NGHỀ THỦ CÔNG VIỆT NAM
lượt xem 127
download
Nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam vốn có truyền thống quý báu từ lâu đời, truyền thống đó gắn liền với tên những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công với những nét tinh xảo, độc đáo, hoàn mỹ... Nhiều nghề và làng nghề truyền thống của ta đã nổi bật lên trong lịch sử văn hoá, văn minh Việt Nam. ở đó không chỉ tập trung sản xuất lớn hoặc khá lớn, mà còn là nơi hội tụ các thợ và nghệ nhân tài khéo tạo nên những sản phẩm có...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NGHỀ THỦ CÔNG VIỆT NAM
- NGHỀ THỦ CÔNG VIỆT NAM Nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam vốn có truyền thống quý báu từ lâu đời, truyền thống đó gắn liền với tên những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công với những nét tinh xảo, độc đáo, hoàn mỹ... Nhiều nghề và làng nghề truyền thống của ta đã nổi bật lên trong lịch sử văn hoá, văn minh Việt Nam. ở đó không chỉ tập trung sản xuất lớn hoặc khá lớn, mà còn là nơi hội tụ các thợ và nghệ nhân tài khéo tạo nên những sản phẩm có bản sắc riêng khó lòng bắt chước được. Làng tranh Đông Hồ ở nước ta, nghề và làng nghề có số lượng rất lớn, hình thành và phát triển khắp cả nước với hàng trăm, hàng nghìn làng nghề lâu đời nổi tiếng. Do vậy, trong bài viết này chúng tôi muốn đi sâu vào một số nghề tiêu biểu có lịch sử hình thành gắn với nền văn hoá của dân tộc cũng như mang lại giá trị về kinh tế. Một trong những nghề sớm có mặt ở Việt Nam đó là nghề sơn mài và khảm trai. Sản phẩm của làng nghề đã được dân biết mặt, nước biết tên. Không chỉ có vậy, nghề khảm trai cũng đem lại những minh chứng rất khoa học về lịch sử hình thành của nó. Nghề khảm trai cũng đòi hỏi lắm công phu, chỉ riêng việc lựa chọn trai để đưa vào các công đoạn cũng là vô số công việc mà người thợ phải làm. Những con trai của vùng chiêm trũng được lựa chọn có mầu sắc ánh hồng, những con ốc có độ trong của màu sắc và sự gọt dũa tỷ mỷ của người thợ đã đan xen tạo thành một chuỗi công việc mới hoàn thiện được công đoạn. Nghề chạm khắc đá phát triển ở nhiều nơi như làng đá Minh Vân, đá ở Quảng Nam được lấy từ dãy núi Ngũ Hành Sơn, hay làng chạm đá Xứ Thanh... Tất cả những làng nghề trên đã sớm hình thành trong mình một cái nôi mà cho dù trẻ nhỏ cũng quen với những âm thanh của đá, của những tiếng đục, tiếng cưa... Những sản phẩm được làm từ đá có hơi ấm của con người và được thổi lên từ tâm hồn của người yêu cái đẹp, nào tượng, nào con giống, nào đồ trang sức, đâu đâu cũng cũng ánh lên sắc màu thời gian mà chỉ có đá mới nguyên vẹn như vậy. Sản phẩm được làm từ đá có mặt khắp mọi nơi trong những công trình lớn như Lăng Bác, rồi những đồ mỹ nghệ tinh xảo và cả những bức tượng hoành tráng được chạm khắc nổi cũng đem đến sự nhìn nhận khác nhau về mỹ thuật trên đá. Đá là kết tụ của thời gian và những sản phẩm được làm từ đá như minh chứng cho lịch sử của làng nghề. Theo cuốn lịch sử của các làng nghề Việt Nam thì nghề thủ công này đã có cách đây 500 năm. Việc tìm ra nguyên liệu để trở thành một sản phẩm mỹ nghệ thủ công đã khó, nhưng nguyên liệu và chất liệu như một món quà của tạo hoá ban tặng con người. Trong mỗi tư gia ai mà không có một sản phẩm được làm ra từ đá. Chính bởi những công dụng như vậy nên con người luôn gắn bó với vùng nghề và muốn giữ lại những nét tinh hoa ấy. Những đứa trẻ vẫn ngày đêm nghịch sỏi đá, chúng cũng hiểu rằng đây là một nghề đầy tính sáng tạo cho dù là những vật nhỏ nhất. Mong muốn giữ lại những vùng nghề chạm khắc đá cũng là một điều dễ hiểu.
- Nghề làm đèn lồng ở Hội An Nghề Thuê Đồng bằng Bắc bộ cũng là cái nôi của văn hoá và kiến trúc nghệ thuật với nhiều nghề thủ công truyền thống được nhiều người biết đến. Những ngôi đình, ngôi chùa vẫn còn lại đến ngày nay như một minh chứng của thời gian và giữ lại những tài hoa của con người. Việc thờ tổ nghề không đơn giản là lòng tôn kính đối với những người có công sáng tạo ra nghề, mà còn nhắc nhở con cháu giữ lại cái nghiệp của cha ông. Nói đến nghề mỹ nghệ kim hoàn ở nước ta phải kể đến các trung tâm như Châu Khê - Hải Dương và Đồng Xâm - Thái Bình. Nếu như Châu Khê - Hải Dương sản xuất đồ trang sức bằng vàng là chính, Định Công làm đồ trang sức thì Đồng Xâm lại sản xuất các mặt hàng bằng bạc đạt đến độ tinh xảo. Sản phẩm bằng bạc xưa như được tráng lên những lớp men có ánh sáng lạ kỳ, ngay tại những ngôi đình, ngôi chùa cũng là sự hiện diện, toả sáng của bạc. Những trung tâm sản xuất này mang một chút hương sắc mới cho sự phong phú của mặt hàng mỹ nghệ ở nước ta. Cũng giống như nhiều nghề thủ công ở nước ta, nghề chạm bạc cũng có một lịch sử lâu đời. Với những khoảng thời gian gần 1000 năm, nghề này cũng gặp không ít những thăng trầm. Những sản phẩm tinh xảo có mặt khắp muôn nơi cũng là một hành trang không ít sóng gió của người thợ. Có bao nhiêu sản phẩm mỹ nghệ là bấy nhiêu công sức và tâm huyết của người thợ. Bạc đã được chạm là hun đúc bằng chuỗi những thời gian, với bao nhiêu công đoạn đồng nghĩa với thịnh suy, đó là một điều tất yếu. Và thời gian cũng đã minh chứng được rằng, lịch sử phát triển nền văn hoá cũng như sự phát triển của kinh tế nước nhà luôn gắn liền với lịch sử phát triển làng nghề Việt Nam. Bởi những sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ là những vật phẩm văn hoá kinh tế thuần tuý, mà nó biểu trưng cho nền văn hoá xã hội, mức độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí của dân tộc. Nghệ nhân khảm Trong suốt chặng đường dài hình thành và phát triển nghề nghiệp của mình, những thế hệ thợ bạc Đồng Xâm đã tạo ra vô số sản phẩm cho xã hội, trong đó không ít sản phẩm đạt tới đỉnh cao về kỹ thuật và nghệ thuật thủ công chế tác. Bạc đã lên ngôi trong những vật dụng hàng ngày của con người, trong đồ trang sức và trong cả những bức chạm lớn tỷ mỷ, trong các tiền sảnh của những công trình lớn. Bạc đã có chỗ đứng trong xã hội không phải vì bề dày thời gian, mà chính là ở sức lôi cuốn, ở vẻ đẹp được tạo ra từ bàn tay khéo léo của con người. Sự lên ngôi của đồ bạc cũng chứng tỏ sự cảm nhận và thưởng thức nghệ thuật của con người được hình thành
- thống. Những sản phẩm đó luôn có giá trị về văn hoá, kinh tế bằng sức sáng tạo của con người. Những năm gần đây nhờ có chính sách mở cửa, sản phẩm bạc đã đến được với nhiều nước trên thế giới. Nhiều khách nước ngoài không khỏi ngạc nhiên khi đứng trước những sản phẩm thủ công mỹ nghệ được làm từ đôi tay của con người. Tuy vậy, nghề thủ công này còn đang gặp nhiều khó khăn. Nghề thủ công ở Việt Nam tuy không ít những thăng trầm, nhưng đã giữ lại được những tinh hoa của vùng đất, con người và nhất là hình ảnh của đất nước Việt Nam. Với hàng nghìn làng nghề là bấy nhiêu sản phẩm đóng góp cho nền kinh tế, văn hoá nước nhà và là thành tựu chung của nhân loại. Vũ Thơ (theo VTV2 số ra ngày 27-05-2001 )
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vật liệu trong kiến trúc cổ Việt Nam
14 p | 782 | 402
-
GS. LƯU HỮU PHƯỚC – CÂY ĐẠI THỤ TRONG NỀN ÂM NHẠC CÁCH MẠNG VIỆT NAM
7 p | 393 | 93
-
Nghệ thuật Việt Nam thời Trần
7 p | 416 | 45
-
Nghệ thuật Việt Nam thời Lý
9 p | 556 | 40
-
Nghệ thuật Việt Nam thời Lê sơ
6 p | 849 | 37
-
SÁCH CỔ VỀ NGHỆ THUẬT TẠO TÁC TƯỢNG PHẬT VIỆT NAM
14 p | 142 | 31
-
Nghệ thuật Việt Nam thời Mạc
7 p | 185 | 24
-
Các nghề thủ công truyền thống
6 p | 191 | 24
-
VẬT LIỆU TRONG KIẾN TRÚC CỔ Ở VIỆT NAM
11 p | 98 | 16
-
GỐM VIỆT NAM 4000 NĂM
9 p | 162 | 16
-
Điêu khắc cổ ở Việt Nam
8 p | 123 | 15
-
Về những bộ tứ của hội họa Việt Nam
6 p | 267 | 10
-
Nghề thủ công vẽ tranh trên kính, tỉnh Bình Dương – Thực trạng hiện nay
6 p | 185 | 9
-
Nhiếp ảnh Việt Nam: Phải chăng đang có những lối mòn
7 p | 86 | 8
-
CÓ HAY KHÔNG MỘT HỆ THỐNG CHỮ VIẾT HOÀN CHỈNH THỜI KỲ VĂN HÓA ĐÔNG SƠN?
2 p | 95 | 7
-
Dự án Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng
6 p | 102 | 7
-
Vài ghi chú về chuyện “chuyên nghiệp hoá” hoạt động gallery ở Việt Nam
7 p | 70 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn