SKKN: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học Trung học Phổ thông
lượt xem 76
download
Sáng kiến “ Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học Trung học Phổ thông” góp phần phát triển năng lực tư duy và rèn trí thông minh cho học sinh giải bài tập trắc nghiệm nhanh hơn mới đảm bảo được thời gian làm bài thi Hóa học. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học Trung học Phổ thông
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ÁP DỤNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG - BẢO TOÀN ELECTRON NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
- I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Ngày 29/10/2012, Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) ban hành Kết luận số 51 KL/TW về Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Để thực hiện có kết quả các nội dung Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, bản thân là giáo viên: tôi cố gắng thực hiện tốt công tác gảing dạy và góp thêm một chuyên đề nhỏ nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy. - Nghiên cứu nội dung bài tập có trong sách giáo khoa, sách bài tập đi kèm, phân phối chương trình môn hóa học các lớp 10, 11, 12 (Phụ lục 01) - Đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp phù hợp, ngắn gọn mới gây được hứng thú học tập của học sinh thì hiệu quả của việc giảng dạy được nâng cao, hiệu quả của việc giảng dạy được khẳng định khi học sinh làm bài kiểm tra, làm bài thi (tốt nghiệp, cao đẳng, đại học). - Học tập và sử dụng phần mềm Crocodile Chemistry 6.05 để hổ trợ một số thí nghiệm trong dạy học môn hóa học Từ đó tìm nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng bộ môn phù hợp với việc thi bộ môn hóa học ở hình thức trắc nghiệm khách quan . - Một trong các giải pháp trên, tôi đã chọn đề tài : ÁP DỤNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG, BẢO TOÀN ELECTRON NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. Đề tài cũng góp phần phát triển năng lực tư duy và rèn trí thông minh cho học sinh giải bài tập trắc nghiệm nhanh hơn mới đảm bảo được thời gian làm bài thi (Phụ lục 02) II. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Nghiên cứu chương trình hóa học lớp 10 có một số bài tập định tính (khó), các bài tập định lượng (rất khó). Lớp 11 chương nitơ – photpho, hidrocacbon no, không no. Lớp 12 chương este – lipit, kim loại và điều chế kim loại. dạng các bài tập bố trí trong đề thi tốt nghiệp các năm, trong đề thi cao đẳng, thi đại học rất cần thiết áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron Căn cứ vào chuẩn kiến thức kỹ năng, nội dung của bài tập, bố trí của bài tập trong phân phối chương trình, do đó khi thảo luận ở tổ thống nhất là lớp 10, 11, 12 đều dạy lồng ghép trong tiết luyện tập như thế nào để kiến thức liên tục, đầy đủ, đồng bộ và có tính hệ thống Vì vậy: chuyên đề ÁP DỤNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG, BẢO TOÀN ELECTRON NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, được giảng dạy ngay từ lớp 10, sau khi học bài axit sunfuric, lớp 11 sau chương hidrocacbon không no, lớp 12 sau bài điều chế kim loại
- Chuyên đề này không phải là mới hoàn toàn, thực sự là có rất nhiều sách viết, tuy nhiên tôi muốn chỉ ra sự thiết thực của việc giúp học sinh áp dụng được nội dung này trong chương trình hóa học phổ thông trung học bằng các hình thức III. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI CHỌN GIẢI PHẢP CỦA ĐỀ TÀI: 1. Thuận lợi: Về bản thân: + Bản thân yêu nghể, tâm huyết với nghề. + Được bồi dưỡng các khóa tập huấn, các lớp chuyên đề về các chủ trương chính sách đổi mới của Bộ GD – ĐT do sự chỉ đạo của Sở GD – ĐT Đồng Nai. + Thực hiện đổi mới theo “phương pháp dạy – học tích cực” Về phía nhà trường: + Cập nhật và triển khai kịp thời các công văn và đồng bộ. + Cơ sở thiết bị tương đối phù hợp cho thí nghiệm thực hành Về phía học sinh: + Học sinh ham học hỏi, từ thu thập thông tin từ sách giáo khoa, các sách tham khảo. + Học sinh ham thích bộ môn luôn muốn tìm phương pháp học tập tốt hơn. + Đa số tích cực trong học tập. 2. Khó khăn: + Còn một số học sinh không tự học, tự nghiên cứu các dạng bài tập này, tự bỏ qua khi có kiểm tra các dạng bài tập này do đó cần thiết phải dạy các em chuyên đề này. + Thực hiện các giáo viên trong khối nhóm dạy chưa đồng bộ, có giáo viên cung cấp đủ dạng nhưng cũng có giáo viên cung cấp chưa đủ dạng. IV. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: Phần 1: Nội dung chuyên đề. Phần 2: Tổ chức học sinh làm bài kiểm tra tự luận, trắc nghiệm, tham gia câu lạc bộ hóa học. Phần 3: Từ kết quả của học sinh, giáo viên phân tích, rút kinh nghiệm Phần 1. ÁP DỤNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG BẢO TOÀN ELECTRON I. Mục tiêu chuyên đề: 1. Kiến thức Biết: Tổng khối lượng chất tham gia bằng tổng khối lượng chất tạo thành Tổng electron do chất khử nhường bằng tổng electron do chất oxi hóa nhận Trong phản ứng hóa học: Kim loại luôn là chất khử, O2, O3, F2 luôn là chất oxi hóa, ..., H2SO4 đặc nhất là đặc nóng, HNO3 luôn thể hiện tính oxi hóa Hiểu: Bài toán dạng này đa phần là xảy ra nhiều giai đoạn hoặc nhiều phản ứng. Vận dụng: Hỗn hợp các phản ứng trao đổi
- Hỗn hợp chất oxi hóa tác dụng với hỗn hợp chất khử. Hỗn hợp chất khử tác dụng với dung dịch HNO3 hoặc H2SO4 đặc hoặc cả 2 axit này trong dung dịch Bài toán oxi hóa – khử xảy ra qua nhiều giai đoạn 2. Rèn luyện kỹ năng: Có thể không cần viết phương trình, hoặc chỉ cần viết sơ đồ phản ứng với các hệ số cơ bản cần thiết Đối với phản ứng oxi hóa – khử cần xác định được chất oxi hóa, chất khử, số mol của chúng Viết quá trình oxi hóa, quá trình khử, từ đó áp dụng bảo toàn electron Kết hợp vấn đề bảo toàn mol nguyên tử II. Lý thuyết của chuyên đề: cung cấp bài giải mẫu của một số dạng căn bản nhất A. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: Nội dung định luật Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng Hệ quả: - Gọi mT là tổng khối lượng các chất trước phản ứng. Gọi mS là tổng khối lượng các chất sau phản ứng. Như vậy dù cho phản ứng xảy ra vừa đủ hay có chất dư ta vẫn có mT = mS. (Dùng chủ yếu trong phản ứng nhiệt luyện) - Khối lượng muối của kim loại = tổng khối lượng của cation + tổng khối lượng của anion ( M M = M M ) và ( M A = M A ) n+ n- Định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron được áp dụng thường xuyên trong các bài toán của các phản ứng oxi hóa – khử, khi số ẩn số nhiều hơn số dữ liệu Định luật bảo toàn khối lượng thường xuyên áp dụng vào các bài toán hóa học hữu cơ, vô cơ khi số ẩn số nhiều hơn số dữ liệu Học sinh áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và bảo toàn electron nhiều nhất là sau khi học xong bài axit sunfuric, lớp 11 là sau khi học xong chương hidrocacbon không no, và lớp 12 là sau khi học xong bài điều chế kim loại. Do đó ở từng khối lớp học, chuyên đề này được áp dụng các bài tập vào thời điểm hợp lý là điều thiết thực, được lặp đi lặp lại ở mỗi năm học, đến lớp 12 thực học được 3 lần. Tuy nhiên chuyên đề này áp dụng vào lớp 11 tổ chức dạng câu lạc bộ hóa học nhằm tạo sự sinh động tránh nhàm chán. Đối với khối lớp 10, 12 dành trong bài kiểm tra 15 phút với hình thức trắc nghiệm với các đề khác nhau. Thực hiện được chuyên đề này, cần dạy các bài tập mẫu (hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh) sau cùng học sinh phải ghi chép được nội dung bài giải, thiết lập ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm 1. Gỉải một số bài tập mẫu đối với hóa học vô cơ hóa học lớp 10
- Câu 1 Hòa tan hòan tòan 12,8 gam hỗn hợp Mg, Zn và Al trong dung dịch H2SO4 lõang dư thu được 10,08 lít khí (đkc). Tính khối lượng của hỗn hợp muối thu được? A. 26,4 gam B. 100,1 gam C. 32 gam D. 51,2 gam. Giải 2 M + xH2SO4 M 2 (SO4 )x + xH2. Nhận xét mol H2SO4 = mol H2. 10,08 10,08 12 + x 98 = m muoi + x2 22,4 22,4 m muoi = 51,2 gam Câu 2 Hòa tan hoàn toàn 9,35 gam hỗn hợp Mg, Fe và Al trong dung dịch HCl thu được 6,16 lít khí (đkc). Tính khối lượng của hỗn hợp muối thu được? A. 26,4 gam B. 18,8375 gam C. 28,875 gam D. 51,2 gam. Giải 2 M + 2xHCl 2 MCl x + xH2. Nhận xét mol HCl = 2 mol H2. 6,16 6,16 9,35 +2 x 36,5 = m muoi + x2 22,4 22,4 m muoi = 28,875 gam Câu 3: Hòa tan 18,78 gam hỗn hợp Fe, Al và Cu trong dung dịch H2SO4 dư thu được dung dịch X, 7,68 gam chất rắn và 6,72 lít khí H2 (đkc). Tính khối lượng của hỗn hợp muối thu được? A. 69,3 gam B. 39,9 gam C. 47,58 gam D. 51,2 gam. Giải Cách 01: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng. 2 M + xH2SO4 M 2 (SO4 )x + xH2. Nhận xét mol H2SO4 = mol H2. 6,72 6,72 18,78 + x 98 = m muoi + 7,68 + x2 22,4 22,4 m muoi = 39,9 gam Cách 02: Lập hệ 2 phương trình bậc nhất 2 ẩn số Kim loại + axit (HCl, H2SO4 loãng) muối + H2. Nhận xét mol H2SO4 = mol H2. Nhận xét mol HCl = 2 mol H2. Oxit kim loại + axit (HCl, H2SO4 loãng) muối + H2O Nhận xét mol H2SO4 = mol H2O. Nhận xét mol HCl = 2 mol H2O. B1. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron: Câu 1 : Hỗn hợp khí A gồm clo và oxi. A phản ứng vừa hết với một hỗn hợp B gồm 6 gam Mg và 8,1 gam Al tạo ra 39,05 gam hỗn hợp các muối clorua và oxit của hai kim loại. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng và theo thể tích của hỗn hợp A?
- Giải Hỗn hợp A gồm các phi kim, hỗn hợp B gồm các kim loại. Vậy hỗn hợp kim loại nhường electron, hỗn hợp phi kim nhận electron. Viết các quá trình nhường, nhận electron đó? 0 -1 0 +2 Cl2 + 2 x 1e 2 Cl- Mg Mg 2+ + 2e x 2x 0,25 2 x 0,25 0 -2 0 +3 2- 3+ O 2 + 2 x 2e 2 O Al Al + 3e y 4y 0,3 3 x 0,3 2 x + 4y = 1,4 (1) 71 x + 32 y = 39,05 – (6 + 8,1) = 24,95 (2) Vậy x = 0,25 y = 0,225 0,25×71×100% %m Cl2 = = 71,14%, %m O2 = 100% - 71,14% = 28,86% 24,95 0,25×100% 0,225×100% %VCl2 = %n Cl2 = = 52,63%, %VO2 = %n O2 = = 47,37%, 0,475 0,475 Câu 2 : Cho 8,96 lít (đkc) hỗn hợp khí A gồm clo và oxi tác dụng vừa hết với 18,4 gam hỗn hợp B gồm Zn và Al tạo ra 42,9 gam hỗn hợp clorua và oxit của hai kim loại a. Tính thành phần phần trăm về thể tích của từng chất trong hỗn hợp A. b. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp B Giải Hỗn hợp A gồm các phi kim, nên hỗn hợp A nhận electron, hỗn hợp B gồm các kim loại, nên hỗn hợp B nhường electron. 0 -1 0 +2 - 2+ Cl2 + 2 x 1e 2 Cl Zn Zn + 2e 0,3 2 x 0,3 a 2a 0 -2 0 +3 2- 3+ O2 + 2 x 2e 2 O Al Al + 3e 0,1 0,1 x 4 b 3b 8,96 x+y= = 0,4 (1) 22,4 71 x + 32 y = 42,9 – 18,4 = 24,5 (2) Vậy x = 0,3 y = 0,1 65 a + 27 b = 18,4 (1) 2 a + 3 b = 1 (2) Vậy a = 0,2 b = 0,2 0,2×65×100% %m Zn = = = 70,65%, %m Al = 100% - 70,65% = 29,35% 18,4 0,3×100% 0,1×100% %VCl2 = %n Cl2 = = 75%, %VO2 = %n O2 = = 25%, 0,4 0,4
- Câu 3 : Cho m gam bột Fe tác dụng với oxi không khí, sau một thời gian thu được 32,4 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn chất rắn X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 5,04 lít khí SO2 (đkc). Tính giá trị của m ? A. 50,4 gam B. 25,2 gam C. 16,8 gam D. 19,6 gam Phân tích đề - TN1 Fe nhường electron, O nhận electron. +6 - TN2 các electron dạng Fe (II), Fe dư tiếp tục nhường electron đến Fe3+, S nhận electron. Vậy tổng 2 TN Fe nhường 3 electron Giải bài tập 0 +3 0 -2 Fe Fe + 3e O + 2e O m m 32,4-m 32,4-m 3 2 56 56 16 16 +6 +4 S + 2e S 5,04 0,225.2 22,4 m 32,4-m Định luật bảo toàn electron: 3 = 2 + 0,45 56 16 m = 25,2 2. Giải một số bài tập mẫu đối với hóa học hữu cơ hóa học 11: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng trong hóa học hữu cơ: tương đối khó so với hóa học vô cơ vì phản ứng hóa học trong hữu cơ xảy ra không hoàn toàn và không theo một hướng nhất định. Vì vậy, cần biện luận từ cơ sở lý thuyết sau đó áp dụng định luật để đến kết quả Đa số không cần thiết viết các phương trình phản ứng Câu 1: Hỗn hợp C2H2 và H2 lấy cùng số mol. Lấy 1 lượng hỗn hợp X cho đi qua chất xúc tác thích hợp, đun nóng được hỗn hợp Y gồm 4 chất. Dẫn Y đi qua nước brom thấy khối lượng bình tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít khí Z (đkc) có tỷ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đkc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là: A. 33,6 lít B. 22,4 lít C. 16,8 lít D. 44,8 lít Giải Hỗn hợp ban đầu: C2H2 và H2. Hỗn hợp sau phản ứng: C2H6, C2H4, C2H2, H2. Từ hỗn hợp đầu sang hỗn hợp sau phản ứng thực hiện trong bình kín. Do vậy: mX = mY . Mà Y gồm: hidrocacbon không no và hidrocacbon no. Các chất trong Y đều tham gia phản ứng cháy, các chất trong X cũng đều tham gia phản ứng cháy, nên đốt cháy Y chính là đốt cháy X Gọi x là số mol C2H2 ban đầu, do đó số mol H2 cũng là x 4,48 Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: 26 x + 2 x = 10,8 + .8.2 x = 22,4 0,5
- 2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O 0,5 1,25 2H2 + O2 2H2O 0,5 0,25 Vậy V0 = (1,25 + 0,25)22,4 = 33,6 lít O2 Câu 2: Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2 với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom dư thì còn lại 0,448 lít hỗn hợp khí Z (đkc) có tỷ khối so với O2 là 0,5. Khối lượng của bình đựng dung dịch brom tăng là: A. 1,2 gam B. 1,04 gam C. 1,64 gam D. 1,32 gam Giải Hỗn hợp ban đầu: 0,06 mol C2H2 và 0,04 mol H2. Hỗn hợp sau phản ứng: hidrocacbon không no và hidrocacbon no, H2 dư (nếu có). Hỗn hợp khí Z là C2H6 và H2. Khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng là khối lượng của hidrocacbon không no Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: 0,06.26 + 0,04.2 = m + 0,448 .0,5.32 m = 1,32 gam 22,4 Câu 3: Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol C3H4, 0,2 mol C2H4, 0,35 mol H2 với bột Ni xúc tác được hỗn hợp Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y qua bình đựng dung dịch KMnO4 dư, thấy thoát ra 6,72 lít hỗn hợp khí Z (đkc) có tỷ khối so với H2 là 12. Bình đựng dung dịch KMnO4 tăng số gam là: A. 17,2 gam B. 9,6 gam C. 7,2 gam D. 3,3 gam Giải Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: 6,72 0,1.42 + 0,2.28 + 0,35.2 = m + .2.12 m = 3,3 gam 22,4 3. Giải một số bài tập mẫu trong hóa học 12, sau bài học điều chế kim loại Tóm tắt lý thuyết: Khí + khí hoặc khí + rắn. Đề bài không cho biết phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nó thuộc phản ứng không hoàn toàn nhietdo A x O y + y CO x A + yCO2. Với A là kim loại (trừ kim loại IA, IIA, Al). nhietdo A x O y + y H2 x A + yH2O. Nhận xét: mol CO phản ứng = mol CO2, mol O phản ứng = mol CO Mol H2 phản ứng = mol H2O, mol O phản ứng = mol H2. Câu 1: Cho luồng khí CO dư đi qua 46,6 gam hỗn hợp gồm CuO, Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 43,4 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là: (Câu 26 mã đề 438 thi đại học khối A năm 2009)
- A. 64 gam B. 16 gam C. 30,6 gam D. 32 gam Giải: Hỗn hợp ban đầu: CuO, Al2O3. Phản ứng xảy ra hoàn toàn nhietdo CuO + CO Cu + CO2. Hỗn hợp sau phản ứng là: Cu, Al2O3. Bao nhiêu O trong CuO ban đầu và Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: 46,6 + 28 a = 43,4+ 44 a a = 0,2 mCuO = 80.0,2 = 16 gam Câu 2: Dẫn luồng khí CO đi qua 46,8 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe3O4 nung nóng, thu được 42,8 gam chất rắn. Tính thể tích khí CO2 sinh ra? A. 64 gam B. 16 gam C. 30,6 gam D. 32 gam Giải: nhietdo A x O y + y CO x A + yCO2. Hỗn hợp ban đầu: CuO, Fe3O4. Phản ứng xảy ra không hoàn toàn Hỗn hợp sau phản ứng là: Cu, Fe, .... Cách 1: Khối lượng chất rắn giảm là khối lượng oxi tham gia phản ứng n O phản 46,8-42,8 ứng = n CO phản ứng = n CO = = 0,25 2 16 Cách 2: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: 46,8 + 28 a = 42,8+ 44 a a = 0,25 VCO = 0,25.22,4 = 5,6 lít 2 Câu 3: Dẫn khí CO đi qua 34 gam hỗn hợp gồm MgO, CuO, Fe2O3 nung nóng, thu được m gam hỗn hợp chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí Y qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 30 gam kết tủa. Tính giá trị của m? A. 19,2 gam B. 29,2 gam C. 35,3 gam D. 23,45 gam Giải: nhietdo A x O y + y CO x A + yCO2. Hỗn hợp ban đầu: CuO, MgO, Fe2O3. Phản ứng xảy ra không hoàn toàn Hỗn hợp sau phản ứng là: Cu, Fe, MgO, .... CO2 + Ca(OH)2 dư CaCO3 + H2O 30 0,3 = 0,3 100 Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: 34 + 28. 0,3 = m + 44. 0,3 m = 29,2 gam Câu 4: Cho 21 gam hỗn hợp gồm glyxin và axit axetic tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch X chứa 32,4 gam muối. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 44,65 B. 50,65 C. 22,35 D. 33,50 Giải Các phản ứng xảy ra : Thí nghiệm 1 : H2N-CH2-COOH + KOH H2N-CH2-COOK + H2O (1)
- x x CH3-COOH + KOH CH3-COOK + H2O (2) y y Thí nghiệm 2 : H2N-CH2-COOK + 2HCl ClH3N-CH2-COOH + KCl (3) x 2x CH3-COOK + HCl CH3-COOH + KCl (4) y y y 75 x + 60 y = 21 (1) 113 x + 98 y = 32,4 (2) Vậy x = 0,2 y = 0,1 Từ thí nghiệm 2 ta áp dụng định luật bảo toàn khối lượng : 32,4 + (0,2.2 + 0,1) 36,5 = 0,1. 60 + m m = 44,65 gam B2. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và bảo toàn electron trong hóa học lớp 10 Giải bài tập mẫu trong hóa học lớp 11, 12 Câu 1: Dẫn luồng khí CO đi qua hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn X và khí Y. Cho Y hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Chất rắn X phản ứng với dung dịch HNO3 dư thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của V là A. 2,24 B. 4,48 V. 6,72 D. 3,36 Giải Thí nghiệm 1 : +2 +4 +... +,,, C C + 2e M + ..e M (1) 0,15 0,3 Thí nghiệm 2 : +,,, +... +5 +2 M M + ..e N + 3e N (2) +5 +2 Từ (1) và (2) suy ra N + 3e N (2) 0,3 0,1 CO2 + Ba(OH)2 dư BaCO3 + H2O 29,55 0,15 = 0,15 197 Vậy VNO = 0,1.22,4 = 2,24 lít Câu 2: Nung m (gam) bột sắt trong khí O2 thu được 40,8 gam hỗn hợp chất rắn X. Hoà tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư) , thoát ra 6,72 lít NO (đktc) (sản phẩm thử duy nhất). Giá trị của m là: A. 11,2 B. 16,8 C. 33,6 D. 25,2
- Giải bài tập 0 +3 0 -2 Fe Fe + 3e O + 2e O m m 40,8-m 40,8-m 3 2 56 56 16 16 +5 +2 N + 3e N 6,72 0,3x3 22,4 m 40,8-m Định luật bảo toàn electron: 3 = 2 + 0,3x3 56 16 m = 33,6 Câu 3: X là hỗn hợp gồm Al, FeO, CuO tỷ lệ mol 1: 1: 1. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm 17,9 gam hỗn hợp X một thời gian (không có không khí) thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hết Y trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được bao nhiêu lít NO2 (đkc)? A. 3,36 lít B. 6,72 lít C. 8,96 lít D. 4,48 lít Giải Ta có: 27 x + 72 x + 80 x = 17,9 Suy ra x = 0,1 Thí nghiệm 1 : 0 +3 +... +,,, Al Al + 3e M + ..e M (1) 0,15 0,3 Thí nghiệm 2 : +,,, +... +5 +4 M M + ..e N + 1e N (2) 0 +3 Al Al + 3e +2 +3 Fe Fe + 1e Tổng 2 thí nghiệm: 0 +3 +5 +4 Al Al + 3e N + 1e N (2) 0,1 0,3 0,4 0,4 +2 +3 Fe Fe + 1e 0,1 0,1 Vậy VNO = 0,4.22,4 = 8,96 lít 2 Bài tập tự luyện Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg, Zn bằng lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hidro (đkc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là: A. 9,52 gam B. 14,86 gam C. 8,98 gam D. 7,25 gam
- Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml dung dịch axit H2SO4 0,1 M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là: A. 6,81 gam B. 11,71 gam C. 3,81 gam D. 5,81 gam Câu 3: Hỗn hợp khí X gồm 0,3 mol H2 và 0,1 mol vinyl axetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỷ khối so với không khí là 1. nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom dư thì có m gam brom tham gia phản ứng. Gía trị của m là:A. 16 gam B. 32 gam C. 3,2 gam D. 8 gam Câu 4: Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V lít khí CO2 (đkc) và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là: V V V V A. m = 2 a - B. m = 2 a - C. m = a - D. m = a + 11,2 22,4 5,6 5,6 Câu 5 : Đốt 5,6 gam Fe trong không khí, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là: A. 18,0. B. 22,4. C. 15,6 D. 24,2. + 2+ Câu 6: Một dung dịch X gồm 0,01 mol Na ; 0,02 mol Ca ; 0,02 mol HCO3 và a mol ion X (bỏ qua sự điện li của nước). Ion X và giá trị của a là A. NO3 và 0,03 B. Cl và 0,01 C. CO32 và 0,03 D. OH và 0,03 Câu 7 : Hòa tan 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch X và 1,344 lít (đkc) hỗn hợp Y gồm 2 khí là N2O và N2. Tỷ khối của hỗn hợp Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là: A. 34,08 gam B. 38,34 gam C. 106,38 gam D. 97,98 gam Câu 8. Cho 14,55 gam muối H2NCH2COONa tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X, thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 16,73 gam B. 8,78 gam C. 20,03 gam D. 25,50 gam. Câu 9: Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các amino axit đều có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2 trong phân tử. Giá trị của m là A. 51,72 B. 54,30 C. 66,00 D. 44,48 Câu 10 : Hòa tan hoàn tòan hỗn hợp gồm a mol FeS2 và 0,15 mol Cu2S vào axit HNO3 vừa đủ, thu được dung dịch X (chỉ chứa 2 muối sunfat) và khí duy nhất NO. Giá trị của a là: A. 0,06 B. 0,04 C. 0,09 D. 0,3
- Câu 11: Cho 10 gam hỗn hợp 2 ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng vừa đủ với Na kim loại thu được 14,4 gam chất rắn và V lít khí H2 (đkc). Tính giá trì của V? A. 1,12 lít B. 2,24 lít C. 3,36 lít D. 4,48 lít Câu 12: Hòa tan hết 12 g hỗn hợp kim loại gồm Mg, Zn và Al vào dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch Y và 6,72 lít H2 (đktc). Khối lượng muối khan thu được trong dung dịch Y là m gam. Giá trị m là: A. 20,4 B. 30,4 C. 40,8 D. 60,8 Câu 13: Hòa tan hết 7,8g hỗn hợp 3 kim loại (Zn, Mg, Al) vào H2SO4 đặc nóng, thu được m gam muối khan, sản phẩm khử gồm 4,48 lít SO2; 2,24 lít H2S và 1,6g S. Các khí đo ở đktc a. Giá trị m là: A. 39,9 B. 79,8 C. 119,7 D. 159,6 b. Số mol H2SO4 đã phản ứng là: A. 1,1 B. 2,2 C. 3,3 D. 4,4 Câu 14: Hòa tan hết 1,35g hỗn hợp (Al, Mg, Cu) vào dung dịch HNO3 thu được 1,12 lít hỗn hợp khí X gồm NO2 và NO (sản phẩm khử duy nhất) có tỉ khối của X so với hiđro bằng 21,4. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị m là: A. 3,83 B. 3,21 C. 5,69 D. 5,70 Câu 15: Hòa tan 4,76g hỗn hợp kim loại gồm Zn và Al có tỉ lệ mol 1:2 vào 400 ml dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được dung dịch X chứa m gam muối và không có khí thoát ra. Giá trị m là A. 25,8 B. 26,4 C. 27,8 D. 24,6 Câu 16: Hòa tan hoàn toàn 49,6g rắn X gồm (Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4) vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được dung dịch chứa m gam muối khan và 13,44 lít SO2 (đktc). Giá trị m là: A. 120 B. 148 C. 156 D. 140 Câu 17: Hòa tan hết 52g rắn X gồm (Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4) trong HNO3 đặc nóng thu được 11,2 lít (đkc) NO2 (sản phẩm khử day nhất). Cũng lượng X này nếu hòa tan hết vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được dung dịch chứa m gam muối khan. Giá trị m là: A. 150 B. 112 C. 120 D. 140 Câu 18: Hòa tan hết 11,36g hỗn hợp rắn X (gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3) trong axit HNO3 loãng dư thu được dung dịch Y và 1,344 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị m là A. 19,36 B. 38,72 C. 24,20 D. 48,40 Câu 19: Hòa tan hết a gam hỗn hợp rắn X (gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3) trong axit HNO3 loãng dư, thu được dung dịch Y và 6,72 lít (đktc) khí Z gồm NO và NO2 (tỉ lệ số mol là 1:2). Cô cạn dung dịch Y thu được 37,026g muối khan. Giá trị a là A. 16,48 B. 4,12 C. 14,6 D. 8,24 Câu 20: Nung m gam bột sắt trong oxi thu được 3 gam hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,56 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị m là: A. 2,22 B. 2,32 C. 2,52 D. 2,62
- Đáp án: 1 C 2 A 3 A 4 C 5 D 6 A 7 C 8 D 9 A 10 D 11 B 12 C 13 a B b A 14 C 15 C 16 B 17 D 18 B 19 B 20 C Phụ lục 01: Sách bài tập hóa học 10 Bài tập 4.37 Trong số các phần tử (nguyên tử hoặc ion) dưới đây, phần tử nào có thể đóng vai trò là chất khử? Vì sao? (1) Mg2+, (2) Na+, (3) Al, (4) Al3+. Dẫn ra phản ứng để minh họa. Bài tập 4.38 Trong số các phần tử (nguyên tử hoặc ion) dưới đây, phần tử nào có thể đóng vai trò là chất oxi hóa? Vì sao? (1) Cu2+, (2) Cl-, (3) Mg, (4) S2+. Dẫn ra phản ứng để minh họa. Bài tập 4.39 Trong số các phần tử (nguyên tử hoặc ion) dưới đây, phần tử nào vừa đóng vai trò là chất oxi hóa vừa đóng vai trò là chất khử? Vì sao? (1) Ca2+, (2) O2-, (3) Cu, (4) Fe2+. Dẫn ra phản ứng để minh họa. Bài tập 5,37: Cho 11,2 lít (đkc) hỗn hợp khí A gồm clo và oxi tác dụng vừa hết với 16,98 gam hỗn hợp B gồm magie và nhôm tạo ra 42,34 gam hỗn hợp clorua và oxit của hai kim loại. a. Tính thành phần phần trăm về thể tích của từng chất trong hỗn hợp A? b. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp B? Bài tập 05 Hỗn hợp khí A gồm clo và oxi. A phản ứng vừa hết với hỗn hợp gồm 4,8 gam magie và 8,1 gam nhôm tạo ra 37,05 gam hỗn hợp các muối clorua và oxit của hai kim loại. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng và theo thể tích của hỗn hợp A? (sách giáo khoa hóa học 10) (Mã đề 815 cao đảng khối B 2009) Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (hoá trị II không đổi trong hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 5,6 lít (đkc). Kim loại M là: A. Be B. Mg C. Ca D. Cu Sách giáo khoa hóa học 11 Bài tập 07: Cho 13,5 gam Al tác dụng vừa đủ với 2,2 lít dung dịch HNO3, phản ứng tạo muối nhôm và hỗn hợp khí gồm NO và N2O. Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3. Biết rằng tỷ khối của hỗn hợp khí đối với hidro là 19,2. Bài tập 1.26 trang 7 sách bài tập 12 nâng cao: Số miligam KOH cần để trung hòa lượng axit béo tự do có trong 1 gam chất béo được gọi là chỉ số axit của chất béo. Để xà phòng hóa 100 kg triolein có chỉ số axit bằng 7 cần 14,1 kg natri hidroxit. Giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính khối lượng xà phòng thu được? Bài tập 6.36 trang 54 sách bài tập hóa học 12 nâng cao Cho 20,6 gam hỗn hợp muối cacbonat của 1 kim loại kiềm và 1 kim loại kiềm thổ tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí (đkc). Cô cạn dung dịch, muối khan thu được đem điện phân nóng chảy thu được m gam kim loại. Giá trị của m là:
- A. 8,6 B. 8,7 C. 8,8 D. 8,9 Phụ lục 02: Câu 1: Đốt m gam bột Fe trong khí oxi thu được 3 gam hỗn hợp rắn X. Hòa tan ehất X trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,56 lít NO (đkc). Tính giá trị của m? A. 2,52 gam B. 3,42 gam C. 24,3 gam D. 11,2 gam Câu 2: Đốt cháy m gam Fe trong khí oxi thu được 10 gam hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được 10,08 lít NO2 (đkc). Tính giá trị của m? A. 2,42 gam B. 5,04 gam C. 2,8 gam D. 9,52 gam Câu 3: Nung m gam bột sắt trong O2 dư được 3 gam hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,448 lít NO (đkc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam chất rắn khan? A. 112,56 gam B. 105,27 gam C. 10,527 gam D. 28,96 gam Câu 4: Hòa tan hết 6 gam chất rắn X Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được 3,36 lít NO2 (đkc). Cô cạn dung dịch sau khi phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 31,46 gam B. 24,2 gam C. 21,78 gam D. 67,45 gam Câu 5: Hòa tan hết 11,36 gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch chứa m gam muối và 1,344 lít NO (đkc) là sản phẩm khử duy nhất. Tìm giá trị của m ? A. 25,2 gam B. 38,72 gam C. 46,34 gam D. 35,16 gam Câu 6: Dẫn một luồng khí CO qua ống đựng Fe2O3 nung nóng thu được 9 gam chất rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được 3,92 lít NO2 (đkc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 31,46 gam B. 24,2 gam C. 21,78 gam D. 67,45 gam Câu 7: Dẫn luồng khí CO qua ống đựng chất rắn X nung nóng gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 một thời gian thu được 7 gam hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hết Y trong dung dịch HNO3 dư thu được 1,792 lít (đkc) hỗn hợp Y gồm NO, NO2. Biết tỷ khối hơi của Y so với hidro là 19. Tính giá trị của m ? A. 28,76 gam B. 46,78 gam C. 53,24 gam D. 25,047 gam Câu 8: Hòa tan 30 gam chất rắn X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 11,2 lít SO2 (đkc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan? A. 190 gam B. 345 gam C. 79 gam D. 95 gam Câu 9: Chia 12 gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 làm 2 phần bằng nhau: Dẫn một luồng CO dư qua phần I nung nóng được m gam Fe. Hòa tan hết phần II trong dung dịch HNO3 loãng dư được 1,12 lít khí NO (đkc). Tính giá trị của m ? A. 2,42 gam B. 5,04 gam C. 2,8 gam D. 17,5 gam
- Câu 10: Dẫn một luồng CO qua m gam Fe2O3 nung nóng một thời gian thu được 15,2 gam hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được 2,24 lít NO2 (đkc). Tính giá trị của m ? A. 32 gam B. 16 gam C. 48 gam D. 8,1 gam Câu 11: Tiến hành nhiệt nhôm rắn X gồm 8,1 gam Al và 7,2 gam FeO (không có không khí) một thời gian thu được chất rắn Y. Hòa tan hết Y trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được V lít NO2 (đkc). Tính giá trị của V? A. 33,6 lít B. 67,2 lít C. 22,4 lít D. 11,2 lít Câu 12: Chất rắn X gồm Al và Fe2O3 làm 2 phần bằng nhau: Cho phần I vào dung dịch NaOH dư. Sau phản ứng được 5,04 lít H2 (đkc) Tiến hành nhiệt nhôm phần II một thời gian (không có không khí) được chất rắn Y. Hòa tan hết Y trong dung dịch HNO3 loãng dư được V lít NO (đkc). Tính giá trị của V ? A. 3,36 lít B. 6,72 lít C. 1,12 lít D. 4,48 lít Câu 13: X là hỗn hợp gồm Al, FeO, CuO tỷ lệ mol 1: 1: 1. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm 17,9 gam hỗn hợp X một thời gian (không có không khí) thu được hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hết Y trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư thu được bao nhiêu lít NO2 (đkc)? A. 3,36 lít B. 6,72 lít C. 8,96 lít D. 4,48 lít Câu 14: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp rắn X gồm Al và Fe3O4 được 96,6 gam hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 24,64 lít khí NO (đkc). Tính thành phần phần trăm khối lượng của Al trong X? A. 27,95% B. 72,05% C. 45% D. 36% Đáp án: 1A 2D 3C 4C 5B 6A 7D 8D 9B 10 B 11 C 12 A 13 D 14 A Phần 2, 3. Kiểm tra, đánh giá ở lớp 10, 12, tổ chức câu lạc bộ lớp 11: - Sau khi học bài axit sunfuric, tổ chức các em làm bài kiểm tra 15 phút tự luận, đề kiểm tra học kỳ II lồng ghép vào đề 4 câu trắc nghiệm dạng này - Khối lớp 11 tham gia câu lạc bộ hăng hái và tích cực, nêu đáp án, các lời giải thích vụng về, chủ yếu là hợp lý và cùng nhau phân tích, đánh giá để có các giải thích xúc tích, chính xác và dễ nhớ. Tổ chức sau khi học sinh học xong chương hidrocacbon không no. Các đề kiểm tra học kỳ I, giữa kỳ II, học kỳ II đều có thể lồng ghép các câu trắc nghiệm vào Chuyên đề góp phần phát triển năng lực tư duy và rèn trí thông minh cho học sinh giải bài tập trắc nghiệm nhanh hơn để đảm bảo được thời gian làm bài kiểm tra, bài thi. Khi được hướng dẫn lý thuyết đồng thời bài tập đến tận tay thì các em giải, thảo luận nhau vào các giờ chơi hoặc bằng điện thoại. Các em được học tại lớp với các thời điểm sau bài H2SO4 ở lớp 10, sau bài axit nitric và chương hidrocacbon không no, sau bài điều chế kim loại, làm kiểm tra 15 phút sau bài điều chế kim loại. Được áp dụng lặp đi lặp lại nhằm khắc sâu kiến thức lý thuyết, hình thành kỹ năng giải bài tập nhìn chung học sinh có tiến
- bộ, các giải pháp thực hiện có hiệu quả. Đây cũng là hành trang để các em bước vào thi tốt nghiệp, thi cao đẵng, thi đại học V. Hiệu quả của đề tài: 1. Thái độ của học sinh đối với giải pháp trong đề tài Sau đây là thang đo thái độ của HS (dựa theo tài liệu "Nghiên cứu sư phạm ứng dụng" - Cục nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục- Bộ GD-ĐT) đối với việc vận dụng bản đồ tư duy vào việc ôn tập hệ thống hóa kiến thức: Rất Không Bình Đồng ý Rất không đồng ý thường đồng ý đồng ý 1 Tôi chắc chắn mình có khả năng hiểu ĐLBTKL, BTE 2 Tôi chắc chắn mình có thể áp dụng được ĐLBTKL, BTE để giải bài tập nhanh 3 Giáo viên rất tận tình trong việc hướng dẫn tôi áp dụng các định luật 4 Tôi chắc chắn mình rất hứng thú và thích làm bài và tham gia câu lạc bộ 5 Tôi thấy chuyên đề học tập này rất hiệu quả 6 Tôi chắc chắn mình sẽ vững tâm trong kì thi Phạm vi khảo sát: 3 lớp học sinh khối (12A1, 2, 3) tổng số học sinh là 110 HS. Kết quả như sau: Rất Không Bình Đồng ý Rất không đồng ý thường đồng ý đồng ý 1 Tôi chắc chắn mình có khả 0% 0% 17% 70% 13% năng hiểu ĐLBTKL, BTE 2 Tôi chắc chắn mình có thể áp dụng được ĐLBTKL, 0% 2% 31% 52% 15% BTE để giải bài tập nhanh 3 Giáo viên rất tận tình trong việc hướng dẫn tôi áp dụng 0% 0% 0% 35% 65% các định luật 4 Tôi chắc chắn mình rất 0% 5% 15% 50% 30% hứng thú và thích làm bài
- và tham gia câu lạc bộ 5 Tôi thấy chuyên đề học tập 0% 3% 18% 52% 27% này rất hiệu quả 6 Tôi chắc chắn mình sẽ 0% 3% 20% 50% 27% vững tâm trong kì thi 2. Kết quả học tập của học sinh sau khi thực hiện giải pháp của đề tài Sau bài điều chế kim loại Đề kiểm tra lớp 12 A1, 12 A2, 12 A3 (10 câu 20 phút) Câu 1: Trường hợp nào sau đây luôn xảy ra phản ứng oxi hóa – khử? A. CaCO3 + H2SO4 đặc, nóng B. KOH + HNO3. C. Oxit của kim loại + HNO3. D. Kim loại + Phi kim Câu 2: Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất nào sau đây luôn đóng vai trò chất khử? A. Kim loại. B. Phi kim C. HCl D. H2SO4. Câu 3 Đốt cháy hoàn toàn 5,76 gam kim loại M (hóa trị II không đổi trong các hợp chất) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 11,8 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 3,136 lít (đkc). Kim loại M là: A. Be B. Mg C. Ca D. Ba Câu 4 Cho khí CO đi qua hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 đun nóng một thời gian, thấy có 4,48 lít khí CO2 (đkc) thoát ra. Thể tích khí CO (đkc) đã tham gia phản ứng là: A. 3,36 lít B. 1,12 lít C. 4,48 lít D. 2,24 lít Câu 5 Điện phân dung dịch CuSO4, điện cực trơ, tại catot xảy ra: A. Quá trình oxi hóa Cu2+. B. Quá trình khử H2O C. Quá trình oxi hóa H2O D. Quá trình khử Cu2+. Câu 6 Đốt cháy 10,8 gam kim loại M (hóa trị không đổi) trong bình kín đựng khí O2 thây có 1,68 lít khí O2 tham gia phản ứng và thu được chất rắn X. Hòa tan chất rắn X trong dung dịch HCl dư thu được 10,08 lít (đkc) khí H2. Xác định tên kim loại M? A. Mg B. Al C. Na D. Zn Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 3,41 gam hỗn hợp Fe2O3, MgO, ZnO trong 120 ml dung dịch axit HCl 1 M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối clorua thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là: A. 6,71 gam B. 10,01 gam C. 5,63 gam D. 5,81 gam Câu 8 Cho 25,6 gam hỗn hợp muối cacbonat của 1 kim loại kiềm và 1 kim loại kiềm thổ tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí (đkc). Cô cạn dung dịch, muối khan thu được đem điện phân nóng chảy thu được m gam kim loại. Giá trị của m là: A. 8,6 B. 8,7 C. 8,8 D. 10,6 Câu 9: Nung m gam bột sắt trong oxi thu được 35,2 gam hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X vào dung dịch HNO3 dư thu được 4,48 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị m là: A. 26 B. 28 C. 25,2 D. 11,2
- Câu 10 Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg và Al trong dung dịch HCl thu được 13,44 lít (đkc) khí H2. Mặt khác cũng m gam hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít khí (đkc) NO. Tính giá trị của V ? A. 4,48 lít B. 8,96 lít C. 10,08 lít D. 2,24 lít Đáp án 1 D 2 A 3 B 4 C 5 D 6 B 7 A 8 D 9 B 10 C Thống kê kiểm tra 20 phút Lớp Tổng số Điểm < 5 5 Điểm < 8 Điểm 9, 10 12 A1 31 0 11 20 12 A2 40 04 24 12 12 A3 39 06 24 09 Thông qua kết quả kiểm tra riêng biệt với kết quả thử nghiệm, nhìn chung chuyên đề dạy các em và các em áp dụng bước đầu có hiệu quả. Tôi sẽ bổ sung và nghiên cứu thêm để hiệu quả sẽ cao hơn. VI. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: Định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron có vai trò quan trọng trong dạy học và đặc biệt là rút ngắn thời gian làm bài kiểm tra. Từ cơ sở lý thuyết hiểu rõ, áp dụng thành thạo dẫn đến nhớ ngay phép tính nhanh cho các em học sinh. Góp phần bồi dượng năng lực tự học, biến bài tập khó thành bài tập dễ, kỹ năng phân tích, giải nhanh. Các thầy cô phát hiện được nét mặt của các em sau mỗi kỳ thi không ngỡ ngàng trước các câu khó, chính tư duy học sinh khắc sâu kiến thức các khái niệm của chương oxi hóa – khử, dự đoán sản phẩm, nhìn ngay được đáp số ở các bài tập nhanh chóng hơn Nội dung kiến thức rải đều 3 khối lớp học, chuyên đề này dạy vào các thời điểm hợp lý của lớp 10, 11, 12 như trên và mỗi đợt kiểm tra sẽ có lồng ghép vài câu trắc nghiệm. VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Sách giáo khoa lớp 10, 11, 12. sách bài tập lớp 10, 11, 12 Tạp chí giáo dục số đặc biệt 12/2011 Đề thi đại học và cao đẳng các năm 2007-2012 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Cục nhà giáo và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục. Bộ GD – ĐT, NXB Đại học quốc gia Hà Nội
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Sử dụng các định luật bảo toàn để giải các bài toán va chạm
22 p | 277 | 61
-
SKKN: Rèn luyện tư duy học sinh để giải nhanh các bài tập áp dụng định luật bảo toàn
24 p | 209 | 47
-
SKKN: Giáo dục học sinh bằng kỷ luật tích cực trong trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng
24 p | 51 | 3
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh giải bài tập chương dòng điện xoay chiều dạng bài tìm giá trị cực đại của điện áp hiệu dụng khi thay đổi thông L hoặc C hoặc f
22 p | 51 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn