intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghệ thuật thư đạo Nhật Bản

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nghệ thuật thư đạo Nhật Bản" sẽ dẫn mọi người đi sâu hơn vào thế giới quan trong nghệ thuật thư đạo Nhật Bản. Thư pháp có nghĩa ban đầu là phương pháp viết chữ chuẩn xác, cho đẹp, nhưng cùng với thời gian, thư pháp đã vượt ra khỏi ý nghĩa ban đầu và trở thành nghệ thuật viết chữ cách điệu, tạo ra những hình tượng nghệ thuật thể hiện ý tứ sâu xa của tác giả. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghệ thuật thư đạo Nhật Bản

  1. NGHỆ THUẬT THƯ ĐẠO NHẬT BẢN Lê Quốc Việt*, Nguyễn Trung Nghĩa, Phạm Hồng Thắng, Trương Hàn Nam, Huỳnh Anh Tuấn Viện Công nghệ Việt – Nhật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: TS. Hà Minh Tuấn, CN. Đặng Thị Mỹ Ngọc TÓM TẮT Nhật Bản - một đất nước có nền văn hóa tồn tại qua hàng ngàn năm, với nét văn hóa đã trở thành truyền thống trong lối sống của người Nhật được biểu hiện qua cuộc sống sinh hoạt, học tập và làm việc hằng ngày của họ. Trong số đó nghệ thuật thư pháp được biết đến là nghệ thuật viết chữ đẹp, được du nhập từ Trung Quốc qua Nhật Bản vào thời kỳ Nara thư pháp hay thư đạo nhanh chóng làm nên một phần văn hóa Nhật Bản với nhiều trường phái khác nhau. Thư pháp có nghĩa ban đầu là phương pháp viết chữ chuẩn xác, cho đẹp, nhưng cùng với thời gian, thư pháp đã vượt ra khỏi ý nghĩa ban đầu và trở thành nghệ thuật viết chữ cách điệu, tạo ra những hình tượng nghệ thuật thể hiện ý tứ sâu xa của tác giả. Trong bài viết này chúng tôi sẽ dẫn mọi người đi sâu hơn vào thế giới quan trong “Nghệ thuật thư đạo Nhật Bản”. Từ khóa: thư pháp, thư pháp Nhật Bản, văn hóa thư đạo, shodo. 1. TỔNG QUAN VỀ THƯ PHÁP Nhật Bản, một quốc gia hải đảo, nằm ở vùng đông Á, châu Á trên biển Thái Bình Dương, diện tích khoảng 364 km2 (2023) với địa hình núi chiếm 73% diện tích tự nhiên, tổng dân số là 125.176.343 người (2023), khí hậu ôn đới, là một đất nước chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa Nhật Bản sở hữu nhiều nét văn hóa đặc sắc lâu đời, trong đó có thể kể đến thư đạo. Thư đạo (書道 - Shodou) hay thư pháp là một trong những hình thức nghệ thuật nổi tiếng ở Nhật Bản, được rất nhiều người Nhật tham gia và theo đuổi, là một trong những bộ môn nghệ thuật được đánh giá cao nhất ở xứ sở hoa anh đào. Thư pháp là nơi để thể hiện suy nghĩ của bản thân người viết, thông qua việc sử dụng công cụ viết là bút lông và mực, viết ra các chữ cái trên giấy. Hiểu một cách đơn giản thì thư pháp là nghệ thuật viết chữ đẹp. Thư pháp còn giúp rèn luyện tinh thần, trau dồi sự tập trung cho người viết để cho ra những nét chữ đẹp. Các tác giả lớn tạo ra những tác phẩm nghệ thuật thư pháp từ những cây cọ trúc và mực trên nền giấy Tuyên, truyền tại cái đẹp và sự hài hòa. Sự kết hợp giữa tính đơn giản và sự duyên dáng trong các tác phẩm thư pháp là một trong các nguyên tắc chính của tiêu chuẩn thẩm mỹ Nhật Bản. Thư pháp được cho là bắt nguồn từ Trung Quốc. Thư pháp phát triển tại Trung Quốc, nơi có nền văn hóa chữ hán và đã du nhập sang Nhật Bản từ thế kỷ 6 đến khoảng thế kỷ 7 (từ thời đại Asuka (538-710) đến thời đại Nara (710-794) cùng với Phật giáo thông qua việc chép lại kinh Phật. Việc có thể viết chữ bằng bút lông và mực đen được cho là một trong những sự giáo dục quan trọng đối với giới quý tộc và võ sĩ 2336
  2. đương thời.[1] Tuy chịu nhiều ảnh hưởng từ nghệ thuật thư pháp của Trung Hoa nhưng người Nhật cũng đã có được những cách cách tân riêng để tạo ra được trường phái nghệ thuật thư pháp riêng của mình, trong đó tiêu biểu nhất cho trường phái này là hệ thống chữ Kana.[4] Sau này, cùng với sự thay đổi của thời đại thì những thú vui giải trí, văn hóa, nghệ thuật không còn dành riêng cho giới quý tộc nữa mà đã lan rộng ra cả những người dân bình thường. Ở Nhật Bản, thư pháp được coi như là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống xã hội Nhật Bản, là bộ môn nghệ thuật hiện đại. Sức sống của thư pháp trong đời sống hiện đại Nhật Bản biểu hiện ở lịch triển lãm định kỳ vào đầu tháng 7 hằng năm tại Tokyo và 9 thành phố khác ở Nhật Bản cũng như tại gần 20 quốc gia trên thế giới. Ngoài ngày mùng 2 tháng 1 hằng năm là ngày hội viết chữ của cả nước, thư pháp còn được tổ chức vào những dịp hiếu, hỉ, mừng tân gia hay mừng nhập môn, nhập trường… Hiện nay, tại đất nước mặt trời mọc không chỉ có những cuộc thi viết thư pháp được tổ chức hằng năm thư pháp, mà thư pháp còn vào chương trình giáo dục phổ cập cho học sinh phổ thông của Nhật Bản. 2. ĐẶC TRƯNG CỦA THƯ PHÁP NHẬT BẢN 2.1 Cách viết Bốn dụng cụ cơ bản của thư pháp bao gồm: bút lông, hộp mực đen, giấy Nhật và đồ mài mực để nghiền mực và trộn với nước. Ngoài ra, còn có một số dụng cụ khác như bàn thẩm để giữ giấy ở vị trí nhất định, miếng vải để ngăn mực chảy ra, con dấu của tác giả. Trong quá trình viết thư pháp, đầu tiên cần phải mài mực cùng với nước trong nghiên cho đến khi mực tan ra thành dạng lỏng thì có thể sử dụng được. Thao tác cầm bút, cần phải sử dụng ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa của tay phải, cầm ở giữa thân bút và vuông góc với mặt giấy. Khi viết cần phải thẳng lưng với tay trái đặt nhẹ nhàng trên mặt giấy để tạo ra được những nét chữ đẹp và sạch sẽ. 2.2 Phong cách viết Thư pháp Nhật Bản có 3 phong cách viết chính gồm: Kaisho có nghĩa là “viết thư pháp kiểu vuông”, là kiểu viết nhập môn của thư pháp, người mới bắt đầu học đều phải ngày ngày luyện viết kiểu chữ này. Kiểu chữ này rất tốt trong việc tạo nền tảng cho học viên sử dụng bút lông để viết chữ thư pháp. Trong phong cách Kaisho, mỗi nét chữ được viết ra đều thể hiện được sự cẩn thận và rõ ràng, tạo được kiểu thư pháp theo lối chữ in mà chúng ta có thể nhìn thấy trên các tờ báo. Gyousho có nghĩa là “viết thư pháp kiểu nhanh”, cách viết mà hầu hết mọi người hay sử dụng nhiều trong ghi chú. Trong phong cách Gyousho, những nét chữ được viết rời rạc theo phong cách Kaisho được kết hợp với nhau, tạo thành phong cách viết trôi chảy và lưu loát hơn. Chữ viết theo kiểu này thường phổ thông và dễ đọc đối với đại đa số tầng lớp tri thức ở Nhật Bản. Sousho là “kiểu thư pháp nhiều nét”, đề cập đến phong cách viết chữ trôi chảy trong thư pháp Nhật Bản. Với cách viết này, người đọc rất khó đọc vì các nhà thư pháp hiếm khi nhả bút khỏi mặt giấy trong quá trình viết, để có được nét chữ thanh nhã và nhanh hơn. Chỉ duy nhất những người nào học viết kiểu thư pháp này mới có thể dễ dàng đọc được nguyên bản thể thư của nó. Ngoài ra thư pháp Nhật Bản còn có 2 cách viết chỉ dùng trong trường hợp đặc biệt như là: 2337
  3. Tensho là phong cách được viết trên con dấu hoặc hộ chiếu của công dân Nhật Bản. Đặc điểm của phong cách viết này là các chữ có dạng vuông như chữ Điền (kanji: 田) hay Nhật (kanji: 日) sẽ được viết bo cong lại. Reisho là phong cách dùng để viết các chữ như “một vạn yên” hay “tiền giấy Nhật Bản” trên tờ tiền Nhật Bản. Đặc điểm là có các nét lượn sóng bên trái và bên phải. 2.3 Các trường phái viết Theo phân loại của Hội Thư pháp Mainichi của Nhật Bản, thư pháp truyền thống đến thư pháp hiện đại của Nhật Bản có thể được xếp theo 7 trường phái sau: Thư pháp chữ Hán được tạo nên dựa vào thơ, văn xuôi cổ điển viết bằng chữ Hán, dựa vào cảm nhận nghệ thuật và phương pháp học thư pháp của từng người, thể hiện tính hiện đại hoà quyện trong tính truyền thống; Thư pháp chữ Kana được tạo ra để viết những từ ngữ đẹp của Nhật Bản thông qua việc cải biên, phát triển những bài hát Waka và thơ Haiku; Thư pháp thơ văn cận đại là những tác phẩm lấy văn và thơ hiện đại làm đề tài, điều hoà giữa chữ Hán và chữ Kana tạo ra một thư pháp mới; Thư pháp viết chữ cỡ lớn là những tác phẩm chữ lớn mà số lượng chỉ từ 1 đến 2 chữ; Thư pháp chữ in bằng khuôn khắc đá Tenkoku được cho là tinh hoa của phương Đông và giới thư pháp, Người Nhật sẽ khắc trên đá những bản thư pháp và chữ viết thời cổ đại của Trung Quốc sau đó in trên giấy trắng, tạo nên sự tương phản rất đẹp giữa mực và giấy; Thư pháp chữ khắc gỗ, chữ viết được khắc lên bản gỗ mang tính lập thể và còn có thể được tô bằng nhiều màu sắc; Thư pháp ZenEi chịu ảnh hưởng của hai trường phái hội họa trừu trượng phương Tây và triết học phương Đông, không bị giới hạn bởi việc lấy chữ làm nguyên liệu chính, do đó người viết có thể tự do thể hiện tâm hồn và tình cảm [2]. 2.4 Ý nghĩa của nghệ thuật thư pháp Nhật Bản Thư pháp mang đến một ý nghĩa về sự tĩnh lặng của tâm hồn và sự tập trung tinh thần, mang một ý nghĩa linh thiêng. Đây là một cách để kết nối cơ thể cùng với tâm trí để đạt được cảnh giới thăng hoa, áp dụng cùng các yếu tố nghệ thuật, tạo ra một không gian nghệ thuật đặc sắc với những tác phẩm tinh túy, thanh tao và đẹp mắt [3]. 3. KẾT LUẬN Mặc dù trải qua thời gian hình thành, cải biến khác nhau qua từng thời kỳ nhưng đến nay nghệ thuật thư pháp Nhật Bản vẫn được lưu giữ và tôn nên nét đẹp của nghệ thuật thư pháp Nhật Bản. Người Nhật ứng dụng nghệ thuật này cho việc trang trí kiến trúc, những bức tường của ngôi nhà để tạo nên điểm nhấn đặc biệt. Thư đạo còn là một nét văn hóa độc đáo của người Nhật, thể hiện những bản sắc văn hóa riêng dù được kế thừa từ quốc gia khác nhưng đã biến đổi và tạo được nét riêng cho họ và được thế giới biết đến thông qua các cuộc triển lãm. Thư đạo Nhật Bản sẽ định hình, phát triển khi có sự đóng góp của nhiều thế hệ người Nhật, trong thời gian tới, nghệ thuật này ngày càng hoàn thiện và sẽ có nhiều tác phẩm bất hủ góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng một nền văn hoá Nhật Bản tiến tiên nói riêng và thế giới nói chung. 2338
  4. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kaizen, 30/07/2022, “Nghệ thuật thư pháp Nhật Bản”, https://www.kaizen.vn/vuon-uom-nhan-tai/chi- tiet/6636-nghe-thuat-thu-phap-nhat-ban.html, 24/04/2023. 2. Kosei, 20/07/2020, “Những nét độc đáo trong nghệ thuật chữ thư pháp Nhật Bản”, https://kosei.vn/nhung-net-doc-dao-trong-nghe-thuat-chu-thu-phap-nhat-ban-n3011.html, 24/04/2023. 3. Asahi, 30/09, “Nghệ thuật thư pháp Shodo của Nhật Bản”, https://asahi.edu.vn/nghe-thuat-thu-phap- shodo-cua-nhat-ban/#Nguon_goc_hinh_thanh_nghe_thuat_thu_phap_Shodo, 24/04/2023. 4. WeXpats, 11/11/2020, “Độc đáo nghệ thuật thư pháp của Nhật Bản”, https://s.net.vn/PZ36, 24/04/2023. 2339
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0