Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề gì<br />
Điều 4 chương I – Luật phổ cập Giáo dục Tiểu học quy định: “Giáo <br />
dục tiểu học được thực hiện bằng Tiếng Việt”. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ <br />
phổ thông sử dụng trong giao tiếp. Môn Tiếng Việt là môn học có vai trò quan <br />
trọng đối với học sinh Tiểu học nói chung và học sinh dân tộc thiểu số nói <br />
riêng. Chính vì vậy, mọi trẻ em bước vào bậc tiểu học cần phải có được một <br />
vốn kiến thức cơ bản, cần thiết với những kĩ năng quan trọng như nghe – nói <br />
– đọc – viết tiếng Việt để tham gia hiệu quả vào quá trình học tập và các <br />
hoạt động ngoài giờ lên lớp. Việc nghe – nói – đọc – viết đúng tiếng Việt của <br />
học sinh dân tộc thiểu số là vấn đề mỗi giáo viên cần phải quan tâm, điều đó <br />
không chỉ khẳng định chất lượng dạy học của nhà trường, năng lực của giáo <br />
viên mà còn khẳng định khả năng nhận thức của học sinh dân tộc thiểu số khi <br />
học ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ.<br />
Văn chương hướng con người tới chân, thiện, mỹ, giúp con người hoàn <br />
thiện nhân cách để trở nên hữu ích cho xã hội. Nhiều nghiên cứu cũng cho <br />
thấy, sự tác động của văn hóa đọc với sự hình thành cá tính và nhân cách <br />
ở lứa tuổi thiếu nhi (từ 5 14 tuổi) đặc biệt là lứa tuổi học sinh tiểu học (7 <br />
11 tuổi) là rất mạnh mẽ. Do ở lứa tuổi đó, các em còn chưa tự định hướng <br />
trong tiếp nhận thông tin nên việc sử dụng và biến sách báo tài liệu trở thành <br />
công cụ và phương tiện để giáo dục là việc làm hữu ích và đem lại hiệu quả <br />
to lớn. Chúng ta cần thúc đẩy nhu cầu và hứng thú đọc sách cho các em lứa <br />
tuổi tiểu học là tạo ra môi trường đọc sách hiện đại, thân thiện, biến những <br />
cuốn sách và thư viện trở thành thú vị, dần dần xây dựng xã hội đọc sách và <br />
cao hơn là xã hội học tập.<br />
Để đáp ứng nhu cầu đọc sách của học sinh, thư viện thân thiện đã ra <br />
đời. Đây là một mô hình thư viện của nước ngoài được đưa vào các trường <br />
học, được cụ thể hóa trong một tiết học “Tiết đọc thư viện”. Trong Tiết đọc <br />
thư viện có các hoạt động đọc chính giúp phát triển thói quen đọc sách của <br />
học sinh. Những hoạt động đọc không tập trung vào dạy kỹ năng đọc mà mục <br />
đích chính của tiết đọc thư viện là hình thành và phát triển thói quen đọc sách <br />
của học sinh. Tuy nhiên, khi các em đã có thói quen đọc sách thì kỹ năng đọc <br />
sách sẽ phát triển và đồng thời sẽ phát triển về tư duy ngôn ngữ cũng như <br />
học tập được nhiều điều bổ ích.<br />
Trên địa bàn xã Ea Bông, dân tộc Ê – đê chiếm phần lớn dân số của xã. <br />
Đặc biệt trường Tiểu học Ea Bông là trường đặc thù có học sinh dân tộc Ê – <br />
đê chiếm 71% số học sinh toàn trường và đều là con em của hai buôn vùng <br />
đặc biệt khó khăn: Buôn Knul và Buôn Riăng. Một số em nói, đọc chưa đúng <br />
một số hoặc nhiều tiếng, từ ngữ tiếng Việt và đặc biệt là sai hoặc thiếu dấu <br />
thanh. Kĩ năng giao tiếp, diễn đạt bằng tiếng Việt còn rất hạn chế, các em <br />
1<br />
giao tiếp với nhau chủ yếu bằng tiếng mẹ đẻ và chỉ dùng tiếng Việt trong các <br />
tiết học hoặc khi giao tiếp với thầy cô giáo.<br />
Do đó, việc dạy và học Tiếng Việt để đạt được kiến thức và kĩ năng là <br />
một điều hết sức khó khăn cho trường cũng như các trường trong địa bàn. V ì <br />
đây là ngôn ngữ thứ hai của các em, khả năng tiếp thu của các em chậm, mất <br />
nhiều thời gian, ảnh hưởng đến thời lượng và các hoạt động trong một tiết <br />
dạy. Vì vậy, cần có một bộ môn, một tiết học phù hợp để rèn luyện, hướng <br />
dẫn sửa sai cho học sinh đọc, nói đúng tiếng Việt.<br />
Xuất phát từ thực tế đang giảng dạy, tôi nghiên cứu: Học sinh dân tộc <br />
thiểu số lớp 5C, trường Tiểu học Ea Bông còn yếu về kĩ năng nghe, nói, đọc, <br />
viết tiếng Việt.<br />
Phạm vi nghiên cứu: Thực nghiệm biện pháp, hình thức tổ chức tăng <br />
cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại lớp 5C, trường Tiểu học <br />
Ea Bông, xã Ea Bông, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk. Phương pháp rèn <br />
luyện nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt cho học sinh trong Tiết đọc thư viện.<br />
Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ ngày Tiết đọc thư viện được đưa vào <br />
chương trình giảng dạy 10/9/2018 đến nay.<br />
Đây là tiết học mới nhưng Tiết đọc thư viện này giống như một buổi <br />
vào thư viện đọc sách ở cấp học phổ thông trước đây; điểm khác biệt là học <br />
sinh vào thư viện dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm, được giáo <br />
viên đưa vào kế hoạch dạy học, thiết kế với các tiến trình hoạt động phong <br />
phú, đa dạng để thu hút học sinh. Trong Tiết đọc thư viện học sinh đều được <br />
đọc và nói, đây là thời gian thích hợp để sửa lỗi đọc, nói, viết đúng tiếng Việt <br />
cho học sinh. Bên cạnh việc rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt, Tiết đọc thư <br />
viện còn rèn cho học sinh thói quen đọc sách, việc này sẽ mang lại những lợi <br />
ích vô cùng to lớn vì sách chứa đựng rất nhiều kiến thức trong cuộc sống và <br />
học tập, giúp chúng ta tư duy, nhận thức sâu sắc hơn, trưởng thành hơn và <br />
tích lũy được vốn từ ngữ phong phú, hình thành văn hóa đọc.<br />
Tôi thấy rằng việc giúp học sinh dân tộc thiểu số phát âm đúng, chuẩn <br />
tiếng Việt là việc làm quan trọng, cần thiết, nó là nhân tố bổ trợ cho học sinh <br />
học tốt môn Tiếng Việt nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. <br />
Xuất phát từ lí do nêu trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Tăng cường Tiếng Việt <br />
cho học sinh lớp 5 dân tộc thiểu số qua Tiết đọc thư viện”. <br />
II. Mục tiêu của nghiên cứu<br />
Qua tiết đọc thư viện, tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt tích cực để <br />
học sinh được sử dụng tiếng Việt và có điều kiện sửa sai, rèn luyện tiến tới <br />
nói, đọc, viết đúng, chuẩn tiếng Việt. Nâng cao ý thức sử dụng tiếng Việt <br />
ngoài thời gian trên lớp của các em. Qua mỗi câu chuyện, học sinh biết điều <br />
chỉnh giọng phù hợp với ngữ cảnh, lời của người kể chuyện hay lời của nhân <br />
2<br />
vật. Học sinh thể hiện được hành vi văn minh trong giao tiếp như chú ý lắng <br />
nghe người khác nói, biết giơ tay khi muốn nói và biết chờ đến lượt mình. <br />
Ngoài ra còn hình thành thói quen và khơi dậy niềm đam mê đọc sách, tìm tòi <br />
để trau dồi vốn tiếng Việt, rèn luyện kĩ năng đọc sách có hiệu quả, mỗi giờ <br />
đến tiết đọc thư viện là một niềm vui, đúng như câu khẩu hiệu : “Mỗi ngày <br />
đến trường là một niềm vui”.<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề<br />
1. Các định nghĩa, khái niệm<br />
1.1. Tăng cường Tiếng Việt là gì?<br />
Tăng cường Tiếng Việt là các biện pháp giúp học sinh học Tiếng Việt <br />
có hiệu quả.<br />
1.2. Khái niệm về Thư viện<br />
Theo ý nghĩa truyền thống, thư viện là kho sưu tập sách, báo và tạp <br />
chí.<br />
Định nghĩa mới nhất của UNESCO: Thư viện không phụ thuộc vào <br />
tên gọi, là bất kì bộ sưu tập có tổ chức của sách, báo, tài liệu các loại, ấn <br />
phẩm định kì... Nhân viên thư viện có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử <br />
dụng tài liệu để tra cứu thông tin, giáo dục và giải trí.<br />
1.3. Thư viện thân thiện là gì?<br />
Thư viện thân thiện là nơi học sinh được khuyến khích và hỗ trợ cho <br />
việc đọc một cách tích cực trong một môi trường thân thiện và an toàn.<br />
1.4. Khái niệm Tiết đọc thư viện<br />
Tiết đọc thư viện được đưa vào thời khóa biểu của trường, thời gian <br />
dành cho một tiết đọc thư viện tương đương với thời gian dành cho một tiết <br />
của các môn học khác. <br />
Tiết đọc thư viện được giáo viên đã tham gia tập huấn thực hiện.<br />
Tiết đọc thư viện nên tổ chức ở thư viện. Nếu trường có số lớp đông <br />
và không thể tổ chức toàn bộ tiết đọc trong thư viện thì Tiết đọc thư viện có <br />
thể diễn ra ở lớp học.<br />
Trong tiết đọc thư viện có các hoạt động đọc chính giúp phát triển <br />
thói quen đọc sách của học sinh. Những hoạt động đọc không tập trung vào <br />
dạy kỹ năng đọc mà mục đích chính của tiết đọc thư viện là hình thành và <br />
phát triển thói quen đọc sách.<br />
2. Các quan điểm khoa học <br />
Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần thiết nhất <br />
ở bậc tiểu học. Bên cạnh việc học toán để phát triển tư duy logic cho học <br />
3<br />
sinh, việc học Tiếng Việt sẽ giúp các học sinh hình thành và phát triển tư duy <br />
ngôn ngữ. Thông qua môn Tiếng Việt, các em sẽ được học cách giao tiếp, <br />
truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chính xác và biểu cảm.<br />
Tiếng Việt vừa là môn học cơ bản, vừa là môn học công cụ để học <br />
sinh tiếp thu tri thức, kỹ năng của các bộ môn khác trong chương trình giáo <br />
dục và hướng đến việc hình thành kỹ năng sống cần thiết cho học sinh.<br />
Thư viện trường học là một bộ phận cơ sở trọng yếu, là trung tâm sinh <br />
hoạt văn hóa, khoa học của nhà trường. Thư viện trường học góp phần nâng <br />
cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, xây dựng thói <br />
quen tự học cho học sinh. Mặt khác, thư viện trường học còn tạo cơ sở từng <br />
bước thay đổi phương pháp dạy và học, xây dựng nếp sống văn hóa cho các <br />
thành viên trong nhà trường.<br />
Thư viện trường học giúp học sinh tự bổ sung kiến thức. Cũng chính ở <br />
thư viện trường học, các em tự rèn luyện tính độc lập, tư duy và thói quen tự <br />
học. Qua các tác phẩm mà các em đã đọc, sẽ hình thành cho các em tình cảm <br />
đúng đắn, giúp các em hiểu thêm về con người, về đất nước và cuộc sống.<br />
Theo Tạp chí Bộ Giáo dục và Đào tạo: Hiện nay tại các trường Tiểu <br />
học ở Việt Nam tồn tại 2 kiểu thư viện: Thứ nhất, thư viện không được đầu <br />
tư cả cơ sở vật chất và sách phục vụ học sinh. Mặc dù được gọi là thư viện, <br />
nhưng thực sự là nhà kho của trường. Thứ hai, thư viện được đầu tư tốt về <br />
cơ sở vật chất, nhưng vẫn thiếu sách phục vụ học sinh. Sách trong thư viện <br />
này phần lớn là sách phục vụ giáo viên. Sách phục vụ học sinh được khóa <br />
trong tủ và học sinh tìm sách qua danh mục sách. Điều này cản trở học sinh <br />
tiếp cận với sách và lựa chọn cho mình quyển sách phù hợp. Ngoài ra, một <br />
không gian thư viện phục vụ chung cả giáo viên và học sinh cũng khiến học <br />
sinh không cảm thấy thoải mái khi đến thư viện.<br />
Như vậy, có thể nói rằng mô hình thư viện hiện nay chưa đáp ứng <br />
được yêu cầu đọc sách và xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh. Việc có <br />
một mô hình thư viện thân thiện để khuyến khích học sinh đến thư viện đọc <br />
sách, hình thành và phát triển kĩ năng đọc cho học sinh là rất cần thiết.<br />
Thời gian qua, chương trình Thư viện thân thiện Trường Tiểu học do <br />
Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với tổ chức Room to Read đã được triển <br />
khai ở nhiều địa phương trong cả nước. Chương trình nhằm xây dựng thói <br />
quen đọc sách cho học sinh tiểu học, hướng đến mục tiêu giúp các em trở <br />
thành người đọc độc lập trong tương lai, là người có kỹ năng đọc và thói quen <br />
đọc.<br />
Mô hình thư viện thân thiện trường Tiểu học được các Sở Giáo dục và <br />
Đào tạo đánh giá cao và chỉ đạo nhân rộng đến các trường ngoài chương trình. <br />
Việc phát triển thói quen đọc sách cho học sinh tiểu học với mục đích giúp <br />
<br />
4<br />
học sinh trở thành người đọc độc lập sẽ góp phần thực hiện thành công việc <br />
nâng cao năng lực ngôn ngữ, khả năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học.<br />
Vào tháng 6 năm 2018, Room to Read đã phối hợp cùng Bộ Giáo dục và <br />
Đào tạo tổ chức hội thảo “Xây dựng văn hóa đọc và phát triển mô hình thư <br />
viện thân thiện trường Tiểu học”. Đây được xem là bước quan trọng để cụ <br />
thể hóa thực hiện Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp <br />
hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục đào tạo và Quyết <br />
định 329/QĐTTg ngày 15/03/2017 của Chính phủ về phát triển văn hóa đọc <br />
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, cũng như biên bản ghi nhớ thực <br />
hiện Chương trình “Thư viện thân thiện trường Tiểu học” giai đoạn 2016 – <br />
2020, ký giữa Bộ Giáo dục Đào tạo và tổ chức Room to Read. <br />
Theo công văn 1108/SGDĐTGDTH, ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Sở <br />
Giáo dục và Đào tạo Đăk Lăk về việc triển khai Chương trình “Thư viện thân <br />
thiện trường Tiểu học” năm học 2018 – 2019 và bắt đầu thực hiện từ ngày <br />
10/9/2018. Tiết đọc thư viện được bố trí trong chương trình, kế hoạch dạy <br />
học của nhà trường. Tiết đọc thư viện được đưa vào thời khóa biểu của mỗi <br />
khối lớp, mỗi tuần có một tiết đọc thư viện. <br />
Đến với Tiết đọc thư viện, các em sẽ có 2 tiết để làm quen với nội quy <br />
thư viện, bảng mã màu, cách chọn sách, mượn trả và bảo quản sách. Các em <br />
sẽ được hướng dẫn sử dụng quy tắc 5 ngón tay để chọn sách: Em tự chọn <br />
một cuốn sách bất kỳ và đọc 5 câu liên tục. Nếu không mắc lỗi hoặc chỉ 1 lỗi <br />
thì em nên chọn 1 cuốn sách ở mã màu cao hơn; nếu em mắc 2 4 lỗi trong 5 <br />
câu đó thì quyển sách em chọn đã phù hợp với trình độ đọc của mình; còn nếu <br />
nhiều lỗi hơn, em cần chọn mã màu thấp hơn.<br />
Các tiết tiếp theo, các em sẽ được tiếp cận với các kiểu hoạt động: <br />
Đọc to nghe chung; Cùng đọc; Đọc cặp đôi; Đọc cá nhân. Tùy thuộc vào trình <br />
độ đọc của từng khối lớp mà giáo viên lựa chọn tỷ lệ các kiểu hoạt động phù <br />
hợp. Chẳng hạn, đối với khối lớp 1, 2 có thể lựa chọn các hoạt động học như <br />
sau: Đọc to nghe chung 40% số tiết; cùng đọc 30% số tiết; đọc cặp đôi 20% <br />
số tiết và đọc cá nhân 10% số tiết/năm học. Đối với khối 4, 5 thì lại có lựa <br />
chọn khác: Đọc to nghe chung 10% số tiết; Cùng đọc 20% số tiết; Đọc cặp <br />
đôi 30 % số tiết và đọc cá nhân chiếm 40% số tiết/năm học.<br />
Trong mỗi tiết, ngoài hoạt động đọc, các em được tham gia các trò chơi <br />
nhẹ nhàng; viết hoặc vẽ những gì mình thích trong câu chuyện; trao đổi cho <br />
nhau nghe về suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về nhân vật, về câu chuyện <br />
đó. Giáo viên có thể trao đổi với các em bằng một số câu hỏi giản đơn có liên <br />
quan đến nhân vật cũng như nội dung câu chuyện, nhằm hướng tới nhu cầu <br />
đọc sách tích cực cho học sinh. Tất nhiên, không biến các câu hỏi thành khai <br />
thác sâu nội dung câu chuyện.<br />
<br />
<br />
5<br />
Như vậy, trong Tiết đọc thư viện nếu kết hợp được Tăng cường tiếng <br />
Việt vào thì sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho học sinh. <br />
II. Thực trạng vấn đề <br />
1. Đặc điểm tình hình <br />
Tổng số học sinh toàn trường là 282 em. Trong đó học sinh dân tộc Ê <br />
– đê là 204 em, nữ dân tộc là 108 em. Số dân tộc thiểu số chiếm 71% số học <br />
sinh toàn trường.<br />
Khối lớp 5 có 3 lớp với tổng số học sinh 48 em, dân tộc Ê – đê là 39 <br />
em, nữ dân tộc là 26 em.<br />
Lớp 5C tổng số học sinh là 17 em, dân tộc Ê – đê là 17 em, nữ dân tộc <br />
là 11 em.<br />
Ở giai đoạn này, hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập, hầu hết các <br />
em đã biết đọc, biết viết. Về tâm sinh lí, các em đang bước vào giai đoạn đầu <br />
của tuổi dậy thì, các em đã biết ngại ngùng, rụt rè, xấu hổ, chưa mạnh dạn <br />
trong giao tiếp. <br />
Về phía gia đình, trình độ dân trí còn thấp, cuộc sống của người dân <br />
còn gặp nhiều khó khăn. Bố mẹ không có nghề nghiệp ổn định, mải lo việc <br />
mưu sinh, một số cha mẹ phải đi làm xa, các em phải ở với ông bà, các em <br />
thiếu thốn tình cảm, sự quan tâm chăm sóc nhất là việc giáo dục kĩ năng sống <br />
cho các em. Một số bố mẹ không biết tiếng Việt, họ ngại sử dụng Tiếng <br />
Việt vì vốn kiến thức về Tiếng Việt ở họ quá ít ỏi, cũng có lẽ vì bản năng <br />
ngôn ngữ mẹ đẻ luôn tồn tại trong tâm thức họ. Các em lại sống trong môi <br />
trường thuần tiếng dân tộc, môi trường giao tiếp bằng Tiếng Việt hạn hẹp, <br />
nên vốn Tiếng Việt các em nhìn chung là hạn chế, không đồng đều, chưa đủ <br />
tự tin khi giao tiếp.<br />
Năng lực, trình độ đội ngũ giáo viên trong trường chưa đồng đều, số <br />
giáo viên người dân tộc thiểu số chiếm 27%, kinh nghiệm giảng dạy, tăng <br />
cường Tiếng Việt còn hạn chế, chưa phát huy hết kĩ năng Sư phạm, chưa <br />
biết tổ chức hướng dẫn các hoạt động học tập có hiệu quả để phát huy tính <br />
tích cực của học sinh. Tỉ lệ học sinh nói thông viết thạo tiếng Việt thấp nên <br />
việc tiếp thu kiến thức các môn học còn chậm dẫn đến chất lượng giáo dục <br />
hàng năm chưa cao.<br />
Đa số học sinh có kết quả học tập chưa cao là học sinh đi học chưa <br />
chuyên cần, cần có động cơ học tập và rèn luyện đúng đắn. Các em thiếu <br />
điều kiện học tập như: dụng cụ học tập, không có góc học tập ở nhà. Các em <br />
chưa có phương pháp tự học và chưa biết dành thời gian cho việc học ở nhà. <br />
Các em vẫn còn ham chơi, thích đi theo bố mẹ ra rẫy đi làm, đi bốc gạch, chơi <br />
game, xem những thứ vô bổ trên điện thoại,… đã trực tiếp tác động làm ảnh <br />
hưởng không ít đến việc học tập của các em.<br />
6<br />
Bởi vậy đối với học sinh dân tộc thiểu số tập trung Tăng cường tiếng <br />
Việt là cần thiết và hợp lí, đóng vai trò trọng tâm, then chốt cho chất lượng <br />
giáo dục vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.<br />
2. Thực trạng tăng cường Tiếng Việt tại trường Tiểu học Ea Bông<br />
2.1. Các giải pháp đã tiến hành để tăng cường Tiếng Việt cho học <br />
sinh tại trường Tiểu học Ea Bông ở những năm trước<br />
Trường Tiểu học Ea Bông đã tổ chức dạy học Tăng cường Tiếng Việt <br />
cho học sinh bằng các bài tập bổ trợ Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số <br />
lớp 1, 2, 3 và Tăng cường Tiếng Việt lồng ghép, tích hợp ở lớp 4, 5. Thực <br />
hiện theo Quyết định 920/QĐUBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đăk Lăk, <br />
ngày 14/4/2017 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường <br />
Tiếng Việt cho trẻ Mầm non, học sinh Tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai <br />
đoạn 2016 2020, định hướng 2025” trên địa bàn Đăk Lăk, nhà trường đã tổ <br />
chức các buổi chuyên đề Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu <br />
số. Giáo viên đã vận dụng soạn – giảng Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh <br />
bằng nhiều phương pháp, cách thức tổ chức linh hoạt, khéo léo, phù hợp để <br />
lồng ghép, tích hợp ở tất cả bài học của các môn học, tăng cường mọi lúc, <br />
mọi nơi để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và bồi dưỡng kiến thức <br />
tiếng Việt, hình thành thói quen sử dụng tiếng Việt của học sinh dân tộc <br />
thiểu số nói riêng.<br />
Để tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, hầu hết các <br />
giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn đã áp dụng một số biện pháp sau:<br />
Chú trọng sửa lỗi phát âm sai về tiếng, từ, câu, dấu thanh.<br />
Tăng cường cho các em luyện đọc trên lớp.<br />
Nhắc nhở các em về nhà thường xuyên đọc lại bài.<br />
Tổ chức hoạt động nhóm để các em tham gia, trao đổi.<br />
Áp dụng Thông tư 22/2016 khuyến khích học sinh nhận xét bạn, để <br />
học sinh có cơ hội được nói nhiều hơn.<br />
Tại lớp học tôi đang trực tiếp giảng dạy, phần tăng cường Tiếng Việt <br />
được lồng ghép vào tất cả các môn học ở các nội dung phù hợp với các mức <br />
độ khác nhau. Đặc biệt từ khi Tiết đọc thư viện được đưa vào thực hiện <br />
trong trường tăng cường tiếng Việt được tôi thực hiện thường xuyên ở tiết <br />
học này. <br />
2.2. Những tồn tại – hạn chế trong việc sử dụng tiếng Vi ệt c ủa <br />
học sinh dân tộc thiểu số tại trường và tại lớp 5C<br />
Vẫn còn một số học sinh đọc, nói chưa đúng tiếng Việt. Phần lớn do <br />
các em chưa chú tâm rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt của mình. Các em <br />
<br />
7<br />
chưa hiểu vai trò và tầm quan trọng của tiếng Việt trong học tập, giao tiếp <br />
hiện tại và tương lai sau này.<br />
Ví dụ: Y Tô Ni (sinh năm 2007), đọc sai nhiều về tiếng từ và cả dấu <br />
thanh. Em ngại khi đọc bài, còn đọc rất nhỏ, em hay xấu hổ không dám đọc <br />
trước lớp vì bị các bạn chế diễu, cười cợt với kiểu đọc sai đó. Vì đọc yếu <br />
các em không hiểu được yêu cầu và nội dung bài, không thể tham gia thảo <br />
luận xây dựng bài cùng các bạn được. Tất cả điều đó làm các em chán nản <br />
khi đến lớp, dần dần không thích đến lớp. Nghỉ học nhiều, các em sẽ không <br />
có cơ hội, thời gian để giáo viên rèn luyện, sửa lỗi. Các em tự đánh mất đi <br />
quyền lợi của mình.<br />
Sự khác biệt về ngôn ngữ, phong tục tập quán: phần lớn các em chỉ <br />
chơi với bạn bè cùng là dân tộc mình, địa bàn các em sinh sống không có <br />
người Kinh, chỉ có vài người đi buôn bán dạo hằng ngày; Tại phân hiệu 1 <br />
(Buôn Knul) của trường Tiểu học Ea Bông từ lớp 1 đến lớp 5 đều là học sinh <br />
dân tộc Ê – đê; nên giờ ra chơi cũng như lúc ở nhà các em vẫn sử dụng tiếng <br />
mẹ đẻ để giao tiếp với nhau nên ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiếp thu kiến <br />
thức bằng tiếng Việt. <br />
Việc phát âm sai còn phụ thuộc rất nhiều vào tâm lí của học sinh. Các <br />
em ngại tham gia các hoạt động tập thể do trường, lớp tổ chức. Một số em <br />
luôn mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp bằng tiếng Vi ệt, lo s ợ b ị th ầy cô giáo gọi <br />
phát biểu, sợ câu trả lời của mình bị sai,…<br />
Ở lớp 5C, đa số các em đều học đúng độ tuổi (2008), còn 3 học sinh có <br />
độ tuổi lớn hơn, do các em tiếp thu bài chậm nên bị lưu ban. Em H Dưng <br />
Hđơk (sinh năm 2006), trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp trước, em là học <br />
sinh được quan tâm đặc biệt, vì ở lớp dưới em đã thường xuyên nghỉ học, hay <br />
mặc cảm, tự ti khi phải học chung với học sinh lớp dưới. Cơ th ể các em phát <br />
triển trội hẳn so với học sinh khác trong lớp nên tâm sinh lí cũng khác hơn, em <br />
đã biết ngại, xấu hổ, có những suy nghĩ phức tạp hơn và không hòa đồng với <br />
học sinh khác.<br />
Những lỗi cơ bản mà học sinh của lớp tôi thường mắc phải khi đọc:<br />
+ Phát âm sai hoặc thiếu dấu thanh:<br />
Ví dụ: Chậm chạp Châm cháp<br />
Vạn vật Van vất<br />
Thích nghi Thích nghì<br />
+ Ngắt nghỉ bất kì lúc nào giữa câu hoặc không ngắt nghỉ sau mỗi dấu <br />
câu: do các em hụt hơi hoặc từ tiếp theo là từ khó đọc các em phải dừng lại <br />
để đánh vần nhẫm trong đầu rồi mới phát âm ra thành tiếng.<br />
<br />
<br />
8<br />
Ví dụ: Thỏ nghĩ bụng chắc còn lâu Rùa mới lết tới nơi nên nằm phịch <br />
xuống vệ đường, đánh một giấc ngon lành.<br />
Thỏ nghĩ bụng chắc còn lâu Rùa mới lết tới nơi nên nằm (,) phịch <br />
xuống vệ đường đánh (,) một giấc (,) ngon lành.<br />
+ Viết là hoạt động khó khăn nhất đối với học sinh dân tộc, các em thiếu <br />
vốn từ tiếng Việt, không biết dùng từ chính xác với ngữ cảnh, khó khăn khi <br />
diễn đạt suy nghĩ của mình ra thành lời, không biết sắp xếp từ ngữ cho phù <br />
hợp. Vì đọc, nói sai dấu thanh nên khi nghe – viết các em cũng viết sai hoặc <br />
thiếu dấu thanh nhiều.<br />
Như vậy, để sửa lỗi và rèn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh dân <br />
tộc thiểu số ngoài việc nắm được các lỗi các em thường mắc phải dẫn đến <br />
việc nói, đọc, viết chưa đúng cho nên cần phải nắm được bản chất, nguyên <br />
nhân mắc lỗi phát âm và nắm được đặc điểm tâm sinh lí của học sinh để đưa <br />
ra các giải pháp khắc phục.<br />
2.3. Những khó khăn khi thực hiện Tiết đọc thư viện tại trường <br />
Tiểu học Ea Bông.<br />
Vì đây là năm đầu tiên đưa vào giảng dạy nên việc thực hiện Tiết đọc <br />
thư viện còn gặp nhiều khó khăn:<br />
Về phía nhà trường: Nhà trường chưa có đủ cơ sở vật chất trang thiết <br />
bị, đầu sách phục vụ cho việc dạy và học Tiết đọc thư viện tại thư viện.<br />
Về giáo viên: Còn bỡ gỡ khi thực hiện Tiết đọc thư viện, chưa am <br />
hiểu nhiều về công tác thư viện, chưa qua đào tạo công tác thư viện.<br />
Về học sinh: Vốn từ ngữ, vốn kiến thức về tiếng Việt của các em <br />
còn hạn chế, chưa cảm thụ hết được giá trị kiến thức các em đã đọc.<br />
Về phụ huynh: Vốn tiếng Việt còn hạn chế, không có điều kiện để <br />
đọc cùng con, chưa mạnh dạn cùng con trao đổi về nội dung sách.<br />
Để đạt được mục tiêu của Tiết đọc thư viện, khắc phục các khó khăn <br />
trên tôi đưa ra một số giải pháp như: Vận động, tuyên truyền phụ huynh học <br />
sinh, nhà trường tạo môi trường giao tiếp thuận lợi. Tạo điều kiện để các em <br />
được hoạt động nhiều hơn. Lập kế hoạch dạy học cho từng tiết học thư <br />
viện.<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
Từ thực trạng và những vấn đề nêu trên, cùng với thực tiễn giảng dạy, <br />
bản thân xin trình bày một số giải pháp để thực hiện nhiệm vụ của đề tài.<br />
Việc sử dụng song song nhiều biện pháp tăng cường Tiếng Việt. Đặc <br />
biệt khi tiết đọc thư viện được đưa vào giảng dạy việc vận dụng những ưu <br />
điểm của phương pháp, hình thức dạy học đã sử dụng để hỗ trợ các biện <br />
pháp mới, sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong việc rèn cho học sinh dân tộc <br />
thiểu số nghe, nói, đọc, viết tốt tiếng Việt.<br />
9<br />
1. Vận động, tuyên truyền phụ huynh học sinh, nhà trường tạo <br />
môi trường giao tiếp thuận lợi<br />
Phối hợp với gia đình, nhắc nhở cha mẹ các em, quan tâm, đôn đốc <br />
việc học tập của con em mình khi ở nhà. Khuyến khích các em đọc truyện <br />
cho cả nhà nghe với những quyển truyện mà các em đã mượn từ thư viện và <br />
cha mẹ có thể mua tặng các cháu để động viên khích lệ, hình thành thói quen <br />
đọc sách mỗi ngày. Cha mẹ thường xuyên dùng tiếng Việt để trò chuyện, trao <br />
đổi, để các em có thể sử dụng tiếng Việt mọi nơi, mọi lúc.<br />
Ví dụ: vào đầu năm học, trong cuộc họp Cha mẹ học sinh, giáo viên <br />
trao đổi chân tình những khó khăn của lớp. Nêu ra các biện pháp rèn luyện cho <br />
học sinh ở lớp cũng như ở nhà. Vận động cha mẹ học sinh phối kết hợp với <br />
giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc rèn luyện ở nhà của các em, <br />
khuyến khích cha mẹ học – đọc cùng con. Với thời buổi thông tin liên lạc <br />
phát triển, giáo viên dễ dàng trao đổi với cha mẹ qua điện thoại, vừa có thể <br />
tiết kiệm được thời gian của cha mẹ và của giáo viên đồng thời cha mẹ cũng <br />
nắm được tình hình học tập của con thường xuyên hơn mà giáo viên cũng <br />
biết được tình hình học tập của học sinh ở nhà.<br />
Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng môn Tiếng <br />
Việt nói riêng yếu tố đầu tiên đó là chất lượng của đội ngũ giáo viên có phẩm <br />
chất, năng lực có uy tín và tín nhiệm cao, có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình, <br />
gần gũi, thân thiện với học sinh . Mỗi giáo viên phải là người tuyên truyền <br />
viên tích cực, là nhân tố đi đầu trong phong trào vận động phụ huynh học sinh <br />
tham gia vào việc đọc, việc học của các em nhất là việc đọc ở nhà, thường <br />
xuyên nhắc nhở khích lệ, tạo điều kiện để các em được đọc, được khám thế <br />
giới qua các quyển sách. Hướng dẫn các em biết cách đọc, biết tìm hiểu qua <br />
sách. Các em biết thêm các kĩ năng khác nhau qua các quyển sách khác nhau: <br />
Như sách dạy nấu ăn, sách thiếu nhi khám phá sự đa dạng của thiên nhiên, <br />
Em tìm hiểu khoa học …. <br />
Nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất, tạo môi trường thân thiện, để <br />
các em hứng thú, hăng say đến trường. Xã hội hoá giáo dục là yếu tố vô cùng <br />
quan trọng, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa mang tính chiến lược lâu dài <br />
trong sự phát triển giáo dục bền vững. Điều 12 Luật Giáo dục năm 2005 đã <br />
qui định rõ về xã hội hoá sự nghiệp giáo dục: “Mọi tổ chức, gia đình và công <br />
dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực <br />
hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn”. <br />
Nhà trường huy động phụ huynh chung tay xây dựng thư viện thân thiện, tổ <br />
chức cho các cha mẹ học sinh có tâm huyết tham gia trang trí, sắp xếp thư <br />
viện hợp lí, thân thiện cho học sinh dễ đọc; mua thêm sách, đồ dùng, … để <br />
các em thích đến thư viện, yêu thư viện, cùng nhau chăm sóc, xây dựng thư <br />
viện của mình. Tổ chức hoạt động ngoại khóa, các hội thi để tất cả học sinh <br />
đều có điều kiện tham gia, học sinh thể hiện năng khiếu của mình nhất là <br />
10<br />
năng khiếu nói và viết như qua hội thi: “Giao lưu Tiếng Việt của chúng em”. <br />
Trong năm học 2018 – 2019, lớp 5C có em H Bic Hđơk đã đạt giải Ba cấp <br />
huyện trong hội thi: “Giao lưu Tiếng Việt của chúng em”.<br />
2. Tạo điều kiện để các em được hoạt động nhiều hơn <br />
Tiết đọc thư viện là một bộ môn đáp ứng được nhu cầu đó của học <br />
sinh, với nhiều hình thức đọc khác nhau: Cùng đọc, Đọc cá nhân, Đọc nhóm <br />
đôi…. Giáo viên có thể sửa lỗi trực tiếp cho từng học sinh, đặc biệt quan tâm <br />
đến học sinh khó khăn về đọc. <br />
Ví dụ: Để sửa lỗi cho học sinh , giáo viên sử dụng quy tắc 5 ngón tay <br />
để theo dõi học sinh đọc và có biện pháp giúp đỡ:<br />
+ Trong tiết đọc “Đọc cá nhân” học sinh tự tìm một quyển sách và chọn <br />
cho mình chỗ ngồi phù hợp để đọc. Giáo viên quan sát theo dõi học sinh, khi <br />
học sinh đọc sai ở đâu, giáo viên sửa ngay ở đó, bằng cách gợi ý cho học sinh <br />
đọc ngay tiếng, từ, câu vừa đọc sai và yêu cầu học sinh phải đọc lại cho đúng <br />
hoặc nhắc lại theo giáo viên, để cho học sinh khác cũng ghi nhớ cách đọc <br />
đúng. Tuyên dương khi học sinh đọc xong sách của mình mặc dù đọc chưa <br />
đúng hết nhưng vẫn kèm theo lời động viên cố gắng đọc đúng, đọc hay hơn <br />
lần sau.<br />
+ Ở hoạt động “Trong khi đọc” trong tiết Cùng đọc và Đọc nhóm đôi: <br />
Học sinh làm việc theo cặp. Giáo viên khuyến khích các em khá giỏi ngồi gần <br />
các bạn chưa có kĩ năng đọc tốt, những em còn đọc chưa chuẩn, phát âm sai,<br />
… để nghe và sửa lỗi, kèm cặp, hỗ trợ nhau cùng đọc.<br />
Ví dụ: Em H Bic Hđơk (chức vụ trong lớp là lớp phó học tập), rất nhiệt <br />
tình trong mọi công việc được giao; chọn bạn H Koer (sinh năm 2007) làm <br />
bạn cùng nhóm để giúp đỡ bạn, H Koer đọc yếu, đọc nhỏ, tính nhút nhát. <br />
Ngay từ những buổi đầu, bạn lớp phó đã phát huy hết khả năng của mình, <br />
gương mẫu để các nhóm làm theo. Sau một thời gian, H Koer đọc to, lưu loát <br />
các bài đọc hơn. Tự tin đọc một mình trước lớp, mặc dù vẫn còn đọc sai ít <br />
dấu thanh nhưng mỗi lần nhắc em cũng đã tự biết sửa lỗi. Ngoài ra, còn các <br />
nhóm bạn cũng có nhiều tiến bộ như: H Ri Na và H Dưng, H Yun và H Noel.<br />
+ Khi học sinh đọc “Đoạn trong câu chuyện làm em thích nhất? Vì <br />
sao?” giáo viên có thể hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ đúng và đọc diễn cảm <br />
đoạn học sinh thích và chọn đọc lại. Em H’ Noel trước khi có Tiết đọc thư <br />
viện, em đọc thiếu dấu thanh nhiều và chưa biết ngắt nghỉ đúng dấu câu. Sau <br />
vài Tiết đọc thu viện, được cô và bạn cùng đọc giúp sửa lỗi, em đã đọc đúng <br />
dấu thanh và còn thể hiện được giọng đọc diễn cảm, phù hợp với từng câu <br />
chuyện. Em hứng thú tìm đọc những câu chuyện mới và thích chia sẻ lại câu <br />
chuyện mình đã đọc cho các bạn cùng nghe. <br />
<br />
<br />
11<br />
+ Ở hoạt động “Sau khi đọc”: Rèn kĩ năng nói cho học sinh bằng cách <br />
trả lời câu hỏi của giáo viên có liên quan đến câu chuyện. Ví dụ: Các em có <br />
thích câu chuyện vừa đọc không? Tại sao? Các em thích nhân vật nào trong <br />
câu chuyện vừa đọc? Tại sao? Đoạn nào trong câu chuyện làm em thích nhất? <br />
Tại sao? Giáo viên có thể uốn nắn cho học sinh nói câu đủ thành phần chủ <br />
ngữ, vị ngữ. Rèn kĩ năng biết lắng nghe, tập trung chú ý khi bạn nói. <br />
Ví dụ: Khi học sinh nói chưa tròn câu, giáo viên gợi ý lại các thành <br />
phần trong câu (Ai? / Làm gì? Như thế nào? Hoặc Cái gì?/ Như thế nào?...)<br />
+ Ở “Hoạt động mở rộng”: Rèn kĩ năng viết cho học sinh, khuyến <br />
khích học sinh tự viết một đoạn văn nói lên cảm nhận của mình về câu <br />
chuyện đã đọc. Giáo viên gợi ý và sửa lỗi cho học sinh về dấu thanh, dấu câu <br />
và cách dùng từ, đặt câu,… trực tiếp trong quá trình học sinh viết, để học sinh <br />
hoàn thiện tốt nhất sản phẩm của mình. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tổ chức cho các em thi kể chuyện, đọc diễn cảm, diễn kịch,… khích <br />
lệ tinh thần kịp thời để các em hứng thú và ý thức tự rèn luyện cao hơn khi ở <br />
lớp cũng như ở nhà. Các hoạt động này còn rèn luyện cho các em tính mạnh <br />
dạn nói trước đám đông. Ví dụ: trong quá trình đọc, các em tìm được câu <br />
chuyện hay, ý nghĩa giáo dục đạo đức bao quát, thể hiện được nhiều kĩ năng <br />
sống,… Giáo viên cùng học sinh chọn để thi kể chuyện, đọc diễn cảm, diễn <br />
kịch,… Vừa củng cố được phần tăng cường Tiếng Việt vừa khắc sâu được <br />
nội dung, ý nghĩa bài học qua các câu chuyện đó.<br />
<br />
12<br />
Thành lập nhóm “Đôi bạn cùng tiến” để các em quan tâm và giúp đỡ <br />
nhau cùng rèn luyện. Hoạt động này phù hợp cho các tiết học: Cùng đọc, Đọc <br />
nhóm đôi. Khuyến khích các em khá giỏi hỗ trợ các bạn đọc chưa tốt, nghe và <br />
sửa lỗi giúp bạn. Giao cho các em đã có kĩ năng đọc kèm cặp các em chưa có <br />
kĩ năng đọc tốt, những em còn đọc chưa chuẩn, phát âm sai….Phân theo nhóm <br />
các lỗi sai để kèm, hỗ trợ nhau và tăng thời lượng các em được trò chuyện với <br />
nhau bằng tiếng Việt. Ví dụ Em Y Tô Ni là học sinh đọc yếu nhất lớp, sau <br />
một thời gian cùng bạn lớp trưởng Y Khoan đọc những câu chuyện trong tiết <br />
đọc thư viện, em đã đọc trôi chảy và lưu loát hơn. Trong các môn học khác <br />
em đã mạnh dạn, tự tin xung phong đọc bài trước lớp.<br />
Tạo điều kiện cho các em có chỗ ngồi thoáng mát, sạch sẽ, đủ ánh <br />
sáng để các em đọc thoái mái nhất. Môi trường thân thiện kết hợp cây xanh <br />
trong phòng thư viện tạo nên không khí trong lành, cảm giác được thư giãn và <br />
gần gũi với thiên nhiên hơn. Có thể đặt những chậu hoa nhỏ bên cạnh kệ <br />
sách, một cây xanh trên bàn đọc và ở góc trưng bày sản phẩm, những cây hoa <br />
dây leo ở các khung cửa sổ và một số loại cây khác có thể đặt ở các vị trí phù <br />
hợp trong thư viện. Môi trường đọc sách rất quan trọng, nó chi phối rất nhiều <br />
đến hứng thú, tác động đến sự cảm nhận, cảm thụ tác phẩm của người đọc <br />
và có thể lĩnh hội được nhiều nhất nội dung kiến thức mình đang đọc.<br />
Hỗ trợ tranh ảnh cho các câu chuyện, để giải nghĩa từ mới, từ trừu <br />
tượng. Vì đối tượng học sinh dân tộc thiểu số có vốn từ tiếng Viết hạn chế, <br />
đôi khi không diễn đạt được bằng các từ ngữ cụ thể, hình ảnh là cách gợi ý <br />
trực quan và thực tế nhất để học sinh hiểu được từ ngữ bằng tiếng Việt, <br />
cung cấp thêm vốn từ tiếng Việt cho các em.<br />
3. Lập kế hoạch dạy học cho từng Tiết đọc thư viện<br />
Giáo viên xác định được mục tiêu cần đạt được ở từng Tiết đọc thư <br />
viện: Kiến thức kĩ năng cơ bản cần hình thành, rèn luyện cho học sinh; Tăng <br />
cường Tiếng Việt: đọc đúng dấu thanh, tiếng, từ, câu, đoạn văn; trả lời câu <br />
hỏi đủ ý, tròn câu. Sử dụng hợp lí các hình thức tổ chức học tập, thay đổi linh <br />
hoạt giữa tiết đọc thư viện trước và sau tránh lặp lại, gây sự nhàm chán cho <br />
học sinh, những vấn đề cần hỗ trợ học sinh…<br />
Ví dụ: <br />
Tiết 1 – 2: Làm quen với nội quy thư viện, bảng mã màu, cách chọn <br />
sách, mượn trả và bảo quản sách.<br />
Tiết 3: Cùng đọc<br />
Tiết 4: Đọc cá nhân<br />
Tiết 5: Đọc nhóm đôi<br />
Tiết 6, 7,… đảo lại các tiết tránh 2 tiết liền kề giống nhau.<br />
<br />
<br />
13<br />
Linh hoạt điều chỉnh thời lượng tiết học và hỗ trợ cho từng hoạt động <br />
của từng đối tượng học sinh, ưu tiên hỗ trợ học sinh khó khăn về học, để <br />
không kéo dài tiết học và giúp học sinh học tập theo khả năng của bản thân.<br />
Việc học tiết đọc thư viện cho học sinh dân tộc thiểu số vừa phải thực <br />
hiện mục tiêu của môn học vừa hỗ trợ về tiếng Việt để học sinh hiểu đúng <br />
nội dung câu chuyện. Việc hỗ trợ tiếng Việt để học sinh dân tộc thiểu số <br />
trong tiết đọc thư viện không phải là dạy thêm kiến thức tiếng Việt ở ngoài <br />
mà chính là nội dung bài học trong Tiết đọc thư viên: Tăng cường việc đọc <br />
đúng dấu thanh, ngắt nghỉ đúng dấu câu, nói, trả lời câu đủ ý,…<br />
Cụ thể:<br />
a) Khi lập kế hoạch dạy học giáo viên cần phải:<br />
Xác định mục tiêu tăng cường Tiếng Việt thật rõ ràng, ngắn gọn rồi <br />
viết thành một bộ phận trong mục tiêu bài học.<br />
Dự kiến chọn hình thức, phương pháp dạy học.<br />
Chuẩn bị đồ dùng dạy học phù hợp với hình thức, phương pháp dạy <br />
học đã chọn (Nếu cần)<br />
Dự kiến thời lượng và thời điểm dạy học tăng cường Tiếng Việt.<br />
b) Khi tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập <br />
theo kế hoạch bài học, giáo viên nên:<br />
Dạy tăng cường Tiếng Việt đúng chỗ, đúng lúc, đúng mức, phù hợp với <br />
thời lượng dự kiến, không biến tiết đọc thư viện thành tiết luyện đọc của <br />
phân môn Tập đọc.<br />
Tăng cường cho học sinh thực hành đọc, nói, viết để củng cố nội dung <br />
tăng cường Tiếng Việt.<br />
Thiết lập mối quan hệ giữa phân môn Kể chuyện, Tập đọc và phần <br />
tăng cường Tiếng Việt để tạo ra sự phối hợp và bổ trợ lẫn nhau.<br />
c) Sau mỗi câu chuyện, giáo viên cần: <br />
Rút ra các từ mới, từ khó hiểu, từ trừu tượng,… cho học sinh giải <br />
thích nghĩa của từ (nếu học sinh không giải thích được giáo viên phải hỗ trợ <br />
gợi ý và giải thích cho học sinh). Cho học sinh nhắc lại các từ mới, từ khó <br />
hiểu,… để cung cấp vốn từ cho học sinh.<br />
Tổ chức viết hoặc nói về cảm nhận của mình về câu chuyện đã đọc. <br />
Để tạo môi trường sử dụng tiếng Việt trong học sinh dân tộc thiểu số đồng <br />
thời ôn luyện nội dung tăng cường Tiếng Việt trong Tiết đọc thư viện.<br />
Qua mỗi hoạt động trong Tiết đọc thư viện, đều có thể rèn cho các em <br />
một số kĩ năng:<br />
<br />
14<br />
+ Rèn luyện cho các em ý thức và thói quen làm việc đúng quy tắc, đúng <br />
quy định: Việc các em thuộc và thực hiện đúng nội quy trong thư viện sẽ hình <br />
thành cho các em ý thức và thói quen làm việc đúng quy tắc, đúng quy định.<br />
Ví dụ Nội quy thư viện: Bạn đọc cần thực hiện đúng các quy định sau:<br />
1. Vào thư viện phải giữ gìn trật tự và giữ vệ sinh chung.<br />
2. Phải có thẻ thư viện mới được mượn sách, mỗi lần mượn không quá <br />
2 bản. Thời hạn 3 ngày, nếu đọc chưa xong bạn đọc phải đến thư viện xin <br />
gia hạn, chưa trả sách không được mượn tiếp.<br />
3. Báo chí, từ điển, sách quý hiếm chỉ được sử dụng tại chỗ.<br />
4. Bạn đọc cần giữ gìn sách báo cản thận, không được làm rách, làm <br />
bẩn, không vẽ, viết vào sách báo, cần tham gia bao bọc và tu sửa thường <br />
xuyên sách.<br />
5. Bạn đọc làm mất sách phải đền sách mới hoặc đền tiền tương <br />
đương với giá trị thực tế. Nếu làm hư hỏng, tùy mức độ phải bồi thường <br />
thỏa đáng.<br />
6. Mỗi học kì nhà trường xét khen thưởng các bạn đọc sử dụng thường <br />
xuyên và có nhiều đóng góp cho thư viện.<br />
+ Rèn luyện thói quen đọc sách hằng ngày: Sau mỗi tiết đọc trên thư <br />
viện, khuyến khích học sinh mượn sách về cùng đọc với anh chị em, ông bà, <br />
bố mẹ nghe theo đúng quy định là mỗi học sinh không được mượn không quá <br />
3 quyển và giữ tối đa 3 ngày sẽ hình thành thói quen đọc sách hàng ngày, có ý <br />
thức tự giác tìm và đọc sách.<br />
Ví dụ: Học sinh mượn sách đưa về nhà, giáo viên có thể phát kèm theo <br />
phiếu để cho phụ huynh đánh giá mức độ đọc thường xuyên và ghi ý kiến <br />
riêng.<br />
Mẫu phiếu gợi ý:<br />
Tên học sinh:……………………………………<br />
Tên sách em mượn:<br />
…………………………………………………………….<br />
………………………………………………………………………………<br />
…<br />
PHIẾU ĐÁNH GIÁ<br />
(Mức độ đọc thường xuyên của học sinh lúc ở nhà. Phụ huynh đánh dấu <br />
“X” vào ô tương ứng với mức độ từng hoạt động học sinh đã thực hiện)<br />
Hoạt động Thường xuyên Ít khi Không bao giờ<br />
Đọc cá nhân<br />
Đọc cùng cha mẹ<br />
Trao đổi nội dung<br />
Ý Kiến riêng:……………………………………………………………..<br />
………………………………………………………………………………<br />
15<br />
……………………………………………………………………………….<br />
Phụ huynh<br />
(Ký tên)<br />
+ Biết bảo quản và giữ gìn tài sản chung: Nhắc nhở học sinh phải giữ <br />
sách cẩn thận, việc làm hằng ngày đó của học sinh sẽ rèn cho học sinh có ý <br />
thức trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn tài sản chung.<br />
Ví dụ: Trước tiết học, các em sắp xếp bàn cho phù hợp với tiết học. <br />
Lấy sách cẩn thận không làm đỗ giá sách, không được tự ý di chuyển các vận <br />
dụng khác trong thư viện khi không được phép. Sau tiết học, các em trả sách <br />
đúng vị trí đã lấy, sếp lại bàn gọn gàng và dọn vệ sinh thư viện sạch sẽ. Lúc <br />
các em mượn sách về, giáo viên luôn nhắc nhở học sinh phải giữ sách cẩn <br />
thận, không làm hư hỏng và mất sách.<br />
+ Rèn kĩ năng sống cho các em: Qua mỗi câu chuyện của em đã được <br />
đọc, các em rút ra được bài học cho bản thân, cung cấp thêm cho các em <br />
những kĩ năng sống, những hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo <br />
đức xã hội và quyền trẻ em trong các tình huống đơn giản cụ thể của cuộc <br />
sống hằng ngày. <br />
Ví dụ: Qua câu chuyện Ngụ ngôn “Thỏ và Rùa” của tác giả Laphong<br />
ten, em H Ri Na đã mạnh dạn rút ra bài học cho bản thân: phải chăm chỉ như <br />
nhân vật Rùa, biết vượt qua mọi khó khăn và sự hạn chế của bản thân để <br />
chiến thắng. Không được chủ quan, xem thường người khác như nhân vật <br />
Thỏ.<br />
Qua một số giải pháp tôi đã vận dụng Tăng cường Tiếng Việt qua Tiết <br />
đọc thư viện vào trong đề tài nghiên cứu, tôi đã thấy được một số điểm mới, <br />
có hiệu quả.<br />
IV. Tính mới của giải pháp<br />
Tăng cường Tiếng Việt thông qua Tiết đọc thư viện, học sinh có một <br />
không gian học tập thoải mái và không bị áp lực khi đọc. Vì vậy, việc sửa lỗi <br />
sẽ nhẹ nhàng hơn cho học sinh và cho cả giáo viên. Cách thức đưa phần Tăng <br />
cường Tiếng Việt vào Tiết đọc thư viện gần như hòa lẫn vào nhau, phải cho <br />
học sinh cảm nhận là mình đang đọc nên giáo viên phải thật khéo léo chỉnh <br />
sửa cho học sinh để không làm mất hứng thú và sự tập trung đọc của học sinh <br />
cũng như đi đúng với mục tiêu của Tiết đọc thư viện.<br />
Học sinh được lựa chọn sách và đọc theo ý thích của mình, trả lời câu <br />
hỏi theo suy nghĩ, cảm nhận, không có một đáp án chung nào cho từng câu hỏi <br />
như các môn học khác nên học sinh thoải mái, nói tự nhiên theo cảm nhận <br />
riêng. Các em sẽ có phương pháp tự học tích cực, ý thức tự giác trong học tập <br />
<br />
<br />
16<br />
cao hơn và biết chọn lọc hình thức giải trí mang lại nhiều lợi ích nhất cho <br />
bản thân.<br />
Giáo viên chủ nhiệm làm tốt hơn công tác chủ nhiệm của mình thông <br />
qua Tiết đọc thư viện: Giáo dục được đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh; <br />
Rèn học sinh tính kỉ luật, làm việc khoa học; Củng cố mối quan hệ đoàn kết <br />
tốt đẹp, biết giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong lớp. Giáo viên và học <br />
sinh gần gũi, thân thiện với nhau hơn, học sinh có thể mạnh dạn chia sẻ, trao <br />
đổi cùng giáo viên về vấn đề học tập cũng như kĩ năng các em cần có trong <br />
cuộc sống. Giáo viên chủ nhiệm sẵn sàng là nhà tư vấn về tâm sinh lí cho các <br />
em có được những suy nghĩ và hành động đúng đắn nhất ở lứa tuổi này. <br />
Nhà trường huy động phụ huynh đóng góp xây dưng thư viên thân thiện, <br />
tổ chức cho phụ huynh có tâm huyết tham gia trang trí, sắp xếp thư viên hợp <br />
lí, thân thiện để phục vụ các em đọc. Mua thêm nhiều sách để làm phong phú, <br />
đa dạng nội dung các loại sách, đồ dùng thư viện,… để các em thích đến thư <br />
viên, yêu thư viện của mình hơn. <br />
Giáo viên phải là một tấm gương đọc sách, những người truyền cảm <br />
hứng đọc cho các em học sinh . Vận động cha mẹ học sinh tham gia đọc cùng <br />
con khi ở nhà. Thường xuyên nhắc nhở khích lệ, tạo điều kiện để các em <br />
được đọc, được khám thế giới qua các quyển sách. <br />
V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm<br />
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh <br />
lớp 5 dân tộc thiểu số qua Tiết đọc thư viện”, tôi đã bắt đầu thấy được sự <br />
thay đổi ở các học sinh của mình:<br />
Các em rất hứng thú mỗi khi đến Tiết đọc thư viện. Ngoài tiết học <br />
tập chính, đến giờ ra chơi, các em mạnh dạn xin phép nhân viên thư viện để <br />
được vào thư viện tìm đọc sách. Như vậy, thói quen đọ