Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
NỘI DUNG TRANG<br />
Mục lục 1<br />
I. Mở đầu 2<br />
I.1. Lý do chọn đề tài 2<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu 3<br />
I.4. Phạm vi nghiên cứu 3<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu 3<br />
II. Nội dung 4<br />
II.1. Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài 4<br />
II.2. Thực trạng 4<br />
a. Thuận lợi, khó khăn 5<br />
b. Thành công, hạn chế 6<br />
c. Mặt mạnh, mặt yếu 7<br />
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 8<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt 9<br />
ra<br />
II.3. Giải pháp, biện pháp 10<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 10<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 10<br />
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp 20<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 20<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 21<br />
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn 22<br />
đề nghiên cứu<br />
III. Kết luận, kiến nghị 22<br />
III.1. Kết luận 22<br />
III.2. Kiến nghị 23<br />
Nhận xét của hội đồng chấm sáng kiến cấp trường – cấp huyện 24<br />
Tài liệu tham khảo 25<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗ i<br />
1<br />
Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN<br />
<br />
<br />
I. MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Ngôn ngữ gắn với từng nền văn hóa, từng dân tộc và được chuẩn hóa <br />
thành các nghi thức lời nói. Hiện nay, nước ta đang hội nhập và phát triển nên <br />
có sự giao lưu văn hóa với các nước. Tuy nhiên, mặt trái của sự hội nhập là <br />
văn hóa giao tiếp, cử chỉ cũng ảnh hưởng pha trộn và vay mượn lẫn nhau một <br />
cách không phù hợp nhất là trong giới trẻ, làm mất đi những nét văn hóa tốt <br />
đẹp của người Việt Nam. Chính vì vậy, việc dạy cho học sinh Tiểu học sử <br />
dụng các nghi thức lời nói là góp phần giữ gìn một trong những nét văn hóa <br />
truyền thống trong giao tiếp của dân tộc. <br />
<br />
Kĩ năng giao tiếp có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của các em sau <br />
này. Đặc biệt trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước thì xã <br />
hội luôn cần những con người mới có đầy đủ phẩm chất của người lao động <br />
hiện đại: tự tin, năng động, sáng tạo, nhạy bén, chủ động và linh hoạt. Vì thế <br />
mà việc phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh ngay từ bậc học Tiểu học là <br />
rất cần thiết và luôn được cả xã hội quan tâm. <br />
<br />
Hơn nữa công việc đầu tiên của dạy học môn Tiếng Việt – dạy học sản <br />
sinh lời nói là tạo ra được động cơ, nhu cầu nói năng, kích thích học sinh <br />
tham gia vào cuộc giao tiếp. Mà để giao tiếp thành công thì phải có thái độ <br />
đúng đắn đối với đối tượng giao tiếp. Khi dạy các nghi thức lời nói cũng <br />
đồng thời dạy cách cư xử đối với mọi người như sự lễ phép, lịch sự trong nói <br />
năng. Như vậy môn Tiếng Việt đã tạo cho học sinh có sự hiểu biết và tình <br />
cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với con người và vạn vật xung quanh. <br />
Từ đây mà tâm hồn và nhân cách của các em sẽ được hình thành và phát triển <br />
một cách toàn diện. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗ i<br />
2<br />
Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN<br />
<br />
<br />
Dạy học hướng vào người học là luận điểm then chốt của lý luận dạy <br />
học hiện đại, là bản chất của đổi mới phương pháp dạy học. Mô hình <br />
Trường học mới tại Việt Nam (VNEN) triển khai được 5 năm đã đạt được <br />
những thành tựu đáng kể. Ưu điểm nổi bật của mô hình dạy học này là rèn <br />
luyện cho học sinh sự tự tin, tích cực, bản lĩnh chủ động xử lý các tình huống <br />
trong cuộc sống. <br />
<br />
Từ những lí do trên, tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Phát triển kĩ năng <br />
giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình <br />
VNEN” để góp phần phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2, góp phần <br />
nâng cao chất lượng học tập, đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
Nhiệm vụ của đề tài là xây dựng hệ thống các hoạt động và phương <br />
pháp dạy học nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 để làm tài <br />
liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh khi dạy – học kĩ năng giao tiếp trong <br />
môn Tiếng Việt 2 theo mô hình VNEN. Đề tài hướng tới mục tiêu nâng cao <br />
chất lượng dạy – học môn Tiếng Việt, giúp học sinh lớp 2 phát triển kĩ năng <br />
giao tiếp: giao tiếp bằng lời nói qua học tập môn Tiếng Việt, thực hiện tốt <br />
các cuộc giao tiếp trong học tập cũng như trong cuộc sống. <br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển kĩ năng giao tiếp cho học <br />
sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN.<br />
<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
Nghiên cứu khối học sinh lớp 2, tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, <br />
xã Quảng Điền, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk.<br />
Về thời gian: Nghiên cứu trong năm học 2013 – 2014 và năm học 2014 <br />
2015. <br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗ i<br />
3<br />
Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN<br />
<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu. <br />
<br />
Phương pháp quan sát.<br />
<br />
Phương pháp điều tra phỏng vấn.<br />
<br />
Phương pháp khảo nghiệm sư phạm.<br />
<br />
Phương pháp phân tích mẫu.<br />
<br />
Phương pháp thống kê toán học, tổng hợp. <br />
<br />
II. NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài<br />
<br />
Theo “Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học” thì giao tiếp được định nghĩa là <br />
sự thông báo hay truyền đạt thông báo nhờ một hệ thống mã nào đó. Theo đó <br />
có thể hiểu giao tiếp là hoạt động giữa hai người hay hơn hai người nhằm <br />
bày tỏ với nhau một thông tin trí tuệ, hay một thông tin cảm xúc nào đó, của <br />
một ý muốn hành động hay một ý muốn nhận xét nào đó. <br />
<br />
Cũng như các hoạt động tâm lí khác, hoạt động lời nói chỉ nảy sinh khi <br />
có động cơ nói năng. Chính vì vậy công việc đầu tiên của dạy học Tiếng <br />
Việt là tạo ra được động cơ, nhu cầu nói năng, kích thích học sinh tham gia <br />
vào cuộc giao tiếp. Do đó, nội dung dạy học Tiếng Việt thường gần gũi, thân <br />
thiết với học sinh, từ đó học sinh có hứng thú với những vấn đề xung quanh <br />
cuộc sống, tham gia tích cực vào hoạt động giao tiếp. <br />
<br />
Mỗi cá nhân cần được trang bị tốt các kĩ năng giao tiếp hiệu quả. Trong <br />
thực tế theo rất nhiều kinh nghiệm quản lí thì một người có khả năng giao <br />
tiếp tốt thì người đó rất dễ thành công trong công việc và cuộc sống. Nói tóm <br />
lại, kĩ năng giao tiếp là nghệ thuật, là cách thức biểu lộ tình cảm, trò chuyện,<br />
… Kĩ năng giao tiếp là một trong những kĩ năng nền tảng để giúp học sinh <br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗ i<br />
4<br />
Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN<br />
<br />
<br />
nhận thức được cái mới, các giá trị sống và hình thành các kĩ năng sống khác <br />
như: chia sẻ, hợp tác,…từ đó giúp cho kết quả học tập của các em được nâng <br />
lên. Vì thế cần phải quan tâm và giúp đỡ học sinh phát triển đúng hướng, <br />
từng bước một trong suốt chiều dài phát triển nhân cách của học sinh.<br />
<br />
2. Thực trạng<br />
<br />
Qua điều tra phỏng vấn học sinh khối 2 Trường Tiểu học Nguyễn Văn <br />
Trỗi về kĩ năng giao tiếp đã cho tôi một nhận định chung nhất đó là hầu hết <br />
các em đều thụ động, chưa tự tin, còn rụt rè, nhút nhát và chưa thực sự thể <br />
hiện tốt năng lực giao tiếp. <br />
<br />
a. Thuận lợi, khó khăn<br />
<br />
* Thuận lợi <br />
<br />
Mô hình VNEN<br />
<br />
+ Mô hình VNEN là quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động để khám <br />
phá và chiếm lĩnh các kiến thức và kỹ năng mới. Bản chất quá trình học tập <br />
của VNEN được diễn ra thông qua đối thoại và tương tác lẫn nhau giữa học <br />
sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên và giữa học sinh với cộng đồng.<br />
<br />
+ Học sinh được học theo mô hình VNEN đã thực sự làm chủ cách học, <br />
làm chủ kiến thức, có năng lực ứng xử với thực tế cuộc sống tốt hơn. Học <br />
sinh đã tỏ rõ sự mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. <br />
<br />
+ Nội dung giáo dục kĩ năng giao tiếp được biên soạn nhiều.<br />
<br />
Nhà trường<br />
<br />
+ Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, của các ban ngành đoàn thể <br />
trong và ngoài nhà trường đã tạo điều kiện cho học sinh được học 2 <br />
buổi/ngày nên các em được tham gia học tập, rèn luyện nhiều ở trường. <br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗ i<br />
5<br />
Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN<br />
<br />
<br />
+ Trường học khang trang, phòng học sáng sủa sạch sẽ, trang bị đầy đủ <br />
bàn ghế và bảng đen, có thiết bị đồ dùng dạy học. <br />
<br />
Giáo viên<br />
<br />
+ Nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm với học sinh. Có kinh nghiệm dạy <br />
học theo mô hình VNEN.<br />
<br />
Học sinh<br />
<br />
+ Học sinh đã dần làm quen với mô hình VNEN thông qua các tiết học <br />
Tiếng Việt theo Công nghệ giáo dục 1.<br />
<br />
+ Học sinh thích học môn Tiếng Việt. Các em cũng dành thời gian để <br />
làm các hoạt động ứng dụng, tương tác với cộng đồng khi ở nhà.<br />
<br />
Phụ huynh học sinh: Phụ huynh học sinh đa phần đã có sự quan tâm <br />
chăm lo hơn về việc học hành của con em mình, mua sắm tương đối đầy đủ <br />
vở và đồ dùng học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho các em tới trường, <br />
thường xuyên giữ được mối liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp và nhà <br />
trường.<br />
<br />
* Khó khăn<br />
<br />
Giáo viên<br />
<br />
+ Giáo viên còn thụ động, chỉ sử dụng kiến thức ở Tài liệu Hướng dẫn <br />
học, ít tìm tòi đọc thêm tài liệu khác liên quan đến giảng dạy. Khi tổ chức các <br />
hoạt động trong giờ học, giáo viên còn rập khuôn theo Tài liệu hướng dẫn <br />
học.<br />
<br />
Học sinh<br />
<br />
+ Khả năng đọc còn hạn chế nên quá trình tự đọc, làm bài rất khó khăn. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗ i<br />
6<br />
Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN<br />
<br />
<br />
+ Khả năng tư duy, suy luận chưa cao. Nhiều khi dùng từ và đặt câu <br />
chưa đúng, nói câu chưa hoàn thiện. Các em còn nhút nhát, thiếu tự tin, vốn từ <br />
còn ít nên ảnh hưởng lớn đến hiệu quả khi giao tiếp. <br />
<br />
b. Thành công, hạn chế<br />
<br />
* Thành công <br />
<br />
Đa số học sinh đã thực hiện được các hoạt động, nói lưu loát, hoàn <br />
thành mục tiêu của tiết học. Học sinh trở nên tự tin, mạnh dạn, hứng thú, tích <br />
cực hơn đối với những tiết học Tiếng Việt. Khi tiến hành các hoạt động, tình <br />
huống giao tiếp có vấn đề tôi thấy các em đã có nhiều cách xử lí hay, thú vị <br />
và thông minh. Khi giáo viên vận dụng các phương pháp, hình thức dạy học <br />
mới thì các em hào hứng, tham gia nhiệt tình vào tiết học. Qua đó mà kĩ năng <br />
giao tiếp của các em được hình thành và gắn liền với các bài học gần gũi với <br />
thực tiễn cuộc sống. Từ đó giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức một <br />
cách bền vững, kĩ năng giao tiếp được phát triển, thái độ học tập có những <br />
chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng <br />
Việt.<br />
<br />
* Hạn chế <br />
<br />
Giáo viên thường bị động về thời gian.<br />
<br />
Thường chỉ tập trung ở một số đối tượng tích cực, có năng lực nên <br />
chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, nhất là đối tượng học sinh yếu.<br />
<br />
Đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn <br />
những nội dung thực sự thiết thực và điều chỉnh được các hoạt động học tập <br />
phù hợp với học sinh.<br />
<br />
c. Mặt mạnh, mặt yếu<br />
<br />
* Mặt mạnh <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗ i<br />
7<br />
Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN<br />
<br />
<br />
Giáo viên:<br />
<br />
+ Giáo viên trực tiếp điều chỉnh từng hoạt động, quan sát và nhận xét <br />
hoạt động của học sinh.<br />
<br />
+ Giáo viên có sự chuẩn bị về: đồ dùng, tài liệu, phương pháp giảng <br />
dạy. <br />
<br />
+ Giáo viên có liên hệ thực tế và nhắc nhở học sinh áp dụng các nghi <br />
thức lời nói vào cuộc sống.<br />
<br />
Học sinh:<br />
<br />
+ Học sinh thích học các bài có nội <br />
dung giao tiếp, tích cực tham gia các hoạt <br />
động học tập. <br />
<br />
+ Học sinh thích và tích cực xử lý <br />
các tình huống giao tiếp gần gũi, quen <br />
thuộc với các em.<br />
Học sinh đóng vai cô giáo<br />
+ Học sinh được thực hành đóng vai <br />
nhiều, thích được đóng vai, nhất là các vai cô giáo, học sinh giỏi,… <br />
<br />
* Mặt yếu <br />
<br />
Về phía giáo viên <br />
<br />
+ Đôi khi nội dung điều chỉnh của giáo viên chưa thực sự phù hợp với <br />
học sinh, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.<br />
<br />
+ Giáo viên chỉ cho học sinh luyện nói theo những nội dung và chủ đề <br />
như trong Tài liệu Hướng dẫn học.<br />
<br />
Về phía học sinh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗ i<br />
8<br />
Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN<br />
<br />
<br />
+ Tình huống giao tiếp mà học sinh thực hành được xây dựng trong <br />
phạm vi hẹp nên làm giảm tính tích cực, tự nhiên của học sinh khi tham gia <br />
giao tiếp. <br />
<br />
+ Các hành vi trao lời, đáp lời thường được dạy theo mẫu và yêu cầu <br />
học sinh thực hành theo mẫu nên làm giảm khả năng sáng tạo của học sinh. <br />
<br />
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động <br />
<br />
Có được những thành công trên là nhờ sự chỉ đạo rất kịp thời của các <br />
cấp lãnh đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được Phòng Giáo dục và Đào tạo <br />
huyện Krông Ana tổ chức tập huấn cho những giáo viên dạy mô hình VNEN, <br />
giáo viên được dự các chuyên đề tổ chức ở Phòng Giáo dục và Đào tạo, ở <br />
trường để mỗi giáo viên học hỏi, rút kinh nghiệm và nắm được tinh thần của <br />
Mô hình VNEN mà thực hiện theo. <br />
<br />
Bên cạnh đó là nhờ học sinh tích cực học tập, chủ động giao tiếp, sẻ <br />
chia với bạn và chủ động tiếp cận các giải pháp theo hướng tự chủ của bản <br />
thân. Từ đó thực hiện theo các giải pháp nên mang lại hiệu quả cao. Cuối <br />
cùng còn phải kể đến Hệ thống các tài liệu hướng dẫn mà dự án VNEN đã <br />
cung cấp để mỗi giáo viên chủ động nắm bắt nội dung và thực hiện. <br />
<br />
Để đưa ra được những biện pháp thiết thực khắc phục những hạn chế <br />
trên, tôi đã tìm hiểu một số nguyên nhân, đó là: <br />
<br />
* Về phía giáo viên: <br />
<br />
+ Việc tổ chức các tiết chuyên đề của môn Tiếng Việt về thực hành <br />
giao tiếp ở trường Tiểu học chưa nhiều.<br />
<br />
+ Giáo viên cho học sinh nói theo câu mẫu làm cho các câu nói của học <br />
sinh thường giống nhau.<br />
<br />
* Về phía học sinh: <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗ i<br />
9<br />
Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN<br />
<br />
<br />
+ Do đặc điểm học sinh lứa tuổi lớp 2: Vốn từ của các em còn ít, chưa <br />
vận dụng một cách thành thạo, khả năng đọc còn hạn chế. Khả năng tập <br />
trung chú ý của các em còn chưa được tốt. <br />
<br />
+ Do phương pháp học tập chưa khoa học: Hầu hết các em học sinh <br />
khối lớp 2 chưa xây dựng được cho mình phương pháp học tập đúng. Đa số <br />
các em chưa có ý thức chủ động trong việc tự rèn luyện, bởi các em còn ham <br />
chơi, chưa quan trọng việc học. <br />
<br />
* Về phía gia đình <br />
<br />
+ Do sự kèm cặp còn lỏng lẻo của gia đình đối với học sinh trong việc <br />
học môn Tiếng Việt: Thực tế đã cho thấy đối với môn Tiếng Việt thì nhiều <br />
gia đình, nhiều bậc phụ huynh cho rằng môn này không quan trọng như học <br />
Toán. Vậy nên việc phát triển kĩ năng giao tiếp trong môn Tiếng Việt không <br />
được các bậc phụ huynh chú ý luyện tập ở nhà cho con em mình. <br />
<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra<br />
<br />
Dạy kĩ năng giao tiếp chính là dạy học sinh biết giao tiếp phù hợp với <br />
văn hóa Việt Nam, biết giao tiếp lịch sự, tế nhị, đạt hiệu quả cao. Đa số giáo <br />
viên mới xem học sinh đưa ra các lời trao, lời đáp có đúng với các tình huống <br />
của hoạt động hay không. Khi đánh giá việc thực hiện hoạt động của học <br />
sinh cũng chỉ tiến hành một cách chung chung, chưa có tiêu chí cụ thể. <br />
<br />
Học sinh lớp 2 còn nhỏ tuổi nên vốn từ các em còn ít do đó gặp nhiều <br />
khó khăn trong việc giao tiếp. Các em còn nhút nhát, thiếu tự tin nên nhiều <br />
học sinh khi được mời nói thì không nói được hoặc không đứng dậy nói trước <br />
tập thể. Các câu nói của học sinh chưa lôgic với nhau, còn nói chưa thành câu <br />
nên làm cho hiệu quả khi giao tiếp chưa cao. Một số hoạt động chưa phát huy <br />
được khả năng sáng tạo của học sinh. <br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗ i<br />
10<br />
Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN<br />
<br />
<br />
Mô hình VNEN là học sinh tự chiếm lĩnh, tự sử lí thông tin sau đó đưa ra <br />
nhóm thảo luận, tổng hợp kiến thức. Người giáo viên chỉ đóng vai trò tổ <br />
chức, theo dõi các hoạt động. Dẫn đến trong một số hoạt động không thể <br />
tránh khỏi học sinh thực hiện rập khuôn theo mẫu, chưa nhận ra bản chất <br />
cũng như mối quan hệ của các hoạt động trong việc chiếm lĩnh kiến thức. <br />
<br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Giải pháp này hướng đến các mục tiêu:<br />
<br />
Học sinh mạnh dạn trong giao tiếp, nói đúng nội dung cần trao đổi, <br />
phù hợp với hoàn cảnh, thái độ lịch sự, lễ phép, biết lắng nghe và chia sẻ với <br />
mọi người.<br />
<br />
Nâng cao hiệu quả giờ học cho học sinh, nhất là trong các giờ có tổ <br />
chức hoạt động giao tiếp.<br />
<br />
Phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh, đáp ứng mục <br />
tiêu xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.<br />
<br />
Mỗi giờ dạy đều đem lại cho học sinh những giây phút thật sự hứng <br />
khởi đúng nghĩa. <br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
<br />
b.1. Một số biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 <br />
trong dạy học môn Tiếng Việt <br />
<br />
Qua nghiên cứu về lí thuyết giao tiếp cũng như chương trình dạy học <br />
nội dung giao tiếp trong môn Tiếng Việt, tôi xây dựng, tổng hợp, khái quát <br />
một số kiểu dạng hoạt động, phương pháp phù hợp với năng lực, trình độ <br />
nhận thức của học sinh lớp 2. <br />
<br />
b.1.1. Xây dựng đa dạng các dạng hoạt động dạy giao tiếp <br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗ i<br />
11<br />
Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN<br />
<br />
<br />
b.1.1.1. Dạng hoạt động rèn kỹ năng trao lời và đáp lời <br />
<br />
b.1.1.1.1. Cấu trúc của hoạt động <br />
<br />
Ví dụ 1: HĐ2/ 3: Quan sát ảnh, đọc mẫu:<br />
M: Tôi là Lê Ngọc Bích.<br />
Sinh ngày: 12 – 6 2003<br />
Tôi thích vẽ, thích hát.<br />
Tôi muốn trở thành bác sĩ.<br />
<br />
HĐ3/ 3: Thay nhau tự giới thiệu theo gợi ý:<br />
Tôi là ai?<br />
Tôi là……………………………<br />
Sinh ngày…………………..……<br />
Tôi thích…………………………<br />
Tôi muốn trở thành………………<br />
<br />
(Tiếng Việt 1A – trang 3) <br />
<br />
Cá nhân học sinh thực hiện hoạt động 2 sau đó trao đổi trong nhóm <br />
để hoàn thành hoạt động. Nếu chỉ dừng lại ở hoạt động quan sát và đọc mẫu <br />
thì học sinh sẽ không thể khám phá bản chất cũng như mối liên quan giữa <br />
hoạt động 2 với hoạt động 3. <br />
<br />
Lúc này giáo viên phải can thiệp để <br />
học sinh biết và hiểu: Đây là hoạt động tự <br />
giới thiệu. Để tự giới thiệu về mình cần <br />
phải làm thế nào? Để hoàn thành được <br />
hoạt động 2 học sinh cần đọc kĩ mẫu đã <br />
cho và áp dụng vào bản thân để hoàn thành <br />
hoạt động 3. Thông qua hai hoạt động, học <br />
<br />
<br />
Học sinh tự giới thiệu<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗ i<br />
12<br />
Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN<br />
<br />
<br />
sinh sẽ giải quyết được nhiệm vụ và cũng thấy được mối liên hệ của các <br />
hoạt động trong tiết học.<br />
<br />
Đối với những hoạt động dạng này, học sinh sẽ dần làm quen sau đó <br />
ngày càng thành thạo cấu trúc của kĩ năng giao tiếp theo mẫu cho sẵn, từ đó <br />
có thói quen vận dụng vào cuộc sống hằng ngày mà không cần mẫu.<br />
<br />
b.1.1.1.2. Mục tiêu của hoạt động <br />
<br />
Hoạt động phát triển kỹ năng trao lời và đáp lời xung quanh một chủ đề <br />
liên quan đến hiểu biết và kinh nghiệm sống của các em, cụ thể đó là các <br />
hoạt động có yêu cầu trao lời và đáp lời trong các tình huống cụ thể trong <br />
cuộc sống. Hoạt động cũng nhằm rèn luyện việc vận dụng các nghi thức lời <br />
nói phù hợp với các tình huống giao tiếp sẽ diễn ra trong cuộc sống. Đối với <br />
dạng hoạt động này thì tôi vận dụng phương pháp phân tích mẫu để thực <br />
hiện hoạt động. <br />
<br />
* Khái niệm phương pháp phân tích mẫu: Phương pháp phân tích mẫu <br />
trong dạy học giao tiếp là cách đưa ra những lời nhận xét, đánh giá về các <br />
yếu tố giao tiếp nêu trong mẫu. Từ đó đưa ra các lời giao tiếp và lựa chọn <br />
những lời giao tiếp phù hợp nhất với mục đích và hoàn cảnh giao tiếp. <br />
<br />
* Yêu cầu sư phạm: <br />
<br />
+ Mẫu phân tích cần phải điển hình cho hoạt động, có thể rút ra được <br />
kết luận chung về hoạt động sẽ làm. <br />
<br />
+ Học sinh tự phân tích và tìm ra kiến thức của hoạt động, giáo viên nếu <br />
cần can thiệp thì chỉ dừng ở mức độ gợi ý. <br />
<br />
+ Sử dụng kết hợp đồ dùng dạy học để tăng hiệu quả của tiết học. <br />
<br />
+ Kết hợp với phương pháp đóng vai để học sinh thêm tự tin, mạnh dạn <br />
đồng thời hứng thú khi học giao tiếp, giúp học sinh vận dụng kiến thức tốt <br />
hơn. <br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗ i<br />
13<br />
Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ví dụ 2: HĐ 2/ 35: Đọc lại lời các nhân vật trong tranh dưới đây: <br />
<br />
(Tiếng Việt 2A – trang 35) <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đối với hoạt động này, sau khi học sinh đọc hết các lời thoại là đã hoàn <br />
thành hoạt động. Tuy nhiên, giáo viên sẽ vận dụng phương pháp phân tích <br />
mẫu để kĩ năng giao tiếp của học sinh được phát triển, vận dụng một cách <br />
linh hoạt vào cuộc sống .<br />
<br />
Bước 1: Phân tích tình huống mẫu: Em giúp bà cụ qua đường, cụ cảm <br />
ơn em. Em sẽ đáp lại lời cảm ơn ấy. <br />
<br />
Bước 2: Để hiểu và thực hiện thì mỗi học sinh phải phân tích được <br />
mẫu như sau: <br />
<br />
+ Mục đích: Đáp lại lời cảm ơn với bà cụ. <br />
<br />
+ Nhân vật: Em và bà cụ. Quan hệ vai trên – vai dưới. <br />
<br />
+ Hoàn cảnh: Trên đường đi học về, em gặp bà cụ muốn sang đường. <br />
Em giúp bà cụ qua đường, bà cụ cảm ơn em. <br />
<br />
+ Ngôn ngữ: Vì đây là giao tiếp vai trên – vai dưới nên cần sử dụng <br />
ngôn ngữ lễ phép, thái độ kính trọng. Giáo viên yêu cầu học sinh bằng sự <br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗ i<br />
14<br />
Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN<br />
<br />
<br />
hiểu biết và kinh nghiệm sống của bản thân hãy đưa ra các lời đáp khác phù <br />
hợp với tình huống trên.<br />
<br />
Học sinh đáp: Chỉ là chuyện nhỏ ấy ạ./<br />
<br />
Giúp đỡ được bà là cháu rất vui ạ./…<br />
<br />
Bước 3: Thực hành theo cặp nói lời cảm ơn cho bạn nghe và ngược lại. <br />
Giáo viên khuyến khích học sinh nói lời cảm ơn bằng nhiều cách diễn đạt <br />
khác nhau.<br />
<br />
Bước 4: Học sinh đóng vai thể hiện tình huống trong nhóm. <br />
<br />
Với cách thức tổ chức trên, học sinh đã thực sự tham gia giao tiếp theo <br />
tình huống giả định của hoạt động. Học sinh tự lựa chọn sử dụng ngôn từ, <br />
ngữ điệu, vẻ mặt, ánh mắt, điệu bộ phù hợp để đáp lời cảm ơn đúng với tình <br />
huống. Hoạt động này góp phần củng cố, mở rộng và phát triển các nội dung <br />
của hoạt động đọc, gắn nội dung học trong nhà trường với đời sống hàng <br />
ngày của học sinh. <br />
<br />
b.1.1.2. Dạng hoạt động trao đổi theo chủ đề <br />
<br />
Ở dạng hoạt động này thường nêu ra vấn đề giao tiếp liên quan đến <br />
nội dung kiến thức đang học hay một nội dung có ý nghĩa xã hội. Đối với <br />
dạng hoạt động này, tôi vận dụng phương pháp đóng vai để tạo không khí sôi <br />
nổi, gây hứng thú giao tiếp với học sinh và mang tính ứng dụng cao. <br />
<br />
* Khái niệm về phương pháp đóng vai: Đóng vai là phương pháp tổ <br />
chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử trong một tình huống giả <br />
định. Đây là phương pháp giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề. Nhờ <br />
đó, các em sẽ tích lũy thêm vốn sống, vốn kinh nghiệm của các bạn khác làm <br />
giàu thêm vốn kinh nghiệm của mình.<br />
<br />
* Yêu cầu sư phạm <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗ i<br />
15<br />
Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN<br />
<br />
<br />
+ Tình huống nên để mở, không cho trước kịch bản hay lời thoại để <br />
phát triển tư duy, sự sáng tạo và trí tượng tưởng của học sinh. <br />
<br />
+ Phải biết sắp xếp thời gian phù hợp để các nhóm đóng vai. <br />
<br />
+ Học sinh cần hiểu rõ vai của mình trong tình huống để không lạc đề. <br />
<br />
+ Nên khích lệ học sinh nhút nhát cùng tham gia để rèn luyện cho các em <br />
sự tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp và cuộc sống. Giáo viên không làm <br />
thay nếu học sinh chưa thực hiện được. <br />
<br />
+ Nên sử dụng các đồ dùng, đạo cụ đơn giản để tăng thêm tính hấp dẫn. <br />
<br />
Ví dụ 3: HĐ5/ 16: Em đạt giải cao trong một cuộc thi. Các bạn chúc <br />
mừng. Em đáp lại.<br />
Các bạn:…………….<br />
Em:………………… <br />
(Tiếng Việt 2B, trang 16) <br />
<br />
Thông thường đối với hoạt động này học sinh sẽ áp dụng một số mẫu <br />
câu đã học để hoàn thành hoạt động, như:<br />
Các bạn: Chúc mừng bạn nhé!<br />
Em: Mình cảm ơn./<br />
<br />
Em: Mình cảm ơn các bạn.<br />
<br />
Các bạn: Chúc mừng bạn đạt giải nhé!<br />
<br />
Tuy nhiên, để ứng xử của học sinh được linh hoạt và mang lại hiệu quả <br />
cao khi giao tiếp thì giáo viên vận dụng phương pháp đóng vai qua các bước: <br />
<br />
Bước 1: Các nhóm thảo luận tình huống cần đóng vai.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗ i<br />
16<br />
Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh thảo luận tình huống<br />
<br />
Bước 2: Thảo luận phân vai, đóng góp lời thoại cho các nhân vật, đóng <br />
vai trong nhóm để góp ý. Bên cạnh đó còn sử dụng 1 số đạo cụ như: Hoa, <br />
quà,… <br />
<br />
Bước 3: Vài nhóm lên đóng vai <br />
thể hiện tình huống phù hợp với yêu <br />
cầu của hoạt động (Giáo viên lưu ý <br />
học sinh về mặt thời gian), có sáng <br />
tạo trong việc thể hiện tình huống <br />
như: Có sử dụng đạo cụ hợp lí, cử <br />
chỉ, giọng điệu,….<br />
<br />
+ Học sinh 1, 2, 3: Chúc mừng <br />
bạn đạt giải cao trong cuộc thi./ Bạn <br />
giỏi quá! Bọn mình chúc mừng bạn./ <br />
Học sinh đóng vai<br />
+ Học sinh 4: Mình rất cảm ơn <br />
các bạn./ Các bạn làm mình vui quá!/…<br />
<br />
Bước 4: Cả lớp nhận xét về cách thể hiện có sáng tạo, phù hợp với yêu <br />
cầu của tình huống; nhóm nào đóng hay và đúng nhất,… <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗ i<br />
17<br />
Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN<br />
<br />
<br />
Bước 5: Giáo viên nhận xét về cách thể hiện tình huống, nội dung, thái <br />
độ của học sinh khi tham gia đóng vai, đánh giá từng nhóm và tuyên dương <br />
các nhóm làm tốt. <br />
<br />
Tóm lại, để thực hiện tốt dạng hoạt động này, người đóng vai phải chủ <br />
động tham gia cuộc giao tiếp, tập trung tìm biện pháp thu hút người đối thoại <br />
tham gia. Muốn làm được điều này, giáo viên cần điều chỉnh đề tài phù hợp <br />
với nhận thức của học sinh, đưa ra những lời thoại mẫu hướng học sinh tham <br />
gia phát biểu ý kiến. Đặc biệt, cần rèn cho học sinh kỹ năng nghe và sáng tạo <br />
theo cách diễn đạt của bản thân, không nên làm rập khuôn theo mẫu. <br />
<br />
b.1.1.3. Dạng hoạt động tự tổ chức một chủ đề để trao đổi <br />
<br />
Đây là hoạt động nhằm củng cố lại kỹ năng giao tiếp cho học sinh. <br />
Dạng hoạt động này sẽ có các chủ đề gần gũi với học sinh trong cuộc sống <br />
như thực hành xin lỗi khi em làm sai, nói lời cảm ơn trong các tình huống <br />
thường gặp,… giáo viên cũng có thể tổ chức cho học sinh tự đưa ra các tình <br />
huống thường gặp để vận dụng các kiến thức đã học, gây hứng thú tham gia <br />
vào quá trình giao tiếp. <br />
<br />
Ví dụ 4: HĐ 3/ 50: Trò chơi Đóng vai nói và đáp lời xin lỗi.<br />
<br />
Mỗi nhóm (2 bạn) hãy nghĩ ra một tình huống (Ví dụ: Bạn sơ ý làm mực <br />
bắn vào áo bạn bên cạnh, hoặc bạn mượn sách nhưng quên mang trả bạn của <br />
mình; 1 bạn vô ý đụng người vào bạn đi ngược chiều,… )<br />
M: Xin lỗi cậu. Tớ quên mang sách trả cậu rồi.<br />
Không sao. Mai cũng được mà. <br />
(Tiếng Việt 2A, trang 50)<br />
<br />
Để củng cố lại kỹ năng giao tiếp, giáo viên tổ chức trao đổi theo 4 <br />
bước, cụ thể: <br />
<br />
Bước 1: Chủ đề trao đổi: Nói lời xin lỗi. <br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗ i<br />
18<br />
Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN<br />
<br />
<br />
Bước 2: Tùy vào tình huống, vai giao tiếp mà học sinh chọn lời xin lỗi <br />
và đáp lời xin lỗi cho phù hợp. Khi đưa ra lời xin lỗi phải thể hiện thái độ hối <br />
lỗi của mình đối với người được xin lỗi và người đáp lại lời xin lỗi cũng <br />
phải có thái độ bao dung, tha thứ. <br />
<br />
Giáo viên cũng gợi ý để học sinh đưa ra các tình huống trong lúc học <br />
tập, ở gia đình hoặc trong khi các em vui chơi, từ đó dần hướng học sinh liên <br />
hệ nội dung học tập với các vấn đề gần gũi với cuộc sống thường ngày.<br />
<br />
Bước 3: Dự kiến lời nói sẽ diễn ra trong cuộc giao tiếp là: <br />
M: Ôi, mình lỡ tay làm mực bắn vào áo của bạn rồi, xin lỗi bạn <br />
nhé! <br />
Không sao đâu. Lát về mình giặt là sạch ngay ấy mà.<br />
M: Ôi, xin lỗi bạn nhé! Bạn có bị đau lắm không? <br />
Đụng nhẹ thôi ấy mà. Mình không sao đâu.<br />
<br />
Bước 4: Qua dự kiến lời nói sẽ diễn ra, khi đóng vai học sinh sẽ chọn <br />
lời nói hay nhất của mình để nói trước lớp. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh đóng vai nói lời xin lỗi<br />
<br />
Để hoạt động này được sôi nổi thì yêu cầu học sinh phải suy nghĩ, tích <br />
cực đưa ra các tình huống với các vai giao tiếp khác nhau. Khi thực hiện <br />
những dạng hoạt động này sẽ kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của học <br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗ i<br />
19<br />
Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN<br />
<br />
<br />
sinh. Từ đó giúp các em làm quen và xử lí tốt các tình huống mới. Như vậy <br />
học sinh sẽ dần đưa các tình huống đã học gắn với cuộc sống, các em không <br />
bị thụ động trước các tình huống bất ngờ, giúp tăng hiệu quả giao tiếp.<br />
<br />
b.1.2. Phương pháp trao lời và đáp lời bằng một nghi thức lời nói.<br />
<br />
Ví dụ 5: HĐ5/ 55: Cùng bạn đóng vai nói lời xin lỗi của em trong những <br />
trường hợp sau:<br />
a) Em lỡ bước, dẫm vào chân bạn.<br />
b) Em mải chơi, quên làm việc mẹ dặn.<br />
c) Em đùa nghịch, va phải một cụ già. <br />
(Tiếng Việt 1A, trang 55) <br />
<br />
Để nâng cao hiệu quả cũng như sự linh hoạt trong giao tiếp, học sinh <br />
sẽ tiến hành qua 2 bước:<br />
<br />
Bước 1: Xác định hoàn cảnh giao tiếp là nói lời xin lỗi đối với các vai <br />
khác nhau. <br />
<br />
Bước 2: Học sinh sẽ phải giao tiếp với ba vai là: bạn – vai ngang; mẹ – <br />
vai trên, thân thiết; cụ già – vai trên, người lớn tuổi; nên học sinh cần lựa <br />
chọn lời nói thích hợp với từng đối tượng giao tiếp để tỏ rõ sự hối lỗi đối <br />
với từng cá nhân. <br />
<br />
Học sinh sẽ biết cùng nói lời xin lỗi, nhưng với người lớn tuổi để thể <br />
hiện sự kính trọng, lễ phép phải dùng thêm từ “cháu” ở trước hoặc từ “ạ” ở <br />
sau hoặc cả hai từ (cháu xin lỗi hoặc cháu xin lỗi ạ). Với các bạn cùng lứa <br />
tuổi thì chỉ cần dùng thêm từ “bạn” ở sau từ “xin lỗi”.Với hoạt động trên học <br />
sinh có thể nói lời cảm ơn như sau: <br />
<br />
a, Xin lỗi cậu nhé! b, Con xin lỗi mẹ ạ. c, Cháu xin lỗi cụ ạ.<br />
<br />
Để tăng thêm tính hiệu quả khi giao tiếp, giáo viên sẽ lưu ý học sinh <br />
dùng ngữ điệu phù hợp cũng góp một phần quan trọng khi nói lời xin lỗi.<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗ i<br />
20<br />
Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN<br />
<br />
<br />
b.1.3. Phương pháp trao lời, đáp lời trong các tình huống.<br />
<br />
Ví dụ 6: HĐ 7/ 112: Nói tiếp lời người con để tỏ thái độ ngạc nhiên, <br />
thích thú trong tình huống dưới đây:<br />
Mẹ: Con à, bố nói sáng chủ nhật sẽ đưa mẹ con mình đi chơi ở vườn <br />
bách thú nên mình phải dậy từ 6 giờ để chuẩn bị nhé!<br />
Con: Ôi,……..<br />
Mẹ: Nhưng mình sẽ chỉ đi chơi từ 7 giờ đến 11 giờ thôi. Sau đó, phải <br />
về ăn và nghỉ trưa để chiều bố con phải về đơn vị con ạ. <br />
(Tiếng Việt 1B, trang 112) <br />
<br />
Học sinh tự xử lí thông tin, thực hiện hoạt động thông qua 2 bước:<br />
<br />
Bước 1: Học sinh phân tích và xác định được đây là tình huống giao tiếp <br />
giữa hai mẹ con, người con phải đáp lời được người mẹ với thái độ ngạc <br />
nhiên, thích thú.<br />
<br />
Bước 2: Học sinh có thể đưa lời đáp của người con trong đoạn giao tiếp <br />
ở trên là: <br />
<br />
Thật vậy sao? ( ngạc nhiên)/ <br />
<br />
Thích quá! ( thích thú)/…<br />
<br />
Đến đây học sinh trao đổi với bạn và hoàn thành hoạt động. <br />
<br />
Tuy nhiên, để tăng hiệu quả khi giao tiếp thì giáo viên sẽ hướng dẫn <br />
học sinh thực hiện thêm 2 bước nữa.<br />
<br />
Bước 3: Trong 2 lời đáp dự kiến trên, về nội dung giao tiếp thì đã thể <br />
hiện được thái độ của người con, tuy nhiên lại thiếu các từ biểu thị tình cảm <br />
cho phù hợp. Do đó, cần sửa chữa, hoàn thiện 2 lời đáp này. <br />
<br />
Bước 4: Sau khi sửa chữa phương án mới của lời đáp 1 và 2 là: <br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗ i<br />
21<br />
Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN<br />
<br />
<br />
Thật vậy sao mẹ?/ Mẹ ơi, con thích quá!/ Con thích quá, con cảm ơn <br />
mẹ!/…<br />
<br />
Như vậy, tùy vào tình huống và vai giao tiếp mà học sinh sẽ xác định <br />
được thái độ, lựa chọn lời nói sao cho phù hợp, mang lại hiệu quả giao tiếp <br />
cao nhất.<br />
<br />
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Các biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học sẽ giúp <br />
các em có tâm thế tự tin, mạnh dạn, sẵn sàng tham gia một cuộc giao tiếp <br />
như: Hướng mặt về phía người cùng giao tiếp và sẵn sàng dẫn nhập hồi đáp <br />
trong cuộc giao tiếp, biết sử dụng ngôn ngữ một cách có văn hóa, lịch sự... <br />
<br />
Để hình thành cho học sinh kỹ năng giao tiếp, giáo viên cần phải xây <br />
dựng các hoạt động có nội dung gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em, <br />
cho học sinh thực hành nhiều để hình thành thói quen từ đó áp dụng trong <br />
cuộc sống. <br />
<br />
Các phương pháp dạy học mà giáo viên áp dụng cần phù hợp, thu hút sự <br />
chú ý của học sinh, từ đó học sinh sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động, góp <br />
phần hoàn thiện kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học.<br />
<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Để dạy chung một bài giao tiếp, giáo viên cần tạo cho học sinh thói <br />
quen áp dụng theo quy trình gồm 3 bước sau: <br />
<br />
+ Bước 1: Phân tích tình huống giao tiếp nêu ra trong bài. <br />
<br />
+ Bước 2: Phác họa diễn biến chính của cuộc thoại bằng lời. <br />
<br />
+ Bước 3: Thực hành giao tiếp. <br />
<br />
Để dạy các hoạt động giao tiếp giáo viên cần có quy trình hướng dẫn <br />
phù hợp với mỗi loại hoạt động và phương pháp áp dụng trong từng tiết học. <br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗ i<br />
22<br />
Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN<br />
<br />
<br />
Tuy nhiên, giáo viên cũng phải dựa theo nội dung từng bài, nhận thức <br />
của học sinh để áp dụng phương pháp dạy phù hợp đem lại hiệu quả dạy <br />
học cao nhất. Ngoài ra, giáo viên cần chú ý nhận xét về ngữ điệu, các yếu tố <br />
phụ trợ cho lời nói. <br />
<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
e.1.Kết quả:<br />
Kết quả khảo sát thông qua bài kiểm tra và thực hành giao tiếp:<br />
2013 2014 2014 2015<br />
Năm học<br />
Tổng số Tổng số <br />
Số <br />
học Số lượng % học sinh %<br />
Nội dung lượng<br />
sinh <br />
Kĩ năng <br />
tự đánh giá 26 15 57.7 24 20 83.3<br />
lẫn nhau<br />
Kĩ năng <br />
tự tim kiêm <br />
̀ ́ 26 14 53.8 24 21 87.5<br />
́ ức<br />
kiên th<br />
Kĩ năng <br />
26 16 66.6 24 22 91.6<br />
hợp tác<br />
Kĩ năng <br />
26 17 65.3 24 24 100<br />
giao tiếp<br />
e.2. Giá trị khoa học:<br />
<br />
Kết quả khảo nghiệm cho thấy, các kĩ năng xã hội của học sinh đều <br />
tăng từ 25% đến 25.6%, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp từ 65.3% đã tăng lên <br />
100%, tăng đến 34.7%. Kĩ năng giao tiếp của các em rất linh hoạt, mạnh dạn <br />
giao tiếp với bạn mới, thầy cô và mọi người xung quanh. Kết quả học tập <br />
của các em có sự tiến bộ rõ rệt, kĩ năng giao tiếp được phát triển, hiệu quả <br />
giao tiếp được nâng cao. Qua khảo nghiệm, tôi khẳng định rằng hệ thống các <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗ i<br />
23<br />
Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN<br />
<br />
<br />
giải pháp được trình bày trong đề tài có khả năng thực thi và đã đem lại hiệu <br />
quả nhất định. <br />
<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu<br />
<br />
Khi áp dụng giải pháp đã phát huy tư duy sáng tạo, năng lực và kĩ năng <br />
giao tiếp cần thiết cho học sinh. Học sinh làm chủ kiến thức, nhạy bén, biết <br />
khám phá và đem lại kết quả cao trong học tập. Kĩ năng giao tiếp đã phát <br />
triển một cách đáng kể. Các em đã mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp, một số em <br />
đã giao tiếp rất linh hoạt và đạt hiệu quả cao.<br />
<br />
GV đã nhận thức được những ích lợi của giải pháp, thấy rõ tác dụng <br />
của giải pháp trong phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Từ đó áp dụng <br />
vào quá trình giảng dạy của bản thân, bước đầu đã mang lại kết quả rõ rệt.<br />
<br />
Phụ huynh nhận thấy con em mình giao tiếp mạnh dạn, nhạy bén, biết <br />
tự xử lí thông tin, chiếm lĩnh kiến thức và không còn rụt rè, nhút nhát như <br />
trước nên càng thêm tin tưởng vào tính hiệu quả của giải pháp.<br />
<br />
Qua khảo nghiệm, tôi có thể khẳng định rằng hệ thống giải pháp được <br />
trình bày trong đề tài này có khả năng thực thi ở các trường Tiểu học và bước <br />
đầu đem lại hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. <br />
<br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
<br />
1. Kết luận<br />
<br />
Ở bậc Tiểu học, các em đang dần hình thành các kỹ năng nên việc rèn <br />
kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học rất quan trọng, các em sẽ dần hình <br />
thành các nghi thức lời nói và biết ứng dụng trong giao tiếp, sử dụng trong <br />
học tập và cuộc sống của các em. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗ i<br />
24<br />
Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN<br />
<br />
<br />
Để vận dụng hệ thống giải pháp mà đề tài đề xuất một cách hiệu quả <br />
nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nói chung, nội dung phát <br />
triển kĩ năng giao tiếp nói riêng đòi hỏi giáo viên một mặt phải có ý thức tự <br />
nâng cao kiến thức, nhất là kiến thức về câu, từ, một số nghi thức lời nói; <br />
mặt khác, giáo viên cũng phải căn cứ trên nội dung bài học, đối tượng học <br />
sinh và trình độ nhận thức của học sinh để lựa chọn hoạt động phù hợp giúp <br />
các em chiếm lĩnh kiến thức một cách dễ dàng. Điều chỉnh hoạt động học <br />
phù hợp, áp dụng đúng lúc, đúng chỗ. Sử dụng các phương pháp và hình thức <br />
dạy học một cách linh hoạt để tiết dạy đạt hiệu quả cao. <br />
<br />
2. Kiến nghị<br />
<br />
Qua đây tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị đến các cấp lãnh đạo: <br />
<br />
Duy trì Hội thi giáo viên dạy giỏi.<br />
<br />
Cụm trường và chuyên môn cần tổ chức thường xuyên các buổi bồi <br />
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nắm vững phương pháp, hình thức dạy học <br />
phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh để giáo viên học hỏi, trao đổi kinh <br />
nghiệm lẫn nhau.<br />
<br />
Trên đây là một số giải pháp về phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh <br />
mà tôi đã vận dụng để nâng cao chất lượng dạy và học ở Tiểu học nói chung. <br />
Trong khi viết chắc chắn không tránh khỏi sự thiếu sót nhưng tôi cũng nêu ra <br />
đây để chia sẻ được phần nào khó khăn, vất vả của các đồng nghiệp cũng <br />
như quý thầy cô. Qua đó, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các <br />
bạn đồng nghiệp và đặc biệt là những ý kiến đóng góp chân thành của Hội <br />
đồng chấm sáng kiến để sáng kiến kinh nghiệm trên mỗi ngày được hoàn <br />
thiện hơn. <br />
<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn! <br />
<br />
Krông Ana, ngày 24 tháng 3 năm 2016<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗ i<br />
25<br />
Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN<br />
<br />
<br />
Người thực hiện<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Thanh Thắm<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG<br />
.........................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................<br />
<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
(Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN<br />
.................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................<br />
.........................................................................................................................................<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
(Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Thắm – Trường TH Nguyễn Văn Trỗ i<br />
26<br />
Phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 2 trong dạy học môn Tiếng Việt theo mô hình VNEN<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
TT Tên tài liệu Tác giả<br />
1 Hướng dẫn học Tiếng Việt 2 tập 1A NXB Giáo dục Việt Nam<br />
2 Hướng dẫn học Tiếng Việt 2 tập 1B NXB Giáo dục Việt Nam<br />
3 Hướng dẫn học Tiếng Việt 2 tập 2A NXB Giáo dục Việt Nam<br />
4 Hướng dẫn học Tiếng Việt 2 tập 2B NXB Giáo dục Việt Nam<br />
5 Hướng dẫn học Tiếng Toán tập 1A NXB Giáo dục Việt Nam<br />
6 Hướng dẫn học Tiếng Toán tập 1B NXB Giáo dục Việt Nam<br />
7 Hướng dẫn học Tiếng Toán tập 2A NXB Giáo dục Việt Nam<br />
8 Hướng dẫn học Tiếng Toán tập 2B NXB Giáo dục Việt Nam<br />
9 Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Tiếng Việt NXB Giáo dục Việt Nam<br />
10 2 NX