Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở nước ta - Thực trạng và một số giải pháp cơ bản
lượt xem 24
download
Một trong những mô hình thể chế kinh tế như thế là mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế thị trường là nấc thang phát triển cao hơn kinh tế hàng hoá, khi mà các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều được thực hiện thông qua thị trường. Sự phát triển của sản xuất hàng hoá làm cho phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, chuyên môn hoá, hiệp tác hoá ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở nước ta - Thực trạng và một số giải pháp cơ bản
- PHẦN MỞ ĐẦU Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, loài ngườ i không ngừng tìm kiế m những mô hình thể chế kinh tế thích hợp đề đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Một trong những mô hình thể chế kinh tế như thế là mô hình kinh tế thị trườ ng có sự quản lý c ủa Nhà nước. Kinh tế thị trườ ng là nấc thang phát triể n cao hơn kinh tế hàng hoá, khi mà các yếu tố “ đầu vào” và “ đầu ra” c ủa sản xuất đề u được thực hiện thông qua thị trườ ng. Sự phát triển c ủa sản xuất hàng hoá là m cho phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, chuyên môn hoá, hiệp tác hoá ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng chặt chẽ. Hơn nữa, những nhà sản xuất kinh doanh muốn chiế m được ưu thế trên thị trườ ng phải năng động, nhạy bén, không ngừng cải tiến kỹ thuật và hoịp lý hoá sản xuất. Từ đó làm tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩ y lực lượ ng sản xuất phát triển. Phát triển sản xuất hàng hoá với quy mô lớn sẽ thúc đẩy quá trình tích t ụ và tập trung sản xuất, mở rộng giao lưu kinh tế ở trong nước và nước ngoài, hội nhập nền kinh tế thế giới. Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa nên cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu ké m, lạc hậu, khả năng cạnh tranh hạn chế. Trong khi đó, thị trườ ng thế giới và khu vực đã đượ c phân chia bởi hầu hết các nhà sản xuất và phân phối lớn. Ngay cả thị trườ ng nội địa cùng chịu sự phân chia này. Xuất phát từ nhu cầu thực tế c ủa đờ i sống kinh tế xã hội, để ổn định kinh tế trong nước và hội nhập quốc tế ta phải xây dựng một nền kinh tế mới, một nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hoá các hình thức sở hữu. Phát triển kinh tế thị trườ ng có vai trò rất quan trọng, đối với nước ta muốn chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa thì phải phát triển kinh tế thị trườ ng là một tất yếu khách quan. Qua đây em xin chọn đề tài: “Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở nước ta - Thực trạng và một số giải pháp cơ bản” 1
- Do trình độ và hiểu biết còn nhiều chế nên trong quá trình là m đề á n không thể tránh khỏi thiết sót. Em rất mong được s ự chỉ bảo c ủa các thầy. Em xin chân thành cám ơn thầy giáo đã hướ ng dẫn em hoàn thành tiểu luận này. I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HOÁ NHIỀU THÀNH PHẦN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH NÓI CHUNG. 1. Lý luận c ủa chủ nghĩa Mac- Lênin về sự phát sinh phát triển c ủa sản xuất hàng hoá. 1.1. Sự ra đ ời của sản xuất hàng hoá. * Quá trình chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp lên sản xuất hàng hoá sản xuất tự cung tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế đầu tiên mà loài ngườ i sử dụng để giải quyết vấn đề để sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai. Sản xuất tư cung tự cấp là kiểu tổ chức sản xuất mà trong đó sản phẩ m của ngườ i lao động là m ra được dùng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng c ủa nội bộ từng hộ gia đình, từng công xã hay từng cá nhân riêng lẻ. Sản xuất tự cung tự cấp còn được gọi là sản xuất tự cấp tự túc hoặc kinh tế tự nhiên. Đây là kiểu tổ chức sản xuất khép kín nên nó thườ ng gắn với sự bảo thủ, trì trệ, nhu cầu thấp, kỹ thuật thô sơ lạc hậu. Nền kinh tế tự nhiên tồn tại ở các giai đoạn phát triển thấp của xã hội (công xã nguyên thủy, nô lệ, phong kiến). Ở Việt Nam hiện nay, kinh tế tự nhiên vẫn còn tồn tại ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, khi lực lượ ng sản xuất phát triển cao, phân công lao động được mở rộng thì dần dần xuất hiện trao đổi hàng hoá. Khi trao đổi hàng hoá trở thành mục đích thườ ng xuyên c ủa sản xuất thì sản xuất hàng hoá ra đời. * Sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để bán trên thị trườ ng. Trong kiểu tổ chức kinh tế này, toàn bộ quá trình sản xuất phân phối - trao đổi - tiêu dùng; sản xuất ra cái gì, như thế nào và cho ai đề u thông qua việc mua bán, thông qua hệ thống thị trườ ng và do thị trườ ng quyết định. Cơ sở kinh tế - xã hội c ủa sự ra đờ i và tồn tại c ủa sản xuất hàng hoá là phân công lao động xã hội và s ự tách biệt về kinh tế giữa ngườ i sản xuất nà y 2
- và ngườ i sản xuất khác do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất quy định. Phân công lao động xã hội là việc phân chia ngườ i sản xuất vào các ngành nghề khác nhau c ủa xã hội. Hoặc nói cách khác đó là chuyên môn hoá sản xuất. Do phân công lao động, xã hội nên mỗi ngườ i chỉ sản xuất một hay một vài sản phẩm nhất định. Song, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng c ủa mọi ngườ i đều cần có nhiều loại sản phẩ m. Vì vậy họ đòi hỏi phải có mối liên hệ trao đổi sản phẩm cho nhau, phụ thuộc vào nhau. Trong lịch sử đã diễn ra 3 cuộc phân công lớn: + Ngành chăn nuôi tách khỏi ngành trồng trọt. + Ngành thủ công tách ra khỏi ngành nông nghiệp. + Dẫn tới xuất hiện ngành thương nghiệp. Phân công lao động xã hội là điều kiện c ủa sản xuất hàng hoá. Điều kiện thứ hai c ủa sản xuất hàng hoá là sự tách biệt về kinh tế giữa những ngườ i sả n xuất do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất quy định. Dựa vào điều kiện này mà ngườ i chủ tư liệu sản xuất có quyền quyết định việc s ử dụng tư liệu sản xuất vànhững sản phẩm do họ sản xuất ra. Như vậy quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã chia rẽ ngườ i sản xuất, làm họ tách biệt nhau về mặt kinh tế. Trong điều kiện đó ngườ i sản xuất này muốn sử dụng sản phẩm c ủa ngườ i sản xuất khác thì phải trao đổi sản phẩm lao động cho nhau. Sản phẩm lao động trở thành hàng hoá. Khi sản phẩm lao động trở thành hàng hoá thì ngườ i sản xuất trở thành ngườ i sản hàng hoá, lao động c ủa ngườ i sản xuất hàng hoá vừa có tính chất xã hội, vừa có tính chất tư nhân, cá biệt. Tính chất xã hội c ủa lao động sản xuất hàng hoá thể hiện ở chỗ do phân công lao động xã hội nên sản phẩm lao động của ngườ i này trở nên cần thiết cho ngườ i khác cần cho xã hội. Còn tính chất tư nhân cá biệt thể hiện ở chỗ sản xuất ra cái gì, bằng công cụ nào, phân phối cho ai là công việc cá nhân c ủa chủ sở hữu về tư liệu sản xuất, do họ định đoạt. Tính chất xã hội c ủa lao động sản xuất hàng hoá chỉ 3
- được thừa nhận khi họ tìm được ngườ i mua trên thị trườ ng và bán được hàng hoá do họ sản xuất ra. Vì vậy, lao động c ủa ngườ i sản xuất hàng hoá bao hà m sự thống nhất giữa hai mặt đối lập là tính chất xã hội và tính chất cá nhân, cá biệt c ủa lao động. Mâu thuẫn giữa tính chất xã hội và tính chất tư nhân, cá biệt c ủa lao động sản xuất hàng hoá là mâu thuẫn cơ bản c ủa sản xuất hàng hoá. Đối với mỗi hàng hoá mâu thuẫn đó được giải quyết trên thị trườ ng. Đồng thời nó được tái tạo thườ ng xuyên với tư cách là mâu thuẫn c ủa nền kinh tế hàng hoá nói chung. Chính mâu thuẫn này là cơ sở của khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa. Sản xuất hàng hoá ra đờ i và phát triển là một quá trình lịch sử lâu dài. Đầu tiên là sản xuất hàng hoá giản đơn dựa trên kỹ thuật thủ công và lạc hậu. Nhưng khi lực lượ ng sản xuất phát triển cao hơn, sản xuất hàng hoá giản đơ n chuyển thành sản xuất hàng hoá quy mô lớn. Quá trình chuyển biến này diễn ra trong thời kỳ quá độ từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản. * Thị trường và cơ chế thị trường. Ngày nay sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế - xã hội phổ biến để phát triển kinh tế c ủa một quốc gia. Sản xuất hàng hoá luôn gắn chặt với thị trườ ng. Vậy thị trườ ng là gì? Thị trườ ng là một lĩnh vực trao đổi hàng hoá mà trong đó các chủ thể kinh tế thườ ng cạnh tranh với nhau để xác định giá cả và số lượ ng hàng hoá làm ra. Thị trườ ng thườ ng được gắn với một địa điể m nhất định như chợ, cửa hàng, văn phòng giao dịch... thị trườ ng hoạt động dựa trên nguyên tắc hoà n toàn tự do: thuận mua vừa bán. Hàng hoá bán trên thị trườ ng chia làm hai loạ i tương ứng với hai loại thị trườ ng: Thị trườ ng đầ u vào c ủa sản xuất bao gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, sức lao động... Thị trườ ng đầ u ra bao gồm: lương thực, thực phẩ m và những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. 4
- Cơ chế thị trườ ng là một hình thức tổ chức kinh tế trong đó các vấn đề kinh tế được giải quyết thông qua thị trườ ng (mua bán và trao đổi hàng hoá), cơ chế thị trườ ng hoàn toàn đối lập với nền kinh tế tự nhiên. Trong cơ chế thị trườ ng ngườ i sản xuất và ngườ i tiêu dùng thườ ng tác động lẫn nhau để giả i quyết 3 vấn đề trung tâm c ủa một tổ chức kinh tế: sản xuất ra cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Trong thị trườ ng có 3 yếu tố chính: hàng hoá, tiền tệ, ngườ i mua bán. Động lực hoạt động c ủa con ngườ i trong cơ chế thị trườ ng là lợi nhuận, nó b ị chi phối bởi một số quy luật như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ. * Ưu thế của sản xuất hàng hoá. Thứ nhất, s ự phát triển c ủa sản xuất hàng hoá là m cho phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, chuyên môn hoá, hiệp tác hoá ngày càng tăng,mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng chặt chẽ. Từ đó, nó xoá bỏ tính tự cấp tự túc, bảo thủ trì trệ c ủa nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình xã hội hoá sản xuất và lao động. Thứ hai, tính cách biệt kinh tế đòi hỏi ngườ i sản xuất hàng hoá phải năng động trong sản xuất, kinh doanh để sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Muốn vậy, họ phải ra s ức cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao chất lượ ng, cải tiến quy cách, mẫu mã hàng hoá, tổ chức tốt quá trình tiêu thụ... Từ đó là m tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩ y lực lượ ng sản xuất phát triển. Thứ ba, sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, với quy mô ngày càng lớn làm cho hiệu quả kinh tế đối với xã hội ngày càng cao và ưu thế c ủa nó so với sản xuất nhỏ ngày càng tăng lên về quy mô, trình độ kỹ thuật và khả năng thoả mãn nhu cầu sản xuất hàng hoá quy mô lớn góp phần thúc đẩ y quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, mở rộng giao lưu kinh tế ở trong nước và nước ngoài, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Với những tác dụng kể trên, hiện nay trên thế giới có rất nhiều nước (trong đó có Việt Nam) đã và đang tập trung cho việc phát triển kinh tế hàng hoá. 1.2. Hàng hoá. Hàng hoá là một vật phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó c ủa con ngườ i và được và được sản xuất ra để bán. 5
- Hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng. Trong đó giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên, còn giá trị là thuộc tính xã hội c ủa hàng hoá. Hai thuộc tính này là hai mặt đối lặp cùng tồn tại trong hàng hoá. Cũng từ hai thuộc tính ấy mà lao động sản xuất hàng hoá mang tính hai mặt: lao động c ụ thể và lao động trừu tượ ng. * Giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng là những công dụng khác nhau c ủa vật phẩ m do thuộc tính tự nhiên c ủa nó mang lại. Giá trị tự s ử dụng c ủa vật phẩm được thể hiện ra khi ta mang tiêu dùng chúng. Khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày càng phát triển dần dần ngườ i ta tìm thấy thêm được nhiều thuộc tính có ích. Giá trị sử dụng của hàng hoá rất phong phú, vừa thoả mãn nhu cầu về vật chất, của thoả mãn nhu cầu về mặt tinh thần. Nó là một phạm trù vĩnh viễn nhưng trong nền kinh tế hàng hoá giá trị sử dụng đồng thời là vật mang tính giá trị trao đổi. Giá trị hàng hoá là một phạm trù rất trừu tượng vì nó là thuộc tính xã hội của hàng hoá và muốn hiểu được giá trị hàng hoá ta phải xuất phát từ việc nghiên giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về lượ ng mà một giá trị tự sử dụng này trao đổi với một giá trị tự sử dụng khác. Ví dụ như 1 Rìu= 20 kg thóc Hai hàng hoá có còng dụng khác nhau mà được đem ra trao đổi với nhau là do chúng có một thuộc tính chung duy nhất, chúng đề u là sản phẩ m c ủa lao động c ủa con ngườ i. Việc trao đổi hàng hoá chính là việc trao đổi lao động c ủa ngườ i sản xuất hàng hoá được kết tinh trong hàng hoá. Thông qua trao đổi chúng ta phát hiện ra thuộc tính thứ hai c ủa hàng hoá, đó là giá trị. Vậy thực thể của giá trị hàng hoá là lao động c ủa ngườ i sản xuất kết tinh trong hàng hoá. * Tính hai mặt của lao đ ộng sản xuất hàng hoá. 6
- Lao động c ụ thể: là lao động được tiến hành dướ i một hình thức nhất định, có mục đích, phương pháp hoạt động, đối tượ ng và kết quả riêng biệt. Mỗi loại lao động c ụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định có bao nhiêu loại sản phẩm hàng hoá thì có bấy nhiêu loại lao động c ụ thể khác nhau. Các loại lao động đó hợp thành hệ thống phân công lao động ở từng quốc gia. Xã hội càng phát triển thì phân công lao động càng cao, lao động c ụ thể là phạ m trù vĩnh viễn nó tạo ra giá trị sử dụng cho hàng hoá. Lao động trừu tượ ng: Đó là sự hao phí lao động nói chung c ủa ngườ i sản xuất hàng hoá (hao phí sức thần kinh và sức cơ bắp). Khi có những lao động nào sản xuất ra hàng hoá thì mới quy thành lao động trừu tượ ng. Không phải có hai thứ lao động cùng kết tinh trong hàng hoá mà là lao động sản xuất hàng hoá mang tính hai mặt. * Thời gian lao đ ộng xã hội cần thiết. Thời gian lao động xã cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hoá trong những điều kiện sản xuất trung bình xã hội với một trình độ thành thạo trung bình, cườ ng độ lao động trung bình c ủa ngườ i sản xuất. Thông thườ ng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá có xu hướ ng nghiêng về thời gian lao động cá biệt c ủa những ngườ i sản xuất mà họ cung cấp phân bón một loại hàng hoá nào đó trên thị trườ ng. Hai nhân tố ảnh hưở ng đế n thời gian lao động cần thiết là năng suất lao động và cương độ lao động. Năng suất lao động là năng lực sản xuất c ủa ngườ i lao động hay sức sản xuất c ủa lao động. Luồng giá trị c ủa hàng hoá thay đổi tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội. Cườ ng độ lao động: Là mức độ tiêu hao về lao động trong một đơn vị thời gian. Nó cho biết mức độ khẩn trương của lao động. * Lao đ ộng giản đơn và lao đ ộng phức tạp. 7
- Lao động giản đơn là sự tiêu hao sứclực giản đơn mà bất kỳ một ngườ i bình thườ ng nào, không cần biết đế n tài nghệ đặc biệt đề u có thể tiến hành được để làm ra hàng hoá. Lao động phức tạp là loại lao động phải đòi hỏi đào tạo tỷ mỉ, công phu và có sự khéo léo, tài nghệ, phải có sự tích luỹ lao động. Trong cùng một đơ n vị thời gian, lao động phức tạp sáng tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn. Vì vậy ta cần lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn. Lượ ng giá trị c ủa hàng hoá được đo bằng thời gian lao động xã hội cầ n thiết. 1.3. Kinh tế hàng hoá. Kinh tế hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó hình thái phổ biến c ủa sản xuất hàng hoá là sản xuất ra s ản phẩ m để bán để trao đổi trên thị trườ ng. Kinh tế hàng hoá đối lập với kinh tế tự nhiên và kinh tế chỉ huy. Khi sản xuất hàng hoá, lượ ng sản phẩ m hàng hoá lưu thông trên thị trườ ng ngày càng dồi dào, phong phú, thị trườ ng được mở rộng, khái niệ m thị trườ ng được hiể u ngày đầ y đủ hơn. Đó là lĩnh vực trao đổi hàng hoá thông qua tiền tệ là m mô i giới. ở đây ngườ i mua và ngườ i bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượ ng hàng hoá lưu thông trên thị trườ ng. Để phát triển kinh tế hàng hoá ở nước ta, cần đẩ y mạnh và chú trọng phát triển các loại thị trườ ng. Quá trình chuyển đổi ở nước ta cần phải từng bước hình thành thị trườ ng thống nhất và thông suốt cả nước. Từng bước hình thành và mở rộng đồng bộ thị trườ ng hàng tiêu dùng, tư liệu sanả xuất, dịch vụ, thị trườ ng vốn là tiền tệ... Cần phải mở rộng giao lưu hàng hoá, phát triể n thị trườ ng trong nước, chú trọng nông thôn, miền núi, xoá bỏ triệt để mọi hình thức chia cắt thị trườ ng theo địa giới hành chính. Đồng thời gắn thị trườ ng trong nước với thị trườ ng quốc tế, giải quyết mối quan hệ giữa tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; có chính sách khuyến khích sanả xuất nội địa để phát triể n mạnh mẽ thị trườ ng nước ta, hội nhập với thị trườ ng khu vực và thế giới. Ở nước ta, kinh tế hàng hoá mà Đả ng chủ trương xây dựng và phát triể n trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là “nền kinh tế hàng hoá nhiề u thành phần theo định hướ ng xã hội chủ nghĩa, vận động theo cơ chế thị trườ ng có sự quản lý của Nhà nước”. 8
- 2. Những ưu điểm c ủa kinh tế hàng hoá. So với kinh tế tự nhiên, một loại hình kinh tế còn in đậ m dấu vết ở nước ta, kinh tế hàng hoá có những ưu thế s au. Một là, thúc đẩ y quá trình xã hội hoá sản xuất nhanh chóng, làm cho s ự phân công lao động, chuyên môn hoá sản xuất càng sâu sắc, hình thành các mối liên hệ kinh tế và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp và ngườ i sản xuất, tạo tiền đề cho sự hợp tác lao động ngày càng chặt chẽ. Hai là, thúc đẩ y sự phát triển c ủa lực lượng sản xuất, buộc ngườ i sản xuất phải năng động, luôn cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm, nâng cao nâng suất lao động, cải tiến chất lượ ng và hình thức mẫu mã cho phù hợp với nhu cầu xã hội... Kết quả là thúc đẩ y lực lượ ng sản xuất phát triển, gắn sản xuất với thị trườ ng. Ba là, thúc đẩ y quá trình tích tụ và tập chung sản xuất. Mở rộng giao lưu kinh tế trong nước và hội nhập thế giới. Có tác dụng lớn trong việc tuyể n chọn các doanh nghiệp và cac cá nhân quản lý kinh doanh giỏi. Bốn là, giải phóng các mối quan hệ kinh tế ra khỏi s ự trói buộc c ủa nề n sản xuất khép kín đã từng kìm hãm sự phát triển c ủa lực lượ ng sản xuất, tạo những điều kiện cần thiết cho việc tổ chức và quản lý một nền kinh tế phát triển ở trình độ cao thực hiện dướ i hình thức quan hệ hàng hoá tiền tệ. Cơ chế thị trườ ng tự điều tiết kinh tế rất linh hoạt, mề m dẻo, uyể n chuyển. Tạo môi trườ ng kinh doanh và gia tăng động lực phát triển kinh tế xã hội mà thành tựu đạt được là đưa nước ta ra khỏi thời kỳ khủng khoảng và suy thoái kéo dài. Tuy nhiên, kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường c ũng có những khuyết tật của nó. trên thị trườ ng chưa đựng tính tự phát, chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn, mất cân đối. Vì chạy theo lợi nhuận, các nhà sản xuất kinh doanh có thể gâ y nhiều hậu quả sấu, môi trườ ng bị huỷ hoại, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, phá sản, thất nghiệp, phân hoá xã cao, lợi ích công cộng bị coi nhẹ, các vấn đề công bằng xã hội không được bảo đả m, tệ nạn xã hội tăng v.v... Vì vậy, để phát huy ưu thế, khắc phục những khuyết tật c ủa nó, cần phải tăng cườ ng sự quản lý c ủa Nhà nước. 3. Sự tồn tại khách quan c ủa kinh tế hàng hoá trong thời kỳ quá độ 9
- Kinh tế hàng hoá ra đờ i và tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế xã hội, gắn với hai điều kiện tiền đề : Sự phân công lao động xã hội và các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. ở nước ta hiện nay, những điều kiện chug của kinh tế hàng hoá vẫn còn nên sự tồn tại c ủa kinh tế hàng hoá là một tất yếu khách quan. Một là, phân công lao động xã hội với tư cách là cơ sở kinh tế c ủa sả n xuất hàng hoá chẳng những không mất đi, trái lại ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, xoá bỏ tính tự c ấp tự túc, đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đạ i hoá. Ở nước ta hiện nay ngày càng có nhiều ngành nghề mới ra đờ i sống phát triển. Bên cạnh đó các nghề cổ truyền có tiếng không chỉ trong nước mà cả trên thế giới trước đây bị cơ chế thị trườ ng c ũ làm mai một nay đang dầ n được khôi phục và phát triển. Trong nội bộ từng khu vực, từng ngành, địa phương, phân công lao động ngày càng chi tiết hơn. Điều đó chứng tỏ tính phong phú đa dạng và chất lượ ng cao hơn của sản phẩm lao động đưa ra trê n thị trườ ng. Sự chuyên môn hoá, hợp tác đã vượt qua phạm vi quốc gia trở thành phân công lao động trên phạm vi quốc tế. Hai là, ở nước ta đang tồn tại nhiều thành phần kinh tế, trình độ xã hội hoá giữa các ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh trong cùng một thành phần kinh tế vẫn chưa đề u nhau. Do vậy việc hạch toán kinh doanh, phân phối và trao đổi sản phẩ m lao động tất yếu phải thông qua hình thái hàng hoá - tiề n tệ để thực hiện mối quan hệ kinh tế, đả m bảo lợi ích kinh tế giữa các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần với nhau. Nếu xuất phát từ ý muốn chủ quan mà thu hẹp hay cản trở quá trình tiề n tệ hoá các mối quan hệ kinh tế trong giai đoạn lịch s ử hiện nay bằng các hình thức khác nhau sẽ kìm hã m sự phát triển c ủa nền kinh tế nước ta. Do vậy các thành phần kinh tế trong cơ chế thị trườ ng đều phải tiến hành sản xuất hàng hoá, góp phần làm dân chủ hoá nền kinh tế, khai thác thế mạnh c ủa thị trườ ng. Phát triển kinh tế hàng hoá còn là điều kiện để thúc đẩ y sự phát triển c ủa các ngành khác, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo như: quảng cáo, tư vấn, ngân hàng... 10
- Phát triển kinh tế hàng hoá sẽ khuyến khích được việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới nhằm tăng năng suất lao động, tăng số lượ ng, chủng loại và chất lượ ng hàng hoá dịch vụ, thúc đẩy tập trung sản xuất, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùng trong nước và với quốc tế. Đối với nước ta hiện nay, muốn chuyển từ nền kinh tế còn kém phát triể n nên sản xuất lớn XHCN thì không còn con đườ ng nào khác là phải phát triể n kinh tế thị trườ ng. Bởi vì phát triển kinh tế thị trườ ng được coi là chiếc đò n xeo để xây dựng CNXH, là phương tiện để xã hội hoá nền sản xuất. II/ TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN PHẢI PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HOÁ NHIỀU THÀNH PHẦN Ở VIỆT NAM. 1. Phát triển kinh tế hàng hoá do yêu cầu của sự phát triển lực lượng sản xuất. Thực chất là việc chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn. Xuất phát từ quy luật chung phổ biến - mối quan hệ biện chứng giữa lực lượ ng sản xuất (LLSX) và quan hệ sản xuất (QHSX). Thật vậy mỗi thành phần kinh tế bao giờ c ũng thích ứng với một tính chất và trình độ nhất định của LLSX, theo đó lực lượ ng sản xuất là nội dung và luôn có vai trò quyết định với QHSX và đồng thời với thành phần kinh tế. Ở nước ta hiện nay, do tính đa dạng về trình độ c ủa LLSX nên về hình thức QHSX và thành phần kinh tế được đa dạng hoá là tất yếu. Vì vậy, khi xác định các thành phần kinh tế cần phải xem xét đế n tính chất và trình độ LLSX và tất nhiên phải xem xét trong trạng thái động Một trong những tư tưở ng xuyên suốt do hội nghị lần thứ tư ban chấp hành trung ương (khoá VIII) nhằm c ụ thể hoá và thực hiện thành công những mục tiêu kinh tế xã hội mà đạ i hội VIII c ủa Đả ng đề ra ra là “Ưu tiên phát triển lực lượ ng sản xuất đi đôi với xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướ ng XHCN” Đây là bước phát triển mới trong tư duy lý luận c ủa Đảng ta. Nó bắt nguồn từ việctất yếu phải giải phóng mọi năng lực sản xuất, thúc đẩ y tăng trưở ng kinh tế bằng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trườ ng có sự quản lý của Nhà nước. Theo định hướ ng XHCN. Xét từ quan hệ biện chứng giữa lực lượ ng sản xuất và quan hệ sản xuất, thì lực lượ ng sản xuất luôn là yếu tố động nhất, quyết định đối với sự phát triển c ủa sản xuất xã hội. 11
- Chính vì vậy, để đạt được mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 Đảng đã xác định công nghiệp hoá, hiện đạ i hoá đất nước bằng cách ưu tiên phát triển lực lượ ng sản xuất, thực chất là việc chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn. 2. Phát triển kinh tế hàng hoá do ở Việt Nam tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần. Cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều thành phần đó là do còn nhiề u hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Đạ i hội Đả ng VIII khẳng định, các thành phần kinh tế tồn tại khách quan tương ứng với tính chất và trình độ phát triển c ủa lực lượ ng sản xuất, trong giai đoạn lịch sử hiện nay, đó là kinh tế Nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản chủ nghĩa và kinh tế tư bản Nhà nước. Nếu kinh tế nhiều thành phần trong sự vận động c ủa cơ chế thị trườ ng nước ta là nguồn lực tổng hợp to lớn để đưa nền kinh tế vượt khỏi tình trạng thấp kém, đưa nền kinh tế hàng hoá phát triển cả trong điều kiện ngân sách hạn hẹp. Để có những chính sách và chiến lược phát triển thích hợp cho từng thờ i kỳ ta phải tìm hiểu rõ các thành phần kinh tế đang tồn atại hiện nay. Thứ nhất, thành phần kinh tế Nhà nước (TPKTNN) là những đơn vị tổ chức trực tiếp sản xuất kinh doanh hoặc phục vụ sản xuất, kinh doanh mà toàn bộ nguồn lực thuộc sở hữu Nhà nước, hoặc phần c ủa toàn Nhà nước chiểm tỷ lệ khống chế. Kinh tế Nhà nước (KTNN) bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) các tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, các ngành kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước. Các doanh nghiệp Nhà nước là bộ phận quan trọng cơ bản nhất c ủa kinh tế Nhà nước. Các doanh nghiệp này trực tiếp sản xuất ra c ủa cải vật chất cho xã hội. Chẳng hạn như nhà máy thuỷ điện Hoà Bình công ty gang thép Thá i Nguyên v.v... Các ngành kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước cung cấp hàng hoá hay dịch vụ cho xã hội. Bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, bưu điện, hệ thống ngân hàng tài chính, bảo hiể m (ngân hàng công thương Việt Nam, ngân hàng 12
- đầu tư và phát triển, kho bạc....). Các xí nghiệp liên doanh trong đó vốn Nhà nước chiế m tỷ lệ khống chế (51%). Nhưng lực lượ ng vật chất thuộc sở hữu Nhà nước bao gồm: đất đai, tài nguyên, ngân hàng, tài chính, dự trữ quốc gia... Các doanh nghiệp ở nướcta được hình thành qua ba con đườ ng: - Nhà nước đầu tư vốn để xây dựng mới hoàn thành ngay từ đâu - Nhà nước cấp vốn để liên doanh với các ngành khác. - Nhà nước tiến hành việc đòi nợ, quốc hữu hoá các xí nghiệp tư bản tư nhân. Ngoài ra với bản chất Nhà nước XHCN, Nhà nước xác định đất đai tài nguyên thiên nhiên, tài chính, ngân hàng... do Nhà nước nắ m giữ, chi phối để điều tiết, định hướ ng sự phát triển kinh tế xã hội. KTNN thuộc sở hữu Nhà nước, sản xuât kinh doanh theo nguyên tắc hạch toán kinh tế, thực hiện phân phối theo lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Theo chủ trương c ủa Đảng ta, KTNN cần tập trung vào những ngành, lĩnh vực trọng yếu như kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, hệ thống tài chính, Ngân hàng, những cơ sở như giải quyết kinh doanh, thương mại, dịch vụ quan trọng, những cơ sở kinh tế phục vụ an ninh quốc phòng và vấn đề xã hội, để đả m bảo cân đối lớn, chủ yếu c ủa nền kinh tế và thực hiện vai trò chủ đạo của nền kinh tế thị trườ ng. Tiếp tục đổi mới và phát triển KTNN để đảm bảo những mục tiêu kinh tế xã hội. Trước hết cần hoàn thiện chế độ chính sách, luật pháp đả m bảo doanh nghiệp Nhà nước thật sự là một đơn vị s ản xuất hàng hoá có tư cách pháp nhân. Phân định dứt khoát quyền sở hữu Nhà nước với quyền đạ i diện chủ sở hữu Nhà nước; quyền sở hữu Nhà nước với quyền sở dụng, quản lý v.v... Thứ hai, thành phần kinh tế hợp tác là sự liên kết kinh tế tự nguyện c ủa chủ thể kinh tế với các hình thức đa dạng, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu, khả năng và lợi ích c ủa các bên tham gia, có thể dẫn tới hoặc không dẫn tới pháp nhân. Hình thức tồn tại c ủa kinh tế hợp tác là: Hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tín dụng. 13
- Các hợp tác xã được hình thành với các quy mô và góc độ khác nhau, tuỳ vào sự phát triển c ủa lực lượ ng sản xuất. ở đây ngườ i lao động được tự do trong việc tham gia và rút lui khỏi hợp tác xã. Trong những năm đổi mới, kinh tế hợp tác xã có những biến đổi cơ bản: hộ nông dân được coi là đơn vị kinh tế tự chủ, ruộng đất được giao sử dụng lâu dài. Thực tế xuất hiện những hình thức hợp tác xã giản đơn, từng khâu như hợp tác xã cổ phần, hợp tác xã dịch vụ đầ u vào, đầ u ra phục vụ cho kinh tế hộ gia đình, và kinh tế trang trại phát triển. Thứ ba, thành phần kinh tế tư bản Nhà nước (TPKTTBNN) là sản phẩ m của sự can thiệp c ủa Nhà nước vào hoạt động c ủa các tổ chức, đơn vị kinh tế tư bản trong và ngoài nước. Thành phần kinh tế tư bản nhà nước bao gồm tất cả các hình thức hợp tác, liên doanh sản xuất kinh doanh giữa kinh tế Nhà nước và kinh tế tư bản trong và ngoài nước, nhằ m s ử dụng, khai thác phát huy thế mạnh c ủa mỗi bên tham gia, đặt dướ i sự kiểm soát giúp đỡ của Nhà nước. Thành phần kinh tế tư bản nhà nước có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn, kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệ m tổ chức quản lý c ủa các Nhà nước tư bản. Lenin chỉ rõ “trong một nước tiểu nông... phải đi xuyên qua chủ nghĩa tư bản Nhà nước, tiến lên CNXH”. Nhà nước cần đa dạng hoá các hình thức liên doanh liên kết với các tổ chức và công ty tư bản nước ngoài, nâng dần tỷ lệ đầ u tư c ủa phía Việt Nam. Đồng thời áp dụng nhiều phương thức góp vốn kinh doanh giữa nhà nước vớ i các nhà kinh doanh tư nhân trong nước dưới nhiều hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, nhằm tạo thế và lực mới cho các doanh nghiệp trong nước phát triển, tăng sức cạnh tranh và hợp tác bên ngoài. Thứ tư, thành phần kinh tế cá thể (TPKTCT): là thành phần kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh dựa vào kinh nghiệm c ủa bản thân là chính. Kinh tế cá thể, tiểu chủ c ủa nông dân, thợ thủ công, những ngườ i buôn bán, dịch vụ cá thể. Sở hữu c ủa thành phần kinh tế này là sở hữu tư nhân, sản xuất kinh doanh phân tán, manh mún, trình độ kỹ thuật công nghệ thủ công, mục đích kinh doanh chủ yếu nuôi sống mình, còn tiểu chủ, bản thân vừa lao động trực tiếp vừa thuê một số công nhân. Thế mạnh c ủa TPKTCT là phát huy nhanh, có hiệu quả, tiền vốn, sức lao động, tay nghề, sản phẩm truyền 14
- thống. Vì thế nó có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, có khả năng đóng góp phát triển kinh tế xã hội. Do các ưu thế c ủa nó, nhà nước và các thành phần kinh tế khác không thể không tạo điều kiện giúp đỡ, hướ ng dẫn thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ về vốn, kỹ thuật... để nó từng bước tham gia kinh tế hợp tác một cách tự nguyện hoặc làm “vệ sinh” cho các doanh nghiệp của nền kinh tế. Thành phần kinh tế thứ năm và c ũng là thành phần kinh tế cuối cùng. Thành phần kinh tế tư bản tư nhân (TPKTTBTN): là các đơn vị kinh tế mà vốn do một hoặc một số nhà tư bản trong và ngoài nước đầ u tư để sản xuất kinh doanh dịch vụ. Kinh tế tư bản tư nhân tổ chức dướ i hình thức doanh nghiệp, tư nhân, doanh nghiệp cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn... Từ nă m 1991, sau khi có luật doanh nghiệp tư nhân ở nước ta, kinh tế tư bản tư nhân phát triển mạnh và đóng góp nhất định vào phát triển kinh tế - xã hội. Cần khẳng định nhất quán chủ trương phát triển kinh tế tư bản tư nhân, bình đẳ ng với các thành phần kinh tế khác khuyến khích tư bản tư nhân đầ u tư vào sản xuất, bảo vệ quyền sở hữu và lợi ích hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi và củng cố lòng tin cho các nhà đầ u tư phát triển. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, mỗi thành phần kinh tế đồng thời vừa tồn tạ i độc lập tương đối vừa tác động qua lại lẫn nhau, vừa hợp tác cạnh tranh vớ i nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn trong một chỉnh thể kinh tế xã hội. Không nên hiểu mỗi thành phần kinh tế như những bộ phận tách rời, những lực lượ ng tự trị và theo đó cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là sự hợp nhất cơ học c ủa các bộ phận đó. Trong quá trình phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trườ ng, một vấn đề có tính nguyên tắc cần phải nắm vững, đó là kinh tế Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế hợp tác dầ n dần trở thành nền tảng c ủa nền kinh tế. Nếu thành phần kinh tế nhà nước đủ mạnh và đóng được vai trò chủ đạo thì sẽ lôi kéo được các thành phần kinh tế khác theo định hướ ng XHCN. Nếu ngượ c lại, sẽ không loại trừ khả năng thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa sẽ lớn mạnh hơn và kéo nền kinh tế quốc dân theo định hướ ng TBCN. Cần phải luôn nhớ rằng thành phần TBCN đã, 15
- đang, và sẽ còn có s ự hậu thuẫn quốc tế rất mạnh. Nhất là trong tình hình hiệ n nay, các thế lực chống đối XHCN đang tìm cách là m cho kinh tế tư nhâ n TBCN ở nước ta thắng thế. Ta phải phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần để sản xuất phát triển liên tục, không bị gián đoạn, tạo sự cạnh tranhh giữa các thành phần kinh tế trong cơ chế thị trườ ng. 3. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần do đòi hỏi nâng cao đời sống nhân dân. Việt Nam đi lên từ một nước phong kiến thuộc địa lạc hậu, tiếp theo đó là chiến tranh kéo dài. Khi kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước Việt Nam có thời gian nhìn lại mình thì đã tụt hậu về kinh tế quá xa so với thế giới. Sự hỗ trợ to lớn c ủa các nước XHCN là hậu thuẫn mạnh mẽ cho cuộc kháng chiến nhưng ở t hời kỳ hoà bình xây dựng, hỗ trợ đó hầu như không có hiệu quả, thể hiện ở tình trạng lạc hậu về kỹ thuật so với các nước tư bản phát triển, ở cơ cấu kinh tế bất hợp lý, ở trình độ và kinh nghiệ m quản lý theo kiểu nền kinh tế kế hoạch tập trung... Cùng với sự s ụp đổ c ủa hệ thống XHCN ở Đông Âu, Việt Nam đứng bên bờ c ủa khủng hoảng kinh tế xã hội. Thu nhập bình quân đầ u ngườ i được đánh giá vào nhóm các nước nghéo nhất thế giới. 16
- So sánh một số chỉ tiêu kinh tế xã hội giữa Việt Nam và các nước ASEAN năm 1993. Chỉ t iêu Việt Indonêxi Malaixi Philipin Xingap Thái Lan Nam a a o GDP bình quân đầu 170 730 3.160 830 19.310 2.040 người USD - Phương pháp Atlas GDP bình quân đầu 1.040 3.140 8.630 2.660 20.470 6.390 người USD - Phương pháp PPP Chỉ số HDI 0,514 0,568 0.794 0.621 0.836 0.798 Vị trí HDI trong 176 116 105 57 99 43 54 nước HDI - chỉ số phát triển con người. Trước đây, việc thực hiện chính sách và cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp khiến cho s ự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh, đờ i sống một bộ phận nhân dân, nhất là ở một số vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến c ũ, đồng bào dân tộc, còn quá khó khăn vất vả. Chất lượ ng giáo dục đào tạo, y tế ở nhiều nơi rất thấp. Ngườ i nghèo không đủ tiền để chữa bệnh và cho con em đi học. Trong khi đó nguồn tài chính từ ngân sách và các nguồn lực khác có thể huy động được cho yêu cầu phúc lợi xã hội vừa hạn chế vừa chưa được sử dụng có hiệu quả. Tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm mô i trườ ng sinh thái, huỷ hoại tài nguyên ngày càng tăng. Văn hoá phẩm độc hạ i lan tràn, tệ nạn xã hội phát triển, trật tự an toàn xã hội còn nhiều phức tạp. Xuất phát từ nhu cầu thực tế c ủa đờ i sống xã hội, để ổn định kinh tế trong nước và hội nhập quốc tế ta phải xây dựng một nền kinh tế mở, một nề n kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hoá các hình thức sở hữu. Sự thành công c ủa nền kinh tế thị trườ ng theo định hướ ng XHCN không chỉ biểu hiện ở tốc độ tăng trưở ng cao, mà còn ở chỗ mức sống thực tế của mọi tầng lớp dân cư đề u được nâng lên, y tế, giáo dục đề u phát triển, khoảng cách giữa giàu nghèo được thu hẹp, đạo đức, truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc được giữ vững, môi trườ ng được bảo vệ. 17
- III. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HOÁ Ở VIỆT NAM. 1. Nội dung c ủa phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở Việt Nam. Kinh tế hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó hình thái phổ biến c ủa sản xuất là sản xuất ra sản phẩm là để bán, để trao đổi trê n thị trườ ng. Nội dung c ủa phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướ ng XHCN ở Việt Nam là: Phát triển nền kinh tế hàng hoá dựa trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành phần. Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển biến từ kinh tế ké m phát triển, mang nặng tính tự cấp tự túc và quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trườ ng. Đại hội Đả ng VII đã khẳng định, các thành phần kinh tế đang tồn tạ i khách quan tương ứng với tính chất và trình độ sản xuất. Trong giai đoạn lịch sử hiện nay, đó là: Kinh tế Nhà nước; Kinh tế hợp tác; Kinh tế cá thể; Kinh tế tư bản tư nhân; Kinh tế tư bản nhà nước. Nền kinh tế nhiều thành phần vừa phản ánh tính đa dạng phong phú trong việc đáp ứng nhu cầu xã hôị vừa phản ánh tính chất phức tạp trong việc quản lý theo định hướ ng XHCN. Do đó, việc “Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phải đi đôi với việc tăng cườ ng quản lý c ủa nhà nước về kinh tế xã hội. Để hạn chế và khắc phục những hậu quả của mặt trái c ủa kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trườ ng mang lại, giữ cho công cuộc đổi mới đúng hướ ng và phát huy bản chất tốt đẹp c ủa CNXH Nhà nước phải thực hiẹen tốt vai trò quản lý kinh tế - xã hội bằng luật pháp, kế hoạch, chính sách, thông tin, tuyên truyền, giáo dục và các công c ụ khác. Nhận thức tính chất nhiều thành phần c ủa kinh tế là một tất yếu khách quan, từ đó có thái độ đúng đắ n trong việc khuyến khích sự phát triển c ủa chúng theo nguyên tắc tự nhiên c ủa kinh tế, phục vụ cho sự nghiệp đi lê n CNXH ở nước ta. 18
- Sự tồn tại c ủa nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, c ũng có nghĩa là còn có các quy luật kinh tế khác nhau hoạt động. Sự vận động và phát triể n của các thành phần kinh tế trong giai đoạn này chịu sự chi phối trực tiếp của các quy luật thị trườ ng. Thông qua hoạt động c ủa các quy luật thị trườ ng mà nó đào thải những mặt, yếu tố bất hợp lý, thúc đẩ y nhanh quá trình xã hội hoá sản xuất. 2. Phát triển kinh tế hàng hoá theo hướng mở r ộng quan hệ kinh tế với nước ngoài. Sự ra đờ i và phát triển c ủa kinh tế hàng hoá đã làm phá vỡ các mối quan hệ kinh tế truyền thống c ủa nền kinh tế khép kín, kém phát triển, bảo thủ, tr ì trệ. Đặc biệt đế n giai đoạn tư bản chủ nghĩa sự phát triển c ủa kinh tế hàng hoá đã làm cho thị trườ ng dân tộc hoạt động gắn bó với thị trườ ng thế giới. Việc mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài là tất yếu vì sản xuát và trao đổi hàng hoá tất yếu vượt qua phạ m vi quốc gia, mang tính chất quốc tế, đồng thời đó c ũng là tất yếu sự phát triển nhu cầu. Biệt lập trong sự phát triể n kinh tế dẫn đế n đói nghèo. Do đó mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài dướ i nhiều dạng khác nhau đối với nước ta như là một tất yếu trong sự phát triển, khi trình độ khoa học kỹ thuật c ủa thế giới cho phép đáp ứng nhu cầu c ả về sản xuất lần tiêu dùng. Thông qua mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoà i để biến nguồn lực bên ngoài thành nguồn lực bên trong. Điều đó tạo điều kiệ n cho quá trình phát triển rút gắn ở nước ta. Mở rộng quan hệ kinh tế với nước bằng nhiều hình thức như tăng cườ ng hoạt động ngoại thương, hợp tác, liên doanh, liên kết đề thu hút vốn đầ u tư cho nước ta. Gia nhập vào các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực. Tranh thủ nắm bắt những, những mặt hàng mũi nhọn có tương lai, gắn với công nghệ mới, tiến tới có khả năng cạnh tranh trên thị trườ ng thế giới., nhanh chóng đưa nền kinh tế nước ta hội nhập vào nhịp điệu c ủa nền kinh tế thế giới. Việc “ mở cửa” về kinh tế phải đả m bảo nguyên tắc bình đẳ ng, tôn trọng lẫn nhau, đả m bảo chủ quyền và c ũng có lợi. 19
- 3. Phát triển kinh tế hàng hoá theo định hướng XHCN thông qua bản chất và vai tr ò quản lý c ủa Nhà nước. Mặc dù có rất nhiều ưu điể m nhưng nền KTTT không thể nào giải quyết được những vấn đề do chính cơ chế và đờ i sống kinh tế xã hội đặt ra. Vì vậy, sự tác động c ủa Nhà nước - một chủ thể có khả năng nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan - vào nền kinh tế là một tất yếu cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Thiên s ử “can thiệp” c ủa Nhà nước vào kinh tế, để cho thị trườ ng tự do hoạt động, thì việc điều kinh tế nước ta sẽ không có hiệu quả. Nhà nước sử dụng luật pháp và các công cụ kinh tế vĩ mô khác để quả n lý kinh tế hàng hoá, làm cho nền kinh tế “lành mạnh” hơn, giảm bớt các thăng trầm, đột biến xấu trên con đườ ng c ủa nó, khắc phục được tình trạng phân hoá bất bình đẳ ng, bảo vệ được tài nguyên môi trườ ng c ủa đất nước. Sự vận dung c ủa nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trườ ng có s ự quả n lý c ủa Nhà nước ở nước ta là sự vận động được điều tiết bởi s ự thống nhất giữa cơ chế thị trườ ng - “bàn tay vô hình”, và sự quản lý c ủa nhà nước - “bàn tay hữu hình”. 4. Thực trạng kinh tế hàng hoá ở nước ta hiện nay. Nước ta đang từng bước quá độ lên CNXH không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, xu hướ ng vận động và phát triển kinh tế hàng hoá gắn liền với các đặc điểm sau: Một là, kinh tế thị trườ ng bao gồm nhiều loại hình đan xen nhau: nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức sở hữu khác nhau tham gia vào nề n kinh tế thị trườ ng. Mỗi kiểu hàng hoá, tham gia vào nền kinh tế thị trườ ng có những nét đặc thù về bản chất kinh tế - xã hội và trình độ phát triển, nhưng nó đều là các bộ phận khác nhau c ủa nền kinh tế quốc dân thống nhất. Bởi vậ y chúng ta vừa hợp tác, vừa cạnh tranh nhau, bình đẳ ng trước pháp luật, được pháp luật bảo vệ. Nhân tố kinh tế và quan hệ kinh tế trong mỗi kiểu sản xuất hàng hoá c ủa mỗi thành phần kinh tế đề u xuất hiện cái mới. Trong đó, sản xuất hàng hoá XHCN giữ vai trò chủ đạo, định hướ ng với các kiểu sản xuất hàng hoá khác. Nhận thức được tính chất nhiều thành phần kinh tế là một tất yếu khách quan từ đó có thái độ đúng đắn trong khuyến khích sự phát triể n của chúng theo nguyên tắc tự nhiên c ủa kinh tế, phục vụ cho việc đi lên XHCN ở nước ta. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn “Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở nước ta - Thực trạng và một số giải pháp cơ bản”
33 p | 337 | 99
-
LUẬN VĂN: Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở nước ta Thực trạng và một số giải pháp cơ bản
37 p | 254 | 69
-
Tiểu luận: Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở nước ta - Thực trạng và một số giải pháp cơ bản
33 p | 520 | 64
-
LUẬN VĂN: Quan điểm toàn diện với việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
16 p | 181 | 63
-
Tiểu luận "Vấn đề phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN".
18 p | 266 | 63
-
Tiểu luận: Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
29 p | 253 | 43
-
Đề tài " quá trình xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay "
31 p | 196 | 43
-
Đề tài: “Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở nước ta - Thực trạng và một số giải pháp cơ bản”
31 p | 191 | 41
-
LUẬN VĂN: Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là đường chiến lược nhất quan trọng suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
16 p | 202 | 38
-
LUẬN VĂN: Nhân tố chủ quan với việc bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta hiện nay
81 p | 153 | 35
-
LUẬN VĂN: Nghiên cứu kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường đang diễn ra ở nước ta hiện nay
27 p | 168 | 34
-
LUẬN VĂN: Những nhân tố và giải pháp bảo đảm việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa
16 p | 187 | 33
-
Tiểu luận Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
21 p | 201 | 26
-
LUẬN VĂN: Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội ở nước ta - Thực trạng và một số giải pháp cơ bản
18 p | 114 | 22
-
Đề tài “Mâu thuẫn biên chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở Việt Nam”
19 p | 145 | 20
-
Đề tài: Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
15 p | 102 | 18
-
LUẬN VĂN: Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội ở nước ta. Thực trạng và một số giải pháp cơ bản
18 p | 106 | 18
-
LUẬN VĂN: Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN
16 p | 146 | 16
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn