SKKN: Nâng cao hiệu quả dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4
lượt xem 20
download
Giáo viên Tiểu học còn lúng túng khi dạy Tập đọc đồng thời những phương pháp cụ thể hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu học cũng rất ít được quan tâm. . Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Nâng cao hiệu quả dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Nâng cao hiệu quả dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 4
- Phần Mở đầu Thực tiển và lý luận dạy học đã khẳng định không có phương pháp dạy học nào là vạn năng, hiện đại nhất, tuy vậy sự kết hợp nhuần nhuyển sáng tạo giữa PPDH truyền thống với những yếu tố mới của PPDH hiện tại là việc làm hữu ích, thường nhật, có tác dụng thiết thực trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Với cách nhìn khoa học, biện chứng về đổi mới phương pháp dạy học, từ thực tiển dạy học ở trường Tiểu học tôi đã suy nghĩ, tìm tòi và trải nghiệm việc cải tiến PPDH nói chung và môn Tiếng việt lớp 4 nói riêng, nhằm gây hứng thú học tập, tạo niềm tin bằng việc rèn luyện theo tác tư duy, hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt, nghe nói, đọc, viết. Phân môn Tập đọc có vị trí đặc biệt trong chương trình Tiểu học. Nó hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng của học sinh Tiểu học. Có đọc được thì mới hiểu được nội dung, đọc là chiếc cầu nối của mọi tri thức, của mỗi môn học, từ đó văn hóa đọc của học sinh được phát triển trong quá trình học vấn phổ thông. Chính vì vậy dạy cho học sinh biết đọc, đọc đúng, đọc hiểu và đọc diễn cảm là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng. Trong thực tế hiện nay, ở trường Tiểu học việc dạy đọc, bên cạnh những thành công còn những hạn chế nhất định. Học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn, kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kỷ năng đọc. Các giờ Tập đọc thì hầu như học sinh chỉ mới biết đọc đúng, đọc trơn, số lượng học sinh biết đọc diễn cảm tốt còn hữu hạn. Giáo viên Tiểu học còn lúng túng khi dạy Tập đọc đồng thời những phương pháp cụ thể hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu học cũng rất ít được quan tâm. Do đó, những mong muốn làm thế nào để chất lượng đọc đúng, đọc diễn cảm của học sinh lớp 4 ngày càng nâng cao, bức thúc của bản thân về yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, tôi đã chọn kinh nghiệm nhỏ của mình về đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4” ở trường Tiểu học.
- Phần Nội dung A. Cơ sở khoa học: Học sinh Tiểu học khả năng nhận thức, tư duy, tưởng tượng, tình cảm, trí nhớ và nhân cách học sinh đang được hình thành, tiềm tàng khả năng phát triển. Học sinh Tiểu học hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, hiếu động, tò mò, thích hoạt động, khám phá thường độc lập, tự lực làm việc theo sở thích của mình. Thầy cô là hình tượng mẫu mực nhất, mọi điều trẻ đều nghe theo, sự phát triển nhân cách của học sinh Tiểu học phụ thuộc phần lớn vào quá trình dạy học và giáo dục của thầy cô giáo trong nhà trường. Dạy Tập đọc cho học sinh Tiểu học bước đầu em đến sự vận động khoa học cho não bộ và các cơ quan phát âm, ngôn ngữ, đêm đến những tinh hoa văn hoá, văn học nghệ thuật trong tâm hồn trẻ, rèn kỹ năng đọc, hiểu, cảm thu văn học, rèn luyện tình cảm đạo đức, ý chí, ý thức, hành động đúng cho trẻ, phát triển khả năng học tập các môn khác, là điều kiện phát triển toàn diện cho học sinh Tiểu học. Nhân cách học sinh phát triển đúng đắn hay lệch lạc phụ thuộc nhiều vào quá trình giáo dục của người thầy mà trong đó mà phương tiện là nghe, nói, đọc, viết. Dạy Tập đọc đặc biệt là dạy đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu học đòi hỏi người thầy phải có phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học, phù hợp với sự phát triển tiến bộ của khoa học, xã hội, đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết của học sinh Tiểu học và tăng cường giáo dục đạo đức, nhân cách cho trẻ. Ngôn ngữ học đã chi rõ những nội dung cụ thể về các vấn đề của ngôn ngữ chữ viết, chính âm, chính tả, nghĩa của từ, câu, đoạn, văn bản, ngữ điệu, nhịp điệu, tình cảm ngôn ngữ. Đó là những vấn đề gắn bó với việc dạy và học Tập đọc của thầy và trò bậc Tiểu học. Dạy Tập đọc cho học sinh Tiểu học là dạy cho học sinh biết đọc đúng tiếng, từ, câu, chữ, hiểu nội dung ròi đọc đúng ngữ điệu, nhịp điệu, diễn cảm, cảm nhận được ý nghĩa tình cảm, có cảm xúc, biết tư duy, tưởng tượng, hình thành ý thức tốt đẹp trong tâm hồn và có hành động đẹp, nghĩa là học sinh biết chuẩn ngôn ngữ và hiểu biết cảm thụ văn học. Đây là một nghệ thuật, nghệ thuật trong lao động dạy học sáng tạo của người thầy Tiểu học. Dạy Tập đọc sẽ càng tinh tế, càng sáng tạo, càng hiệu quả khi ta nghiên cứu vận dụng tốt những thành tựu của ngôn ngữ văn học.
- Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đó thể hiện ở 4 yêu cầu: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức (đọc hiểu) và đọc hay (đọc diễn cảm). Cần phải hiểu kỹ năng đọc có nhiều mức độ, nhiều tầng bậc khác nhau. Đầu tiên là giải mã chữ - âm một cách sơ bộ, tiếp theo đọc là phải hiểu được nghĩa của từ, tìm được các từ, câu “chìa khoá” (chốt, trọng yếu) trong bài, biết tóm tắt nội dung của đoạn. Với những bài văn biết phát hiện ra yếu tố “văn” và đánh giá được giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung. Như vậy, biết đọc đồng nghĩa với kỹ năng làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản ở các cấp độ khác nhau. B. cơ sở thực tiển Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu khảo sát chất lượng phân môn Tập đọc của học sinh lớp 4 bản thân tôi nhận thấy: một số học sinh mới chỉ ở mức độ đọc đúng, đọc trơn. Có em chẳng cần quan tâm mình có đọc diễn cảm bài thơ, bài văn đó không mà chỉ đọc to, đọc nhanh là được. Qua tìm hiểu tôi rút ra được một số nguyên nhân sau: - Do cách phát âm theo phương ngữ, thường phát âm lệch chuẩn viết, cụ thể các em thường mắc lỗi sau: + Các lỗi phụ âm đầu: s/x, vần an/ăn;ân/anh ; sưa/ xưa; lăn /lan, sân / sanh. + Do các em chưa nắm vững cách ngắt hơi, nghỉ hơi, ngữ điệu, chưa biết nhấn giọng, lên giọng hạ giọng những từ cần thiết. + Do các em lười đọc sách không chịu khó rèn đọc. Nên ngay từ đầu năm học, trong phạm vi nghiên cứu, tôi đã thống kê chất lượng đọc của học sinh lớp 4 như sau: Bảng 1: Chất lượng khảo sát phân môn Tập đọc lớp 4 đầu năm: Số em đọc Số em đọc Số em đọc Tổng Số em đọc Khối chưa đạt yêu đạt trung đúng, rõ số diễn cảm tốt lớp cầu bình ràng HS SL % SL % SL % SL % 4 30 2 6,6 10 33 10 33 8 27,4 Qua việc điều tra trên cho thấy tỷ lệ học sinh đọc chưa đạt yêu cầu và học sinh đọc trung bình còn nhiều, tỷ lệ học sinh đọc diễn cảm khá giỏi chưa cao. C. các biện pháp: 1. Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng:
- Như chúng ta đã biết đọc diễn cảm chỉ thực hiện được trên cơ sở học sinh đã đọc đúng và đọc lưu loát. Đọc đúng không đọc thừ, không sót tiếng. Đọc đúng phải thể hiện được hệ thống ngôn ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm. Bởi vậy việc rèn cho học sinh luyện đọc đúng là khâu đầu tiên của việc rèn đọc diễn cảm và đã thực hiện ở các lớp 1, 2, 3. Đối với học sinh lớp 4 thì việc luyện đọc đúng được rèn luyện như sau: a) Luyện đọc đúng: - Trước khi tiến hành luyện đọc, chia văn bản thành các đoạn đọc (đơn vị chia tạm thời, khong phải bao giờ cũng đồng nhất với cách chia đoạn theo bố cục của văn bản) mà giáo viên căn cứ vào trình độ đọc của học sinh trong lớp để chia văn bản thành các đoạn, sao cho các đoạn không quá dài hoặc quá chênh lệch nhau về chữ số, cách ngắt đoạn không quá chi li, gây khó khăn cho học sinh đọc theo dõi và đọc nổi tiếng. - Dựa vào số đoạn, giáo viên chỉ định trước số học sinh tham gia đọc nối tiếp ở mỗi vòng đọc. Học sinh có thể đứng hoặc ngồi tại chổ với tâm thế sẵn sàng đọc nổi tiếp. - Để củng cố kỹ năng đọc trơn đã được rèn ở các lớp dưới, giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp qua 3 vòng. + Vòng 1: Qua những học sinh đọc nối tiếp, giáo viên nghe và phát hiện những hạn chế về cách phát âm, ngắt nghỉ, ngữ điệu câu, từ đó có biện pháp hướng dẫn đối với cá nhân hoặc nhắc nhở chung đối với cả lớp để học sinh đạt yêu cầu đọc đứng và đọc rành mạch. + Vòng 2: Học sinh đọc nối tiếp, kết hợp nắm nghĩa của từ được chú giải trong SGK, nó có tác dụng góp phần nâng cao kỷ năng đọc hiểu (việc tiềm hiểu nghĩa từ có thể xen kẽ trong quá trình đọc nối tiếp hoặc sau khi đọc hết bài). Nếu học sinh đọc sai, giáo viên vẫn tiếp tục hướng dẫn, sửa chữa. + Vòng 3: Học sinh đọc nối tiếp để giáo viên đánh giá sự tiến bộ, tiếp hướng dẫn hoặc nhắc nhở. Việc luyện đọc từng đoạn nối tiếp tạo điều kiện cho nhiều học sinh được thực hành đọc. Qua thực hành mà học sinh được giáo viên chỉ dẫn, uốn nắn hay động viên, khích lệ để đạt được vững chắc kỹ năng đọc, chuẩn bị luyện tập kỹ năng mới: đọc diễn cảm. b) Luyện đọc hay (đọc diễn cảm): - Đối với loại hình văn bản nghệ thuật: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt, gợi mở giúp học sinh hiểu biết thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với sự việc, hình ảnh cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài... (bước đầu biết làm chủ được giọng đọc về ngữ điệu, về tốc độ, trường độ và âm sắc, diễn tả đúng nội dung). Tuy
- nhiên, học sinh đọc diễn cảm như thế nào còn phụ thuộc vào sự cảm nhận riêng của từng em, giáo viên không nên áp đặt học sinh một cách theo khuôn mẫu. - Đối với loại hình văn bản phi nghệ thuật: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với mục đích thông báo (làm rõ những thông tin cơ bản, giúp người nghe tiếp nhận được những vẫn đề quan trọng hay nổi bật trong văn bản) khắc phục những cách đọc thiên về hình thức “diễn cảm” của học sinh Tiểu học. c) Các hình thức luyện đọc: Để hướng dẫn học sinh luyện đọc thành tiếng, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động theo các hình thức sau: - Đọc cá nhân (đọc riêng lẻ hoặc nối tiếp từng đoạn, đọc trước lớp hoặc đọc theo cặp, theo nhóm). - Đọc đồng thanh (theo nhóm hoặc tổ, lớp) khi cần. - Đọc theo phân vai (nhiều học sinh hợp tác đọc theo lơi nhân vật mình đóng vai, tham gia các trò chơi luyện đọc). 2. Khai thác giọng đọc của học sinh thông qua việc tìm hiểu nội dung bài: - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài nhằm trao đổi kỷ năng đọc - hiểu, góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn học và tạo cơ sở cho luyện đọc diễn cảm. Nắm được nội dung chính của bài sẽ giúp các em xác định giọng đọc chung của đoạn, của bài. Vị dụ: Bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, vui tươi, mạnh mẽ... - Giáo viên nên đặt câu hỏi để định hướng cho học sinh đọc thầm (đoạn, bài) và trả lời đúng nội dung. Có thể kết hợp cho học sinh đọc thành tiếng, những học sinh khác đọc thầm thảo luận vấn đề do giáo viên đưa ra. Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm khỏ thơ 3 trong bài: “Mẹ ốm” (lớp 4) để trả lời câu hỏi: Sự quan tâm chăm sóc của làng xóm đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào? - Tuỳ theo trình độ học sinh trong lớp, giáo viên có thể đưa ra nguyên văn câu hỏi, bài tập trong SGK chia tách câu hỏi thành các ý nhỏ để học sinh dễ thực hiện hoặc bổ sung câu hỏi phụ có tác dụng dẫn dắt học sinh trả lời câu hỏi. Ví dụ: Câu hỏi 1 trong bài “Tre Việt Nam” (lớp 4) nên tách thành 3 ý nhỏ để học sinh dễ trả lới. + Những hình ảnh nào của tre gợi lên phẩm chất cần cù của người Việt Nam?
- + Những hình ảnh nào gợi lên phẩm chất đoàn kết của người Việt Nam? + Những hình ảnh nào gợi lên phẩm chất ngay thẳng của người Việt Nam? - Bằng nhiều hình thức khác nhau (làm việc cá nhân hoặc theo cặp, theo nhóm...) giáo viên tạo điều kiện cho học sinh luyện tập một cách tích cực. Trong quá trình tìm hiểu bài, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh cách trả lời câu hỏi, trao đổi ý kiến. Muốn đọc diễn cảm một văn bản, phải lực chọn được giọng điệu, ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả, thể hiện được tình cảm, thai độ, đặc điểm của nhân vật hay tình cảm, thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung miêu tả trong văn bản. Sau khi tìm hiểu bài và nắm được nội dung, ý nghĩa bài học. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thạch tốt một đoạn nhằm “thăm dò” khả năng thể hiện sự cảm nhận nội dung bằng giọng đọc của học sinh. Qua kết quả đọc của học sinh, giáo viên dẫn dắt, gợi ý để học sinh phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế và tìm ra cách đọc hợp lý. Ví dụ: Đoạn vừa rồi đọc với giọng điệu như thế nào? Để nêu đặc điểm của nhân vật, em cần chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ nào? Hoặc: Qua nội dung bài, em hãy xác định giọng đọc chung của toàn bài? Học sinh thảo luận và trả lời - Sau đó giáo viên rút ra kết luận chung. 3. Giáo viên đọc mẫu diễn cảm: Đọc mẫu diễn cảm là sử dụng ngữ điệu để phô diễn cảm xúc của bài đọc. Phải hoà nhập tâm hồn với nội dung bài đọc, với văn cảnh thì mới có cảm xúc, mới tìm thấy ngữ điệu phù hợp. Đọc mẫu đòi hỏi giáo viên phải đọc đúng, rõ ràng, ngữ điệu đọc phù hợp. Đó là việc thể hiện giọng đọc, ngắt giọng biểu cảm, thể hiện tốc độ, cường độ, cao độ để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời thể hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. - Giáo viên đọc mẫu nhằm minh hoạ, gợi ý hoặc “tạo tình huống” cho học sinh nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc. Ví dụ: Nghe vè phát hiện cách đọc của cô; ngừng nghỉ, ngắt nhịp ở chỗ nào, nhấn giọng hay cao giọng, kéo dài giọng ở từ ngữ nào? ...Mỗi cá nhân có cảm thụ riêng, từ đó có cách đọc diễn cảm bộ lộ sự sáng tạo của mình. Muốn học sinh đọc hay, đọc đúng, đọc diễn cảm thì trước hết người giáo viên phải đọc tốt để thâm nhập, lây truyền tới học sinh nhằm gây hứng thú cho học sinh trong tiết học. Để đọc tốt thì người giáo viên luôn coi trọng
- việc đọc mẫu để từ đó thường xuyên rèn luyện giọng đọc của mình, có ý thức tự điều chỉnh mình đọc đúng hơn và phải có lòng ham muốn đọc hay. 4. Luyện tập thực hành đọc diễn cảm văn bản: Tạo điều kiện cho từng học sinh được thực hành luyện đọc diễn cảm (theo cặp, theo nhóm) để rút kinh nghiệm. - Luyện đọc diễn cảm các câu tiêu biểu trong bài: Cách luyện đọc này tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều được đọc. Theo các bước sau: + Giáo viên đưa ra câu cần luyện đọc đã ghi ở bảng phụ. + Học sinh tìm hiểu nghĩa của câu văn đó. + Học sinh xác định giọng đọc vủa câu văn. + Học sinh đọc mẫu (Giáo viên đọc mẫu) - Học sinh thảo luận, nhận xét về giọng đọc của cô, của bạn mà mình yêu thích. + Học sinh luyện đọc theo nhóm, tổ, cá nhân. - Luyện đọc diễn cảm đoạn văn hoặc khổ thơ. Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách thể hiện giọng đọc, cách ngắt giọng, nhấn giọng ở những từ ngữ biểu cảm trong đoạn hoặc khổ thơ đó rồi cho học sinh luyện đọc theo trình tự các bước. + Giáo ciên đọc mẫu - Học sinh thảo luận, nhận xét về giọng đọc. + Học sinh luyện đọc theo cặp. + Tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp để các em học tập lẫn nhau và được giáo viên động viên hau uốn nắn. - Học sinh luyện đọc diễn cảm cả bài. + Giáo viên tiến hành các bước như trên. + Học sinh đọc cá nhân - Giáo viên nhận xét đánh giá. * Đối với những văn bản có từ hai nhân vật trở lên, tổ chức cho học sinh thể hiện giọng đọc theo nhân vật của văn bản hoặc cho học sinh đọc phân vai. Rèn cho các em biết thay đổi giọng đọc khi nhập vai các nhân vật trong bài đọc - Cụ thể các em phải đọc phân biệt được lời của tác giả và lời của nhân vật; phân biệt được lời của nhân vật khác. Giáo viên nên hướng dẫn như sau: - Cho học sinh đọc bài và tìm trong bài có mấy nhân vật. - Giáo viên giúp học sinh chỉ ra từng tính cách của từng nhân vật và xác định giọng đọc phù hợp với từng nhân vật. - Giáo viên thực hiện đọc mẫu lời các nhân vật bằng giọng đọc của mình (hoặc có thể gọi học sinh có năng lực đọc tốt thể hiện). - Học sinh luyện tập nhiều làn theo hướng dẫn của giáo viên.
- 5. Xây dựng không khí hào hứng, say mê học tập cho học sinh bằng cách tổ chức các trò chơi học tập trong giờ Tập đọc: Để kích thích hứng thú luyện đọc của học sinh, giáo viên có thể tổ chức các trò chơi học tập cho học sinh. Thông qua các trò chơi kích thích hứng thú đọc; rèn tư duy linh hoạt; luyện tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, tự tin; giáo dục tư tưởng, tình cảm tốt đẹp. Trò chơi học tập thường được tổ chức khi luyện đọc hoặc đọc diễn cảm (HTL). Tuỳ thời gian và điều kiện cho phép, giáo viên lựa chọn trò chơi học tập thích hợp để tổ chức cho học sinh tham gia. Ví dụ: Thi đọc nối tiếp từng đoạn (theo nhóm, tổ), đọc “truyền điện” thi tìm nhanh - đọc đúng; nhìn một từ đọc cả câu (hoặc nhìn một câu đọc cả đoạn), nghe đọc đoạn - đoán tên bài; thi đọc truyện theo vai, thả thơ... Như vậy, tổ chức trò chơi học tập luôn luôn làm cho học sinh hào hứng, say mê tích cực trong học tập, làm cho học sinh ham mê học hơn. D. những kết quả bước đầu: Tuy thời gian không dài, với cách tổ chức dạy học theo các biện pháp nêu trên, hiệu quả giờ dạy được nâng lên rõ rệt. Học sinh hứng thú học tập, hoạt động tích cực hơn, các em mạnh dạn tự tin hơn khi đọc bài. Số em đọc chưa đạt yêu cầu đã giảm đi. Số em đọc đúng, đọc diễn cảm được nâng lên rõ rệt. Kết quả thực nghiệm được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Kết quả thực nghiệm: Số em đọc Số em đọc Tổng Số em đọc Số em đọc chưa đạt yêu đạt trung lớp số đúng, rõ ràng diễn cảm tốt cầu bình HS SL % SL % SL % SL % 4 30 0 0 5 16,6 14 46,4 11 37 Như vậy với một thời gian ngắn nhưng tôi nhận thấy những biện pháp mà tối đưa ra đã thu được kết quả thật khả quan. Thiết nghĩ nếu giáo viên áp dụng các biện pháp này một cách thường xuyên ở lớp thì chắc chắn chất lwongj đọc diễn cảm của các em được nâng lên. * Bài học kinh nghiệm: Qua nghiên cứu lý luận và thực tế dạy đọc diễn cảm cho học sinh Tiếu học, tôi đã rút ra bài học có giá trị sau: + Giáo viên cần phải thương yêu, gần gủi giúp đỡ học sinh, luôn quan tâm tìm hiểu xem các em vấp phải khó khăn gì trong cách đọc, cách phát âm và cách đọc diễn cảm để từ đó khắc phục những khó khăn các em vướng mắc.
- + Việc đọc mẫu diễn cảm của giáo viên là khâu quan trọng giúp học sinh luyện tập thể hiện sự cảm nhận về nội dung, ý nghĩa của bài đọc qua giọng đọc, đồng thời các em học tập cách đọc của giáo viên. + Việc nắm nội dung bài đọc và xác định giọng đọc của cả bài, đoạn, câu là một yếu tố cơ bản giúp học sinh đọc diễn cảm tốt. + Cần phát huy luyện đọc diễn cảm theo cặp, theo nhóm để học sinh luyện tập lẫn nhau. + Trong quá trình giảng dạy nên tổ chức trò chơi học tập để thay đổi không khí học tập gây hứng thú cho học sinh. + Việc rèn học sinh có thói quen học ở nhà là một việc là cần thiết trong khâu đọc diễn cảm, bởi vì ở lớp thời gian học tập rất ít. Các em chuẩn bị bài ở nhà tốt thì đến lớp tiếp thu bài nhanh hơn, đọc tốt hơn.
- Phần Kết luận Trong thời đại ngày nay - thời đại của tri thức và trí tuệ, của khoa học công nghệ và thông tin. Biết đọc càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin, để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Dạy đọc diễn cảm cho học sinh Tiểu học là một vấn đề hết sức cần thiết nó có ý nghĩa rất lớn để kích thích sáng tạo của học sinh, mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho học sinh. Qua các bài Tập đọc, học sinh còn được cung cấp vốn từ ngữ, năng lực diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học, từng bước rình độ văn hóa đọc. Vậy để nâng cao hiệu quả dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4. Đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta phải nỗ lực hết mình, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đầu tư suy nghĩ sáng tạo làm cho các em say mê, hứng thú hoạt động học tập ... Tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và đưa ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Số 1 Kiến Giang nói riêng và phân môn Tập đọc ở bậc Tiểu học. Tuy khả năng có hạn, nhưng bằng nhiệt huyết, tình cảm nghề nghiệp của mình, kính mong sự góp ý, chỉ dẫn thêm của các cấp quản lý giáo dục, để hiến kế chuyên môn hẹp về đề tài nêu trên đặng góp tiếng nói nhỏ vào công cuộc đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học. Tôi kính trân trọng cảm ơn được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, của BGH nhà trường và các cấp quản lý giáo dục. Kiến Giang, ngày 02 tháng 5năm 2011 Xác nhận của nhà trường Người viết Nguyễn Thị Lệ Thủy
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả dạy văn bản thuyết minh trong chương trình Ngữ Văn 8 THCS
26 p | 2246 | 289
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tiếng Anh bậc THCS bằng các thủ thuật dạy học mới
15 p | 1038 | 253
-
SKKN: Một số biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá để nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD trường THPT Ba Đình
14 p | 929 | 200
-
SKKN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Vẽ trang trí ở trường THCS
16 p | 1199 | 200
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả công tác văn phòng ở trường THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm
13 p | 1230 | 196
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề phổ thông tại Trung tâm kỹ thuật tổng hợp Hướng nghiệp tỉnh Đồng Nai
13 p | 1051 | 184
-
SKKN: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học Trung học Phổ thông
19 p | 329 | 76
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học tế bào (Sinh học 10)
32 p | 500 | 72
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả tổ chức hợp tác theo nhóm ở trên lớp trong dạy học Tiếng Anh THCS
16 p | 622 | 71
-
SKKN: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn thể thao tự chọn “Cờ vua” ở trường THCS An Thủy
15 p | 551 | 66
-
SKKN: Tổ chức cho học sinh tham quan thực tế các di tích văn hóa và làng nghề để nâng cao hiệu quả dạy - học Lịch sử địa phương Ninh Thuận
11 p | 586 | 64
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học 12 bằng sử dụng bản đồ tư duy trong giảng dạy
25 p | 395 | 53
-
SKKN: Ứng dụng CNTT trong soạn giảng giáo án điện tử để nâng cao hiệu quả dạy học Địa lý lớp 12 THPT
21 p | 269 | 52
-
SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Địa lý 10 bài sóng, thủy triều, dòng biển
23 p | 203 | 47
-
SKKN: Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn Tập viết cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học Nguyễn Trọng Nghĩa
11 p | 413 | 31
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả quản lý nhằm xây dựng đội ngũ và tổ chức các hoạt động chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học
16 p | 180 | 31
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả học tập môn Vật lí của học sinh lớp 12A3 - trường THPT số 4 Văn Bàn qua phương pháp hoạt động nhóm, sau khi học xong chương Sóng ánh sáng
60 p | 117 | 18
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn