intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Nâng cao kĩ năng viết đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội

Chia sẻ: Trần Thị Tan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:35

148
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là Giúp học sinh có kĩ năng viết đoạn nghi luận, đặc biệt đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ. Kĩ năng nhận diện và triển khai các dạng đề bài nghị luận xã hội. Trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp về kĩ năng viết đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội để có phương pháp tối ưu, phù hợp nhất giúp các em có hứng thú hơn trong học văn và đạt kết quả cao trong kì thi tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Nâng cao kĩ năng viết đoạn văn, bài văn nghị luận xã hội

  1. MỤC LỤC  1. MỞ ĐẦU                                                                          ......................................................................     Error: Reference source not found   1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài. Thứ nhất, viết đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ là yêu cầu   mới đối với học sinh trong kì thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2017.  Thứ  hai, bài  văn nghị  luận xã hội lâu nay đã trở  thành một trong   những tiêu chí đánh giá năng lực học sinh trong các bài kiểm định kì ở nhà  trường phổ  thông và trong kì thi Đại học ­ Cao đẳng. Từ  năm học 2014 ­   2015, Nghị luận xã hội được đưa vào kì thi Trung học phổ thông Quốc gia  để xét tốt nghiệp và Đại học.  Thứ ba, văn nghị luận xã hội là dạng bài văn đưa học sinh về gần hơn   với cuộc sống. Học sinh cần hiểu biết về đời sống, có tư duy độc lập, tự chủ  để nhận ra phải, trái, đúng, sai đồng thời có thái độ, quan điểm rõ ràng. Mỗi  bài văn được xem như  là “tác phẩm nhỏ”của người học sinh. Tác phẩm ấy   phản ánh khá rõ nhận thức, tình cảm, thái độ, năng lực, trình độ, tính cách của  học sinh trước cuộc sống. Và trong xã hội ngày nay đó là việc làm vô cùng   cần thiết. Dù văn nghị  luận xã hội không xa lạ  với học sinh phổ  thông, thế  1
  2. nhưng bản thân tôi nhận thấy học sinh còn lúng túng trong việc nhận diện   đề, tìm các luận điểm, cách triển khai đoạn văn… Từ sự cần thiết của văn  nghị  luận xã hội và thực tế   ở  trường Phạm Văn đồng, nơi tôi đang công  tác, tôi đã chọn đề tài “Nâng cao kĩ năng viết đoạn văn, bài văn nghị luận   xã hội”. 1.2. Mục đích nghiên cứu. ­ Giúp học sinh có kĩ năng viết đoạn nghi luận, đặc biệt đoạn văn   nghị luận xã hội 200 chữ. ­ Kĩ năng nhận diện và triển khai các dạng đề bài nghị luận xã hội. ­ Trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp về kĩ năng viết đoạn văn, bài văn   nghị  luận xã hội để  có phương pháp tối  ưu, phù hợp nhất giúp các em có   hứng thú hơn trong học văn và đạt kết quả cao trong kì thi tới. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là kĩ năng viết đoạn văn, bài văn văn nghị luận xã  hội. Đối tượng không xa lạ  mà chỉ  có chút đổi mới đối với học sinh.Trong  phạm vi sáng kiến kinh nghiệm, tôi sẽ tìm hiểu đối tượng ở hai nội dung cơ  bản: ­ Thứ  nhất: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị  luận xã hội, đặc   biệt lưu ý đoạn văn khoảng 200 chữ. ­ Thứ hai: Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội. Nhằm cung cấp một số kĩ năng cơ  bản nhất cho học sinh Trung học   phổ  thông, đặc biệt học sinh khối lớp 12 đang chuẩn bị  cho kì thi Trung   học phổ thông Quốc gia năm 2017. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Đây là kinh nghiệm của bản thân khi tiến hành giảng dạy, tôi đã thực  hiện như sau: ­ Dựa vào sách giáo khoa, tìm hiểu các tài liệu tham khảo về văn nghị  luận xã hội.  ­ Đưa ra các cách viết đoạn văn nghị luận đã học để từ đó hướng dẫn   cách viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ và đoạn văn tham khảo. 2
  3. ­ Chia ra từng dạng đề  nghị  luận xã hội để  tìm hiểu đặc điểm, các  nội dung cơ bản và một vài lưu ý khi triển khai nội dung. ­ Cung cấp một số đề của từng dạng nghị luận và lập dàn ý ­ Sử dụng phương pháp liệt kê, phân tích và so sánh. 1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. Đối tượng về văn nghị  luận xã hội đã và đang được nhiều giáo viên  nghiên cứu. Sáng kiến của tôi chỉ giới hạn trong các mặt sau đây: ­ Phần một: Một vài lưu ý khi viết đoạn văn nghị luận, đặc biệt kĩ năng  viết đoạn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ theo yêu cầu đề thi minh họa năm  2017. ­ Phần hai: Kĩ năng làm văn về  các dạng đề  nghị  luận xã hội như:  nghị luận về một tư tưởng đạo lí; nghị luận về  một hiện tượng đời sống;  nghị  luận về  một vấn đề  xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Trong đó  chỉ đề cập đến đặc điểm nhận diện từng dạng đề, nội dung và các thao tác  chính, một vài lưu ý khi triển khai luận điểm. Đồng thời áp dụng vào một   số đề bài cụ thể.                          2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề. Văn nghị  luận xã hội  hiểu đơn giản là kiểu bài nghị  luận về  một  hiện tượng đời sống hoặc một tư  tưởng, đạo lí; bao gồm những vấn đề  thuộc mọi quan hệ, mọi hoạt động của con người trong mọi lĩnh vực đời  sống xã hội như chính trị, kinh tế, giáo dục, môi trường,... Nghị  luận xã hội có thể  đề  cập tới rất nhiều mặt của đời sống xã  hội. Từ những vấn đề  có tầm nhân loại như: chiến tranh và hòa bình, tình  trạng ô nhiễm môi trường, những vấn đề nhân sinh quan như quan niệm về  lẽ sống và cái chết, về hạnh phúc và tình yêu đến những vấn đề xã hội cụ  thể như nạn tham nhũng, tệ cờ bạc, ý thức về pháp luật, tai nạn giao thông  3
  4. … Tóm lại, mọi vấn đề liên quan tới đời sống con người và xã hội đều có  thể trở thành một đề tài của kiểu bài nghị luận xã hội. Tuy nhiên, cần chú ý   một thực tế  là đề  tài của bài nghị  luận xã hội thường hướng vào những  vấn đề có tính chất thời sự, có ý nghĩa thiết thực và cấp bách đối với toàn   xã hội; tập trung bàn bạc, trao đổi về một vấn đề nào đó có liên quan trực  tiếp đến đời sống xã hội về  vật chất hoặc đời sống tinh thần của con  người. Trong chương trình Ngữ Văn 12, vấn đề được đề cập trong kiểu bài   nghị luận xã hội có thể là: một hiện tượng đời sống; một tư tưởng, đạo lí  hoặc về một vấn đề hiện tượng đời sống hoặc tư tưởng đạo lí được rút ra  từ một tác phẩm văn học. 2.2. Thực trạng của vấn đề. 2.2.1. Thuận lợi. ­ Nghị  luận xã hội trong chương trình Sách giáo khoa từ  cấp Trung   học cơ  sở  lên Trung học phổ  thông có sự  chuyển tiếp, liền mạch, thống   nhất trong hệ thống kiến thức môn học. ­ Bên cạnh đó các phương tiện thông tin truyền thông như báo, mạng  Internet … đã giúp ích rất nhiều cho cả giáo viên và học sinh trong quá trình   dạy ­ học văn nghị luận xã hội. ­ H ơn n ữ a ngh ị  lu ận xã h ộ i là  mộ t phầ n b ắt bu ộc trong kì  thi  Trung h ọ c ph ổ  thông Quố c gia nên nhìn chung h ọc sinh có ý th ứ c và tự  giác họ c. Và giáo viên cũng không ng ừng đ ầ u tư  chuyên môn, không  ng ừng trao đổ i, học h ỏi đ ể  truyề n đạ t đế n các em cách họ c hi ệ u quả  nh ất.  2.2.2. Khó khăn. ­ Số tiết trong chương trình Trung học phổ thông về văn nghị luận xã  hội rất hạn chế. Bên cạnh kiến thức lí thuyết thì thời lượng thực hành còn   ít. 4
  5. ­ Do tuổi đời của các em chưa nhiều, khả  năng nhận thức chưa cao,  cơ hội va chạm với muôn mặt của đời sống còn ít nên dẫn đến vốn sống,  kinh nghiệm sống, sự hiểu biết xã hội có những hạn chế nhất định. Ý thức   tiếp cận những vấn đề xã hội của các em chỉ mang tính quan sát mà không  mang tính nhận thức, cho nên có khi biết mà không nói được vấn đề  một   cách rõ ràng.  ­ Một thực tế khác là các em nắm lý thuyết làm văn nghị luận xã hội  còn máy móc, thiếu sự linh hoạt, sáng tạo để phù hợp với yêu cầu của đề.   Theo tôi, nguyên nhân chủ yếu là do học sinh thiếu phương pháp và các kỹ  năng cần thiết để làm tốt một đoạn văn với dung lượng cho phép và bài văn  nghị luận xã hội. Qua khảo sát thực tế   ở  các lớp  12A3,  12C4  trường  Trung học phổ  thông Phạm Văn Đồng năm học 2016 ­ 2017 khi chưa áp dụng đề  tài này,  kết quả việc kiểm tra viết bài văn, đoạn văn của các em như sau:  Phân loại Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém Lớp SL % SL % SL % SL % 12C4 = 41 2 4,9% 6 15% 17 41% 16 39% 12A3 = 36 41,6 2 5,6% 7 19% 15 12 33% % 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. 2.3.1. Phần một: Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận 2.3.1.1. Khái niệm đoạn văn. Đoạn văn là đơn vị  trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ  chữ  viết   hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt  một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.  (SGK Ngữ văn 8, Tập 1, Trang 36, NXB GD 2010) 2.3.1.2. Các cách viết đoạn văn. a. Đoạn diễn dịch: Đoạn diễn dịch là đoạn văn có câu chủ đề đặt ở  đầu đoạn, các câu tiếp theo là câu triển khai và làm rõ nội dung câu chủ đề  5
  6. (từ ý tổng quát suy ra các ý cụ thể) Ví dụ:  “Đồng tiền cơ  hồ  đã thành một thế  lực vạn năng. Tài hoa,   nhan sắc, nhân phẩm, tình nghĩa, công lí đều không có nghĩa lí gì trước thế   lực đồng tiền. Tài tình, hiếu hạnh như  Kiều cũng chỉ  là một món hàng   không hơn không kém. Ngay Kiều nữa, cái việc dại dột nhất, tội lỗi nhất   trong suốt cuộc đời nàng, cái việc nghe lời Hồ Tôn Hiến khuyên Từ Hải ra   hàng, một phần cũng bởi xiêu lòng vì ngọc vàng của Hồ Tôn Hiến”                                                                              (Hoài Thanh) b. Đoạn quy nạp: Đoạn văn quy nạp là câu chủ đề đặt ở cuối đoạn  (Từ các ý cụ thể rút ra nhận định chung) Ví dụ: Tại Nhật Bản, do tham nhũng Đảng tự do cầm quyền đã mất   đa  số   ghế  tại   hạ   viện.  Chính  phủ   Hàn  Quốc  đã  bắt  giam  hai  cựu  bộ   trưởng Bộ quốc phòng và hai cựu tướng lĩnh về tội nhận hối lộ một triệu   đô la.Giới lập pháp  ở  Đài Loan hiện phải công khai tài sản của mình và   rồi đây các viên chức cao cấp trong chính phủ cũng sẽ  làm điều đó. Tham   nhũng là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở Châu Á.                                                             ( Báo Tuổi trẻ, số  ngày  05/08/1993) c. Đoạn móc xích: Triển khai ý bằng cách câu sau kế  thừa và phát  triển ý câu trước, luận cứ câu trước tạo tiền đề cho sự phát triển ý của câu  sau và cứ như thế cho đến hết đoạn. Ví dụ: Muốn xây dụng chủ  nghĩa xã hội thì phải tăng gia sản xuất.   Muốn tăng gia sản xuất thì phải có kĩ thuật tiên tiến. Muốn sử  dụng kĩ   thuật tiên tiến thì phải có văn hóa. Vậy việc bổ  túc văn hóa là cực kì cần   thiết.                                                                              (Hồ Chí Minh) d. Đoạn Tổng ­ Phân ­ Hợp: Cách triển khai ý từ  luận điểm suy ra  các luận cứ  rồi từ  luận cứ  khẳng định lại luận điểm. Qua mỗi bước vấn   6
  7. đề được nâng cao hơn. Ví dụ:  Tiếng Việt chúng ta rất đẹp. Đẹp như  thế  nào là điều khó   nói. Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào, cũng như không thể   nào phân tích cái đẹp của ánh sáng của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng   ta là người Việt Nam, chúng ta cảm thấy thưởng thức một cách tự  nhiên   cái đẹp của tiếng ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và   dân ca, lời văn của các nhà văn lớn. Có lẽ  Tiếng Việt của chúng ta đẹp,   bởi vì tâm hồn người Việt Nam ta rất đẹp.. Cuộc đấu tranh của nhân dân   ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.                                                                          (Phạm Văn Đồng) e. Đoạn so sánh: Đoạn văn so sánh đối chiếu để thấy cái giống nhau  hoặc khác nhau giữa các đối tượng, các vấn đề...để từ đó thấy được chân lí  của luận điểm hoặc làm nổi bật luận điểm trong đoạn văn. Có 2 kiểu so   sánh khi viết đoạn văn là: so sánh tương đồng và so sánh tương phản. ­ So sánh tương đồng: Đoạn văn có sự so sánh tương tự nhau dựa trên   một ý tưởng  Ví dụ: “Ngày trước ông cha ta có câu “Có công mài sắt có ngày nên   kim”. Cụ Nguyễn Bá Học, một nho sĩ đầu thế  kỉ  XX cũng viết: “Đường đi   không  khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.   Sau này vào những năm bốn mươi giữa bóng tối ngục tù của Tưởng Giới   Thạch, nhà thơ  Hồ  Chí Minh cũng đề  cập tới tính kiên nhẫn, chấp nhận   gian lao qua bài thơ “Nghe tiếng giã gạo”, trong đó có câu: “Gian nan rèn   luyện mới thành công”. Câu thơ thể hiện phẩm chất tốt đẹp, ý chí của Hồ   Chí Minh đồng thời còn là châm ngôn rèn luyện cho mỗi chúng ta.” (Phân tích văn thơ Chủ  tịch Hồ  Chí Minh ­ Lê Bá Hán­ Công ty sách  và thiết bị trường học Nghệ Tĩnh­1988)  ­ So sánh tương phản: Đoạn văn có sự so sánh trái ngược nhau về nội  dung, ý tưởng.  Ví dụ:  “Trong cuộc sống không thiếu những người cho rằng cần   7
  8. học tập để thành tài, có tri thức hơn người khác mà không hề nghĩ tới việc   rèn luyện đạo đức, lễ  nghĩa, vốn là giá trị  cao quý nhất trong các giá trị   của loài người. Những người luôn tự cao tự đại, nhiều khi trở thành những   kẻ có hại cho xã hội. Đối với những người ấy, chúng ta cần giúp họ  hiểu   rõ lời dạy của người xưa:“Tiên học lễ, hậu học văn”. (Nguyễn Quang Ninh – NXB  150 bài tập rèn luyện kĩ năng dựng   đoạn văn ­ Giáo dục 1998) Ngoài ra còn có các cách viết đọan văn như: đoạn giải thích, đoạn  phân tích, đoạn bác bỏ… 2.3.1.3. Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị  luận xã hội theo yêu   cầu đề minh họa kì thi THPTQ năm 2017. a. Về dung lượng. Yêu cầu dung lượng đoạn văn khoảng 200 chữ. b. Về cách thức:  ­ Có nhiều cách để viết đoạn văn như đã nêu trên, tuy nhiên một đoạn  văn nghị luận hoàn chỉnh, độc lập thường có đủ 3 phần: câu mở đoạn (câu  chủ  đề), các câu thân đoạn (các câu triển khai vấn đề), câu kết đoạn (kết  thúc vấn đề, nêu ý nghĩa hoặc rút ra bài học).   ­ Một đoạn văn hoàn chỉnh không được xuống dòng. Bắt đầu bằng  chữ viết hoa lùi vào đầu dòng, cuối đoạn văn là dấu chấm câu. c. Về nội dung: Một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 200 chữ; với  số điểm là 2,0 cần đảm bảo các nội dung sau: ­ Đoạn văn nghị luận xã hội về  một tư tưởng, đạo lí gồm các bước  sau:     + Giải thích tư tưởng đạo lí.     + Các biểu hiện của tư tưởng đạo lí.     + Phân tích, bàn luận, mở rộng.     + Nêu ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức, hành động. ­ Đoạn văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống gồm các bước  8
  9. sau:     + Nêu hiện tượng (hiện tượng gì, biểu hiện)    + Phân tích tác dụng (nếu là hiện tượng tích cực) hoặc tác hại (nếu   là hiện tượng tiêu cực)    + Tìm nguyên nhân, giải pháp    + Bài học nhân thức và hành động. Lưu ý: Đề  minh họa năm 2017 yêu cầu viết đoạn văn nghị  luận  khoảng 200 chữ được lấy từ  một ý trong ngữ  liệu đọc ­ hiểu, vì thế  phải   căn cứ vào nội dung ngữ liệu để triển khai đoạn văn phù hợp.  d. Vận dụng. Đề số 1: Cho ngữ liệu sau: “Công cha như núi Thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ, kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”                                          (Ca dao) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị  về  “chữ hiếu” được nêu gợi ra từ ngữ liệu đọc ­ hiểu  trên. Có thể viết đoạn văn như sau: (1) Dân tộc Việt Nam vốn coi trọng đạo lí làm người, nhất là chữ   hiếu.(2) Chữ hiếu có thể hiểu là lòng kính yêu của con cái đối với cha mẹ. (3) Phận làm con ta phải có bổn phận hiếu kính đối với cha mẹ  vì công   cha, nghĩa mẹ vô cùng to lớn.(4) Cha mẹ có công sinh thành, dưỡng dục để   ta khôn lớn nên người.(5) Vậy ta phải làm thế  nào để  tỏ  lòng hiếu thảo   của mình đối với cha mẹ?.(6) Biết vâng lời cha mẹ, là con ngoan, trò giỏi. (7) Chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ với tấm lòng quý trọng của mình… (8)   Phát huy truyền thống tốt đẹp đó, nhiều địa phương trong cả  nước, hằng   năm đều tổ  chức ngày hội vinh danh “Những người con hiếu thảo”; tổ   9
  10. chức trọng thể  lễ  Vu lan báo hiếu cha mẹ.(9) Tuy nhiên bên cạnh những   người con hiếu thảo ta vẫn thấy đây đó những đứa con bất hiếu, đối xử tệ   bạc với cha mẹ mà chúng ta cần lên án.(10) Tóm lại, công ơn cha me là vô   cùng to lớn và vĩ đại, phận làm con chúng ta phải biết giữ  tròn chữ  hiếu. (11) Riêng em, em sẽ  cố  gắng học tập chăm chỉ, vâng lời để  cha mẹ  vui   lòng.                   (Bài của học sinh  Nguyễn Thị Dung lớp 12c4) Đoạn văn có tất cả 11 câu, khoảng 200 chữ. Câu (01) là câu chủ đề ­  câu mở đoạn; Từ câu (02) đến câu (09) là các câu thân đoạn ­ các câu triển   khai; câu (10,11) là câu kết đoạn.  Đề số 2: Cho ngữ liệu sau: Mong ước đầu tiên và lớn nhất của tôi là các con sẽ trở thành người   tử tế, sau đó là cháu sẽ có một cuộc sống hạnh phúc. Sau này con có trở thành bất cứ ai trên cuộc đời này, làm bất cứ công   việc gì thì cũng làm việc một cách tử tế; ứng xử với bản thân, với gia đình,   bạn bè, những người xung quanh, với cộng đồng và thậm chí là với cả trái   đất này một cách tử  tế! Việc cháu tiếp tục học  ở  đâu, làm việc gì là tùy   vào sở thích, niềm đam mê và năng lực của cháu. Tôi và gia đình hoàn toàn   tôn trọng vào sự lựa chọn và quyết định của con mình.   (Thạc sĩ Đinh Thị Thu Hoài – Giám đốc Trung tâm Đào tạo Kĩ năng   sống Insight, mẹ của "cậu bé vàng” Đỗ  Hải Nhật Minh trả lời phỏng vấn  báo Giáo dục và Thời đại số 24 ngày 28­1­2017, trang 7) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị  về  mong  ước của bà mẹ  được gợi ra từ  ngữ  liệu đọc – hiểu trên: Mong  ước   đầu tiên và lớn nhất của tôi là các con sẽ trở thành người tử tế. Có  thể viết đoạn văn như sau:  (1) Mong con nên người đó là ước mong giản dị nhưng cũng vô cùng   ý nghĩa của rất nhiều bà mẹ, vì thế  có bà mẹ  đã chia sẻ  “Mong  ước đầu   tiên và lớn nhất của tôi là các con sẽ trở thành người tử tế”.(2) Vậy người   10
  11. tử  tế  là gì?.(3) Người tử  tế  được hiểu là những người làm việc tốt, sống   đúng, sống đẹp, sống có ý nghĩa, phù hợp với chuẩn mực, đạo đức của xã   hội.(4) Người tử  tế  làm bất cứ  việc gì cũng sẽ  đặt lợi ích của bản thân   gắn với lợi ích xã hội, làm việc có trách nhiệm, góp phần thúc đẩy sự phát   triển của đất nước, xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ.(5) Người tử tế có   lối ứng xử với mọi người và bản thân có văn hóa, được mọi người yêu quý,   biết quan tâm giúp đỡ  mọi người xung quanh.(6) Tuy nhiên trong xã hội   vẫn còn nhiều người sống không tử tế, trái đạo đức cần phê phán.(7) Bản   thân em là một học sinh, em sẽ không ngừng học tập, rèn luyện, tu dưỡng   đạo đức để trở thành người tử tế có ích cho gia đình và xã hội.                                                  (Bài của học sinh  Lê Kim Chi lớp   12A3) Đoạn văn có tất cả 07 câu, khoảng 200 chữ. Câu (01) là câu chủ đề ­  câu mở đoạn; từ  câu (02) đến câu (06) là các câu thân đoạn ­ các câu triển  khai; câu (07) là câu kết đoạn.  Đề số 3: Đọc ngữ liệu sau  … Những người hí hửng hôi của bên chiếc xe cháy trụi, chỉ  vài chai   dầu ăn, sữa tắm. Gương mặt bất lực ứa nước mắt của một người đàn ông   phong trần. Và gương mặt bẽn lẽn khi xóm làng vận động người hôi của   trả lại cho người lái xe số vật phẩm trên. Những tàn ác, tham lam, ti tiện... cũng giống như rều rác trên bề mặt   một con sông đang cuộn trào. Nhìn ngang, nó dày đặc lắm, tưởng chừng   hung hãn lấp kín cả mặt sông. Nhưng nhìn sâu, dưới bề mặt đó là một khối   nước khổng lồ  gấp bội. Khối nước đó trong veo, cuồn cuộn và miệt mài   lao đi, tưới đẫm và cho vẫy vùng. Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề  và   chẳng bao giờ  toàn là chuyện xấu xa. Khối nước kia mới thực là nguồn   sức mạnh nguyên thủy và vĩnh hằng nuôi dưỡng sự sống, vẽ màu xanh lên   bầu trời, nở ra những thảm hoa rực rỡ trong tâm hồn mỗi con người. 11
  12. (Trích  Chuyện anh phụ  xe bật khóc vì bị  hôi của: Nó rất ám  ảnh,   nhưng cuộc đời này không phải toàn là thứ xấu xa... Hoàng Xuân, Tri thức  trẻ, 05/11/2016). Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị  về  ý kiến được nêu trong đoạn trích  ở  phần Đọc hiểu:“Cuộc đời này có   chuyện xấu xa, nhưng cuộc  đời này không hề  và chẳng bao giờ  toàn là   chuyện xấu xa.”. Có thể viết đoạn văn như sau: (1)“Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và   chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa”.(2)“Chuyện xấu xa”là những tàn ác,   tham lam, ti tiện những mặt trái trong xã hội.(3)  Cái ác, cái xấu luôn tồn tại   song song cùng với những điều tốt đẹp.(4) Đó chính là hai mặt của cuộc sống   và của con người.(5) Trong mỗi con người luôn có phần con và phần người,   phần bản năng và phần ý chí.(6) Khi để phần bản năng chế ngự, con người   sẽ dễ rơi vào những tàn ác, tham lam, ti tiện và vì thế mà sẽ gây ra cho cuộc   đời này những  chuyện xấu xa.(7) Nhưng lương thiện là bản chất nguyên   thủy của con người, hướng thiện luôn là khát khao tiềm  ẩn và mãnh liệt   của nhân loại tiến bộ.(8) Bản thân mỗi con người khi làm điều ác, điều xấu   sẽ rơi vào cảm giác day dứt, ăn năn, hối hận, để  từ đó đấu tranh với chính   mình mà vươn lên những điều tốt đẹp.(9)  Cần có cách nhìn đúng đắn để   thấy rằng các ác, cái xấu có thể  đang hiện hữu, nhưng đó chỉ  là bề  mặt   bên ngoài, còn thực chất những  điều tốt đẹp luôn được nhân loại trân   trọng và gìn giữ.(10) Cần có thái độ, hành động đúng đắn: tránh xa và lên   án, đấu tranh loại bỏ các ác, cái xấu, nhân rộng những điều tốt đẹp trong   cuộc sống.                          (Bài của học sinh Trịnh Thị Liên lớp 12C4) Đoạn văn có tất cả 10 câu, khoảng 200 chữ. Câu (01) là câu chủ đề ­  câu mở đoạn; Từ câu (02) đến câu (09) là các câu thân đoạn ­ các câu triển   khai; câu (10) là câu kết đoạn.  12
  13. 2.3.2. Phần hai: Các dạng đề nghị luận xã hội và kĩ năng làm bài. Như đã trình bày ở trên, nghị luận xã hội có ba dạng chính. Mỗi kiểu  dạng đề  có những đặc điểm riêng, phương pháp triển khai khác nhau. Tôi  không cung cấp toàn bộ kĩ năng viết văn nghị luận xã hội mà chỉ giới thiệu  một vài kinh nghiệm về kĩ năng nhận diện các kiểu dạng đề, các nội dung   cơ bản và triển khai luận điểm trong bài văn nghị luận xã hội thường gặp  ở nhà trường Trung học phổ thông, đặc biệt lớp 12. 2.3.2.1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. a. Đặc điểm nhận diện đề. ­ Nghị luận về một tư tưởng đạo lí thường đề cập đến các nội dung  như: Nhận thức (Lí tưởng, mục đích sống, ước mơ…); Đạo đức, tâm hồn,  tính cách (Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị  tha, bao dung, độ  lượng, tính  trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn...); Quan  hệ gia đình (anh chị em, cha mẹ với con cái, con cháu với ông bà…); Quan  hệ  xã hôi (Tình đồng bào, tình làng nghĩa xóm, quan hệ  bạn bè, tình thầy   trò...)… ­ Về hình thức, tư tưởng đạo lí có thể đặt ra một cách trực tiếp trong   đề bài hoặc được thể hiện qua một câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, câu nói   nổi tiếng... Hãy đọc các đề sau đây: Đề 1: Suy nghĩ của anh/chị về câu nói: Tình thương là hạnh phúc của   con người. Đề 2: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu ngạn ngữ Hi Lạp: “Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào”. Đề 3: Trong một buổi nói chuyện với cán bộ, học sinh, sinh viên, Bác   Hồ đã ân cần khuyên dạy:  “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì   làm việc gì cũng khó”.        Suy nghĩ của anh/chị về lời khuyên dạy trên. 13
  14. Đề  4. Suy nghĩ của anh, chị  về  lời khuyên: Chúng ta hãy học cách   viết những đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa trên đá. b. Nội dung, thao tác chính.  Sơ đồ hóa dàn ý như sau: Bố Nội dung chính Thao tác cục cơ bản Mở bài Nêu vấn đề Bước 1: Giải thích - Giải thích Bước 2: Phân tích, bàn luận - Phân tích, - Phân tích, chứng minh mặt đúng của tư tưởng, Chứng Thân đạo lí. minh bài - Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên - Bình luận quan. - Mở rộng, đánh giá, ý nghĩa của vấn đề: đúng - sai; tốt - xấu; đóng góp - hạn chế… Bước 3: Bài học nhận thức và hành động Kết bài Đáng giá chung c. Một vài lưu ý khi triển khai các luận điểm. ­ Phần giải thích: Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải  thích khác nhau. Chú ý những từ, cụm từ, khái niệm, mệnh đề, hình  ảnh…rồi lần lượt giải thích từ nghĩa đen đến nghĩa bóng, hàm ý. Có những  đề, nội dung giải thích rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu tuy nhiên có những mệnh  đề dài dòng, phức tạp, gợi những suy nghĩ sâu xa. Sau khi giải thích thì rút ra ý   nghĩa đề (xác định luận đề). Lưu ý:     Tránh sa vào cắt nghĩa từ  ngữ  theo nghĩa từ  vựng trong từ  điển. ­ Phần phân tích: Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư  tưởng, đạo lí cần bàn luận.  Trên cơ  sở  nghĩa của phần giải thích, người  viết tìm các biểu hiện đúng của tư tưởng đạo lí. Phần này thực chất là trả  lời câu hỏi: Vấn đề  được biểu hiện như  thế  nào? Có thể  lấy những dẫn   14
  15. chứng nào làm sáng tỏ?. Lưu ý dẫn chứng phải tiêu biểu, chính xác, sắp   xếp phù hợp; cùng với dẫn chứng là các lí lẽ phân tích, làm rõ vấn đề nghị  luận. ­ Phần bình luận: +  Phê phán bác bỏ  những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư  tưởng đạo lí.  + Ý nghĩa (đánh giá, mở rộng vấn đề). Thực chất phần này là xem xét  vấn đề ở mọi góc độ, khía cạnh, lật đi lật lại vấn đề để nhìn nhận đầy đủ,  toàn diện nhất. ­  Rút ra bài học nhận thức và hành động: + Nhận thức: Thực chất là trả lời câu hỏi từ vấn đề bàn luận giúp ta có  thêm những nhận thức gì?  + Hành động. Đề  xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành  động cụ thể để áp dụng vào thực tiễn. Thực chất trả lời câu hỏi Phải làm   gì? d. Vận dụng. Đề  số  1: Suy nghĩ của anh, chị  về  ý kiến: “Gốc của sự  học là học   làm người”(Rabindranath Tagore). Đây là dạng đề trực tiếp, vấn đề nghị luận đã được nêu cụ thể. Ta  cần đảm bảo các thao tác cơ bản sau: Bước 1: Giải thích  ­  Gốc  là yếu tố  quan trọng, là cội nguồn của cây. Từ  “gốc”ở  đây  được Tagor dùng như  một  ẩn dụ  đề  nhấn mạnh tầm quan trọng của  sự   học. ­ Sự học là quá trình thu nhận kiến thức của con người từ nhiều lĩnh   vực, nhiều phương diện, từ nhiều nguồn và ở nhiều đối tượng … ­ Học làm người là học cách đối nhân xử thế sao cho phù hợp với các  chuẩn mực đạo đức xã hội. 15
  16. => Ý nghĩa cả câu: Giữa cái bao la của sự học, quan trọng nhất là bài   học làm người. Bước 2: Phân tích, bàn luận ­ Có thể tìm các biểu hiện của bài học làm người như sau: + Trong gia đình: hiếu thảo, kính trọng ông bà, cha mẹ, kính trên  nhường dưới… + Trong nhà trường: lễ phép, kính trọng thầy cô, trung thực trong học   tập, thi cử, khiêm tốn, không ngừng học hỏi, học thầy, học bạn…  + Ngoài xã hội: chan hòa, thân ái, giúp đỡ, quan tâm, chia sẻ với mọi   người,…  hướng tới một xã hội văn minh, tốt đẹp. ­ Phê phán một số trường hợp có học nhưng không có nhận thức, đối  xử với mọi người thiếu văn hóa, thiếu lịch sự, thiếu tình người, ảnh hưởng  xấu đến xã hội. ­ Ý kiến của Tagor thật đúng đắn, sâu sắc:   Học làm người  là khởi  đầu cho mọi bài học, là kết quả cao nhất, cuối cùng cho mọi bài học. ­ Những kẻ chỉ học kiến thức mà xem nhẹ việc rèn luyện đạo đức sẽ  khó mà “nên người” bởi “Có tài mà không có đức là người vô dụng” ­ Việc học là mãi mãi,  học làm người  là bài học suốt đời để  hoàn  thiện nhân cách. Xã hội càng phát triển, bài học “ học làm người”càng có ý  nghĩa hơn để hướng tới một xã hội văn minh. Bước 3: Rút bài học nhận thức và hành động ­  Việc học là mãi mãi,  học làm người  là bài học suốt đời để  hoàn  thiện nhân cách. “Học làm người”là cần thiết, là quan trọng nhưng chưa  đủ. Không chỉ  “Học làm người”, cần học để  chinh phục các đỉnh cao tri  thức nhân loại.  ­ Học không chỉ để biết mà quan trọng hơn là để làm, để chung sống  với mọi người và góp phần dựng xây xã hội giàu đẹp, hưng thịnh. Ví dụ 2: “Giữa một vùng đất khô cằn sỏi đá, cây hoa dại vẫn mọc  16
  17. lên và nở ra những chùm hoa thật rực rỡ”. Trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề trên. Đề bài được thể hiện qua cách nói hình ảnh, vấn đề  nghị  luận chưa  được xác định rõ, người viết cần chú ý các từ  ngữ, các hình  ảnh để  xác  định đúng vấn đề nghị luận. Yêu cầu đảm bảo các thao tác sau: Bước 1: Giải thích  ­ Hình  ảnh“vùng sỏi đá khô cằn”:  gợi liên tưởng, suy nghĩ về  môi  trường sống khắc nghiệt, đầy gian khó. Nói cách khác, đó là nơi sự  sống  khó sinh sôi, phát triển. ­ Hình  ảnh“cây hoa dại”: Loại cây yếu  ớt, nhỏ  bé, cũng là loại cây  bình thường, vô danh, ít người chú ý. ­ Hình  ảnh“cây hoa dại vẫn mọc lên và nở  hoa”: Cây hoa dại thích  nghi với hoàn cảnh, vượt lên điều kiện khắc nghiệt để  sống và nở  hoa.   Những bông hoa là thành quả, thể hiện sức sống mãnh liệt. ­> Ý nghĩa câu nói: mượn hiện tượng thiên nhiên mà gợi ra suy nghĩ  về thái độ sống của con người. Cho dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu, sự  sống vẫn hiện hữu, cái đẹp vẫn tồn tại. Con người phải có ý chí, nghị lực   vươn lên trong cuộc sống. Bước 2. Phân tích, bàn luận ­ Hiện tượng tự  nhiên:“Giữa một vùng đất  khô cằn sỏi đá, cây hoa   dại vẫn mọc lên và nở ra những chùm hoa thật rực rỡ”.  Hiện tượng này ta  có thể tìm thấy ở nhiều nơi trong thế giới tự nhiên quanh mình. Cây cối, cỏ  hoa xung quanh ta luôn ẩn chứa một sức sống mạnh mẽ, bền bỉ. Chúng sẵn   sàng thích nghi với mọi điều kiện sống khắc nghiệt như  nơi sa mạc nóng  bỏng, cây xương rồng vẫn sinh sống, vẫn nở hoa. ­ Trong cuộc sống con người: + Những thử thách, những khó khăn của thực tế đời sống luôn đặt ra  đối với mỗi con người. Cuộc sống không bao giờ  bằng phẳng, luôn chứa  17
  18. đựng những bất ngờ, biến cố  ngoài ý muốn. Vì vậy, quan trọng là cách  nhìn, thái độ sống của con người trước thực tế đó. Ta không nên đầu hàng  hoàn cảnh, không buông xuôi phó thác cho số phận. + Nghị lực và sức sống của con người mang đến những điều kì diệu   cho cuộc sống như Nhà văn Nga vĩ đại M. Gor ­ ki đã có một cuộc đời sớm  chịu nhiều cay đắng và ông đã không ngừng tự  học, tự  đọc để  vươn lên  khẳng định tài năng và đi đến thành công. ­ Câu nói miêu tả  một hiện tượng thiên nhiên mà hàm chứa nhiều ý  nghĩa sâu sắc, gợi ra nhiều suy tưởng đẹp. Đó là biểu tượng của nghị  lực  và ý chí vươn lên của con người trong những hoàn cảnh khó khăn, khốc  liệt. Đây là một bài học quý báu, bổ ích về thái độ sống của con người ­ Phê phán những kẻ sống trong môi trường, điều kiện sống thuận lợi  nhưng chỉ biết hưởng thụ, lãng phí thời gian, tiền bạc…. Hoặc hoàn cảnh  khó khăn thì chán nản, buông xuôi và dẫn tới thất bại. Bước 3. Bài học nhận thức và hành động ­ Con người thật bất hạnh khi gặp phải hoàn cảnh trớ trêu trong cuộc   sống, nhưng sẽ bất hạnh hơn nếu như chúng ta không cố gắng. ­   Để  có thể  vượt lên khó khăn mà có những đóng góp, cống hiến  trong cuộc sống, con người cần có nghị lực, ý chí, năng lực. 2.3.2.2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống a. Đặc điểm nhận diện đề. ­ Về  nội dung: Nghị  luận về  một hiện tượng đời sống thường đề  cập đến những hiện tượng nổi bật, đang được dư  luận quan tâm và có tác  động đến đời sống xã hội. Đó có thể là một hiện tượng tích cực như: quỹ  vì người nghèo; hiến máu nhân đạo; phong trào mùa hè xanh; gương người   tốt, việc tốt…Cũng có thể là một hiện tượng tiêu cực như: ma túy; bạo lực  học đường; ô nhiễm môi trường; thực phẩm bẩn; biến đổi khí hậu; bệnh  thành tích trong giáo dục…Có những hiện tượng vừa tích cực vừa tiêu cực  18
  19. như: chảy máu chất xám; thừa thầy thiếu thợ… ­ Về  hình thức của đề: Dạng đề  trực tiếp là hiện tượng đời sống   được nêu cụ  thể  trong đề  như: Bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay hoặc   Phong trào mùa hè xanh trong những năm gần đây. Dạng đề  gián tiếp là  thường thông qua một tin ngắn hoặc một lời chia sẻ… và học sinh tự rút ra   hiện tượng. Hãy đọc một số đề văn sau: Đề 1: Suy nghĩ của anh, chị về bạo lực học đường trong những năm   gần đây. Đề  2: Hiến máu cứu người là một nghĩa cử  cao đẹp. Suy nghĩ của   anh, chị về hành động đó trong giới trẻ hiện nay. Đề 3: Suy nghĩ của anh chị về phong trào sinh viên tình nguyện trong   những năm gần đây. Đề 4: Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về hiện tượng thừa thầy, thiếu   thợ trong xã hội ta hiện nay. Đề  5:  Anh/ chị  suy nghĩ gì về  hiện tượng chảy máu chất xám trong   nước ta hiện nay. Đề  6: “Tính đến nay, đã có 12 tỉnh công bố  tình trạng thiên tai hạn   hán, xâm nhập mặn, trong đó có mười tỉnh thuộc nam Trung Bộ  và đồng   bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là Bình Thuận, Ninh Thuận, Tiền Giang,   Bến Tre, Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An, Cà Mau, Trà Vinh và Gia Lai,   Kon Tum. Dự báo thiên tai sẽ còn  ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến   sản xuất nông nghiệp, hàng trăm ngàn hộ  dân bị  đói do mất nguồn lương   thực””      (Theo báo nhân dân điện tử ngày 25/3/2016) Trình bày suy nghĩ của anh, chị về hiện tượng biến đổi khí hậu được   đề cập đến trong bản tin trên. Đề  7: “Phan Anh là sao Việt hiếm hoi biết dùng trang cá nhân của   mình để kêu gọi cộng đồng chung tay vào những việc nhân văn, có ý nghĩa.   Đây được xem là “chuyện lạ”trong giới showbiz. 19
  20. … Chứng kiến những hình  ảnh xúc động về  người dân miền Trung   trong cơn bão lũ cuối tuần qua, MC Phan Anh đã lập tức bỏ  ra 500 triệu   đồng  ủng hộ. Anh cũng kêu gọi cộng đồng hãy chung tay để  sẻ  chia bớt   những khó khăn, nhọc nhằn sau cơn lũ với người dân miền Trung. Sức mạnh lời kêu gọi của MC Phan Anh có hiệu  ứng bất ngờ. Sau   gần một ngày anh phát ra thông báo chung tay  ủng hộ  đồng bào miền   Trung, tài khoản của MC này đã thu về gần 8 tỉ đồng. Tính đến trưa 18/10 thì con   số đã vượt qua 10 tỉ. (Nguồn http://vietnamnet.vn/ sức hút khủng khiếp của MC Phan Anh   19/10/2016) Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề được gợi ra từ lời chia sẻ trên. b.  Nội dung, thao tác chính. Nghị  luận về một hiện tượng đời sống có thể  chia làm hai dạng và   các nội dung cơ bản của từng dạng như sơ đồ hóa sau đây: Nội dung chính Thao tác Bố cục Hiện tượng tốt Hiện tượng xấu cơ bản Mở bài Nêu vấn đề nghị luận Nêu vấn đề nghị luận Bước 1: Nêu rõ hiện Bước 1: Nêu rõ hiện ­ tượng tượng ­ - Giải thích ­ Bước 2: Phân tích, ­ Bước 2: Phân tích, ­ - Phân tích bình luận: bình luận: ­ - Chứng Thân bài­ - Tác dụng, ý nghĩa. ­ - Tác hại, hậu quả. minh ­ - Nguyên nhân. ­ - Nguyên nhân. ­ - Bình luận - Giải pháp phát huy. - Giải pháp khắc phục. Bước 3: Bài học nhận Bước 3: Bài học thức, hành động. ­ nhận thức, hành động. Kết bài Đánh giá chung Đánh giá chung c. Một số lưu ý khi triển khai luận điểm. ­ Trước tiên học sinh cần đọc kĩ đề và xác định đề thuộc hiện tượng  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2