Nghị luận xã hội chủ đề: So sánh học thầy và tự học
lượt xem 5
download
Nghị luận xã hội chủ đề "So sánh học thầy và tự học" đây chắc chắn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh lớp 12 trong việc ôn tập, nắm được các nội dung và cách thức làm bài để củng cố lại kiến thức và biết cách trình bày bài nghị luận xã hội cũng như rèn luyện kỹ năng viết văn của mình. Mời các em cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghị luận xã hội chủ đề: So sánh học thầy và tự học
- NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Chủ đề: “So sánh học thầy và tự học?” Nói về vấn đề học tập, tục ngữ có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Nhưng nhà bác học vĩ đại Đác-uyn, cha đẻ của học thuyết tiến hoá lại có ý kiến cho rằng: "Tất cả những gì có giá trị một chút tôi đều đã thu nhận được nhờ tự học". Cho biết ý kiến của anh/chị về hai nhận định trên. 1. Giải thích a. Câu tục ngữ - Thầy: Người có kiến thức, trình độ, am hiểu và nắm vững các kĩ năng, pháp truyền thụ, hướng dẫn người học tiếp nhận tri thức, hoàn thiện năng lực - Làm nên: Học giỏi, thi đỗ, thành công trong học tập cuộc sống, công việc. - Ý cả câu: Quá trình học tập, rèn luyện, sống và làm việc phải có thầy hướng dẫn. Chất lượng của quá trình đó tuỳ thuộc vào trình độ của thầy. Thầy là người truyền thụ kiến thức trong nhà trường, truyền đạt phương pháp, kinh nghiệm, kĩ năng trong cuộc sống. Câu 1 tuyệt đối vai trò của người thầy, đề cao việc học thầy. b. Câu nói của Đác-uyn - Những gì giá trị một chút: những gì thành công nhất, có đóng góp nhất. - Tự học: Tự tiếp thu, lĩnh hội tri thức. - Ý cả câu: Vai trò của tự ý thức, nỗ lực trong quá trình học tập. 2. Đề xuất ý kiến. Cả hai ý kiến đều đúng nhưng chưa hoàn toàn thuyết phục. Không hề mâu thuẫn, là sự bổ sung cho nhau. Kết hợp hai ý kiến sẽ có một cách học tốt nhất 3. Lý giải a. Vì sao người thầy có vai trò quan trọng Thầy có kiến thức, phương pháp truyền thụ. Do đó có thầy việc tiếp nhận kiến thức sẽ dễ dàng hơn. Thầy còn kiểm tra, đánh giá giúp người học nhận rõ trình độ và năng lực, tạo nề nếp hứng thú, say mê học tập. Kịp thời uốn nắn sửa chữa giúp người học hoàn thiện và nâng cao trình độ. Thầy có thể là tấm gương về đạo đức góp phần hình thành hoàn thiện nhân cách cho người học để họ sống tốt, sống đúng, sống trọn vẹn. Thầy động viên nhắc nhở, là cầu nối giữa gia đình và nhà trường, góp phần tạo nên một môi trường, điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh.
- 2 b. Vì sao muốn học tốt phải tự học - Tự học là giai đoạn thứ hai trong quá trình học tập, biến kiến thức của thầy, của sách vở thành kiến thức của bản thân. - Rèn luyện nề nếp, ý thức tự giác, khả năng độc lập suy nghĩ và sáng tạo. Tạo hứng thú và say mê học tập. - Thời gian học trên lớp không nhiều do đó phải tự học là chính, tự học diễn ra suốt đời. - Tự học từ đâu: từ thầy, từ cuộc sống và sách vở c. Vì sao phải kết hợp học thầy và tự học - Thầy giúp cho học sinh nắm kiến thức cơ bản - Việc tự học chỉ diễn ra khi đã có một kiến thức cơ bản đó, tự học để đào sâu hơn kiến thức cơ bản. - Trong quá trình tự học sẽ nảy sinh những vướng mắc. Phải có thầy giúp tháo gỡ những vướng mắc đó quá trình tự học mới được tiếp diễn. - Khi học sinh chưa có ý thức tự giác trong tự học sự kiểm tra của thầy góp phần thúc đẩy quá trình tự học ấy. 4. Bài học a. Đối với việc học thầy - Kính trọng, biết ơn thầy cô giáo, nghiêm túc hăng say học tập - Người thầy phải không ngừng nâng cao trình độ tạo cho học sinh tin cậy, kính mến. b. Đối với việc tự học - Ý thức tự giác: tìm tài liệu sách vở, tìm phương pháp học tập tốt, có lòng quyết tâm cao. - Phê phán bệnh ỷ lại, lười biếng. - Do đó, 2 ý kiến này bổ sung cho nhau, giúp ta bài học nhận thức về việc học: Học cả thầy và bạn, vì trong thực tế, việc học thầy hay học bạn đều có những thế mạnh và hạn chế riêng. - Quan trọng hơn cả là cần phải hiểu chữ “thầy, bạn” theo nghĩa rộng. Thầy là người truyền đạt cho ta kiến thức, kĩ năng để sống, học tập và làm việc. Bạn là người gần gũi, yêu mến và muốn giúp đỡ ta tiến bộ. Hiểu như vậy thì “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, người bạn chân chính nào cũng có thể chính là thầy ta và ngược lại, những người thầy chính là người bạn tốt nhất, đáng trân trọng nhất trong cuộc đời. Thuvientoan.net
- 3 Đề bài: Anh (chị) có suy nghĩ gì về câu nói nổi tiếng của Dacuyn: "Tất cả những gì có giá trị một chút tôi đều đã thu nhận được nhờ tự học". Anh (chị) có suy nghĩ gì về con đường học vấn tới đây? Nhân loại biết ơn nhà bác học vĩ đại Đác-Uyn, cha đẻ của học thuyết tiến hoá, đóng góp vô cùng giá trị cho cách hiểu đúng đắn về sự phát triển của loài người, thoát ra khỏi sự mê muội. Cả nhân loại sững sờ trước bộ óc vĩ đại của ông, nhưng chính bản thân ông đã rất khiêm tốn khi phát biểu: "Tất cả những gì có giá trị một chút tôi đều đã thu nhận được nhờ tự học". Ý kiến của Đác-Uyn đã khẳng định tầm quan trọng của tự học với cá nhân và cả xã hội. Học tập là quá trình tích lũy kiến thức, kinh nghiệm của nhân loại. Hoạt động học tập thường được hiểu là học từ trong sách vở, qua lời giảng của thầy cô giáo, học từ trong đời sống. Ngày nay, trong định hướng của tổ chức UNESCO, chúng ta đang hướng về xây dựng một xã hội học tập, trong đó vai trò tự học được nhấn mạnh như là yếu tố phát huy năng lực, tính tự chủ trong học tập của người học. Việc học không chỉ diễn ra trong một giai đoạn nhất định nào đó mà gắn bó suốt đời với người học. Ý kiến của Đác-Uyn từ hàng trăm năm trước đã cho thấy ông đi trước thời đại và bản thân ông cũng chính là một tấm gương sáng trong việc tự học. Việc học không chỉ đơn thuần là tiếp thu kiến thức mà còn gắn với ý thức của người học biết biến kiến thức thành kỹ năng, thành vốn sống, hành trang theo suốt hành trình đời người. Vì vậy chúng ta cần hiểu thấu đáo ý nghĩa hai tiếng "tự học" mà Đác-Uyn đã nói. Việc tự học không chỉ là yêu cầu của giáo viên với học sinh trong nhà trường mà chính là xuất phát từ nhu cầu tự thân của người học. Quá trình tự học diễn ra ở mọi nơi, mọi chỗ. Có thể nói một cách khái quát là tất cả những gì diễn ra trong cuộc sống: từ hiện tượng thiên nhiên, thực tiễn xã hội đều giúp ích cho con người mở mang tầm mắt, học được nhiều điều hay lẽ phải, bồi đắp cả kiến thức và tâm hồn. Đác-Uyn quả thật đã không khiêm tốn giả vờ khi khẳng định giá trị mà ông tạo nên cho đời sống này là thông qua việc tự học. Đó chính là quá trình lao động trí óc đầy vinh quang và trải qua nhiều khó khăn thử thách trong suốt cuộc đời nhà bác học. Nếu Đác-Uyn chỉ là một người thụ động nhồi nhét kiến thức sách vở, thiếu sự hoài nghi khoa học, không tìm tòi khám phá thì ông không thể nào vuợt lên những khó khăn trắc trở trong công việc của mình. Bên cạnh đó còn là niềm tin mãnh liệt vào chân lí khoa học mà ông đã khám phá, cùng với sự thận trọng cần thiết của một người làm khoa học, ông đã trải qua quá trình tự suy ngẫm, đối chiếu so sánh các kết quả, tổng hợp phân tích để đi đến kết luận đúng đắn. Tự học đòi hỏi một sự kiên trì nhẫn nại bên cạnh khả năng thu thập xử lý thông tin để sắp xếp thành hệ thống các luận điểm khoa học...Suy cho cùng, những việc làm hành động của nhà bác học chính là quá trình tự học có phương pháp, có định hướng. Thuvientoan.net
- 4 Tất nhiên, muốn tự học tốt phải xuất phát từ một nền tảng kiến thức nhất định, có sự định hướng từ phía thầy cô giáo, nếu không quá trình tự học sẽ diễn ra khó khăn hơn, mất nhiều thời gian của người học hơn. Điều quan trọng hơn là trong quá trình tự học, bản thân người học phải hết sức kiên trì và đam mê, có như vậy mới kích thích khả năng tìm tòi khám phá chân lý. Tự học không phải là một quá trình mò mẫm mang tính chất may rủi mà phải tiến hành có hệ thống, có kế hoạch. Việc tự học có thể tìm nguồn từ sách vở, từ bạn bè, từ quan sát kiểm nghiệm trong thực tiễn. Không những thế, cần phải có một niềm tin vào chính bản thân để vượt qua những vướng mắc có thể gặp phải. Tự học giúp chúng ta nâng cao trình độ, rèn luyện bản lĩnh tự vượt lên chính mình. Tấm gương của nhà bác học Đác-Uyn đã cho chúng ta thấy rõ: nếu như có đủ ý chí vươn lên trong cuộc sống, chúng ta hoàn toàn có thể thông qua con đường tự học để trưởng thành. Thuvientoan.net
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia - Chuyên đề: Văn nghị luận xã hội
49 p | 4528 | 2269
-
SKKN: Tạo chất văn cho bài văn nghị luận xã hội
29 p | 312 | 77
-
Nghị luận xã hội - Đề bài: Trước cái đói nghèo và những cuộc đời bất hạnh vẫn còn trong xã hội nước ta
3 p | 801 | 52
-
Phương pháp lập luận trong văn nghị luận
12 p | 2017 | 46
-
Nghị luận xã hội - Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường
10 p | 427 | 35
-
Nghị luận xã hội về Tình bạn
6 p | 581 | 26
-
70 đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ
33 p | 315 | 21
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Rèn luyện kỹ năng tranh biện cho học sinh lớp 10 qua dạy học phần Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau”(Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Ngữ văn 10)
69 p | 52 | 20
-
Vấn đề hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học Việt Nam Nhìn từ lịch sử
10 p | 161 | 15
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm dạy kiểu bài nghị luận xã hội
27 p | 99 | 14
-
Lập dàn ý bài văn nghị luận: Lời dạy của Hồ Chủ tịch trong Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường
1 p | 525 | 8
-
Tài liệu: Vấn đề hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học Việt Nam - Nhìn từ lịch sử
7 p | 94 | 8
-
Nghị luận xã hội: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng"
7 p | 116 | 7
-
SKKN: Nâng cao kĩ năng viết đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội
35 p | 143 | 5
-
Nghị luận xã hội: Văn học có tính nhân đạo hóa con người
8 p | 141 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh viết văn Nghị luận xã hội, dạng câu chuyện (học sinh giỏi)
34 p | 29 | 4
-
Cảm nghĩ về ân tình thầy cô
3 p | 80 | 3
-
Cảm nhận về thầy cô giáo: Có một người tận tâm như thế
3 p | 109 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn