Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5 cho học sinh dân tộc thiểu <br />
số.<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Tiếng việt là môn học có nhiều phân môn và chiếm nhiều thời gian học <br />
ở bậc học nói chung và lớp 5 nói riêng. Cùng các môn học khác, môn Tiếng <br />
Việt góp phần quan trọng trong việc rèn luyện tư duy, phát triển ngôn ngữ và <br />
hình thành nhân cách cho học sinh.<br />
<br />
Thực tế cho thấy, ở các vùng khó khăn có nhiều học sinh dân tộc thiểu <br />
số nói chung và trường Tiểu học Y Ngông nói riêng, cha mẹ học sinh phần <br />
lớn nằm trong diện lao động nghèo lại đông con, điều kiện kinh tế gia đình <br />
còn khó khăn, nên chưa quan tâm đúng mức đến việc học của con em mình ở <br />
trường cũng như ở nhà. Bên cạnh đó, các em ít nhận được tác động từ môi <br />
trường gia đình, cộng đồng trong việc học tiếng việt. Hơn nữa, tiếng mẹ đẻ <br />
còn có thể là rào cản đối với việc học tiếng việt nên đa số học sinh còn rất <br />
hạn chế về kĩ năng sử dụng tiếng việt như: kĩ năng nghe hiểu, kĩ năng đọc, <br />
kĩ năng viết,.. Hầu hết giáo viên không biết nói tiếng dân tộc tại chỗ nên công <br />
tác phối hợp với cha học sinh để nâng cao chất lượng dạy học nói chung và <br />
môn Tiếng Việt nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. <br />
<br />
Trong những năm học vừa qua, công tác dạy tiếng việt cho học sinh dân <br />
tộc thiểu số luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục, ban <br />
giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn vì vậy chất lượng học tập tiếng việt <br />
của học sinh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, do sự chi phối của <br />
nhiều yếu tố khác nhau trong quá trình dạy học nên chất lượng học tập môn <br />
Tiếng Việt của học sinh vẫn còn thấp so với mặt bằng chung.<br />
<br />
Làm thế nào để học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 khắc phục được rào <br />
cản ngôn ngữ, học tốt các môn học trong chương trình tiểu học nói chung và <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 1 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5 cho học sinh dân tộc thiểu <br />
số.<br />
<br />
<br />
môn Tiếng Việt nói riêng là vấn đề tôi luôn băn khoăn, trăn trở để tìm giải <br />
pháp hữu hiệu nhất. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp <br />
nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5 cho học sinh dân tộc thiểu số”.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
Nghiên cứu và lựa chọn một số giải pháp phù hợp với đối tượng học <br />
sinh nhằm nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng việt cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
lớp 5.<br />
<br />
Thông qua việc nghiên cứu, khảo sát, lựa chọn và thực hiện các giải <br />
pháp nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu <br />
số lớp 5, từ đó nâng cao chất lượng học tập các môn học khác trong chương <br />
trình.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết <br />
nhằm nâng cao chất lượng học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng qua các năm học và đề xuất một số giải <br />
pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 5 <br />
tại trường Tiểu học Y Ngông. <br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
<br />
Giáo viên, học sinh khối 5 trường Tiểu học Y Ngông, xã Dur Kmăl, <br />
huyện Krông Ana năm học 2016 2017 và một số tài liệu, văn bản hướng <br />
dẫn có liên quan đến công tác tăng cường tiếng việt cho học sinh dân tộc <br />
thiểu số trong trường tiểu học.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Phương pháp khảo nghiệm.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 2 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5 cho học sinh dân tộc thiểu <br />
số.<br />
<br />
<br />
Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu.<br />
<br />
Phương pháp điều tra nghiên cứu các sản phẩm hoạt động.<br />
<br />
Phương pháp thống kê toán học<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
<br />
Tiếng việt là ngôn ngữ chính thức của Quốc gia, được sử dụng trong <br />
nhà<br />
<br />
trường. Đối với học sinh dân tộc thiểu số, tiếng việt có vai trò đặc biệt quan <br />
trọng. Việc không thông thạo tiếng việt sẽ là rào cản rất lớn trong quá trình <br />
nắm bắt tri thức của học sinh. <br />
<br />
Nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc <br />
thiểu số lớp 5 là một trong những yêu cầu hết sức quan trọng. Bởi học tốt <br />
môn Tiếng Việt sẽ giúp các em học tốt các môn học khác; tạo tiền đề cơ bản <br />
để các em học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo; góp phần nâng <br />
cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số trong nhà trường.<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
Trường Tiểu học Y Ngông đóng trên địa bàn đặc biệt khó khăn của xã <br />
Dur Kmăl. Trong năm học 20162017, tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số khối lớp <br />
5 chiếm gần 99% tổng số học sinh toàn khối. Hầu hết các em là con em đồng <br />
bào dân tộc Ê đê thuộc diện gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trình độ dân trí <br />
thấp, nhận thức về giáo dục và chăm lo việc học hành của cha mẹ học sinh <br />
đối với con em còn nhiều hạn chế. Vì vậy việc phối hợp với cha mẹ học sinh <br />
để nâng cao chất lượng học tập cho các em gặp không ít khó khăn.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 3 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5 cho học sinh dân tộc thiểu <br />
số.<br />
<br />
<br />
Trong những năm học vừa qua, công tác nâng cao chất lượng dạy học <br />
cho học sinh dân tộc thiểu số luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của ban <br />
giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, ban đại diện cha mẹ học sinh. Giáo <br />
viên trong khối luôn xác định đúng tầm quan trọng của việc nâng cao chất <br />
lượng dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số, vì vậy luôn trăn trở tìm các giải <br />
pháp để tăng cường tiếng việt cho học sinh. Đa số giáo viên nhiệt tình, có <br />
trách nhiệm trong công tác, có ý thức tự học, tự rèn, khắc phục hạn chế, hoàn <br />
thành tốt nhiệm vụ được giao. <br />
<br />
Tuy nhiên, do ít được sự quan tâm của gia đình, môi trường giao tiếp <br />
tiếng việt của các em còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó, các em ít nhận được <br />
tác động từ môi trường gia đình, cộng đồng trong việc học tiếng việt. Hơn <br />
nữa, tiếng mẹ đẻ còn có thể là rào cản đối với việc học tiếng việt nên đa số <br />
học sinh còn rất hạn chế về kĩ năng sử dụng tiếng việt. <br />
<br />
Thông qua việc khảo sát thực trạng, đa số học sinh khối 5 còn hạn chế <br />
về một số kĩ năng khi học môn Tiếng Việt như: kĩ năng đọc; kĩ năng viết <br />
đúng chính tả; kĩ năng dùng từ đặt câu… nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc <br />
nâng cao chất lượng học tiếng việt. 100% giáo viên trong khối là người dân <br />
tộc kinh từ vùng thuận lợi chuyển vào công tác tại đơn vị, không biết nói <br />
tiếng dân tộc cũng như không hiểu biết nhiều về phong tục tập quán của <br />
đồng bào nên công tác phối hợp với cha mẹ học sinh để nâng cao chất lượng <br />
giáo dục còn gặp những khó khăn nhất định.<br />
<br />
Từ thực trạng trên, để tiếp tục phát huy những điểm mạnh đồng thời <br />
khắc phục những hạn chế, cần phải đưa ra một số giải pháp thiết thực hơn, <br />
phù hợp đối tượng học sinh, nhằm thực hiện hiệu quả việc nâng cao chất <br />
lượng học tập môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 và từng <br />
bước nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số trong toàn khối.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 4 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5 cho học sinh dân tộc thiểu <br />
số.<br />
<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
Giúp giáo viên thực hiện hiệu quả một số giải pháp nâng cao chất <br />
lượng học tập môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5. <br />
<br />
Từng bước giúp học sinh có kĩ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng <br />
việt để hoàn thành chương trình lớp học; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri <br />
thức của cấp học tiếp theo.<br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
<br />
b.1. Rèn kỹ năng đọc cho học sinh thông qua phân môn Tập đọc<br />
<br />
Nghe, nói, đọc, viết là 4 kĩ năng cơ bản mà học sinh cần phải lĩnh hội <br />
được trong chương trình môn Tiếng Việt bậc Tiểu học nói chung và lớp 5 nói <br />
riêng. Đối với lớp 5, bốn kĩ năng cơ bản trên trên được hình thành cho học <br />
sinh thông qua các phân môn của môn Tếng Việt lớp 5, bao gồm: phân môn <br />
Tập đọc, phân môn Chính tả, phân môn Luyện từ và câu, phân môn Tập làm <br />
văn.<br />
<br />
Phân môn Tập đọc rèn cho học sinh các kĩ năng đọc, nghe và nói. Cũng <br />
như các lớp dưới, phân môn Tập đọc lớp 5 cung cấp cho học sinh những hiểu <br />
biết về thiên nhiên, xã hội, con người, cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng <br />
diễn đạt,…và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh. Tuy vậy, các bài <br />
tập đọc ở lớp 5 có lượng từ nhiều hơn, việc luyện đọc chú ý đến yêu cầu <br />
biểu cảm nhiều hơn, câu hỏi tìm hiểu bài chú trọng khai thác hàm ý và nghệ <br />
thuật biểu hiện nhiều hơn. Vì vậy, cũng yêu cầu học sinh phát triển kĩ năng <br />
đọc hiểu, kĩ năng nghe và nói lên mức cao hơn so với lớp dưới.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 5 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5 cho học sinh dân tộc thiểu <br />
số.<br />
<br />
<br />
Đối với học sinh dân tộc thiểu số lớp 5, kĩ năng đọc hiểu, nghe, nói, <br />
của các em cơ bản đã đáp ứng yêu cầu học tập, tuy nhiên vẫn còn những hạn <br />
chế cần khắc phục. Khi đọc hoặc khi nói các em thường phát âm thiếu hoặc <br />
thừa dấu thanh, đọc sai dẫn đến hiểu chưa đúng nội dung văn bản đó cũng là <br />
nguyên nhân dẫn đến kĩ năng đọc hiểu, đọc diễn cảm của học sinh còn <br />
nhiều hạn chế. <br />
<br />
Để giúp các em khắc phục những tồn tại này, trước hết, giáo viên phải <br />
rèn giọng đọc chuẩn tiếng việt, đọc chậm, rõ ràng, diễn cảm và phải đảm <br />
bảo yêu cầu là giọng đọc mẫu cho học sinh. Giáo viên phải tạo điều kiện cho <br />
học sinh được luyện đọc nhiều trong giờ tập đọc thông qua các hoạt động <br />
học tập như: đọc bài; luyện đọc từ khó, câu khó; luyện đọc trong nhóm; <br />
luyện đọc diễn cảm,… Trước hết, giáo viên cần chú trọng rèn cho học sinh <br />
đọc đúng. Trước khi lên lớp, giáo viên cần dự tính từ luyện đọc đúng trong <br />
bài tập đọc để ngăn ngừa các lỗi khi đọc, phải đối chiếu hệ thống ngữ âm <br />
tiếng mẹ đẻ của các em với tiếng việt để giúp các em đọc đúng. Tăng cường <br />
rèn kĩ năng nghe cho học sinh thông qua việc nghe giáo viên đọc mẫu, nghe và <br />
nhận xét bạn đọc, nghe để hiểu câu hỏi và tìm câu trả lời,…Bên cạnh đó, <br />
giáo viên cần chú trọng rèn kĩ năng diễn đạt bằng lời kĩ năng nói cho học <br />
sinh thông qua hoạt động tìm hiểu bài, nhận xét và đánh giá bạn,…<br />
<br />
Thực hiện tốt phân hóa đối tượng học sinh trong hoạt động đọc, đảm <br />
bảo mỗi học sinh đều được luyện đọc và thể hiện giọng đọc theo khả năng <br />
của mình. Giáo viên cần giúp học sinh thấy rõ những hạn chế của bản thân và <br />
có biện pháp giúp các em khắc phục kịp thời. Cần động viên, khích lệ kịp thới <br />
để các em tự tin tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. Tăng cường sử <br />
dụng đồ dùng học tập để giúp học sinh hiểu nghĩa từ mới, đọc đúng và đó <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 6 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5 cho học sinh dân tộc thiểu <br />
số.<br />
<br />
<br />
cũng là một trong những yêu cầu cần thiết để giúp các em hiểu đúng nội dung <br />
văn bản và đọc diễn cảm.<br />
<br />
b.2. Rèn kĩ năng viết đúng chính tả thông qua việc hướng dẫn sửa <br />
lỗi cho học sinh khi dạy phân môn Chính tả<br />
<br />
Trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 5, phân môn Chính tả không chỉ <br />
giúp học sinh rèn luyện kĩ năng viết và kĩ năng nghe mà còn kết hợp rèn luyện <br />
một số kĩ năng sử dụng tiếng việt, phát triển tư duy góp phần hình thành nhân <br />
cách cho học sinh. Vì vậy, viết đúng chính tả là một trong những kĩ năng cần <br />
thiết giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt.<br />
<br />
Có nhiều loại lỗi về chính tả, có loại lỗi có tính chất phổ biến ở địa <br />
phương, có loại lỗi chỉ một số học sinh mắc phải. Với đối tượng học sinh <br />
dân tộc thiểu số, các em thường mắc lỗi chính tả do khó nhận biết kí hiệu <br />
chữ viết dành cho các cặp phụ âm, nguyên âm, dấu thanh, vần có âm sắc <br />
giống nhau (gi/d, ngãhỏi, auâu,….). Bên cạnh đó, do hệ thống quy tắc chính <br />
tả tiếng việt phức tạp, hệ thống ngữ âm tiếng việt và tiếng mẹ đẻ của học <br />
sinh có sự khác biệt. Học sinh dân tộc Ê đê thường sử dụng cách phát âm của <br />
tiếng mẹ đẻ để phát âm và tiếp nhận âm tiếng việt trong khi thực hành viết <br />
chính tả. Vì tiếng dân tộc Ê đê không có thanh điệu nên học sinh thường viết <br />
sai dấu thanh hoặc không viết dấu thanh khi viết tiếng việt dẫn đến sai nghĩa <br />
từ. <br />
<br />
Ví dụ: Từ mạnh khoẻ học sinh thường viết là manh khoe. <br />
<br />
Vì vậy, khi hướng dẫn học sinh chưa các l<br />
̃ ỗi về chính tả, giáo viên cần <br />
tập trung chữa các lỗi có tính chất phổ biến ở địa phương trường đóng, đồng <br />
thời chữa các lỗi chỉ ít học sinh mắc nhưng có tính chất trầm trọng.<br />
<br />
Ví dụ: <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 7 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5 cho học sinh dân tộc thiểu <br />
số.<br />
<br />
<br />
Từ khuôn mặt học sinh thường viết sai chính tả là khuôn măt.<br />
<br />
+ Về thanh điệu: Tiếng măt viết thiếu dấu thanh – thiếu thanh nặng <br />
đặt dưới âm chính “ă” . Vì vậy, cách viết đúng phải là mặt.<br />
<br />
+ Về nghĩa: Tiếng mặt trong từ khuôn mặt là danh từ chỉ sự vật. Vì <br />
vậy, nếu viết sai tiếng mặt thành thành tiếng măt thì sẽ không đúng nghĩa <br />
của từ.<br />
<br />
Chữa lỗi chính tả cho học sinh cần chú ý sửa lỗi cả về cách phát âm và <br />
<br />
nghĩa của từ (ngữ âm, ngữ nghĩa). <br />
<br />
Hướng dẫn học sinh sửa lỗi: <br />
<br />
+ Kẻ bảng thành 2 cột (một bên ghi lỗi chính tả, một bên ghi cách viết <br />
chính tả đúng).<br />
<br />
+ Ghi lỗi chính tả lên bảng, hướng dẫn học sinh nhận biết lỗi và tìm <br />
cách sửa lỗi. So sánh từ viết đúng với từ viết sai ( về cách phát âm, về nghĩa <br />
từ).<br />
<br />
Để tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, giáo viên có thể chuẩn bị <br />
một số thẻ từ chứa âm, vần, dấu thanh các em thường viết sai chính tả (giáo <br />
viên đã phát hiện, ghi vào sổ tay trong quá trình chấm bài) và một số thẻ từ <br />
ghi từ viết đúng chính tả tương ứng để tổ chức trò chơi học tập “Ai nhanh, ai <br />
đúng”. Ví dụ: <br />
<br />
+ Từ viết sai chính tả: manh khoé, lau nha, viêt văn,…<br />
<br />
+ Từ viết đúng chính tả tương ứng: mạnh khoẻ, lau nhà, viết văn,…<br />
<br />
Giáo viên tổ chức cho học sinh chọn và gắn thẻ có từ viết đúng, viết sai <br />
chính tả vào cột tương ứng. <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 8 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5 cho học sinh dân tộc thiểu <br />
số.<br />
<br />
<br />
Bên cạnh đó, để khắc phục được lỗi chính tả cho học sinh, giáo viên <br />
nên khuyến khích các em tăng cường sử dụng tiếng việt để giao tiếp khi ở <br />
trường. Tạo cơ hội cho các em được giao tiếp nhiều bằng tiếng việt thông <br />
qua các hoạt động học tập, vui chơi, nhằm giảm bớt ảnh hưởng của tiếng <br />
mẹ đẻ trong quá trình học tiếng việt.<br />
<br />
b.3. Rèn luyện kĩ năng diễn đạt bằng lời cho học sinh thông qua <br />
dạy Kể chuyện<br />
<br />
Phân môn Kể chuyện phát triển kĩ năng nói cho học sinh, góp phần phát <br />
triển tư duy, đặc biệt là tư duy hình tượng và cảm xúc thẩm mĩ ở học sinh, <br />
phân môn Kể chuyện còn góp phần tích lũy vốn sống, vốn văn học cho học <br />
sinh.<br />
<br />
Để học sinh hứng thú, yêu thích, tập trung vào môn học thì giáo viên cần <br />
giúp học sinh nắm vững, hiểu và có cảm xúc đối với câu chuyện sắp kể. Nhờ <br />
vậy các em sẽ tự tin, mạnh dạn và chủ động. Đây là một nhân tố quan trọng <br />
quyết định sự thành công của học sinh khi tham gia kể chuyện. Tạo cho học <br />
sinh tâm thế muốn được kể chuyện cho cô, cho bạn nghe, không ngượng <br />
ngùng, rụt rè. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với học sinh dân tộc <br />
thiểu số, vì các em thường rụt rè thiếu tự tin khi giao tiếp trước đám đông. <br />
Lời động viên của cô giáo, không khí thi đua giữa các tổ, nhóm, sự trang trí <br />
hoặc bố trí lớp học gợi không khí câu chuyện ... là những cách thức có hiệu <br />
quả tạo tâm thế mong muốn được tham gia kể chuyện trong tiết học.<br />
<br />
Học sinh Tiểu học còn nhỏ tuổi, khả năng ghi nhớ, khả năng chú ý có <br />
những hạn chế. Vì thế lúc đầu nên để các em tập kể từng phần câu chuyện. <br />
Tập kể một số chi tiết, tình tiết quan trọng và kể từng đoạn trong câu chuyện. <br />
Khi tập kể từng đoạn, do dung lượng ngắn nên học sinh có điều kiện tập vận <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 9 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5 cho học sinh dân tộc thiểu <br />
số.<br />
<br />
<br />
dụng các kĩ năng thích hợp với nội dung đoạn truyện. Giáo viên cần hướng <br />
dẫn các em luyện cách mở đầu câu chuyện, cách ngừng nghỉ để gây hứng thú <br />
(hồi hộp, mong chờ...) cho người nghe và luyện cách sử dụng các hình ảnh <br />
minh họa, các đồ dùng dạy học.<br />
<br />
Khi dạy học sinh tập kể từng đoạn, giáo viên không gò ép các em rập <br />
khuôn theo cách kể của mình, nên để các em tự kể theo giọng điệu riêng, theo <br />
cách thể hiện riêng, xuất phát từ cách cảm nhận, cách hiểu của mình. Chỉ khi <br />
nào các em quên hoặc không kể được, giáo viên hãy gợi ý và hướng dẫn thêm.<br />
<br />
Khi các em đã kể được từng đoạn, giáo viên hướng dẫn học sinh tập kể <br />
toàn bộ câu chuyện. Đây là bước luyện tập ở mức độ cao. So với cách kể <br />
từng đoạn, cách kể toàn truyện đòi hỏi người kể phải có trí nhớ tốt, chủ động <br />
trong cách kể. Song nó cũng cho phép người kể sáng tạo và thể hiện khả năng <br />
của mình. <br />
<br />
b.4. Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu thông qua việc hướng dẫn sửa lỗi <br />
cho học sinh khi dạy tiết trả bài của phân môn Tập làm văn<br />
<br />
Cùng với các môn học khác trong chương trình lớp 5, phân môn Tập <br />
làm văn góp phần trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng, mở rộng vốn sống, <br />
khả năng tư duy lô gic, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc <br />
thẩm mĩ và hình thành nhân cách cho học sinh. Tiết trả bài viết nhằm thông <br />
báo trở lại cho học sinh kết quả học tập, đánh giá công việc lao động, học <br />
tập về các mặt tư tưởng, kiến thức, kĩ năng viết văn của các em. Thông qua <br />
tiết học này, giúp học sinh có kĩ năng phát hiện lỗi, sửa lỗi trong bài viết của <br />
mình, từ đó rút kinh nghiệm và định hướng cho những bài viết sau đạt kết <br />
quả tốt hơn. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 10 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5 cho học sinh dân tộc thiểu <br />
số.<br />
<br />
<br />
Khi viết văn, học sinh thường mắc các lỗi về cách dùng từ như: Dùng <br />
từ ngữ không hợp với phong cách văn bản, dùng từ sai nghĩa, dùng từ thừa, <br />
dùng từ không đúng với sắc thái ý nghĩa của câu diễn đạt,...<br />
<br />
Đối với học sinh dân tộc thiểu số, lỗi dùng từ sai nghĩa, dùng từ không <br />
đúng với sắc thái ý nghĩa của câu diễn đạt thường rất phổ biến trong bài làm <br />
của các em. Bởi hệ thống tiếng việt rất phong phú, đa dạng, mỗi từ thường <br />
có nhiều nghĩa vì vậy rất khó để các em lựa chọn từ phù hợp, chính xác với <br />
sắc thái, ngữ cảnh cụ thể. Phương thức tạo từ của tiếng việt và tiếng dân tộc <br />
có nhiều sự khác biệt, trật tự từ của tiếng việt và tiếng dân tộc cũng có nhiều <br />
trường hợp khác nhau, đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến học <br />
sinh mắc lỗi về cách dùng từ.<br />
<br />
Để giúp học sinh khắc phục được lỗi về cách dùng từ, khi chấm bài <br />
làm văn viết của học sinh, giáo viên cần thống kê các kiểu dùng từ sai rồi <br />
chọn những kiểu sai tiêu biểu để hướng dẫn học sinh chữa lỗi trong tiết trả <br />
bài viết.<br />
<br />
Ví dụ:<br />
<br />
+ Dùng từ ngữ không hợp với phong cách văn bản.<br />
<br />
Trong bài văn “Tả cánh đồng quê em”, có học sinh viết “Những ngày <br />
được cùng mẹ đi thăm cánh đồng lúa, em thấy lòng mình vui sướng quá luôn. <br />
“Quá luôn” là từ thường dùng trong khẩu ngữ sinh hoạt hằng ngày, không hợp <br />
với phong cách của câu văn nên có thể thay thế bằng từ “hân hoan”.<br />
<br />
+ Dùng từ sai nghĩa.<br />
<br />
Qua đề bài “Tả một cảnh đẹp quê em”, có học sinh viết “Em ước gì <br />
sáng nào cũng được cùng mẹ ra thăm cánh đồng để hít thở không khí trong <br />
veo”. Trong câu văn trên, từ “trong veo” dùng chưa chính xác. Vì “trong veo” là <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 11 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5 cho học sinh dân tộc thiểu <br />
số.<br />
<br />
<br />
tính từ chỉ tính chất rất trong, không một chút vẩn đục, với nghĩa này không <br />
thể kết hợp được với từ không khí để hít thở nên thay thế bằng từ “trong <br />
lành” mới phù hợp.<br />
<br />
+ Dùng từ thừa.<br />
<br />
Qua đề bài “Tả một đồ vật mà em yêu thích nhất”, có học sinh viết <br />
“Trong các đồ vật, em thích nhất hơn cả là chiếc bút mực của em”. Ở câu <br />
trên, học sinh đã mắc lỗi dùng từ thừa “nhất hơn cả” làm cho câu văn rườm <br />
rà, vì thế nên bỏ từ “nhất” hoặc từ “hơn cả”.<br />
<br />
+ Dùng từ không đúng với sắc thái ý nghĩa của câu diễn đạt.<br />
<br />
Với đề bài “Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để laị <br />
cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp”, có học sinh viết “ Tuy không <br />
được học với cô nữa nhưng em vẫn thường gửi cho cô những bức thư để hỏi <br />
thăm sức khỏe”.Từ “cho” trong câu trên có ý nghĩa suồng sã, thân mật chỉ <br />
dùng giữa bạn bè ngang hàng, không dùng đến khi nói với người bậc trên như <br />
cô giáo, cha mẹ,…mà phải thay bằng từ “đến”.<br />
<br />
+ Dùng từ gần nghĩa không phù hợp.<br />
<br />
Qua bài văn “ Tả một cảnh đẹp quê em”, có học sinh viết “ Ngắm nhìn <br />
cánh đồng lúa đang thì con gái, em cảm thấy quê mình hoà bình quá !”. Ở <br />
trong câu trên, ý của người viết muốn diễn đạt vẻ đẹp yên ả của quê hương. <br />
Mà “hoà bình” là tình trạng không có chiến tranh nên dùng từ “hoà bình” trong <br />
câu là chưa phù hợp. Từ gần nghĩa có thể thay thế cho từ “hoà bình” trong câu <br />
là: thanh bình, yên ả, bình yên,…<br />
<br />
+ Dùng sai quan hệ từ.<br />
<br />
Trong bài văn “Tả một người thân của em”, có học sinh viết “ Ông nội <br />
em đã già nhưng mắt ông không còn sáng.”. Trong câu văn, học sinh đã dùng <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 12 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5 cho học sinh dân tộc thiểu <br />
số.<br />
<br />
<br />
sai quan hệ từ “nhưng”. Quan hệ từ “nhưng” thường biểu hiện quan hệ ý <br />
nghĩa giữa hai vế câu trái ngược nhau, tương phản nhau. Trong câu trên, hai <br />
vế có quan hệ ý nghĩa không đối lập nên dùng quan hệ từ “nhưng” là chưa <br />
chính xác. Vì vậy, giáo viên hướng dẫn học sinh có thể thay thế quan hệ từ <br />
“nhưng” bằng quan hệ từ “nên”.<br />
<br />
Hướng dẫn học sinh sửa lỗi<br />
<br />
+ Ghi toàn bộ câu văn có từ dùng sai lên bảng (có thể ghi trước ở bảng <br />
phụ), yêu cầu học sinh đọc câu văn.<br />
<br />
+ Dùng câu hỏi gợi mở để giúp học sinh tự phát hiện và nhận diện lỗi <br />
về từ (giáo viên gạch chân dưới từ dùng sai đã được phát hiện).<br />
<br />
+ Hướng dẫn học sinh phân tích lỗi của việc dùng từ và tìm từ đúng để <br />
thay thế cho phù hợp (cần chú ý đến văn cảnh của câu văn).<br />
<br />
Ví dụ: Hướng dẫn học sinh sửa lỗi trên bảng.<br />
<br />
Từ dùng sai trong câu Lỗi dùng từ Từ thay thế phù hợp<br />
<br />
<br />
Em ước gì sáng nào Từ trong veo dùng Em ước gì sáng nào <br />
cũng được cùng mẹ ra trong câu chưa phù cũng được cùng mẹ ra <br />
thăm cánh đồng để hít hợp – dùng từ sai thăm cánh đồng để hít <br />
thở không khí trong veo. nghĩa. thở không khí trong <br />
lành.<br />
<br />
…………………………. …………………… …………………………<br />
<br />
Khi hướng dẫn học sinh sửa lỗi về cách dùng từ, giáo viên cần tránh vội <br />
vã chỉ ra hoặc khẳng định từ dùng chưa chính xác mà nên dùng câu hỏi gợi <br />
mở để hướng dẫn học sinh phát hiện (lưu ý học sinh khó khăn về học).<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 13 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5 cho học sinh dân tộc thiểu <br />
số.<br />
<br />
<br />
b.5. Thực hiện tốt tăng cường tiếng việt trong các môn học và <br />
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp<br />
<br />
Tăng cường tiếng việt cho học sinh dân tộc thiểu số là một trong <br />
những giải pháp quan trọng giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt nói chung <br />
và các môn học khác trong chương trình. Vì vậy, trong quá trình dạy học, giáo <br />
viên cần chú trọng tăng cường tiếng việt cho học sinh trong các môn học và <br />
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. <br />
<br />
Để thực hiện tốt giải pháp tăng cường tiếng việt, giáo viên cần chủ <br />
động điều chỉnh nội dung, thời lượng dạy học các môn học khác để tập trung <br />
vào dạy môn Tiếng Việt, Toán. Thực hiện dạy học phân hóa đối tượng học <br />
sinh. Sử dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; tăng <br />
cường tổ chức dạy học theo nhóm, trò chơi học tập; sử dụng đồ dùng dạy <br />
học thường xuyên, có hiệu quả; khuyến khích sử dụng các trò chơi học tập để <br />
tăng cường tiếng việt và yêu thích tiếng việt cho học sinh. <br />
<br />
Giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn để tăng <br />
cường tiếng việt cho học sinh trong tất cả các môn học (giáo viên chủ nhiệm <br />
lập danh sách những học sinh cần tăng cường tiếng việt cho giáo viên bộ môn, <br />
giáo viên bộ môn dành thời gian trong mỗi tiết học để tăng cường tiếng việt <br />
cho học sinh). Phối hợp tốt với các đoàn thể trong nhà trường để tổ chức hiệu <br />
quả các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: Tham gia hội diễn văn nghệ, giao <br />
lưu tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số,….để tạo sân chơi bổ ích và tăng <br />
cường tiếng việt cho học sinh.<br />
<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Các giải pháp, biện pháp trong đề tài có mối quan hệ chặt chẽ, lôgic với <br />
nhau. Thực hiện tốt giải pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh sẽ giúp học sinh <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 14 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5 cho học sinh dân tộc thiểu <br />
số.<br />
<br />
<br />
đọc đúng, hiểu đúng nội dung văn bản và viết đúng chính tả. Đọc đúng, viết <br />
đúng, có kĩ năng diễn đạt bằng lời tốt sẽ hỗ trợ học sinh rất nhiều khi viết <br />
văn. Giáo viên cần linh hoạt khi thực hiện các giải pháp, biện pháp trên để <br />
đạt được hiệu quả cao nhất.<br />
<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, <br />
phạm vi và hiệu quả ứng dụng<br />
<br />
Đề tài thực hiện đã góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt nói <br />
riêng và các môn học khác trong chương trình nói chung cho học sinh lớp 5 tại <br />
trường Tiểu học Y Ngông.<br />
<br />
Kỹ năng sử dụng tiếng việt của học sinh được nâng lên. Các em mạnh <br />
dạn, tự tin hơn trong giao tiếp; tích cực, chủ động hơn trong học tập. Kết quả <br />
khảo nghiệm về chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5 trong năm học 2016 2017 <br />
cụ thể như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tổng Trước khi thực hiện đề tài Sau khi thực hiện đề tài <br />
số (đầu năm học) (cuối năm học)<br />
học Có các kĩ năng Kĩ năng sử Có các kĩ năng Kĩ năng sử <br />
sinh cơ bản trong dụng tiếng cơ bản trong dụng tiếng Việt <br />
dân việc sử dụng Việt còn hạn việc sử dụng còn hạn chế, <br />
tộc tiếng Việt, chế, chưa đáp tiếng Việt, chưa đáp ứng <br />
thiểu đáp ứng được ứng được yêu đáp ứng được được yêu cầu <br />
số yêu cầu học cầu học tập yêu cầu học học tập môn <br />
tập môn Tiếng môn Tiếng tập môn Tiếng Tiếng Việt.<br />
Việt. Việt. Việt.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 15 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5 cho học sinh dân tộc thiểu <br />
số.<br />
<br />
<br />
<br />
TS % TS % TS % TS %<br />
<br />
54 36 66,6 18 33,4 54 100 0 0<br />
<br />
Năm học 20162017, 100% học sinh khối 5 hoàn thành chương trình <br />
Tiểu học. Các giải pháp trên tiếp tục được áp dụng cho học sinh dân tộc <br />
thiểu số lớp 5 trường Tiểu học Y Ngông trong năm học 2017 – 2018.<br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
<br />
1. Kết luận <br />
<br />
Nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc <br />
thiểu số là việc làm thường xuyên và hết sức cần thiết nhăm nâng cao ch<br />
̀ ất <br />
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Bởi môn Tiếng Việt là môn học công <br />
cụ giúp các em học tốt các môn học khác. Để thực hiện tốt các giải pháp trên <br />
giáo viên cần thực hiện tốt các nội dung sau:<br />
<br />
Người giáo viên phải không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình <br />
độ chuyên môn nghiệp vụ. Thực hiện tốt đổi mới phương pháp, hình thức tổ <br />
chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm phát huy được tính tích <br />
cực, chủ động của học sinh trong học tập. <br />
<br />
Thực hiện tốt các giải pháp tăng cường tiếng việt cho học sinh dân tộc <br />
thiểu số. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình học sinh, các đoàn thể trong nhà <br />
trường, chính quyền địa phương, tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho các em.<br />
<br />
Tóm lại, nếu giáo viên chủ nhiệm tạo được sự mật thiết giữa thầy với <br />
trò, giữa học sinh với học sinh, thầy trò tạo được sự vui vẻ, thoải mái và nhẹ <br />
nhàng trong học tập thì chắc chắn rằng các em là học sinh yếu sẽ mạnh dạn <br />
và tự tin hơn rất nhiều để phát huy khả năng tự học của mình. Cùng với lòng <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 16 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5 cho học sinh dân tộc thiểu <br />
số.<br />
<br />
<br />
nhiệt thành của người giáo viên và sự cố gắng, nỗ lực của chính bản thân các <br />
em thì chúng ta tin tưởng vào kết quả học tập tốt nhất sẽ đến với các em. <br />
<br />
2. Kiến nghị<br />
<br />
Đối với giáo viên: Cần học tiếng đồng bào dân tộc tại chỗ, tìm hiểu <br />
thêm về phong tục tập quán của địa phương để làm tốt hơn công tác phối hợp <br />
giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục học sinh.<br />
<br />
Đối với các cấp lãnh đạo: Quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác giáo <br />
dục ở những vùng khó khăn; tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị <br />
dạy học. <br />
<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân về nâng cao chất lượng <br />
học tập môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5 tại trường Tiểu <br />
học Y Ngông. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để <br />
những kinh nghiệm trên được đầy đủ và hoàn thiện hơn. <br />
<br />
Dur Kmăl, ngày 02 tháng 4 năm 2018<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hồng Hạnh <br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
.................................................................................................................................<br />
<br />
.................................................................................................................................<br />
<br />
.................................................................................................................................<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 17 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5 cho học sinh dân tộc thiểu <br />
số.<br />
<br />
<br />
.................................................................................................................................<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
Hiệu trưởng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vũ Văn Tuyển<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 18 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5 cho học sinh dân tộc thiểu <br />
số.<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
NỘI DUNG TRANG<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1<br />
1. Lí do chọn đề tài 1<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 2<br />
4. Giới hạn của đề tài 2<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 2<br />
II. PHẦN NỘI DUNG 2<br />
1. Cơ sở lí luận 3<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 3<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp 4<br />
a) Mục tiêu của giải pháp 4<br />
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 4<br />
c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 13<br />
d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên <br />
13<br />
cứu, phạm vi và hiệu quả áp dụng<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 14<br />
1. Kết luận 14<br />
2. Kiến nghị 15<br />
3. Tài liệu tham khảo 18<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
TÁC GIẢ/NHÀ XUẤT GHI <br />
TT TÊN TÀI LIỆU<br />
BẢN CHÚ<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 19 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 5 cho học sinh dân tộc thiểu <br />
số.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Hạnh 20 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />