NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI: TIỀM NĂNG VÀ ỨNG DỤNG<br />
<br />
HÀ DƯƠNG XUÂN BẢO (*)<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Từ sau cuộc cấm vận dầu mỏ năm 1973, năng lượng mặt trời được hồi sinh và phát triển<br />
mạnh mẽ. Ngày nay, so với các dạng năng lượng đang dần cạn kiệt (than đá, dầu mỏ, hạt<br />
nhân), năng lượng mặt trời được xem như là một dạng năng lượng tái tạo sạch, rẻ tiền và<br />
có tiềm năng vô hạn. Từ nhiều thập kỷ qua, Việt Nam và một số nước trên thế giới đã và<br />
đang nghiên cứu sử dụng năng lượng mặt trời phục vụ đời sống con người<br />
<br />
ABSTRACT<br />
<br />
After the oil crisis in 1973, there was a resurgence of interest in solar energy. At the<br />
present, compared to the old forms of depletable energy (coal, oil, nuclear), solar energy<br />
offers a clean, cheap,and renewable form of energy . During the previous decades,<br />
Vietnam and some countries in the world have been studying solar energy to serve the<br />
human ‘s life.<br />
<br />
1. SỰ KHỦNG HOẢNG NĂNG LƯỢNG HOÁ THẠCH TRUYỀN THỐNG , NGUY CƠ<br />
THẢM HOẠ MÔI TRƯỜNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG SẠCH<br />
TRÊN PHẠM VI TOÀN CẦU<br />
Hiện nay với tiến độ phát triển nhanh chóng của các ngành kỹ thuật-công nghệ trên thế<br />
giới, nhu cầu về sử dụng năng lượng ngày càng tăng nhanh. Trong khi đó, trữ lượng các<br />
nguồn nhiên liệu hoá thạch truyền thống như than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên thì hữu<br />
hạn. Sự mâu thuẫn này dẫn đến việc - nếu tiếp tục nhịp độ khai thác như hiện tại - loài<br />
người sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt năng lượng trầm trọng trong một tương lai<br />
không xa. Cảnh báo này được Hội đồng Năng lượng Thế giới (World Energy Council,<br />
WEC. Địa chỉ : www.worldenergy.org) đưa ra với những con số ấn tượng, được trình bày<br />
trong bảng 1 [1]:<br />
Bảng 1: Trữ lượng nguồn năng lượng hoá thạch (WEC, 2005)<br />
Năng lượng Dầu thô Khí tự nhiên Than đá<br />
(Mt) (Gm3) (Mt)<br />
A- Thế giới:<br />
+ Trữ lượng 159.644 176.462 847.488<br />
+ Khai thác 3.898 2.834 5.901<br />
+ Dự kiến thời gian khai 41 62 144<br />
thác còn lại (năm)<br />
B- Việt Nam:<br />
+ Trữ lượng 413 365 150<br />
+ Khai thác 19 4 35<br />
+ Dự kiến thời gian khai 22 91 4<br />
thác còn lại (năm)<br />
Ngoài ra, thế giới còn lo ngại nếu tiếp tục sử dụng năng lượng hóa thạch thì khí thải sinh<br />
ra sẽ dẫn đến nguy cơ hiệu ứng nhà kính ngày càng tăng cao. Đó chính là một trong<br />
<br />
<br />
(*)<br />
TS, Khoa Mội trường, Trường Đại học Sài Gòn<br />
những “thủ phạm” làm tăng nhiệt độ toàn cầu, gây biến đổi khí hậu và đe dọa tàn phá trái<br />
đất, “ngôi nhà chung” của nhân loại.<br />
Hội thảo Năng lượng sạch và môi trường trong Hội nghị thường niên lần thứ 40 của ADB<br />
(Asian Development Bank - Ngân hàng phát triển Châu Á) đã thảo luận về : “Chương<br />
trình nghị sự về sự tăng trưởng vượt bậc của châu Á, năng lượng và sự phát triển đã trở<br />
thành một vấn đề thu hút sự quan tâm toàn cầu” và nêu rõ “cần phải có một cuộc cách<br />
mạng để tập trung vào giải quyết các vấn đề thay đổi khí hậu”. Ngoài ra, Hội nghị cũng<br />
đề cập đến những chính sách để áp đặt giá cho cacbon, như thông qua một hệ thống<br />
thương mại của Nghị định thư Kyoto hay mức thuế quy định về lượng phát thải cacbon.<br />
Giá dầu và khí đốt trên thế giới tại thời điểm hiện tại lại có xu huớng tăng quá cao, nên<br />
nhu cầu về nguồn năng lượng sạch thay thế đang ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn<br />
cầu. Vì thế, việc tìm kiếm và khai thác các nguồn năng lượng mới và sạch đã, đang và sẽ<br />
là vấn đề thời sự toàn cầu, một trong những hướng quan trọng trong kế hoạch phát triển<br />
năng lượng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới.<br />
2. CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG SẠCH TRONG TƯƠNG LAI<br />
Có nhiều dạng năng lượng như: động năng làm dịch chuyển vật thể, nhiệt năng làm tăng<br />
nhiệt độ của vật thể…Năng lượng thường được thể hiện và chuyển hoá dưới nhiều dạng<br />
hóa-lý: cơ năng, hóa năng, nhiệt năng, điện năng, quang năng… Có thể chia thành ba<br />
dạng năng lượng như sau:<br />
Năng lượng cơ bản: những dạng năng lượng trong tự nhiên. Ví dụ: năng lượng hoá<br />
thạch (than đá, dầu thô, khí tự nhiên), hạt nhân (uranium), thủy năng …<br />
Năng lượng trung gian: được sản xuất từ những dạng năng lượng khác. Ví dụ: Khí<br />
hydrô, khí thiên nhiên, khí đốt của ngành hoá dầu, khí do lên men sinh học …<br />
Năng lượng khả dụng: sản phẩm cuối cùng, sau khi dùng sẽ mất đi hay không còn ở<br />
dạng năng lượng nữa. Ví dụ: hơi nước nén, than dùng để chế biến thành hóa chất<br />
(than hoá hơi), củi để đun bếp v.v…<br />
Hiện nay, thế giới đang quan tâm nghiên cứu sử dụng một số nguồn năng lượng mới với<br />
các tên gọi năng lượng lựa chọn, năng lượng thay thế, năng lượng xanh hay năng lượng<br />
sạch. Ưu điểm vượt trội của nguồn năng lượng này là sạch, có sẵn trong thiên nhiên, trữ<br />
lượng gần như vô hạn…góp phần tiết kiệm và thay thế năng lượng hóa thạch trong<br />
tương lai. Theo đặc điểm hình thành, năng lượng sạch có thể chia thành các loại sau:<br />
1) Năng lượng điện hoá: pin nhiên liệu, pin hydro,… dùng cho ngành giao thông vận<br />
tải (xe điện,…), một số thiết bị dân dụng (điện thoại di động),…<br />
2) Năng lượng mặt trời (nhiệt năng, quang năng): dùng nấu ăn, đun nước, chưng cất,<br />
sưởi ấm, sấy nông sản, điện mặt trời, pin mặt trời, động cơ điện Stirling,…<br />
3) Năng lượng từ đại dương: thuỷ triều, sóng biển…làm quay các tua-bin máy phát<br />
điện.<br />
4) Năng lượng gió (phong năng): dùng sức gió quay các tua-bin máy phát điện<br />
5) Năng lượng sinh học (biodiesel, etanol, xăng sinh học,…): chế biến từ dầu thực<br />
vật, dầu cá, sự lên men từ các loại chất thải hữu cơ,…<br />
6) Năng lượng từ tuyết: làm lạnh các kho hàng, điều hoà không khí…<br />
7) Năng lượng từ lòng đất (địa nhiệt năng): sản xuất từ nhà máy địa nhiệt (dùng hơi<br />
nóng từ trong lòng đất)<br />
8) Năng lượng từ khí đốt, khí thiên nhiên: thay thế cho than đá, dầu lửa,…<br />
9) Năng lượng vũ trụ: lỗ đen, năng lượng tối ..v.v…<br />
Theo Tổ chức Năng lượng Thế giới (IEA), các nguồn năng lượng mới từ mặt trời, sức gió,<br />
thủy triều và năng lượng sinh học, … hiện vẫn chỉ chiếm khoảng 5% lượng nhiên liệu<br />
được sử dụng trên thế giới, so với 38% năng lượng từ dầu mỏ, 50% từ than đá và khí đốt,<br />
7% năng lượng hạt nhân. [3].<br />
3. NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI – NGUỒN NĂNG LƯỢNG SẠCH VÔ HẠN<br />
Mặt trời là một quả cầu lửa khổng lồ, phát ra một công suất khoảng 3,8 x 1020 MW,<br />
nhưng trái đất chỉ nhận được một phần rất nhỏ công suất đó: có khoảng 1,05 x 1018 kWh<br />
năng lượng mặt trời tới được bề mặt trái đất trong một năm. nghĩa là gấp nhiều lần năng<br />
lượng mà con người khai thác được trên trái đất ( 92,013x 1012 kWh [1]).<br />
So với các dạng năng lượng sạch khác, năng lượng mặt<br />
trời là nguồn năng lượng sạch và vô hạn, hạn chế hiệu<br />
ứng nhà kính, không gây ô nhiễm môi trường.<br />
Hội thảo Năng lượng mặt trời quang điện Châu Âu tại<br />
Valencia năm 2008 dự báo: “Nguồn năng lượng mặt trời<br />
vô cùng dồi dào và có khả năng đáp ứng đầy đủ nhất nhu<br />
cầu của toàn thế giới, của mọi quốc gia, và thậm chí của<br />
các đại dương” [4]<br />
Hiệu ứng nhà kính<br />
Năng lượng mặt trời có thể được khai thác dưới dạng nhiệt và dưới dạng điện.<br />
Theo tính toán, bức xạ mặt trời đến bề mặt trái đất hiện nhiều hơn 10.000 lần so với nhu<br />
cầu năng lượng của con người. Lượng quang năng từ mặt trời xuống mặt đất bình quân<br />
khoảng 1.366 W/m2. Tuy nhiên, do mặt trời chỉ chiếu sáng có ban ngày trên quả đất, và<br />
một phần ánh sáng mặt trời bị mây che phủ. Vì thế, quả đất thực tế chỉ tiếp nhận trung<br />
bình khoảng 10 – 15% lượng quang năng từ mặt trời (khoảng 150-200 W/m2). Theo kết<br />
quả khảo sát những giàn quang điện đang vận hành, công suất của điện mặt trời là 165<br />
đến 500 kWh/m²/năm [1].<br />
+ Khai thác quang năng dưới dạng nhiệt: dùng để nấu ăn, đun nước gia dụng, để sưởi<br />
ấm nhà ở những xứ lạnh và dùng để điều hoà (giảm nhiệt độ) không khí trong nhà bằng<br />
bơm nhiệt theo quy trình hấp thụ. Trung bình lượng quang năng trên một mét vuông cũng<br />
đủ để cung ứng nước nóng gia dụng cho một người trong cả năm. Khảo sát mốt số thiết<br />
bị, bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời cho kết quả: những ngày nắng nhiều,<br />
nhiệt độ nước trong bình có thể đạt 40o - 80oC, những ngày nhiều mây hoặc vào muà<br />
đông nhiệt độ trung bình cao hơn từ 5oC trở lên so với nhiệt độ bên ngoài, những ngày ít<br />
nắng nhiệt độ trong bình khoảng 30o - 40oC, có thể dùng nước ấm. Bình quân 1m2 thiết bị<br />
đun nước nóng mặt trời cung cấp khoảng 70 - 75 lít nước nóng 40o - 80oC/ngày, đủ sử<br />
dụng cho một gia đình 3-4 người [5]. Nhiệt quang năng có ưu điểm là vô hạn và không<br />
gây ô nhiễm môi trường.<br />
+ Khai thác quang năng dưới dạng điện năng: hiện tại, năng lượng loại này chủ yếu chỉ<br />
dùng cho những thiết bị cần đến rất ít điện: pin cho đồng hồ, máy tính xách tay, máy<br />
radio, máy truyền hình nhỏ, đèn điện chiếu sáng vườn cảnh, trạm tín hiệu, cọc tiêu, rờle<br />
viễn thông, máy tính tiền đỗ xe, máy phát tiền… Dạng điện- quang năng này có thể gây ô<br />
nhiễm khi sản xuất những tế bào quang điện, nhưng nguồn ô nhiễm này tập trung ở nơi<br />
sản xuất nên có thể kiểm soát được.<br />
Những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thời gian gần đây đã sáng tạo nên những mái ngói<br />
mặt trời có chức năng là những cực góp quang điện biến đổi quang năng thành điện năng<br />
[6]<br />
4. NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT ĐIỆN TỪ MẶT TRỜI<br />
Theo Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace International - GP. Địa chỉ: www.<br />
Greenpeace.org/international/) và Hiệp hội công nghiệp sản xuất điện từ ánh sáng Mặt<br />
trời châu Âu (European Photovoltaic Industry Association – EPIA. Địa chỉ:<br />
www.epia.org): ngành công nghiệp năng lượng mặt trời đang ngày càng phát triển<br />
nhanh, mạnh, có thể cung cấp 2,5% nhu cầu điện của thế giới vào năm 2025 thay cho<br />
nguồn nhiên liệu hoá thạch (dự kiến sẽ thay cho sản lượng điện hàng năm của khoảng<br />
150 nhà máy điện chạy bằng than đá).<br />
Các hệ thống sản xuất điện từ ánh sáng mặt trời hiện đang cung cấp 0,5% nhu cầu điện<br />
của thế giới và có thể tăng lên 2,5% vào năm 2025. Sau đó dự kiến sẽ tăng vọt lên 16%<br />
vào năm 2040. Doanh số bán ra của các hệ thống quang điện có lớp chặn trên toàn cầu<br />
tăng trung bình 35% mỗi năm. Tốc độ tăng trưởng này theo dự báo sẽ lạc quan hơn, và<br />
năng lượng mặt trời sẽ vượt qua các nhiên liệu hóa thạch trong tương lai, thậm chí ngay<br />
cả khi nguồn nhiên liệu này được trợ cấp và giá dầu xuống mức 70 USD/ 1 thùng. Trong<br />
năm 2005, thị trường các hệ thống quang điện sử dụng năng lượng mặt trời đã thu về<br />
khoảng 8,1 tỷ euro (10,41 tỷ USD). Con số này dự kiến sẽ tăng 113,8 tỷ euro vào năm<br />
2025 [7].<br />
5. NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN<br />
THẾ GIỚI.<br />
Con người đã biết sử dụng năng lượng từ lâu, nhưng thực tế ứng dụng chúng vào các<br />
công nghệ sản xuất và trên quy mô rộng chỉ thực sự vào cuối thế kỷ 18, chủ yếu ở những<br />
nước có nhiều năng lượng mặt trời (gần xích đạo, sa mạc…). Từ sau các cuộc khủng<br />
hoảng năng lượng thế giới năm 1968 và 1973, cùng với sự ra đời các điều luật nghiêm<br />
ngặt về môi trường, loại năng lượng sạch này mới bắt đầu được đặc biệt quan tâm,<br />
nhanh chóng được các nước công nghiệp phát triển tập trung nghiên cứu ứng dụng.<br />
Nhiều quốc gia giàu có trên thế giới (Mỹ, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Nhật…) đang tăng<br />
cường việc sử dụng năng lượng mặt trời vào thay thế nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên,<br />
theo ông Lincot- người điều hành Viện nghiên cứu và phát triển quang điện có trụ sở tại<br />
Paris, năng lượng mặt trời đã được sử dụng ngày càng nhiều nhưng vẫn chiếm số lượng<br />
không đáng kể. Năm 2007, các sản phẩm quang điện mới chỉ được sử dụng trên tổng<br />
diện tích ước tính 40 km2, trong khi nhu cầu về điện tại các quốc gia như Pháp hay Đức<br />
là 5.000 km2. Theo dự tính, năm 2020, các sản phẩm quang điện sẽ có mặt trên diện tích<br />
1.000 km2, đáp ứng khoảng 3% nhu cầu năng lượng của các quốc gia thành viên EU,<br />
trong đó Đức và Tây Ban Nha là những nước đi đầu [4].<br />
Hội nghị Năng lượng mới toàn cầu tại Born, CHLB Đức năm 2004 dự kiến thay thế 20%<br />
năng lượng điện truyền thống bằng nguồn năng lượng mới (trong đó có điện mặt trời) vào<br />
năm 2020. Trên thực tế, năng lượng mặt trời đã từng bước phục vụ hữu hiệu cho sự phát<br />
triển của nhân loại. Yếu tố “sạch” là tiêu chí hàng đầu cho mọi công nghệ muốn tồn tại<br />
và phát triển trong thế kỷ 21. Do đó, công nghiệp năng lượng mặt trời ngày càng khẳng<br />
định ưu thế và vị trí quan trọng của nó trong tương lai. Năm 2010 tổng sản lượng điện<br />
mặt trời thế giới sẽ đạt 14.000 GW; nhắm tới mốc 140.000 GW vào năm 2030 [8].<br />
Mỹ: Năng lượng mặt trời đang dần trở thành nguồn năng lượng chủ đạo. ,Một số doanh<br />
nghiệp đang đưa năng lượng mặt trời vào ứng dụng trong đời sống xã hội như cung cấp<br />
điện nguồn cho các thiết bị cầm tay như iPhone, iPod, Công viên Fenway của Boston<br />
khai thác năng lượng này để phục vụ trò chơi bóng chày Red Fox. Hiệp hội các Ngành<br />
Năng lượng Mặt trời Mỹ cho biết, Mỹ đã có thêm công suất 150 MW điện từ năng lượng<br />
mặt trời trong năm 2007, tăng 45% so với năm 2006, đưa tổng công suất loại năng lượng<br />
này lên 750 MW. Lượng điện bổ sung này đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của 550.000 hộ<br />
gia đình ở Mỹ. Giám đốc điều hành SunPower (tập đoàn sản xuất pin mặt trời và panel<br />
mặt trời có hiệu suất cao nhất thế giới), Tom Werner, dự đoán tại Mỹ chỉ khoảng 5 năm<br />
nữa năng lượng mặt trời sẽ có sức cạnh tranh ngang với các loại năng lượng khác. [9, 10]<br />
CHLB Đức: Chính quyền Marburg vừa thông qua quyết nghị về việc bắt buộc lắp đặt<br />
thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời (Solar) trên tất cả các mái nhà của thành phố có<br />
78.000 dân này, bất kể nhà nước hay tư nhân, nhà mới hay nhà cũ, và bắt đầu có hiệu lực<br />
kể từ ngày 01-10-2008. Họ mong muốn quyết nghị này sẽ được áp dụng cho tất cả các<br />
thành phố của Đức với Marburg là một hình mẫu. [11]<br />
Thuỵ Sĩ: Vừa trình làng mẫu thiết kế chiếc tàu ngầm đầu tiên trên thế giới vận hành bằng<br />
năng lượng mặt trời. BKW FMB Energie AG mong muốn làm một cuộc cách mạng trong<br />
lĩnh vực năng lượng mặt trời nhằm đưa công nghệ này sử dụng trong nhiều ngành khác<br />
nhau như du lịch, công nghiệp, giao thông vận tải. [12]<br />
Italia: Xây dựng công viên năng lượng mặt trời lớn nhất nằm tại Sticciano Scalo, gần<br />
Roccastrada (Grosseto, Italia). Công viên Cicalino này được cấu thành bởi 137 tấm panô<br />
năng lượng mặt trời đặc biệt (trải rộng trên hơn 5 ha đất, hàng năm có thể sản xuất 1,6<br />
triệu kWh điện, đủ đáp ứng điện năng tiêu thụ cho khoảng 500 gia đình. Các tấm panô<br />
này có thể “đi theo” chuyển động của mặt trời, tương tự như hoa hướng dương. Công<br />
nghệ này bảo đảm cho việc sản xuất điện năng mặt trời tăng hơn 20-35% so với các loại<br />
panô không dịch chuyển. Nhờ điện mặt trời, hàng năm công viên này giúp tiết kiệm đến<br />
312 tấn dầu và giảm được 952 tấn CO2 vào không khí. [13]<br />
Nhật Bản: Hai công ty Nippon Yusen và Nippon Oil cộng tác chế tạo chiếc tàu biển đầu<br />
tiên sử dụng năng lượng mặt trời, đã hạ thủy vào cuối năm 2008. Trọng tải 60.000 tấn,<br />
tàu có khả năng chở khoảng 6.400 xe hơi. Được trang bị 328 tấm pin mặt trời phục vụ<br />
thắp sáng khu sinh hoạt của thuyền viên, công suất của hệ thống là 40KW, đáp ứng<br />
khoảng 0,2% nhu cầu năng lượng của tàu. Theo dự kiến, hệ thống pin này sẽ tăng công<br />
suất lên gấp 5 lần vào cuối năm 2010. Kinh phí cho hệ thống năng lượng mặt trời khoảng<br />
1,37 triệu USD. Dự án nhằm đáp ứng mục tiêu giảm một nửa mức tiêu thụ nhiên liệu và<br />
1-2% lượng khí thải (20 tấn/năm) do hoạt động tàu biển của công ty thải ra. [14]<br />
Trung Quốc: Trung Quốc đã có những kế hoạch đầy tham vọng để phát triển ngành công<br />
nghiệp năng lượng mặt trời. Những công trình tiêu biểu như khoảng 1.100 tấm thiết bị sử<br />
dụng năng lượng mặt trời được lắp trên mái sân vận động trong nhà ở Bắc Kinh, sử dụng<br />
cho Olympic 2008; lắp đặt một hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời có công suất 130<br />
kW ở địa điểm chính của Olympic là sân vận động Bird’s Nest; lắp đặt các đèn đường<br />
dùng năng lượng mặt trời ở làng Thế Vận Hội và các khu ngoại ô Bắc Kinh. [15].<br />
6. TIỀM NĂNG SỬ DỤNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM<br />
Việt Nam là nước nhiệt đới, nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời vào loại cao<br />
trên thế giới, với trị số tổng xạ khá lớn từ 100-175 kcal/cm2.năm (4,2-7,3GJ/m2.năm), đặc<br />
biệt ở các vùng miền phía nam có nhiều nắng (số giờ nắng khoảng 1600 - 2600 giờ/năm),<br />
các vùng ở miền bắc có khoảng 1.400 - 2.000 giờ nắng và các vùng miền trung có từ<br />
2.000 - 3.000 giờ nắng [16]. Vì thế, tiềm năng sử dụng năng lượng mặt trời ở nước ta<br />
được xem như vô hạn và hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế lớn.<br />
Do đó từ những năm 1980 đến 1990 thực hiện chương trình Nhà nước về năng lượng tái<br />
tạo, một số trường đại học, viện nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng năng<br />
lượng mặt trời. Một số công trình tiêu biểu đã được ứng dụng: thiết bị đun nước nóng<br />
mặt trời, hệ thống cung cấp nước nóng kiểu tấm phẳng hay kiểu ống có cánh nhận nhiệt.<br />
hệ thống cung cấp điện dùng pin mặt trời, hệ thống nấu cơm có gương phản xạ (bếp<br />
parabol), chưng cất nước, sấy nông sản, chạy động cơ Stirling, hệ thống điều hòa không<br />
khí , hệ thống lạnh hấp thụ, giàn đèn chiếu sáng ngoài trời, điện sinh hoạt… sử dụng<br />
năng lượng mặt trời [5, 16-22]. (Xem một số hình ảnh minh họa cuối bài).<br />
Tại hội thảo Điện mặt trời công nghiệp (TP.HCM, 26-27/9/2008) nhiều dự án ứng dụng<br />
pin điện mặt trời đang được triển khai. Tại Long An, Trung tâm Tiết kiệm năng lượng<br />
TP.HCM phối hợp với Công ty CP Năng lượng Mặt trời đỏ đã khởi công xây dựng nhà<br />
máy pin năng lượng mặt trời đầu tiên ở Việt Nam (tháng 3/2008). Nhà máy được thiết kế<br />
theo tư vấn kỹ thuật của Tập đoàn Sunwatt (Pháp); sản phẩm chính là các tấm pin<br />
(module panel) 25Wp-175Wp, và có thể kết nối thành các trạm phát điện công suất lớn.<br />
Về việc triển khai các dự án ứng dụng pin điện mặt trời đã giao, Viện Vật lý TP.HCM<br />
triển khai hiệu quả các dự án này theo Nghị định thư Việt Nam - CHLB Đức, Việt Nam -<br />
Tây Ban Nha và sắp tới là Việt Nam - Cu Ba. Trong nước, đã triển khai tại Phú Quốc,<br />
Buôn Chăn (Đắk Lắk), Sóc Bom Bo (Bình Phước), quần đảo Trường Sa, đảo Cồn Cỏ,<br />
thúc đẩy phát triển nền công nghiệp điện mặt trời tại Việt Nam [8]<br />
Việc phát triển sử dụng năng lượng mặt trời, phát triển ngành công nghiệp sản xuất pin<br />
mặt trời ở Việt Nam sẽ góp phần:<br />
Hiện thực hoá “Chương trình điện khí hóa nông thôn ”, cung cấp điện cho vùng<br />
xa, miền núi, hải đảo - nơi điện lưới quốc gia không tới được. Dự kiến đến 2020,<br />
100% hộ dân nông thôn có điện.<br />
Đẩy mạnh việc sử dụng điện mặt trời, hạ giá thành sản phẩm và đa dạng hóa các<br />
nguồn cung cấp năng lượng,<br />
Góp phần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt, giảm phát khí<br />
thải nhà kính, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và môi trường,…<br />
Một số hình ảnh tiêu biểu về thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời –NLMT<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Máy nước nóng NLMT Thuyền NLMT Pin NLMT Đèn đường NLMT<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bếp NLMT Panel NLMT Đèn NLMT Xe NLMT<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Solar power Auburn University Solar System Illustration of a<br />
solar car Picture House with solar<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Super Cute Solar silicon based solar be the best Solar power tower<br />
Robots cell designed solar systems<br />
power<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
* Solar Energy – Ebook, http://en.wikipedia.org/...<br />
1. Đặng Đình Cung, Năng lượng và phát triễn bền vững, http://www.diendan.org/..<br />
2. Chương trình năng lượng sạch phải kéo dài đến năm 2012<br />
http://www.dalat.gov.vn/...<br />
3. Phương Thuỷ, Năng lượng sạch, lãnh địa không có người tranh giành,<br />
http://www.nea.gov.vn/...<br />
4. Tú Uyên, Năng lượng mặt trời có thể đáp ứng nhu cầu của cả thế giới,<br />
http://www.vitinfo.com.vn/...<br />
5. Năng lượng mặt trời - Nguồn năng lượng sạch vô tận,<br />
http://nangluongmattroi.blogspot.com/...<br />
6. Điện mặt trời – giải pháp năng lượng sạch, http://www.thiennhien.net/...<br />
7. Ngành công nghiệp sản xuất điện từ Mặt trời “bùng nổ”,<br />
http://www.vitinfo.com.vn/...<br />
8. Mai Loan, Đẩy mạnh sản xuất điện mặt trời tại Việt Nam, http://vietnamnet.vn/...<br />
9. Cẩm Tú, Mỹ: Kỉ nguyên năng lượng mặt trời http://www.vitinfo.com.vn/...<br />
<br />
10. Năng lượng Mặt Trời đang lên ngôi ở Mỹ, http://www.btv.org.vn/ …<br />
<br />
11. Quang Vinh, Marburg - Thành phố Solar. http://www.vitinfo.com.vn/...<br />
12. Trùng Quang, Tàu ngầm chạy bằng năng lượng mặt trời,<br />
http://vn.news.yahoo.com/...<br />
13. Phương Nguyên, Công viên năng lượng sạch lớn nhất, http://antg.cand.com.vn/...<br />
14. Nhật Bản đóng tàu biển dùng năng lượng mặt trời, http://www.ecc-hcm.gov.vn/...<br />
15. Trung Quốc đầu tư cho năng lượng mặt trời, http://forum.tretoday.net/...<br />
16. Nguyễn Bá Quiỳnh Anh, Giúp người nghèo dùng năng lượng mặt trời,<br />
http://www.thesaigontimes.vn/...<br />
17. Thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, http://vocw.edu.vn/...<br />
18. Máy nước nóng năng lượng mặt trời: Tiết kiệm, an toàn ,<br />
http://www.baobinhduong.org.vn/...<br />
19. Sử dụng năng lượng mặt trời để cung cấp điện cho hệ thống đèn tín hiệu giao<br />
thông, http://www.epu.edu.vn/...<br />
20. VE Expo 2008: Giới thiệu các nguồn năng lượng sạch, http://www.vn-zon.com/...<br />
21. Giàn đèn chiếu sáng hiện đại nhất thế giới đã đến Đà Nẵng,<br />
http://www.tin247.com/...<br />
22. Nông dân biến năng lượng mặt trời thành điện, http://www.vnexpress.net/...<br />