intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghệ thuật sống với sếp để thành công

Chia sẻ: Tran Minh Tien | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

143
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sếp quá nguyên tắc Sếp mong chờ ở bạn một thái độ làm việc chăm chỉ, thậm chí là làm hết sức cho đến tận nửa đêm và phải có tinh thần nghiêm túc thực sự. Sếp không bao giờ đặt ra giới hạn đối với bạn bởi đối với mẫu người này thì giới hạn của mọi việc là vô cùng. Mỗi khi bạn hoàn thành một công việc nào đó nhờ vào sự nỗ lực thực sự của bản thân thì bạn sẽ cảm thấy thật hãnh diện nhưng với sếp thì điều đó là lẽ đương nhiên thôi. Sếp hầu như không bao giờ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghệ thuật sống với sếp để thành công

  1. Sếp quá nguyên tắc Sếp mong chờ   ở  bạn một thái  độ  làm việc chăm chỉ, thậm chí  là  làm hết sức cho  đến tận nửa  đêm và phải có tinh thần nghiêm túc thực sự. Sếp không bao giờ  đặt   ra giới hạn  đối với bạn bởi  đối với mẫu người này thì  giới hạn của mọi việc là  vô  cùng. Mỗi khi bạn hoàn thành một công việc nào  đó nhờ vào sự nỗ lực thực sự của bản   thân thì  bạn sẽ  cảm thấy thật hãnh diện nhưng với sếp thì   điều  đó  là  lẽ   đương   nhiên thôi. Sếp hầu như  không bao giờ  hình dung ra những hành vi của mình có  thể làm ảnh hưởng đến nhân viên như thế nào. Một điều dễ nhận ra ở vị sếp này là   các tài liệu, thiết bị trên bàn làm việc luôn luôn gọn gàng. Để giúp bạn giải toả những bức xúc, căng thẳng trong trường hợp này là nên  đưa   ra giới hạn rõ  ràng năng lực của bạn cũng như  giới hạn của công việc. Bạn nên   học cách chắt lọc từng cử  chỉ  nhỏ  nhặt hàng ngày của sếp,  điều  đó  sẽ  giúp bạn   nhìn thấy xu hướng giải quyết công việc của sếp. Sếp luôn vắng mặt Sếp thường xuyên vắng mặt, điều khiển công việc bằng cách đưa ra một vài lời chỉ  bảo và  dường như  không cần biết bạn hoàn thành nó  như  thế  nào hoặc bạn bận   tâm tới những vấn  đề gì. Một điều không phải dễ nhìn thấy là phong cách quản lý  tiêu biểu trong thời buổi hiện nay là giám sát, vậy mà vị sếp này lại luôn vắng mặt.  Sếp chỉ  bận tâm  đến công việc và trách nhiệm của bản thân mình, luôn khép kín,   xa l ánh m ọi người và "nhúng tay" vào công việc từ xa. Người quản lý này không bao giờ chịu hiểu rằng những thiếu sót trong cách quản   lý  sẽ  làm bạn khó  khăn như  thế  nào khi làm việc. Vì  vậy bạn nên nói thẳng thắn   với sếp. Hãy đề nghị sếp gặp mặt và có các cuộc trao đổi vào mỗi tuần, hoặc mỗi  tháng để bạn có thể bày tỏ quan điểm của mình về cách thức truyền đạt thông tin  một cách  đầy  đủ  nhất và  nói lên những khó  khăn của mình với cách quản lý  của   sếp.
  2. Sếp ghê gớm kinh khủng Dường như vị sếp này luôn cảm thấy vui vẻ khi đặt cuộc sống của bạn ở trong địa   ngục bằng những hành động không hay trước chốn đông người. Mẫu ông chủ này   có thể đưa ra những lời đe doạ với bạn hoặc những việc tương tự như mạt xát, xúc   phạm bạn. Theo một cách nào đó, bạn cần truyền đạt cho sếp những điều để anh   ta không thể tiếp tục h ành hạ b ạn và khiến bạn ê mặt nữa. Hãy giữ vững thái độ tự nhiên khi giao tiếp với sếp bởi sếp cũng là người như bao   người khác mà thôi, cũng có những điểm yếu và thiếu sót. Bạn có thể tự nhiên đến  mức trong các buổi gặp gỡ, liên hoan, hãy lồng vào câu chuyện những thành công  và cả thái độ của mình để cho sếp hiểu và thông cảm với bạn hơn. Chẳng mấy khi sếp khen bạn, nên  đừng vội khiêm tốn mà  hãy nhận những lời  khen  đó  cùng với sự  cảm  ơn chân thành, hơn lúc nào hết bạn cần phải tỏ  rõ  bản  lĩnh của mình. Sếp rất xoi m ói Mẫu  ông chủ  này thích làm lại mọi thứ  mà bạn  đã làm bởi vì  bạn làm không hoàn   hảo như  ý muốn của anh ta. Sếp xây dựng lòng tin trên những khả năng của bạn,   luôn c ập nhật t ốc độ làm việc của bạn từng ngày trước khi h ỏi thăm b ạn. Nếu phải trao đổi trực tiếp với sếp về một vài chủ đề, bạn phải chuẩn bị một cách  kỹ lưỡng và lựa chọn điểm xuất phát để tranh luận, dần dần anh ta sẽ nới lỏng sự   quản lý của mình.
  3. Sếp rất để ý đến thái độ của bạn đối với mình nên tốt nhất là việc gì bạn cũng xin   ý  kiến sếp, như  vậy anh ta sẽ  cảm thấy quyền lực của mình  được tôn trọng tuyệt  đối. Sếp mềm yếu, nhu nhược Sếp không bao giờ phản hồi bất kỳ ý kiến gì tới bạn kể cả khi đang trong buổi thảo  luận mà  bạn  đứng dậy hoặc bạn có  một hành  động "mạo hiểm" trong công việc.   Mẫu người quản lý này đem lại kết quả là bạn thường xử sự không đúng mức, sự lo  lắng len lỏi vào tận gốc rễ suy nghĩ của bạn và khiến bạn hành động kém cỏi hơn. Hãy tạo cho ông chủ sự thoải mái với một suy nghĩ đầy thiện chí rằng m ình sẽ là  người bạn tốt của sếp. B ạn hãy thường xuyên đòi hỏi anh ta phải có sự phản hồi   với  ý  kiến của bạn. Dễ  hơn là   đưa cho anh ta những câu hỏi  để  anh ta lựa chọn,   những câu hỏi bảo đảm sẽ có câu trả lời rõ ràng, ví dụ  H ùng nói với tôi rằng tôi  có thể bắt đầu xuất hiện với những lời trích dẫn như thế này nhưng Tuấn lại nói với   tôi rằng không nên như vậy. Sếp nghĩ gì về điều này? Sự xuất hiện nào sẽ tốt hơn  cho tôi . Sếp đặt công việc lên hàng đầu Sếp luôn luôn bù   đầu với công việc và  dường như  biết rất  ít về  thái  độ,  đời sống  riêng tư của nhân viên... Sếp là một người tham vọng và chỉ  đứng về phía bạn khi   bạn tỏ thái độ tốt đẹp với anh ta. Sếp không cần biết thái độ, cách tiến hành công   việc của bạn ra sao, chỉ miễn sao bạn hoàn thành công việc thật tốt là được. Mẫu quản lý này không có gì là khó  hiểu, anh ta không ngần ngại nói mọi thứ với  bạn  để  bạn có  thể  làm việc tốt hơn. Hãy hài hoà  quan hệ  với sếp bằng cách giao  tiếp và  trao  đổi thông tin một cách rõ  ràng, mạch lạc nhất. Muốn trình bày một  ý  kiến hay kế hoạch với sếp thì bạn phải vạch rõ những lợi ích và những yếu tố quan  trọng của kế hoạch đó. Khi bị sếp từ chối một vấn đề gì đó trong công việc thì bạn  đừng ngần ngại  đưa ra với sếp quan  điểm của những người quản lý  có  cấp bậc  cao hơn, chắc chắn anh ta sẽ phải xem xét lại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2