NÉT NỔI BẬT TRONG NGHỆ THUẬT AI CẬP CỔ VÀ VÙNG TRUNG CẬN - ĐÔNG phần I
lượt xem 24
download
Một trong những nền văn minh nổi tiếng đầu tiên mà chúng ta biết đến là Ai Cập. Thời Ai Cập cổ đại, khí hậu ở đây nóng và khô hạn, phá huỷ độ ẩm đến mức tột độ. Chính sự đa dạng của các loại đá thiên nhiên như: hoa cương, thạch anh, pofia, v.v... đã giúp cho các dấu tích của nền văn minh Ai Cập cổ còn tồn tại được đến ngày nay, thậm chí một số tác phẩm điêu khắc hay những dòng chữ khắc vào đá vẫn còn nguyên vẹn....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NÉT NỔI BẬT TRONG NGHỆ THUẬT AI CẬP CỔ VÀ VÙNG TRUNG CẬN - ĐÔNG phần I
- NÉT NỔI BẬT TRONG NGHỆ THUẬT AI CẬP CỔ VÀ VÙNG TRUNG - CẬN ĐÔNG Một trong những nền văn minh nổi tiếng đầu tiên mà chúng ta biết đến là Ai Cập. Thời Ai Cập cổ đại, khí hậu ở đây nóng và khô hạn, phá huỷ độ ẩm đến mức tột độ. Chính sự đa dạng của các loại đá thiên nhiên như: hoa cương, thạch anh, pofia, v.v... đã giúp cho các dấu tích của nền văn minh Ai Cập cổ còn tồn tại được đến ngày nay, thậm chí một số tác phẩm điêu khắc hay những dòng chữ khắc vào đá vẫn còn nguyên vẹn. Đặc biệt thời kỳ Ai Cập cổ đại, tôn giáo chiếm vị trí vô Cột đỡ trần phía cùng quan trọng, nhiều truyền thống xa xưa “nở trên có nữ thần Hathor (1478-1458 rộ” ở thời tiền sử, với những nghi lễ phức tạp của các pharaon Ai Cập đã từng “mê hoặc” cả thời Cổ TCN) đại trước khi bị đạo Hồi thế chỗ. Đó là các nghi lễ được tổ chức xung quanh nhiều vấn đề của cuộc sống, độc đáo là việc bảo quản thi thể con người sau khi chết. Việc chuyển thi thể thành xác ướp và chăm lo cất giấu dưới các ngôi mộ ở Ai Cập được quan tâm
- nhiều hơn so với các nước khác. Mộ Ai Cập được xem như những con tàu thực sự của Noé. Mặc dù xẩy ra rất nhiều cuộc cướp bóc trong những ngôi mộ này, nhưng nó vẫn mang lại cho chúng ta sự hiện diện của nền văn minh Ai Cập cổ đại nhờ các đồ vật, câu khắc, các tác phẩm điêu khắc và những bức họa hay những di chỉ còn tồn tại. Trải qua hàng nghìn năm, rất nhiều thành phố lớn đông đúc và thịnh vượng, cùng kho tàng, thành quách, bến cảng, công trình nghệ thuật và tất cả những gì thuộc về cuộc sống thường ngày của Ai Cập cổ đều bị tàn phá. Người Ai Cập cổ đại có tục ướp xác tạo thành các “momi” và chôn chúng trong những ngôi mộ đồ sộ gọi là Mastaba và Kim tự tháp. Mastaba là lăng mộ của tầng lớp quý tộc được xây bằng đá, có mặt cắt, mặt bằng. Trong Mastaba có ba phòng: phòng sảnh, phòng tế lễ và phòng thờ (nơi đặt tượng người chết). Từ mặt trên của Mastaba người ta đào một giếng tròn hoặc vuông, sâu khoảng 30m. Đáy giếng thông sang một hành lang rồi đến phòng mai táng (nơi để quan tài). Sau khi chôn người chết, giếng được lấp kín. ở Ai Cập còn tìm thấy nhiều nơi có dấu vết của Masataba, ví dụ khu lăng mộ vua chúa ở Memphis, xây dựng vào vương triều thứ ba, khoảng thế kỷ XVIII trước công nguyên (CN). Loại hình kiến trúc này là nguồn gốc ban đầu của Kim tự tháp. Các Kim tự tháp của Ai Cập cổ đại vô cùng nổi tiếng, đã được xếp vào hàng bẩy kỳ quan thế giới bởi sự vĩ đại và vẻ đẹp của nó. Đó là những kiệt tác của khoa học kiến trúc chứ không chỉ là kiệt tác của kiến trúc. Cần phải khám phá nghệ thuật Ai Cập tại các ngôi đền, tuy nhiên hầu như không một tác phẩm nào còn nguyên vẹn đến ngay nay. Người ta
- đã tìm kiếm được hàng nghìn bức tượng và các tác phẩm điêu khắc, nhưng hầu hết chúng bị vỡ hoặc tách rời thành từng mảng. Còn về hội hoạ, các kiệt tác là vô cùng hiếm và được đặt ngầm dưới đất, cho đến nay còn lại ít dấu tích, vì thế những đặc thù của hội họa Ai Cập cổ đại không mấy ai nhắc tới. Ban đầu, hệ thống chữ viết Ai Cập trở nên bí hiểm, kể từ khi thế giới Cổ đại sụp đổ đã dần để lộ ra bí mật của nó. Nghệ thuật Ai Cập có thể khôi phục lại trong niên đại và địa lý của mình với một sự chính xác lớn. Nhờ khám phá ra các ngôi mộ vua chúa, chúng ta đã có vinh dự sở hưũ một vài kiệt tác vẫn còn nguyên vẹn qua hàng nghìn năm. Vùng Trung cận Đông chưa thấy được những đặc tính đẹp, nhất quán như lịch sử Ai Cập cổ đại, nhưng ngành khảo cổ học đã giúp chúng ta thấy được dân số và triều đại của vùng đất này không kém phần hùng mạnh bởi lưu vực sông Nin. ở Trung cận Đông, tại I-rắc, người ta đã phát hiện được năm nghìn bản viết ghi nhận sự phát triển của chữ viết hình góc vào khoảng 3300 trước CN, thời gian này khá gần với giai đoạn Ai Cập làm chủ chữ viết tượng hình (khoảng 3150 trước CN). Nhờ sự thuận lợi về mặt địa lý của lưu vực sông Nin đã tạo điều kiện cho nhiều mối quan hệ giao lưu trở nên chặt chẽ, từ đó văn hóa và nghệ thuật ở vùng này đã phát triển một cách nhanh chóng. Trong khi đó cũng ở Trung cận Đông, lịch sử vùng Mésopotamie (Lưỡng Hà) lại đầy “sóng gió”, nhiều cuộc chiến tranh xâm lược giữa các vương quốc diễn ra không ngừng. Qua nghiên cứu cho thấy: ở vùng Trung cận Đông, tính đến khi Đế chế Achéminide ra đời (năm 550 trước CN) các nền
- văn hóa thường “nở rộ” trong một khoảng thời gian ngắn rồi vụt tắt. Vốn kiến thức của chúng ta về vùng Trung cận Đông chủ yếu nhờ việc khai quật các khu mộ. Tuy nhiên, ngay cả các công trình với kích thước khổng lồ cũng để lại rất ít dấu vết, vì thế các bằng chứng nghệ thuật của vùng Trung cận Đông để lại cho ngày nay khá hiếm. Trong số đó phải kể đến những bức điêu khắc thời vua Gudea với hình nộm là chính ông, được làm bằng những khối khoáng vật học diorit. Chính nhờ sự sáng tạo này mà vua Gudea giữ một vị trí khá quan trọng trong lịch sử. Để tránh việc so sánh giá trị kho tàng nghệ thuật Ai Cập cổ với nghệ thuật vùng Trung cận Đông, vì mọi điều so sánh đều khập khiễng, chúng ta hãy chiêm ngưỡng các mảnh vỡ khá quý, được giữ gìn tốt và các bức chạm khắc miêu tả vua Sargon II hay một quan chức nào khác được trưng bày ở bảo tàng Louvre. Những thứ này đã góp phần trang trí nên cung điện Khorsabad (ra đời khoảng cuối thế kỷ XIII trước CN). Bức chạm khắc được đẽo gọt bằng alêbat trắng nuột như thạch cao, là một tác phẩm vô cùng tinh tế, pha trộn giữa sự giản dị của tổng thể với kiểu cách của chi tiết. Chúng ta hãy tiếp tục chiêm ngưỡng, vẫn tại bảo tàng Louvre bức chạm nổi lớn có xuất xứ từ mộ của Séthi I tại Thèbes (khoảng 1303 - 1209 trước CN). ở đây, đức vua còn khá trẻ, được tô điểm bởi vô số đồ trang sức, ông đang tiếp chuyện với nữ thần Hathor. Những hình ảnh biểu lộ trên các tác phẩm này mang nhiều tính tương phản và tượng trưng. Các vua Ai Cập thường lo sợ chiến tranh, theo quan niệm khi đó, vua có thiên chức như những vị thần, họ có thể đối thoại với các vị thần theo các công ước để có thể ngăn chặn chiến tranh
- sẽ xảy đến. Chúng ta hãy cảm nhận các kiệt tác nghệ thuật này, bất kể chúng có chung sự biểu lộ nghệ thuật hay đối lập nhau về cách biểu lộ nghệ thuật. 1. Kiến trúc Ai Cập cổ Tôn giáo thống trị lên cuộc sống của người dân Ai Cập cổ được minh chứng qua hàng loạt ngôi đền bằng đá đồ sộ. Ngay từ thời xa xưa, người Ai Cập đã vô cùng ngưỡng mộ những ngôi đền đá, họ thường chuyển các tượng đá hoa cương kỳ lạ thành các cột tháp đặt trước đền. Sau này, người ta có những phương thức đặc biệt để áp dụng phong cách này vào các quảng trường chính của thành phố. Tới thế kỷ XIX, phong cách này lại du nhập vào quảng trường Concorde ở Paris, quả là một kỳ tích về mặt khai thác kỹ xảo nghệ thuật. Thăm quảng trường Concorde người ta thấy một loạt tượng tạc từ một khối đá và những bức tường thành tạo nên bởi nhiều viên đá chồng lên nhau. ý thức quan sát và sự nhạy cảm của các kiến trúc sư muốn đưa nghệ thuật kiến trúc Ai Cập cổ vào quảng trường Concorde, họ đã khai thác nhiều hình dáng và các cột cao có bệ đỡ trong kiến trúc Ai Cập. Ai Cập cổ đại áp dụng thường xuyên kiến trúc cột trong việc xây dựng các công trình quan trọng. Tuy nhiên rất hiếm khi các cây cột được làm tách biệt mà thường hình thành bởi các khối đá được đục đẽo kỹ càng, trên bề mặt được khắc các hình trang trí lớn hoặc các ký tự khác nhau. Thường thường cột được đặt trên một chiếc bệ, phần trên được tạo dáng trông giống như một chiếc mũ. Nhiệm vụ của những chiếc cột là
- phải chống đỡ mái của cả một công trình kiến trúc. Chính vì thế thân cột phải chắc chắn, đặt gần nhau mới có thể đỡ được những khối đá khổng lồ được đặt ngang trên nó. Dường như từ rất sớm, ở Ai Cập, một loạt cột kiểu mẫu điển hình đã được hình thành, nó thường có mối liên hệ với các loại cây, chẳng hạn như cây sen hay cây cói giấy. Điều kỳ diệu là nhìn vào đó, người ta thường có những hồi ức trực tiếp tới các công trình xây dựng nguyên thuỷ bằng gỗ. Tuy nhiên, chúng ta cần phải dè chừng với học thuyết “tiến hoá”. Mặc dù nhìn hình thức bên ngoài và cách giải thích ở thế kỷ XVIII, cột gôtíc không xuất phát từ cánh rừng đạo sĩ (xứ Gôlơ), song cũng không chắc chắn cột trụ Ai Cập đại diện cho những kiến trúc cột gỗ cổ nhất... Có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về nghệ thuật kiến trúc cột trụ Ai Cập, nhưng điều hiển nhiên cho thấy: các kiến trúc cột này đã làm cho sự thô mộc của các lăng mộ và kim tự tháp trở nên tinh tế và hài hoà. Kiến trúc Ai Cập thu hút mắt nhìn bởi cách chia không gian trong khối đặc bằng những hình tượng lớn và cảm hứng thu nhận ánh sáng từ nhiều dạng cột khác nhau. Đến với đền Amon ở Louxor, trong khoảng sân thứ hai, ta sẽ được chiêm ngưỡng hàng cột với nhiều dạng khác nhau, có từ triều đại Aménophis III (1390-1352 trước CN). Chân cột trông như một cái gốc, sau đó khum lên một cách nhẹ nhàng, rồi vươn lên trước khi gắn kết với đỉnh cột để tạo thành một chùm tựa như mũ cột. Tất cả các cột Ai Cập và các hình vẽ trên thân cột đều tượng trưng cho sức mạnh và sự phát triển của xã hội lúc bấy giờ. Có thể coi đó là những khám phá
- tuyệt vời nhất về nghệ thuật gôtíc. Thời gian luôn mang bên mình sức tàn phá khủng khiếp, vậy mà, hàng cột vĩ đại của Amenophis III vẫn đứng hiên ngang với hai dẫy cột tròn, đỉnh cột có dạng hình chuông được mô phỏng theo tán cây cói giấy. Người ta cũng phát hiện được hàng cột theo phong cách này tại Karnak . Nghệ thuật Ai Cập có lúc phơi bày những khối cột trang trí đơn giản, đôi khi thân và đế cột chỉ có hình tròn, đỉnh cột bằng phẳng, không có các đường gờ nổi lên nhưng lại được gọt đẽo với nhiều dáng vẻ khác nhau. Điển hình như hàng cột được tìm thấy trong những ngôi mộ của nghĩa trang Beni Hassan (triều đại XII, khoảng năm 1390 trước CN). Một số cột mang đậm phong cách nghệ thuật điêu khắc Ai Cập nữa là loại cột ở trên đỉnh, hai hoặc bốn phía thường thấy khuôn mặt nữ thần Hathor với dáng vẻ nhân đạo, tai to, bộ tóc giả dài. Có quan niệm cho rằng: sự hiện diện các hình trang trí này làm mất đi tính thống nhất và khỏe khoắn của kiến trúc cột; ví dụ kiến trúc cột đỡ trần của Karnak: phía trên trang trí bằng các hình vẽ, phía dưới rất nhiều hình chạm nổi. Chính các mảng khối này đã làm giảm đi các đường lượn trinh nguyên của các cột trụ. Lại có quan niệm cho rằng phần lớn cột trụ Ai Cập được xây dựng một cách thẩm mỹ, khu mộ của El Amarna là một ví dụ: các cột được chụm lại rất lạ tạo thành chỏm khép kín, thân cột thì phình ra, thanh thoát, chúng được làm từ đá tự nhiên. Điều đặc biệt là các cây cột ở đây không phải gánh vác trách nhiệm chống đỡ. Có thể kết luận: kiến trúc cột trụ của Ai Cập là một sự sáng tạo về kiểu dáng. Và tới tận ngày nay, kiểu dáng này vẫn giữ vài trò chủ yếu trong nhiều công trình
- kiến trúc nổi tiếng. 2. Kiến trúc Trung Cận Đông Cho dù rất muốn nhưng người ta cũng không có cách nào để dựng lại một cách xứng đáng kiến trúc của vùng Mésopotamie (còn gọi là vùng Lưỡng Hà - một bình nguyên nằm giữa hai con sông Tigris và Euphrates thuộc Tây á, ngày nay là miền nam của I-rắc). Hầu như tất cả các thành phố cổ ở vùng này đều bị phá trụi, nhiều vị trí của các thành phố còn không thể xác định rõ được. Những thành phố cổ ở Mésopotamie đều được xây dựng bằng gạch khô hoặc đất nung vậy mà cũng không chịu được sự tàn phá của thời gian. Vì thế, chúng ta chỉ có thể thu thập được một vài nét qua các cuộc khai quật. Ghi nhận nhất về kiến trúc của vùng Trung cận Đông là tháp tầng, trên đỉnh có một ngôi đền, nó được lưu giữ trong trí nhớ mọi người cùng với tháp Babel của Bible. Đây không phải là công trình phục vụ lễ tang như các tháp Ai Cập, mà được coi như nơi ở của các vị thần dẫn đường tới thiên đình. Kiến trúc các tháp tầng là một trong những cố gắng cuối cùng của thời tiền sử và sơ sử để dựng nên một công trình khổng lồ. Ur nằm trong khu tháp tầng Ziggurat ở I-rắc có từ hai nghìn năm trước Công nguyên là một trong những tháp tầng được bảo tồn tốt nhất, tuy chỉ còn giữ nguyên được phía trong tầng tháp thứ nhất. Tháp Ur được xây bằng gạch nung, với chiều cao hơn 63mx43m tính từ chân cột, được chia làm ba tầng. Lối vào là ba cầu thang, chúng cùng dẫn đến thềm nghỉ của tầng 2. ở khu vực trung tâm tháp, người ta nhận thấy đã có đôi chút trùng tu. Tầng 2 của tháp Ur chỉ còn sót lại phần ngoài của khối gạch.
- Đền Chúa Sin, bao quanh tháp nhưng không còn để lại một chút vết tích nào. Tổng thể của Ziggurat cũng theo phong cách các tháp Ai Cập, nhưng ngay từ thời đại Ba-by-lon, các cầu thang lớn của tháp tầng này đều được thay thế bằng đoạn đường dốc dài bên ngoài hình xoắn ốc, dẫn lên tới tận chính điện ở ngôi đền nằm trên đỉnh. Kiến trúc vùng Mésopotamie dành phần lớn vào việc xây dựng hào công sự. Những gì người ta đã khai quật được tại các khu mộ của Mari, Larsa, hay Assur đều là các công trình xây dựng lớn, thích hợp với các cuộc trình diễn hoành tráng. Quan sát từ trên không xuống phạm vi khai quật giúp chúng ta lý giải được giá trị địa lý của từng địa điểm. Đầu tiên chúng ta nói tới thành phố Ugarit cổ kính, nơi đã có thời thịnh vượng nhờ vào vị trí gần đảo Chypre, và là nơi đầu nút các tuyến đường quan trọng. Các cuộc khai quật ở Ugarit đã khám phá ra bằng chứng của tám ngôn ngữ khác nhau và 5 hệ thống chữ viết. Tuy nhiên dường như người ta chưa tìm thấy ở đó những dấu tích có ý nghĩa quan trọng liên quan tới kiến trúc của thành phố cổ này, mặc dù còn tồn tại một bức tường thành và một cung điện hoàng gia, song cũng chưa tìm thấy mối liên quan đến đặc thù nghệ thuật kiến trúc của chúng vùng này. Kiến trúc cột trụ đối với vùng Trung cận Đông có vai trò gì không? Liệu kiến trúc cột có thích hợp với các vật liệu truyền thống của khu vực này? Câu hỏi đã được trả lời sau khi người ta tìm thấy kiểu kiến trúc tuyệt vời tại cung điện Suse thời Darius (thuộc I-ran ngày nay) . Trong cung điện có cột cao 20m, hai đầu phình ra bởi các khối tròn nhỏ
- cuộn lại tạo độ vững chắc cho thân cột. Trên đầu cột đặt bức tượng bán thân lớn của hai con bò mộng. Đây là một tác phẩm điêu khắc hoàn mỹ. Người ta ước tính nó ra đời vào khoảng năm 522 - 468 trước Công nguyên, thời kỳ mà thuyết hỗn hợp cho phép pha trộn văn hóa truyền thống với những gì vay mượn được của văn hóa Ai Cập và Hy Lạp. NGÂN ĐĂNG Tài liệu tham khảo: 1. Jacques Thuiller. Lịch sử nghệ thuật. Nhà xuất bản Flammarion, Paris 2002 2. Từ điển Bách khoa thư Wikipedia (số sau: Nghệ thuật điêu khắc Ai Cập cổ và Vùng Trung cận- Đông)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ống kính chụp chân dung
7 p | 430 | 138
-
NGHỀ THỦ CÔNG VIỆT NAM
3 p | 335 | 127
-
NÉT NỔI BẬT TRONG NGHỆ THUẬT AI CẬP CỔ VÀ VÙNG TRUNG CẬN-ĐÔNG - phần III
5 p | 235 | 25
-
NÉT NỔI BẬT TRONG NGHỆ THUẬT AI CẬP CỔ VÀ VÙNG TRUNG CẬN - ĐÔNG phần II
14 p | 167 | 23
-
Khám phá nét độc đáo trong thói quen ăn chay của người Huế
6 p | 122 | 20
-
“Mỹ học là đạo đức học của ngày mai”
5 p | 168 | 12
-
Người ta gọi những bức ảnh này là “cinemagraphs”
12 p | 79 | 10
-
NÉT NỔI BẬT TRONG NGHỆ THUẬT AI CẬP CỔ VÀ VÙNG TRUNG CẬN - ĐÔNG
15 p | 97 | 9
-
Đề tài vô tận cho sáng tác nhiếp ảnh
3 p | 77 | 8
-
Những khuôn mặt trong tranh của Ty
19 p | 51 | 7
-
Người bộ đội Cụ Hồ qua nét vẽ của hoạ sĩ Mỹ
25 p | 86 | 7
-
“CỘI NGUỒN” TRIỂN LÃM CỦA HỌA SĨ TRƯƠNG BÉ
5 p | 84 | 5
-
Những mẫu bánh cưới nổi bật trong lễ thành hôn của cô dâu chú rể
11 p | 52 | 5
-
Những kiểu tóc đẹp nổi bật với khăn voan cho cô dâu rực rỡ
10 p | 101 | 5
-
Trang điểm để tỏa sáng dù bất cứ nơi đâu
5 p | 51 | 5
-
HOA HAI MIỀN ĐẤT NƯỚC – HỘI HỌA VIỆT NAM
6 p | 90 | 5
-
Độc đáo cùng màu mắt khói
4 p | 66 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn