intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nên làm gì khi bị loét dạ dày?

Chia sẻ: Nguyễn Thị T | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

90
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nên làm gì khi bị loét dạ dày? 10% dân số Việt Nam bị loét dạ dày, tá tràng mạn tính, những người nhóm máu O chiếm tỷ lệ cao nhất (43%), nhóm máu AB thấp nhất (2%).Loét dạ dày là chứng bệnh dạ dày bị “ăn mòn” hoặc gặp phải những tổn thương. Bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dễ dẫn đến ung thư. Tuy nhiên, vẫn có những giải pháp để ứng phó. Ai dễ bị bệnh này? Dạ dày bị bào mòn thường là do ảnh hưởng tiêu cực của vi khuẩn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nên làm gì khi bị loét dạ dày?

  1. Nên làm gì khi bị loét dạ dày? 10% dân số Việt Nam bị loét dạ dày, tá tràng mạn tính, những người nhóm máu O chiếm tỷ lệ cao nhất (43%), nhóm máu AB thấp nhất (2%).Loét dạ dày là chứng bệnh dạ dày bị “ăn mòn” hoặc gặp phải những tổn thương. Bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dễ dẫn đến ung thư. Tuy nhiên, vẫn có những giải pháp để ứng phó. Ai dễ bị bệnh này? Dạ dày bị bào mòn thường là do ảnh hưởng tiêu cực của vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori), kẻ thù số 1 gây loét dạ dày. Loại vi khuẩn này xuất hiện trong hệ tiêu hóa của con người khoảng 60.000 năm trước đây và được
  2. phát hiện đầu tiên ở một người đàn ông gốc châu Phi. Theo thống kê, hơn 90% số người gặp rắc rối về dạ dày có liên quan đến vi khuẩn HP. Loét dạ dày không loại trừ ai, tuy nhiên nữ giới thường dễ mắc hơn nam giới. Bệnh có thể “tấn công” bạn nếu tìm thấy ở bạn môi trường và điều kiện tiềm năng. Người mắc chứng loét dạ dày sẽ có triệu chứng dễ nhận biết như đau rát vùng giữa hoặc phần bụng dưới, nôn, buồn nôn, ợ nóng. Cảm giác đau đớn sẽ càng dữ dội hơn khi đói bụng và sẽ thuyên giảm vào ban đêm.
  3. Nên ăn chậm, nhai kỹ Để phát hiện viêm loét dạ dày, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định điều trị. Không nên tự ý mua thuốc điều trị, vì sẽ rất nguy hiểm. Bên cạnh việc dùng thuốc, cần tạo những thói quen có lợi, từ bỏ thói quen nguy hại. Khi ăn, nên dành khoảng thời gian thư thái để tận hưởng hương vị
  4. món ăn và để bộ máy tiêu hóa phát huy tối đa khả năng của nó. Hãy ngồi một chỗ để ăn, không nên vừa ăn vừa đi, làm việc hoặc xem ti vi. Ăn chậm, nhai kỹ luôn là “khẩu hiệu hàng đầu” để bảo vệ dạ dày tránh được những rắc rối như đau, viêm, loét, ung thư… Sau khi ăn, đừng vội vận động ngay, nên ngồi nghỉ ngơi thư giãn khoảng một giờ. Nên chia nhỏ các bữa ăn để không tạo nên sức ép làm việc nặng nề với dạ dày. Có thể ăn 4 – 5 bữa mỗi ngày. Nên ăn nhẹ vào bữa tối.
  5. Những thực phẩm “treo biển cấm” Việc lựa chọn thực phẩm trong chế độ ăn uống rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của dạ dày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những thực phẩm chứa cafein, trà, đồ uống cacbonat sẽ gây thừa axit dạ dày. Đặc biệt người bị loét dạ dày nên tránh xa đồ uống có cồn dù chỉ là một lượng rất nhỏ. Các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, hành hoặc đồ ăn giàu chất béo cũng nên bị loại khỏi thực đơn. Nên hạn chế những thực phẩm chua như dưa chua, cà muối chua, măng chua hoặc những loại quả thuộc họ cam, quýt, sấu… vì chúng nhiều axit, rất bất lợi cho tình trạng bệnh. Bệnh nhân cũng cần tránh xa khói thuốc lá vì theo nghiên cứu của Viện Chăm sóc sức khỏe Mỹ, khói thuốc lá cũng là thủ phạm làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày. Sữa là thức uống dinh dưỡng hoàn hảo với người viêm loét dạ dày vì nó cung cấp nhiều dưỡng chất, không chứa axit nên không gây hại. Ngoài sữa, nên chọn thực phẩm chứa ít axit. Các loại rau xanh, trái cây đa dạng (trừ những loại có vị chua) cùng với thịt nạc là thực phẩm tốt cho dạ dày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2