Nét tương đồng trong phong tục cưới hỏi của Việt Nam và Nhật Bản
lượt xem 3
download
Bài viết Nét tương đồng trong phong tục cưới hỏi của Việt Nam và Nhật Bản trình bày các nội dung chính sau: Phong tục đám cưới Việt Nam; Phong tục đám cưới Việt Nam hiện đại; Phong tục đám cưới Nhật Bản; Những điểm khác biệt và tương đồng trong văn hóa cưới của Việt Nam và Nhật Bản.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nét tương đồng trong phong tục cưới hỏi của Việt Nam và Nhật Bản
- NÉT TƯƠNG ĐỒNG TRONG PHONG TỤC CƯỚI HỎI CỦA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN Nguyễn Hoàng Huy, Trương Thị Vân Anh, Nguyễn Phú Đăng Khoa, Trần Hương Giang, Nguyễn Thanh Tuyền* Viện Công Nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Võ Văn Thành Thân, CN. Phan Thị Nga TÓM TẮT Việt Nam và Nhật Bản là hai dân tộc có mối quan hệ từ lâu đời với nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa, truyền thống, giá trị nhân văn. Những năm gần đây mối quan hệ của Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển, ngày càng có nhiều chương trình giao lưu văn hóa Việt - Nhật diễn ra nhằm tạo cơ hội cho các bạn trẻ có sân chơi, tìm hiểu các văn hóa của nước bạn. Tuy nhiên, các buổi giao lưu chỉ có thể phản ánh một phần các văn hóa nổi bật của các quốc gia mà chưa thực sự đào sâu được vào những phong tục, tập quán, văn hóa cội nguồn như: cưới hỏi, quan niệm về sự may mắn, tôn giáo dưới góc nhìn của quốc gia được du nhập,... Vì thế, cần có thêm nhiều tài liệu, báo chí, chương trình, hội thảo bàn về những vấn đề này nhằm giúp giới trẻ có hứng thú với một quốc gia có thể hiểu rõ hơn về quốc gia đó. Với mong muốn khám phá các nét tiêu biểu của phong tục tập quán hai nước, bài nghiên cứu này đi sâu vào phong tục cưới hỏi của Việt nam và Nhật Bản từ xa xưa đến nay, đồng thời chỉ ra những nét tương đồng trong văn hoá cưới hỏi của hai đất nước. Từ khóa: đám cưới, văn hóa, Nhật Bản, tương đồng, khác biệt 1. LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay việc giao lưu văn hóa giữa các nước trên thế giới giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về văn hóa, phong tục, tập quán của các quốc gia trên thế giới nói chung và châu Á nói riêng. Hàng năm, Bộ Ngoại giao Việt Nam đều tổ chức nhiều hội thảo, triễn lãm nhằm giao lưu văn hóa với các nước như: Trung Quốc, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản,....nhằm tạo cơ hội cho các bạn trẻ có sân chơi, tìm hiểu các văn hóa của nước bạn. Những năm gần đây mối quan hệ của Việt Nam và Nhật Bản ngày càng phát triển, càng có nhiều chương trình giao lưu văn hóa Việt - Nhật diễn ra. Nhưng vẫn chưa thể đào sâu vào các vấn đề trên được. Vì thế bài nghiên cứu này được xây dựng để mọi người có thể hiểu rõ hơn về văn hóa của Nhật Bản cụ thể là văn hóa cưới. Vì văn hóa cưới biểu lộ được rất nhiều khía cạnh trong đời sống văn hóa tinh thần, tín ngưỡng, cũng như có thể phản ánh được đời sống của người dân của một quốc gia. 2. PHONG TỤC ĐÁM CƯỚI VIỆT NAM 2.1 TRÌNH TỰ “LỤC LỄ” TRONG PHONG TỤC ĐÁM CƯỚI VIỆT NAM XƯA 1463
- Quan niệm theo phong tục đám cưới Việt Nam xưa, một đám cưới Việt Nam truyền thống và chuẩn mực sẽ diễn ra theo trình tự 6 lễ như sau: 2.1.1 LỄ NẠP THÁI Có thể hiểu “nạp thái” ở đây có nghĩa là “thu nạp sính lễ của nhà trai”. Lễ nạp thái là lễ đầu tiên trong 6 lễ tục đám cưới theo phong tục đám cưới Việt Nam xưa. 2.1.2 LỄ VẤN DANH Lễ vấn danh khi nhà trai cử vài ba người sang nhà gái, đem theo sính lễ là rượu, chè và trầu cau. Phía nhà gái đón lễ vấn danh bằng cách chuẩn bị sẵn một tờ giấy trên đó đã ghi đủ thông tin cá nhân: họ tên và sinh nhật của con gái, thậm chí có cả giờ sinh nếu nhà trai yêu cầu. 2.1.3 LỄ NẠP CÁT Thể theo phong tục đám cưới Việt Nam xưa, người ta tổ chức lễ nạp cát khi nhà trai quyết định là cặp đôi hợp mệnh, hợp tuổi để đánh tiếng xin nhà gái tiến đến lễ ăn hỏi. Yếu tố tiên quyết là phải chọn ngày lành, tháng tốt cho lễ nạp cát. 2.1.4 LỄ NẠP TRƯNG Bản chất của lễ tục này là “thách cưới” nhà trai, trong phong tục đám cưới Việt Nam ngày nay vẫn được một bộ phận gia đình áp dụng. Trong lễ nạp trưng, nhà gái có quyền được đòi hỏi nhà trai phải nạp những lễ vật gì cho gia đình mình. 2.1.5 LỄ THỈNH KỲ Lễ thỉnh kỳ chỉ đơn giản là lễ xin định ngày giờ tốt để làm lễ cưới. Thông thường, nhà trai sẽ là bên quyết định rồi hỏi lại ý kiến nhà gái. Nhà gái thường cũng thuận theo ý nhà trai. 2.1.6 LỄ THÂN NGHINH Khi đi tới phần lễ thân nghinh có nghĩa là nhà trai đã vượt qua 5 “cửa ải” trước thành công và được nhà gái ưng thuận, ngày giờ tổ chức đám cưới theo bên nhà trai định. Bởi lễ thân nghinh là lễ tục cuối cùng và quan trọng nhất của “lục lễ”. Trước khi đám cưới diễn ra vài tiếng đồng hồ, thường nhà trai lại cử người đại diện sang nhà gái mang theo cơi trầu đủ 12 miếng trầu xếp cánh phượng và 12 miếng cau xếp cánh tiên, báo cáo giờ xin đón dâu với nhà gái. 2.2 PHONG TỤC ĐÁM CƯỚI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Quan niệm về tầm quan trọng của lễ cưới trong xã hội hiện đại vẫn được bảo tồn và gìn giữ. Nhưng hiện nay, đôi uyên ương đã có nhiều quyền quyết định hạnh phúc của mình hơn, họ có quyền tìm hiểu và quyết định đến với nhau bằng đám cưới. 2.2.1 NGHI THỨC CƯỚI HỎI 1464
- Một số tục lệ trong đám cưới xưa đã được lược bớt để phù hợp với đời sống hiện đại. Hiện nay chỉ còn giữ lại 5 lễ chính là dạm ngõ, ăn hỏi, xin dâu, đón dâu, lại mặt. Lễ cưới sẽ được tổ chức tại nhà của cô dâu, chú rể hoặc tại các nhà hàng. 2.2.2 TRANG PHỤC Trong lễ ăn hỏi, cô dâu thường mặc áo dài truyền thống, áo thường có màu tươi tắn, cũng có thể thêu hoa văn, họa tiết rồng phượng. Trong đám cưới ngày nay, cô dâu chú rể mặc trang phục theo kiểu phương Tây. Cô dâu diện váy cưới trắng, chú rể mặc vest. Các loại trang phục cưới này cũng đa dạng hơn theo thời gian. 2.2.3 SỰ DUNG HÒA, PHÁT HUY NÉT TRUYỀN THỐNG TRONG ĐÁM CƯỚI HIỆN ĐẠI Đám cưới hiện đại của người Việt Nam đã có nhiều thay đổi song vẫn giữ nhiều nét văn hóa truyền thống. Một số biểu tượng từ xưa vẫn được coi trọng như trầu cau, chữ hỷ và màu đỏ hạnh phúc.Các nghi lễ gia tiên cũng được lưu giữ như việc chuẩn bị mâm ngũ quả bày trên bàn thờ, thắp hương báo cáo tổ tiên, lễ lên đèn (phổ biến trong miền Nam). 3 PHONG TỤC ĐÁM CƯỚI NHẬT BẢN 3.1 TRÌNH TỰ CỦA MỘT LỄ CƯỚI NHẬT BẢN XƯA 3.1.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM Cũng giống như ở Việt Nam, mùa cưới tại Nhật Bản thường rơi vào hai mùa đẹp và lãng mạn nhất trong năm: Mùa xuân và mùa thu. Khi tiết trời ấm áp, hoa anh đào nở rộ hay khi bầu trời rợp một sắc đỏ của lá phong thì cũng chính là lúc các cặp đôi lên kế hoạch và tổ chức lễ cưới. Sau khi đăng ký kết hôn và được sự chấp thuận của pháp luật; các cặp đôi tổ chức nghi lễ theo phong cách Shinto tại một ngôi đền; trước sự chứng kiến của các vị thần. Nghi lễ này có nguồn gốc từ thời Minh Trị (1868 – 1912). 3.1.2 TRANG PHỤC Trong các nghi thức của đám cưới truyền thống Nhật Bản, chú rể sẽ mặc Kimono màu đen được làm từ lụa Habutea có gắn gia huy và quần chùng, gọi là Hakama. Cô dâu mặc Shiromaku với những họa tiết cầu kỳ, tượng trưng cho sự tinh khiết của cả về thể xác lẫn tinh thần. Bộ lễ phục này thường đi kèm băng vải trắng trên đầu có tên là tsunokakushi và thường phải mất khoảng một tháng để hoàn thành. 3.1.3 NGHI LỄ Cô dâu sẽ thể hiện sự trinh trắng và nguyên vẹn trước các vị thần trước bước ngoặt thiêng liêng trong cuộc đời tại một ngôi đền với nghi lễ phong cách Shinto. Lễ nghi này bắt đầu bằng việc cô dâu đi thăm đền chùa và tổ chức tiệc chia tay với gia đình, hàng xóm. Nghi lễ chính sẽ diễn ra tại nhà chú rể. Tại lễ cưới, đôi uyên ương hứa hẹn với nhau bằng các trao nhau chén rượu Sake theo nghi thức Sansan Kudo có nghĩa là uống ba ngụm. Ngoài ra cô dâu, chú rể sẽ cùng nhau tham gia nghi thức dâng cành cho cây thần Sakaki cho những vị thần chứng giám. Khoảng 3 hoặc 5 ngày sau, cô dâu và chú rể trở về nhà cô dâu và đem theo quà tặng cho mọi người. Nghi lễ này gọi là Satogaeri. 1465
- 3.2 NHỮNG THỦ TỤC CẦN LÀM TRONG ĐÁM CƯỚI NHẬT BẢN NGÀY NAY 3.2.1 XEM NGÀY CƯỚI Người Nhật đều rất quan trọng ngày tổ chức hôn lễ. Nếu lựa chọn được ngày tốt, thì họ tin rằng sẽ có hôn nhân hạnh phúc bền vững, con cái đề huề. Ngoài ra còn giúp cho công việc sau này của cặp vợ chồng trẻ đó được thuận buồm xuôi gió. 3.2.2 TIỆC CHIA TAY NGƯỜI THÂN TRƯỚC KHI LÀM LỄ CƯỚI Trước ngày làm lễ cưới chính thức, nhà gái sẽ có bữa liên hoan chia tay con gái của mình. 3.2.3 LỄ CƯỚI Bước vào lễ cưới chính thức, cả người Nhật và người Việt đều dành trang phục đặc biệt cho cô dâu và chú rể. Cô dâu Nhật Bản sẽ mặc kimono trắng và đội trên đầu chiếc mũ trắng trùm kín đầu có tên là tsuno- kakushi. Hôn lễ chính sẽ được tổ chức tại nhà trai với nhiều nghi thức đặc biệt. Điều khác biệt là: nghi thức làm lễ của người thần đạo, cô dâu và chú rể sẽ phải nói lời thề yêu thương nhau và trao nhau chén rượu sake để chứng minh cho lời thề đó là mãi mãi. Cô dâu và chú rể sẽ phải chọn 1 trong 3 chén rượu có kích thước dần lớn lên. Sau đó là nghi thức giới thiệu hai bên họ hàng và lễ đón dâu mới được bắt đầu. Hai bên họ hàng sẽ liên hoan để chúc mừng hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ. Sau khi cưới khoảng từ 3 đến 5 ngày, thì cả cô dâu và chú rể sẽ đến nhà cô dâu. So với đám cưới Nhật Bản truyền thống thì hiện nay, khi Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng theo phong cách lễ cưới của nhà hàng, khách sạn. Mục đích là để giảm bớt đi nhiều các thủ tục rườm rà và thể hiện sự bắt nhịp của một quốc gia phát triển. Những hình thức cưới hỏi đã được giảm bớt đi nhiều nghi lễ hơn khi được tổ chức tại nhà hàng và khách sạn. 4. NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT VÀ TƯƠNG ĐỒNG TRONG VĂN HÓA CƯỚI CỦA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN 4.1 ĐÁM CƯỚI VIỆT - NHẬT BẢN XƯA 4.1.1 TƯƠNG ĐỒNG - Trước khi làm đám cưới cả 2 nền văn hóa đều sẽ chọn ngày lành tháng tốt nhằm cầu mong cho hôn sự thuận lợi và cuộc sống vợ chồng vui vẻ hạnh phúc, tránh những điều không hay xảy ra. - Đều chọn thiệp cưới được trang trí bắt mắt có màu chủ đạo là màu đỏ. Do ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, màu đỏ là màu tượng trưng cho sự may mắn nên cả Việt Nam và Nhật Bản đều có sự tương đồng. - Tiền mừng đám cưới đều bỏ vào chiếc thiệp mời và được gấp gọn gàng tỉ mỉ. - Sau phần nghi lễ cưới chính thức, tiệc chiêu đãi ăn uống bắt đầu. Cô dâu và chú rể cùng chúc mừng với đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Bữa tiệc thường kéo dài khoảng 2 tiếng, hai người cúi đầu chào khách nhiều lần và không quên nói: xin cám ơn. 4.1.2 KHÁC NHAU 1466
- ⚫ Nhật Bản: - Các lễ chính thường tổ chức tại nhà chú rể hoặc đền thờ. - Trước khi tiến đến lễ cưới chính thức được diễn ra, gia đình cô dâu sẽ tổ chức một bữa tiệc để chia tay con gái. - Khi rước dâu về tới nhà sẽ tổ chức nhiều nghi lễ mà quan trọng nhất là việc đôi tân hôn hứa hẹn thề nguyền bằng cách trao các chén rượu sake cho nhau. Nghi thức này, tiếng Nhật gọi là sansan kudo, được coi là tiêu chuẩn trong các đám cưới kiểu truyền thống trên toàn Nhật Bản, theo đó cô dâu và chú rể 3 lần nhấp rượu sake trong một bộ 3 chiếc chén từ nhỏ đến lớn. - Cô dâu sẽ mặc kimono trắng và đội trên đầu chiếc mũ trắng trùm kín đầu có tên là tsuno-kakushi. ⚫ Việt Nam: - Lễ cưới bắt buộc phải có trầu cau. Vì ba thứ vôi, cau và trầu là biểu tượng tình nghĩa thắm thiết anh em, vợ chồng. - Các lễ chính thường tổ chức đa số ở nhà chú rể. - Trang phục cưới thì cô dâu và chú rễ sẽ mặc áo dài 4.2 ĐÁM CƯỚI VIỆT - NHẬT BẢN NGÀY NAY 4.2.1 TƯƠNG ĐỒNG - Phải đăng kí kết hôn tại chính quyền địa phương để nhận được sự chấp thuận hợp pháp sau đó mới tiến hành các lễ cưới hỏi trước sự chứng kiến của người thân, bạn bè hai bên. - Rất quan trọng ngày tổ chức hôn lễ. Nếu lựa chọn được ngày tốt, thì họ tin rằng không chỉ có hôn nhân hạnh phúc bền vững, con cái đề huề. - Đã giảm bớt đi nhiều các thủ tục rườm rà và những hình thức cưới hỏi đã được giảm bớt đi nhiều nghi lễ hơn khi được tổ chức tại nhà hàng và khách sạn. - Ưa chuộng đám cưới theo văn hóa phương Tây hoặc tùy theo sở thích cá nhân. - Trang phục: Chú rể sẽ mặc vest để thể hiện mình là một trụ cột gia đình chững chạc, cô dâu sẽ mặc những bộ váy cưới màu trắng tinh khôi. - Nghi lễ cắt bánh cưới, trao nhẫn là không thể thiếu trong đám cưới ngày nay của 2 nước. 4.2.2 KHÁC NHAU ⚫ VIỆT NAM - Đôi uyên ương đã có nhiều quyền quyết định hạnh phúc của mình hơn, họ có quyền tìm hiểu và quyết định đến với nhau bằng đám cưới. 1467
- - Một số tục lệ trong đám cưới xưa đã được lược bớt để phù hợp với đời sống hiện đại. Hiện nay chỉ còn giữ lại 5 lễ chính là dạm ngõ, ăn hỏi, xin dâu, đón dâu, lại mặt. - Trong lễ ăn hỏi, cô dâu thường mặc áo dài truyền thống, áo thường có màu tươi tắn, cũng có thể thêu hoa văn, họa tiết rồng phượng. Trong đám cưới ngày nay, cô dâu chú rể mặc trang phục theo kiểu phương Tây. Cô dâu diện váy cưới trắng, chú rể mặc vest. Các loại trang phục cưới này cũng đa dạng hơn theo thời gian. - Ngày nay, lễ vật trong mâm quả cưới hỏi về cơ bản cũng không có gì thay đổi so với đám hỏi, cưới truyền thống dù có sự khác nhau nhất định giữa các miền, bao gồm: Trầu cau, rượu, thuốc lá, bánh ăn hỏi, chè, trái cây,… và có thể có thêm tiền dẫn cưới. Mâm quả ngày cưới có đầy đủ các lễ vật ⚫ NHẬT BẢN - Lễ đính hôn (tiếng nhật là Yuino): Là cuộc gặp gỡ của hai gia đình và trao lễ vật. Điều này rất phổ biến khi mà các cuộc hôn nhân sắp đặt vẫn còn phổ biến ở Nhật Bản. Ngày nay tuy rằng số lượng các cuộc hôn nhân đã giảm đi nhưng lễ đính hôn vẫn thường được tổ chức sau màn cầu hôn. - Lời mời tới dự lễ cưới: Lời mời được thông báo khá gần ngày cưới (có thể là 2 tháng trước ngày cưới) và xuất hiện dưới dạng một tấm thiệp truyền thống, không phải do chính cặp vợ chồng gửi mà là của cha của họ. - Việc sắp xếp chỗ ngồi: Sau buổi lễ chính thức, gia đình và khách mời sẽ tập trung tại một nhà hàng hoặc phòng tiệc để chúc mừng đôi bạn mới cưới. Người ngồi gần nhất với cặp đôi là ông chủ và đồng nghiệp của họ. Bạn bè thường sẽ ngồi ở giữa phòng. Cha mẹ, anh chị em và những người thân thiết khác sẽ ở phía cuối căn phòng, rất xa so với cặp vợ chồng mới cưới. - Tiệc sau lễ cưới (二次会 Nijikai): Tiệc sau lễ cưới nếu có sẽ dành cho những người bạn không thân lắm hoặc đồng nghiệp,vv.. - Tiệc thứ ba ( 三次会 Sanjikai ):Bữa tiệc cuối cùng này thường chỉ dành cho vợ chồng mới cưới và bạn thân, sau một lịch trình chặt chẽ thì cô dâu chú rể giờ đây có thể thư giãn trong trang phục thoải mái và ăn uống, xung quanh là bạn bè thân thiết. - Quà lưu niệm cho khách mời (引き出物 – hikidemono: Một nét truyền thống nữa trong đám cưới của người Nhật đó là Hikidemono . Đó là quà kỉ niệm mà cặp vợ chồng mới cưới dành cho khách mời để tỏ lòng biết ơn và vinh hạnh đối với sự hiện diện của khách trong ngày lễ vô cùng trọng đại của họ. - Người có tên là người được mời: Ở Nhật thì dù một người đã kết hôn hay không, thường thì khách dự đám cưới Nhật Bản sẽ được mời một mình. Khi nhận được lời mời, tốt hơn là bạn nên xem xét kỹ hơn tên của khách mời được liệt kê, vì chỉ có người mà lời mời được gửi đến là được mời. Trường hợp có trẻ em thì có thể cân nhắc liên hệ để xác nhận với bên tổ chức đám cưới. Và khá phổ biến là chú rể sẽ chỉ mời bạn nam của họ, trong khi các cô dâu sẽ gửi lời mời đến chỉ những người bạn nữ của họ. 5. LỜI KẾT 1468
- Lễ cưới là một trong những nghi lễ lớn nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Để chính thức một cuộc hôn nhân, hai bên phải đăng ký với chính quyền địa phương và được sự thừa nhận của xã hội, mọi người tại bữa tiệc cưới cùng với những bộ trang phục lộng lẫy. Có thể nói rằng phong tục cưới xin từ truyền thống đến hiện đại của Việt Nam ta lẫn bên Nhật Bản đều có những nét đặc trưng hiếm có, giữ gìn và phát huy được những giá trị truyền thống tốt đẹp trong nền văn hóa của dân tộc. Đồng thời nó cũng thể hiện được sự thiêng liêng, gắn bó trong mối quan hệ vợ chồng, khi mà một đám cưới phải trải qua sự chuẩn bị kỹ càng, chu đáo từ hai bên gia đình, trải qua nhiều nghi lễ, cô dâu và chú rể mới chính thức về chung một nhà, xây dựng một tổ ấm mới trong sự chúc phúc và chứng kiến của mọi người. Ngày nay xã hội khuyến khích việc tổ chức lễ cưới một cách đơn giản, tinh gọn, tránh lãng phí, tuy nhiên không vì thế mà chúng ta bỏ quên những phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cần linh động, sáng tạo sao cho vừa giữa được nét đẹp truyền thống vừa bắt kịp xu hướng thời đại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phong tục đám cưới Việt Nam xưa và nay. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2022. https://tranganpalace.vn/tin-tuc/phong-tuc-dam-cuoi-viet-nam-xua-va-nay 2. Đám cưới ở nhật, nét văn hóa ngàn năm. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2022. https://we- xpats.com/vi/guide/as/jp/detail/2467/ 3. Độc đáo với phong tục cưới hỏi của người Nhật. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2022. https://www.tournhatban.net.vn/tin-tuc-du-lich/doc-dao-voi-phong-tuc-cuoi-hoi-cua-nguoi- nhat?zarsrc=30&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&fbclid=IwAR1VjERoP9b WHnM6IAezfzKtmxec2tKPMC0T2LECeLQkty0SKw2YTqK0lm0 4. Nét đẹp văn hóa trong phong tục đám cưới của người Việt xưa và nay. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2022. https://tranganpalace.vn/tin-tuc/phong-tuc-dam-cuoi-viet-nam-xua-va- nay?zarsrc=30&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&fbclid=IwAR0GWlDQLSp w4RQCMik-jWWYemdag-wZ2SZSXmKNfSbd_2zXpk6a3FZP03g 1469
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lịch sử thế giới cận đại -p2-chuong 1-2
12 p | 288 | 49
-
Hình ảnh “đôi mắt” trong tục ngữ, thành ngữ Hàn Quốc
7 p | 461 | 47
-
Lễ hội Xên Mường – Nét đẹp văn hóa người Thái
6 p | 165 | 20
-
Tìm hiểu về phong tục cưới hỏi của dân tộc Lào
7 p | 207 | 20
-
Trang phục dân tộc Gia Rai
5 p | 248 | 17
-
Rằm tháng Giêng, hay lễ Thượng nguyên
2 p | 169 | 16
-
Về một số nét tương đồng và dị biệt trong văn học dân gian Việt Nam và Hàn Quốc (Trường hợp truyện cổ tích)
8 p | 66 | 13
-
Nét văn hóa của người Hoa gốc Quảng Đông tại thành phố Hồ Chí Minh qua tập tục ma chay
8 p | 79 | 11
-
Trang phục của dân tộc Bru - Vân Kiều
4 p | 312 | 11
-
Lễ hội cầu mùa – nét văn hoá đặc sắc của người Xinh Mun ở Sơn La
4 p | 126 | 10
-
Ngôi nhà tâm linh của đồng bào Cơ Tu
6 p | 89 | 5
-
Gia đình Hàn Quốc và Việt Nam (Hội nghị khoa học sinh viên khoa Hàn lần thứ 5)
9 p | 97 | 4
-
Phong tục đón năm mới ở Việt Nam và ở Nga
17 p | 34 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn