intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nét văn hoá Bến Tre trong nhân cách Trương Vĩnh Trọng: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:255

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách "Nét văn hoá Bến Tre trong nhân cách Trương Vĩnh Trọng" phần 2 gồm các nội dung chính như sau: Các bài phát biểu, bài viết của đồng chí Trương Vĩnh Trọng; Hình ảnh cuộc đời và hoạt động của đồng chí Trương Vĩnh Trọng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nét văn hoá Bến Tre trong nhân cách Trương Vĩnh Trọng: Phần 2

  1. Phần Thứ Ba CÁC PHÁT BIỂU, BÀI VIẾT CỦA ĐỒNG CHÍ TRƯƠNG VĨNH TRỌNG 351
  2. 1. BÀI PHÁT BIỂU NHỮNG CÂU NÓI, PHÁT BIỂU ĐỂ ĐỜI “Hôm nay vui mừng quá, phấn khởi quá! Không biết nói gì hơn, cho tui la lên một câu cho hả lòng hả dạ. Hỡi toàn thể đồng bào, đồng chí ơi! Dòng điện Trị An đã về đến Bến Tre rồi!”. (Trích phát biểu của ông trong phim tài liệu Trương Vĩnh Trọng - Người con của quê hương Đồng Khởi, Phần 1 - Hành trình cách mạng, Đài Phát thanh và Truyền hình Bến Tre, 2021). 352
  3. “Trên mảnh đất thân yêu này, tôi có nhiều kỷ niệm sâu sắc mãi mãi không bao giờ quên. Nhưng trong đó có hai dấu ấn mà khó có thể phai mờ trong lòng tôi. Đó là, năm 1989, nhân dịp khánh thành đường điện quốc gia kéo về Bến Tre, mừng quá, phấn khởi quá, tôi đã la lên: Đồng bào ơi! Đồng chí ơi! Trời đất ơi, điện đã về Bến Tre rồi. Hôm nay, lần thứ hai, vui mừng dự lễ 49 năm ngày Đồng khởi oai hùng của Bến Tre, dự lễ khánh thành cầu Rạch Miễu, tôi mừng quá. Trời đất ơi! Đồng bào ơi! Đồng chí ơi! Hai bờ sông Tiền - Bến Tre, Tiền Giang đã nối liền nhau”. (Trích phát biểu của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng tại lễ khánh thành cầu Rạch Miễu ngày 19/01/2009 trong phim tư liệu Trương Vĩnh Trọng - Người con của quê hương Đồng Khởi, Phần 1 - Hành trình cách mạng, Đài Phát thanh và Truyền hình Bến Tre, 2021). “Mà thời gian qua của mình ở đây nè. Xin báo cáo các đồng chí là cái thương, cái ghét của mình ở một số đồng chí là không công bằng. Từ cái thương, cái ghét của mình, cái tình cảm thiên lệch đó mà đưa nội bộ, một trong những nguyên nhân đưa nội bộ của Đồng Tháp không tốt. Nhắc các đồng chí là giải quyết các vụ tồn đọng không đến nơi, đến chốn thì như mụt ghẻ bị bệnh mạch lươn và sau này nó sẽ xì chỗ này, xì chỗ kia. Giải quyết với khẩu hiệu là đâu ra đó chứ không phải đâu vào đó. Hệ thống lại tất cả những vụ mà dân không đồng tình với mình. Vụ tiêu cực phải xử lý chứ. Có những vụ tiêu cực mất cả hàng trăm tỷ. Tiền đó về đâu, Ban Chấp hành này phải trả lời chứ! Ở đâu, trách nhiệm đó thuộc về ai?... Chúng ta cứ thả nổi hoài không được đâu. Dân người ta không bao giờ chịu mình đâu.... Nên khi người ta tố cáo, khiếu nại mình phải đặt ra: Vì sao họ tố cáo? Vì sao họ khiếu nại. Cái này là vai trò của Đảng phải kiểm tra, vai trò lãnh đạo của Đảng phải làm. Làm sao để chúng ta khi chết, nhắm mắt. Nếu chúng ta giải quyết không xong, chúng ta mở mắt trao tráo. Tôi mong là tất cả các đồng chí trong Ban Chấp hành chúng ta, nữa chết đều nhắm mắt cả”. (Trích phim tư liệu Trương Vĩnh Trọng - Dấu ấn Đồng Tháp, Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp, 2021). 353
  4. “Lúc đó mình về mà nội bộ không được trong ấm ngoài êm... Biết về Đồng Tháp là nơi khó khăn, nên tâm trạng lúc đầu cũng lo, lo không biết mình làm tròn nhiệm vụ không. Nhưng sau khi mình xắn tay áo, mình nhào vô thì, lúc đó nước lên mênh mông thiên địa. Dân cũng cực, mình cũng cực. Có ngày đi gần cả hai trăm cây số, đi từ đó qua Campuchia, qua Long An rồi trở về Đồng Tháp và đi kiểm tra các nơi. Cuối là làm sao mà đem cả trái tim, khối óc của mình suy nghĩ. Lúc đó mình... muốn nặn óc, muốn vắt tim xem xét đưa Đồng Tháp đi lên”. (Trích phim tư liệu Trương Vĩnh Trọng - Dấu ấn Đồng Tháp, Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp, 2021). “Tôi thì so với các đồng chí từng tuổi như tôi thì công lao không nhiều. Đối với những đồng chí lớn, công lao của họ rất nhiều. Khi về tôi không có gì cả mà tới ngày nay tôi thấy Trung ương đối xử với tôi cũng tốt. Tôi về năm 2011 và đến giữa năm 2013 thì tôi bị bệnh ung thư. Từ năm 2013 đến nay - năm 2020 - bảy năm mấy rồi... Thật ra trong lòng tôi không thấy buồn vui, không có so sánh gì. Tôi mới nói với con tôi là nếu ba chết thì để lại trái tim và tấm lòng nhân hậu, lòng thương người”. (Trích phim tư liệu Trương Vĩnh Trọng - Dấu ấn Đồng Tháp, Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp, 2021). 354
  5. BÀI PHÁT BIỂU của đồng chí Trương Vĩnh Trọng Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Tháp tại Buổi làm việc với đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đến kiểm tra tình hình lũ lụt tại Đồng Tháp Đồng Tháp, tháng 9/2000 Kính thưa: - Đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, - Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, - Tất cả thành viên trong Đoàn, - Đồng chí Nguyễn Văn Tấn, Tư lệnh Quân khu 9, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Đồng Tháp vô cùng vinh dự được đón tiếp đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các thành viên trong Đoàn vào thăm đồng bào của chúng tôi đang bị cơn lũ hoành hành. Thay mặt Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp, chúng tôi chân thành cảm ơn các đồng chí và gửi lời chào trân trọng nhất đối với đồng chí Tổng Bí thư và tất cả các đồng chí trong Đoàn. Kính thưa các đồng chí, Trong thời gian qua, các cơ quan thông tin đại chúng đã đưa tin khá đầy đủ về cơn lũ lớn này, chúng tôi cũng thường xuyên báo cáo với Bộ Chính trị về tình hình lũ lụt. Trong buổi làm việc tối nay, chúng 355
  6. tôi gửi đến các đồng chí báo cáo một số nét về công tác phòng, chống lũ lụt năm 2000 và phương hướng khắc phục hậu quả do lũ gây ra. Do đó, tôi không đọc nguyên báo cáo mà chỉ nói thêm một số nét để đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí trong Đoàn nghiên cứu thêm. Kính thưa các đồng chí, 1. Lũ năm nay về quá sớm, với cường suất thật nhanh và mạnh lại kéo dài nhiều tháng liền kể từ đầu tháng 7 và có thể kết thúc vào khoảng cuối tháng 11. Như vậy, lũ kéo dài đằng đẵng 5 tháng trời ròng rã. Lũ đã gây nhiều tổn thất cho lúa Hè - Thu, nhưng trong cái rủi cũng có cái may, vì từ 15/7 đến 15/8 trời nắng tốt, ít mưa và lượng mưa không đáng kể, nên lúa Hè - Thu tuy bị chìm lỉm trong nước, được Nhân dân khẩn trương thu hoạch, cộng với sự giúp đỡ của các chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu 9 nên lúa được đưa nhanh lên bờ suốt và phơi được tốt. Do đó, chất lượng lúa Hè - Thu năm nay tốt hơn các năm trước và ít tổn thất. Nhưng sản lượng của lúa Hè - Thu cũng mất hết 100.000 tấn. Xin báo cáo với các đồng chí, vụ lúa Hè - Thu và vụ lúa 3, tỉnh Đồng Tháp có gần 200.000 ha, lũ đã làm mất trắng gần 9.000 ha và giảm năng suất độ 28.000 ha. Sản lượng lương thực hằng năm của tỉnh trên 12 triệu tấn. 2. Việc đương đầu với lũ năm nay tương đối chủ động hơn. Chúng tôi thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết và gần như trở thành quy luật thì năm Thìn là năm thời tiết thất thường, có rất nhiều khả năng lũ lớn, cho nên trong dân gian người ta truyền tụng rằng “Năm Thìn bão lụt giá so nghìn vàng”. Do đó ngay từ đầu năm chúng tôi đã động viên nhau: “Không để cho dân chết oan uổng, không để cho dân bị đói, không để cho dân lâm vào cảnh bệnh hoạn, bảo vệ tài sản của Nhân dân và bảo đảm an ninh trật tự trong thôn xóm...”. Chúng tôi hạ quyết tâm thực hiện việc mà chúng tôi đã nêu. Nhưng rất tiếc và thật sự đau lòng là trong mấy tháng qua số người chết đã lên đến 45 người, trong đó có 41 trẻ em. Điều đó đã làm dằn vặt và day dứt trong lòng của mỗi chúng tôi. Dù chết bất cứ lý do gì, 356
  7. nhưng chúng tôi vẫn thấy đó là trách nhiệm và thiếu sót của mình. Chúng tôi nghiêm khắc tự phê bình trước Đoàn và đồng chí Tổng Bí thư. Chúng tôi cho đó là tổn thất nặng nề, vì chúng tôi biết còn người là còn của, hết người thì hết của. Xem những đoạn phim ghi lại hình ảnh trẻ em bị chết thì không ai không khỏi ngậm ngùi rơi lệ. Nhân đây, tôi nêu một vài trường hợp chết người để lại cảnh thương tâm như sau: - Trong những ngày cuối tháng 7, có một chiếc thuyền chở 8 tấn lúa, do nước chảy xiết làm gãy tay lái, thuyền va mạnh vào trụ cầu bị gãy làm đôi, 8 tấn lúa mất sạch, trên thuyền có 6 người thì 4 người trai trẻ cố bơi vào được bờ, còn lại 2 cô gái, đành phải nhắm mắt xuôi tay. Thật đau lòng! - Trường hợp một nông dân nghèo phải đi giăng lưới, hái rau kiếm sống [nuôi] gia đình. Khi được cá, anh đem về bảo vợ anh bán để lấy ít tiền sống qua ngày. Trước khi đi bán cá, chị dặn anh ở nhà coi chừng con, nhưng do quá mệt, anh ngủ thiếp đi, đứa bé bò té xuống nước. Thế là gia đình mất một núm ruột. Còn lắm trường hợp tương tự như thế. Nói tóm lại, đại đa số người chết là do bất cẩn, chớ không phải là vì sóng to gió lớn làm gãy đổ nhà cửa, nhưng dẫu sao đó cũng là sự thiếu trách nhiệm của chúng tôi. 3. Trong tỉnh có 300.000 hộ - bằng 90% số hộ - bị ngập, trong đó có gần 200.000 hộ bị ngập nặng, phải di dời 19.000 hộ và số nhà bị sập trên 500 căn. Việc di dời dân trong cơn lũ cũng là vấn đề đại sự. Vì sao dân nấn ná trong việc di dời? Đi đâu khi chỗ nào nước cũng ngập, chỗ nào nước cũng bò lên cả và dời nhà thì tài sản thế nào, cuộc sống ra sao? Do đó chúng tôi vừa kết hợp giáo dục vừa buộc phải dùng nhiều biện pháp khác để di dời nhà dân. Một nông dân ở vùng đất lở của huyện Cao Lãnh, anh em mình phát động di dời nhưng anh nhất quyết không đi, vì anh nói mảnh đất này là núm ruột và là tài sản của gia đình anh, đi thì cây trái nhà cửa sẽ ra sao, có thể trắng tay sau khi di dời trở về. Mỗi ngày khi con nước ròng, anh ta lặn xuống mé 357
  8. nước lấy hai bàn tay rờ vào bờ xem nước có xoáy lở không và anh cứ làm thế mãi, đến khi thấy không thể ở được mới dời nhà đi... Chắc các đồng chí thấu hiểu được hết lòng dạ của người nông dân đó. Trong quá trình di dời dân, chúng tôi đã làm công tác tư tưởng trong nội bộ và Nhân dân là “Tất cả vì mạng sống của Nhân dân”, di dời đến bất cứ nơi nào cao ráo, kể cả các trụ sở cơ quan của cấp ủy và chính quyền, trong đó có cả trụ sở của Ủy ban nhân dân tỉnh và của Tỉnh ủy. Chúng tôi xem việc vận động di dời dân cũng như trong toàn bộ công tác phòng, chống lụt bão nằm trong quá trình xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Qua đây, chúng ta sẽ thấy đồng chí nào thương dân, gần dân, sát dân, lo với cái lo của dân, cùng Nhân dân vượt qua những nỗi bất hạnh. Có rất nhiều tấm gương quên mình, lăn xả vào khó khăn, sát cánh cùng Nhân dân để vượt qua cơn “hồng thủy” này. Từ nay đến khi nước rút còn khoảng 60 ngày nữa. Trong những ngày này sẽ có những trận mưa lớn kéo dài kèm với gió mạnh. Cũng không loại trừ có một số cơn bão đổ vào nước ta. Do đó, phải khẩn trương hơn, nhanh hơn, bảo đảm trong thời gian ngắn nhất di dời hết các hộ ở vùng nguy hiểm. Nhưng đây là việc đại sự, vì 90% đất đai đều bị chìm trong nước và trên 90% nhà cửa đều bị ngập. Vì vậy, ngoài sự nỗ lực của địa phương phải có sự chi viện tích cực của Trung ương, kể cả trong và ngoài nước. Về chế độ di dời, chúng tôi quy định tạm thời như sau: mỗi hộ di dời do lũ được chi 50.000 đồng tiền xăng và 250.000 đồng tiền cất lều tạm; những hộ di dời do sạt lở thì được cấp 800.000 đồng. Hiện nay, chúng tôi đã cứu trợ được 20.000 hộ, chúng tôi đang dự trữ một khối lượng lương thực tương đối lớn, khi cần là chúng tôi tung ra. 4. Việc cứu trợ đồng bào. Năm nay, rút kinh nghiệm các năm trước nên việc tổ chức cứu trợ đồng bào bị lũ tương đối chặt chẽ, chu đáo hơn nhiều. Ở tỉnh và huyện đều có thành lập Ban tiếp nhận và cứu trợ đồng bào bị lụt bão. Việc tổ chức như thế tạo điều kiện nâng cao trách nhiệm của anh em. 358
  9. Chúng tôi cho in phiếu thống nhất, có đóng dấu hẳn hoi và giao cho các huyện, thị. Ở huyện, thị khi muốn cứu trợ cho ai thì đều có bình nghị, xem xét. Mỗi đối tượng cứu trợ được phát phiếu khi có sự thống nhất cao của tập thể ở địa phương và chỉ có những người có phiếu ấy mới được nhận quà hoặc tiền cứu trợ. Việc làm như thế hạn chế được một phần tiêu cực và đảm bảo tương đối công bằng. Đến nay, có gần 150 đoàn khắp nơi xa gần trong cả nước đã dành nhiều tình cảm tốt đẹp, thắt lưng buộc bụng để cứu trợ đồng bào chúng tôi trong cơn hoạn nạn này. Với số tiền gần 3,5 tỷ đồng cộng với sự hỗ trợ của Trung ương, bước đầu chúng tôi đã cấp phát đến tận người dân 7 tỷ đồng. Chúng tôi đã và sẽ cấp 7.800 chiếc xuồng (trị giá 500.000 đ/chiếc). Dự kiến chúng tôi sẽ đưa xuống dân khoảng 15.000 chiếc xuồng. Tôi xin thay mặt cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh xin chân thành cảm ơn thâm tình của đồng bào, đồng chí trong cả nước1. 1 Trích Diệu Ân, Trương Vĩnh Trọng - Người con của quê hương Đồng Khởi, sđd, tr.185-191. 359
  10. ĐỂ ĐỒNG THÁP SỐNG CHUNG VỚI LŨ, ỔN ĐỊNH, PHÁT TRIỂN VÀ TRÙ PHÚ (Bài viết của đồng chí Trương Vĩnh Trọng Ủy viên Trung ương Đảng - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Tháp, báo Nhân Dân, 21/11/2000) Hằng năm, mùa lũ đến với Nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Đồng Tháp nói riêng như là “đến hẹn lại lên”. Lũ tạo điều kiện vệ sinh đồng ruộng, hạn chế sâu bệnh, phù sa bồi đắp, tăng độ màu mỡ cho đất, tháo chua rửa phèn và ngọt hóa vùng Đồng Tháp Mười, tạo ra nguồn lợi thủy sản tự nhiên dồi dào, phong phú... Lũ không những mang lại lợi ích kinh tế, tái tạo môi trường sinh thái mà còn là nét đặc sắc của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng lũ lụt năm 2000 (Canh Thìn) là trận lũ lụt lịch sử đặc biệt nghiêm trọng, gây nhiều tổn thất về người và tài sản cho Nhân dân trong vùng. Đối với Đồng Tháp, trận lũ lụt vừa qua đã làm ngập hầu như toàn diện tích đất tự nhiên của tỉnh, 91% nhà cửa bị ngập, trong đó có gần 74% ngập nặng, có 17 nghìn hộ ở khu vực ngập sâu phải di dời. Có 60% quốc lộ, 80% tỉnh lộ, 100% đường giao thông nông thôn bị ngập sâu trong biển nước, có 120 cầu bị sập, trôi; 90% chợ, trụ sở cơ quan, cơ sở y tế, 72% phòng học bị ngập nước làm cho 350 nghìn học sinh phải tạm nghỉ học; sạt lở đất 117 ha ven sông Tiền, trong đó lở mất đất 47 ha... Lũ lụt đã gây ra nhiều tai họa cho tỉnh trên nhiều mặt: 360
  11. thiệt hại về vật chất ước tính gần 900 tỷ đồng, trong đó: thiệt hại về sản xuất nông nghiệp là 302 tỷ đồng, với trên 10 nghìn ha lúa hè thu và lúa vụ 3 bị mất trắng, thu hoạch chạy lũ giảm năng suất gần 30 nghìn ha, sản lượng lúa mất trên 100 nghìn tấn, gần 1,8 nghìn ha ao hầm nuôi trồng thủy sản bị ngập, mất trắng 475 ha, gần 12 nghìn ha vườn cây ăn trái bị ngập nặng, chết trên 50%; thiệt hại về nhà cửa và cơ sở hạ tầng khoảng 530 tỷ đồng; đã gây ra những cái chết thương tâm cho 142 người dân, trong đó chủ yếu là trẻ em (112 em). Qua cơn lũ dữ đã cho thấy tính mạng và tài sản của người dân vùng ngập lũ không được an toàn, mọi hoạt động xã hội bị đình trệ và đảo lộn, cơ sở hạ tầng do nhiều ngành, nhiều địa phương xây dựng trong nhiều năm bị tàn phá nghiêm trọng. Sau trận lũ lịch sử này, hàng loạt vấn đề đang đặt ra là: Làm thế nào để Nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long sống chung với lũ mà ổn định, phát triển, trù phú? Cách giải phóng, quản lý, khai thác, kiểm soát lũ phải như thế nào để bảo vệ phát triển vùng đồng bằng nhiều tiềm năng này?... Đây là vấn đề rất lớn, đang được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các ngành, các địa phương trong vùng và nhiều nhà khoa học trên mọi lĩnh vực. Trong hai ngày 10 và 11/11/2000 vừa qua, tại thị xã Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì hội nghị “Khắc phục hậu quả lũ lụt, khôi phục sản xuất và ổn định đời sống Nhân dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long”. Tham gia hội nghị này còn có Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Võ Văn Kiệt, các Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Công Tạn, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các nhà khoa học để bàn những vấn đề cấp bách sau lũ cho các tỉnh trong vùng ngập lụt. Để góp tiếng nói cùng với các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học chung quanh các vấn đề trên, trong phạm vi một bài báo chúng tôi chỉ có thể trình bày những nét cơ bản nhất về giải pháp cho trước mắt cũng như lâu dài để sống chung với lũ: 361
  12. Những công việc trước mắt: Ngay sau khi nước rút, phải đưa dân về nơi ở cũ, giúp đỡ các hộ khó khăn, mất nhà, thiếu lương thực, bảo đảm vệ sinh môi trường, thuốc phòng bệnh, lọc nước, khôi phục các trạm y tế, tăng cường cán bộ y tế cho vùng lũ, không để dịch bệnh xảy ra. Tu sửa quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, các cầu nông thôn, mạng lưới chợ, tạo điều kiện đi lại, mua bán, sinh hoạt bình thường cho Nhân dân. Ngành giáo dục khắc phục nhanh trường lớp bị hư hỏng để học sinh đi học trở lại bình thường. Dù hiện nay nước rút chậm, thời vụ xuống giống muộn hơn một tháng, nhưng tỉnh phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện như: vốn, giống, vật tư, phân bón, xăng dầu, thuốc trừ sâu: chủ động tu sửa đê bao, bơm rút nước ra... để đạt mục tiêu chung là sản xuất vụ lúa Đông - Xuân 2000 - 2001 đạt chỉ tiêu diện tích (203 nghìn ha), xuống giống và thu hoạch sớm, đạt năng suất và hiệu quả cao hơn các năm trước, để bù đắp một phần thiệt hại về sản xuất do lũ lụt gây ra; góp phần đưa tổng sản lượng lương thực năm 2001 của tỉnh đạt từ 1,9 - 2 triệu tấn. Các chi phí xăng dầu, điện bơm nước, tỉnh đã đề nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ một phần. Địa phương nào trong tỉnh trễ vụ Đông - Xuân phải linh hoạt đôn vụ, không khuyến khích sản xuất lúa vụ 3. Xem xét cụ thể, phù hợp từng gia đình để miễn giảm thuế, khoanh nợ và giãn hạn nợ cho những vùng ngập lụt, các vườn cây ăn trái bị thiệt hại. Những công việc của năm 2001 và những năm tiếp theo: Như chúng tôi thường nói, đồng bằng sông Cửu Long là do lịch sử kiến tạo của tự nhiên và quá trình khai thác của con người đã tạo nên một tổng thể hài hòa giữa đất - nước - con người. Muốn phát triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững ở vùng châu thổ này đòi hỏi nhiều nhà khoa học, nhiều tỉnh phải cộng tác chặt chẽ cùng nghiên cứu để đưa ra những quyết sách phù hợp, cùng vì một mục đích quốc kế dân sinh. Ở đây cần sự đoàn kết, hợp tác xã hội chủ nghĩa đúng nghĩa mà Chính phủ phải là người “nhạc trưởng” điều phối hay, nhịp nhàng mới tạo nên sự phát triển với hiệu quả cao, vững bền của toàn vùng. 362
  13. Để có thể đạt được những ý tưởng và mục tiêu sống chung với lũ cho bộ phận dân cư trong vùng ngập lụt, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau: 1. Về kiểm soát lũ: Quy hoạch thủy lợi vùng này phải lấy việc giữ nước ngọt, lấy được nhiều phù sa, thoát lũ nhanh ra biển, xổ phèn, ngăn mặn làm mục tiêu. Vừa qua các địa phương trong vùng làm khá tốt việc ngăn mặn, giữ ngọt, nhưng thoát lũ thì chưa làm tốt. Do đó, cần xác định rõ hướng chuyển lũ và thoát lũ, các tuyến, các công trình điều tiết lũ có tính quyết định. Đối với Đồng Tháp, cần hoàn thiện hệ thống công trình kiểm soát lũ, đào thông kênh mương, nạo vét sông rạch, kiểm soát lũ từ các cửa sông chính đổ vào và kiểm soát lũ tràn qua biên giới để thoát lũ nhanh qua ra hướng Quốc lộ 1 và Quốc lộ 30 để ra sông Tiền và là hướng chủ yếu, nhằm nâng cao năng lực chuyển tải lũ ra Biển Đông. Đắp đê cao bảo vệ các vườn cây ăn trái và khu dân sinh. 2. Về xây dựng cơ sở hạ tầng: Về giao thông, quy hoạch các tuyến đường xuôi theo dòng chảy của nước; quốc lộ và tỉnh lộ lấy cao độ cột nước năm 2000 làm chuẩn, xây dựng vượt lũ. Các công trình còn lại như đường huyện, xã xây dựng dưới mức đỉnh lũ với những loại vật liệu phù hợp để có thể chống chịu với nước lũ. Kết hợp giao thông thủy với giao thông bộ và phát triển nuôi trồng thủy sản. Trường học, các trạm y tế xây dựng vượt lũ, gắn với khu dân cư, trường học gắn với đường bộ, hạn chế việc học sinh đi học bằng xuồng, vì có thể sóng to gió lớn bất thường. 3. Về xây dựng khu dân cư: Tùy theo quy mô dân số, mỗi xã quy hoạch xây dựng một vài cụm dân cư vượt lũ với diện tích từ 5 - 10 ha để kết hợp với bố trí trường học, trạm y tế, cơ sở sản xuất, kinh doanh, chợ và các công trình phúc lợi công cộng khác để đảm bảo hoạt động và sinh hoạt bình thường trong mùa lũ. Các tuyến dân cư khi xây dựng sẽ gắn với thủy lợi và các tuyến lộ xuôi theo dòng chảy để đảm 363
  14. bảo an toàn. Các thị xã, thị trấn xây dựng đê bao chống lũ triệt để để bảo vệ dân cư, các cơ sở sản xuất, cơ sở hạ tầng. Quy hoạch trồng cây cặp lộ giao thông, bờ kinh, trong khu dân cư trồng rừng (tràm, tre, bạch đàn...) phòng hộ để chắn sóng, chắn gió, bảo vệ khu dân cư khi có lũ lụt. Nghiên cứu xây dựng các khu nghĩa địa vượt lũ để có thể chôn cất người chết trong mùa lũ. Về lâu dài cần vận động, giáo dục Nhân dân thực hiện việc hỏa táng người chết để tiết kiệm đất và bảo vệ môi sinh. 4. Bố trí sản xuất: Đối với cây lúa, quan điểm chung là vùng ngập sâu tranh thủ thời vụ làm 2 vụ lúa Đông - Xuân và Hè - Thu sớm hoặc Xuân - Hè, không khuyến khích làm lúa vụ 3. Cố gắng điều chỉnh lịch thời vụ để kết thúc thu hoạch vụ Hè - Thu vào 15/7 để lấy nước, đưa phù sa vào đồng ruộng, kết hợp với khai thác và nuôi trồng thủy sản trong mùa lũ. Vùng ngập nông, tập trung thâm canh cao 2 vụ lúa Đông - Xuân, Hè - Thu, sau đó là 01 vụ cây công nghiệp ngắn ngày và nuôi trồng thủy sản. Đối với các vườn cây ăn trái, quy hoạch trồng thành vùng ở những nơi có điều kiện, chủ yếu tập trung ở các huyện phía nam của tỉnh, lập vườn thành vệt, không trồng xen với lúa, có đê bao chống lũ triệt để, các hộ dân cư sống chung với đất vườn. Có như vậy mới bảo vệ được các vườn cây ăn quả, không để lũ đe dọa gây ngập lụt và ổn định cuộc sống cho nhà vườn. Thực hiện được một số vấn đề cơ bản nêu trên sẽ bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội lâu dài ở đồng bằng sông Cửu Long đã được Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nêu ra trong các buổi làm việc với các địa phương vùng ngập lụt vào cuối tháng 9/2000 vừa qua là: “Phải sống chung với lũ, nhưng phải đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho Nhân dân; ổn định sản xuất và đời sống; phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long thành vùng kinh tế trù phú, bền vững”1. 1 Trích Diệu Ân, Trương Vĩnh Trọng - Người con của quê hương Đồng Khởi, sđd, tr.177-184. 364
  15. TRÍCH PHÁT BIỂU KẾT LUẬN tại buổi tọa đàm của đồng chí Trương Vĩnh Trọng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương 6 (2) Thưa toàn thể các đồng chí! Thay mặt Ban Tổ chức, tôi nhiệt liệt hoan nghênh sự tham dự của các đồng chí trong buổi tọa đàm này. Ý kiến của tôi phát biểu với các đồng chí không phải là ý kiến kết luận. Ý kiến của các đồng chí sẽ được Ban Tổ chức tọa đàm tập hợp lại cùng với các ý kiến tại 2 cuộc hội thảo tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó Ban Chỉ đạo Trung ương 6 (2) sẽ có văn bản chỉ đạo. Mục đích của cuộc tọa đàm lần này tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên là để tiếp tục lắng nghe ý kiến của các đồng chí. Trên cơ sở đó, góp phần vào công tác nghiên cứu để nhận diện tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, đề ra giải pháp đấu tranh có hiệu quả. Mặc dù khu vực miền Trung và Tây Nguyên những ngày qua tình hình thời tiết diễn biến rất phức tạp, các đồng chí đang phải tập trung đối phó với tình hình bão, lũ. Nhưng với tinh thần trách nhiệm các đồng chí đã cố gắng đến dự buổi tọa đàm này. Thay mặt Ban Tổ chức, tôi nhiệt liệt hoan nghênh các đồng chí. 365
  16. Cuộc tọa đàm của chúng ta tiến hành trong một ngày, đã có 12 đồng chí phát biểu ý kiến tham luận. Căn cứ vào những nội dung gợi ý của đồng chí Vũ Quốc Hùng, tôi thấy các đồng chí đã phát biểu ý kiến xuất phát từ đáy lòng, từ trách nhiệm đối với công tác xây dựng Đảng. Như các đồng chí đã biết, chống tham nhũng, tiêu cực là làm trong sạch nội bộ Đảng, làm trong sạch bộ máy xây dựng Đảng. Tất cả ý kiến phát biểu của các đồng chí tôi đề nghị các đồng chí thư ký trong hội nghị ghi lại đầy đủ, trên cơ sở tổng hợp, phân tích các ý kiến của 2 cuộc hội thảo và của cuộc tọa đàm này để chắt lọc các ý kiến thật sự bổ ích. Nhìn chung, tôi thấy ý kiến phát biểu của các đồng chí có chất lượng, có tính chiến đấu, có bản lĩnh, một số ý kiến đã nêu ra được các giải pháp tương đối cụ thể. Tôi xin nhắc lại một vài ý về Nghị quyết Trung ương 6 (2) để các đồng chí nhớ lại: Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khóa VIII) đã phát động cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng mà yêu cầu trọng tâm của cuộc vận động là đấu tranh để đẩy lùi tệ quan liêu, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Có thể thấy, đây là cuộc vận động không chỉ trong nội bộ Đảng quan tâm, mà nó còn được sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân, của toàn thể xã hội. Đánh giá kết quả của cuộc vận động, Hội nghị Trung ương lần thứ bốn (khóa IX) đã chỉ rõ: “Cho đến nay cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng chưa tạo được những chuyển biến cơ bản trong công tác xây dựng Đảng cũng như việc nâng cao chất lượng của tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ đảng viên, nhất là chưa ngăn chặn và đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí”. Về nhận định đánh giá kết quả của cuộc vận động, ý kiến phát biểu của các đồng chí về cơ bản thống nhất với đánh giá của Hội nghị Trung ương 4. Tới giờ phút này, có thể nói việc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực đã có một bước tiến bộ hơn trước. Một số địa phương 366
  17. tiêu cực, tham nhũng xảy ra không nhiều. Qua việc xét xử một số vụ án lớn đã làm cho số cán bộ quan hệ với bọn xấu phải chùn tay. Chúng ta phải cố gắng giải quyết các vụ án với tinh thần làm đâu ra đó chứ không phải làm đâu vào đấy như bài trả lời phỏng vấn của tôi đã đăng trên báo Thanh Niên. Các cơ quan bảo vệ pháp luật như cơ quan điều tra, kiểm sát, tòa án, tư pháp cũng đã được kiện toàn, củng cố. Sau khi xét xử vụ án Năm Cam và đồng bọn phạm tội, sắp tới đây các cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ đưa vụ án Lã Thị Kim Oanh ra xét xử. Đây là vụ án rất phức tạp, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, công tác điều tra vụ án rất khó khăn, nhưng chúng ta đã làm rất quyết liệt nên đã làm rõ bản chất vụ án và hành vi phạm tội của các bị cáo. Đã tiến hành khởi tố 2 người nguyên là thứ trưởng. Việc khởi tố đó chúng ta không vui vẻ gì, có thể nói chúng ta rất buồn, nhưng qua đó Nhân dân thấy chúng ta quyết tâm làm. Mấy ngày hôm nay báo chí tập trung nêu trách nhiệm của đồng chí bộ trưởng, của đồng chí nguyên là bộ trưởng trong việc để xảy ra vụ án này. Sắp tới nếu xét xử vụ án này cho tốt thì sẽ có tác động tốt tới công tác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Kinh tế, xã hội có những bước phát triển khá, đời sống Nhân dân được cải thiện, an ninh quốc phòng được giữ vững, bạn bè quốc tế đánh giá cao thành tựu của công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, thành tựu đã đạt được, chúng ta cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ và thách thức nghiêm trọng. Một trong những nguy cơ làm cản trở công cuộc đổi mới là tệ tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Tham nhũng, tiêu cực, lãng phí diễn ra có lúc, có nơi (chứ không phải tất cả mọi nơi) rất trầm trọng, kéo dài, gây bất bình trong dư luận cán bộ, đảng viên, Nhân dân. Hậu quả do tham nhũng, tiêu cực, lãng phí gây ra không những làm thiệt hại rất lớn của cải vật chất xã hội mà còn làm hư hỏng, thoái hóa, biến chất một số cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ, đảng viên là cán bộ cao 367
  18. cấp, làm xói mòn lòng tin của Nhân dân, của cán bộ, đảng viên vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành quản lý của Nhà nước. Nếu để tham nhũng, tiêu cực, lãng phí tiếp tục phát triển trong quá trình dài mà không có biện pháp ngăn chặn để chặn đứng, đẩy lùi các tệ nạn này thì tệ nạn tham nhũng, tiêu cực, lãng phí có thể là nguy cơ đe dọa đến sự phát triển của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong tình hình hiện nay, nếu không tích cực đấu tranh chống tham nhũng thì tình hình sẽ rối ghê gớm vì đây là nguyên nhân bên trong. Tình hình bên ngoài như các đồng chí đã biết, khi chúng ta nghiên cứu học tập chiến lược bảo vệ Tổ quốc cũng đang có những diễn biến phức tạp. Phương châm của chúng ta là Việt Nam luôn mong muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, thêm bạn bớt thù. Do đó, nếu chúng ta làm tốt công tác đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực thì tình hình sẽ bớt phức tạp đi. Về nghiên cứu vấn đề này để tìm ra các giải pháp đấu tranh có hiệu quả luôn luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Nhiều cơ quan đã nghiên cứu các đề tài khoa học, tổ chức hội thảo, tọa đàm để mổ xẻ vấn đề này dưới những góc độ khác nhau. Vấn đề này chúng ta đã bàn nhiều lần nhưng vẫn còn thấy rất bí. Việc các đồng chí nêu một số giải pháp nhưng vẫn còn chung chung, chưa sáng tỏ lắm, chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu thêm. Ban Nội chính Trung ương cũng đã nghiên cứu một số đề tài và cũng đã có kiến nghị với Trung ương nhiều giải pháp đấu tranh. Đáng chú ý là đã đề xuất và ban hành Pháp lệnh chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm; Pháp lệnh công chức, làm cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh. Nhiều đồng chí muốn có Nghị quyết về đấu tranh chống tham nhũng, nhưng câu hỏi được đặt ra là việc ra nghị quyết có gì mới hay không? Cũng có đồng chí muốn chúng ta phải có ủy ban chống tham nhũng. Về việc này theo quy chế là muốn thành lập ban nào thì 368
  19. phải được Bộ Chính trị xem xét quyết định. Còn muốn thành lập ban nào, giải tán ban nào theo quy chế của Ban Chấp hành Trung ương thì phải đưa ra Ban Chấp hành Trung ương cho ý kiến. Nếu đưa ra Ban Chấp hành Trung ương đề nghị thành lập ủy ban chống tham nhũng thì chắc là Ban Chấp hành Trung ương không chấp thuận. Mặt khác, một số kẻ xấu bên ngoài sẽ lợi dụng việc này để tuyên truyền chống phá. Vấn đề hiện nay là chúng ta cố gắng thực hiện thật tốt các quy định đã có. Có thể nói, các công trình nghiên cứu cũng chỉ mới nêu ra được các giải pháp có tính chất bước đầu, chưa thể nói là chúng ra đã xây dựng được một hệ thống các giải pháp đầy đủ và toàn diện. Chống tham nhũng là công việc khó khăn, phức tạp vì nó là thứ “giặc nội xâm” như Bác Hồ đã nói, mà thằng giặc nội xâm thì khó khăn lắm. Do đó, việc nghiên cứu để đề ra các giải pháp lại càng khó khăn, phức tạp hơn. Đề nghị các đồng chí sau buổi tọa đàm này khi trở về địa phương tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm trong việc nghiên cứu, suy nghĩ có giải pháp gì mới hay hơn nữa để tiếp tục gửi cho Ban Chỉ đạo Trung ương 6 (2) tập hợp. Chúng ta phải khẳng định với nhau đó là việc khó khăn, phức tạp nên cũng đừng nôn nóng quá, nhưng cũng đừng trì trệ quá. Nôn nóng quá thì thất bại, trì trệ quá thì không nên. Vừa qua, đã tổ chức 2 cuộc hội thảo, tôi cho đây là 2 cuộc hội thảo rất quan trọng: Cuộc hội thảo tại Hà Nội vào các ngày 19 và 20 tháng 6 năm 2003, với 69 đại biểu dự và trên 30 ý kiến tham luận, thảo luận; Cuộc hội thảo tại Thành phố Hồ Chí Minh trong các ngày 20 và 21 tháng 8 năm 2003, với 111 đại biểu dự và 45 ý kiến tham luận, thảo luận. Sắp tới đây, chúng ta sẽ tham khảo thêm ý kiến của các đồng chí nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Ủy viên Ban Bí thư, nguyên Phó Thủ tướng khi các đồng chí đến làm việc với Bộ Chính trị trong các ngày vừa qua. 369
  20. Qua 2 cuộc hội thảo, Ban Tổ chức đã ghi nhận nhiều ý kiến rất sâu sắc, đầy tinh thần trách nhiệm của các đồng chí, nhất là các đồng chí cách mạng lão thành, các nhà nghiên cứu, các đồng chí đang hoạt động thực tiễn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua các bài tham luận và ý kiến phát biểu tại cuộc tọa đàm đều thống nhất nhận định cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí tuy có đạt được một số kết quả nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu, chưa tạo được sự chuyển biến cơ bản, vững chắc. Tình hình tham nhũng, tiêu cực, lãng phí vẫn diễn biến phức tạp: Một là, tham nhũng xảy ra có những vụ rất trắng trợn, nhưng có những vụ rất tinh vi với nhiều thủ đoạn xảo quyệt. Tham nhũng diễn ra trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, cả những lĩnh vực mà lâu nay ít xảy ra các sai phạm như: xóa đói giảm nghèo, chương trình hỗ trợ giải quyết khó khăn cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, chế độ đãi ngộ gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công, việc quy tập hài cốt liệt sĩ… Về thực trạng tình hình tham nhũng, nhìn chung các đồng chí nhất trí với nhận định của nhóm đánh giá thứ 3 được nêu trong bản báo cáo, đó là: “Tình hình tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay rất nghiêm trọng, thể hiện ở chỗ: về diện ngày càng lan rộng trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội; về mức độ thiệt hại ngày càng lớn; về đối tượng ngày càng lên cao hơn, xuống sâu hơn; về mức độ tinh vi, xảo quyệt, ngày càng có tổ chức và đã tha hóa không chỉ các cá nhân công chức, viên chức mà đã có cả các tổ chức nhà nước”. Nhận định này tương đối chính xác, có tác dụng cảnh báo chúng ta. Hai là, các vụ tham nhũng lớn xảy ra đều có liên quan trách nhiệm của một số cán bộ trong các cơ quan nhà nước thể hiện dưới các dạng: có thể là hành vi thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý, cũng có thể là hành vi tiếp tay, thậm chí “vẽ đường cho hươu chạy” nhằm mục đích ăn chia, chiếm đoạt tài sản. Hiện tượng “vẽ đường cho hươu 370
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2