng kể so với cảm nhận của sinh viên năm thứ nhất về năng lực này (trung vị = 3). Kết quả tương tự được thể hiện ở nhóm năng lực tạo lập nội dung số khi sinh viên năm bốn cho răng họ có năng lực cao hơn so với sinh viên năm nhất. Đối với năng lực đảm bảo an toàn sinh viên năm thứ ba và năm thứ tư cảm nhận rằng họ ở mức năng lực cao hơn so với năm nhất. Hình 4: Cảm nhận của sinh viên về năng lực số theo các niên khoá Nguồn: Tổng hợp và xử lý của tác giả, 2023 496
  18. 3.2.4. Khoa Kết quả từ bảng 9 và hình 5 cho thấy rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa về cảm nhận của sinh viên các khoa khác nhau liên quan đến cả năm nhóm năng lực số (tất cả giá trị p đều lớn hơn 0,05 và không có sự chênh lệch quá lớn về giá trị trung vị cảm nhận của sinh viên các khoa khác nhau về các nhóm năng lực). Điều này cho thấy yếu tố khoa hay ngành học chưa thể hiện sự ảnh hưởng có ý nghĩa đến năng lực số của sinh viên hay yếu tố khoa không có mối liên hệ có ý nghĩa đến năng lực số của sinh viên. Hình 5: Cảm nhận của sinh viên về năng lực số theo các khoa Nguồn: Tổng hợp và xử lý của tác giả, 2023 4. Kết luận Nghiên cứu này khám phá nhận thức của sinh viên về mức độ năng lực số của họ trong bối cảnh giáo dục đại học, dựa trên nghiên cứu trường hợp của sinh viên trường đại học Kinh Tế, Đại học Huế. Nhìn chung, sinh viên có cảm nhận khá tích cực về mức độ năng lực số của bản thân. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhận thức về năng lực số của sinh viên giảm khi độ phức tạp của nhiệm vụ, kĩ năng yêu cầu tăng lên. Cụ thể là sinh viên có cảm nhận tích cực về các nhóm năng lực thông tin, dữ liệu, an toàn, giao tiếp nhưng không tự tin ở các nhóm năng lực khó hơn như tạo nội dung số, giải quyết vấn đề. Do đó, sinh viên cần cải thiện mức độ năng lực của mình liên quan đến tạo nội dung số và lập trình, cũng như một số kỹ năng giải quyết vấn đề. Có một số nghiên cứu đã khám phá tác động của giới tính đến năng lực số, cho thấy sự ảnh hưởng đáng kể của giới tính đến năng lực số sinh viên. Đồng thời, cũng có một số nghiên cứu đã đạt được kết quả ngược lại là không tìm thấy sự khác biệt đáng kể liên quan đến giới tính. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã xác nhận rằng sinh viên nam đánh giá năng lực số của họ cao hơn sinh viên nữ ở nhiều khía cạnh như thông tin số liệu, tạo nội 497
  19. dung số và giải quyết vấn đề. Nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng sinh viên ở các khoá trước (năm bốn) đánh giá tốt hơn sinh viên khoá sau (năm nhất) trong tất một số khía cạnh của năng lực số, dựa trên khung chương trình Digcomp. Sinh viên các khoa khác nhau chưa cho thấy họ có cảm nhận khác nhau về tất cả các nhóm năng lực số. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy khi ngiên cứu yếu tố khu vực thường trú của sinh viên, dù ở nông thôn hay thành thị thì họ đều cảm nhận giống nhau về mức năng lực số của họ. Nghiên cứu này vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế của nó. Thứ nhất, mẫu được lấy từ sinh viên tại cùng một trường đại học. Nghiên cứu tương lai nên mở rộng điều tra khảo sát sinh viên đa dạng ngành nghề hơn. Thứ hai, nghiên cứu dựa trên dữ liệu tự đánh giá (cảm nhận của sinh viên) chứ không phải là một khảo sát khách quan về năng lực số của sinh viên. Nghĩa là, các dữ liệu thu được là chủ quan cảm nhận của sinh viên và do đó có thể không phản ánh đúng mức độ thực tế hiện tại về năng lực số sinh viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bergdahl, N., Nouri, J., & Fors, U. (2020). Disengagement, engagement and digital skills in technology-enhanced learning. Education and information technologies, 25, 957-983. 2. Cabezas González, M., & Casillas Martín, S. (2017). Are Future Social Educators Digital Residents?. Revista electrónica de investigación educativa, 19(4), 61-72. 3. Calvani, A., Fini, A., Ranieri, M., & Picci, P. (2012). Are young generations in secondary school digitally competent? A study on Italian teenagers. Computers & Education, 58(2), 797-807. 4. Chang, J. H., & Huynh, P. (2016). ASEAN in transformation the future of jobs at risk of automation (No. 994906463402676). International Labour Organization. 5. digital-education-action-plan_en (accessed on 28 July 2021). 6. Eger, L., Klement, M., Tomczyk, L., Pisonová, M., & Petrová, G. (2018). Different User Groups of University Students and Their ICT Competence: Evidence from Three Countries in Central Europe. Journal of Baltic Science Education, 17(5), 851-866. 7. European Commission. Key Competences for Lifelong Learning. 2019. Available online: https://op.europa.eu/en/publicationdetail/-/publication/297a33c8-a1f3-11e9- 9d01-01aa75ed71a1/language-en/format-PDF/source-231945798 (accessed on 10 August 2021). 8. European Union. Digital Education Action Plan. 2020. Available online: https://ec.europa.eu/education/education-in-the-eu/ 9. Ferrari, A. (2012). Digital competence in practice: An analysis of frameworks. Luxembourg: Publications Office of the European Union. 10. From, J. (2017). Pedagogical Digital Competence--Between Values, Knowledge and Skills. Higher Education Studies, 7(2), 43-50. 11. Gudmundsdottir, G. B., Gassó, H. H., Rubio, J. C. C., & Hatlevik, O. E. (2020). Student teachers’ responsible use of ICT: Examining two samples in Spain and Norway. Computers & Education, 152, 103877. 498
  20. 12. Janssen, J., Stoyanov, S., Ferrari, A., Punie, Y., Pannekeet, K., & Sloep, P. (2013). Experts' views on digital competence: Commonalities and differences. Computers & education, 68, 473-481. 13. Kampylis, P., Punie, Y., & Devine, J. (2015). A European Framework for Digitally- Competent Educational Organisations. 14. Kluzer, S., & Rissola, G. (2015). Guidelines on the adoption of DigComp. Telecenter Europe Dec/2015. 15. Krumsvik, R. J., & Jones, L. Ø. (2007). Digital kompetanse og tilpassa opplæring. RJ Krumsvik (red.) Skulen og den digitale læringsrevulusjonen. Oslo: Universitetsforlaget. 16. Portillo, J., Garay, U., Tejada, E., & Bilbao, N. (2020). Self-perception of the digital competence of educators during the COVID-19 pandemic: A cross-analysis of different educational stages. Sustainability, 12(23), 10128. 17. Prensky, M. (2007). How to teach with technology: Keeping both teachers and students comfortable in an era of exponential change. Emerging technologies for learning, 2(4), 40-6. 18. Schleicher, A. (2020). The Impact of COVID-19 on Education: Insights from" Education at a Glance 2020". OECD Publishing. 19. Tấn, Đ. N., & Marquet, P. (2019). Năng lực công nghệ số của sinh viên đáp ứng nhu cầu xã hội: Nghiên cứu mô hình ứng dụng sơ khởi tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học Xã hội TP. HCM, 249(5), 24-38. 20. Teacher digital literacy: The indisputable challenge after COVID- 19. Sustainability, 13(4), 1858. 21. Toquero, C. M. (2020). Challenges and opportunities for higher education amid the COVID-19 pandemic: The Philippine context. Pedagogical Research, 5(4). 22/ Trần, Đ. H., & Đỗ, V. H. (2021). Khung năng lực số cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số. 23. Vuorikari, R., Punie, Y., Gomez, S. C., & Van Den Brande, G. (2016). DigComp 2.0: The digital competence framework for citizens. Update phase 1: The conceptual reference model (No. JRC101254). Joint Research Centre (Seville site). 24. Zhao, Y., Llorente, A. M. P., & Gómez, M. C. S. (2021). Digital competence in higher education research: A systematic literature review. Computers & Education, 168, 104212. 499
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2