UBND HUYỆN KRÔNG ANA<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tên đề tài:<br />
<br />
Một số biện pháp giáo dục kỹ năng giao <br />
tiếp<br />
cho trẻ dân tộc thiểu số 5 – 6 tuổi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ<br />
Họ và tên tác giả: Vũ Thị Lợi<br />
Đơn vị: Trường Mầm non Sơn Ca<br />
Dray Sáp, tháng 03 năm 2019<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề<br />
Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non là khâu quan trọng của hệ thống <br />
giáo dục quốc dân, là bậc học chuẩn bị tiền đề cho giáo dục phổ thong theo <br />
mục tiêu giáo dục toàn diện. Ngành học mầm non những năm qua có nhiều <br />
chuyển biến về chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ không <br />
những ở những thành phố lớn, thị xã, thị trấn, mà được nhân dân các vùng <br />
ven, miền núi đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng đang từng <br />
bước được cải thiện.<br />
Ngôn ngữ là phuơng tiện giao tiếp, là hiện thực trực tiếp của tư duy. Sử dụng <br />
ngôn ngữ tốt không thể không tính đến yếu tố mạch lạc. Ngôn ngữ mạch lạc là ngôn <br />
ngữ có nội dung rõ ràng, cụ thể, có trình tự, logic, có thể được sử dụng hỗ trợ bằng <br />
các quan hệ từ, câu chuyển ý... được người nghe lĩnh hội và hiểu đúng. Ngôn ngữ <br />
mạch lạc cũng thể hiện năng lực tư duy và hiểu vấn đề của trẻ. ( Trích Môđun 3 <br />
BDTX)<br />
Để thực hiện vấn đề này một cách có hiệu quả nâng cao chất lượng giao tiếp <br />
bằng Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số thì cần phải phát triển ngôn ngữ, bởi vì <br />
Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của trẻ, sự phát triển ngôn ngữ là giúp trẻ tham gia <br />
trực tiếp vào các hoạt động khác là phương tiện để giao lưu tình cảm về mối quan <br />
hệ và cách ứng xử trong xã hội là sự tìm tòi khám phá thế giới tự nhiên, cuộc sống <br />
xung quanh của trẻ.<br />
Trong những năm vừa qua nhà nước đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho trẻ <br />
em người dân tộc thiểu số như: Quyết định số 2123/2010/QĐTTG của thủ tướng <br />
chính phủ về phê duyệt đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc ít người giai <br />
đoạn 2010 – 2015 “Nhà nước ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cho <br />
các cơ sở giáo dục có trẻ dân tộc rất ít người có chế độ, chính sách đặc thù cho trẻ <br />
em, học sinh, sinh viên dân tộc rất ít người; tạo cơ hội cho trẻ em sinh viên dân tộc ít <br />
người được học tập, đảm bảo thực hiện công bằng trong giáo dục”. Nhưng đối với <br />
trẻ dân tộc thiểu số thì đó là vấn đề bất cập, để vận động trẻ đến tuổi ra lớp gặp <br />
rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó việc bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ đã gây ra <br />
3<br />
nhiều khó khăn trong việc giao tiếp, mặt khác phụ huynh chưa hiểu hết vấn đề về <br />
học tập. Con cái muốn học hành thế nào cũng được, họ ít quan tâm đến việc học <br />
của con em mình. Đối với trẻ thì không muốn đi học vì đi học thì sẽ bị gò bó trong <br />
khuôn khổ, trẻ thích theo cha mẹ đi lên rẫy để săn bắn chim, chăn trâu, chăn bò. <br />
Mặt khác còn một số hạn chế như: Trẻ nhút nhát, tự ti và lung túng khi đứng trước <br />
đám đông, chưa có kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm, chưa có kỹ năng thích ứng, <br />
kỹ năng giải quyết vấn đề, đặc biệt kiến thức còn nghèo nàn. Chính vì thế giáo viên <br />
phải đến tận nhà của trẻ để vận động phụ huynh cho con đi học. Khi đến lớp các <br />
cháu tỏ ra e ngại, rụt rè, sợ cô không muốn đi học vì trẻ không biết giao tiếp bằng <br />
Tiếng Việt mà chỉ biết nói tiếng bản địa. <br />
Trẻ dân tộc thiểu số có nhiều nhu cầu khác nhau cần được hỗ trợ khi đến <br />
trường mầm non, một trong những nhu cầu quan trọng nh ất đối với trẻ dân tộc <br />
thiểu số là phát triển ngôn ngữ nói chung và tăng cường Tiếng Việt. Điều này chứng <br />
minh trong báo cáo FDI năm 2012 và 2014 ( Bộ giáo dục và đào tạo) về kết quả phát <br />
triển của trẻ em vùng dân tộc thiểu số ở các lĩnh vực khác nhau. Kết quả báo cáo <br />
trên đã gợi ý cho chúng ta cần phải tập trung vào lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và <br />
giao tiếp trong quá trình giáo dục trẻ em vùng dân tộc thiểu số. Chính vì vậy chúng <br />
ta cùng nhìn nhận và thực hiện tốt việc giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng <br />
giao tiếp nói riêng cho trẻ. Bên cạnh đó, cần có những biện pháp cụ thể mang tính <br />
đặc thù cho nền giáo dục mầm non nói chung và cho nền giáo dục kỹ năng sống, kỹ <br />
năng giao tiếp cho trẻ dân tộc thiểu số nói riêng đây là yêu cầu cần thiết và khách <br />
quan trong sự phát triển.<br />
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những giải pháp giáo dục kỹ năng giao <br />
tiếp cho trẻ dân tộc thiểu số tại lớp lá 5 trường Mầm non Sơn Ca xã Dray Sáp <br />
Huyện Krông Ana mà bản thân đã thực hiện trong quá trình giảng dạy trong những <br />
năm học vừa qua.<br />
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu và đề ra những biện pháp giáo dục kỹ năng <br />
giao tiếp cho trẻ dân tộc thiểu số tại lớp lá 5 trường Mầm Non Sơn Ca.<br />
<br />
Nhiệm vụ của các cô giáo mầm non trong việc giáo dục kỹ năng giao <br />
tiếp cho trẻ mầm non hiện nay đang là vấn đề bức thiết, là việc làm cần thiết <br />
<br />
4<br />
có vai trò to lớn trong việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non, đặc <br />
biệt là trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi tôi đang công tác. Do đó việc <br />
giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ người dân tộc thiểu số là rất cần thiết. <br />
Xuất phát từ các lý do trên, bản thân tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp giáo <br />
dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ dân tộc thiểu số 5 – 6 tuổi tại lớp lá 5”.<br />
II. Mục tiêu nghiên cứu:<br />
<br />
Nghiên cứu đề tài nhằm góp phần nâng cao khả năng giao tiếp cho trẻ ở <br />
trường mầm non và chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào học trường phổ thông và <br />
sự phát triển sau này của trẻ.<br />
Đề tài này xây dựng biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ người dân tộc thiểu <br />
số tại lớp lá 5 Trường Mầm non Sơn Ca, Huyện Krông Ana.<br />
Lựa chon các biện pháp và giải pháp để giúp trẻ phát triển tốt kỹ năng giao <br />
tiếp cho trẻ dân tộc thiểu số để nâng cao chất lượng giáo dục tại lớp mình phụ <br />
trách. Trong quá trình giảng dạy những năm học vừa qua, những hoạt động ngoài <br />
giờ lên lớp có liên quan đến việc tăng cường kỹ năng giao tiếp Tiếng Việt cho trẻ <br />
dân tộc.<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề:<br />
<br />
Giáo dục mầm non là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài, ảnh hưởng to lớn đến <br />
sự phát triển nền giáo dục phổ thông, đây là bậc học đầu tiên là nền tảng để trẻ <br />
học lên các lớp trên, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1. Góp phần phổ cập tiểu học <br />
đúng độ tuổi. Đồng thời mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ nhận thức phát <br />
triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội.<br />
Song vị trí của phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non tương đối đặc biệt vì từ <br />
sự phát triển ngôn ngữ sẽ tham gia trực tiếp vào sự phát triển của các lĩnh vực khác. <br />
Bởi ngôn ngữ là phương tiện giao lưu tình cảm, phương tiện để trẻ nhận thức <br />
khám phá tự nhiên.<br />
Tiếng Việt là một môn học hết sức quan trọng đối với tất cả các bậc học của <br />
nước ta hiện nay. Với trẻ là người dân tộc thiểu số, việc tăng cường Tiếng việt <br />
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ dân tộc là một trong những vấn đề đang <br />
<br />
5<br />
được các cấp các ngành các trường học đặc biệt quan tâm. Nghị quyết 40/2002/NQ<br />
QH của quốc hội khóa IX về đổi mới giáo dục phổ thông đã khẳng định: Tiếng Việt <br />
là ngôn ngữ phổ thông được đưa vào dạy học thống nhất trong hệ thống giáo dục <br />
quốc dân. Tiếng việt trong nhà trường tồn tại với hai tư cách: Vừa là một môn học <br />
vừa là công cụ giao tiếp, học tập của trẻ. Do đó trình độ Tiếng Việt (vốn từ, kiến <br />
thức về tiếng việt và kỹ năng sử dụng vốn từ trong học tập, giao tiếp) có vai trò và <br />
ảnh hưởng rất quan trọng đối với khả năng giao tiếp và lĩnh hội các kiến thức của <br />
trẻ.<br />
Mục đích của giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ dân tộc thiểu số là nhằm <br />
phát triển toàn diện nhân cách nói chung và phát triển năng lực hành động của trẻ <br />
nói riêng trong các mối quan hệ của trẻ ở gia đình, nhà trường và xã hội. Mục đích <br />
của quá trình giáo dục đó phải là hướng tới là hình thành ở trẻ các kỹ năng hành vi, <br />
biết biểu lộ thái độ, quan điểm của mình trong giao tiếp với người khác. Đó là trẻ <br />
có kĩ năng chào hỏi, nói lời cảm ơn, xin lỗi, biết cách lễ phép với người lớn tuổi, có <br />
kỹ năng chia sẽ với người thân, bạn bè, những người xung quanh niềm vui và nỗi <br />
buồn biết tự nhận thức về mình và người khác có kỹ năng nghe và trả lời câu hỏi <br />
của bạn bè và người lớn tuổi, biết cách từ chối yêu cầu đề nghị khi thấy không hợp <br />
lý, có khả năng xử lý tình huống trong quan hệ giao tiếp, có kỹ năng giải quyết một <br />
số vấn đề cơ bản.<br />
<br />
Đất nước Việt Nam ta có rất nhiều dân tộc anh em nhưng Tiếng việt là <br />
ngôn ngữ chính để giao tiếp trao đổi với nhau thuận lợi hơn. Tuy nhiên trong <br />
thực tế hiện nay đa số trẻ vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, trước khi <br />
đến trường trẻ chỉ sống trong gia đình, ở các thôn bản nhỏ, trong môi trường <br />
tiếng mẹ đẻ do vậy trẻ chỉ nắm được tiếng mẹ đẻ ở dạng khẩu ngữ. Trẻ <br />
biết rất ít hoặc thậm chí không biết Tiếng việt. Trong khi đó Tiếng việt là <br />
ngôn ngữ được dùng chính thức trong trường học và các cơ sở giáo dục khác.<br />
Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ phải liên quan mật thiết với việc phát <br />
triển của bán cầu đại não và hệ thần kinh nói chung, bộ máy phát âm nói <br />
riêng. Vì thế cần phải phát triển ngôn ngữ đúng lúc mới đạt kết quả tốt. <br />
<br />
<br />
6<br />
(Trích phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em nhà xuất bản Đai học <br />
Huế)<br />
Trẻ càng lớn thì vốn từ càng tăng nhanh, theo các nghiên cứu thì năm lên 4 tuổi vốn <br />
từ của trẻ là 1200 từ, 5 tuổi là 2000 từ và khi được 6 tuổi vốn từ của trẻ lên đến 3000 từ. <br />
Sự linh hoạt và phong phú trong ngôn ngữ của trẻ không chỉ phụ thuộc vào tuổi, mà nó phụ <br />
thuộc rất lớn vào môi trường ngôn ngữ xung quanh trẻ, nó bao gồm cả môi trường lớp <br />
học, môi trường gia đình và môi trường văn hóa xã hội ở địa phương nơi mà trẻ sinh sống. <br />
(Trích môđun 3 tài liệu bồi dưỡng thường xuyên)<br />
Trên thực tế tiếng nói các dân tộc thiểu số, hầu như chưa có vai trò rõ <br />
rệt trong việc hỗ trợ Tiếng Việt trong giáo dục vì vậy, cho đến nay việc dạy <br />
và học Tiếng việt ở các vùng dân tộc thiểu số chỉ đạt kết quả thấp. Đặc biệt <br />
ở lớp chúng tôi đa số các cháu là người dân tộc Êđê việc nghe và nói tiếng <br />
Việt rất kém, mặc dù cô giáo có kèm cặp nhiệt tình thì trẻ vẫn nói bằng hai <br />
thứ tiếng mà chủ yếu là tiếng mẹ đẻ, nhất là khi trẻ ra khỏi lớp học. Sở dĩ <br />
như vậy là do Tiếng việt không phải là một phương tiện sử dụng dễ dàng <br />
đối với học sinh dân tộc thiểu số. Ở lớp trẻ mới dùng Tiếng việt nói với giáo <br />
viên khi cần thiết còn ngoài ra trẻ vẫn thường xuyên sử dụng ngôn ngữ riêng <br />
của dân tộc mình, dẫn đến tình trạng cô và trò không hiểu nhau dẫn đến chất <br />
lượng chăm sóc giáo dục trẻ không thể đạt được kết quả như mong muốn. Vì <br />
vậy việc cung cấp Tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số là hoạt động cần thiết <br />
nhằm giúp học sinh chưa biết hoặc biết ít Tiếng Việt có thể học tập và sử <br />
dụng Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức một cách đơn giản hơn.<br />
II. Thực trạng vấn đề:<br />
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của sở giáo dục và đào tạo, <br />
sự chỉ đạo sát sao của bậc học Mầm non. Hoạt động giáo dục kỹ năng giao <br />
tiếp cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ dân tộc thiểu số nói riêng đã dần được <br />
đưa vào một chuyên đề quan trọng.<br />
Đượ c sự chỉ đạo sát sao của cán bộ chuyên môn phòng Giáo dục và <br />
Đào tạo sự quan tâm của chính quyền địa phươ ng, các ban ngành đoàn thể <br />
<br />
7<br />
sự ủng hộ nhiệt tình của quý phụ huynh và Ban Giám Hiệu nhà trườ ng <br />
thườ ng xuyên quan tâm, hỗ trợ kinh phí, đồ dùng học tập chuyên môn nhà <br />
trườ ng thường xuyên phân công dạy mẫu, thao giảng để bản thân cũng như <br />
các đồng nghiệp học hỏi đúc rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng <br />
dạy cũng như năng lực chuyên môn.<br />
Phần lớn trẻ dân tộc thiểu số trước khi tới trường đều sống hoàn toàn <br />
trong môi trường tiếng mẹ đẻ, không có vốn Tiếng việt ban đầu nên việc <br />
giáo dục kỹ năng giao tiếp Tiếng việt còn khó khăn, do điều kiện kinh tế khó <br />
khăn đa số phụ huynh ở đây không biết chữ, phần lớn gia đình đều làm nông <br />
nhận thức của bố mẹ còn hạn chế vì thế con em của họ không có điều kiện <br />
thuận lợi như những đứa trẻ ở thành thị.<br />
Đối với trẻ dân tộc thiểu số môi trường học tập ở trường học còn mới <br />
mẻ. Đa số trẻ chưa biết nói Tiếng việt mà trẻ chỉ giao tiếp với nhau bằng <br />
tiếng địa phương. Cộng với sự bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ. Chính vì <br />
thế giáo dục kỹ năng giao tiếp ở trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cần có sự <br />
kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để trẻ có được nền tảng và nhân <br />
cách tốt cho sau này.<br />
Giáo dục mầm non có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách <br />
gốc cho trẻ mầm non, đặt cơ sở nền tảng đẻ trẻ phát triển bền vững sau này. <br />
Mục tiêu của giáo dục mầm non hướng vào việc trang bị cho trẻ những kỹ <br />
năng giao tiếp chiếm vị trí, vai trò quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến <br />
chất lượng và hiệu quả của giáo dục mầm non. Bởi mọi hoạt động trong <br />
trường, lớp đều được thực hiện thông qua giao tiếp. Giao tiếp ở trường mầm <br />
non được tiến hành trong mối quan hệ giữa cô – trẻ; giữa trẻ trẻ; trẻ với <br />
những người xung quanh. Để giao tiếp thành công, hiệu quả đòi hỏi giáo viên <br />
phải hiểu được ngôn ngữ của trẻ. Việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ <br />
chưa đạt kết quả cao là do những nguyên nhân các yếu tố như:<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
Giáo viên chủ nhiệm không phải là người đồng bào tại chổ nên việc <br />
xử lý các tình huống, cách trao đổi, giao tiếp với trẻ có lúc còn gặp khó <br />
khăn và hạn chế.<br />
Một mặt chịu sự tác động của các bậc phụ huynh. Một số phụ huynh <br />
chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học. Đặc biệt họ có lối sống <br />
biệt lập giữa dân tộc này với dân tộc khác nên ít có điều kiện giao tiếp bằng <br />
Tiếng Việt, họ không muốn cho con em đi học với mục đích ở nhà đỡ tốn <br />
tiền đi học.<br />
Đối với trẻ thì không muốn đi học vì nếu đi học đến lớp sẽ bị gò bó <br />
trong khuôn khổ, trẻ thích theo bố mẹ lên rẫy chăn bò, bắn chim....Trẻ còn <br />
ngại ngùng còn nhút nhát trong giao tiếp, ngại tiếp xúc với người lạ. Thêm <br />
vào đó sự bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ đã không ít gây nhiều khó khăn <br />
trong việc tiếp thu kiến thức kỹ năng, khiến trẻ không thích đi học.<br />
Được phân công giảng dạy tại lớp lá 5, nơi có 100% trẻ là người dân tộc <br />
thiểu số, đa số trẻ có bản tính là nhút nhát môi trường sống chỉ bó hẹp trong <br />
phạm vi gia đình và chòm xóm, thiếu môi trường giao tiếp dẫn đến thiếu kỹ <br />
năng, trong các giờ học giáo viên lại thiếu quan tâm đến việc rèn luyện kỹ <br />
năng giao tiếp cho trẻ sẽ dẫn đến thực trạng. Do đó bản thân đã nghĩ mình <br />
phải làm sao? Làm như thế nào để cho trẻ không nhút nhát, tự ti. Bản thân đã <br />
mạnh dạn tăng cường những nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp chưa được <br />
tiến hành thường xuyên nhằm giúp trẻ tự tin, tự chủ bộc lộ thái độ và hành <br />
vi, kỹ năng trong các hoạt động.<br />
Việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ hiện nay chưa mang lại kết quả <br />
như mong muốn, những biện pháp đã sử dụng trước đây như tạo môi trường, <br />
tích hợp lồng ghép, thông qua hoạt động vui chơi chưa đạt hiệu quả cao cụ <br />
thể như: Vào đầu năm học, tôi đã chủ động kiểm tra, khảo sát trẻ 35 trẻ lớp <br />
lá 5 trường Mầm non Sơn Ca để thấy được thực trạng sử dụng những kỹ <br />
năng giao tiếp hằng ngày của trẻ đạt kết quả như sau: <br />
<br />
9<br />
Những kỹ năng giao tiếp hằng Trước khi chưa Tỷ lệ<br />
ngày của trẻ có biện pháp thực <br />
hiện<br />
Trẻ lắng nghe thấu hiểu 15/35 42%<br />
Nói lời yêu cầu đề nghị 12/35 34%<br />
Xử lý tình huống 10/35 28%<br />
Giải quyết vấn đề 11/35 31%<br />
Nói lời cảm ơn, xin lỗi 13/35 37%<br />
Chào hỏi 15/35 42%<br />
Tự chủ trong giao tiếp 12/35 34%<br />
Nói lời từ chối yêu cầu, đề nghị 10/35 28%<br />
<br />
Bảng 1: Những kỹ năng giao tiếp hằng ngày của trẻ trong quá trình khảo <br />
sát.<br />
Kết quả khảo sát cho thấy các kỹ năng giao tiếp cơ bản của trẻ còn <br />
nhiều hạn chế, đây là những kỹ năng được sử dụng hằng ngày, thường xuyên <br />
và rất quan trọng đối với trẻ dân tộc thiểu số khi tham gia vào các hoạt động <br />
ở trường. Từ những điều kiện đặt nêu trên bản thân đã tìm ra những giải <br />
pháp, biện pháp để thực hiện trong thời gian vừa qua và thời gian tiếp theo tại <br />
lớp đạt hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc – giáo dục.<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:<br />
<br />
Nhằm đánh giá đúng thực trạng và tình hình trên tôi đã mạnh dạn đưa ra <br />
các biện pháp và mục tiêu chính của giải pháp để giải quyết vấn đề về giáo <br />
dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ em người dân tộc thiểu số. Giúp trẻ phát triển <br />
toàn diện các lĩnh vực như: Phát triển về thể chất, tình cảm, nhận thức, <br />
ngôn ngữ, thẩm mỹ. Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, <br />
chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, hình thành ở trẻ em những chức năng tâm sinh <br />
10<br />
lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần <br />
thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng <br />
tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở cấp h ọc ti ếp theo và cho việc học <br />
suốt đời. Giúp giáo viên làm tốt công tác giáo dục kĩ năng giao tiếp cho trẻ <br />
để đạt đượ c hiệu quả cao hơn. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và <br />
kỹ năng tư vấn tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con theo khoa học với các <br />
bậc cha mẹ cho toàn thể đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của trường.<br />
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho <br />
giáo viên về giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ.<br />
Bản thân tôi nhận thấy việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong nhà <br />
trường là việc làm thường xuyên, liên tục theo kế hoạch hàng tháng, hàng <br />
tuần của Ban giám hiệu nhà trường. Đặc biệt là vấn đề dạy kỹ năng giao <br />
tiếp cho trẻ trong trường mầm non còn mới mẻ và rất nhiều giáo viên còn <br />
chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề hoặc thiếu kỹ năng giảng dạy <br />
để có thể truyền đạt cho trẻ hiểu và hình thành cho trẻ những kỹ năng giao <br />
tiếp cần thiết cho trẻ. Vì vậy ngay từ đầu năm học nhà trường đã tiến hành <br />
họp chuyên môn và nêu nhiệm vụ trọng tâm của trong năm học, trong đó nhấn <br />
mạnh đến việc đưa các kỹ năng dạy trẻ tập làm một số công việc tự phục <br />
vụ, chú ý yếu tố cá nhân của trẻ.<br />
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh, <br />
trước tiên giáo viên phải có nhận thức về những nội dung dạy trẻ. Để giúp <br />
giáo viên có vốn kinh nghiệm nhận thức sâu sắc về việc dạy kỹ năng sống <br />
cho trẻ thì cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên bao gồm những <br />
nội dung cụ thể sau:<br />
Cung cấp tài liệu cho giáo viên tham khảo về những hoạt động dạy trẻ <br />
kỹ năng sống. Cho giáo viên tham khảo một số giáo án hay, những kinh <br />
nghiệm dạy trẻ có nội dung về giáo dục kỹ năng giao tiếp của các giáo viên <br />
giỏi và trên các tạp chí.<br />
<br />
11<br />
Tập trung bồi dưỡng cho giáo viên về lý thuyết những nội dung mà trẻ <br />
còn yếu để giáo viên có kiến thức dạy trẻ. Bồi dưỡng cho giáo viên hiểu rõ <br />
thế nào là dạy kỹ năng giao tiếp. Dạy kỹ năng giao tiếp là dạy cho trẻ những <br />
kỹ năng gì. Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ vào thời điểm nào là hiệu quả nhất. <br />
Đặc biệt nhấn mạnh đến những kỹ năng: Hợp tác, chia sẻ; lễ giáo; khám phá, <br />
học hỏi; mạnh dạn tự tin.<br />
Trẻ cần biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người <br />
khác hiểu. Trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thế giới <br />
xung quanh. Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ, nó có <br />
vị trí khá chính yếu so với tất cả các kỹ năng khác như: Đọc, viết...Nếu trẻ <br />
cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay một chính kiến nào đó, trẻ sẽ <br />
dễ dàng học và sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới. Đây chính là yếu tố <br />
cần thiết để giúp trẻ sẵn sàng học mọi thứ.<br />
+ Ky năng s<br />
̃ ống tự tin: Ngay từ khi đến lớp giáo viên nên khuyến khích <br />
động viên trẻ giới thiệu tên của mình với các bạn trong lớp. Nghĩa là giúp trẻ <br />
cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với <br />
những người khác. Kỹ năng này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình <br />
huống ở mọi nơi, mọi lúc. Thể hiện khả năng, năng khiếu của bản thân trước <br />
tập thể như: Biết tự giới thiệu về bản thân, tham gia các chương trình văn <br />
nghệ, biểu diễn thời trang… Ví dụ: Trẻ tự tin đứng trước mọi người giới <br />
thiệu tên của mình và hát 1 bài hát yêu thích.<br />
+ Kỹ năng lao động tự phục vụ: Trẻ ở lứa tuổi MN còn rất vụng về, khi <br />
để trẻ tự xúc ăn có thể bố, mẹ hoặc cô giáo thấy trẻ lúng túng thì lại đút cho <br />
trẻ ăn để tránh rơi vãi, hoặc là khi đến lớp bố mẹ không để cho con cất giầy <br />
dép, cởi bớt áo khoác, cất ba lô mà lại làm giúp cho con. Nhưng giáo viên phải <br />
xác định rằng đó là cách trẻ học làm người lớn, để cho trẻ tự cần thìa xúc <br />
cơm ăn, lúc đầu có thể chưa quen nhưng sau đó dần dần trẻ sẽ thành thục <br />
trong việc tự phục vụ cho mình trong ăn uống. VD: Tự đi giày dép, uống <br />
<br />
12<br />
nước, tự lấy nệm, lấy gối cho mình (trẻ lớp mầm)…tự mặc quần áo, cùng <br />
với cô và các bạn kê dọn bàn ăn, tự đánh răng sau khi ăn, tự rửa mặt …<br />
́ ợp tác: Khi dạy trẻ kỹ năng hợp tác cần giúp trẻ hiểu <br />
+ Ky năng sông h<br />
̃<br />
có những công việc một mình sẽ không thể làm được. VD Trong giờ hoạt <br />
động góc trẻ hợp tác cùng bạn xây dựng ngôi nhà, khu vui chơi… Chính vì <br />
vậy phải có sự hợp tác của các thành viên trong nhóm.<br />
̣ ̉<br />
+ Ky năng ham hoc hoi, kh<br />
̃ ả năng thấu hiểu: Đây la m<br />
̀ ột trong những <br />
kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này. Giáo viên cần sử <br />
dụng nhiều tư liệu và ý tưở ng khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên <br />
của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt <br />
động và tư liệu mang tính chất khác lạ thườ ng khêu gợi trí não nhiều hơn <br />
là những thứ có thể đoán trướ c đượ c. VD: Trong giờ Khám phá khoa học “ <br />
Một số con vật nuôi trong gia đình” trẻ được quan sát các con vật, từ đó <br />
tìm hiểu xem con v ật đó lông của nó như thế nào hay vì sao con gà lại dùng <br />
chân bới xuống đất để làm gì….<br />
+ Dạy trẻ biết nói lời cảm ơn, xin lỗi: Ngay từ khi còn bé, nếu trẻ hiểu <br />
được nên dùng những lời cảm ơn và xin lỗi trong hoàn cảnh phù hợp thì sẽ <br />
rất có lợi cho việc hình thành nhân cách của trẻ sau này. Cho nên giáo viên <br />
cần phải biết dạy trẻ sử dụng các lời nói đó vào những hoàn cảnh cụ thể. Ví <br />
dụ khi có người lớn cho quà trẻ phải biết nhận bằng hai tay và nói lời “cảm <br />
ơn”, hoặc khi không may lỡ làm bạn ngã thì phải biết dùng lời “xin lỗi” đối <br />
với bạn.<br />
Bồi dưỡng về thực hành cho giáo viên: <br />
Muốn giáo viên dạy được trẻ các kỹ năng giao tiếp thì đòi hỏi thao tác <br />
của giáo viên phải chuẩn mực và có sự thống nhất, những kỹ năng này phải <br />
được các cô giáo hướng dẫn giống nhau không có sự lệch lạc mỗi lớp hướng <br />
dẫn một kiểu thì sẽ rất khó cho việc kế thừa từ lớp nhỏ đến lớp lớn. Hướng <br />
dẫn cho giáo viên cách xây dựng các tiết học theo chủ đề, cách lồng ghép nội <br />
<br />
13<br />
dung giáo dục kỹ năng sống trong các hoạt động chung, nhất là cách tạo ra <br />
các tình huống để trẻ giải quyết.<br />
Hàng tháng tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn nhằm trao đổi về <br />
chuyên môn, về cách lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ. <br />
Từ đó tìm ra những mặt tích cực và khắc phục những mặt còn tồn tại.<br />
Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ dạy và các hoạt động của giáo viên <br />
có lồng ghép nội dung này, từ đó đánh giá được đúng mức trình độ của từng <br />
giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng, góp ý. Với những giáo viên khá, giỏi <br />
cần hướng cho giáo viên cách tổ chức các tiết dạy và các hoạt động có lồng <br />
ghép nội dung giáo dục kỹ năng giao tiếp với nhiều hình thức sáng tạo, hấp <br />
dẫn. Cách làm đồ dùng, đồ chơi, sáng tác thơ ca, truyện kể có nội dung về <br />
giáo dục kỹ năng giao tiếp. Với những giáo viên mới và có chuyên môn trung <br />
bình, Ban giám hiệu đã tập trung bồi dưỡng về chuyên môn, tác phong sư <br />
phạm khi lên lớp, cách tổ chức các giờ dạy theo chủ đề, cách lồng ghép nội <br />
dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ sao cho phù hợp và có hiệu quả. Với việc <br />
tổ chức các hoạt động mẫu và dự giờ giáo viên thường xuyên, bổ sung góp ý <br />
cho giáo viên theo đúng khả năng, chất lượng của giáo viên trong trường đã <br />
được nâng lên một cách rõ rệt. Việc lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng <br />
giao tiếp cho trẻ cũng được thực hiện thường xuyên hơn ở trong tất cả các <br />
hoạt động.<br />
Biện pháp 2: Tổ chức hoạt động tăng cường Tiếng Việt trong việc giáo <br />
dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ .<br />
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người trong <br />
xã hội. Ngôn ngữ chính là quá trình con người sử dụng tiếng nói để giao tiếp <br />
với nhau. Trong quá trình giao tiếp, con người biểu hiện ý nghĩ và cảm xúc <br />
nhờ tiếng nói, do đó để hiểu nhau cùng tiến hành các hoạt động. Thế nhưng <br />
đối với trẻ dân tộc thiểu số ở đây mà nói môi trường giao lưu hạn chế, trẻ <br />
thường sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp với nhau, trẻ học Tiếng việt với tư <br />
<br />
14<br />
cách là ngôn ngữ thứ hai trẻ thường phát âm không chuẩn và có thói quen sử <br />
dụng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp và vui chơi kể cả khi ở trong lớp. Bên cạnh <br />
đó hiểu biết về cuộc sống và kỹ năng tiếng mẹ đẻ của trẻ kém ảnh hưởng <br />
đến việc tiếp nhận Tiếng Việt của trẻ.Một trong những nhu cầu quan trọng <br />
nhất đối với nhóm trẻ ở đây là phát triển ngôn ngữ nói chung và tăng cường <br />
tiếng việt. Điều này đã được chứng minh trong báo cáo EDI nă 2012 và 2014 <br />
(Bộ giáo dục và đào tạo ) và kết quả phát triển của trẻ em vùng dân tộc thiểu <br />
số ở các lĩnh vực khác nhau. Kết quả báo cáo trên cho chúng ta thấy cần tập <br />
trung vào lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp trong quá trình giáo dục trẻ <br />
dân tộc thiểu số.<br />
Nắm rõ được tầm quan trọng của việc tăng cường tiếng việt đối với trẻ <br />
dân tộc thiểu số dựa vào kế hoạch của năm học, bản thân đã đưa hoạt động <br />
“Tăng cường tiếng việt” vào xây dựng kế hoạch của mình theo từng tháng, <br />
tuần và ngày phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và được chuyên môn <br />
xét duyệt. Qua đó bản thân được trang bị đầy đủ về nội dung, phương pháp <br />
và cách thức tổ chức tại lớp về tăng cường tiếng việt cho trẻ em dân tộc <br />
thiểu số.<br />
Bản thân nhận thấy rằng khi bắt đầu học tiếng việt mục tiêu đầu tiên là <br />
hiểu được nghĩa: Tạo giao tiếp tốt với trẻ bằng ánh mắt, mỉm cười thể hiện <br />
niềm vui khi nói chuyện với trẻ tránh chất vấn trẻ và trò chuyện một cách tự <br />
nhiên với trẻ cần cho trẻ thời gian để phản ứng sử dụng đồ vật và tranh ảnh <br />
khi dạy từ mới cho trẻ cung cấp từ khi trẻ cần và mở rộng câu nói phù hợp <br />
với trẻ.Trong đó trẻ được lắng nghe, được khuyến khích trò chuyện một cách <br />
tự nhiên, giáo viên là người tạo cơ hội cho trẻ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.<br />
Kể chuyện là phương pháp hỗ trợ tiếng việt cho trẻ. Trong hoạt động <br />
kể chuyện bản thân đã chỉnh sửa câu chuyện cho phù hợp với trẻ dân tộc <br />
thiểu số và kết hợp tăng cường tiếng việt cho trẻ<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Khi kể chuyện giới thiệu câu chuyện và các nhân vật trước khi đọc <br />
chuyện.<br />
Kể lại câu chuyện và sử dụng các đạo cụ minh họa.<br />
giới thiệu các từ chính thong qua hành động và tiếng địa phương.<br />
Kể lại câu chuyện thông qua hoạt động đóng kịch <br />
Khuyến khích trẻ kể lại câu chuyện <br />
mời trẻ có khả năng Tiếng Việt tốt lên kể lại câu chuyện, cho trẻ kể <br />
từng đoạn hoặc nhắc lại lời thoại.<br />
Ví dụ: Trong câu chuyện “ Chú dê đen”<br />
+ Bản thân đã sử dụng con rối để giới thiệu từng nhân vật (dáng đi, <br />
tiếng kêu)tính đặc điểm bề ngoài của nhân vật. <br />
+ Cho trẻ xem tranh và giới thiệu các từ và cho trẻ phát âm nhiều lần.<br />
+ Khuyến khích trẻ các cụm từ chính vào hoạt động kể chuyện.<br />
+ Đặt câu hỏi trước, trong và sau khi kể chuyện? Đây là con gì? Nó là <br />
con vật sống ở đâu?<br />
Thường xuyên cho trẻ hát những bài hát, đồng giao thể hiện nền văn hóa <br />
của địa phương.<br />
Hỗ trợ chăm sóc vệ sinh, hỗ trợ dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ như: Cho <br />
trẻ gọi tên món ăn, những loại thực phẩm mà trẻ được ăn hằng ngày.<br />
Phương pháp đưa hoạt động “Tăng cường Tiếng Việt” cho trẻ mọi lúc <br />
mọi nơi bản thân nhận thấy ngôn ngữ của trẻ phát triển đáng kể. Trẻ tự tin <br />
mạnh dạn hơn, không rụt rè, nhút nhát. Trẻ có thể sử dụng thành thạo Tiếng <br />
Việt mà ít nói tiếng mẹ đẻ hơn.Từ đó trẻ mạnh dạn giao tiếp với cô giáo với <br />
bạn bè hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
Hình 3: Tạo môi trường tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số <br />
mọi lúc mọi nơi.<br />
Biện pháp 3: Tăng cường giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ dân tộc <br />
thiểu số thông qua các góc hoạt động.<br />
Lớp học, trường học là môi trường thuận lợi trong việc phát triển tri <br />
thức tư duy và ngôn ngữ giao tiếp; lớp học và trường học như một xã hội thu <br />
nhỏ, ở đó các em được học tập, vui chơi khám phá và tìm tòi. Trẻ sẽ được <br />
hòa mình vào những mối quan hệ giao tiếp rộng hơn. <br />
Đối với trẻ mầm non chơi mà học, học bằng chơi, hoạt động vui chơi <br />
chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động của trẻ lúc ở trường. thông qua giờ <br />
chơi trẻ đóng vai khác nhau trong xã hội, đóng vai và tái hiện lại những gì trẻ <br />
đã thấy trong giao tiếp hằng ngày. Tất cả những kiến thức và kinh nghiệm <br />
cuộc sống mà trẻ có sẽ được thể hiện qua hoạt động vui chơi. Chính vì vậy <br />
tôi rất chú trọng đến việc tạo tình huống khi trẻ đóng vai để trẻ tìm cách giải <br />
quyết, cũng như quan sát những điều trẻ thể hiện được những kiến thức mà <br />
trẻ có.<br />
Hằng ngày khi đến lớp được tham gia vào góc hoạt động qua đó kỹ năng <br />
giao tiếp càng được cải thiện như:<br />
<br />
<br />
17<br />
Đối với góc sách thư viện trẻ được lắng nghe cô và bạn, trẻ bắt chước <br />
những từ hoặc câu nói trong chuyện, trẻ tự kể, trả lời câu hởi và những từ <br />
mới. <br />
Ví dụ: Trong câu chuyện “Chú dê đen” trẻ có thể xem tranh câu chuyện <br />
qua đó trẻ có thể kể lại câu chuyện và bắt chước giọng nói hung tợn của <br />
nhân vật Dê đen “Dê kia, mày đi đâu?) bắt chước trạng thái và giọng nói run <br />
sợ của Dê Trắng “ Tôi đi tìm lá non để ăn và nước mát để uống”<br />
Khi tham gia chơi ở góc phân vai: trẻ có thể chơi giả bộ, đóng vai trẻ <br />
biết điều chỉnh giọng nói, ngữ điệu của mình cho phù hợp với vai chơi. Hầu <br />
hết các trẻ đều thích chơi ở góc phân vai vì ở đây trẻ tìm được sự lien kết <br />
giữa gia đình và lớp học. Chúng được tự do suy nghĩ và tưởng tượng khi đóng <br />
các vai như: Giáo viên, bác sĩ, bố mẹ, em bé, ông bà…Trẻ khám phá, tìm hiểu <br />
các vai mà chúng đóng. Bản thân cũng đã xây dựng và thiết kế khu chơi đóng <br />
vai thể hiện nét văn hóa cộng đồng và gia đình của trẻ.<br />
Ví dụ: Ở trò chơi khám bệnh, trẻ xưng hô: Tôi – Bác, Tôi – bạn…<br />
Bệnh nhân: Á tôi đau bụng quá bác sĩ ơi<br />
Bác sĩ: Để tôi khám cho bác nhé, tôi sẽ lấy thuốc cho bác bác hãy mau <br />
uống thuốc đi…<br />
Bệnh nhân: Cảm ơn bác sĩ<br />
Những câu nói trên của trẻ đã thể hiện sắc thái trang trọng phù hợp với <br />
nghề nghiệp. Trẻ đã biết sử dụng các đại từ nhân xưng thích hợp, có sắc thái <br />
thể hiện với vai mình đóng. Qua vai chơi trẻ biết điều chỉnh cách nói chuyện <br />
thân thiện và xa lạ. Qua đó trẻ học được kỹ năng đó là: Nói chuyện trong khi <br />
chơi với bạn, lắng nghe bạn nói, bắt chước bạn học được những từ mới, nói <br />
về cảm xúc của bản thân; trẻ được trao đổi, thỏa thuận, chào hỏi….<br />
Khi tham gia ở góc tạo hình: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
+ Tạo hình là hoạt động nghệ thuật luôn được trẻ ưa thích, tạo cơ hội <br />
cho trẻ được thử nghiệm, sáng tạo, khám phá mới, thích thú và trẻ được tiếp <br />
nhận cảm xúc.<br />
Qua hoạt động này trẻ được trò chuyện trao đổi với nhau khi vẽ; được <br />
miêu tả , kể mình vẽ cái gì?<br />
Đối với góc xây dựng, lắp ghép: Trẻ đượ c cung cấp nhiều cơ hội để <br />
phát triển óc tưởng tượng, sang t ạo, giúp phát triển kỹ năng giao tiếp, ở <br />
đây trẻ đượ c lắng nghe, trao đổi thảo luận với bạn, lắng nghe ý kiến của <br />
bạn, đề nghị bạn giúp đỡ, chia sẽ đồ chơi, hợp tác giúp đỡ bạn, đượ c miêu <br />
tả những gì mình đã xây dựng.<br />
Đối với góc âm nhạc: Trẻ được lắng nghe giai điệu, nhịp điệu âm <br />
thanh nhận ra những âm thanh từ những nhạc cụ khác nhau.<br />
Trong mỗi giờ lên lớp, trong mỗi hoạt động bản thân đều khuyến khích <br />
trẻ chủ động trong giờ học không những tăng cường mối quan hệ giữa cô và <br />
trẻ mà còn giúp trẻ có cơ hội được thể hiện ;được trải nghiệm thực tế và kỹ <br />
năng của mình khắc phục tính nhút nhát và thiếu tự tin trong giao tiếp. Chính <br />
vì thế trẻ cảm thấy lúc ở bên cô sẽ được an toàn, trẻ chủ động mạnh dạn khi <br />
giao tiếp với bạn bè và cô giáo. Trẻ hạn chế nói trống rỗng, nói tục mà biết <br />
sử dụng những ngôn ngữ giao tiếp đơn giản, biết thể hiện sắc thái phù hợp <br />
hơn nâng cao chất lượng giáo dục hơn so với đầu năm học.<br />
Biện pháp 4: Sử dụng phương pháp nêu gương trong các hoạt động hằng <br />
ngày.<br />
Phương pháp nêu gương là giáo viên dùng những tấm gương sáng của cá <br />
nhân hoặc của tập thể về thực hành kỹ năng giao tiếp để kích thích trẻ học <br />
tập và làm theo, bên cạnh đó giáo viên cũng có thể sử dụng những hành vi <br />
không tốt, phản diện để giúp đỡ trẻ phân tích, đánh giá và tránh những hành vi <br />
tương tự.<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
Phươ ng pháp nêu gương có vai trò rất quan trọng trong công tác giáo <br />
dục kỹ năng giao tiếp, giúp trẻ phát triển được năng lực phê phán và năng <br />
lực đánh giá hành vi của mình, hành vi của người khác từ đó rút ra những <br />
kết luận thiết thực đối với bản thân trong quá trình học tập cũng như rèn <br />
luyện kỹ năng giao tiếp.<br />
Như vậy, thông qua phương pháp nêu gương, giáo viên giúp trẻ học và <br />
làm theo những tấm gương tốt, tránh những gương xấu. Đồng thời giúp trẻ <br />
hình thành được niềm tin về các chuẩn mực xã hội nói chung, chuẩn mực đạo <br />
đức nói riêng và những kỹ năng giao tiếp phù hợp. <br />
Biện pháp 5: Thường xuyên phối hợp với gia đình, nhà trường và xã hội <br />
trong việc thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ.<br />
Tổ chức các lực lượng hổ trợ tương tác với nhau trong hoạt động giáo <br />
dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ dân tộc thiểu số nhằm hướng tới xây dựng môi <br />
trường giáo dục kỹ năng giao tiếp rộng, thống nhất, có sự phối hợp giữa các <br />
lực lượng trong nhà trường, ở gia đình và xã hội. Từ đó phát huy được sức <br />
mạnh tổng hợp của các lực lượng trong quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp <br />
cho trẻ và nâng cao được hiệu quả của hoạt động giáo dục.<br />
Hiệu quả của công tác giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ dân tộc thiểu <br />
số phụ thuộc vào nhiều cơ chế phối hợp hỗ trợ giữa gia đình nhà trường và <br />
xã hội, tuy lực lượng giáo dục khác nhau nhưng đều có chung một mục đích <br />
hướng tới giáo dục hoàn thiện nhân cách cho con người. Để tổ chức các lực <br />
lượng hỗ trợ, tương tác với nhau trong việc thực hiện giáo dục kỹ năng giao <br />
tiếp, các lực lượng này phải có sự thống nhất về nội dung và phương pháp <br />
giáo dục. Trong đó cần quy định rõ trách nhiệm của các lực lượng giáo dục và <br />
cơ chế trong tổ chức hoạt động giao tiếp.<br />
Giáo viên đã cố gắng học hỏi, tìm cơ hội để giao tiếp với phụ huynh, tìm <br />
hiểu về phong tục tập quán và lối sống của họ dần dần bản thân đã tự học <br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
được một số tiếng địa phương của trẻ, sự bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ <br />
dần dần được cải thiện.<br />
Kết hợp tổ chức các buổi nói chuyện thảo luận với phụ huynh như: Tổ <br />
chức các cuộc họp phụ huynh đầu năm, giữa kì và cuối kỳ, tổ chức lễ khai <br />
giảng, tổng kết năm học. Qua đó kết hợp lồng ghép tích cực các chuẩn mực <br />
đạo đức phù hợp đối với trẻ. Trao đổi với phụ huynh để họ quan tâm sát sao <br />
hơn nữa, quan tâm đến những hành vi của trẻ, kịp thời thông báo đến cô và <br />
nhà trường những hành vi không đúng của trẻ khi ở nhà. Nói cho phụ huynh <br />
biết giáo dục chính là yếu tố quyết định về nhân cách con người sau này. <br />
Chính vì thế phụ huynh cần hình thành cho trẻ kỹ năng giao tiếp ngay từ đầu <br />
như: Trẻ biết chào hỏi, biết nói lời cảm ơn, biết thành thật nói lời xin lỗi <br />
người lớn hay bạn bè khi làm sai, biết lắng nghe người khác nói, biết giải <br />
quyết những vấn đề đơn giản …dần dần sẽ tạo thành thói quen.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Khai giảng năm học<br />
IV. Tính mới của giải pháp: <br />
Với những biện pháp cũ, phương pháp dạy học không thay đổi, cô giáo <br />
áp đặt các hình thức hoạt động, trẻ chỉ thụ động, nhàm chán, làm cho trẻ càng <br />
ngày càng ít hứng thú, không tích cực tham gia vào hoạt động.<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />
Còn với những biện pháp mới, giáo viên tìm hiểu, nắm rõ tâm tư nguyện <br />
vọng của từng trẻ, cho trẻ hoạt động một cách tích cực, chú trọng thay đổi <br />
hình thức để tăng tính kích thích, sáng tạo, hứng thú cho trẻ với nhiều hình <br />
thức, thông qua các hoạt động hằng ngày của trẻ. Ban đầu mức độ sử dụng <br />
các kỹ năng giao tiếp của trẻ chưa được cao, có thành thạo nhưng chiếm tỷ <br />
lệ tương đối thấp. Các kỹ năng đơn giản như kỹ năng chào hỏi, kỹ năng nói <br />
lời cảm ơn, xin lỗi có bước phát triển tốt. Bản thân đã tự tin, sáng tạo hơn <br />
trong việc dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Cùng kết hợp với phụ huynh, tạo <br />
niềm tin với phụ huynh, với trẻ. Bản thân dám nghĩ, dám làm, khắc phục mọi <br />
khó khăn để giúp trẻ có được những kỹ năng giao tiếp ngay từ khi còn nhỏ. <br />
Mang lại hiệu quả thiết thực, giúp trẻ hứng thú với hoạt động, trẻ được phát <br />
huy tính tích cực, chủ động của bản thân và mang lại kết quả trên trẻ cao <br />
hơn. Phụ huynh thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy <br />
trẻ các kỹ năng giao tiếp trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức thông <br />
qua bảng tin dành cho phụ huynh, bảng đánh giá trẻ ở lớp. Giao tiếp giữa cha <br />
mẹ và con cái đã gần gũi thường xuyên chia sẽ với con hơn, ít la mắng trẻ <br />
hướng dẫn trẻ nói những câu nói phù hợp, cha mẹ cũng quan tâm đến con cái <br />
nhiều hơn như: Phản ánh cho cô những câu nói chưa phù hợp khi trẻ nói ở <br />
nhà.<br />
Trẻ đã tham gia tích cực vào các hoạt động trong tiết dạy, trò chơi hoạt <br />
động mọi lúc mọi nơi. Giáo viên đã tận dụng môi trường trong và ngoài lớp <br />
học để trẻ có thể hình thành được thói quen giao tiếp đơn giản hằng ngày <br />
như: Khi đến lớp trẻ biết chào cô vào lớp và chào lúc ra về, trẻ biết xin cô đi <br />
vệ sinh, biết xin lỗi cô và các bạn khi trẻ làm sai, biết chào hỏi người lạ khi <br />
vào lớp, thể hiện cảm xúc vui vẻ, mạnh dạn khi bên cạnh cô và các bạn, thái <br />
độ rụt rè nhút nhát khi có người lạ hỏi…<br />
Trẻ đã mạnh dạn linh hoạt sáng tạo hơn khi giao tiếp Tiếng Việt với <br />
nhau. Trẻ chủ động hơn trong các tình huống giao tiếp hằng ngày, mà ít nói <br />
<br />
22<br />
tiếng mẹ đẻ, trẻ đã nói rõ Tiếng Việt để trao đổi với cô nói lên mong muốn, <br />
đề nghị và yêu cầu phù hợp với bản thân trẻ. <br />
Vốn kinh nghiệm vốn có của bản thân và những kiến thức được trang bị <br />
trong quá trình công tác, bản thân đã áp dụng các biện pháp trên vào giáo dục <br />
kỹ năng giao tiếp cho trẻ. <br />
V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:<br />
<br />
Như đã trình bày ở mặt hạn chế, do giới hạn của phạm vi nghiên cứu, <br />
những giải pháp đề tài mới chỉ được áp dụng tại lớp Lá 5 trường mầm non <br />
Sơn Ca, chưa có điều kiện khảo nghiệm, áp dụng rộng rãi ở nhiều đối <br />
tượng. Chính vì vậy để mang lại hiệu quả cao nhất trong việc giúp trẻ 5 tuổi <br />
thực hiện tốt việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ, góp phần nâng cao <br />
chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục cho trẻ mầm non. Cần phải <br />
triển khai đồng bộ, thường xuyên tất cả các giải pháp nêu trên.<br />
Qua một thời gian tôi sử dụng các biện pháp trên áp dụng cho các cháu ở <br />
lớp lá 5, tôi thấy có sự chuyển biến một cách rõ rệt và kết quả có sự chênh lệch <br />
giữa tỉ lệ trước khi thực hiện đề tài và sau khi thực hiện đề tài như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Những kỹ năng giao Trước khi Tỷ lệ Sau khi thực Tỷ lệ Tỷ lệ <br />
tiếp hằng ngày của trẻ chưa thực hiện giải pháp % tăng <br />
hiện biện Tháng 9/2018 so với <br />
pháp trước <br />
Tháng 9/2016 khi áp <br />
dụng <br />
BP<br />
Trẻ lắng nghe thấu 15/35 42% 33/35 94% 52%<br />
hiểu<br />
Nói lời yêu cầu đề 12/35 34% 32/35 91% 57%<br />
nghị<br />
Xử lý tình huống 10/35 28% 30/35 85% 57%<br />
Giải quyết vấn đề 11/35 31% 31/35 88% 57%<br />
Nói lời cảm ơn, xin lỗi 13/35 37% 32/35 91% 54%<br />
Chào hỏi 15/35 42% 32/35 91% 49%<br />
23<br />
Tự chủ trong giao tiếp 12/35 34% 30/35 85% 51%<br />
Nói lời từ chối yêu 10/35 28% 31/35 88% 60%<br />
cầu, đề nghị<br />
Bảng 2: Kết quả khảo sát kỹ năng giao tiếp của 35 trẻ sau khi thực hiện <br />
giải pháp<br />
<br />
<br />
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận:<br />
Trong hoạt động giảng dạy và tổ chức các hoạt động hằng ngày cho trẻ <br />
giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng. Hai hoạt động này được diễn ra và <br />
được trao đổi trong mối quan hệ giao tiếp giữa cô và trẻ. Thông qua mối quan <br />
hệ giao tiếp này trẻ được chiếm lĩnh tri thức, làm cơ sở cho sự phát triển <br />
nhân cách của trẻ sau này. Gia tiếp của trẻ mầm non là quá trình tiếp xúc của <br />
trẻ với gia đình, nhà trường và xã hội nhằm trao đổi thông tin về học tập, tư <br />
tưởng, tình cảm và các vấn đề sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày.<br />
Trẻ mầm non có thể thực hiện kỹ năng giao tiếp trong nhà trường, gia <br />
đình và xã hội nhằm thực hiện các mục đích học tập, vui chơi, rèn luyện để <br />
phát triển nhân cách.<br />
Giao tiếp của trẻ có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, <br />
khả năng giao tiếp của trẻ phụ thuộc và vốn sống vốn kinh nghiệm và tính tự <br />
chủ của trẻ trong quá trình giao tiếp phụ thuộc vào quá trình luyện tập, rèn <br />
luyện do hoạt động dạy học và giáo dục trong và ngoài nhà trường mạng <br />
lại.Đối với trẻ giao tiếp còn góp phần tạo nên những nét nhân cách gốc ở trẻ <br />
em, giúp các em có điểm tựa vững chắc để trưởng thành và phát triển. Kỹ <br />
năng giao tiếp trẻ bao gồm kỹ năng lắng nghe, kỹ năng chào hỏi, nói lời cảm <br />
ơn, nói lời yêu cầu đề nghị, kỹ năng xử lý tình huống...<br />
Quá trình nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ dân <br />
tộc thiểu số cho thấy đa số giáo viên nhận thức được tầm quan trọng trong <br />
<br />
<br />
24<br />
việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Bước đầu trẻ dân tộc thiểu số đã <br />
được tiếp nhận và hình thành một số kỹ năng cơ bản qua một số hoạt động.<br />
Với những biện pháp nêu trên đã giúp b