intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Nâng cao hiệu quả dạy văn bản thuyết minh trong chương trình Ngữ Văn 8 THCS

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

2.246
lượt xem
289
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong chương trình dạy học Văn ở nhà trường, Tập làm văn là phần môn quan trọng giúp học sinh rèn luyện kĩ năng cơ bản để viết một đoạn văn, bài văn. Hiện nay trong chương trình đổi mới, phân môn Tập làm văn được đưa vào giảng dạy với những thay đổi khá toàn diện và sâu sắc so với chương trình cũ, trong đó dạy học văn bản thuyết minh được đưa vào chương trình là một kiểu loại mới giúp cho học sinh có được những tri thức mới mẻ từ cuộc sống hàng ngày. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Nâng cao hiệu quả dạy văn bản thuyết minh trong chương trình Ngữ Văn 8 THCS”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Nâng cao hiệu quả dạy văn bản thuyết minh trong chương trình Ngữ Văn 8 THCS

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY VĂN BẢN THUYẾT MINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8 THCS
  2. Phần thứ nhất: Đặt vấn đề I. Lí do chọn đề tài: Sau năm năm 2003-2008 ngành giáo dục đào tạo tổ chức thực hiện việc triển khai chương trình sách giáo khoa mới ở trường THCS theo tinh thần tích hợp với mục tiêu xác định như sau: “ Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chương trình của trường THCS góp phần hình thành con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho họ hoặc ra đời hoặc tiếp tục học lên ở bậc cao hơn. Đó là con người có ý thức tự tu dưỡng, biết quý trọng thương yêu gia đình, bạn bè, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tình cảm tốt đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tính tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Đó là những con người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Việc tích hợp 3 phân môn: Văn học- Tiếng Việt- Tập làm văn thành môn Ngữ văn và chính thức đưa bộ sách giáo khoa này vào trong chương trình dạy học Văn THCS, trong đó phân môn Tập làm văn với 6 kiểu văn bản làm trục tích hợp, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao vai trò, vị trí của môn Ngữ văn noí chung và môn Tập làm văn nói riêng. Trong chương trình dạy học Văn ở nhà trường, Tập làm văn là phần môn quan trọng giúp học sinh rèn luyện kĩ năng cơ bản để viết một đoạn văn, bài văn. Hiện nay trong chương trình đổi mới, phân môn Tập làm văn được đưa vào giảng dạy với những thay đổi khá toàn diện và sâu sắc so với chương trình cũ, trong đó dạy học văn bản thuyết minh được đưa vào chương trình là một kiểu loại mới giúp cho học sinh có được những tri thức mới mẻ từ cuộc sống hàng ngày. Với kiểu bài thuyết minh, yêu cầu của một bài làm văn thuyết minh là phải có tri thức về đối tượng thuyết minh. Không có tri thức thì không thể làm văn thuyết minh được. Tri thức bắt nguồn từ việc học tập và tích luỹ hàng ngày từ sách báo và đặc biệt từ quan sát, tìm hiểu của học sinh. Kiểu bài này mới đưa vào nhà trường, có thể có người lo ngại là học sinh lấy kiến thức đâu mà làm bài. Nhưng nếu học sinh biết kỹ năng làm bài, các em sẽ biết cách huy động kiến thức để làm bài. Xuất phát từ tình hình thực tế của việc giảng dạy kiểu văn bản thuyết minh
  3. trong nhà trường THCS còn quá mới mẻ, nên việc khảo sát thực tế rút kinh nghiệm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc dạy và học kiểu văn bản này. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học Tập làm văn nói chung và kiểu văn bản thuyết minh nói riêng. II. Lịch sử vấn đề: Văn bản thuyết minh trước đay không có trong chương tình Tập làm văn THCS. Song những kiểu bài trần thuật, tường thuật lại là cơ sở ban đầu để các em được tiếp xúc, được làm quen với thuyết minh sau này. Hơn nữa đây cũng là kiểu văn bản mới được đưa vào chương trình giảng dạy trong nhà trường THCS, vì thế chưa có sự nghiên cứu sâu rộng vấn đề này. Chỉ có một số văn bản thuyết minh trong chương trình sách giáo khoa và một số tài liệu thay sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT có đề cập tới yêu cầu dạy văn bản thuyết minh. III. Mục đích nghiên cứu: Thực hiện đề tài này nhằm đạt được một số mục đích sau: 1.Qua khảo sát thực tế để rút ra được tình hình dạy học kiểu văn bản thuyết minh trong nhà trường hiện nay, qua đó có cái nhìn tổng thể về vệc dạy học đề có thể đề xuất đóng góp ý kiến. 2.Xây dựng cơ sở lí luận cho việc dạy học kiểu văn bản thuyết minh để việc dạy học Tập làm văn có nội dung và đạt kết quả cao. 3.Rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình giảng dạy. IV.Nhiệm vụ nghiên cứu: - Thống kê số tiết dạy kiểu văn bản thuyết minh ở lớp 8, từ đó đánh giá về vai trò, vị trí của văn bản thuyết minh trong chương trình Tập làm văn THCS. - Khảo sát dạy học kiểu bài thuyết minh, từ đó rút ra được kĩ năng khi dạy học kiểu văn bản này. V. Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng: Kiểu văn bản thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 8 THCS. - Phạm vi: Khảo sát một số trường THCS ở huyện Đông Sơn. VI. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp khảo sát thống kê.
  4. - Phương pháp trao đổi thực nghiệm. Phần hai: Nội dung I. Cấu trúc chương trình về kiểu bài văn thuyết minh. Trong toàn bộ 6 kiểu văn bản, văn bản thuyết minh chiếm một số lượng và khối lượng kiến thức lớn trong toàn bộ phân môn Tập làm văn. Đây là một kiểu văn bản mới được đưa vào chương trình thay sách giáo khoa mới nên việc tìm hiểu nội dung - phương pháp dạy học kiểu văn bản này đã trở thành mối quan tâm lớn của cả người dạy và người học. Trước khi đi vào nghiên cứu vấn đề dạy học văn bản thuyết minh chúng ta cần nắm được cấu trúc chương trình kiểu văn bản thuyết minh trong chương trình Ngữ văn- THCS. Lớp 8 Lớp9 1. Tìm hiểu chung về văn bản thuyết 1. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật minh. trong văn bản thuyết minh. 2. Phương pháp thuyết minh. 2. Luyện tập sử dụng một số biện pháp 3. Đề văn thuyết minh và cách làm bài nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. văn thuyết minh. 3. Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản 4. Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ thuyết minh. dùng. 4. Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả 5. Thuyết minh một thể loại văn học. trong văn bản thuyết minh. 6. Viết đoạn trong văn bản thuyết minh. 7.Thuyết minh về một phương pháp(cách làm). 8. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. 9. Ôn tập văn bản thuyết minh. 10. Viết bài văn thuyết minh.
  5. 1. Đặc điểm của kiểu bài thuyết minh Văn bản thuyết minh là văn bản trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng cùng lí do phát sinh, quy luật phát triển biến hoá của sự vật, hiện tượng nhằm cung cấp tri thức cho con người. Vì vậy văn bản thuyết minh sử dụng rất rộng rãi (hướng dẫn sử dụng phương tiện, đồ dùng, danh lam thắng cảnh, tác phẩm nghệ thuật…) tất cả đều là văn bản thuyết minh. Hai chữ thuyết minh đều bao hàm cả ý giải thích, trình bày, giới thiệu cho người đọc, người nghe hiểu rõ. Khác với văn bản nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm, hành chính, văn thuyết minh chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan khoa học, giúp con người hiểu được đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng và biết cách sử dụng chúng vào mục đích giao tiếp có lợi cho con người. Văn thuyết minh gắn liền với tư duy khoa học, nó đòi hỏi phải chính xác, rạch ròi. Muốn làm được văn thuyết minh phải tiến hành điều tra, nghiên cứu học hỏi để có kiến thức thì mới làm được. Thuyết minh là loại văn bản khác hẳn với tự sự(vì không có sự việc, diễn biến) khác với miêu tả (vì không đòi hỏi miêu tả cụ thể cho người đọc cảm thấy, mà cốt là làm người ta hiểu), khác với các văn bản nghị luận (vì ở đây chính là trình bày giải thích nguyên lí, quy luật, cách thức…chứ không suy luận lí lẽ) khác với văn bản hành chính công vụ (bày tỏ quyết định, nguyện vọng, thông báo của ai đối với ai). Nghĩa là các văn bản ấy không thay thế văn bản thuyết minh được. Đối với bài văn thuyết minh là phải có tri thức về đối tượng cần thuyết minh, không có tri thức không thể làm văn thuyết minh được. Tri thức lấy từ học tập, tích luỹ hàng ngày, từ sách báo và đặc biệt là từ tìm hiểu của mỗi người. Nói kiến thức về đối tượng nghĩa là phải hiểu biết về đối tượng thuyết minh(sự vật, hiện tượng, phương pháp) là cái gì? Đặc điểm tiêu biểu gì? Có cấu tạo ra sao và nó hình thành như thế nào? Có giá trị và ý nghĩa gì đối với con người?…), nghĩa là muốn làm được bài thuyết minh thì học sinh phải nắm được bản chất, đặc trưng của sự vật, hiện tượng. Muốn có tri thức về đối tượng phải quan sát, nhưng quan sát không đơn giản là nhìn, xem mà còn phải phán xét để phát hiện được đặc điểm tiêu biểu của nó là đặc điểm có ý nghiã phân biệt sự vật này với sự vật kia. Muốn có tri thức về đối tượng phải biết tra từ điển, sách, báo…
  6. Muốn có tri thức về đối tượng thì phải biết phân tích (đối tượng thuyết minh chia là mấy bộ phận, mỗi bộ phận có đặc điểm gì? Quan hệ giữa các bộ phận ấy ra sao?) Làm như vậy ta sẽ có được tri thức để thuyết minh (Theo Cao Xuân Bích- SĐD trang 36) 2. Thực tế dạy học văn bản thuyết minh hiện nay ở các trường THCS. Không phải ngẫu nhiên mà kiểu văn bản thuyết minh được đưa vào chương trình Ngữ văn 8 mà với đối tượng học sinh lớp 8, các em có đủ nhận thức để có thể tiếp cận kiểu bài này, vận dụng nó linh hoạt trong giao tiếp, trong cuộc sống hàng ngày. Bởi: Văn bản thuyết minh đòi hỏi người học một vốn kiến thức hiểu biết sâu rộng về tự nhiên- xã hội và con người trong khi đó học sinh ở các lớp dưới chưa có hoặc chưa đủ sức để sử dụng khi viết bài Tập làm văn này. Mặt khác học sinh được học văn bản biểu cảm và miêu tả ở chương trình lớp 6, lớp7 là cơ sở để học sinh có thể vận dụng làm bài văn thuyết minh. 2.1. Quan niệm của các thầy, cô khi dạy kiểu văn bản này: Là kiểu văn bản mới, vừa được đưa vào chương trình thay sách, chính vì thế mà khi dạy kiểu văn bản này cả giáo viên và học sinh đều có những quan niệm và thái độ khác nhau. Tuy nhiên, dù ở góc độ nào, chúng ta cũng nhận thấy: Ưu điểm: Kiểu văn bản này gắn bó với đời sống xã hội và con người. ở Trung Quốc học sinh đã được học từ rất lâu và học sử dụng kiểu văn bản này trong mọi lĩnh vực đời sống. ở Việt Nam, cũng đã sử dụng nhiều nhưng chưa gọi tên quen thuộc với cái tên vốn có của nó. Nhận thấy khả năng ứng dụng của kiểu văn này là rất lớn, do đó nó được đưa vào chương trình ngữ văn để phát huy sức mạnh và tính ưu việt của nó trong cuộc sống hiện đại này. Vốn tri thức hiểu biết khá rộng, giáo viên có khả năng cung cấp một cách đầy đủ có hệ thống cho học sinh. Mặt khác trong quá trình giảng dạy giáo viên tích luỹ cho mình một vốn kiến thức sâu rộng khác. Nhược điểm: Kiểu văn bản này đòi hỏi vốn tri thức của học sinh về đối tượng khác nhau, với nhiều tri thức khác học sinh chưa kịp tiếp cận, hoặc chưa được biết đến hoặc ít quan tâm dẫn đến không có đủ tri thức để viết bài. 2.2. Thái độ của học sinh khi học kiểu văn bản thuyết minh :
  7. Khi thực hiện đề tài này, nhóm chúng tôi có dịp điều tra hứng thú học tại 2 trường: Trường Trường THCS Đông Tiến Trường THCS Đông Phú Thái độ (Lớp 8B: 39 học sinh ) (Lớp 8B: 49 học sinh ) Hứng thú 20 HS 35 HS Không hứng thú 10 HS 5 HS Bình thường 9 HS 9 HS Qua bảng điều tra này, tôi nhận thầy thái độ học tập của học sinh đối với kiểu văn bản này: - Đa số học sinh hứng thú với kiểu văn bản thuyết minh, số học sinh không hứng thú ít hơn. - Nhiều học sinh cho rằng, kiểu văn bản thuyết minh này dễ viết nhất là dạng bài “ Thuyết minh về một phương pháp (cách làm )”. Nội dung thuyết minh rất gần gũi với học sinh, sát hợp với thực tế cuộc sống, phục vụ cho tương lai rất nhiều. 3. Đánh giá chung về tình hình dạy học kiểu bài thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 8: * Về kiến thức: - Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về văn thuyết minh trong từng kiểu bài để học sinh áp dụng vào thực hành. Đồng thời học sinh nhận diện được sự khác nhau giữa văn bản thuýet minh với các kiểu văn bản khác. * Về kĩ năng: - Rèn luyện cho học sinh những kĩ năng nhận diện và làm bài. * Về thái độ: - Giáo viên giúp học sinh có thái độ đúng đắn khi học xong kiểu văn bản này. Từ quá trình tiếp nhận tri thức đến kĩ năng làm bài để học sinh có được vốn tri thức cho bản thân. 4. Nguyên tắc dạy học kiểu văn bản thuyết minh : 4.1. Dạy học theo nguyên tắc tích hợp : Tích hợp nghĩa là liên kết các môn học hữu quan thành một chỉnh thể thống nhất, chống lại sự phân tán rời rạc, nhằm tạo thành lực để hoạt động dạy học đạt hiệu rủa cao nhất.
  8. Tính chất tích hợp trong dạy học kiểu văn bản thuyết minh qua khảo sát được thể hiện ở một số điểm sau : - Giáo viên tích hợp cả 3 phân môn trong quá trình hành thành cho học sinh năng lực phân tích, bình giá và cảm thụ văn học, hình thành các kĩ năng : nghe, nói, đọc, viết. Qua những văn bản học sinh có thể nhận diện được kiểu bài thuyết minh. 4.2. Dạy học theo hướng tích cực : Cùng với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học kiểu văn bản thuyết minh, giáo viên bước đầu đảm bảo được các nguyên tắc dạy học tích cực , đó là : - Lấy học sinh là trung tâm. - Luôn gắn liền lí thuyết với thực hành. - Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh 4.3. Sử dụng phương tiện dạy học trong dạy học kiểu bài thuyết minh : Với phân môn Tập làm văn nói chung và kiểu bài thuyết minh nói riêng thì việc sử dụng phương tiện dạy học là cần thiết. Sử dụng những văn bản mẫu để rút ra khái niệm và phương pháp, cách làm bài văn thuyết minh. Tuy nhiên đồ dùng dạy học chính vẫn là : Bảng phụ, giấy A0, bút dạ…hiện đại hơn nữa là sử dụng máy chiếu hắt. II. Dạy kiểu văn bản thuyết minh ở lớp 8: 1. Đánh giá về nội dung văn bản thuyết minh trong sách giáo khoa Ngữ văn 8- THCS. Tập làm văn là môn học thực hành tổng hợp. Mục tiêu quan trọng của môn này là rèn luyện cho học sinh năng lực tiếp nhận và kĩ năng tạo lập văn bản. Chính vì thế nội dung dạy học văn bản thuyết minh cũng phải tuân thủ theo những nguyên tắc này. Cũng như các kiểu văn bản khác trong phân môn Tập làm văn, văn bản thuyết minh được đưa vào chương trình giảng dạy khá phong phú và đa dạng với nhiều nội dung khác nhau nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức hiểu biết phong phú của đời sống xã hội. Văn bản thuyết minh được đưa vào giảng dạy ở lớp 8 với 11 tiết học xen kẽ tích hợp với phân môn Văn và Tiếng Việt đã giúp học sinh nắm được một cách có hệ thống, chính xác rõ ràng, đầy đủ về đặc điểm và phương pháp, cách làm bài văn
  9. thuyết minh….Để từ đó học sinh phân biệt được với các kiểu văn bản khác cùng nằm trong chương trình. Bên cạnh đó còn giúp các em rèn luyện những kĩ năng cơ bản khi nói và viết về một thứ đồ dùng, một thể loại văn học, một phương pháp (cách làm) và thuyết minh về danh lam thắng cảnh… 2. Các dạng bài được dạy- học trong sách giáo khoa Ngữ văn 8- THCS. Văn bản thuyết minh ở lớp 8 được dạy ở cả hai kì bao gồm: + Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh. (tiết 44) + Phương pháp thuyết minh. (tiết 47) + Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh. (tiết 51) + Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng. (tiết 54) + Thuyết minh về một thể loại văn học. (tiết 61) + Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh. (tiết 76 ) + Thuyết minh về một phương pháp, cách làm. (tiết 80) + Thuyết minh về một danh làm, thắng cảnh. (tiết 83) + Ôn tập văn bản thuyết minh. (tiết 84) + Viết bài văn thuyết minh. (tiết 87-88) III. Đề xuất Nội dung – cách thức dạy một số kiểu văn bản thuyết minh ở lớp 8 - thcs Dạng 1: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh 1. Yêu cầu cần đạt: - Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản lần đầu tiên được đưa vào chương trình Ngữ văn THCS. đây là loại văn bản thông dụng, có phạm vi sử dụng phổ biến trong đời sống. - Mục đích của bài này là giới thiệu, làm cho học sinh tiếp xúc và làm quen với các mẫu văn bản thuyết minh thông dụng. Các mẫu này đều lấy trong các sách có tính cách giáo khoa, khoa học phổ thông. Mỗi bài thuyết minh ở đây đều nhằm trả lời các câu hỏi: sự vật (hiện tượng) ấy là gì,có đặc điểm gì, vì sao như vậy, có ích lợi gì. - Nội dung cần nắm vững: + Văn bản thuyết minh trong đời sống hàng ngày.
  10. + Thế nào là văn bản thuyết minh. + Đặc điểm của văn bản thuyết minh (trình bày các tri thức khách quan.) + Thuyết minh khác với tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, hành chính công vụ). + Nêu vai trò của thuyết minh với các kiểu văn bản khác - Điểm cần nhấn mạnh: + Văn bản thuyết minh có nhiệm vụ cung cấp tri thức khách quan về sự vật, giúp con người có được hiểu biết về sự vật một cách đúng đắn, đầy đủ. Đây là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt kiểu văn bản này với các kiểu văn bản khác. Đã là tri thức thì người viết không hư cấu, không bịa đặt, tưởng tượng hay suy luận ra mà làm được. + Nói là tri thức khách quan nghĩa là tri thức phải phù hợp với thực tế, và đòi hỏi người viết không phải bộc lộ cảm xúc cá nhân chủ quan của mình. Người viết phải biết tôn trọng sự thật, không vì lòng yêu ghét của mình mà thêm thắt cho đối tượng. + Văn bản thuyết minh có tính chất thực dụng, cung cấp tri thức là chính, không đòi hỏi bắt buộc phải làm cho người đọc thưởng thức cái hay, cái đẹp như tác phẩm văn học. Tuy nhiên, nếu viết có cảm xúc, biết gây hứng thú cho người đọc, người nghe thì vẫn tốt. Ví dụ giới thiệu một loài hoa thì có thể bắt đầu từ việc miêu tả vẻ đẹp của hoa, gợi cảm xúc chung về loài hoa ấy… 2. Cách thức tổ chức bài học: Bước 1: Tổ chức cho HS tiếp cận với văn bản mẫu: Tổ chức các tổ, nhóm tìm hiểu 3 văn bản (Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục; Huế) theo yêu cầu câu hỏi trong sách giáo khoa. Các nhóm trình bày, trao đổi; giáo viên gợi ý, định hướng học sinh tìm hiểu từng vấn đề. Bước 2: Từ văn bản mẫu rút ra khái niệm: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức(kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân…của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương pháp trình bày, giới thiệu, giải thích. Bước 3: So sánh kiểu văn bản thuyết minh với các kiểu văn bản khác đề thấy được đặc điểm của kiểu văn bản thuyết minh.
  11. Văn bản thuyết minh có nhiệm vụ cung cấp tri thức khách quan về sự vật, giúp con người có được hiểu biết về sự vật một cách đúng đắn, đầy đủ. Bước 4: Hướng dẫn học sinh thực hành: - Phần thực hành chủ yếu hướng dẫn học sinh luyện tập thông qua các văn bản trong sách giáo khoa: “Khởi nghĩa Nông Văn Vân”và “Con giun đất” để củng cố khái niệm và đặc điểm của kiểu bài thuyết minh. - Xác định mỗi văn bản cung cấp tri thức gì? - Ngoài ra, có thể cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm để khắc sâu ghi nhớ về kiểu văn bản này. Dạng 2: Phương pháp thuyết minh: 1. Cách hình thành và tích luỹ tri thức để làm văn bản thuyết minh: Nói đến văn bản thuyết minh là nói đến nhiệm vụ cung cấp tri thức khách quan về hiện tượng, sự vật, phương pháp, cách thức… nhằm giúp con người hiểu về hiện tượng, sự vật, phương pháp, cách thức đó một cách đầy đủ, cặn kẽ. Muốn thực hiện nhiệm vụ đó, người làm văn thuyết minh phải có vốn tri thức tổng hợp phong phú và sâu sắc. đó là những kiến thức về khái niệm , về đặc điểm, tính chất, về cấu tạo, về quá trình sinh thành và phát triển, về giá trị đối với con người…của đối tượng thuyết minh. Không nắm được bản chất và đặc trưng của đối tượng thì rõ ràng nội dung của lời thuyết minh sẽ không đủ sức thuyết phục. Chẳng hạn như không hiểu hoặc hiểu không rõ về tác hại của thuốc lá, không có những số liệu thống kê cụ thể, chính xác thì tác giả Nguyễn Khắc Viện sẽ không có được bài thuyết minh” Ôn dịch, thuốc lá” đầy sức thuyết phục. Tri thức được hình thành, tích luỹ bằng 3 con đường sau đây: Thứ nhất là quan sát: Khái niệm quan sát này các em đã từng được làm quen khi học về phương pháp miêu tả. Tuy nhiên, ở từng phương thức thao tác quan sát được sử dụng ở những cấp độ khác nhau. Quan sát trong miêu tả là để phát hiện đặc điểm, trạng thái hoạt động của đối tượng (bao gồm hình dáng, kích thước, màu sắc, cử chỉ, hành động, diễn biến…) Có nghĩa là dùng các giác quan để cảm nhận về đối tượng. Trong khi đó, ở phương thức thuyết minh, quan sát không đơn giản là nhìn, là xem mà phải vừa xem vừa, tức là trong quá trình quan sát phải dùng trí tuệ để phát hiện bản chất của đối tượng, phải phân biệt được trong số những đặc điểm của đối tượng đặc điểm nào chính, đặc điểm nào phụ,. Những đặc
  12. điểm nào có ý nghĩa phân biệt sự vật này với sự vật khác hoặc mỗi đặc điểm về hình dáng có ý nghĩa gì, có tác dụng gì đối sự sinh tồn của đối tượng hay đối với cuộc sống của con người. (Ví dụ: Đầu giun đất có cơ phát triển và trơn để đào, chui trong đất. Mình giun đất có chất nhờn để da luôn ướt, giảm ma sát khi chui trong đất- Ngữ văn 8 –Tập1.) Mặt khác, trong quá trình quan sát thực tiễn, người thuyết minh phải biết suy luận (Ví dụ: Từ hiện tượng muốn mua một bao thuốc 555, lúc đó trẻ em Việt Nam cần tới 15 nghìn đồng, tác giả nghĩ ngay đến hành vi trộm cắp để có tiền hút thuốc của đối tượng này). Thứ hai là thao tác tra cứu tài liệu (bao gồm từ điển, sách giáo khoa, sách tham khảo, các loại báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học…). Đối với học sinh phổ thông, nhất là học sinh lớp 8, thao tác này còn rất mới lạ cần phải được rèn luyện để trở thành thói quen. Việc tra cứu từ điển thường giúp các em xác định được khái niệm. Còn việc nghiên cứu sách giáo khoa cùng với các loại tài liệu sách, báo, tạp chí khác nhằm tích luỹ tri thức về đặc điểm, tính chất, cấu tạo, nguồn gốc, giá trị của các đối tượng. Điều quan trọng khi tra cứu các từ điển, đọc tài liệu là phải biết định hướng, lựa chọn những tri thức cần thiết và phải biết ghi chép một cách khoa học. Việc học hỏi, tích luỹ tri thức phải được thực hiện hàng ngày để khi cần có thể huy động, vận dụng vào quá trình làm bài văn thuyết minh một cách có hiệu quả nhất. Thực tế cho thấy, trong một văn bản thuyết minh có thể vận dụng rất nhiều những thông tin, số liệu về vấn đề đang đề cập tới. Ví dụ: Để có văn bản “Ôn dịch thuốc lá” tác giả bài viết đã đưa ra một loạt những thông tin, số liệu làm căn cứ: Nhiều nhà bác học, sau mấy chục năm nghiên cứu với hơn 5 vạn công trình nghiên cứu lớn tiếng báo động: “Ôn dịch thuốc lá” đe doạ sức khoẻ và tính mạng loài người, còn nặng hơn cả là AIDS… Thứ ba là phải biết phân tích. Hiểu theo nghĩa đen đây chính là thao tác chia tách đối tượng theo cấu tạo của nó (có mấy bộ phận? Là những bộ phận nào? Bộ phận nào là chính? Bộ phận nào phụ? Mỗi bộ phận có đặc điểm gì và quan hệ giữa các bộ phận ấy ra sao?….). Đây là thao tác quan trọng. đóng vai trò quyết định để xây dựng dàn ý hợp lí và hình thành toàn bộ văn bản thuyết minh. Nhờ thao tác này người thuyết minh sẽ đi vào trọng tâm của vấn đề, không rơi vào tình trạng thuyết minh lan man, dàn trải, thiếu logíc.
  13. 2. Các phương pháp thuyết minh: Phương pháp thuyết minh là một vấn đề then chốt của bài văn thuyết minh. Nắm được phương pháp thuyết minh học sinh sẽ phải ghi nhận thông tin nào, lựa chọn những số liệu nào để thuyết minh một sự vật, hiện tượng. Nếu hiểu cấu tạo của sự vật theo quá trình hình thành của nó thì phải trình bày theo quá trình đó từ trước đến sau. Nếu sự vật có nhiều bộ phận và phương diện thì lần lượt trình bày từng bộ phận, phương diện cho đến hết. Như thế trình bày theo trình tự đặc trưng của bản thân sự vật… Có 6 phương pháp thuyết minh cụ thể sau đây. 1. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích: Là phương pháp vận dụng tri thức để nêu khái niệm của hiện tượng, sự vật tức là thông qua định nghĩa để xác định đối tượng thuộc loại sự vật, hiện tượng gì, có những đặc điểm riêng nổi bật nào. Phương pháp này thường dùng để thể hiện một câu văn mở đầu cho văn bản thuyết minh giữ vai trò giới thiệu chung, có cấu trúc ngữ pháp kiểu đẳng thức C là V ( trong đó C đóng vai trò chủ thể, V đóng vai trò cung cấp những thông tin về đặc điểm, tính chất, công dụng). Nội dung thường biểu thị sự phán đoán. Đây là phương pháp mà học sinh phải luyện tập nhiều để tránh những lối thường gặp như định nghĩa quá rộng, quá hẹp, trùng lặp không làm cho người đọc nhận thức được sự vật. Ví dụ: Múa đèn Đông Anh ( Đông Sơn- Thanh Hoá) là một loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc. Đánh giá về mặt giá trị nội dung của nó, lâu nay chúng ta thường cho rằng người nông dân đã sáng tạo ra những bài ca, điệu múa để phản ánh cuộc sống lao động của nhà nông. Trong diễn xướng có 12 điệu múa tương ứng với 10 bài ca và 2 bản nhạc ( chỉ có tiết tấu) do bộ gõ thể hiện…. 2. Phương pháp liệt kê: Là phương pháp trình bày tri thức theo một trật tự nhất định. Các đơn vị tri thức được sắp xếp nối tiếp nhau theo đặc điểm , tính chất, theo thời gian, theo cấu tạo. Nghĩa là kể ra các thuộc tính, biểu hiện cùng loại. Tác dụng của phương pháp này là tạo sự phong phú trong nội dung thuyết minh, làm tăng sức thuyết phục đối với người đọc, người nghe.
  14. Ví dụ: Liệt kê trên cơ sở cấu tạo của đối tượng: “ Chung quanh núi Rồng có nhiều ngọn núi trông rất ngoạn mục như: Ngũ Hoa Phong có 5 hình đoá hoa sen chung một gốc, mọc lên từ đầm lầy, có hang tiên với các nhũ đá măng nhiều vẻ kì thú, hình rồng hút nước, hình các vị tiên…., có ngọn Phù Thi Sơn trông xa như một người đàn bà thắt trên mình một dải lụa xanh nằm gối đầu vào thân rồng. Rồi núi mẹ, núi con như hình hai quả trứng, có núi Tả Ao, vùng Sao Sa có nước trong vắt quanh năm. Rồi núi con Mèo, núi cánh Tiên đều có hình thù như tên gọi.” ( Lâm Bằng) 3. Phương pháp nêu ví dụ cụ thể: Là phương pháp nêu ra những dẫn chứng cụ thể, xác thực, đáng tin cậy để minh hoạ cho vấn đề đang được thuyết minh. Những dẫn chứng này có thể là các sự việc, địa danh hoặc con người cụ thể. Ví dụ có thể lấy từ thực tế cuộc sống, có thể dẫn ra theo các tài liệu. Cách thức nêu ví dụ có thể kết hợp với liệt kê, có thể dùng phương phức tự sự để kể chi tiết. Tác dụng của phương pháp này là tạo nên những căn cứ chân thực, xác đáng làm cho vấn đề trừu tượng trở nên cụ thể, dễ hiểu, giúp người đọc, người nghe dễ liên hệ thực tế, dễ nắm bắt thông tin, hiểu rõ được vấn đề đang được thuyết minh. Ví dụ: “Với cảnh trí nên thơ như vậy, Hàm Rồng là nơi dừng chân của bao tao nhân mặc khách: Lí Thường Kiệt, Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Thì Sĩ, Nguyễn Phượng Hiền, Tản Đà…, ở động Long Quan vẫn còn một số bài thơ khắc trên đá”. ( Lâm Bằng) 4. Phương pháp dùng số liệu: Là phương pháp sử dụng số liệu vào quá trình thuyết minh. Các số liệu này thường là kết quả của một quá trình tìm hiểu, khảo sát, thống kê- một hoạt động thể hiện tính khoa học và đảm bào tính chính xác cho văn bản thuyết minh.Người viết bài thuyết minh có thể tự thống kê số liệu từ nguồn tài liệu khác (sách, báo, các báo cáo công trình nghiên cứu…). Tuy nhiên, nếu dùng số liệu từ các nguồn số liệu khác thì phải có xuất xứ rõ ràng. Chẳng hạn như văn bản “ ôn dịch thuốc lá” đã dùng một số liệu (loại số liệu tự tìm hiểu thông qua phỏng vấn): Ta đến bệnh viện thì sẽ thấy rõ: Bác sĩ viện trưởng cho biết trên 80% ung thư vòm họng và ung thư phổi là do thuốc lá”
  15. 5. Phương pháp so sánh: Là phương pháp dùng hình thức so sánh đối chiếu giữa sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác nhằm làm nổi bật bản chất của vấn đề đang được thuyết minh. Ví dụ: So với thuỷ điện trên sông, điện thuỷ triều có một số điểm ưu việt. Điện sông còn có mùa khô, mùa cạn, thời tiết tác động đến sản lượng điện không đều. Trong khi đó, thuỷ triều cho ta một điện năng tương đối ổn định. ( Đào Xuân Trường- Vũ Đình Hoạt) 6. Phương pháp phân loại, phân tích: Là phương pháp chia vấn đề, đối tượng đang được thuyết minh thành nhiều loại, nhiều mặt, nhiều khía cạnh để là rõ từng ý. Hai thao tác phân loại, phân tích phải có sự kết hợp chặt chẽ, hài hoà. Trên cơ sở phân loại, để phân tích, phân tích theo hướng phân loại. Phương pháp này làm cho nội dung thuyết minh được trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc, tránh tình trạng hoặc quá chung chung khái quát hoặc đi vào liệt kê quá tỉ mỉ. Do vậy, đòi hỏi người thuyết minh phải có tư duy khoa học, có cái nhìn toàn diện, bao quát và đồng thời cũng thật cụ thể. Hầu hết các văn bản thuyết minh đều sử dụng phương pháp này. Ví dụ: Hoa hồng trắng mang lại một vẻ đẹp hài hoà cân xứng. Cánh hoa nửa khum khum, nửa muốn xoè rộng ra. Bông hoa xinh xắn, nằm gọn trong lá đài xanh mướt, trên một cành xanh điểm vài lá gai. Lá hồng bao giờ cũng mọc 5 chiếc so le hơi nổi viền răng cưa trên một cánh. Hoa hồng trắng đẹp từ khi còn là nụ. Nhưng đẹp nhất là lúc hoa nở rộ… Dạng 3: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh: 1. Yêu cầu chung: *.Đề văn thuyết minh: Giúp cho học sinh thấy được phạm vi, tính chất,nội dung của đề văn thông qua một số đề văn trong sách giáo khoa. Từ đó học sinh có thể nhận dạng được các kiểu đề này ngay khi bắt gặp. Đề văn thuyết minh nêu các đối tượng thuyết minh để người làm trình bày tri thức về chúng. 2. Cách làm bài văn thuyết minh:
  16. Một bài văn nói chung, bài văn thuyết minh nói riêng cũng cần phải có các bước làm bài để cho bài văn có tính thống nhất chặt chẽ và hoàn chính. Bước 1: Phải tìm hiểu đề. Đây là bước quan trọng trong quá trình làm bài văn đúng yêu cầu đề ra. Tức là trước khi viết bài học sinh phải xác định được đề văn yêu cầu cái gì? Phạm vi của đề là gì? Có xác định được như vậy thì mới xác định được trọng tâm của đề văn thuyết minh để có thể sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp. Bước 2: Tìm ý Khi đã xác định được đối tượng cần thuyết minh, thì cần xác định các ý và sắp xếp các ý theo một trình tự, hệ thống chặt chẽ. Bước 3: Lập dàn ý Phải lập dàn ý gồm 3 phần: - Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh - Thân bài: Trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi ích của đối tượng thuyết minh. - Kết bài: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng thuyết minh Bước 4: Viết bài Sau khi đã hoàn tất 3 bước trên, người thuyết minh có thể viết bài hoàn chỉnh. Bước5 : Kiểm tra bài viết, sửa những lỗi cơ bản để bài viết được hoàn chỉnh. Dạng 4. Thuyết minh về một thứ đồ dùng 1. Yêu cầu chung: Đây là kiểu bài thuyết minh về đồ dùng trong cuộc sống sinh hoạt của con người.Trong thực tế, kiểu đối tượng thuyết minh này rất đa dạng, phong phú với nhiều cấu trúc hình dạng khác nhau. Tuy nhiên, dù đơn giản hay phức tạp thì người thuyết minh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin để giúp người đọc, người nghe hiểu rõ về đối tượng cần thuyết minh. Với kiểu bài thuyết minh này, học sinh phải chuẩn bị ở nhà một thứ đồ dùng quen thuộc gần gũi với tất cả mọi người. Để làm tốt, người viết cần phải có tri thức thuyết minh về đồ dúng đó. Cụ thể là tìm hiểu kĩ về nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo, lợi ích đối với con người….
  17. Ví dụ: Thuyết minh về một cái xe đạp, cái bút bi, chiếc áo dài Việt Nam, một nhạc cụ dân tộc (sáo, đàn bầu,…) Có thể tham khảo một bài viết hoàn chỉnh về cây sáo trúc: “ Từ bao đời nay, sáo trúc đã gắn bó với đời sống văn hoá, tinh thần của người Việt nam từ Bắc vào Nam, từ đống bằng đến trung du. Có thể nói rằng, sáo trúc là hình ảnh tượng trưng cho đồng quê Việt Nam. Sáo trúc có từ rất sớm, người ta thấy hình trạm nổi trên phiến đá chân cột chùa Phật Tích (Hà Bắc) xây dựng vào thời Lý (Khoảng thế kỉ thứ XI) đã miêu tả một dàn bát âm cổ, trong đó có người đang biểu diễn thổi sáo trúc. Với vật liệu chính là trúc, tre, trọn một ống trúc có đướng kính là 1,5cm, chiều dài chừng 3cm, trên thân ống người ra khoét một lỗ thổi, 6 hoặc 10 lỗ bấm (tuỳ theo ý muốn là sáo cổ hay sáo đã cải tiến). Người ta có trên tay một nhạc cụ rất giàu khả năng diễn đạt cung bậc, sắc thái, vừa phong phú tinh tế trong tâm hồn người Việt Nam. Ngày nay, cây sáo trúc cải tiến có 10 lỗ bấm, có khả năng thể hiện linh hoạt hơn mọi loại bài bản, ở các loại giọng với âm cực trên hai quãng tám(sáo cổ chỉ có âm cực 1 quãng tám). Sáo trúc có thể tham gia độc tấu với các dàn nhạc cổ truyền, dàn nhạc nhẹ, dàn nhạc thính phòng, dàn nhạc giao hưởng. Với âm sắc độc đáo, giàu màu sắc dân gian, sáo trúc không chỉ được người nghe trong nước yêu thích mà còn chiếm được cảm tình của bạn bè Quốc tế”. 2. Yêu cầu về phương pháp: - Muốn thuyết minh về một thứ đồ dùng, trước tiên người viết cần phải quan sát, tìm hiểu kĩ cấu tạo, tính năng tác dụng, cơ chế hoạt động của đồ dùng đó. Cách trình bày: Tiến hành giới thiệu lần lượt những bộ phận tạo thành, nói rõ cách sử dụng và bảo quản tránh nói chung chung. - Xác định ý và xây dựng bố cục: Bố cục của bài viết thuyết minh thường có 3 phần. - Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh Cách giới thiệu nên linh hoạt: có thể nên đi thẳng vào đối tượng thuyết minh, giới thiệu bằng nêu định nghĩa hoặc khái quát khái niệm về đối tượng được thuyết minh
  18. hay sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh để tạo cách nói đòn bẩy nhằm làm nổi bật đối tượng sẽ thuyết minh. Ví dụ: Phần mở bài giới thiệu chiếc bút bi theo cách so sánh: “Hiện nay, bên cạnh chiếc bút mực là loại bút truyền thống của dân tộc thì còn có một loại bút nữa rất thông dụng trên toàn thế giới, cho mọi lứa tuổi. Đó là chiếc bút bi.” Hoặc cách mở bài khái quát về chiếc áo dài Việt Nam: “ Người Việt Nam luôn được coi là cách ăn mặc kín đáo nhất. Người con gái Việt Nam đã duyên dáng lại càng duyên dáng thướt tha hơn trong chiếc áo dài dân tộc. Nó đã trải qua bao sự đổi thay với nhiều sự cách tân kiểu dáng của những nhà thiết kế tạo mẫu, tạo cho nó một dáng vẻ hài hào cân đối như kiểu dáng bây giờ.” - Thân bài: Là phần trọng tâm của văn bản, phần này nêu cụ thể đặc đỉem riêng của đồ dùng. Phương pháp thuyết minh chính là phân tích, phân loại hoặc định nghĩa, so sánh, liệt kê, số liệu. Ví dụ: Đoạn thuyết minh về đôi dép lốp: “ Đôi dép lốp được làm bằng lốp (vỏ) ô tô nên gọi là đôi dép lốp( hoặc dép cao su). Người ta chọn phần bằng phẳng của lốp ô tô cú, cắt ra làm đế dép. Đế dép được đục thành tám khe mỏng để sâu bốn quai dép. Quai dép bằng xăm (ruột) ô tô, cắt thành tứng sợi dài để đủ ôm bàn chân. Bề ngang khoảng 1,5 cm- 2cm, giống như những sợi râu. Vì vậy, có nơi gọi là dép râu. Dùng cái râu dép bằng sắt có hai mảnh dát mỏng xâu từ dưới đế dép lên, cặp chặt đầu quai dép vào giữa rồi rút mạnh. Quai dép được kéo qua khe mỏng của đế và có tính chất đàn hồi của cao su nên rất chặt, không tụt ra được”. - Kết bài: Có nhiệm vụ khép lại vấn đề thuyết minh. Có thể kết bằng một lời khẳng định về ý nghĩa, công dụng, lợi ích của đối tượng thuyết minh trong cuộc sống. Ví dụ: Phần kết bài của chiếc áo dài Việt Nam. “ Những chiếc áo dài Việt Nam, dù với màu sắc đậm nhạt, hay dịu mát, may bằng vải thô hay tơ, gấm lụa là, vạt áo có ngắn cũn cũng chỉ tiếp nhận tinh hoa mà gạn lọc cặn bã, tô bồi thêm nét đẹp mà vẫn giữ cái tính Việt Nam. Chính vì vậy mà người Việt Nam vẫn yêu quý tà áo Việt”.
  19. Dạng 5. Thuyết minh về một thể loại văn học 1. Yêu cầu chung: Nằm trong thể loại văn thuyết minh, kiểu bài thuyết minh về một thể loại văn học nhằm cung cấp cho học sinh những kĩ năng cơ bản về thể loại văn học, rèn kĩ năng trình bày những tri thức khách quan, khoa học, chính xác, nâng cao năng lực tư duy và biểu đạt của học sinh. Cụ thể là khả năng quan sát, mô tả, thuyết minh đặc điểm của một thể thơ, một thể loại hoặc một văn bản. Với kiểu bài này, yêu cầu đối với giáo viên là phải định hướng để học sinh tìm hiểu đề bài nhằm xác định đối tượng, tìm ra hướng trình bày theo một trình tự nhất định thích hợp với đối tượng thuyết minh. Với học sinh, yêu cầu các em phải tìm hiểu trước về đối tượng, đọc những tài liệu tham khảo có liên quan đên các thể loại văn học. Phải quan sát, nhận xét sau đó khái quát thành đặc điểm. Khi nêu đặc điểm phải biết lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu quan trọng và lấy ví dụ để làm sáng tỏ đặc điểm đó. 2. Đề xuất cách thức thực hiện bài dạy: - Sử dụng phương pháp quy nạp. - Hướng triển khai: Thuyết minh thể thơ thất ngôn bát cú. Bước1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề để tìm hiểu các phương diện: Kiểu bài, đối tượng thuyết minh, nội dung thuyết minh, phương pháp thuyết minh. - Kiểu bài: Thuyết minh; - Đối tượng: Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật; - Nội dung thuyết minh: Trình bày, giải thích, giới thiệu các đặc điểm của thể thơ. - Phương pháp thuyết minh: định nghĩa, phân tích, nêu số liệu, nêu ví dụ. Bước2: Hướng dẫn học sinh quan sát tích luỹ kiến thức: - GV chuẩn bị 2 bài thơ trên bảng phụ : + Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác( Phan Bội Châu) + Đập đá ở Côn Lôn ( Phan Châu Trinh). - Học sinh quan sát và tìm ra những đặc điểm của hai bài thơ đó. Bước 3: Hướng dẫn học sinh lập dàn bài: Bước4: Hướng dẫn học sinh tập viết đọc, viết bài. Bước 5: kiểm tra lại văn bản viết, có thể trình bày trước lớp.
  20. Giáo án thử nghiệm: Ngữ văn : Tiết 61 Thuyết minh về một thể loại văn học A. Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức : Giúp HS : Củng cố kiến thức về kiểu bài thuyết minh. 2. Kĩ năng : - Được rèn luyện năng lực quan sát, nhận thức một thể loại văn học, dùng kết quả quan sát để làm bài thuyết minh. - Rèn các thao tác xây dung văn bản thuyết minh. 3. Thái độ : Thấy được : muốn làm bài văn thuyết minh về thể loại văn học phải dựa vào quan sát, tìm hiểu, tra cứu. - Giáo dục cho học sinh ý thức quan sát tìm hiểu mọi sự vật quanh mình để có thể làm văn thuyết minh được tốt. B. Chuẩn bị của thầy và trò : - Bảng phụ có ghi hai bài thơ : Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ( Phan Bội Châu) Đập đá ở Côn Lôn ( Phan Châu Trinh) C. Tổ chức các hoạt động dạy học * ổn định, tổ chức : * Kiểm tra bài cũ : * Các hoạt động dạy học bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm I. Từ quan sát đến miêu tả, thuyết minh hiểu đề. đặc điểm một thể loại văn học 1, Tìm hiểu đề G/v chép đề bài lên bảng Đề bài : Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ? Xác định thể loại, yêu cầu ( đối ngôn bát cú tượng, phạm vi ) của đề văn. - Thể loại : Thuyết minh - Đối tượng thuyết minh : Đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú. ? Để giới thiệu về thể thơ này thì em +Quan sát hai bài thơ: sẽ phải làm gì. + Tìm hiểu đặc điểm hình thức của chúng(số tiếng, dòng, luật bằng- trắc, đối,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2