Rèn kĩ năng nghe cho học sinh lớp 9<br />
*********************************************************************<br />
SÁNG KIẾN <br />
“ RÈN KĨ NĂNG NGHE CHO HỌC SNH LỚP 9 ”<br />
===============<br />
<br />
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN:<br />
<br />
1.Tên sáng kiến: Rèn kĩ năng nghe cho học sinh lớp 9 .<br />
<br />
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Anh trong các trường THCS<br />
<br />
3. Tác giả: <br />
<br />
Họ và tên: Bùi Thị Mây Nữ<br />
Ngày sinh 15 tháng 11 năm 1981<br />
<br />
Trình độ chuyên môn : Cử nhân Tiếng Anh <br />
<br />
Chức vụ: Giáo viên <br />
<br />
Đơn vị công tác: Trường THCS Vũ Vinh – huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình <br />
<br />
Điện thoại : 0912.579.366 . Email: buimay81@gmail.com<br />
<br />
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến: <br />
<br />
Tên đơn vị : Trường THCS học Vũ Vinh<br />
<br />
Địa chỉ : Thôn Đồng Nhân – xã Vũ Vinh – huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình. <br />
<br />
5. Đồng tác giả: Không<br />
<br />
6. Chủ đầu tư: Không<br />
<br />
7. Đơn vị áp dụng sáng kiến:<br />
<br />
Tên đơn vị : Trường THCS học Vũ Vinh<br />
<br />
Địa chỉ : Địa chỉ : Thôn Đồng Nhân – xã Vũ Vinh – huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình. <br />
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 9 năm 2014<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bùi Thị Mây Trêng THCS Vò 1<br />
Vinh <br />
Rèn kĩ năng nghe cho học sinh lớp 9<br />
*********************************************************************<br />
II/ BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN<br />
<br />
1.Tên sáng kiến: Rèn kĩ năng nghe cho học sinh lớp 9<br />
<br />
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Anh trong các trường THCS <br />
<br />
3. Mô tả bản chất của sáng kiến<br />
<br />
3.1 Tình trạng và giải pháp <br />
Hiện nay, với nhận thức mới trong dạy ngoại ngữ, dạy tiếng Anh nhằm <br />
mục đích giao tiếp, mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác với thế giới trên mọi lĩnh <br />
vực: đối nội, đối ngoại, văn hóa, thương mại....đã đánh dấu một mốc lớn: sự đầu <br />
tư chất xám vào dạy và học ngoại ngữ, làm việc theo hướng công nghiệp hiện đại.<br />
Để sử dụng thành thạo một ngoại ngữ là một điều không hề dễ dàng, nhưng cũng <br />
không vì khó khăn mà không thể học vì trong một chừng mực nào đó, học ngoại <br />
ngữ nói chung và học tiếng Anh nói riêng cũng không phải là cái gì đó quá khó nếu <br />
chúng ta có phương pháp và phương tiện tốt, nhất là khi chúng ta biết phối hợp <br />
giữa các phương pháp với nhau và khai thác tốt các phương tiện.<br />
Việc dạy theo phương pháp đổi mới như hiện nay chú trọng nhiều đến tính chủ <br />
động sáng tạo của học sinh. Phần lớn thời gian giao tiếp là lúc các em tư duy chủ <br />
động thực hành tiếng Anh. Để có một tiết học tốt thì các em phải chuẩn bị bài ở <br />
nhà kỹ. Hơn nữa, để học tốt một giờ nghe các em cần được nghe nhiều.<br />
Cũng chính bởi những lý do như đã trình bày ở trên mà mục đích dạy và học Tiếng <br />
Anh cũng có sự thay đổi lớn, nó không chỉ là chuyện “ học để mà học” nữa, mà học <br />
là phải tư duy, có chiều sâu. Chúng ta không chỉ nhằm mục đích đạt được ý nghĩa <br />
ngữ pháp mà còn nhằm đạt và phát triển được kỹ năng sử dụng ngôn ngữ đó.<br />
Nắm được bản chất của giao tiếp và có thể giao tiếp khi cần thiết là điều mà <br />
chúng ta vươn tới. NGHE được coi là một kỹ năng tiếp thụ, song nghe thường khó <br />
hơn đọc vì ngôn bản cảm thụ qua nghe là lời nói nên có những đặc điểm rất khác <br />
với văn bản viết.<br />
Phần lớn học sinh trên địa bàn xã Vũ Vinh là con em nông thôn nên điều kiện <br />
học tập chưa tốt, thời gian học hạn hẹp, môi trường giao tiếp tiếng Anh còn hạn <br />
chế, ít có cơ hội luyện nghe. Bên cạnh đó, các em còn chưa thực sự chăm chỉ học <br />
tập, ít chịu ghi nhớ từ, không tích cực luyện âm, sự linh hoạt, sáng tạo chưa cao, tài <br />
liệu để tham khảo thêm còn phụ thuộc vào kinh tế gia đình, từ đó việc đầu tư học <br />
<br />
Bùi Thị Mây Trêng THCS Vò 2<br />
Vinh <br />
Rèn kĩ năng nghe cho học sinh lớp 9<br />
*********************************************************************<br />
ky năng nghe h<br />
̃ ạn chế. Ngoài ra tiếng Anh là một môn học khó, khối lượng kiến <br />
thức nhiều, thời gian học ít, và trong quá trình nghe các em không kiểm soát được <br />
điều sẽ nghe. Lời nói trong băng nhanh, không quen. Bài nghe có nhiều từ mới, <br />
trọng âm từ, trọng âm câu, ngữ điệu thì rất khác nhau và học sinh khó có thể hiểu <br />
được nội dung.<br />
́ ̉ ảo sát đầu năm của học sinh lơp 9A, 9B:<br />
Kêt qua kh ́<br />
<br />
LỚP SĨ Giỏi Khá Trung bình Yếu<br />
SỐ SL % SL % SL % SL %<br />
9A 27 2 7,4 7 25,9 18 66,7 2 7,4<br />
9B 21 0 0 6 28,5 11 52,4 4 19,0<br />
<br />
3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến<br />
<br />
a Mục đích của giải pháp: <br />
Việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông đã có những thay đổi <br />
lớn về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy để phù hợp với mục tiêu và yêu <br />
cầu đặt ra cho bộ môn này trong chương trình cải cách.<br />
Quan điểm cơ bản nhất về đôi m̉ ới phương pháp là làm sao phát huy được tính tích <br />
cực, chủ động của người học, tạo điều kiện tối ưu cho người học và rèn luyện, <br />
phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ vào mục đích giao tiếp chứ không phải việc <br />
cung cấp kiến thức ngôn ngữ thuần túy.<br />
Với quan điểm này, các thủ thuật và hoạt động trên lớp học cũng đã được thay đổi <br />
và phát triển đa dạng. Người giáo viên cần nắm bắt các nguyên tắc chính của <br />
phương pháp và tìm hiểu các thủ thuật và hoạt động dạy học theo quan điểm giao <br />
tiếp sao cho có thể áp dụng được một cách uyển chuyển, phù hợp và có hiệu quả.<br />
<br />
<br />
<br />
bNội dung giải pháp: <br />
<br />
<br />
b1. Chuẩn bị<br />
Để các tiết luyện nghe đạt kết quả cao, học sinh hứng thú học tập giáo viên phải <br />
chuẩn bị những việc sau đây:<br />
<br />
<br />
Bùi Thị Mây Trêng THCS Vò 3<br />
Vinh <br />
Rèn kĩ năng nghe cho học sinh lớp 9<br />
*********************************************************************<br />
Chuẩn bị nội dung của các tiết học sao cho thật phù hợp, cân đối và hợp lý <br />
về cả thời gian và phương pháp.<br />
Chọn lựa phương pháp và thủ thuật phù hợp với từng bài dạy.<br />
Chuẩn bị đồ dùng dạy học (băng đĩa,đài , máy chiếu, bảng phụ....)<br />
Sử dụng trình chiếu Powerpoint phải chuẩn bị thật kĩ các hiệu ứng, phù <br />
hợp <br />
Tổ chức cho học sinh chơi và học tập có hiệu quả, tạo sự hưng phấn cho <br />
học sinh mà vẫn bám sát vào nội dung bài và tiết kiệm thời gian, đảm bảo giờ<br />
<br />
b2. Các việc làm cụ thể <br />
1. Tìm hiểu kỹ khái niệm cua viêc day ki năng nghe.<br />
̉ ̣ ̣ ̃<br />
Nghe là một hoạt động ngôn ngữ phức tạp nhất, nó hợp nhất những yếu tố <br />
hợp thành của sự tiếp thu các nhận thức và kiến thức ngôn ngữ. Nghe hiểu là một <br />
trong những mục đích chính của dạy ngoại ngữ.<br />
Khi nói, các ý thường không được sắp xếp có trình tự chặt chẽ như khi viết; ý hay <br />
thường được lặp đi lặp lại, có nhiều từ thừa, từ đệm, không đúng ngữ pháp. Có <br />
thể nói láy, nói tắt, ngập ngừng… Khi đọc có thể đọc đi đọc lại nhiều lần văn bản <br />
còn khi nghe người khác nói ta chỉ nghe được một lần.Với đặc điểm khác nhau <br />
trên, khi dạy nghe, ngoài những thủ thuật chung có thể áp dụng cho các ky năng<br />
̃ <br />
nghe tiếp thu, giáo viên còn cần có những thủ thuật đặc thù cho các hoạt động nghe <br />
của học sinh.<br />
Nghe bao gồm hai cấp độ:<br />
1.1. Cấp độ 1: (Nhận biết hoặc phân biệt): Sự nhận biết các âm thanh, từ, nhóm từ <br />
trong mối quan hệ cấu trúc của chúng. Chỉ khi khả năng này trở thành tự động hóa, <br />
người nghe mới có thể tái tạo, ứng xử và đáp lại những gì nghe được trong cả <br />
chuỗi âm thanh đó.<br />
1.2. Cấp độ 2: (Chọn lựa): Người nghe rút ra được những thành tố hữu ích để hiều <br />
được người nói. Lúc đầu nghe hiểu câu, lời nói ngắn, đơn giản,về sau hiêu các câu<br />
̉ <br />
dài hơn.<br />
2. Nghiên cưu vê các ho<br />
́ ̀ ạt động nghe:<br />
2.1. Nghe trong cuộc sống hàng ngày: có hai cách nghe chính:<br />
<br />
Bùi Thị Mây Trêng THCS Vò 4<br />
Vinh <br />
Rèn kĩ năng nghe cho học sinh lớp 9<br />
*********************************************************************<br />
Nghe không tập trung: là các hoạt động nghe mang tính chất giải trí, như khi ta<br />
nghe đài, xem truyền hình…mà vẫn có thể tiến hành đồng thời một công việc khác.<br />
Nghe có tập trung: là các hoạt động nghe có chủ ý, muốn nắm bắt một nội dung <br />
thông tin nào đấy.Ví dụ như nghe tin trên đài, truyền hình, nghe các chỉ dẫn, hướng <br />
dẫn, giải thích, nghe giảng bài v.v...Trong trường hợp này, người nghe chủ yếu tập <br />
trung vào những điểm quan trọng, cần thiết cho chủ ý của mình. Người nghe <br />
thường biết rõ mình muốn nghe gì. Điều này giúp người nghe hướng được sự chú <br />
ý vào đúng nội dung cần biết, do vậy thường nắm bắt được vấn đề một cách có <br />
hiệu quả hơn.<br />
2.2. Nghe trong môi trường học tiếng:<br />
Trong môi trường học tiếng, các hoạt động nghe chủ yếu là nghe có tập trung, và <br />
nhằm phát triển các ky năng nghe khác nhau.<br />
̃<br />
Có những loại nghe chính trong việc học ngoại ngữ như sau:<br />
Nghe ý chính.<br />
Nghe để tìm những thông tin cần thiết.<br />
Nghe để khẳng định những phỏng đoán trước đó.<br />
Nghe để thực hiện các nhiệm vụ giao tiếp được đặt ra.<br />
Nghe chi tiết (Cả nội dung lẫn cấu trúc ngôn ngữ).<br />
* Lưu ý:Học sinh có thể xác lập lại lượng thông tin dựa trên các cơ sở sau:<br />
Kiến thức về ngôn ngữ (từ ngữ, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong...)<br />
Sự quen thuộc với chủ đề đang được đề cập tới.<br />
Sự quan sát, diễn giải, ngữ cảnh giao tiếp, kể cả những gì xảy ra trước đó.<br />
Kiến thức, tri thức mà các em cùng nắm được với người nói.<br />
Sự hiểu biết, thừa nhận về thái độ, sở thích cá nhân người nói.<br />
Sự hiểu biết về ngữ cảnh, văn hóa trong giao tiếp.<br />
Sự hiểu biết về những tín hiệu ngoài ngôn ngữ như: tốc độ nói, ngừng đoạn, cử <br />
chỉ, điệu bộ, vẻ mặt<br />
3. Tiên hanh cac ky thuât day nghe: <br />
́ ̀ ́ ̃ ̣ ̣<br />
3.1. Xây dựng long tin (Confidence building)<br />
̀<br />
̣ ̣ ̣<br />
3.2. Nhân diên trong âm câu (Sentence stress reception)<br />
̉ ̉ ̀<br />
3.3. Giai quyêt chu đê (Topic interpretation)<br />
́<br />
̉ ́ ́<br />
3.4. Nghe hiêu y chinh (Listening for gist)<br />
̣ ̣<br />
3.5. Nhân diên chi tiêt (Recognising details)<br />
́<br />
<br />
Bùi Thị Mây Trêng THCS Vò 5<br />
Vinh <br />
Rèn kĩ năng nghe cho học sinh lớp 9<br />
*********************************************************************<br />
3.6. Nghe năm băt thông tin cân thiêt (Listening for wanted information)<br />
́ ́ ̀ ́<br />
́ ́ ̉<br />
3.7. Chep chinh ta (Dictations)<br />
3.8. Sơ đô chuôi s<br />
̀ ̃ ự kiên (Sequencing chart)<br />
̣<br />
3.9. Ngữ phap chinh ta (Dictogloss)<br />
́ ́ ̉<br />
3.10. Nghe ghi (Listening and note taking)<br />
4. Tô ch<br />
̉ ưc các ho<br />
́ ạt động nghe khác nhau:<br />
4.1. Giúp học sinh nghe có hiệu quả<br />
Trong thực tế, nghe vẫn là một kỹ năng khó đối với học sinh phổ thông hiện nay.<br />
Để khắc phục những khó khăn trong khi nghe, giáo viên có thể sử dụng những biện <br />
pháp sau:<br />
Giới thiệu chủ đề, các nội dung có liên quan đến bài nghe; giải thích các khái <br />
niệm nếu cần thiết.<br />
Ra các câu hỏi giúp học sinh đoán trước nội dung sẽ nghe.<br />
Giới thiệu từ mới nếu có hoặc ôn, củng cố lại từ vựng cần thiết cho bài nghe.<br />
Ra câu hỏi hướng dẫn khi nghe.<br />
Chia quá trình nghe thành từng bước,ví dụ:<br />
+ Lần nghe thứ nhất: nghe ý chính, trả lời các câu hỏi đại ý.<br />
+ Lần nghe thứ hai: nghe chi tiết hơn v.v...<br />
Nếu bài dài, chia bài nghe thành từng đoạn ngắn để cho học sinh nghe, có những <br />
yêu cầu nghe cụ thể khác nhau. <br />
4.2.Đoán trước điều sắp nghe (predicting)<br />
Một trong những ky năng c<br />
̃ ần thiết khi nghe là khả năng đoán được điều sắp được <br />
nghe. Vì vậy, khi cho học sinh luyện nghe, giáo viên nên cho học sinh đoán những <br />
điều sắp nghe trong một ngữ cảnh nhất định. Có thể tiến hành hoạt động này với <br />
các bài nghe có cốt truyện hoặc một bài hội thoại. Ví dụ, khi nghe một bài hội <br />
thoại, giáo viên có thể dừng lại sau một câu nói của một nhân vật trong bài hội <br />
thoại và hỏi học sinh xem nhân vật kia sẽ đáp lại như thế nào? Sẽ ứng xử ra sao? <br />
Có đồng ý hay không? v.v...<br />
Khi cho học sinh nghe một câu chuyện, giáo viên cũng có thể dùng thủ thuật tương <br />
tự, dừng lại ở những đoạn phù hợp và hỏi những câu hỏi như: Điều gì sẽ xảy ra <br />
tiếp theo đó? Tại sao câu chuyện lại diễn biến như vậy? v.v... trước khi cho nghe <br />
tiếp câu chuyện.<br />
<br />
<br />
Bùi Thị Mây Trêng THCS Vò 6<br />
Vinh <br />
Rèn kĩ năng nghe cho học sinh lớp 9<br />
*********************************************************************<br />
Ví dụ: Trong bài nghe sau giáo viên có thể dừng ở một số chỗ để cho học sinh <br />
đoán:<br />
Tapescript: At 6.30 in the morning, the bus collected Ba and his family from their <br />
home. (Where did they go?). After picking everyone up, the bus continued north on <br />
Highway Number 1. It crossed the Dragon Bridge and stopped at the gas station <br />
(What happened? Why did it stop there?) to get some more fuel. Then, it left the <br />
highway and turned left onto a smaller road westward. (Please imagine the direction <br />
here (Which is the East? West? North? South?). This road ran between greenpaddy <br />
fields, (What can you see though the bus window?) so the people on the bus could see <br />
a lot of cows and buffaloes. The road ended before a big store beside a pond. Instead <br />
of turning left towards a small airport, the bus went in the opposite direction. (Did it <br />
stay there for a long or a short time?). It did not stay on that road for very long, but <br />
turned left onto a road which went though a small bamboo forest. Finally, the bus <br />
dropped everyone off at the parking lot ten meters from a big old banyan tree. It <br />
parked there (What for?) and waited for people to come back (When did they come <br />
back?) in the evening.<br />
(English 9 Unit 3: A trip to the countryside page 25 )<br />
4.3. Nghe để khẳng định những phỏng đoán của mình về nội dung bài nghe:<br />
Đây là thủ thật tương tự áp dụng cho ky năng đ<br />
̃ ọc hiểu: Trước khi nghe/ đọc, giáo <br />
viên khai thác gợi ý những gì học sinh đã biết về nội dung vấn đề sẽ nghe/ đọc, <br />
những gì chưa rõ, những gì không biết. Sau đó nghe và liên hệ những kiến thức đã <br />
biết với những nội dung cần nghe.<br />
Ví dụ: Khi tiến hành một bài nghe về THE MEDIA phương tiện truyền thông <br />
(English 9 Unit 5: The media – page 43), giáo viên sẽ hỏi, gợi ý những điều học <br />
sinh đã biết về các phương tiện truyền thông như: tên gọi của chúng, sự ra đời, <br />
nguồn gốc, xuất xứ...... Sau đó ra yêu cầu hoặc các câu hỏi để học sinh nghe, tìm <br />
câu trả lời.<br />
4.4. Nghe lấy thông tin cần thiết:<br />
Như đã đề cập, khi tiến hành hoạt động nghe, giáo viên nhất thiết phải soạn ra các <br />
yêu cầu, nhiệm vụ nghe, tập trung vào những nội dung chủ yếu, quan trọng để cho <br />
việc nghe có mục đích cụ thể.<br />
Các hình thức nhiệm vụ, yêu cầu rất đa dạng, có thể là dạng trả lời câu hỏi hay <br />
dạng điền vào bảng biểu.<br />
<br />
Bùi Thị Mây Trêng THCS Vò 7<br />
Vinh <br />
Rèn kĩ năng nghe cho học sinh lớp 9<br />
*********************************************************************<br />
Ví dụ: Listen to the report on how our oceans are polluted. Then complete the notes<br />
HOW THE OCEAN IS POLLUTED<br />
Firstly raw sewage is pumped directly into the sea<br />
Secondly dropped into the sea<br />
Thirdly oil spills<br />
Next <br />
Finally <br />
(English 9 – Unit 6: The environment – page 51) <br />
4.5. Nghe để nắm bắt ý chính: (Listen for gist / for main ideas)<br />
Trong nhiều trường hợp học sinh cần được luyện nghe để hiểu những ý chính, <br />
khái <br />
quát của bài mà không cần quan tâm đến chi tiết.<br />
Ví dụ: Listen to the conversation and find information about Tim Jones and Carlo:<br />
The food they ate?<br />
The bus they went? <br />
The sign they saw?<br />
(English 9 – Unit 1: A visit from a pen pal – page 9)<br />
4.6. Nghe để thực hiện các hoạt động giao tiếp tiếp theo:<br />
Có những hoạt động nghe, thường ở dạng điền vào bảng biểu, nhằm phục vụ cho <br />
một hoạt động giao tiếp tiếp theo đó.<br />
Ví dụ: An expert is giving a talk on how to live with earthquakes. Listen to the talk, <br />
then complete the table<br />
Living with earthquakes<br />
Heavy fixtures, furniture, and appliances:<br />
Place heavy books on the (1)<br />
Block the rollers on your (2) and (3)<br />
____________________________________________________________<br />
Flying glass:<br />
Check the (4)<br />
Don’t put your bed near (5)<br />
____________________________________________________________<br />
Earthquakes drill:<br />
Stay (6)<br />
<br />
Bùi Thị Mây Trêng THCS Vò 8<br />
Vinh <br />
Rèn kĩ năng nghe cho học sinh lớp 9<br />
*********************************************************************<br />
Sit (7) or (8)<br />
Stand in the (9)<br />
(English 9 – Unit 9: Natural disasters – page 77)<br />
Sau khi hoàn thành bảng biểu cho bài nghe trên, học sinh có thể tiếp tục luyện với <br />
hoạt động giao tiếp tiếp theo là nói lại và/hoặc nói thêm về cách để có thể sống <br />
sót sau một trận động đất.<br />
5. Thực hanh nhiêu d<br />
̀ ̀ ạng bài tập nghe hiểu:<br />
Các bài tập nghe hiểu có nhiều dạng. Những bài tập phổ biến là:<br />
Defining true – false questions<br />
Checking the correct answer / information<br />
Matching<br />
Filling in the chart<br />
Filling in the gap<br />
Answering comprehensive questions<br />
6. Năm chăc m<br />
́ ́ ột số nguyên tắc cơ bản khi tiến hành các hoạt động nghe:<br />
Để cho hoạt động nghe đạt được mục đích như mong muốn, giáo viên cần thực <br />
hiện một số nguyên tắc cơ bản khi tiến hành một bài nghe như sau:<br />
6.1. Dẫn dắt trước khi nghe (Lead – in)<br />
Như đã đề cập ở trên, khi nghe có tập trung, người nghe thường đã có chủ định, <br />
hướng sự tập trung vào phần muốn nghe, sẽ biết phải chú ý vào nội dung nào khi <br />
nghe. <br />
Vì vậy khi dạy nghe giáo viên cũng cần tạo ra những “chủ định” để học sinh có <br />
được sự chuẩn bị cho phần nghe sắp tới qua các hoạt động trước khi nghe như:<br />
Giới thiệu ngữ cảnh, tình huống<br />
Những câu hỏi gợi ý, đoán về nội dung sắp nghe<br />
Những câu hỏi tạo trí tò mò, tạo hứng thú về nội dung bài sắp nghe.<br />
Những câu hỏi hướng dẫn, yêu cầu đối với những nội dung cần thiết phải nghe <br />
hiểu v.v...<br />
6.2. Ra các yêu cầu, nhiệm vụ cho bài nghe (Listening tasks) <br />
Các hoạt động nghe nhất thiết phải có định hướng qua các yêu cầu, nhiệm vụ do <br />
giáo viên soạn ra cho học sinh thực hiện. Các yêu cầu, nhiệm vụ này có thể là một <br />
hay nhiều trong số những dạng bài tập nghe như đã liệt kê ở mục 4.<br />
<br />
<br />
Bùi Thị Mây Trêng THCS Vò 9<br />
Vinh <br />
Rèn kĩ năng nghe cho học sinh lớp 9<br />
*********************************************************************<br />
6.3. Tiến hành nghe theo ba giai đoạn: trước khi nghe, trong khi nghe và sau khi <br />
nghe<br />
a/ Trước khi nghe (Pre – listening)<br />
Gây hứng thú (Arouse interest)<br />
Thiết lập ngữ cảnh (Set up the context)<br />
Tạo nhu cầu, lý do nghe (Create reasons for listening)<br />
Dạy những cấu trúc, từ mới cần thiết cho nghe hiểu (Preteach structures, <br />
newwords)<br />
Giới thiệu tóm tắt nội dung bài nghe (Introduce briefly the topic, content)<br />
Gợi ý, hướng sự chú ý vào những điểm chính của bài nghe (Eliciting, guiding <br />
questions)<br />
Cho học sinh đoán trước nội dung bài đọc (Predict the text)<br />
Nêu những điều muốn biết về bài đọc (Giving expectation)<br />
Giáo viên tạo tâm thế chuẩn bị làm bài nghe cho học sinh bằng cách dẫn dắt gợi <br />
hỏi nói về chủ đề của bài nghe, yêu cầu học sinh quan sát tranh, đọc từ và đoán <br />
xem các em chuẩn bị nghe về chủ đề gì? Ai sắp nói? Nói với ai? Hội thoại diễn ra <br />
ở đâu?<br />
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đoán sơ bộ về nội dung điều <br />
nội dung sắp nghe thông qua các tranh hay tình huống của bài nghe. Có thể có <br />
những điều học sinh nói không chính xác với những gì các em sắp nghe nhưng vấn <br />
đề đặt ra là các em có hứng thú trước khi nghe, hiểu tình huống và chủ đề sắp <br />
nghe. Giáo viên củng có thể giúp học sinh lường trước những khó khăn có thể gặp <br />
phải về phát âm, từ hay cấu trúc mới, các kiến thức nền hay kiến thức về văn hóa, <br />
đất nước học.<br />
Cuối cùng giáo viên cần nói rõ cho học sinh biết các em sẽ được nghe bao nhiêu <br />
lần (từ 2 đến 3 lần) và hướng dẫn yêu cầu, nhiệm vụ khi nghe (trả lời câu hỏi, <br />
chọn tranh hay ghép tranh) thời gian nghe và làm bài tập (3 hay 5 phút).<br />
b/ Trong khi nghe (While – listening )<br />
Các hoạt động luyện tập trong khi nghe là những bài tập được thực hiện ngay <br />
trong khi học sinh đang nghe bài, có thể nghe đi nghe lại để thực hiện bài tập.<br />
Các hình thức luyện tập ở giai đoạn này là để tìm hiểu, khai thác nội dung bài <br />
nghe. Tùy theo mục đích và nội dung cụ thể của từng bài, sẽ có những dạng câu <br />
<br />
<br />
Bùi Thị Mây Trêng THCS Vò10<br />
Vinh <br />
Rèn kĩ năng nghe cho học sinh lớp 9<br />
*********************************************************************<br />
hỏi và yêu cầu khai thác khác nhau, có thể vừa về nội dung, vừa về ngôn ngữ. Các <br />
bài tập và thủ thuật phổ biến ở giai đoạn này thường có những dạng như sau:<br />
Find the word / sentence that says...; Check / tick the correct answer; True – false;<br />
Complete the table; Fill in the chart; Make up charts / diagrams; Make a list of...;<br />
Matching; Answer the questions<br />
Giáo viên bật băng hay đọc bài nghe 2 hay 3 lần. Lần đầu giúp học sinh làm quen <br />
với bài nghe hiểu bao quát nội dung bài nghe, lần thứ hai nghe thông tin chính xác <br />
để hoàn thành bài tập, lần thứ ba nghe và kiểm tra lại bài tập đã làm<br />
Mục tiêu chính của nghe hiểu là học sinh nghe lấy nội dung chính hay lấy thông tin <br />
chi tiết đồng thời hiểu được thái độ, quan điểm của tác giả. Do đó giáo viên cần <br />
cho học sinh nghe cả bài để các em nắm được ý chung cũng như bố cục cả bài và <br />
làm bài tập, sau đó có thể cho nghe lại từng đoạn để kiểm tra kết quả, hoặc nghe <br />
lại những chỗ khó để khẳng định đáp án. <br />
c/ Sau khi nghe (Post – listening)<br />
Sau khi học sinh nghe và làm các bài tập nghe hiểu, giáo viên có thể tiếp tục cho <br />
tiến hành các bài tập đòi hỏi có sự thông hiểu tổng quát của toàn bài; liên hệ thực <br />
tế; chuyển hóa vốn kiến thức, nhận thức hoặc thông tin, dữ liệu vừa nhận được <br />
qua bài nghe, luyện tập củng cố các cấu trúc ngữ pháp chủ chốt.<br />
Các hình thức bài tập có thể là:<br />
Arrange the events in order; Find the sentence that summarizes the content of the <br />
tape; Give the title of the listening text; Disscussion questions; Gap filling; Guess the <br />
consequenses / results of the story..... <br />
Học sinh báo cáo trước lớp hay trong nhóm kết quả mình nghe được, những học <br />
sinh khác nghe và cho ý kiến nhận xét hoặc chữa bài cho bạn. Kể lại, ghi lại nội <br />
dung cơ bản của bài nghe hoặc tiến hành các hoạt động phát triển, mở rộng <br />
thêmbài nghe cũng là một dạng hoạt động giúp khắc sâu kiến thức. <br />
6.4. Sử dụng giáo cụ trực quan:<br />
Trong giảng dạy nói chung và trong việc dạy ngoại ngữ nói riêng, giáo cụ trực <br />
quan vẫn thường đóng vai trò hỗ trợ rất tích cực. Với môn ngoại ngữ, trực quan <br />
được sử dụng trong mọi hoạt động của quá trình dạy học từ khâu giới thiệu ngữ <br />
liệu đến khâu thực hành, chúng làm đa dạng và phong phú thêm rất nhiều các thủ <br />
thuật và hoạt động dạy học khác nhau.<br />
<br />
<br />
Bùi Thị Mây Trêng THCS Vò11<br />
Vinh <br />
Rèn kĩ năng nghe cho học sinh lớp 9<br />
*********************************************************************<br />
Khi tiến hành các hoạt động nghe, việc dùng tranh ảnh minh họa kèm theo sẽ có tác <br />
dụng hỗ trợ rất tốt trong việc làm rõ ngữ cảnh, gợi ý nội dung sắp nghe. Ngoài ra <br />
tranh ảnh còn là phương tiện để kiểm tra mức độ nghe hiểu của học sinh (Ví dụ: <br />
nghe và xác định tranh có liên quan; nghe và xắp xếp tranh theo trình tự v.v...).<br />
Trong dạy nghe cho học sinh lớp 9, tôi thường giới thiệu chủ đề, tình huống, nội <br />
dung trước khi nghe sau đó dùng tranh hình minh họa (tranh được cấp phát, giáo <br />
viên tự vẽ, do học sinh vẽ, hoặc photo, phóng to tranh trong sách giáo khoa) hoặc <br />
vẽ các hình đơn giản lên bảng trong các bài tập nghe hiểu như: chọn tranh đúng, <br />
khớp với nội dung nghe, nghe và điền tên, câu chú thích phù hợp, hoặc có thể dùng <br />
biểu bảng, bản đồ, biểu đồ. Ngoài ra việc sử dụng các đồ vật thật, tự tạo hoặc <br />
sẵn có xung quanh cũng gây hứng thú làm cho bài học trở nên thú vị và gần với <br />
cuộc sống thật hơn. <br />
Bên cạnh đó, tôi còn kết hợp những trò chơi luyện nghe giúp học sinh trở nên thích <br />
thú với môn học hơn, các em có thể hiểu được ý nghĩa của những câu nói ngắn, <br />
nắm bắt được ý chính trong chuỗi thông tin, nhận biết những mẫu lời nói riêng <br />
biệt và các tập hợp trong chuỗi lời nói, phát triển trí nhớ nghe (nghe và ghi nhớ), <br />
đồng thời còn phát triển được phản ứng nghe, tạo sức bật.<br />
Cụ thể một số trò chơi như sau: <br />
+ SIMON SAYS<br />
+ WHICH OF THE PICTURES IS IT ?<br />
+ INTRODUCTIONS<br />
+ RIGHT – LEFT<br />
+ GUESSING<br />
+ INFORMATION<br />
́ ̣ ̀ ́ ̣ ́ ̀ ơi thông thường:<br />
Vi du vê cach tiên hanh môt sô tro ch<br />
́ ̀<br />
+ Trò chơi thứ nhất: Truyền tin<br />
Lớp có 6 dãy bàn, giáo viên làm 6 phiếu trên mỗi phiếu ghi một câu. Sau đó trao <br />
phiếu cho 1 học sinh đầu dãy. Học sinh này có nhiệm vụ nói thầm rồi nói vào tai <br />
người kế bên điều mình đọc được. Cứ thế, người này nối tiếp người kia nói vào <br />
tai nhau cho đến người cuối dãy. Người cuối dãy có nhiệm vụ nói lớn câu hay <br />
đoạn mình nghe được, và học sinh đầu dãy sẽ xác định đúng hay không.<br />
+ Trò chơi thứ hai: Tìm bạn giao tiếp<br />
<br />
<br />
Bùi Thị Mây Trêng THCS Vò12<br />
Vinh <br />
Rèn kĩ năng nghe cho học sinh lớp 9<br />
*********************************************************************<br />
Giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi và câu trả lời trên giấy, ghép câu trả lời với câu <br />
hỏi bằng cách cho chúng những con số: thí dụ câu hỏi 1 tương ứng với câu trả lời. <br />
Học sinh tự tìm câu trả lời bằng cách tìm ra bạn của mình tương ứng với câu trả <br />
phù hợp, cặp nào nhận ra nhau đầu tiên sẽ thắng.<br />
+ Trò chơi thứ ba: Giúp bạn học tốt<br />
Mỗi học sinh trong lớp sưu tầm hoặc tự đặt ra một câu (có thể có thông tin bị sai) <br />
mỗi thành viên của lớp sẽ lắng nghe bạn đọc câu của mình rồi tìm cách xác định <br />
câu đúng hay sai và sửa câu. Giáo viên nên bóc thăm học sinh có nhiệm vụ để mọi <br />
thành viên của trong lớp phải lắng nghe bạn đọc.<br />
̀ ơi thứ tư: Đoan t<br />
+ Tro ch ́ ừ:<br />
Tôi có hai đồ vật dấu trong hai chiếc túi. Tôi giơ chiếc túi thứ nhất:<br />
̣<br />
Hoc sinh đoán: That is your stick.<br />
Giáo viên: No. This is my UMBRELLA<br />
Giáo viên giơ chiếc túi thứ hai<br />
̣<br />
Hoc sinh đoán: That is your box.<br />
Giáo viên: No. This is my MOBILEPHONE.<br />
Trong trò chơi này sự khẳng định “Cái đó là cái gì?” là quan trọng nhất. Trọng âm <br />
rơi vào từ chỉ đồ vật ấy.<br />
Bên cạnh đó có thể lồng ghép dạy một số bài hát Tiếng Anh cho giờ học thêm sinh <br />
động, ví dụ khi dạy bài AULD LANG SYNE (English 9 Unit 8: Celebrations <br />
page 68): giáo viên hát mẫu rồi dạy cho học sinh hát theo, sẽ tạo được hiệu quả <br />
cao đến bất ngờ. <br />
6.5. Đảm bảo chất lượng mẫu nghe:<br />
Nếu các hoạt động nghe được tiến hành qua băng cassette, đài, ti vi v.v...thì những <br />
phương tiện đó phải luôn được bảo đảm ở tình trạng ổn định tốt, đảm bảo được <br />
chất lượng tiếng, tạo điều kiện cho học sinh nghe được mẫu chuẩn, không bị méo <br />
mó vì kĩ thuật thuần túy. Cần chuẩn bị máy tốt, băng rõ, và pin dự trữ khi mất <br />
điện.<br />
Nếu giáo viên đọc cho học sinh nghe, cần đọc với tốc độ trung bình, không chậm<br />
quá kể cả với đối tượng học sinh mới học ở giai đoạn đầu để tránh làm ảnh <br />
hưởng đến nội dung ngữ nghĩa của bài. <br />
7. Tiên hanh cac ph<br />
́ ̀ ́ ương phap đa chiêu:<br />
́ ̀<br />
<br />
<br />
Bùi Thị Mây Trêng THCS Vò13<br />
Vinh <br />
Rèn kĩ năng nghe cho học sinh lớp 9<br />
*********************************************************************<br />
Nhiều giáo viên cho rằng dạy phần nghe hiểu (listening comprehension) là khó nhất <br />
và đa số học sinh cũng cho là học nghe khó nhất. Vậy dạy học sinh luyện nghe như <br />
thế nào cho tốt? Làm thế nào giúp học sinh có thể tiến bộ nhanh trong thời gian <br />
học ở trung học cơ sở? Hãy khuyến khích học sinh thử luyện nghe bằng một số <br />
phương pháp sau:<br />
7.1. Xem nhiều chương trình truyền hình hoặc phim nói bằng Tiếng Anh/ có phụ <br />
đề Tiếng Anh là những cách tốt nhất để luyện nghe có kết quả. Nghe hoăc xem ̣ <br />
nhiều lần, trước khi đọc phu đê. Sau đó, đ<br />
̣ ̀ ọc lại phu đê, ch<br />
̣ ̀ ủ yếu kiểm tra những từ <br />
đã nghe hoặc đoán, hoặc những từ mà hoc sinh có th<br />
̣ ể phát âm lại nhưng không <br />
hiểu viết và nghĩa thế nào. Qua việc này, nhiều khi cac em phát hi<br />
́ ện rằng một từ <br />
cac em r<br />
́ ất quen thuộc mà từ xưa đến nay cứ nghi là ph<br />
̃ ải nói một cách nào đó, thì <br />
thực ra cần phải nói khác hẳn và phát âm như thế thì mới mong nghe đúng và nói <br />
cho người khác hiểu. Sau đó, không nhin phu đê n<br />
̀ ̣ ̀ ưa ma nghe l<br />
̃ ̀ ại một hai lần nữa. <br />
Ví dụ: hai chữ tomb, bury, hoc sinh c<br />
̣ ứ đinh ninh là sẽ phát âm là 'tômb(ơ), bơri' <br />
sau này nghe chữ 'tum, beri' thi ch<br />
̀ ẳng hiểu gì cả dù cho em ây nghe rõ ràng là tum,<br />
́ <br />
beri, cho đến khi xem script thì em ây se hiêu ro<br />
́ ̃ ̉ ̃<br />
Các hình ảnh đính kèm làm cho hoc sinh hi<br />
̣ ểu được ít nhiều nội dung bản tin, mà <br />
không cần phải dịch từng câu của những gì xướng ngôn viên nói. Hoc sinh s ̣ ẽ yên <br />
tâm hơn, sau khi nghe 15 phút tin tức, tự tóm lược lại thì se th̃ ấy rằng minh đã n<br />
̀ ắ m <br />
bắt được phần chính yếu của nội dung bản tin. <br />
7.2. Luyện nghe qua các sách dùng chuyên luyện nghe có kèm băng cassette hoặc <br />
nghe tin tức qua các chương trình truyền thanh, truyền hình bằng Tiếng Anh như <br />
VTV News, Talk Viet Nam, BBC, CNN...<br />
Nghe băng và viết ra giấy những gì đã nghe, sau đó hãy so sánh với phần lời thoại <br />
ở cuối sách hoặc đáp án do giáo viên cung cấp, cách này đươc cho là hiệu quả nhất <br />
dù rằng học sinh sẽ phải mất khá nhiều thời gian cho việc luyện tập theo phương <br />
pháp này.Ta có thể so sánh và thấy được những lỗi mà ta mắc phải.<br />
̣<br />
Hoăc thu m ột bản tin, và nghe lại rồi chép ra nhiều chừng nào hay chừng nấy… <br />
không tra cứu từ điển hay tìm hiểu nghĩa vội. Đoán nghĩa trong nội dung câu, và <br />
nhớ lại âm thanh của từ, hay cụm từ đó, sau này tự nó sẽ rõ nghĩa, nếu nghe đi <br />
nghe lại nhiêu lân. <br />
̀ ̀<br />
Hoăc l ̣ ấy script của những bài mình từng nghe, đọc lại và nhớ lại trong tưởng <br />
tượng lời đọc mà mình từng nghe nhiều lần.Sau đó xếp bản script và nghe lại để <br />
<br />
Bùi Thị Mây Trêng THCS Vò14<br />
Vinh <br />
Rèn kĩ năng nghe cho học sinh lớp 9<br />
*********************************************************************<br />
hiểu. Lần này tự nhiên mình sẽ nghe rõ từng tiếng và hiểu. Trường hợp không <br />
hiểu một từ hay cụm từ, thì gắng lặp lại nhiều lần đúng như mình đã nghe, sau đó <br />
lật lại script để so sánh. <br />
7.3. Học hay nghe các bài hát Tiếng Anh, và hát theo trong khi nghe.<br />
Chọn một số bài hát mà mình thích, tìm lyrics của nó rồi vừa nghe vừa nhìn lyrics. <br />
Sau đó học thuộc lòng và hát song song với ca sĩ, và gắng phát âm cũng như giữ tốc <br />
độ và trường độ cho đúng. Khi thích cũng có thể tự hát cho mình nghe (nếu không <br />
có giọng tốt và hát sai giọng một tí cũng không sao, vì chủ yếu là tập phát âm, tốc <br />
độ, trường độ và âm điệu tiếng Anh).Và nói cho đúng giọng (qua hát) cũng là một <br />
cách giúp mình sau này nhạy tai hơn khi nghe, vì thường thường ngôn ngữ trong các <br />
bài hát khó nghe hơn những câu nói bình thường rất nhiều. Có thể gặp khó khăn <br />
khi nghe những cụm từ được đọc nối liền nhau, luyến láy, nghe sót một vài từ quan <br />
trọng nào đó hoặc hiểu nhầm một từ nào đó dẫn đến sai lệch nội dung <br />
Ví dụ: “I go to the copy shop” lại nghe nhầm là “I go to the coffee shop” vì âm cuả <br />
từ “copy” rất giống với “coffee”.<br />
7.4 Hương dân va cung câp cho hoc sinh môt sô đia chi luyên nghe tiêng Anh:<br />
́ ̃ ̀ ́ ̣ ̣ ́ ̣ ̉ ̣ ́<br />
+ Xem các kênh truyền hình theo lĩnh vực âm nhạc, tin tức, điện ảnh, giải trí...của <br />
những hãng truyền thông hàng đầu thế giới: CNN, BBC, NBC, ESPN....Học tiếng <br />
anh qua kênh Movie trailers, cartoon, chatshows, Entertainment TV...<br />
+ Chương trình học nghe nói Anh ngữ sinh động của đài VOA: Voanews.com<br />
specialenglish <br />
+ Nghe Anh Mỹ theo các chủ đề: Cnn.com/audio/radio <br />
+ Nghe Radio trực tuyến CNN: Bbc.co.uk <br />
+ Nghe Radio trực tuyến BBC: http://www.manythings.org/listen<br />
+ Luyện nghe các bản tin của VOA: Englishclub.com <br />
+ Tập thảo luận, trao đổi bằng tiếng Anh, nghe những người khác nói, luyện kỹ <br />
năng nói tiếng Anh: Chinswing.com<br />
̣ ̣<br />
Luôn đông viên hoc sinh răng: nêu em cho la hi<br />
̀ ́ ̀ ện nay mình chưa hiểu, va minh nghi<br />
̀ ̀ ̃ <br />
̀ ố gắng nghe nhiều cũng vô ích, để mình học thêm đa, khi nào có nhi<br />
răng c ̃ ều từ <br />
vựng để hiểu rồi lúc đó sẽ tập nghe sau thi nghi nh<br />
̀ ̃ ư thế là hoan toan sai. Chính vì<br />
̀ ̀ <br />
em chưa hiểu nên mới cần nghe nhiều hơn những người đã hiểu. Muốn biết bơi <br />
thì phải nhảy xuống nước, không thể lấy lý do rằng “vì mình không thể nổi” nên ở <br />
trên bờ học cho hết lý thuyết rồi mới nhảy xuống, và sẽ biết bơi! Chưa biết bơi <br />
<br />
Bùi Thị Mây Trêng THCS Vò15<br />
Vinh <br />
Rèn kĩ năng nghe cho học sinh lớp 9<br />
*********************************************************************<br />
mà xuống nước thì sẽ uống nước và ngộp thở đấy, nhưng phải thông qua uống <br />
nước và ngộp thở như thế thì mới hy vọng biết bơi. Muốn biết bơi, thì phải nhảy <br />
xuống nước, và nhảy khi chưa biết bơi. Chính vì chưa biết bơi nên mới cần nhảy <br />
xuống nước. Muốn biết nghe và hiểu tiếng Anh thì phải nghe tiếng Anh, nghe khi <br />
chưa hiểu gì cả! Và chính vì chưa hiểu gì nên cần phải nghe nhiều.<br />
Chúng ta cần phải nghe một khoảng thời gian (nhanh hay chậm tùy theo mỗi <br />
người). Và vì thế, việc luyện nghe rất quan trọng: Hãy nghe bất cứ khi nào, bất cứ <br />
ở đâu. Chúng ta có thể nhớ hàng trăm câu trong đầu, nhưng nếu chúng ta không <br />
nghe được thì tất cả đều vô nghĩa, giống như một khách du lịch cầm quyển sách <br />
học tiếng, hỏi đường và không thể đến nơi được vì không thể hiểu người chỉ <br />
đường nói gi. Khi kh<br />
̀ ả năng nghe hiểu tiếng Anh của chúng ta tiến bộ thì cách tự <br />
nhiên, chúng ta cũng sẽ thấy tự tin và tiến bộ trong khả năng nói.<br />
8. Luôn ap dung cac th<br />
́ ̣ ́ ủ thuật đặt câu hỏi khi dạy kỹ năng nghe Tiếng Anh:<br />
Trong quá trình dạy học, câu hỏi luôn luôn được sử dụng như một công cụ phổ <br />
biến và gần như không thể thiếu trong mỗi giờ học.<br />
Đối với một giờ dạy nghe tôi thường dùng nhiều loại câu hỏi khác nhau như: Yes<br />
No questions; Alternative questions; Whquestions; Multiple choice; TrueFalse…<br />
Các dạng câu hỏi được trả lời bằng cách lấy trực tiếp các câu nghe được trong bài, <br />
hoặc bằng các hàm ý có trong bài thì thường dễ hơn nhưng với các câu đòi hỏi sự<br />
suy luận, đánh giá để trả lời thì rất khó nên sự lựa chọn loại câu hỏi nào để học <br />
sinh nghe, đoán và trả lời được đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt.<br />
Trong những năm gần đây, việc dạy và học Tiếng Anh trong trường THCS đã có <br />
những chuyển biến theo những định hướng đổi mới phương pháp dạy học, song <br />
nhiều khi giáo viên còn lúng túng, chưa linh hoạt vận dụng đổi mới phương pháp, <br />
nhiều khi truyền thụ kiến thức còn một chiều, chưa thực sự phát huy được tính <br />
tích cực của học sinh. Giáo viên cần nghiên cứu làm thế nào đó để dạy cách nghe <br />
tốt cho học sinh để các em vận dụng trong thực tiễn.Và học sinh cũng có nhiệm vụ <br />
không kém phần khó khăn, đó là việc kiên trì học hỏi, chịu khó, chịu khổ để rèn <br />
luyện mình, đồng thời phải tìm cách khắc phục khó khăn, tìm ra phương pháp học <br />
phù hợp với mình nhằm đạt hiệu quả tối ưu.<br />
<br />
III/KẾT QỦA ỨNG DỤNG<br />
<br />
1. Kết quả. <br />
<br />
Bùi Thị Mây Trêng THCS Vò16<br />
Vinh <br />
Rèn kĩ năng nghe cho học sinh lớp 9<br />
*********************************************************************<br />
Lớp học sinh động, không khí sôi nổi hơn trong các tiết luyện nghe.<br />
Kĩ năng nghe của học sinh đã được cải thiện rất nhiều. Khả năng tương tác <br />
trong giao tiếp được nâng lên rõ rệt.<br />
Đa số học sinh đã giải quyết được các dạng bài tập trong phần luyện nghe, <br />
các em tự tin hơn rất nhiều trong giao tiếp.<br />
Kết quả học tập của học sinh có nhiều tiến bộ, tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng <br />
lên so với đầu năm.<br />
2. Bài học kinh nghiệm<br />
Trên đây là toàn bộ những điều tôi đã học hỏi, quan sát, nghiên cứu được về <br />
vấn đề <br />
“ Rèn kỹ năng nghe cho học sinh lớp 9 ”<br />
Học đã khó nhưng dạy còn khó hơn gấp bội. Vì vậy, theo tôi, muốn trở thành giáo <br />
viên dạy ngoại ngữ giỏi thì phải co nhân th<br />
́ ̣ ưc đung đăn, luôn tim toi, sang tao,<br />
́ ́ ́ ̀ ̀ ́ ̣ <br />
không ngừng bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, học ở mọi nơi, mọi lúc, bằng <br />
mọi hình thức và khuyến khích học sinh học tập, lăng nghe y kiên đong gop cua<br />
́ ́ ́ ́ ́ ̉ <br />
̣ ̉ ̣ ̉ ́ ̣<br />
đông nghiêp, gân gui, thâu hiêu hoc sinh đê rut ra kinh nghiêm va tim ra ph<br />
̀ ̀ ̃ ́ ̀ ̀ ương <br />
phap phu h<br />
́ ̀ ợp cho môi bai day. H<br />
̃ ̀ ̣ ơn thế, chính chúng ta phải tâm huyêt v<br />
́ ới nghê, có<br />
̀ <br />
lòng nhiệt tình trong công tác giảng dạy thì mới có thể đạt được kết quả như mong <br />
đợi.<br />
Những nội dung mà tôi trình bày trên đây chỉ là sự tập hợp, đúc kết kinh nghiệm <br />
của bản thân, vì khả năng có hạn, phạm vi nghiên cứu hẹp, thời gian ngắn, tư liệu <br />
ít nên chắc chắn những gì tôi viết ra đây không thể tránh khỏi có những thiếu sót <br />
Song với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục, tôi hy vọng đề tài nhỏ này có <br />
thể góp một phần nâng cao kỹ năng nghe cho học sinh. Rất mong nhận được nhiều <br />
ý kiến đóng góp quí báu từ cấp trên cùng các bạn đồng nghiệp để tôi rút kinh <br />
nghiệm, hoàn chỉnh đê tai này va th<br />
̀ ̀ ̀ ực hiện tốt hơn cho lần sau.<br />
<br />
2.1 Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: <br />
<br />
Nhóm giáo viên Tiếng Anh trường THCS Vũ Vinh <br />
<br />
2.2 Các thông tin cần được bảo mật : (Không có) <br />
<br />
<br />
Bùi Thị Mây Trêng THCS Vò17<br />
Vinh <br />
Rèn kĩ năng nghe cho học sinh lớp 9<br />
*********************************************************************<br />
2.3Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến<br />
<br />
Về trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm trở lên.<br />
<br />
Về cơ sở vật chất: Bao gồm : CDs, CD player, projector.<br />
<br />
2.4 Tài liệu kèm ( Không có)<br />
<br />
2.5Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền<br />
<br />
Tôi xin cam kết những nội dung trình bày trong sáng kiến là những suy nghĩ <br />
và việc làm của tôi và đã áp dụng vào trong thực tế giảng dạy tại trường THCS Vũ <br />
Vinh từ tháng 9 năm 2015 đến nay.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN Vũ Vinh, ngày 26 tháng 3 năm 2017<br />
ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
Bùi Thị Mây<br />
<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA NHÀ TRƯỜNG<br />
..........................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................<br />
<br />
Bùi Thị Mây Trêng THCS Vò18<br />
Vinh <br />
Rèn kĩ năng nghe cho học sinh lớp 9<br />
*********************************************************************<br />
..........................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................<br />
<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA CẤP TRÊN<br />
..........................................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................................<br />
............................................................................