intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở nước ta - Thực trạng và một số giải pháp cơ bản

Chia sẻ: Nguyên Khê | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:33

521
lượt xem
64
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận với đề tài "Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở nước ta - Thực trạng và một số giải pháp cơ bản" trình bày cơ sở lý luận của việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, tính tất yếu khách quan, thực trạng và giải pháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở nước ta - Thực trạng và một số giải pháp cơ bản

  1. PHẦN MỞ ĐẦU Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, loài người không ngừng tìm kiếm những mô hình thể chế kinh tế thích hợp đề đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Một trong những mô hình thể chế kinh tế như th ế là mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế thị trường là n ấc thang phát triển cao hơn kinh tế hàng hoá, khi mà các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều được thực hiện thông qua thị trường. Sự phát triển của sản xuất hàng hoá làm cho phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, chuyên môn hoá, hiệp tác hoá ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng chặt chẽ. Hơn nữa, những nhà sản xuất kinh doanh muốn chiếm được ưu thế trên thị trường phải năng động, nhạy bén, không ngừng cải tiến kỹ thuật và hoịp lý hoá sản xuất. Từ đó làm tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Phát triển sản xuất hàng hoá với quy mô lớn sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, mở rộng giao lưu kinh tế ở trong nước và nước ngoài, hội nhập nền kinh tế thế giới. Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa nên cơ sở vật chất kỹ thuật còn y ếu kém, lạc hậu, khả năng cạnh tranh hạn chế. Trong khi đó, th ị trường th ế giới và khu v ực đã được phân chia bởi hầu hết các nhà sản xuất và phân ph ối l ớn. Ngay c ả thị trường nội địa cùng chịu sự phân chia này. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của đời sống kinh t ế xã h ội, đ ể ổn đ ịnh kinh tế trong nước và hội nhập quốc tế ta phải xây dựng một nền kinh tế mới, một nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hoá các hình thức sở hữu. Phát triển kinh tế thị trường có vai trò rất quan trọng, đ ối v ới n ước ta muốn chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa thì ph ải phát triển kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan. Qua đây em xin chọn đề tài: “Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở nước ta - Thực trạng và một số giải pháp cơ bản” 1
  2. Do trình độ và hiểu biết còn nhiều chế nên trong quá trình làm đề án không thể tránh khỏi thiết sót. Em rất mong được sự chỉ b ảo c ủa các th ầy. Em xin chân thành cám ơn thầy giáo đã hướng dẫn em hoàn thành ti ểu lu ận này. I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KINH T Ế HÀNG HOÁ NHIỀU THÀNH PHẦN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH NÓI CHUNG. 1. Lý luận của chủ nghĩa Mac- Lênin về sự phát sinh phát tri ển của sản xuất hàng hoá. 1.1. Sự ra đời của sản xuất hàng hoá. * Quá trình chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp lên sản xuất hàng hoá sản xuất tự cung tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế đầu tiên mà loài ng ười s ử dụng để giải quyết vấn đề để sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai. Sản xuất tư cung tự cấp là kiểu tổ chức sản xuất mà trong đó s ản phẩm của người lao động làm ra được dùng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của nội bộ từng hộ gia đình, từng công xã hay từng cá nhân riêng lẻ. Sản xuất tự cung tự cấp còn được gọi là sản xuất tự cấp tự túc hoặc kinh tế tự nhiên. Đây là kiểu tổ chức sản xuất khép kín nên nó th ường g ắn v ới s ự b ảo thủ, trì trệ, nhu cầu thấp, kỹ thuật thô sơ lạc hậu. Nền kinh tế tự nhiên tồn tại ở các giai đoạn phát triển thấp của xã hội (công xã nguyên th ủy, nô l ệ, phong kiến). Ở Việt Nam hiện nay, kinh tế tự nhiên vẫn còn tồn tại ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, khi lực lượng sản xuất phát triển cao, phân công lao động được mở rộng thì dần dần xuất hiện trao đổi hàng hoá. Khi trao đổi hàng hoá trở thành mục đích thường xuyên của sản xuất thì sản xuất hàng hoá ra đời. * Sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó s ản ph ẩm được sản xuất ra để bán trên thị trường. 2
  3. Trong kiểu tổ chức kinh tế này, toàn bộ quá trình sản xuất phân ph ối - trao đổi - tiêu dùng; sản xuất ra cái gì, nh ư th ế nào và cho ai đ ều thông qua việc mua bán, thông qua hệ thống thị trường và do thị trường quyết định. Cơ sở kinh tế - xã hội của sự ra đời và tồn tại c ủa s ản xu ất hàng hoá là phân công lao động xã hội và sự tách biệt v ề kinh t ế gi ữa ng ười s ản xuất này và người sản xuất khác do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất quy định. Phân công lao động xã hội là việc phân chia người sản xuất vào các ngành nghề khác nhau của xã hội. Hoặc nói cách khác đó là chuyên môn hoá sản xuất. Do phân công lao động, xã hội nên mỗi người chỉ sản xuất một hay một vài sản phẩm nhất định. Song, nhu cầu s ản xuất và tiêu dùng c ủa m ọi người đều cần có nhiều loại sản phẩm. Vì vậy họ đòi hỏi phải có mối liên hệ trao đổi sản phẩm cho nhau, phụ thuộc vào nhau. Trong lịch sử đã diễn ra 3 cuộc phân công lớn: + Ngành chăn nuôi tách khỏi ngành trồng trọt. + Ngành thủ công tách ra khỏi ngành nông nghiệp. + Dẫn tới xuất hiện ngành thương nghiệp. Phân công lao động xã hội là điều kiện của sản xuất hàng hoá. Điều kiện thứ hai của sản xuất hàng hoá là sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất quy định. Dựa vào điều kiện này mà người chủ tư liệu sản xuất có quyền quyết định việc sử dụng tư liệu sản xuất vànhững sản phẩm do họ sản xuất ra. Như vậy quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã chia rẽ người sản xuất, làm họ tách biệt nhau về mặt kinh tế. Trong điều kiện đó người sản xuất này muốn sử dụng sản phẩm c ủa người sản xuất khác thì phải trao đổi sản phẩm lao động cho nhau. S ản phẩm lao động trở thành hàng hoá. Khi sản phẩm lao động trở thành hàng hoá thì người sản xuất trở thành người sản hàng hoá, lao động của người sản xuất hàng hoá vừa có 3
  4. tính chất xã hội, vừa có tính chất tư nhân, cá bi ệt. Tính ch ất xã h ội c ủa lao động sản xuất hàng hoá thể hiện ở chỗ do phân công lao động xã hội nên sản phẩm lao động của người này trở nên cần thiết cho người khác c ần cho xã hội. Còn tính chất tư nhân cá biệt thể hiện ở chỗ sản xuất ra cái gì, bằng công cụ nào, phân phối cho ai là công việc cá nhân của chủ sở hữu về tư liệu sản xuất, do họ định đoạt. Tính chất xã h ội của lao động s ản xu ất hàng hoá chỉ được thừa nhận khi họ tìm được người mua trên th ị trường và bán được hàng hoá do họ sản xuất ra. Vì vậy, lao động của người sản xuất hàng hoá bao hàm s ự th ống nh ất giữa hai mặt đối lập là tính chất xã hội và tính ch ất cá nhân, cá bi ệt c ủa lao động. Mâu thuẫn giữa tính chất xã hội và tính chất tư nhân, cá biệt của lao động sản xuất hàng hoá là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hoá. Đối với mỗi hàng hoá mâu thuẫn đó được giải quyết trên thị trường. Đồng th ời nó được tái tạo thường xuyên với tư cách là mâu thuẫn của nền kinh t ế hàng hoá nói chung. Chính mâu thuẫn này là cơ sở của khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa. Sản xuất hàng hoá ra đời và phát triển là một quá trình l ịch s ử lâu dài. Đầu tiên là sản xuất hàng hoá giản đơn dựa trên kỹ thuật thủ công và lạc hậu. Nhưng khi lực lượng sản xuất phát triển cao hơn, sản xuất hàng hoá giản đơn chuyển thành sản xuất hàng hoá quy mô lớn. Quá trình chuy ển biến này diễn ra trong thời kỳ quá độ từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản. * Thị trường và cơ chế thị trường. Ngày nay sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức kinh t ế - xã h ội ph ổ bi ến để phát triển kinh tế của một quốc gia. Sản xuất hàng hoá luôn gắn ch ặt với thị trường. Vậy thị trường là gì? Thị trường là một lĩnh vực trao đổi hàng hoá mà trong đó các ch ủ th ể kinh tế thường cạnh tranh với nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá làm ra. 4
  5. Thị trường thường được gắn với một địa điểm nhất định nh ư ch ợ, cửa hàng, văn phòng giao dịch... thị trường hoạt động dựa trên nguyên tắc hoàn toàn tự do: thuận mua vừa bán. Hàng hoá bán trên thị trường chia làm hai loại tương ứng với hai loại thị trường: Thị trường đầu vào của sản xuất bao gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, sức lao động... Thị trường đầu ra bao gồm: lương thực, thực ph ẩm và những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. Cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế trong đó các vấn đề kinh tế được giải quyết thông qua thị trường (mua bán và trao đ ổi hàng hoá), cơ chế thị trường hoàn toàn đối lập với nền kinh tế tự nhiên. Trong cơ chế thị trường người sản xuất và người tiêu dùng thường tác động lẫn nhau để giải quyết 3 vấn đề trung tâm của một tổ chức kinh tế: sản xuất ra cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Trong thị trường có 3 yếu tố chính: hàng hoá, tiền tệ, người mua bán. Động lực hoạt động của con người trong cơ chế thị trường là lợi nhuận, nó bị chi phối bởi một số quy luật như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ. * Ưu thế của sản xuất hàng hoá. Thứ nhất, sự phát triển của sản xuất hàng hoá làm cho phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, chuyên môn hoá, hi ệp tác hoá ngày càng tăng,mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng chặt chẽ. Từ đó, nó xoá bỏ tính tự cấp tự túc, bảo thủ trì trệ của nền kinh tế, đẩy m ạnh quá trình xã hội hoá sản xuất và lao động. Thứ hai, tính cách biệt kinh tế đòi hỏi người sản xuất hàng hoá phải năng động trong sản xuất, kinh doanh để sản xuất và tiêu th ụ hàng hoá. Muốn vậy, họ phải ra sức cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá s ản xu ất, nâng cao chất lượng, cải tiến quy cách, mẫu mã hàng hoá, tổ chức tốt quá trình tiêu thụ... Từ đó làm tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy l ực l ượng s ản xuất phát triển. Thứ ba, sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, với quy mô ngày càng lớn làm cho hiệu quả kinh tế đối với xã hội ngày càng cao và ưu thế của nó so với sản xuất nhỏ ngày càng tăng lên về quy mô, trình độ kỹ thuật và khả năng thoả mãn nhu cầu sản xuất hàng hoá quy mô lớn góp phần thúc đẩy 5
  6. quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, mở rộng giao lưu kinh t ế ở trong nước và nước ngoài, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Với những tác dụng kể trên, hiện nay trên thế giới có rất nhiều nước (trong đó có Việt Nam) đã và đang tập trung cho vi ệc phát tri ển kinh t ế hàng hoá. 1.2. Hàng hoá. Hàng hoá là một vật phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó c ủa con người và được và được sản xuất ra để bán. Hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị và giá tr ị s ử d ụng. Trong đó giá tr ị sử dụng là thuộc tính tự nhiên, còn giá trị là thuộc tính xã h ội c ủa hàng hoá. Hai thuộc tính này là hai mặt đối lặp cùng tồn tại trong hàng hoá. Cũng từ hai thuộc tính ấy mà lao động sản xuất hàng hoá mang tính hai m ặt: lao động cụ thể và lao động trừu tượng. * Giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng là những công dụng khác nhau của vật phẩm do thuộc tính tự nhiên của nó mang lại. Giá trị tự sử dụng của vật phẩm được thể hiện ra khi ta mang tiêu dùng chúng. Khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày càng phát tri ển dần d ần người ta tìm thấy thêm được nhiều thuộc tính có ích. Giá trị s ử dụng c ủa hàng hoá rất phong phú, vừa thoả mãn nhu cầu về vật chất, của thoả mãn nhu cầu về mặt tinh thần. Nó là một phạm trù vĩnh viễn nh ưng trong nền kinh tế hàng hoá giá trị sử dụng đồng thời là vật mang tính giá trị trao đổi. Giá trị hàng hoá là một phạm trù rất trừu tượng vì nó là thuộc tính xã hội của hàng hoá và muốn hiểu được giá trị hàng hoá ta phải xuất phát từ việc nghiên giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về lượng mà một giá trị tự sử dụng này trao đổi với một giá trị tự sử dụng khác. Ví dụ như 1 Rìu= 20 kg thóc Hai hàng hoá có còng dụng khác nhau mà được đem ra trao đổi v ới nhau là do chúng có một thuộc tính chung duy nh ất, chúng đ ều là s ản ph ẩm của lao động của con người. 6
  7. Việc trao đổi hàng hoá chính là việc trao đổi lao động của người sản xuất hàng hoá được kết tinh trong hàng hoá. Thông qua trao đổi chúng ta phát hiện ra thuộc tính thứ hai c ủa hàng hoá, đó là giá trị. Vậy thực thể của giá trị hàng hoá là lao động của ng ười s ản xu ất k ết tinh trong hàng hoá. * Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá. Lao động cụ thể: là lao động được tiến hành dưới một hình th ức nh ất định, có mục đích, phương pháp hoạt động, đối tượng và kết quả riêng biệt. Mỗi loại lao động cụ thể tạo ra một giá trị sử dụng nhất định có bao nhiêu loại sản phẩm hàng hoá thì có bấy nhiêu loại lao động cụ th ể khác nhau. Các loại lao động đó hợp thành hệ thống phân công lao đ ộng ở t ừng quốc gia. Xã hội càng phát triển thì phân công lao động càng cao, lao đ ộng cụ thể là phạm trù vĩnh viễn nó tạo ra giá trị sử dụng cho hàng hoá. Lao động trừu tượng: Đó là sự hao phí lao động nói chung của người sản xuất hàng hoá (hao phí sức thần kinh và sức cơ bắp). Khi có những lao động nào sản xuất ra hàng hoá thì m ới quy thành lao động trừu tượng. Không phải có hai thứ lao động cùng kết tinh trong hàng hoá mà là lao động sản xuất hàng hoá mang tính hai mặt. * Thời gian lao động xã hội cần thiết. Thời gian lao động xã cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hoá trong những điều kiện sản xuất trung bình xã hội với một trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình của người sản xuất. Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra m ột hàng hoá có xu hướng nghiêng về thời gian lao động cá bi ệt c ủa nh ững người sản xuất mà họ cung cấp phân bón một loại hàng hoá nào đó trên th ị trường. Hai nhân tố ảnh hưởng đến thời gian lao động cần thiết là năng suất lao động và cương độ lao động. 7
  8. Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động hay sức sản xuất của lao động. Luồng giá trị của hàng hoá thay đổi tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội. Cường độ lao động: Là mức độ tiêu hao về lao động trong một đơn vị thời gian. Nó cho biết mức độ khẩn trương của lao động. * Lao động giản đơn và lao động phức tạp. Lao động giản đơn là sự tiêu hao sứclực giản đơn mà bất kỳ một người bình thường nào, không cần biết đến tài nghệ đặc biệt đều có th ể tiến hành được để làm ra hàng hoá. Lao động phức tạp là loại lao động phải đòi hỏi đào tạo tỷ mỉ, công phu và có sự khéo léo, tài nghệ, phải có sự tích luỹ lao động. Trong cùng một đơn vị thời gian, lao động phức tạp sáng tạo ra nhiều giá trị h ơn lao động giản đơn. Vì vậy ta cần lao động phức tạp là bội số c ủa lao đ ộng giản đơn. Lượng giá trị của hàng hoá được đo bằng thời gian lao động xã h ội cần thiết. 1.3. Kinh tế hàng hoá. Kinh tế hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó hình thái phổ biến của sản xuất hàng hoá là sản xuất ra sản ph ẩm để bán để trao đổi trên thị trường. Kinh tế hàng hoá đối lập với kinh tế tự nhiên và kinh tế chỉ huy. Khi sản xuất hàng hoá, lượng sản phẩm hàng hoá lưu thông trên thị trường ngày càng dồi dào, phong phú, thị trường được mở rộng, khái niệm thị trường được hiểu ngày đầy đủ hơn. Đó là lĩnh vực trao đổi hàng hoá thông qua tiền tệ làm môi giới. ở đây người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường. Để phát triển kinh tế hàng hoá ở nước ta, cần đẩy mạnh và chú tr ọng phát triển các loại thị trường. Quá trình chuyển đổi ở nước ta c ần ph ải từng bước hình thành thị trường thống nhất và thông suốt cả nước. Từng 8
  9. bước hình thành và mở rộng đồng bộ thị trường hàng tiêu dùng, tư li ệu sanả xuất, dịch vụ, thị trường vốn là tiền tệ... Cần ph ải mở rộng giao l ưu hàng hoá, phát triển thị trường trong nước, chú trọng nông thôn, miền núi, xoá bỏ triệt để mọi hình thức chia cắt thị trường theo địa giới hành chính. Đồng thời gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế, giải quy ết mối quan hệ giữa tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; có chính sách khuy ến khích sanả xuất nội địa để phát triển mạnh mẽ thị trường nước ta, hội nhập với thị trường khu vực và thế giới. Ở nước ta, kinh tế hàng hoá mà Đảng chủ trương xây dựng và phát triển trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là “nền kinh t ế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận động theo c ơ ch ế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”. 2. Những ưu điểm của kinh tế hàng hoá. So với kinh tế tự nhiên, một loại hình kinh tế còn in đậm dấu vết ở nước ta, kinh tế hàng hoá có những ưu thế s au. Một là, thúc đẩy quá trình xã hội hoá sản xuất nhanh chóng, làm cho sự phân công lao động, chuyên môn hoá sản xuất càng sâu sắc, hình thành các mối liên hệ kinh tế và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghi ệp và người sản xuất, tạo tiền đề cho sự hợp tác lao động ngày càng chặt chẽ. Hai là, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, buộc người sản xuất phải năng động, luôn cải tiến kỹ thuật, tiết ki ệm, nâng cao nâng su ất lao động, cải tiến chất lượng và hình thức mẫu mã cho phù h ợp với nhu cầu xã hội... Kết quả là thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, gắn sản xuất với thị trường. Ba là, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập chung sản xuất. Mở rộng giao lưu kinh tế trong nước và hội nhập thế giới. Có tác dụng lớn trong vi ệc tuyển chọn các doanh nghiệp và cac cá nhân quản lý kinh doanh giỏi. Bốn là, giải phóng các mối quan hệ kinh tế ra khỏi sự trói buộc của nền sản xuất khép kín đã từng kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, tạo những điều kiện cần thiết cho việc tổ chức và quản lý một nền kinh tế phát triển ở trình độ cao thực hiện dưới hình thức quan hệ hàng hoá tiền tệ. 9
  10. Cơ chế thị trường tự điều tiết kinh tế rất linh hoạt, mềm dẻo, uyển chuyển. Tạo môi trường kinh doanh và gia tăng động lực phát tri ển kinh t ế xã hội mà thành tựu đạt được là đưa nước ta ra khỏi thời kỳ kh ủng kho ảng và suy thoái kéo dài. Tuy nhiên, kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường cũng có những khuyết tật của nó. trên thị trường chưa đựng tính tự phát, ch ứa đựng nhi ều y ếu t ố bất ổn, mất cân đối. Vì chạy theo lợi nhuận, các nhà sản xuất kinh doanh có thể gây nhiều hậu quả sấu, môi trường bị huỷ hoại, tình tr ạng c ạnh tranh không lành mạnh, phá sản, thất nghiệp, phân hoá xã cao, lợi ích công cộng bị coi nhẹ, các vấn đề công bằng xã hội không được bảo đảm, tệ nạn xã hội tăng v.v... Vì vậy, để phát huy ưu thế, khắc phục nh ững khuy ết t ật của nó, cần phải tăng cường sự quản lý của Nhà nước. 3. Sự tồn tại khách quan của kinh tế hàng hoá trong thời kỳ quá độ Kinh tế hàng hoá ra đời và tồn tại trong nhiều hình thái kinh t ế xã h ội, gắn với hai điều kiện tiền đề: Sự phân công lao động xã hội và các hình thức sở h ữu khác nhau v ề tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. ở nước ta hi ện nay, nh ững đi ều ki ện chug của kinh tế hàng hoá vẫn còn nên sự tồn tại của kinh tế hàng hoá là một tất yếu khách quan. Một là, phân công lao động xã hội với tư cách là cơ sở kinh tế của s ản xuất hàng hoá chẳng những không mất đi, trái lại ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, xoá bỏ tính tự cấp tự túc, đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá. Ở nước ta hiện nay ngày càng có nhiều ngành nghề mới ra đời sống phát triển. Bên cạnh đó các nghề cổ truyền có tiếng không chỉ trong nước mà cả trên thế giới trước đây bị cơ chế thị trường cũ làm mai một nay đang dần được khôi phục và phát triển. Trong nội bộ từng khu vực, t ừng ngành, địa phương, phân công lao động ngày càng chi tiết hơn. Điều đó chứng tỏ tính phong phú đa dạng và chất lượng cao hơn của sản ph ẩm lao đ ộng đ ưa ra trên thị trường. Sự chuyên môn hoá, hợp tác đã vượt qua phạm vi quốc gia trở thành phân công lao động trên phạm vi quốc tế. 10
  11. Hai là, ở nước ta đang tồn tại nhiều thành phần kinh tế, trình độ xã hội hoá giữa các ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh trong cùng m ột thành phần kinh tế vẫn chưa đều nhau. Do vậy vi ệc h ạch toán kinh doanh, phân phối và trao đổi sản phẩm lao động tất yếu phải thông qua hình thái hàng hoá - tiền tệ để thực hiện mối quan h ệ kinh t ế, đ ảm b ảo l ợi ích kinh tế giữa các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần với nhau. Nếu xuất phát từ ý muốn chủ quan mà thu hẹp hay cản trở quá trình tiền tệ hoá các mối quan hệ kinh tế trong giai đoạn lịch sử hiện nay bằng các hình thức khác nhau sẽ kìm hãm sự phát triển của n ền kinh t ế n ước ta. Do vậy các thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường đều phải tiến hành sản xuất hàng hoá, góp phần làm dân chủ hoá nền kinh tế, khai thác th ế mạnh của thị trường. Phát triển kinh tế hàng hoá còn là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo như: quảng cáo, tư vấn, ngân hàng... Phát triển kinh tế hàng hoá sẽ khuyến khích được việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới nhằm tăng năng suất lao động, tăng số lượng, chủng loại và chất lượng hàng hoá dịch vụ, thúc đẩy tập trung sản xuất, mở rộng giao lưu kinh tế giữa các vùng trong nước và với quốc tế. Đối với nước ta hiện nay, muốn chuyển từ nền kinh tế còn kém phát triển nên sản xuất lớn XHCN thì không còn con đường nào khác là ph ải phát triển kinh tế thị trường. Bởi vì phát triển kinh tế thị trường được coi là chiếc đòn xeo để xây dựng CNXH, là phương tiện để xã hội hoá nền sản xuất. II/ TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN PHẢI PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HOÁ NHIỀU THÀNH PHẦN Ở VIỆT NAM. 1. Phát triển kinh tế hàng hoá do yêu cầu của sự phát tri ển l ực lượng sản xuất. Thực chất là việc chuyển từ sản xu ất nh ỏ lên s ản xuất lớn. Xuất phát từ quy luật chung phổ biến - mối quan hệ biện ch ứng giữa lực lượng sản xuất (LLSX) và quan hệ sản xuất (QHSX). Thật vậy m ỗi thành phần kinh tế bao giờ cũng thích ứng với một tính ch ất và trình đ ộ nhất định của LLSX, theo đó lực lượng sản xuất là n ội dung và luôn có vai trò quyết định với QHSX và đồng thời với thành phần kinh tế. 11
  12. Ở nước ta hiện nay, do tính đa dạng về trình độ c ủa LLSX nên v ề hình thức QHSX và thành phần kinh tế được đa dạng hoá là tất yếu. Vì vậy, khi xác định các thành phần kinh tế cần phải xem xét đ ến tính chất và trình độ LLSX và tất nhiên phải xem xét trong trạng thái động Một trong những tư tưởng xuyên suốt do hội nghị lần th ứ tư ban ch ấp hành trung ương (khoá VIII) nhằm cụ thể hoá và thực hiện thành công những mục tiêu kinh tế xã hội mà đại hội VIII của Đảng đề ra ra là “Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng quan h ệ s ản xuất phù hợp theo định hướng XHCN” Đây là bước phát triển mới trong tư duy lý luận của Đảng ta. Nó bắt nguồn từ việctất yếu phải gi ải phóng m ọi năng lực sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có s ự quản lý c ủa Nhà nước. Theo định hướng XHCN. Xét từ quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, thì lực lượng s ản xu ất luôn là y ếu t ố động nhất, quyết định đối với sự phát triển của sản xuất xã hội. Chính vì vậy, để đạt được mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 Đảng đã xác định công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước bằng cách ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, th ực chất là vi ệc chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn. 2. Phát triển kinh tế hàng hoá do ở Việt Nam tồn t ại n ền kinh t ế nhiều thành phần. Cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều thành ph ần đó là do còn nhi ều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Đại h ội Đ ảng VIII kh ẳng định, các thành phần kinh tế tồn tại khách quan tương ứng với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trong giai đoạn lịch sử hiện nay, đó là kinh tế Nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh t ế cá th ể, kinh t ế t ư b ản ch ủ nghĩa và kinh tế tư bản Nhà nước. Nếu kinh tế nhiều thành phần trong sự vận động của cơ ch ế thị trường nước ta là nguồn lực tổng hợp to lớn để đưa nền kinh t ế v ượt kh ỏi tình trạng thấp kém, đưa nền kinh tế hàng hoá phát triển cả trong điều kiện ngân sách hạn hẹp. Để có những chính sách và chiến lược phát triển thích hợp cho từng thời kỳ ta phải tìm hiểu rõ các thành phần kinh tế đang tồn atại hiện nay. 12
  13. Thứ nhất, thành phần kinh tế Nhà nước (TPKTNN) là nh ững đơn vị tổ chức trực tiếp sản xuất kinh doanh hoặc phục vụ sản xuất, kinh doanh mà toàn bộ nguồn lực thuộc sở hữu Nhà nước, hoặc phần của toàn Nhà n ước chiểm tỷ lệ khống chế. Kinh tế Nhà nước (KTNN) bao gồm các doanh nghiệp Nhà n ước (DNNN) các tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, các ngành kinh tế thuộc s ở hữu Nhà nước. Các doanh nghiệp Nhà nước là bộ phận quan trọng cơ bản nhất của kinh tế Nhà nước. Các doanh nghiệp này trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Chẳng hạn như nhà máy thuỷ đi ện Hoà Bình công ty gang thép Thái Nguyên v.v... Các ngành kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước cung cấp hàng hoá hay dịch vụ cho xã hội. Bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, bưu điện, hệ thống ngân hàng tài chính, bảo hiểm (ngân hàng công thương Vi ệt Nam, ngân hàng đầu tư và phát triển, kho bạc....). Các xí nghi ệp liên doanh trong đó vốn Nhà nước chiếm tỷ lệ khống chế (51%). Nhưng lực lượng vật chất thuộc sở hữu Nhà nước bao gồm: đất đai, tài nguyên, ngân hàng, tài chính, dự trữ quốc gia... Các doanh nghiệp ở nướcta được hình thành qua ba con đường: - Nhà nước đầu tư vốn để xây dựng mới hoàn thành ngay từ đâu - Nhà nước cấp vốn để liên doanh với các ngành khác. - Nhà nước tiến hành việc đòi nợ, quốc hữu hoá các xí nghi ệp t ư b ản tư nhân. Ngoài ra với bản chất Nhà nước XHCN, Nhà nước xác định đất đai tài nguyên thiên nhiên, tài chính, ngân hàng... do Nhà nước nắm giữ, chi phối để điều tiết, định hướng sự phát triển kinh tế xã h ội. KTNN thuộc s ở h ữu Nhà nước, sản xuât kinh doanh theo nguyên tắc hạch toán kinh tế, thực hiện phân phối theo lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Theo chủ trương của Đảng ta, KTNN cần tập trung vào những ngành, lĩnh v ực tr ọng yếu như kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, hệ th ống tài chính, Ngân hàng, những cơ sở như giải quyết kinh doanh, thương mại, dịch vụ quan trọng, những cơ sở kinh tế phục vụ an ninh quốc phòng và vấn đề xã hội, để đảm 13
  14. bảo cân đối lớn, chủ yếu của nền kinh tế và th ực hiện vai trò ch ủ đ ạo c ủa nền kinh tế thị trường. Tiếp tục đổi mới và phát triển KTNN để đảm bảo những mục tiêu kinh tế xã hội. Trước hết cần hoàn thiện ch ế độ chính sách, lu ật pháp đ ảm bảo doanh nghiệp Nhà nước thật sự là một đơn vị sản xuất hàng hoá có t ư cách pháp nhân. Phân định dứt khoát quyền sở h ữu Nhà nước với quy ền đại diện chủ sở hữu Nhà nước; quyền sở hữu Nhà nước với quy ền s ở dụng, quản lý v.v... Thứ hai, thành phần kinh tế hợp tác là sự liên kết kinh tế tự nguyện của chủ thể kinh tế với các hình thức đa dạng, linh hoạt, phù h ợp với nhu cầu, khả năng và lợi ích của các bên tham gia, có thể dẫn tới hoặc không dẫn tới pháp nhân. Hình thức tồn tại của kinh tế hợp tác là: Hợp tác xã nông nghi ệp, h ợp tác xã tiểu thủ công nghiệp hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tín dụng. Các hợp tác xã được hình thành với các quy mô và góc độ khác nhau, tuỳ vào sự phát triển của lực lượng sản xuất. ở đây người lao động được tự do trong việc tham gia và rút lui khỏi hợp tác xã. Trong những năm đổi mới, kinh tế hợp tác xã có những biến đổi cơ bản: hộ nông dân được coi là đơn vị kinh tế tự chủ, ruộng đất được giao sử dụng lâu dài. Thực tế xuất hiện những hình thức hợp tác xã giản đơn, từng khâu như hợp tác xã cổ phần, hợp tác xã dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ cho kinh tế hộ gia đình, và kinh tế trang trại phát triển. Thứ ba, thành phần kinh tế tư bản Nhà nước (TPKTTBNN) là sản phẩm của sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của các t ổ ch ức, đ ơn vị kinh tế tư bản trong và ngoài nước. Thành phần kinh tế tư bản nhà nước bao gồm tất cả các hình th ức hợp tác, liên doanh sản xuất kinh doanh giữa kinh tế Nhà nước và kinh tế tư bản trong và ngoài nước, nhằm sử dụng, khai thác phát huy th ế mạnh của mỗi bên tham gia, đặt dưới sự kiểm soát giúp đỡ của Nhà nước. Thành phần kinh tế tư bản nhà nước có vai trò quan trọng trong vi ệc huy động vốn, kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lý của các Nhà nước tư bản. Lenin chỉ rõ “trong một nước tiểu nông... phải đi xuyên qua chủ nghĩa tư bản Nhà nước, tiến lên CNXH”. 14
  15. Nhà nước cần đa dạng hoá các hình thức liên doanh liên k ết v ới các t ổ chức và công ty tư bản nước ngoài, nâng dần tỷ lệ đầu tư của phía Việt Nam. Đồng thời áp dụng nhiều phương thức góp vốn kinh doanh giữa nhà nước với các nhà kinh doanh tư nhân trong nước dưới nhiều hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, nhằm tạo th ế và l ực mới cho các doanh nghiệp trong nước phát triển, tăng sức cạnh tranh và hợp tác bên ngoài. Thứ tư, thành phần kinh tế cá thể (TPKTCT): là thành phần kinh t ế hoạt động sản xuất kinh doanh dựa vào kinh nghiệm của bản thân là chính. Kinh tế cá thể, tiểu chủ của nông dân, thợ thủ công, những người buôn bán, dịch vụ cá thể. Sở hữu của thành phần kinh tế này là sở hữu tư nhân, sản xuất kinh doanh phân tán, manh mún, trình độ kỹ thuật công nghệ thủ công, mục đích kinh doanh chủ yếu nuôi sống mình, còn ti ểu ch ủ, b ản thân vừa lao động trực tiếp vừa thuê một số công nhân. Th ế mạnh c ủa TPKTCT là phát huy nhanh, có hiệu quả, ti ền vốn, s ức lao đ ộng, tay ngh ề, sản phẩm truyền thống. Vì thế nó có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, có khả năng đóng góp phát triển kinh tế xã hội. Do các ưu thế của nó, nhà nước và các thành phần kinh t ế khác không thể không tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn thành ph ần kinh t ế cá th ể, tiểu chủ về vốn, kỹ thuật... để nó từng bước tham gia kinh t ế h ợp tác m ột cách tự nguyện hoặc làm “vệ sinh” cho các doanh nghiệp của nền kinh tế. Thành phần kinh tế thứ năm và cũng là thành phần kinh tế cuối cùng. Thành phần kinh tế tư bản tư nhân (TPKTTBTN): là các đ ơn v ị kinh t ế mà vốn do một hoặc một số nhà tư bản trong và ngoài nước đầu t ư đ ể s ản xuất kinh doanh dịch vụ. Kinh tế tư bản tư nhân tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp, t ư nhân, doanh nghiệp cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn... Từ năm 1991, sau khi có luật doanh nghiệp tư nhân ở nước ta, kinh t ế tư bản tư nhân phát triển mạnh và đóng góp nhất định vào phát triển kinh tế - xã hội. Cần khẳng định nhất quán chủ trương phát triển kinh tế tư bản tư nhân, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác khuy ến khích tư bản tư 15
  16. nhân đầu tư vào sản xuất, bảo vệ quyền sở hữu và lợi ích h ợp lý, t ạo đi ều kiện thuận lợi và củng cố lòng tin cho các nhà đầu tư phát triển. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, mỗi thành phần kinh tế đồng thời vừa tồn tại độc lập tương đối vừa tác động qua lại lẫn nhau, vừa h ợp tác c ạnh tranh với nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn trong m ột ch ỉnh th ể kinh t ế xã hội. Không nên hiểu mỗi thành phần kinh tế như những bộ phận tách rời, những lực lượng tự trị và theo đó cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là sự hợp nhất cơ học của các bộ phận đó. Trong quá trình phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành ph ần v ận hành theo cơ chế thị trường, một vấn đề có tính nguyên tắc cần ph ải nắm v ững, đó là kinh tế Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế hợp tác dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế. Nếu thành phần kinh tế nhà nước đủ mạnh và đóng được vai trò chủ đạo thì sẽ lôi kéo đ ược các thành phần kinh tế khác theo định hướng XHCN. Nếu ngược lại, sẽ không loại trừ khả năng thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa sẽ lớn mạnh h ơn và kéo nền kinh tế quốc dân theo định hướng TBCN. Cần phải luôn nhớ rằng thành phần TBCN đã, đang, và sẽ còn có sự hậu thuẫn quốc tế rất mạnh. Nhất là trong tình hình hiện nay, các th ế lực ch ống đ ối XHCN đang tìm cách làm cho kinh tế tư nhân TBCN ở nước ta thắng thế. Ta phải phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đ ể s ản xu ất phát triển liên tục, không bị gián đoạn, tạo sự cạnh tranhh giữa các thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường. 3. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần do đòi h ỏi nâng cao đời sống nhân dân. Việt Nam đi lên từ một nước phong kiến thuộc địa lạc hậu, tiếp theo đó là chiến tranh kéo dài. Khi kết thúc chiến tranh, th ống nh ất đất n ước Việt Nam có thời gian nhìn lại mình thì đã tụt h ậu v ề kinh t ế quá xa so v ới thế giới. Sự hỗ trợ to lớn của các nước XHCN là h ậu thuẫn m ạnh m ẽ cho cuộc kháng chiến nhưng ở t hời kỳ hoà bình xây dựng, hỗ trợ đó hầu như không có hiệu quả, thể hiện ở tình trạng lạc hậu về kỹ thuật so với các nước tư bản phát triển, ở cơ cấu kinh tế bất hợp lý, ở trình đ ộ và kinh nghiệm quản lý theo kiểu nền kinh tế kế hoạch tập trung... Cùng với sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Đông Âu, Việt Nam đứng bên bờ của khủng 16
  17. hoảng kinh tế xã hội. Thu nhập bình quân đầu người được đánh giá vào nhóm các nước nghéo nhất thế giới. 17
  18. So sánh một số chỉ tiêu kinh tế xã hội giữa Việt Nam và các nước ASEAN năm 1993. Chỉ tiêu Việt Indonêxi Malaixi Philipin Xingap Thái Lan Nam a a o GDP bình quân đầu 170 730 3.160 830 19.310 2.040 người USD - Phương pháp Atlas GDP bình quân đầu 1.040 3.140 8.630 2.660 20.470 6.390 người USD - Phương pháp PPP Chỉ số HDI 0,514 0,568 0.794 0.621 0.836 0.798 Vị trí HDI trong 176 116 105 57 99 43 54 nước HDI - chỉ số phát triển con người. Trước đây, việc thực hiện chính sách và cơ ch ế quản lý k ế ho ạch hoá tập trung quan liêu bao cấp khiến cho sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh, đ ời sống một bộ phận nhân dân, nhất là ở một số vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ, đồng bào dân tộc, còn quá khó khăn vất vả. Ch ất lượng giáo dục đào tạo, y tế ở nhiều nơi rất thấp. Người nghèo không đủ tiền để chữa bệnh và cho con em đi học. Trong khi đó nguồn tài chính từ ngân sách và các nguồn lực khác có thể huy động được cho yêu cầu phúc lợi xã hội vừa hạn chế vừa chưa được sử dụng có hiệu quả. Tình trạng ùn t ắc giao thông, ô nhiễm môi trường sinh thái, huỷ hoại tài nguyên ngày càng tăng. Văn hoá phẩm độc hại lan tràn, tệ nạn xã hội phát triển, trật t ự an toàn xã hội còn nhiều phức tạp. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của đời sống xã hội, đ ể ổn đ ịnh kinh t ế trong nước và hội nhập quốc tế ta phải xây dựng một nền kinh t ế mở, m ột nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hoá các hình thức sở hữu. Sự thành công của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN không chỉ biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng cao, mà còn ở chỗ mức sống thực tế của mọi tầng lớp dân cư đều được nâng lên, y tế, giáo d ục đ ều phát triển, khoảng cách giữa giàu nghèo được thu hẹp, đạo đức, truy ền thống bản sắc văn hoá dân tộc được giữ vững, môi trường được bảo vệ. 18
  19. III. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH T Ế HÀNG HOÁ Ở VIỆT NAM. 1. Nội dung của phát triển kinh tế hàng hoá nhi ều thành ph ần theo định hướng XHCN ở Việt Nam. Kinh tế hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế xã h ội mà trong đó hình thái phổ biến của sản xuất là sản xuất ra sản ph ẩm là để bán, đ ể trao đổi trên thị trường. Nội dung của phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở Việt Nam là: Phát triển nền kinh tế hàng hoá dựa trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành phần. Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển biến từ kinh tế kém phát triển, mang nặng tính tự cấp tự túc và quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường. Đại hội Đảng VII đã khẳng định, các thành phần kinh tế đang tồn t ại khách quan tương ứng với tính chất và trình độ sản xuất. Trong giai đoạn lịch sử hiện nay, đó là: Kinh tế Nhà nước; Kinh t ế h ợp tác; Kinh t ế cá th ể; Kinh tế tư bản tư nhân; Kinh tế tư bản nhà nước. Nền kinh tế nhiều thành phần vừa phản ánh tính đa dạng phong phú trong việc đáp ứng nhu cầu xã hôị vừa phản ánh tính chất phức tạp trong việc quản lý theo định hướng XHCN. Do đó, việc “Phát tri ển kinh t ế hàng hoá nhiều thành phần phải đi đôi với việc tăng cường quản lý của nhà nước về kinh tế xã hội. Để hạn chế và khắc phục những hậu quả của mặt trái của kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường mang lại, giữ cho công cuộc đổi mới đúng hướng và phát huy b ản ch ất t ốt đẹp của CNXH Nhà nước phải thực hiẹen tốt vai trò quản lý kinh tế - xã hội bằng luật pháp, kế hoạch, chính sách, thông tin, tuyên truy ền, giáo d ục và các công cụ khác. Nhận thức tính chất nhiều thành phần của kinh tế là một tất yếu khách quan, từ đó có thái độ đúng đắn trong việc khuyến khích sự phát triển của chúng theo nguyên tắc tự nhiên của kinh tế, phục vụ cho sự nghiệp đi lên CNXH ở nước ta. 19
  20. Sự tồn tại của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, cũng có nghĩa là còn có các quy luật kinh tế khác nhau hoạt động. Sự vận động và phát triển của các thành phần kinh tế trong giai đoạn này chịu sự chi ph ối trực tiếp của các quy luật thị trường. Thông qua hoạt động c ủa các quy lu ật th ị trường mà nó đào thải những mặt, yếu tố bất hợp lý, thúc đẩy nhanh quá trình xã hội hoá sản xuất. 2. Phát triển kinh tế hàng hoá theo hướng mở rộng quan h ệ kinh tế với nước ngoài. Sự ra đời và phát triển của kinh tế hàng hoá đã làm phá vỡ các mối quan hệ kinh tế truyền thống của nền kinh tế khép kín, kém phát tri ển, b ảo thủ, trì trệ. Đặc biệt đến giai đoạn tư bản chủ nghĩa s ự phát tri ển của kinh tế hàng hoá đã làm cho thị trường dân tộc hoạt động gắn bó v ới th ị tr ường thế giới. Việc mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài là tất yếu vì sản xuát và trao đổi hàng hoá tất yếu vượt qua phạm vi quốc gia, mang tính ch ất quốc tế, đồng thời đó cũng là tất yếu sự phát tri ển nhu c ầu. Bi ệt l ập trong sự phát triển kinh tế dẫn đến đói nghèo. Do đó mở rộng quan hệ kinh t ế với nước ngoài dưới nhiều dạng khác nhau đối với nước ta nh ư là m ột t ất yếu trong sự phát triển, khi trình độ khoa học kỹ thuật của th ế gi ới cho phép đáp ứng nhu cầu cả về sản xuất lần tiêu dùng. Thông qua mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài để biến nguồn lực bên ngoài thành nguồn lực bên trong. Điều đó tạo điều kiện cho quá trình phát triển rút gắn ở nước ta. Mở rộng quan hệ kinh tế với nước bằng nhiều hình th ức nh ư tăng cường hoạt động ngoại thương, hợp tác, liên doanh, liên kết đề thu hút vốn đầu tư cho nước ta. Gia nhập vào các tổ ch ức kinh t ế th ế gi ới và khu v ực. Tranh thủ nắm bắt những, những mặt hàng mũi nhọn có tương lai, gắn v ới công nghệ mới, tiến tới có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới., nhanh chóng đưa nền kinh tế nước ta hội nhập vào nhịp đi ệu c ủa n ền kinh tế thế giới. Việc “mở cửa” về kinh tế phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, đảm bảo chủ quyền và cũng có lợi. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2