intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghệ thuật “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nghệ thuật “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều" trong chiến dịch Điện Biên Phủ với nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay" trình bày bài học kinh nghiệm và truyền thống quý báu của dân tộc ta trong chống giặc giữ nước và giải phóng dân tộc. Đây cũng là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng đối với chúng ta trong củng cố quốc phòng toàn dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghệ thuật “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều

  1. NGHỆ THUẬT “LẤY NHỎ THẮNG LỚN, LẤY ÍT ĐỊCH NHIỀU" TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ VỚI NHIỆM VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA HIỆN NAY Thượng tá, ThS. Nguyễn Viết Tuấn Trường Sĩ quan Lục quân 2 (Đại học Nguyễn Huệ) Email: tuan13042008@gmail.com Tóm tắt: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" đã kết thúc 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta, buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Góp phần làm nên chiến thắng đó là nghệ thuật quân sự độc đáo “lấy nhỏ thắng lớn”, “lấy ít địch nhiều”. Đồng thời cũng là bài học kinh nghiệm và truyền thống quý báu của dân tộc ta trong chống giặc giữ nước và giải phóng dân tộc. Đây cũng là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng đối với chúng ta trong củng cố quốc phòng toàn dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Từ khoá: “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều”, Chiến dịch Điện Biên Phủ, bảo vệ Tổ quốc. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghệ thuật “lấy nhỏ thắng lớn”, “lấy ít địch nhiều” trong kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam là một trong những nội dung cơ bản, là kết quả phát triển sáng tạo của nhiều nhân tố tạo nên sức mạnh tổng hợp; thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa lượng và chất để tạo nên sức mạnh ưu thế và giành thắng lợi trong đấu tranh vũ trang và chiến tranh của một đất nước không rộng, người không đông, kinh tế chưa phát triển chống lại kẻ thù xâm lược có số quân đông, vũ khí, kỹ thuật hiện đại và tiềm lực chiến tranh lớn hơn gấp nhiều lần. Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử to lớn của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, đặc biệt là thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và công cuộc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đã xác nhận tính chân lý và hiệu quả hiển nhiên của nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ thắng lớn”, “lấy ít địch nhiều”. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Chiến thắng Điện Biên Phủ - chiến thắng của nghệ thuật “lấy nhỏ thắng lớn”, “lấy ít địch nhiều” Cuối tháng 1/1954, khi quân Pháp tiếp tục tăng quân, ra sức củng cố Điện Biên Phủ thành “một cái bẫy nghiền nát Việt Minh” thì Đại đoàn 308 được lệnh tiến hành chiến dịch Thượng Lào. Đây là chiến dịch nhằm phân tán lực lượng cơ động chủ lực của địch, đồng thời quét sạch quân địch trong hành lang chiến lược nối Điện Biên Phủ 377
  2. với Thượng Lào. Chiến dịch Thượng Lào của Đại đoàn 308 đã phá vỡ toàn bộ phòng tuyến Nậm Hu và cắt đứt đường rút chạy của quân Pháp từ Điện Biên Phủ sang Lào, nhưng lại làm cho quân địch lầm tưởng rằng Việt Minh không dám giao chiến tại Điện Biên Phủ. Khi các binh đoàn cơ động của địch đã bị điều động quá một nửa, thì Đại đoàn 320 cùng 5 trung đoàn độc lập bắt đầu tiến công phòng tuyến sông Đáy, giam chân toàn bộ các binh đoàn cơ động còn lại của địch trong vùng tam giác Phủ Lý - Nam Định - Ninh Bình. Khi các binh đoàn cơ động của Henri Navarre không còn có thể tập trung được sức mạnh nữa, ta mới bắt đấu tiến công Điện Biên Phủ. Như vậy, về mặt chiến lược, quân Pháp đã hoàn toàn bị động, không thể tiến hành cuộc chiến tranh theo đúng kế hoạch đã vạch ra trước đó. Tuy nhiên, khi bước vào chiến dịch, so sánh tương quan lực lượng thì ta vẫn kém địch. Khi nổ súng mở màn chiến dịch, tổng quân số Pháp có mặt tại Điện Biên Phủ là 12 tiểu đoàn bộ binh, 7 đại đội độc lập, gồm hơn 12 nghìn tên lính lê dương và lính dù thiện chiến. Hỏa lực pháo binh của chúng có 48 khẩu, gồm 2 tiểu đoàn pháo 105 ly, 1 đại đội pháo 155 ly và 2 đại đội cối 120 ly. Ngoài ra còn có 1 đại đội xe tăng và hàng chục chiếc máy bay trinh sát, máy bay chiến đấu nằm tại các sân bay trong tập đoàn cứ điểm và được máy bay ném bom B26 ở các căn cứ từ Lào và Hà Nội trực tiếp chi viện. Phía ta, trực tiếp chiến đấu trong chiến dịch là 27 tiểu đoàn bộ binh, 62 khẩu sơn pháo và lựu pháo (có 20 khẩu lựu pháo 105 ly), 1 trung đoàn phòng không gồm 72 khẩu 37mm và 12,7mm. Như vậy, về mặt lực lượng bộ binh ta chưa được gấp đôi địch, pháo binh của ta chưa được gấp rưỡi về số lượng, uy lực lại càng kém hơn, đạn pháo ít hơn và ta chưa có máy bay và xe tăng nhưng ta đã huy động sức mạnh toàn dân trong phát huy nghệ thuật chiến tranh nhân dân. Về chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ chiến dịch ta bảo đảm được gần 17 nghìn tấn, vận chuyển chủ yếu bằng đường bộ và phương tiện thô sơ. Những ngày diễn ra chiến dịch thì khả năng bảo đảm của ta càng bị hạn chế, do bom đạn đánh phá của địch và gặp mùa mưa, nên đường vận chuyển cực kỳ khó khăn, gian khổ. Có ngày, mỗi khẩu pháo của ta chỉ có 03 viên đạn, kho chiến dịch nhập được chưa đầy 01 tấn hàng. Trong khi đó, để chuyển hóa lực lượng mạnh hơn, lớn hơn phía địch đã lập được cầu hàng không, mỗi ngày có thể bay 50-60 chuyến, tiếp tế cho tập đoàn cứ điểm từ 150-200 nghìn tấn vật chất, phương tiện, vũ khí. Đến tháng 3 năm 1954, không quân Pháp đã tăng từ 3.700 giờ bay lên 7.000 giờ để tiếp tế cho Điện Biên Phủ, lượng tiếp tế tăng đột biến từ 4.000 tấn lên 10.000 tấn mỗi tháng. Trong 3 ngày mở màn chiến dịch, pháo binh của địch đã bắn tới 3 vạn quả đạn pháo hạng nặng (phía ta cả đợt mở màn chiến dịch, cũng là những ngày bắn nhiều đạn pháo 105 nhất thì số đạn được phép tiêu hao cũng chỉ là 2 nghìn viên). So sánh lực lượng và khả năng bảo đảm vật chất như vậy, có nghĩa là ta đã chấp nhận một trận quyết chiến chiến lược theo nghệ thuật độc đáo “lấy nhỏ thắng lớn” của nghệ thuật quân sự Việt Nam mà cha ông chúng ta đã từng rất thành công trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Cũng chính vì không thể tính hết hiệu quả của nghệ 378
  3. thuật độc đáo ấy, nên cả thầy, tớ, mà trực tiếp là các nhà quân sự của bộ chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương đã tính toán hết sức sai lầm và cho rằng: Với một chiến trường xa hậu phương như Điện Biên Phủ, đường đi lối lại vô cùng hiểm trở, lại thường xuyên bị đánh phá thì cùng lắm Việt Minh chỉ huy động tới Điện Biên Phủ được 2 đại đoàn bộ binh. Pháo binh cũng chỉ đến sơn pháo 75mm là cùng. Về dân công, không thể huy động quá 2 vạn người… Sự tính toán mang tính chiến lược chủ quan đó đã bị sai lệch tới 50% về lực lượng, bởi thực tế ta đã huy động được 3 đại đoàn bộ binh và 1 đại đoàn pháo binh. Về hỏa lực, phía Pháp đã tính toán sai lầm trên 60%. Còn về dân công tuyến hậu cần chiến lược ta đã huy động hàng chục vạn người, riêng tuyến hậu cần chiến dịch là hơn 3,3 vạn người, địch tính toán sai tới 80%. Sự sai lầm trong nhận định thực lực của đối phương đã trở thành một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của quân Pháp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Chiến thắng Điện Biên lịch sử 1954 đánh dấu bước nhảy vọt to lớn trong sự phát triển của cách mạng Việt Nam và nghệ thuật quân sự Việt Nam mà cốt lõi là “lấy nhỏ thắng lớn”, “lấy ít địch nhiều”. Thắng lợi oanh liệt ấy càng tạo thêm những nhân tố thuận lợi mới để chúng ta tiếp tục không ngừng tạo nên sức mạnh để chiến thắng kẻ thù xâm lược. Đi đôi với động viên, tổ chức huy động Nhân dân kháng chiến, Đảng ta chủ trương nỗ lực bồi dưỡng sức dân gồm cả cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, thực hiện dân chủ để kháng chiến lâu dài. Đảng ta đã vận động toàn dân thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Kết hợp vừa kháng chiến vừa kiến quốc, ra sức xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới của Nhân dân ta, thực hiện hậu phương thi đua với tiền phương. Với tinh thần “thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã khẩn trương xây dựng, phát triển các tiềm lực, đủ sức đánh thắng không chỉ chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ mà cả cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. 2.2. Vận dụng nghệ thuật “lấy nhỏ thắng lớn”, “lấy ít địch nhiều” trong chiến thắng Điện Biên Phủ với giáo dục, rèn luyện cho sinh viên hiện nay Vận dụng bài học kinh nghiệm về nghệ thuật “lấy nhỏ thắng lớn”, “lấy ít địch nhiều” trong thắng lợi vĩ đại Điện Biên Phủ giai đoạn hiện nay chính là trên cơ sở kế thừa và phát triển nghệ thuật quân sự truyền thống dân tộc, phát huy năng động, sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong việc nhận thức và vận dụng các quy luật của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong điều kiện mới, để có những định hướng đúng, những giải pháp phù hợp nhằm không ngừng tạo ra những chuyển biến tích cực của mỗi tiềm lực đất nước nhằm tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc và thời đại. Trong đó nhân tố con người là vấn đề cốt lõi, quyết định tạo nên sức mạnh tổng hợp của dân tộc. Điều này đòi hỏi rất lớn vào quá trình giáo dục đào tạo sinh viên của các nhà trường hiện nay khi mà sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Nhân dân ta diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới đang trải qua những biến động to lớn, diễn biến khó lường. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết liệt hơn. Trong điều kiện đó, các nhà trường phải luôn xác định thường xuyên đổi mới 379
  4. nâng cao chất lượng giáo dục và lấy sinh viên ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển toàn diện cho sinh viên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước, là nhân tố quyết định của sức mạnh tổng hợp. Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng vươn lên; nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, với xã hội”1. Do vậy, việc nâng cao giáo dục, học tập, rèn luyện cho sinh viên thông qua ý nghĩa lịch sử, truyền thống của chiến thắng Điện Biên Phủ nhằm động viên, cổ vũ sinh viên xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Muốn vậy các nhà trường cần tập trung thực hiện một số nội dung sau: 2.2.1. Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng động cơ, ý chí, quyết tâm học tập, rèn luyện, công tác cho sinh viên Đây là nội dung có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với việc phát huy ý nghĩa chiến thắng Điện Biên Phủ cho sinh viên hiện nay, bởi vì Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của việc phát huy cao độ nhân tố chính trị tinh thần và ý chí quyết tâm của toàn quân và toàn dân ta, là ngọn nguồn sức mạnh to lớn để phát huy sức mạnh tổng hợp chiến thắng quân xâm lược trong mọi tình huống, Do vậy, cần phải thường xuyên tích cực đổi mới nội dung giáo dục chính trị tư tưởng. Trong đó, nội dung giáo dục cốt lõi là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; đường lối, chính sách của Đảng cho phù hợp với tình hình mới và đặc điểm về vai trò, nhiệm vụ của sinh viên, giúp cho mỗi sinh viên nhận thức, thấm nhuần bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, nắm vững được các nguyên lý khoa học và biết vận dụng vào thực tiễn hoạt động, công tác của mỗi người; tập trung vào giáo dục sâu sắc hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta hiện nay, xác định được trách nhiệm và vinh dự to lớn của mình trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, cần tăng cường giáo dục, rèn luyện sinh viên thông qua hoạt động thực tiễn. Đây là một nguyên tắc cơ bản của giáo dục như Lênin đã khẳng định: "Chúng ta không tin vào việc huấn luyện, giáo dục và học tập nếu những việc đó chỉ đóng khung trong nhà trường và tách rời với cuộc sống"2. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục, rèn luyện không dừng lại ở những giải pháp mang tính lý luận mà nó phải được thông qua hoạt động thực tiễn, trong thực hiện các nhiệm vụ vì thực tiễn không chỉ là môi trường giáo dục rèn luyện mà còn là tiêu chuẩn để kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng giáo dục, rèn luyện của sinh viên. 1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.168. 2 V.I.Lênin (1981), Nhiệm vụ đoàn thanh niên, V.I.Lênin Toàn tập, tập 41, Nxb. Tiến bộ Matxcơva, tr.354-378. 380
  5. 2.2.2. Tăng cường giáo dục, rèn luyện cho sinh viên về mục tiêu, lý tưởng cách mạng, về lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước, về nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng phấn đấu vươn lên Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn của Đảng, là thắng lợi của của việc kiên định độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Những mục tiêu và lý tưởng ấy giờ được trao lại cho các thế hệ sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước. Giáo dục cho sinh viên nắm chắc độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Mục tiêu và lý tưởng ấy đã được các thế hệ cha ông đã không tiếc máu xương để giành và giữ vững nền độc lập, đã không quản ngại khó khăn để bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Chính vì vậy, mỗi sinh viên phải luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó, mỗi người xây dựng quyết tâm, ý chí, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ trên các lĩnh vực, góp phần thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại càng sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”3. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là một minh chứng hùng hồn cho lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam, là thắng lợi của ý chí sắt đá “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, là thắng lợi bằng sức mạnh của văn hóa yêu nước Việt Nam mà hiếm có dân tộc nào trên thế giới có được. Từ ý nghĩa đó, việc giáo dục truyền thống dân tộc, trong đó có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm để nâng cao lòng tự hào dân tộc là một trong những giải pháp quan trọng để khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và bảo vệ Tổ quốc. Điều này đòi hỏi ngày nay mỗi sinh viên cần chủ động xây dựng động cơ học tập, rèn luyện đúng đắn nhằm nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão cống hiến cho Tổ quốc; biến ước mơ, hoài bão trở thành động lực, thành khát vọng phấn đấu vươn lên trong mọi tình huống nhằm đưa dân tộc vươn lên sánh vai các cường quốc năm châu góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta sẽ hoàn thành mục tiêu: “Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao”4. 3 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, trang 38. 4 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, tr.112. 381
  6. 2.2.3. Phát huy tinh thần xung kích của sinh viên trong việc học tập, rèn luyện, tăng cường sức đề kháng trước những biểu hiện tiêu cực, mặt trái của xã hội và sự chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch Phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ là điểm sáng để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. Chiến thắng đó có sự đóng góp, hy sinh rất lớn của đội ngũ thanh niên lúc bấy giờ. Những mất mát, hy sinh là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay nói chung và các sinh viên các nhà trường nói riêng noi theo. Để xứng đáng với sự hy sinh ấy, đòi hỏi mỗi sinh viên cần xung kích hơn nữa trong học tập, rèn luyện và công tác một cách chủ động và tự giác. Mỗi sinh viên sau khi tốt nghiệp phải luôn luôn chủ động, nhạy bén, sáng tạo nghiên cứu, tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến, đi tắt đón đầu; phát huy truyền thống vinh quang của tuổi trẻ, xung kích đi đến những vùng miền của đất nước còn khó khăn, hăng hái trong xây dựng đất nước, giữ gìn trật tự an ninh và an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, do đặc điểm của tâm lý tuổi trẻ là dễ tiếp cận cái mới, thích tự do, khẳng định mình, nhưng nhận thức các vấn đề về chính trị - xã hội còn hạn chế nên đây là “mảnh đất màu mỡ” mà các thế lực thù địch luôn xem là đối tượng đặc biệt để thực hiện âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”. Mặt khác, những tác động của mặt trái cơ chế thị trường, khi sự trải nghiệm cuộc sống của mỗi sinh viên chưa đủ để có thể sàng lọc, miễn dịch trước những tiêu cực xã hội đa chiều, phức tạp cũng là một nhân tố tác động tiêu cực đến tư tưởng, tình cảm của thế hệ trẻ. Chính vì vậy, các nhà trường phải đặc biệt coi trọng các biện pháp tăng cường sức đề kháng cho sinh viên; tăng cường giáo dục để sinh viên nhận thức đúng, đề cao cảnh giác và tích cực đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc nền tảng tư tưởng, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và luật pháp Nhà nước; xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành quả cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng trên không gian mạng. Đấu tranh có hiệu quả với các thế lực thù địch là làm cho ý nghĩa và tinh thần chiến thắng Điện Biên Phủ mãi tỏa sáng và thẩm thấu đến lớp lớp các thế hệ sinh viên. 2.2.4. Xây dựng môi trường văn hóa sư phạm lành mạnh trong các nhà trường tạo động lực để nâng cao chất lượng giáo dục rèn luyện cho sinh viên Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của sự hiệp đồng - lập công tập thể; là chiến thắng của phát huy sức mạnh tổng hợp với tinh thần đoàn kết thống nhất của toàn quân và toàn dân. Do vậy, xây dựng một môi trường văn hóa quân sự lành mạnh có vai trò quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục rèn luyện cho sinh viên như C.Mác đã chỉ ra “không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội quyết định ý thức của họ”5. Môi trường văn hóa sư phạm ở mỗi nhà trường là tổng hòa các yếu tố văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần do toàn thể sinh viên trong các nhà trường sáng tạo ra, 5 C.Mác (1993), Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị (1859), C.Mác và Ph.Ăng ghen Toàn tập, tập 13, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.13-225. 382
  7. phản ánh đặc điểm, yêu cầu và nhiệm vụ, nhằm tạo ra môi trường thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục rèn luyện cho sinh viên. Nó góp phần định hướng chính trị tư tưởng, nâng cao hiệu quả tiếp thu tri thức; góp phần rèn luyện kỹ xảo, kỹ năng, năng lực hoạt động thực tiễn và định hướng, điều chỉnh đạo đức, lối sống cho sinh viên. Do vậy, các nhà trường phải thường xuyên xây dựng tốt các mối quan hệ, tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục, rèn luyện sinh viên theo tinh thần: “Tất cả vì sinh viên thân yêu”. Kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống” trong xây dựng môi trường văn hóa sư phạm lành mạnh, để có khả năng định hướng, điều chỉnh hành vi của học viên. Bởi vì, con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của hoàn cảnh, "Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy"6. Mặt khác, các nhà trường phải thường xuyên nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho học viên, đây chính là quan tâm giải quyết quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của họ; tạo cơ sở, điều kiện để giải quyết các mối quan hệ của họ. Từ đó, củng cố, tăng cường niềm tin tưởng vững chắc của họ vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa, tạo ra bầu không khí dân chủ, cởi mở, vui tươi, tạo nên sự đoàn kết thống nhất trong thực hiện nhiệm vụ, góp phần cổ vũ động viên, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quá trình học tập và rèn luyện. Đồng thời, xây dựng môi trường văn hóa sư phạm lành mạnh đi đôi với thực hiện tốt dân chủ, công khai hoá mọi mặt trong tập thể học viên, nhằm tạo ra một tập thể bình đẳng, cởi mở, có sự tin tưởng của sinh viên với chỉ huy các cấp góp phần quan trọng xây dựng động cơ, mục đích, thái độ đúng đắn trong giáo dục, rèn luyện và công tác; phần ngăn ngừa những hiện tượng xung đột cá nhân, mất đoàn kết, tạo nên sự ổn định tâm lý, tư tưởng trong tập thể để tạo ra tinh thần tích cực trong học tập, rèn luyện và công tác, đồng thời cũng phát huy được vai trò xung kích, khả năng sáng tạo của mỗi sinh viên. 3. KẾT LUẬN Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” năm 1954 đã đi vào lịch sử dân tộc, mãi là một trong những mốc son chói lọi in sâu vào tâm trí của mỗi người dân Việt Nam nói chung và các sinh viên nhà trường nói riêng. Chiến thắng ấy không chỉ có ý nghĩa to lớn với thế giới, với đất nước ta mà còn nhắc nhở cho lớp lớp thế hệ sinh viên thành kính, biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, các anh hùng, liệt sỹ, đồng bào, đồng chí đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Phát huy ý nghĩa lớn lao của Chiến thắng Điện Biên Phủ mỗi sinh viên ở các nhà trường phải luôn ra sức học tập, rèn luyện; thường xuyên phấn đấu không ngừng nghỉ để trở thành những công dân chất lượng, “vừa hồng, vừa chuyên” của của Đảng của đất nước để tiếp tục kế thừa và phát huy những thành quả mà các thế hệ đi trước đã không tiếc “máu, xương” đã giành được. Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ mãi là niềm tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam, là nguồn cổ vũ, động viên cho các thế hệ sinh viên ở các nhà trường tiếp tục phấn đấu thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp 6 C.Mác và Ph.Ăng ghen (1995), Hệ tư tưởng Đức (1845 - 1846), C.Mác và Ph.Ăng ghen Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.19-792. 383
  8. hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xứng đáng với sự kỳ vọng của đất nước - những chủ nhân tương lai của đất nước trong giai đoạn hiện nay. 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] C.Mác (1993), Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị (1859), C.Mác và Ph.Ăng ghen toàn tập, tập 13, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [2] C.Mác và Ph.Ăng ghen, (1995), Hệ tư tưởng Đức (1845 - 1846), C.Mác và Ph.Ăng ghen toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. [4] Hồ Chí Minh (2011) Toàn tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. [5] Hoàng Minh Thảo (2008), Bàn về nghệ thuật quân sự, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. [6] Nguyễn Chí Thanh (2009), Tổng tập Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. [7] V.I.Lênin (2005), Toàn tập, tập 41, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. [8] V.I.Lênin (1981), Nhiệm vụ đoàn thanh niên, V.I.Lênin toàn tập, tập 41, Nxb. Tiến bộ Matxcơva. 384
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0