CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:<br />
<br />
<br />
<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG TỰ HỌC <br />
<br />
CHO HỌC SINH LỚP 5 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên: Trần Thị Mai<br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Mỹ Thủy<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Quảng Bình, tháng 5 năm 2015<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:<br />
<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG TỰ HỌC <br />
<br />
CHO HỌC SINH LỚP 5 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên: Trần Thị Mai<br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Mỹ Thủy<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Quảng Bình, tháng 5 năm 2015<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................4<br />
I.1 Lí do chọn đề tài.............................................................................................4<br />
I.2. Điểm mới của đề tài........................................................................................5<br />
I.3. Phạm vi ứng dụng của đề tài..........................................................................5<br />
II. PHẦN NỘI DUNG............................................................................................5<br />
II.1 Cơ sử lí luận....................................................................................................5<br />
II.2. Thực trạng......................................................................................................6<br />
II.3. Một số biện pháp phát triển kĩ năng tự học ch học sinh lớp 5..........17<br />
3.1. Xác định nội dung phát triển kĩ năng tự học cho học sinh........................17<br />
3.2. Nâng cao nhận thức, hình thành động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho <br />
HS..........................................................................................................................20<br />
3.3. Xây dựng mục tiêu hoạt động tự học của học sinh lớp 5.………... ……<br />
21<br />
3.4. Đổi mới phương pháp dạy học của GV nhằm tác động tích cực đến việc <br />
tự học của học sinh lớp 5 ..................................................................................21<br />
3.5. Huy động sự tham gia của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà <br />
trường để hỗ trợ việc tự học của học sinh lớp 5...............................................24<br />
3.6. Tổ chức hoạt động tự học cho học sinh lớp 5...........................................27<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................28<br />
1. Ý nghĩa của đề tài.........................................................................................28<br />
2. Bài học kinh nghiệm........................................................................................28<br />
3. Kiến nghị đề xuất............................................................................................29<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31<br />
<br />
<br />
3<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG TỰ HỌC CHO HS LỚP 5 <br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu <br />
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và <br />
các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục lên trung học cơ sở. Bên cạnh đó đảm <br />
bảo cho học sinh có những hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và <br />
con người; có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen <br />
rèn luyện thân thể và giữ vệ sinh; có những hiểu biết ban đầu về âm nhạc và <br />
mĩ thuật. Phương pháp giáo dục tiểu học phải phát huy được tính tự giác, tích <br />
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, hoạt <br />
động giáo dục, đặc điểm đối tượng học sinh và điều kiện từng lớp học; bồi <br />
dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng, <br />
vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, <br />
hứng thú học tập cho học sinh. Trên ghế nhà trường, học trò có học thật, làm <br />
thật mới sống thật nên người, có tích cực tự học, tự làm dưới sự hướng dẫn <br />
của thầy, mới tự trang bị cho mình kỹ năng học, kỹ năng làm, kỹ năng sáng tạo <br />
và kỹ năng sống – những kỹ năng cần thiết cho con người tiếp tục học hành <br />
sáng tạo suốt đời. Thực tế nhu cầu tự học luôn gắn kết với nhu cầu làm, nhu <br />
cầu sống của con người ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ, mọi ngành nghề, mọi vị <br />
trí xã hội, mọi thời đại. Phát huy vai trò “Mỗi thầy giáo, cô giáo hãy là một <br />
tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” từ bỏ lối “dạy áp đặt, truyền thụ <br />
một chiều”, “thầy giảng – trò ghi nhớ”, phát huy trí sáng tạo, khả năng vận <br />
dụng, thực hành, kỹ năng sống, tự tìm, tự tạo việc làm và năng lực tự học của <br />
người học là mục tiêu – phương pháp. <br />
Thực tế cho thấy, hiện nay học sinh các cấp nói chung và học sinh tiểu học <br />
nói riêng các em chỉ nắm vững và giỏi về lý thuyết nhưng kĩ năng tự giải <br />
quyết vấn đề chưa có, nhất là kĩ năng tự học. Đặc biệt là những học sinh lớp <br />
5 ở cấp tiểu học chưa có kĩ năng tự học, các em phải nhờ đến sự hỗ trợ giúp <br />
đỡ của người lớn rất nhiều. Khi giao cho các em tự suy nghĩ và giải quyết vấn <br />
<br />
<br />
4<br />
đề thì các em lúng túng, thậm chí không thể giải quyết được cho dù có những <br />
vấn đề rất gần gũi với các em. Đó là hậu quả do các em không tự học, không <br />
nghiên cứu và tìm hiểu kiến thức cho riêng mình.<br />
<br />
Nhưng làm thế nào để kích thích hứng thú tự học ở các em? Các em cần <br />
có phương pháp, kĩ năng tự học nào? Để tự học các em cần những điều kiện <br />
vật chất nào? Cách thực hiện ra sao? … Quả là vấn đề mang nhiều thử thách <br />
mà người giáo viên cần phải nghiên cứu giải quyết. Cùng với đổi mới cách <br />
dạy học, việc đánh giá học sinh theo TT30/ 2014/ TTBGDĐT ngày 28 tháng 8 <br />
năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Đánh giá học sinh cả ba mặt kiến thức <br />
kĩ năng, phẩm chất và năng lực; giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham <br />
gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú <br />
học tập và rèn luyện để tiến bộ. Vì các lí do trên tôi mạnh dạn viết kinh <br />
nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao kĩ năng tự học cho học sinh lớp 5”<br />
<br />
2. Điểm mới của đề tài:<br />
Thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài báo liên quan đến tự học <br />
như “Nghiên cứu tự học của sinh viên sư phạm” (của Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị <br />
Đức); “Phát huy tính tích cực học Toán cho học sinh lớp 4, 5 thông qua việc tổ <br />
chức sinh hoạt câu lạc bộ Toán Tuổi thơ” (của Đoàn Văn Minh). Tuy nhiên, <br />
cho đến thời điểm hiện nay, những đề tài nghiên cứu về việc phát triển kĩ <br />
năng tự học của học sinh Tiểu học chưa có nhiều. Đặc biệt, những nghiên cứu <br />
về các biện pháp phát triển kĩ năng tự học cho HS lớp 5 vẫn còn thiếu vắng. <br />
Chính vì vậy, việc nghiên cứu một số biện pháp phát triển kĩ năng tự học cho <br />
HS lớp 5 trên cơ sở quan tâm đến hoạt động dạy của GV cùng với hoạt động <br />
học và các hoạt động khác của HS lớp 5 là thiết thực, nhằm giúp các em có <br />
nền tảng và phát huy tính tự học khi lên các cấp học khác.<br />
3. Phạm vi áp dụng của đề tài <br />
Đề tài được thực hiện có phạm vi nghiên cứu ở lớp 5 nơi trường tôi công <br />
tác và có thể áp dụng cho tất cả đối tượng học sinh của lớp 5 ở các trường <br />
tiểu học.<br />
<br />
<br />
5<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lí luận:<br />
“Tự học là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn <br />
luyện kĩ năng thực hành không có sự hướng dẫn trực tiếp của GV và sự quản <br />
lí trực tiếp của cơ sở giáo dục” (theo Từ điển Giáo dục học). Tự học có thể <br />
bằng cách tự đọc tài liệu, sách giáo khoa, nghe đài, xem truyền hình, tham quan <br />
bảo tàng, triển lãm…<br />
Tự học là không ai bắt buộc mà tự mình tìm tòi, học hỏi để hiểu biết <br />
thêm. Có thầy hay không ta không cần biết. Người tự học hoàn toàn làm chủ <br />
mình, muốn học môn nào tùy ý, muốn học lúc nào cũng được; đó mới là điều <br />
kiện quan trọng. Tự học có những tính chất đặc điểm cơ bản như: chú trọng <br />
đến cách học và tính tự giác, tích cực trong học tập; tự mình quyết định việc <br />
lựa chọn mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện cho hoạt <br />
động học tập; tự mình lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập; tự mình <br />
kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh việc học tập của mình.<br />
Kĩ năng tự học là khả năng vận dụng có kết quả những kiến thức và <br />
phương thức thực hiện của một người các hành động đã được lĩnh hội một <br />
cách tích cực, tự giác để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó thành của <br />
mình.<br />
Biện pháp phát triển kĩ năng tự học cho HS là cách thức GV phối hợp với <br />
cá nhân và tập thể HS lớp 5, cùng với các lực lượng GD khác để hướng dẫn <br />
HS thực hiện thuần phục các kĩ năng tự học một cách tự giác, tích cực để đạt <br />
mục đích học tập.<br />
2. Thực trạng <br />
a/ Thuận lợi – Khó khăn:<br />
*Thuận lợi:<br />
Trong những năm qua, cùng với xu thế đổi mới của kinh tế văn hóa xã <br />
hội, trường tôi cũng có sự phát triển rất mạnh về cơ sở vật chất cũng như đội <br />
ngũ GV được đào tạo chuẩn và trên chuẩn, có khả năng đáp ứng nhu cầu giáo <br />
<br />
<br />
6<br />
dục của xã hội và yêu cầu của ngành nghề. Mặt khác do việc đổi mới mục <br />
tiêu giáo dục tiểu học dẫn đến nội dung chương trình và sách giáo khoa thay <br />
đổi, kéo theo hình thức tổ chức dạy học, PPDH cũng thay đổi cho phù hợp theo <br />
định hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Nhiều GV đã nhận thức sâu <br />
sắc được điều đó và thường xuyên tích cực đổi mới PPDH, góp phần vào việc <br />
nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học. <br />
*Khó khăn:<br />
Một bộ phận GV vẫn còn chậm đổi mới, chưa theo kịp sự phát triển <br />
nhanh chóng của khoa học công nghệ, chưa đáp ứng được những yêu cầu đổi <br />
mới của GD TH. PPDH chủ yếu vẫn theo hình thức là truyền thụ kiến thức, <br />
chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng các PPDH phát huy tính tích cực, chủ <br />
động của HS. GV chưa đầu tư nhiều cho tiết dạy, chưa có phương pháp <br />
hướng dẫn các em tự học và phát triển tự học cho HS tiểu học nhất là những <br />
em ở lớp 5. Đa số là làm thay hoặc sơ sài, không kích thích, gây hứng thú cho <br />
HS trong quá trình diễn ra hoạt động học tập.<br />
Việc đổi mới nội dung, chương trình, PPDH, phương tiện dạy học diễn <br />
ra chưa đồng bộ.<br />
b/ Kêt qua khao sat đ<br />
́ ̉ ̉ ́ ầu năm học 2014 – 2015 về kĩ năng tự học ở các <br />
lớp 5 trường tôi dạy như sau: <br />
Để đánh giá một cách khách quan thực trạng nhận thức về kĩ năng tự <br />
học cho học sinh lớp 5 của trường, tôi đã tiến hành điều tra bằng anket, quan <br />
sát giờ học, giờ tự học của HS lớp 5 và trao đổi trực tiếp với các GV lớp 5 của <br />
trường. Mục đích của khảo sát là nhằm đánh giá đúng về nhận thức của GV , <br />
HS và phụ huynh về kĩ năng tự học. Từ đó đề ra được những biện pháp thích <br />
hợp nhằm nâng cao kĩ năng tự học cho HS góp phần nâng cao chất lượng dạy <br />
học.<br />
b.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về kĩ năng tự học<br />
Để tìm hiểu thực trạng nhận thức và sử dụng biện pháp phát triển kĩ <br />
năng tự học cho học sinh lớp 5 của GV, tôi tiến hành điều tra 8 GV dạy lớp 5 <br />
ở trường tôi. Kết quả như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
Bảng 1: Thực trạng nhận thức của 8 GV về mức độ sử dụng phương pháp <br />
dạy – tự học<br />
Nhóm TT Mức độ 1 2 3 Thứ <br />
Biểu hiện PP SL % SL % SL %<br />
PP bậc<br />
GV truyền đạt <br />
1 KT cho HS tiếp 5 62,5 2 25 1 12,5<br />
thu <br />
GV độc thoại hay <br />
I 2 phát vấn gợi nhớ 2 25 3 37,5 3 37,5<br />
1<br />
GV giảng cho HS <br />
3 ghi nhớ, học 4 50 2 25 2 25<br />
thuộc lòng<br />
GV độc quyền <br />
4 kiểm tra, đánh giá 3 37,5 2 25 3 37,5<br />
GV HD cho HS tự <br />
1 nghiên cứu tìm ra 1 12,5 1 12,5 6 75<br />
KT<br />
GV HD cho HS <br />
cách tự học, cách <br />
giải quyết vấn 1 12,5 1 12,5 6 75<br />
2 đề, cách làm.<br />
GV tổ chức cho <br />
HS tự thể hiện <br />
3 mình; hợp tác với 1 12,5 1 12,5 6 75<br />
II<br />
bạn<br />
GV kiểm tra, đánh <br />
giá trên cơ sở tự 2<br />
<br />
4 kiểm tra, tự điều 1 12,5 2 25 5 62,5<br />
chỉnh của HS<br />
(Chú thích: 1: quan trọng nhất; 2: quan trọng; 3: không quan trọng)<br />
+ Nhóm PP I : là những biểu hiện PP DH truyền thống, truyền thụ một chiều.<br />
+ Nhóm PP II: là những biểu hiện PP tích cực.<br />
Theo kết quả điều tra ở bảng 1 cho thấy các biểu hiện thuộc về PP DH <br />
truyền thụ một chiều xếp thứ bậc 1. Điều này chứng tỏ GV vẫn thiên về sử <br />
dụng PP DH truyền thụ một chiều, chưa thật sự đổi mới về PP để hướng vào <br />
hoạt động của người học.<br />
Bảng 2: Thực trạng sử dụng các biện pháp PT KN tự học cho học sinh lớp 5<br />
<br />
8<br />
Mức độ Chỉ Mức độ thực hiện THỨ <br />
1 2 3<br />
TT Nội dung số BẬC<br />
Tổ chức DH theo PP GV truyền đạt SL 5 2 1<br />
% 62,5 25 12,5<br />
1 toàn bộ KT, HS lắng nghe và ghi 2<br />
nhớ<br />
Chuyển quá trình DH thành quá trình SL 2 3 3<br />
% 25 37,5 37,5<br />
2 tự học ở HS lớp 5 5<br />
Tăng cường sử dụng các PP DH SL 2 3 3<br />
% 25 37,5 37,5<br />
3 phát huy tính tích cực, chủ đạo 6<br />
sáng tạo của HS<br />
Hướng dẫn HS lớp 5 tự học và PT SL 1 3 4<br />
% 12,5 37,5 50<br />
4 KN 8<br />
5 Tổ chức, HD các hình thức SL 1 3 4<br />
% 12,5 37,5 50<br />
tự học cho HS lớp 5 4<br />
6 Sử dụng hệ thống các sơ đồ hệ SL 4 3 1<br />
% 50 37,5 12,5<br />
thống hóa, khái quát hóa KT bài học 3<br />
cho HS<br />
7 Thường xuyên kết hợp kiểm tra, SL 1 3 4<br />
% 12,5 37,5 50<br />
đánh giá của GV với tự kiểm tra, 9<br />
đánh giá, điều chỉnh của HS<br />
8 Yêu cầu HS về nhà làm bài tập nội SL 5 2 1 1<br />
% 62,5 25 12,5<br />
dung bài vừa học và tự chuẩn bị nội <br />
dung bài mới<br />
9 Vận dụng vai trò của hoạt động Đội SL 1 1 6<br />
% 12,5 12,5 75<br />
vào quá trình PT KN tự học cho HS 10<br />
lớp 5<br />
10 Phối hợp với gia đình trong quá trình SL 1 4 3<br />
% 12,5 50 37,5<br />
PT KN tự học cho HS lớp 5 7<br />
(Chú thích: 1: thường xuyên; 2: không thường xuyên; 3: không sử dụng)<br />
Với 10 câu hỏi đưa ra, kết quả điều tra ở bảng 2, tôi thấy các biện pháp: <br />
thường xuyên kết hợp kiểm tra, đánh giá của GV với tự kiểm tra, đánh giá, <br />
điều chỉnh của HS; tăng cường sử dụng các PP DH phát huy tính tích cực, chủ <br />
động sáng tạo của HS; phối hợp với gia đình HS trong quá trình PT KN tự học <br />
cho HS lớp 5; vận dụng vai trò của hoạt động Đội vào quá trình PT KN tự học <br />
cho HS lớp 5 đang còn bị GV xem nhẹ, chưa được sử dụng thường xuyên.<br />
b.2. Thực trạng nhận thức của học sinh về kĩ năng tự học (điều tra 81 học <br />
sinh lớp 5 ở trường tôi).<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
Bảng 3: Thực trạng nhận thức của HS lớp 5 về tự học<br />
TT Theo các em, tự học trong học tập là như thế Chỉ Mức độ<br />
1 2 3<br />
nào? số<br />
1 Tự học là học ngoài giờ trên lớp SL 72 3 6<br />
% 88,9 3,7 7,4<br />
2 Tự học là tự học trong và ngoài giờ trên lớp SL 21 19 41<br />
% 25,9 23,5 50,6<br />
3 Tự học là mạnh dạn hỏi GV khi không hiểu bài SL 16 22 43<br />
% 19,7 27,2 53,1<br />
4 Tự học là tự đặt câu hỏi và tự trả lời; tự mình SL 11 49 21<br />
% 13,6 60,5 25,9<br />
trả lời không được thì nhờ GV, nhờ bạn giải <br />
đáp<br />
5 Tự học là tự HS ghi chép khi học trong lớp theo SL 13 29 39<br />
% 16,1 35,8 48,1<br />
cách hiểu của mình<br />
6 Tự học là tự mình sử dụng đồ dùng học tập, SL 25 18 38<br />
% 30,9 22,2 46,9<br />
sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, internet, từ <br />
điển, lời nói của GV, câu trả lời của bạn, tham <br />
gia các trò chơi để ôn các KT cũ và tìm kiếm KT <br />
mới<br />
7 Tự học là tự HS tìm ra phương hướng giải bài SL 17 22 42<br />
% 20,9 27,2 51,9<br />
tập dưới sự gợi ý của GV<br />
8 Tự học là HS đọc sách giáo khoa, tài liệu tham SL 58 5 18<br />
% 71,6 6,2 22,2<br />
khảo để hiểu bài và chuẩn bị bài mới<br />
9 Tự học là tự HS làm các bài tập ở nhà theo yêu SL 55 12 14<br />
% 67,9 14,8 17,3<br />
cầu của GV<br />
10 Tự học là tự HS đọc và làm các bài tập ở tài SL 52 13 16<br />
% 64,2 16,1 19,7<br />
liệu tham khảo mà cha mẹ mua cho<br />
(Chú thích: 1: đồng ý; 2: khôngđồng ý; 3: phân vân)<br />
Qua kết quả điều tra ở 10 câu hỏi trên phiếu theo nội dung bảng 3, tôi có <br />
nhận xét như sau: đa số HS lớp 5 cho rằng tự học là phải học một cách độc <br />
lập, không có sự tác động của GV, nếu học trên lớp hay có sự khơi gợi của <br />
GV thì không hoàn toàn là tự học. Đây là điều phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa <br />
tuổi của HS TH khác với ở giai đoạn 1 (lớp 1, 2, 3) là các em trông cậy, phụ <br />
thuộc rất nhiều vào thầy cô giáo. Qua đây cũng cho ta thấy hình thức tự học <br />
của các em chưa phong phú nên chưa kích thích được hứng thú và phát huy cao <br />
độ tính tích cực, tự giác, độc lập của chính các em trong tự học. Qua thăm dò ý <br />
kiến của các em, tôi được biết: bản thân các em mong muốn hình thức tự học <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
được phong phú để các em thích tự học và tự học không chỉ dành riêng cho <br />
những HS giỏi, thông minh để từ đó các em có KN tự học, thành thói quen.<br />
Bảng 4: Thực trạng nhận thức về vai trò tự học của HS lớp 5 <br />
TT Theo các em, tự học có ích lợi gì? Chỉ số Mức độ<br />
1 2 3<br />
1 Tự học sẽ giúp HS hoàn thành tốt các bài tập SL 73 3 5<br />
% 90,1 3,7 6,2<br />
GV yêu cầu<br />
2 Tự học giúp HS biết ghi chép theo cách hiểu SL 3 5 73<br />
% 3,7 6,2 90,1<br />
của mình<br />
3 Tự học giúp HS được học theo cách của mình SL 4 4 73<br />
% 4,9 4,9 90,2<br />
nên cảm thấy thoải mái và hứng thú hơn<br />
4 Tự học giúp HS có sự chuẩn bị bài mới SL 73 3 5<br />
% 90,1 3,7 6,2<br />
5 Tự học giúp HS phát biểu tốt trong lớp học SL 22 18 41<br />
% 27,2 22,2 50,6<br />
6 Tự học giúp HS ngày càng học tập tốt hơn SL 73 3 5<br />
% 90,1 3,7 6,2<br />
7 Tự học giúp HS mở rộng KT để làm các bài tập SL 30 42 9<br />
% 37,1 51,8 11,1<br />
khó<br />
8 Tự học giúp HS ghi nhớ KT được lâu hơn SL 73 3 5<br />
% 90,1 3,7 6,2<br />
9 Tự học giúp HS được điểm cao trong các lần SL 18 21 42<br />
% 22,2 25,9 51,9<br />
kiểm tra và thi<br />
10 Tự học giúp HS tự tin hơn về khả năng học tập SL 72 3 6<br />
% 88,9 3,7 7,4<br />
của mình<br />
11 Tự học kích thích HS ham hiểu biết, ham học SL 73 2 6<br />
% 90,1 2,5 7,4<br />
hỏi, ham tìm tòi hơn<br />
12 Tự học giúp HS được cha mẹ thương yêu hơn SL 37 3 41<br />
% 45,7 3,7 50,6<br />
13 Tự học giúp HS thân thiết với bạn bè trong SL 10 59 12<br />
% 12,3 72,9 14,8<br />
nhóm hơn<br />
14 Tự học giúp HS rèn luyện tính kiên trì và tinh SL 72 3 6<br />
% 88,9 3,7 7,4<br />
thần khắc phục khó khăn trong học tập<br />
(Chú thích: 1: đúng; 2: sai; 3: phân vân)<br />
Qua kết quả điều tra 14 câu hỏi trên phiếu theo nội dung bảng 4, tôi nhận <br />
thấy: đa số HS đồng ý: việc tự học giúp học tập được tốt hơn, tự tin hơn về <br />
khả năng học tập của mình, rèn luyện tính kiên trì và tinh thần khắc phục khó <br />
khăn, kích thích ham hiểu biết, ham học hỏi, ham tìm tòi. Vấn đề cần quan tâm <br />
ở đây chính là HS rất phân vân đối với việc “ghi chép theo cách hiểu của <br />
mình”, “học theo cách của mình”. Vì thực tế các em còn lúng túng không biết <br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
ghi chép theo cách hiểu của mình là ghi chép như thế nào, học theo cách của <br />
mình là học như thế nào. Chính vì điều này đã phản ánh các em cần có sự <br />
hướng dẫn cách ghi chép, thực hiện trình tự các bước trong quá trình tự học và <br />
phát triển kĩ năng tự học.<br />
b.3. Thực trạng phát triển kĩ năng tự học của học sinh lớp 5.<br />
<br />
<br />
Bảng 5: Thực trạng PT KN tự học ở 81 HS lớp 5<br />
TT Những công việc dưới đây các em đã Chỉ Mức độ thực hiện Thứ <br />
1 2 3<br />
thực hiện ở mức độ nào số bậc<br />
1 Trong lớp tập trung chú ý nghe giảng SL 71 9 1 3<br />
% 87,7 11,1 1,2<br />
2 Tự nêu câu hỏi và tự trả lời SL 9 26 46 13<br />
% 11,1 32,1 56,8<br />
3 Tích cực phát biểu trong giờ học SL 41 37 3 6<br />
% 50,6 45,7 3,7<br />
4 Thảo luận với bạn về chỗ chưa rõ SL 5 7 69 14<br />
% 6,2 8,6 85,2<br />
trong bài học, bài tập<br />
5 Hỏi người khác khi gặp bài tập khó SL 32 41 8 9<br />
% 39,5 50,6 9,9<br />
6 Lựa chọn nội dung tự học SL 69 1 11 4<br />
% 85,2 1,2 13,6<br />
7 Nêu thắc mắc trong giờ học khi không SL 36 41 4 7<br />
% 44,5 50,6 4,9<br />
hiểu<br />
8 Góp ý kiến trong lúc học nhóm SL 33 42 6 8<br />
% 40,7 51,9 7,4<br />
9 Lập kế hoạch tự học SL 11 43 27 10<br />
% 13,6 53,1 33,3<br />
10 Chọn thời gian và không gian tự học SL 68 2 11 5<br />
% 83,9 2,5 13,6<br />
11 Khắc phục khó khăn để thực hiện việc SL 24 38 19 11<br />
% 29,6 46,9 23,5<br />
tự học<br />
12 Đảm bảo đi học chuyên cần SL 81 0 0 1<br />
% 100 0 0<br />
13 Điều chỉnh khi thấy kết quả tự học SL 2 4 75 17<br />
% 2,5 4,9 92,6<br />
không đúng với kế hoạch đã định ra<br />
14 Tự kiểm tra kết quả tự học SL 3 4 74 15<br />
% 3,7 4,9 91,4<br />
15 Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học tập SL 71 8 2 2<br />
% 87,6 9,9 2,5<br />
GV giao<br />
16 Sử dụng từ điển, tài liệu tham khảo, SL 3 5 73 16<br />
% 3,7 6,2 90,1<br />
Internet, tham gia trò chơi có nội dung <br />
liên quan đến học tập<br />
17 Sử dụng sách giáo khoa để ôn luyện SL 20 40 21 12<br />
<br />
<br />
12<br />
KT cũ và tìm kiếm KT mới % 24,7 49,4 25,9<br />
(Chú thích: 1: thường xuyên; 2: thỉnh thoảng; 3: chưa thực hiện)<br />
Điều tra các công việc có liên quan đến phát triển kĩ năng tự học cho HS <br />
lớp 5 theo bảng 5 với 17 câu hỏi tôi nhận thấy: còn rất nhiều HS chưa làm <br />
được các kĩ năng: tự nêu câu hỏi và tự trả lời; sử dụng từ điển, tài liệu tham <br />
khảo, Internet, tham gia các trò chơi có nội dung liên quan đến học tập; thảo <br />
luận với bạn bè về chỗ chưa rõ trong bài học, bài tập; tự kiểm tra và điều <br />
chỉnh khi thấy kết quả tự học không đúng với kế hoạch đề ra.<br />
Bảng 6: Thực trạng vai trò của gia đình trong quá trình phát triển kĩ năng tự <br />
học cho HS lớp 5<br />
TT Những công việc dưới đây cha mẹ HS Chỉ Mức độ thực hiện Thứ <br />
1 2 3<br />
đã thực hiện ở mức độ nào? số bậc<br />
1 Tạo điều kiện về không gian, thời gian SL 59 10 12 1<br />
% 72,8 12,3 14,8<br />
cho con tự học<br />
2 HD con phân bố thời gian giữa việc học, SL 4 46 31 10<br />
% 4,9 56,8 38,3<br />
giải trí, việc nhà và kết hợp nghỉ ngơi hợp <br />
lí<br />
3 Lập kế hoạch và sắp xếp việc học của SL 7 23 51 3<br />
% 8,6 28,4 63<br />
con để đạt mong muốn của cha mẹ<br />
4 Tìm hiểu vốn KT, khả năng tư duy và tính SL 3 8 70 12<br />
% 3,7 9,9 86,4<br />
cách của con để giúp con tìm ra cách học <br />
phù hợp<br />
5 Gặp gỡ GV để trao đổi tình hình học tập SL 12 22 47 6<br />
% 14,8 27,2 58<br />
của con mình<br />
6 Trao đổi với GV về những việc cần làm SL 4 7 70 13<br />
% 4,9 8,7 86,4<br />
để HD con tự học tại nhà<br />
7 Nắm căn bản chương trình học của con để SL 12 45 24 8<br />
% 14,8 55,6 29,6<br />
sẵn sang giải đáp những thắc mắc của con<br />
8 Tự học hỏi thêm để có KT, PP giúp con tự SL 3 8 70 14<br />
% 3,7 9,9 86,4<br />
học<br />
9 Mua sắm đầy đủ phương tiện tự học (tài SL 13 43 25 5<br />
% 16 53,1 30,9<br />
liệu tham khảo, từ điển, sách, Internet…) <br />
khi con cần<br />
10 Mua sắm tài liệu tham khảo thấy hay rồi SL 6 24 51 4<br />
% 7,4 29,6 63<br />
bảo con học thêm theo các tài liệu đó<br />
11 Đưa con đi học thêm ngoài giờ học trên SL 0 7 74 7<br />
% 0 8,6 91,4<br />
lớp<br />
12 Tạo điều kiện về không gian cho con tự SL 11 45 25 9<br />
<br />
<br />
13<br />
học ngoài thời gian con ở trường % 13,5 55,6 30,9<br />
13 Hợp tác, cùng chơi, cùng học với con SL 4 12 65 11<br />
% 4,9 14,8 80,3<br />
14 Đặt ra yêu cầu duy nhất đối với con là tập SL 48 29 4 2<br />
% 59,3 35,8 4,9<br />
trung vào học<br />
(Chú thích: 1: thường xuyên; 2: thỉnh thoảng; 3: chưa thực hiện)<br />
Qua kết quả điều tra theo nội dung bảng 6, tôi nhận thấy:<br />
Vẫn còn tình trạng cha mẹ HS vẫn phó mặc cho GV việc học tập của con <br />
mình hoặc lo lắng nhà trường không đáp ứng được nhu cầu học của con em <br />
mình nên đưa con đi học thêm ngoài giờ học ở trường, làm cho các em không <br />
có ý thức tự học.<br />
Chỉ mới một số ít cha mẹ tìm hiểu kiến thức, khả năng tư duy và tính cách <br />
của con để giúp con tìm ra cách học phù hợp.<br />
Còn rất nhiều cha mẹ chưa mạnh dạn trao đổi với GV về những việc cần <br />
làm gì để hướng dẫn con tự học ở nhà.<br />
Tự học hỏi thêm để có kiến thức, phương pháp giúp con tự học và phát triển <br />
kĩ năng tự học mới chỉ là việc làm của 1 số nhỏ cha mẹ HS.<br />
Có rất ít cha mẹ hợp tác, cùng chơi, cùng học với con.<br />
c. Đánh giá thực trạng.<br />
c.1. Mặt mạnh:<br />
Đa số HS có nhận thức tốt về vai trò của tự học.<br />
Đội ngũ GV nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, có nhận thức tích cực trong <br />
đổi mới phương pháp dạy học.<br />
Các điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy tương đối đảm bảo.<br />
Nhà trường luôn tạo điều kiện khuyến khích HS tự học và có sự phát triển kĩ <br />
năng tự học.<br />
c.2. Mặt yếu<br />
c.2.1. Mặt khách quan<br />
* Về phía GV:<br />
Hiện nay, ở cấp TH, GV lên lớp chủ yếu là truyền đạt cho HS những kiến <br />
thức quy định trong chương trình mà ít có điều kiện đầu tư vào việc hướng <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
dẫn HS tự hoạt động để chiếm lĩnh tri thức của bài học và dạy cách tự học. <br />
Nếu có kĩ năng tự học thì chưa duy trì mà chỉ làm đứt quãng, không liên tục.<br />
Còn thiếu những biện pháp hữu hiệu về phát triển kĩ năng tự học cho HS lớp <br />
5.<br />
Còn có nhiều ý kiến khác nhau về phương pháp dạy – tự học, đặc biệt là vấn <br />
đề vận dụng phương pháp này vào quá trình học tập cá nhân của HS.<br />
Trình độ GV không đồng đều. Năng lực sư phạm của một số GV còn hạn <br />
chế nên thường lúng túng khi tiếp cận với phương pháp dạy học mới. Từ đó <br />
chưa có phương pháp để hướng dẫn HS tự học và phát triển kĩ năng này.<br />
* Về phía HS:<br />
Phương pháp dạy học của nhiều GV dạy lớp 5 chưa thật sự phù hợp với đặc <br />
điểm tâm sinh lí và khơi gợi được tính tích cực, tự giác, độc lập trong học tập <br />
của HS.<br />
Việc trang bị những kiến thức, kĩ năng cần thiết cho việc tự học và hướng <br />
dẫn trình tự thực hiện các bước trong quá trình tự học cho HS lớp 5 chưa được <br />
GV quan tâm đúng mức.<br />
GV hướng dẫn, tổ chức các hình thức tự học chưa phong phú nên chưa đem <br />
đến nhiều niềm vui, hứng thú trong tự học cho HS.<br />
Việc kiểm tra kết quả tự học của HS lớp 5 đa phần do GV độc quyền và <br />
không thường thường xuyên nên ít tạo được động lực để HS cố gắng, tích cực <br />
tự học và duy trì nó.<br />
* Về phía cha mẹ HS:<br />
Đa số cha mẹ HS quan tâm đến việc học tập của con em mình nhưng hầu hết <br />
đều chưa có điều kiện để đầu tư vào phương pháp giúp con tự học.<br />
GVCN chưa có những tư vấn cụ thể cho cha mẹ HS về phương pháp dạy <br />
con tự học tại nhà.<br />
* Về phía Tổng phụ trách:<br />
Hiện nay chưa có sự đào tạo bài bản, cụ thể về vận dụng thế mạnh “Vui mà <br />
học”, “Chơi mà học, học mà chơi” cho các tổng phụ trách ở các trường tiểu <br />
học.<br />
<br />
<br />
15<br />
Những đợt tập huấn để cho các tổng phụ trách học tập thường xoay quanh <br />
những chủ đề, chủ điểm về vui chơi, lao động, hoạt động xã hội chứ chưa có <br />
PP, hình thức hỗ trợ, động viên, kích thích đội viên tự học tập.<br />
c.2.2. Mặt chủ quan<br />
* Về phía GV:<br />
Hầu hết GV dạy lớp 5 thấm nhuần tinh thần đổi mới phương pháp dạy học <br />
trong quá trình giảng dạy nhưng từ việc nhận thức đến việc làm là cả một <br />
vấn đề nên vẫn còn khá nhiều GV chưa hiểu hoặc chưa thật sự nắm được quy <br />
trình dạy – tự học. Dẫn đến tình trạng chưa thực hiện được trong quá trình <br />
dạy học.<br />
Ở một số GV chưa đổi mới PP DH còn mang hình thức, thiếu năng động, <br />
sáng tạo.<br />
Một số GV chưa thật sự tâm huyết với nghề, lên lớp chỉ cốt dạy sao cho hết <br />
bài, thiên về truyền thụ một chiều, dạy đọc – chép mà thiếu quan tâm đến tính <br />
tích cực của HS, chưa hướng tới việc giúp HS tự học, tự tìm kiến thức, vận <br />
dụng, mở rộng kiến thức. Bên cạnh đó, một số GV có tâm huyết đã cố gắng <br />
đầu tư công sức, thời gian cho bài dạy, vận dụng đổi mới phương pháp, <br />
hướng dẫn HS cách tự học nhưng thực tế thì trình tự các bước dạy học còn <br />
lộn xộn, HS chưa thật sự tích cực trong tự học nên hiệu quả chưa cao.<br />
Ý thức tự học, bồi dưỡng của một bộ phận GV chưa cao; việc c ập nh ật các <br />
vấn đề đổi mới, phương pháp hướng dẫn tự học cho HS còn hạn chế.<br />
Kĩ năng hướng dẫn, tổ chức hoạt động tự học ở một bộ phận GV còn hạn <br />
chế.<br />
* Về phía HS:<br />
Vẫn còn một bộ phận HS cho rằng tự học chỉ dành cho những bạn tài giỏi, <br />
thông minh.<br />
Nhiều HS chưa xây dựng được động cơ đúng đắn nên tính tích cực, tự giác, <br />
độc lập trong học tập chưa cao.<br />
Đa số HS chưa biết lựa chọn PP, hình thức, tài liệu, phương tiện tự học phù <br />
hợp.<br />
<br />
<br />
16<br />
Có HS còn lúng túng với một số KN tự học cần thiết nên sử dụng cách học <br />
không hiệu quả.<br />
Nhiều HS chưa biết phân chia hợp lí quỹ thời gian để có thời gian tự học.<br />
Tinh thần khắc phục khó khăn trong tự học của một số HS chưa cao.<br />
* Về phía cha mẹ HS:<br />
Có một bộ phận cha mẹ HS phó thác hoàn toàn việc học của con em mình <br />
cho nhà trường hoặc không tin tưởng vào phương pháp giảng dạy của nhà <br />
trường nên không muốn cộng tác.<br />
Cha mẹ không có thời gian cùng học với con.<br />
Nhiều cha mẹ HS lúng túng trong việc hướng dẫn con tự học nhưng chưa có <br />
ý thức hoặc không tin vào khả năng tự học, tự bồi dưỡng của mình để mạnh <br />
dạn tự đào tạo mình trở thành người hướng dẫn con tự học tại nhà.<br />
* Về phía Tổng phụ trách:<br />
Tổng phụ trách còn ít đầu tư lập kế hoạch và tổ chức thực hiện hoạt động <br />
thi đua việc tự học của đội viên và HS trong nội dung hoạt động Đội.<br />
Ý thức tự học, tự bồi dưỡng và tâm huyết với các hoạt động Đội của một số <br />
tổng phụ trách chưa cao.<br />
<br />
<br />
3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG TỰ HỌC CHO HS LỚP 5 <br />
<br />
3.1: Xác định nội dung phát triển kĩ năng tự học cho học sinh tiểu học<br />
3.1.1 Xác định mục đích, động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho HS TH<br />
Cần xác định cho HS tiểu học mục đích học tập: Muốn đạt được kết quả <br />
học tập tốt, điều đầu tiên HS phải làm là xác định đúng đắn mục đích của hoạt <br />
động, tức là phải trả lời được các câu hỏi: Học cái gì? Học để làm gì? Học <br />
bằng cách nào? Học ở đâu?. Khi HS xác định đúng mục đích, động cơ tức là <br />
các em đã hiểu được mình phải học tập như thế nào, có phương pháp học sao <br />
cho hiệu quả và chủ yếu tự học là chính.<br />
Hình thành cho HS động cơ học tập: Mục đích và động cơ là hai cặp <br />
phạm trù khác nhau nhưng nó lại có quan hệ mật thiết với nhau. Động cơ vừa <br />
bao hàm ý nghĩa mục đích của hành động, vừa hàm chứa ý nghĩa nguyên nhân <br />
<br />
<br />
17<br />
của hành động. Khi động cơ với tư cách là nguyên nhân của hành động sẽ trở <br />
thành động lực bên trong có tác dụng thúc đẩy tạo nên sức mạnh tinh thần và <br />
vật chất cho con người hành động theo những tri thức và niềm tin sẵn có. Mặt <br />
khác, động cơ với tư cách là mục đích của hành động sẽ quy định chiều hướng <br />
của hành động, quy định thái độ của con người đối với hành động của mình. <br />
Xác định được động cơ học tập đúng thì HS đã có ý thức được nhiệm vụ học <br />
tập của mình. Có thể khẳng định rằng, giá trị của việc xác định động cơ đúng <br />
là ở chỗ nó có tính chất quyết định nội dung, phương hướng, phương pháp <br />
trong học tập.<br />
Hướng HS có thái độ học tập đúng đắn: Thái độ học tập đúng đắn là <br />
một phẩm chất tốt đẹp cần có ở HS TH. Nó biểu hiện ở sự đấu tranh tích cực <br />
với các nội dung trong tư duy và hành động, với việc khắc phục những khó <br />
khăn gặp phải: tinh thần say sưa, ý thức tự giác, chủ động trong học tập; tinh <br />
thần cầu thị, khiêm tốn trong học tập; thái độ học tập toàn diện; tinh thần <br />
đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau trong học tập.<br />
3.1.2. Bồi dưỡng xây dựng kế hoạch học tập cho HS TH<br />
Để học tập có hiệu quả đều phải xây dựng được kế hoạch rõ ràng, cụ <br />
thể. Kế hoạch tự học là sự mô tả chi tiết về hoạt động dự định tiến hành <br />
trong thời gian tới và diễn ra hàng ngày với đầy đủ các yếu tố thời gian, không <br />
gian, nội dung, phương tiện, điều kiện để thực hiện việc tự học trong học tập. <br />
Trong đó, nội dung học phải được phân chia một cách hợp lí dựa theo yêu cầu <br />
nhiệm vụ tự học, khả năng của bản thân và các điều kiện khả thi nhằm <br />
hướng tới mục tiêu môn học cần đạt được.<br />
Bồi dưỡng việc xây dựng kế hoạch tự học giúp cho HS biết mình phải <br />
làm gì để đạt mục tiêu, làm cho quá trình tự học diễn ra đúng dự kiến, thành <br />
thói quen. Do đó, giúp cho HS thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ tự học và <br />
phát triển, kiểm soát được toàn bộ quá trình tự học một cách thuận lợi, tiết <br />
kiệm được thời gian.<br />
Kế hoạch tự học của HS cần được cụ thể hóa thành thời gian biểu trong <br />
từng buổi, từng tuần. Bởi lẽ, kế hoạch tự học của HS tiểu học cần ph ải rõ <br />
<br />
<br />
18<br />
ràng, chi tiết. Nếu rõ ràng thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra <br />
đánh giá kết quả tự học và hiệu quả của nó.<br />
Vì vậy, bồi dưỡng việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự <br />
học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tự học của HS TH.<br />
3.1.3. Bồi dưỡng nắm vững nội dung học tập cho HS TH<br />
Nội dung tự học ngoài việc thể hiện trong tiết học, thời khóa biểu cần <br />
được xác định một cách rõ ràng theo mục tiêu bài học. Ngoài nội dung bắt <br />
buộc trong trường, HS có thể tự học ở các nguồn thông tin khác, ở những thời <br />
điểm thuận tiện.<br />
Bồi dưỡng việc nắm vững nội dung tự học nhằm hướng cho nội dung t ự <br />
học của HS phù hợp với mục tiêu mà bài học đưa ra. Ngoài ra, tôi thường <br />
xuyên tư vấn nội dung tự học, hướng dẫn cho HS. Nội dung tự học gồm:<br />
Hệ thống các nhiệm vụ tự học có tính chất bắt buộc HS phải hoàn thành.<br />
Định hướng nghiên cứu, mở rộng và đào sâu tri thức từ những vấn đề <br />
trong nội dung học tập.<br />
3.1.4. Bồi dưỡng lựa chọn phương pháp, phương tiện học tập cho HS TH<br />
Phương pháp học tập phải phù hợp với nội dung tự học. Ở đây, bản thân <br />
người học đã được hình thành kĩ năng tự học rồi. Do vậy, người học cần lựa <br />
chọn và xác định cho bản thân phương pháp học tập phù hợp nhằm nâng cao kĩ <br />
năng tự học. Người học phải vượt khó khăn, quyết tâm thực hiện đúng kế <br />
hoạch tự học từng ngày, từng tuần, tranh thủ sự giúp đỡ của GV, bạn bè, và <br />
chủ yếu chính là bản thân mình cùng với các phương tiện hỗ trợ học tập khác <br />
để có hiệu quả.<br />
Như vậy, biết cách lưa chọn phương pháp, phương tiện tự học phù hợp <br />
sẽ giúp HS học tập đạt kết quả cao.<br />
3.1.5. Bồi dưỡng các hoạt động tự học cho HS TH<br />
Tổ chức và hướng dẫn hoạt động tự học cho HS thông qua sự hướng dẫn <br />
của GV, tự HS thực hiện theo cá nhân. Cả hai hoạt động thống nhất nhau, <br />
nhằm mục đích cuối cùng là HS khi tiến hành tự học trong học tập sẽ đạt hiệu <br />
quả cao, chất lượng.<br />
<br />
<br />
19<br />
Tiến hành tổ chức các hoạt động tự học cho HS thì trước hết bản thân <br />
người học phải biết tự sắp xếp thời gian và công việc theo đúng kế hoạch. <br />
Mặt khác, hoạt động tự học có nhiều khâu tiến hành thông qua hoạt động học <br />
tập. Do vậy, tôi giúp cho HS biết “học đúng cách, làm cho người học biết cách <br />
học và cách đó là khả thi”. <br />
3.1.6. Bồi dưỡng việc thực hiện kiểm tra và tự kiểm tra đánh giá kết quả <br />
học tập hoạt động tự học cho HS TH<br />
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả tự học sẽ giúp cho HS xác định những <br />
việc đã thực hiện, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động tự học.<br />
Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng kế hoạch tự học, thực hiện kế hoạch <br />
tự học theo mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và thường xuyên rèn luyện kĩ năng tự <br />
học nhằm phát hiện những sai lệch giúp HS điều chỉnh kịp thời.<br />
Tóm lại:<br />
DH thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS.<br />
Chú trọng phương pháp học tập cho HS.<br />
Hướng HS học tập cá nhân phối hợp với học tập hợp tác; đánh giá của <br />
GV kết hợp với đánh giá của HS.<br />
GV tác động đến tình cảm, đem niềm vui, hứng thú trong quá trình học <br />
tập để từ đó hình thành cho HS có niềm đam mê trong học tập và tự học.<br />
3.2: Nâng cao nhận thức, hình thành động cơ, thái độ học tập đúng đắn <br />
cho học sinh lớp 5<br />
3.2.1. Mục tiêu của biện pháp<br />
Thông qua các hoạt động được GV tổ chức, HS được nâng cao nhận thức, <br />
xây dựng thái độ, động cơ tích cực trong tự học, đồng thời nhờ được hoạt <br />
động thực tiễn, tạo điều kiện giúp HS rèn luyện và phát triển kĩ năng tự học<br />
3.2.2. Nội dung của biện pháp<br />
Tổ chức nhiều hoạt động phong phú, dưới nhiều hình thức, tạo điều kiện để <br />
HS được tham gia đầy đủ, thông qua đó bồi dưỡng, rèn luyện và phát triển kĩ <br />
năng tự học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
Tổ chức các hoạt động giúp HS tự thể hiện như: tổ chức các phong trào thi <br />
đua học tập tốt, thuyết trình bày văn hay hoặc vấn đề thời sự gần gũi với các <br />
em; học thế nào để đảm bảo giữa chơi và học mà đạt kết quả tốt.<br />
Tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, thảo luận, làm việc trong nhóm, tổ thông <br />
qua các buổi học trên lớp. <br />
Tổ chức các buổi giao lưu với học sinh các lớp, nói chuyện về kĩ năng tự học <br />
và quá trình tự học.<br />
3.2.3. Cách thực hiện<br />
Thiết kế cùng với kế hoạch của nhà trường: Ngay từ đầu năm học, tôi phối <br />
hợp với TPT Đội và các GV dạy lớp 5 thiết kế kế hoạch hoạt động cả năm, <br />
tháng, tuần với mục tiêu, nội dung, cách tổ chức cụ thể và thống nhất thực <br />
hiện, tạo sân chơi cho HS hoạt động.<br />
Kế hoạch tại lớp: GV khuyến khích và có biện pháp giao lớp tự thiết kế các <br />
hoạt động sinh hoạt gắn với hoạt động của trường phù hợp với điều kiện, <br />
trình độ của lớp mình.<br />
Trong các hoạt động, tạo điều kiện, yêu cầu mọi HS đều phải tham gia đầy <br />
đủ. Nhất là những HS yếu kém, lười học thì tôi càng quan tâm và khuyến <br />
khích các em tham gia. Có thể kết hợp với việc đánh giá kết quả rèn luyện của <br />
HS.<br />
3. 3: Xây dựng mục tiêu cho hoạt động tự học của học sinh lớp 5<br />
3.3.1. Mục tiêu biện pháp<br />
Giúp HS có được các kĩ năng tự học, tự nghiên cứu tạo điều kiện cho <br />
người học phát triển tư duy sáng tạo, nắm vững tri thức, kĩ năng kĩ xảo trong <br />
học tập và từ đó phát triển kĩ năng tự học của HS lớp 5.<br />
3.3.2. Xác định mục tiêu và hình thành kĩ năng tự học<br />
KN tự học là cơ sở ban đầu giúp HS thực hiện các công việc cụ thể trong tự <br />
học. Nó cũng là điều kiện vật chất bên trong giúp HS biến động cơ thành kết <br />
quả. Do vậy, để hoạt động tự học được tiến hành, HS phải có kĩ năng thực <br />
hiện các hoạt động tự học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />
Kĩ năng được hình thành trên cơ sở HS nhận biết, hiểu biết các vấn đề cũng <br />
như cách thức thực hiện các hoạt động tự học. Thực tế cho thấy HS chưa nắm <br />
đ