YOMEDIA
ADSENSE
Nghị định số 205/2004/NĐ-CP
1.270
lượt xem 297
download
lượt xem 297
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nghị định số 205/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 12 năm 2004 quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghị định số 205/2004/NĐ-CP
- N GH Ị Đ Ị NH C Ủ A C H Í N H P H Ủ S Ố 2 0 5 / 2 0 0 4 / N Đ - C P N G ÀY 1 4 T H Á N G 1 2 N Ă M 2 0 0 4 Q U Y Đ Ị N H H Ệ T H Ố N G T H A N G L Ư Ơ N G , B Ả N G L Ư Ơ N G VÀ C H Ế Đ Ộ P H Ụ C Ấ P L Ư Ơ N G T R O N G CÁ C C Ô N G T Y N H À N Ư Ớ C CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Nghị quyết số 19/2003/QH11 ngày 16 tháng 11 năm 2003 về nhiệm vụ năm 2004 của Quốc hội khoá XI; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, NGH Ị Đ Ị NH: Đi ề u 1. Phạm vi áp dụng hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương quy định tại Nghị định này, bao gồm: 1. Công ty nhà nước: - Tổng công ty nhà nước; - Công ty nhà nước độc lập. 2. Công ty thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập. Các Tổng công ty, công ty nêu trên được gọi tắt là công ty. Đi ề u 2. Đối tượng áp dụng: 1. Công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh; 2. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát; 3. Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng (không kể Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng); 4. Viên chức chuyên môn, nghiệp vụ; nhân viên thừa hành, phục vụ. Đi ề u 3. Ban hành kèm theo Nghị định này hệ thống thang lương, bảng lương, bảng phụ cấp giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, bao gồm: 1. Các thang lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh;
- 2. Các bảng lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh; 3. Bảng lương của thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị; 4. Bảng lương của Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng; 5. Bảng lương chuyên gia cao cấp và nghệ nhân; 6. Bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và bảng phụ cấp giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng; 7. Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ. Đi ề u 4. Các chế độ phụ cấp lương, bao gồm: 1. Phụ cấp khu vực: áp dụng đối với người làm việc ở vùng xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu. Phụ cấp gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung. 2. Phụ cấp trách nhiệm công việc: áp dụng đối với thành viên không chuyên trách Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát (không kể Trưởng Ban kiểm soát) và những người làm một số công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc phải đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo. Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung. 3. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm, đặc biệt độc hại, nguy hiểm mà chưa được xác định trong mức lương. Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung. 4. Phụ cấp lưu động: áp dụng đối với người làm nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở. Phụ cấp gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung. 5. Phụ cấp thu hút: áp dụng đối với người đến làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn. Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương cấp bậc, chức vụ hoặc lương chuyên môn, nghiệp vụ. Thời gian hưởng từ 3 đến 5 năm. Đi ề u 5. Hệ thống thang lương, bảng lương, phụ cấp lương quy định tại Điều 3 và Điều 4 Nghị định này làm cơ sở để: 1. Thoả thuận tiền lương trong hợp đồng lao động; 2. Xây dựng đơn giá tiền lương; thực hiện chế độ nâng bậc lương theo thoả thuận trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể; 3. Đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật; 2
- 4. Trả lương ngừng việc và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động; 5. Giải quyết các quyền lợi khác theo thoả thuận của người sử dụng lao động và người lao động và quy định của pháp luật lao động. Đi ề u 6. Việc chuyển, xếp lương phải bảo đảm theo nguyên tắc làm công việc gì xếp lương theo công việc đó, giữ chức vụ gì xếp lương theo chức vụ hoặc phụ cấp giữ chức vụ đó trên cơ sở tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân; tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức, nhân viên; tiêu chuẩn xếp hạng công ty. Đi ề u 7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm: 1. Hướng dẫn việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và công nhân, viên chức, nhân viên theo các thang lương, bảng lương quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6 và khoản 7 Điều 3; hướng dẫn thực hiện các chế độ phụ cấp lương quy định tại Điều 4 Nghị định này; hướng dẫn phương pháp xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức, nhân viên trong các công ty; 2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với các thành viên Hội đồng quản trị (không kể Tổng giám đốc, Giám đốc) theo bảng lương quy định tại khoản 3, Điều 3 Nghị định này; 3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan: a) Trình Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ đặc thù có tính chất lương của một số ngành, nghề; b) Ban hành tiêu chuẩn xếp hạng công ty. Riêng đối với công ty hạng đặc biệt, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; c) Hướng dẫn công ty xác định hạng và đăng ký với đại diện chủ sở hữu; đăng ký với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với công ty từ hạng I trở lên; trình Thủ tướng Chính phủ đối với công ty hạng đặc biệt. Đi ề u 8. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 26/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp, Nghị định số 110/1997/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 1997 của Chính phủ về việc bổ sung hệ số mức lương chức vụ quản lý và phụ cấp chức vụ lãnh đạo doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 26/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ, Quyết định số 83/1998/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tiền lương và phụ cấp đối với các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát Tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp nhà nước độc lập quy mô lớn. Các quy định tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2004. 3
- Đ i ề u 9. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. 4
- CÁC THANG LƯƠNG CÔNG NHÂN, NHÂN VIÊN TRỰC TIẾP SẢN XUẤT, KINH DOANH (Ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ) A.1. Thang lương 7 bậc Đơn vị tính: 1000 đồng Bậc/Hệ số, mức lương Ngành/Nhóm ngành I II III IV V VI VII 1. DU LỊCH, DỊCH VỤ KHÁC Nhóm I - Hệ số 1,35 1,59 1,87 2,20 2,59 3,05 3,60 Mức lương thực hiện từ ngày 391,5 461,1 542,3 638,0 751,1 884,5 1044,0 01/10/2004 Nhóm II - Hệ số 1,45 1,71 2,03 2,39 2,83 3,34 3,95 Mức lương thực hiện từ ngày 420,5 495,9 588,7 693,1 820,7 968,6 1145,5 01/10/2004 Nhóm III - Hệ số 1,67 1,96 2,31 2,71 3,19 3,74 4,40 Mức lương thực hiện từ ngày 484,3 568,4 669,9 785,9 925,1 1084,6 1276,0 01/10/2004 2. VĂN HOÁ Nhóm I - Hệ số 1,45 1,71 2,03 2,39 2,83 3,34 3,95 Mức lương thực hiện từ ngày 420,5 495,9 588,7 693,1 820,7 968,6 1145,5 01/10/2004 Nhóm II - Hệ số 1,55 1,83 2,16 2,55 3,01 3,56 4,20 Mức lương thực hiện từ ngày 449,5 530,7 626,4 739,5 872,9 1032,4 1218,0 01/10/2004 Nhóm III - Hệ số 1,67 1,96 2,31 2,71 3,19 3,74 4,40 Mức lương thực hiện từ ngày 484,3 568,4 669,9 785,9 925,1 1084,6 1276,0 01/10/2004 3. DƯỢC PHẨM Nhóm I - Hệ số 1,45 1,71 2,03 2,39 2,83 3,34 3,95 Mức lương thực hiện từ ngày 420,5 495,9 588,7 693,1 820,7 968,6 1145,5 01/10/2004 Nhóm II - Hệ số 1,55 1,83 2,16 2,55 3,01 3,56 4,20 Mức lương thực hiện từ ngày 449,5 530,7 626,4 739,5 872,9 1032,4 1218,0 01/10/2004 5
- Nhóm III - Hệ số 1,85 2,18 2,56 3,01 3,54 4,17 4,90 Mức lương thực hiện từ ngày 536,5 632,2 742,4 872,9 1026,6 1209,3 1421,0 01/10/2004 4. CHẾ BIẾN LÂM SẢN Nhóm I - Hệ số 1,45 1,71 2,03 2,39 2,83 3,34 3,95 Mức lương thực hiện từ ngày 420,5 495,9 588,7 693,1 820,7 968,6 1145,5 01/10/2004 Nhóm II - Hệ số 1,55 1,83 2,16 2,55 3,01 3,56 4,20 Mức lương thực hiện từ ngày 449,5 530,7 626,4 739,5 872,9 1032,4 1218,0 01/10/2004 Nhóm III - Hệ số 1,67 1,96 2,31 2,71 3,19 3,74 4,40 Mức lương thực hiện từ ngày 484,3 568,4 669,9 785,9 925,1 1084,6 1276,0 01/10/2004 5. CÔNG TRÌNH ĐÔ THỊ Nhóm I - Hệ số 1,55 1,83 2,16 2,55 3,01 3,56 4,20 Mức lương thực hiện từ ngày 449,5 530,7 626,4 739,5 872,9 1032,4 1218,0 01/10/2004 Nhóm II - Hệ số 1,67 1,96 2,31 2,71 3,19 3,74 4,40 Mức lương thực hiện từ ngày 484,3 568,4 669,9 785,9 925,1 1084,6 1276,0 01/10/2004 Nhóm III - Hệ số 1,78 2,10 2,48 2,92 3,45 4,07 4,80 Mức lương thực hiện từ ngày 516,2 609,0 719,2 846,8 1000,5 1180,3 1392,0 01/10/2004 6. CƠ KHÍ, ĐIỆN, ĐIỆN TỬ - TIN HỌC Nhóm I - Hệ số 1,55 1,83 2,16 2,55 3,01 3,56 4,20 Mức lương thực hiện từ ngày 449,5 530,7 626,4 739,5 872,9 1032,4 1218,0 01/10/2004 Nhóm II - Hệ số 1,67 1,96 2,31 2,71 3,19 3,74 4,40 Mức lương thực hiện từ ngày 484,3 568,4 669,9 785,9 925,1 1084,6 1276,0 01/10/2004 Nhóm III - Hệ số 1,78 2,10 2,48 2,92 3,45 4,07 4,80 Mức lương thực hiện từ ngày 516,2 609,0 719,2 846,8 1000,5 1180,3 1392,0 01/10/2004 7. KỸ THUẬT VIỄN THÔNG Nhóm I - Hệ số 1,55 1,83 2,16 2,55 3,01 3,56 4,20 Mức lương thực hiện từ ngày 449,5 530,7 626,4 739,5 872,9 1032,4 1218,0 01/10/2004 6
- Nhóm II - Hệ số 1,78 2,10 2,48 2,92 3,45 4,07 4,80 Mức lương thực hiện từ ngày 516,2 609,0 719,2 846,8 1000,5 1180,3 1392,0 01/10/2004 8. XÂY DỰNG CƠ BẢN; VẬT LIỆU XÂY DỰNG, SÀNH SỨ, THUỶ TINH Nhóm I - Hệ số 1,55 1,83 2,16 2,55 3,01 3,56 4,20 Mức lương thực hiện từ ngày 449,5 530,7 626,4 739,5 872,9 1032,4 1218,0 01/10/2004 Nhóm II - Hệ số 1,67 1,96 2,31 2,71 3,19 3,74 4,40 Mức lương thực hiện từ ngày 484,3 568,4 669,9 785,9 925,1 1084,6 1276,0 01/10/2004 Nhóm III - Hệ số 1,85 2,18 2,56 3,01 3,54 4,17 4,90 Mức lương thực hiện từ ngày 536,5 632,2 742,4 872,9 1026,6 1209,3 1421,0 01/10/2004 9. LUYỆN KIM, HOÁ CHẤT, ĐỊA CHẤT, ĐO ĐẠC CƠ BẢN Nhóm I - Hệ số 1,67 1,96 2,31 2,71 3,19 3,74 4,40 Mức lương thực hiện từ ngày 484,3 568,4 669,9 785,9 925,1 1084,6 1276,0 01/10/2004 Nhóm II - Hệ số 1,78 2,10 2,48 2,92 3,45 4,07 4,80 Mức lương thực hiện từ ngày 516,2 609,0 719,2 846,8 1000,5 1180,3 1392,0 01/10/2004 Nhóm III - Hệ số 2,05 2,40 2,81 3,29 3,85 4,51 5,28 Mức lương thực hiện từ ngày 594,5 696,0 814,9 954,1 1116,5 1307,9 1531,2 01/10/2004 10. KHAI THÁC MỎ LỘ THIÊN Nhóm I - Hệ số 1,67 1,96 2,31 2,71 3,19 3,74 4,40 Mức lương thực hiện từ ngày 484,3 568,4 669,9 785,9 925,1 1084,6 1276,0 01/10/2004 Nhóm II - Hệ số 1,78 2,10 2,48 2,92 3,45 4,07 4,80 Mức lương thực hiện từ ngày 516,2 609,0 719,2 846,8 1000,5 1180,3 1392,0 01/10/2004 Nhóm III - Hệ số 1,95 2,27 2,66 3,11 3,65 4,27 5,00 Mức lương thực hiện từ ngày 565,5 658,3 771,4 901,9 1058,5 1238,3 1450,0 01/10/2004 11. IN TIỀN Nhóm I - Hệ số 1,67 1,96 2,31 2,71 3,19 3,74 4,40 7
- Mức lương thực hiện từ ngày 484,3 568,4 669,9 785,9 925,1 1084,6 1276,0 01/10/2004 Nhóm II - Hệ số 1,78 2,10 2,48 2,92 3,45 4,07 4,80 Mức lương thực hiện từ ngày 516,2 609,0 719,2 846,8 1000,5 1180,3 1392,0 01/10/2004 12. CHỈNH HÌNH - Hệ số 1,67 1,96 2,31 2,71 3,19 3,74 4,40 Mức lương thực hiện từ ngày 484,3 568,4 669,9 785,9 925,1 1084,6 1276,0 01/10/2004 8
- ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG THANG LƯƠNG 7 BẬC (A.1): 1. Du lịch, dịch vụ khác: a) Nhóm I: - Chế biến kem, nước giải khát, bánh ngọt; - Vệ sinh công nghiệp (lau bếp, cửa kính trong siêu thị, vệ sinh nơi sản xuất tinh bột sắn); - Sơ chế, đóng gói nguyên liệu trong các siêu thị; - Phục vụ bàn, phụ bếp (trừ phụ bếp trong khách sạn, nhà hàng). b) Nhóm II: - Nấu ăn trong các đơn vị, công ty có tổ chức riêng bộ phận phục vụ và có hạch toán; - Phục vụ bàn, nấu và chế biến thức ăn trên tàu vận tải đường sắt; - Phụ bếp, chế biến thực phẩm, phụ khác tại khách sạn, nhà hàng. c) Nhóm III: Chế biến món ăn (trực tiếp nấu bếp) tại các khách sạn, nhà hàng. 2. Văn hoá: a) Nhóm I: - Đi nét, tô màu trong sản xuất phim hoạt hình; - Bảo quản, tu sửa phim; - Ngành in: Làm sách thủ công, quay lô, đếm giấy, vận chuyển, đóng gói, máy dỗ giấy, đục răng cưa, bấm, phơi giấy ốp xét, in lưới, mài bản kẽm, xay nghiền mực in; mài dao bằng máy; - In sang băng; - Dàn dựng triển lãm, quảng cáo. b) Nhóm II: - Pha màu; pha chế màu trong sản xuất phim hoạt hình; - Kỹ thuật chiếu phim; kỹ thuật tiếng; kỹ thuật trường quay; kỹ thuật ánh sáng, bối cảnh; - Khắc bản in tranh dân gian; - In tranh thủ công, tranh dân gian; - Làm vóc và sơn son thiếp vàng; - Vận hành thiết bị điện ảnh; - Phục vụ trường quay; - Sản xuất đĩa hát, băng trắng; 9
- - Ngành in: Sắp chữ chì; sắp chữ điện tử, sửa bài; điều khiển máy gấp, máy bắt, máy vào bìa và máy đóng sách các loại; điều khiển các loại máy in; pha mực in; điều khiển máy dao; bình bản; máy ledơtíp; kiểm tra chất lượng sản phẩm; vận hành máy láng bóng; - Sản xuất các phù điêu kim loại; - Lắp ráp nhạc cụ. c) Nhóm III: - Chạm đục tượng gỗ, đá và kiến trúc cổ; - Nề (ngoã) kiến trúc cổ; - Ngành in: Phơi bản in ốp xét; chế tạo khuôn in ống đồng; vận hành máy in flêxô; phơi bản in flêxô; phân màu điện tử; điều khiển máy in ốp xét 4 mầu trở lên, máy in cuốn, máy in ống đồng, đúc chữ chì và đổ bản chì. 3. Dược phẩm: a) Nhóm I: - Vệ sinh công nghiệp, phục vụ, giao nhận. b) Nhóm II: - Rửa tuýp, rửa chai, rửa vẩy ống; - Ủ ống, cắt ống, xử lý bao bì, hấp tiệt trùng; - Soi thuốc, in trên ống thuốc, in nang, đóng gói thành phẩm; - Vận hành thiết bị xăng. c) Nhóm III: - Xay, rây nguyên liệu; pha chế thuốc tiêm, thuốc viên, thuốc mỡ, thuốc nước, thuốc dạng kem; - Đóng hàn thuốc tiêm; dập thuốc viên, bao viên; đóng thuốc vào nang; ép vỉ; - Vận hành máy xử lý nước vô khoáng và nước cất; - Chiết xuất cao dược liệu; nấu cao; - Chiết xuất hoá thực vật; - Bán tổng hợp và tổng hợp nguyên liệu hoá dược; - Sản xuất nguyên liệu làm thuốc kháng sinh; - Sản xuất vacxin. 4. Chế biến lâm sản: a) Nhóm I: - Chế biến dầu thảo mộc; - Trang trí bề mặt gỗ. b) Nhóm II: - Sản xuất cót ép; 10
- - Sản xuất hàng mây, tre, trúc; - Chế biến cánh kiến đỏ. c) Nhóm III: - Sản xuất ván dăm, ván sợi, gỗ dán; - Cưa xẻ máy, mộc máy; - Sản xuất keo dán gỗ; - Mộc tay; - Chạm khảm, khắc gỗ; - Hàn, mài, sửa chữa lưỡi cưa. 5. Công trình đô thị: a) Nhóm I: - Quản lý, bảo dưỡng các công trình cấp nước; - Duy tu mương, sông thoát nước; - Quản lý công viên; - Ghi số đồng hồ và thu tiền nước. b) Nhóm II: - Bảo quản, phát triển cây xanh; - Quản lý vườn thú; - Quản lý hệ thống đèn chiếu sáng công cộng; - Nạo vét mương, sông thoát nước; - Nạo vét cống ngang; thu gom đất; thu gom rác (trừ vớt rác trên kênh và ven kênh); - Vận hành hệ thống chuyên dùng cẩu nâng rác, đất; - Nuôi chim, cá cảnh; ươm trồng cây. c) Nhóm III: - Nạo vét cống ngầm; - Thu gom phân; - Nuôi và thuần hoá thú dữ; - Xây đặt và sửa chữa cống ngầm; - Quét dọn nhà vệ sinh công cộng; - San lấp bãi rác; - Vớt rác trên kênh và ven kênh; - Chế biến phân, rác; - Xử lý rác sinh hoạt, xử lý chất thải y tế, chất thải công nghiệp; 11
- - Công nhân mai táng, điện táng; - Chặt hạ cây trong thành phố. 6. Cơ khí, điện, điện tử - tin học: a) Nhóm I: - Cưa kim loại; - Thủ kho; lao động phổ thông; - Giặt quần áo bảo hộ lao động, giẻ; - Kim khí dân dụng; - Vận hành máy bơm nước có công suất dưới 8.000m3/h; - Trực trạm điện; - Kiểm tra, kiểm định, hiệu chỉnh, treo tháo công tơ; ghi chỉ số, thu tiền điện; - Quản lý, vận hành đường dây và trạm biến áp ≤ 35 Kv; - Sửa chữa điện dân dụng; - Làm mui, đệm, bạt ô tô; - Vận chuyển nội bộ, vệ sinh công nghiệp; - Quấn mô tơ. b) Nhóm II: - Quấn động cơ; - Mài; mài khô kim loại; - Thủ kho hoá chất; - Lắp ráp; ép nhựa; - Kéo trung, kéo nhỏ dây kim loại; xoắn dây nhỏ; - Giáp giấy dây mang điện từ; sang, đánh cuộn và bao gói dây điện; - Lắp ráp khí cụ điện; - Sửa khuôn kéo dây, khuôn ép, khuôn bọc dây, khuôn tráng men; - Tiện, phay, bào, doa, mài bóng, đánh bóng, mài sắc; - Gia công bánh răng, nguội, gò, hàn điện, hàn hơi; - Điều khiển cần trục điện bánh lốp, bánh xích; - Sửa chữa dụng cụ ga tàu; - Vận hành máy nén khí, máy diezel; - Sửa chữa ô tô; - Mộc mẫu, mạ điện; - Sửa chữa cơ; sửa chữa điện; sửa chữa, lắp đặt ống nước; 12
- - Khoan, xọc, mài ren, vạch dấu, sơn, nề, tuốt lỗ; - Ép phôi, pha trộn, dập, cắt sắt; - Đúc mẫu chảy, bơm dầu mỡ, sàng cát, lái cầu trục; - Kiểm tra chất lượng sản phẩm; - Sửa chữa đường dây cao thế có điện áp = < 35 Kv (không mang điện); - Quản lý, vận hành đường dây cao thế có điện áp từ 66 Kv đến dưới 500 Kv; - Lắp ráp, cân chỉnh, vận hành thiết bị điện tử, tin học; - Sản xuất linh kiện điện tử, sửa chữa thiết bị điện tử tin học; - Sửa chữa, chế tạo máy và thiết bị mỏ; - Vận hành máy bơm thuỷ lợi có công suất từ 8.000m3/h trở lên; - Chế tạo tụ điện; - Sửa chữa: Van hơi; kiểm nhiệt; băng tải than; bảo ôn lò hơi; turbine nước; điện trong nhà máy điện; máy diezel; máy nén khí; thiết bị trạm biến thế; ắc qui trong hang hầm; - Thí nghiệm: Thiết bị điện; điện cao áp; hoá; - Hiệu chỉnh: Lò hơi; thiết bị thuỷ lực; turbine nước; - Phóng nạp ắc qui trong hang hầm; - Hàn mài cánh hướng nước, cánh turbine nước; - Vệ sinh công nghiệp (trong các nhà máy điện; trạm biến áp 500 Kv); - Lái cần trục 350 tấn trong hầm nhà máy thuỷ điện; - Khoan phun bê tông bằng máy nén khí cầm tay (ngoài hang hầm); - Lọc dầu máy biến thế trong hang hầm; - Sản xuất: Thiết bị điện; hòm công tơ vật liệu coposite; vật liệu cách điện; - Vận hành máy bện cáp nhôm; máy đúc cột điện bê tông ly tâm; - Sửa chữa, sấy máy biến áp có công suất từ 200 KVA trở lên; - Địa chất quan trắc địa hình. c) Nhóm III: - Rèn búa lớn, làm sạch vật đúc; nhiệt luyện kim loại; - Sơn trong buồng kín; hàn trong buồng kín; - Sửa chữa cơ khí điện tại mỏ; sửa chữa máy xúc; sửa chữa ô tô mỏ, máy khoan xoay cầu, máy gạt, các máy sàng tuyển; - Nạp ắc quy; sửa chữa đèn lò; - Sửa chữa đầu tầu hoả và toa xe; - Điều khiển cần trục chân đế; - Sửa chữa cơ, điện trong các nhà máy hoá chất; 13
- - Sửa chữa tầu biển, tầu sông; - Tán đinh cầu, tầu, máy bay; - Đóng tầu và phương tiện vận tải thuỷ; - Sửa chữa: Lò hơi trong nhà máy nhiệt điện; thiết bị điện; thiết bị thuỷ lực, thiết bị chính máy, thiết bị trong nhà máy điện; turbine khí; thiết bị cơ khí thuỷ lực cửa nhận nước, cửa đập tràn; máy bơm nước nhà máy thuỷ điện; cần trục trong hầm máy phát điện; hệ thống thông gió trong hầm nhà máy thuỷ điện; cáp thông tin, cáp lực trong hang hầm; - Hiệu chỉnh thiết bị điện; - Tự động điện và nhiệt trong các nhà máy điện; - Vận hành: Cần trục trong hầm máy phát điện; hệ thống thông gió trong hầm nhà máy thuỷ điện; - Cạo rỉ, sơn, phun cát tẩy rỉ trong thùng kín và trong hang hầm; - Khoan phun bê tông trong hang hầm; - Kiểm tra kim loại bằng quang phổ, siêu âm; - Quản lý, vận hành đường dây 500 Kv; - Sửa chữa: Đường dây cao thế đang mang điện; đường dây 66 Kv trở lên (không mang điện); - Nấu, trộn tẩm, ép nhựa bakelite; - Sơn, hàn trong nhà máy hoá chất; - Tự động điện và nhiệt điện trong nhà máy hoá chất; - Công nhân hoá ở các nhà máy điện. 7. Kỹ thuật viễn thông: a) Nhóm I: - Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị viba analog; - Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy thu phát VTĐ; - Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy tải ba; - Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa đường thuê bao; - Vận hành, bảo dưỡng thiết bị nguồn, thiết bị đầu cuối. b) Nhóm II: - Vận hành, bảo dưỡng máy phát hình; - Vận hành, bảo dưỡng máy phát thanh; - Vận hành, bảo dưỡng tổng đài quang; - Vận hành, bảo dưỡng tổng đài điện tử; - Vận hành, bảo dưỡng thiết bị viba số; 14
- - Vận hành, bảo dưỡng thiết bị thông tin vệ tinh; - Bảo dưỡng, sửa chữa cáp sợi quang; - Bảo dưỡng, sửa chữa cáp kim loại; - Bảo dưỡng, sửa chữa cáp biển; - Vận hành, bảo dưỡng thiết bị điện tử, tin học. 8. Xây dựng cơ bản; vật liệu xây dựng, sành sứ, thuỷ tinh: 8.1. Xây dựng cơ bản: a) Nhóm I: - Mộc, nề, sắt; - Lắp ghép cấu kiện; thí nghiệm hiện trường; - Sơn vôi và cắt lắp kính; - Bê tông; - Duy tu, bảo dưỡng đường băng sân bay; - Sửa chữa cơ khí tại hiện trường; - Công việc thủ công khác. b) Nhóm II: - Vận hành các loại máy xây dựng; - Khảo sát, đo đạc xây dựng; - Lắp đặt máy móc, thiết bị, đường ống; - Bảo dưỡng máy thi công; - Xây dựng đường giao thông; - Lắp đặt turbine có công suất < 25 Mw; - Gác chắn đường ngang, gác chắn cầu chung thuộc ngành đường sắt; - Quản lý, sửa chữa thường xuyên đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa; - Tuần đường, tuần cầu, tuần hầm đường sắt, đường bộ; - Kéo phà, lắp cầu phao thủ công. c) Nhóm III: - Xây lắp đường dây điện cao thế; - Xây lắp thiết bị trạm biến áp; - Xây lắp cầu; - Xây lắp công trình thuỷ; - Xây dựng đường băng sân bay; - Công nhân địa vật lý; 15
- - Lắp đặt turbine có công suất > = 25 Mw; - Xây dựng công trình ngầm; - Xây dựng công trình ngoài biển; - Xây dựng công trình thuỷ điện, công trình đầu mối thuỷ lợi; - Đại tu, làm mới đường sắt. 8.2. Vật liệu xây dựng: a) Nhóm I: - Khai thác cát sỏi; bảo dưỡng vật liệu xây dựng; - Sản xuất xi măng: + Sản xuất vỏ bao xi măng bằng giấy grat; + Vệ sinh công nghiệp và các loại lao động phổ thông khác; + Lấy mẫu, vận hành máy bơm nước trong nhà máy; + Thủ kho vật tư, thiết bị phụ tùng. b) Nhóm II: - Sản xuất gạch, ngói đất sét nung; - Sản xuất đá ba, đá dăm; - Sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn; - Thí nghiệm vật liệu xây dựng; - Sản xuất tấm đan cách nhiệt từ sợi bazan; - Sản xuất đá nguyên liệu bazan; - Sản xuất matic; - Sản xuất xi măng: Vệ sinh công nghiệp trong phân xưởng sản xuất chính; sửa chữa cơ khí, điện trong nhà máy; phân tích thí nghiệm trong sản xuất xi măng; vận hành thiết bị xuất xi măng, clinker; vận hành hệ thống các thiết bị vận chuyển; vận hành trung tâm cụm; sản xuất vữa xây dựng, cát dùng thí nghiệm vật liệu xây dựng; xây vá lò nung; sản xuất vỏ bao xi măng bằng bao bì PP, PE. c) Nhóm III: - Sản xuất đá hộc; - Sản xuất đá ốp lát; - Sản xuất tấm lợp; - Sản xuất tấm panen cách nhiệt; - Sản xuất khuôn mộc mẫu; - Đứng lò nấu chảy đá bazan và tạo sợi siêu mảnh (BOCAN); - Sửa chữa lò nấu chảy đá bazan và các máy dệt tấm đan từ sợi bazan; 16
- - Sản xuất xi măng: Vận hành hệ thống lọc bụi, phân ly, băng cân định lượng; vận hành cầu trục kho nguyên liệu, cần trục chân đế, cầu rải, máy cào, máy đánh đống; vận hành hệ thống bơm vận chuyển bột liệu, xi măng; vận hành hệ thống máy nghiền bi; vận hành thiết bị cấp liệu; vận hành trung tâm nhà máy; vận hành máy sấy, lò nung, tháp điều hoà, trao đổi nhiệt, buồng đốt canxinơ, thiết bị làm nguội clinker; vận hành máy nén khí cụm; vận hành máy rơnghen (QCX); vận hành máy đóng bao xi măng; - Nung vôi công nghiệp. 8.3. Sành sứ, thuỷ tinh: a) Nhóm I: - Vẽ sản phẩm sứ, gốm; - In, dấu, đề can trên mặt sản phẩm; - Đóng gói sành, sứ, gốm; - Vận hành trạm ô-xy trong sản xuất bóng đèn điện; - Đệm a-mi-ăng trong sản xuất phích nước nóng lạnh; - Đóng gói sản phẩm. b) Nhóm II: - Vận chuyển nguyên liệu tại nơi làm việc; - Tạo hình khuôn con trong sản xuất sứ, gốm; - Xây sứ cách điện loại nhỏ; - Sửa, lật khuôn sứ cách điện loại nhỏ; - Đổ rót sản phẩm sứ loại nhỏ; - Sửa lật khuôn sứ, gốm dân dụng; - Tráng men sứ gốm; - Gắn, ráp sản phẩm sứ gốm; - Sản xuất giấy hoa, màu in cho sứ, gốm; - Đóng gói sản phẩm; - Chập bình phích, bốc dỡ bình phích; - Giữ khuôn, sửa khuôn thuỷ tinh; - Ủ bán thành phẩm lò hấp thuỷ tinh; - Kiểm tra bán thành phẩm thuỷ tinh; - Pha chế tráng bột huỳnh quang; làm loa, làm tụ đèn; - Hàn điện cực dây dẫn bóng đèn; - Chăng tóc, gia công hoá chất sản phẩm bóng đèn; - Cắt vỏ, vít miệng bóng đèn; 17
- - Rút khí, gắn đầu bóng đèn; - Thông điện, đốt đèn thử sáng; - Vận hành lò argông; - Thu hồi, điều chế ni-t-rat bạc trong sản xuất phích nước; - Cắt cổ, cắt đáy bình phích; - Nạp dung dịch tráng bạc; - Rút khí phích; - Sấy, ủ ruột phích; - Kiểm tra ruột phích; - Phụ kéo đáy, phụ vít miệng phích. c) Nhóm III: - Vận hành máy nghiền sa-mốt, thạch cao, thạch anh, trường thạch, hoạt thạch... trong sản xuất gốm sứ; - Lọc, ép cao lanh; - Vận hành máy nghiền bi; - Ép tinh và luyện tinh phôi liệu; - Sản xuất khuôn đầu; - Sản xuất khuôn mẫu; - Tạo hình bao chịu lửa; - Xây theo phương pháp dẻo sứ, gốm dân dụng; - Xây theo phương pháp dẻo sứ cách điện loại lớn; - Sửa sứ cách điện loại lớn; - Lật khuôn sứ cách điện loại lớn; - Tạo hình bằng phương pháp rót sứ loại lớn; - Vận hành lò khí than; hàn thiếc, chì; - Rút khí bóng đèn huỳnh quang; - Vít phích nước nóng lạnh; - Xử lý, pha chế nguyên liệu nấu thuỷ tinh; - Vận hành máy ly tâm, tráng bạc ruột phích; - Xếp dỡ sản phẩm sứ, gốm ra vào lò; - Kéo, thổi, ép thuỷ tinh; - Cân nguyên liệu con; - Cân trộn nguyên liệu. 9. Luyện kim, hoá chất, địa chất, đo đạc cơ bản: 18
- 9.1. Luyện kim: a) Nhóm I: - Thủ kho đúc, luyện kim và lao động phổ thông; - Phụ cán thép; vận chuyển nội bộ; - Bốc sắt, chuẩn bị nguyên liệu cho lò; - Phụ trợ, phục vụ, vệ sinh công nghiệp; - Vận hành lò hơi ở các doanh nghiệp công nghiệp nhẹ đốt lò dầu. b) Nhóm II: - Thăm tường lò cao; nguyên liệu luyện thép; thao tác sàn làm nguội; - Tinh chỉnh thép cán; làm sạch vảy cán; cưa cắt thép nguội; - Nắn thép; kéo dây thép; rửa a-xít; gia công khuôn; - Sàng than cốc, sửa chữa lò luyện cốc; sửa chữa lò luyện kim; coi nước lò cao; - Lái xe cân liệu lò cao; thao tác đài B, đài A luyện gang; - Lái máy cán thép; xử lý khuyết tật thép cán; - Hầm than luyện than cốc; lọc, rửa khí than, vận hành nồi hơi; - Mài cắt gạch chịu lửa; vận hành băng tải; - Vận hành xe hứng, dỡ liệu; vận hành trạm điện từ; - Phối liệu thiêu kết; vận hành máy nghiền; vận hành máy hút gió; bơm mỡ, bơm dầu; bơm nước; - Điều chỉnh van hơi nước; bao gói sản phẩm luyện kim; - Sửa chữa các loại đồng hồ đo trong thiết bị luyện kim; - Kiểm tra chất lượng sản phẩm; - Vận hành lò hơi ở các công ty công nghiệp nhẹ đốt lò than; - Dàn khuôn kim loại cho xưởng đúc; - Sấy khuôn, ruột đúc khuôn đúc; - Vận hành lò tôi, ủ kim loại; - Pha trộn hỗn hợp làm khuôn đúc; - Hàn điện, hàn hơi; - Cắt điện, cắt hơi phôi đúc và phối liệu cho lò; - Lái cần trục; - Sửa chữa lò tôi, ủ, lò xấy; - Lấy mẫu, phân tích quặng và sản phẩm kim loại; - Phân tích hỗn hợp làm khuôn đúc; - Kéo dây lớn kim loại màu; - Ủ đồng; ô xi hoá kim loại màu; 19
- - Xoắn cáp; tráng men dây điện từ (PVF; PEW; PU..); bọc nhựa dây điện (PVC; PE; XLPE../ trung thế, hạ thế/ngầm, treo); ép nhựa. c) Nhóm III: - Nhiệt luyện hợp kim bột; - Nạp liệu lò điện, lò bằng; - Điều khiển máy thiêu kết; quặng phản thiêu kết; - Thuỷ luyện hợp kim bột; - Trực lò điện; - Đập cục thiêu kết, mạ kẽm; - Nấu gang, nấu thép ở nhà máy cơ khí; nấu luyện kim loại mầu; - Làm sạch vật đúc; phá khuôn, làm khuôn; - Luyện đôlômít, luyện co lanh đông; - Thao tác trước lò cao; sàn đúc gang lò cao; - Luyện gang lò cao; đúc thỏi thép, dỡ thỏi thép; - Thao tác cán thép; lò nung thép để cán; - Đúc liên tục gang, thép; - Thao tác lò gió nóng; thao tác lò ủ thép; - Luyện thép lò điện, lò bằng; đầm lò điện, lò bằng; - Luyện hợp kim sắt (ferô hợp kim); - Luyện gang lò điện, hồ điện cực; - Đóng cửa lò luyện cốc; điều khiển xe tống cốc; - Điều khiển xe rót than; - Điều khiển xe chặn cốc; - Điều khiển xe dập cốc; bồn dập cốc; - Điều nhiệt; - Vận hành máy giao hoán; - Chưng dầu cốc; - Dệt lưới thép; dệt kẽm gai; - Dập đinh; nấu bột kéo dây; - Nấu rót kim loại; - Nấu, đúc, cán, ép kim loại màu và hợp kim; - Nhiệt luyện kim loại, nạp liệu và vận hành lò mitxe, lò chuyển. 9.2. Hoá chất: a) Nhóm I: 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn