Một số giải pháp chỉ đạo công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
..................................................................................................................................................................................................................................<br />
.<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC <br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………….……….<br />
…2<br />
1. Lý do chọn đề <br />
tài………………………………………………………….2<br />
2. Mục tiêu,nhiệm vụ của đề tài…………………………….….<br />
……………2<br />
II. GIẢI QUYẾT VẤN <br />
ĐỀ……………………………………………….3<br />
1. Cơ sở lí luận………………………………………………………………<br />
3<br />
2. Thực trạng của vấn đề nghiên <br />
cứu………………………………………..3<br />
3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn <br />
đề………………………….5<br />
3.1. Tổ chức xây dựng môi trường học tập thân thiện để tăng cường <br />
tiếng Việt……………..……………………………………………<br />
5<br />
3.2. Thực hiện chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ khi bước vào lớp <br />
1…………6<br />
3.3. Tạo nhiều cơ hội cho học sinh được giao tiếp tiếng <br />
Việt………….7<br />
3.4. Vận dụng đa dạng các hình thức tăng cường tiếng Việt cho học <br />
sinh…………………………………………………………………8<br />
3.5. Tổ chức “Giao lưu tiếng Việt của chúng <br />
em”……………………..9<br />
3.6. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên <br />
lớp………………………....10<br />
4. Tính mới của sáng kiến kinh nghiệm……………………………………<br />
11<br />
5. Kết quả khảo nghiệm của vấn đề nghiên <br />
cứu……………………………11<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ………………………….<br />
……...12<br />
1. Kết <br />
luận………………………………………………………………….12<br />
2. Kiến nghị…………………………………………………………...……<br />
13<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1 <br />
Một số giải pháp chỉ đạo công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
..................................................................................................................................................................................................................................<br />
.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Tất cả các trường tiểu học trên đất nước Việt nam đều chung một <br />
chương trình giáo dục và cùng thực hiện một cách đánh giá trên cơ sở chuẩn <br />
kiến thức kỹ năng cần đạt của học sinh. Và đều dạy học bằng tiếng phổ <br />
thông (tiếng Việt). Tuy thế điều kiện dạy học, đối tượng học sinh của mỗi <br />
trường không như nhau. Những trường thuộc vùng khó khăn, trường có nhiều <br />
học sinh dân tộc thiểu số thì khi đến trường các em chưa biết tiếng Việt như <br />
người Kinh, hoặc biết cũng chỉ có vốn tiếng Việt rất nghèo nàn, bởi đây là <br />
ngôn ngữ thứ hai của các em. <br />
Và trường Tiểu học Tình Thương cũng là một trường thuộc vùng đặc <br />
biệt khó khăn, 100% học sinh của trường là dân tộc thiểu số. Kỹ năng sử <br />
dụng tiếng Việt của các em chưa được tốt do đó việc tiếp thu kiến thức của <br />
các em gặp nhiều khó khăn và còn nhiều hạn chế dẫn đến chất lượng môn <br />
tiếng Việt nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung chưa được như mong <br />
muốn. Vậy làm thế nào để tăng cường tiếng Việt cho các em, để các em có <br />
được các kỹ năng nghe nói đọc viết đạt chuẩn, tự tin khi giao tiếp với thầy <br />
cô, bạn bè, cộng đồng bằng tiếng Việt, giúp các em chủ động tiếp thu kiến <br />
thức nhằm đạt chuẩn kiến thức kỹ năng theo yêu cầu. Là một cán bộ quản lý, <br />
tôi luôn trăn trở và tìm ra những giải pháp chỉ đạo tăng cường tiếng Việt cho <br />
học sinh làm cơ sở để các em học tốt tiếng Việt cũng như các môn học khác . <br />
Khi các em được tăng cường tiếng Việt, được bồi dưỡng tiếng Việt thì <br />
các em sẽ có kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tốt hơn. Có được vốn tiếng Việt đủ <br />
<br />
<br />
2 <br />
Một số giải pháp chỉ đạo công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
..................................................................................................................................................................................................................................<br />
.<br />
để nghe, hiểu thì việc giao tiếp hàng ngày và đặc biệt là quá trình tiếp thu bài <br />
của các em sẽ trở nên dễ dàng hơn. Trong thực tế giảng dạy cho thấy, những <br />
em học sinh dân tộc thiểu số trước khi bước vào trường tiểu học có được <br />
vốn tiếng Việt cơ bản rồi thì việc giao tiếp cũng như quá trình tiếp thu bài <br />
của những em này tốt hơn, không kém nhiều so với những em học sinh người <br />
Kinh. Với tầm quan trọng và cần thiết của việc tăng cường tiếng Việt cho <br />
học sinh dân tộc thiểu số nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cũng như rèn <br />
kỹ năng giao tiếp cho các em học sinh dân tộc thiểu số tại trường tiểu học <br />
Tình Thương nên tôi đã chọn đề tài "Giải pháp chỉ đạo công tác tăng cường <br />
tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số".<br />
Các giải pháp trong đề tài này tôi đã áp dụng tại đơn vị trong năm học <br />
2016 2017 , năm học 2017 2018 và năm học này tôi tiếp tục nghiên cứu, phát <br />
triển để hoàn thiện hơn và điều chỉnh một số giải pháp cũng như phát triển <br />
thêm một số giải pháp về tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc để đạt <br />
được hiệu quả tốt hơn<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Đề tài này đã đúc kết một số kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo <br />
giáo viên thực hiện các giải pháp tăng cường tiếng Việt nhằm nâng cao <br />
chất lượng môn Tiếng Việt nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục <br />
nói chung cho học sinh trường tiểu học Tình Thương, huyện Krông Ana<br />
Đề tài nghiên cứu, thống kê tổng hợp số liệu những thực trạng về <br />
chất lượng học sinh trong nhà trường, những thuận lợi, khó khăn của <br />
học sinh về chất lượng tiếng Việt, vốn tiếng Việt, kỹ năng giao tiếp. <br />
Tìm ra các giải pháp tối ưu nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh <br />
trong quá trình giảng dạy trên lớp và những hoạt động ngoài giờ lên lớp <br />
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.<br />
<br />
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
1. Cơ sở lí luận của vấn đề<br />
Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt(người Kinh) và là một trong <br />
những môn học quan trọng và cần thiết nhất ở bậc tiểu học. Học tiếng Việt <br />
giúp học sinh hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ. Thông qua môn tiếng <br />
Việt học sinh được hình thành cách giao tiếp, cách biểu lộ cảm xúc tình <br />
cảm.... Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ nhất của người Kinh nhưng là ngôn ngữ <br />
thứ hai của người dân tộc thiểu số. Với học sinh là người dân tộc thiểu số, <br />
việc tăng cường tiếng Việt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục là một trong <br />
những vấn đề đang được các cấp, các ngành, các trường học đặc biệt quan <br />
tâm. Tiếng Việt trong nhà trường tồn tại với hai tư cách: vừa là một môn học <br />
vừa là công cụ giao tiếp, học tập của học sinh. Do đó, trình độ tiếng Việt có <br />
<br />
3 <br />
Một số giải pháp chỉ đạo công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
..................................................................................................................................................................................................................................<br />
.<br />
vai trò và ảnh hưởng rất lớn đối với khả năng học tập các môn học khác của <br />
học sinh. <br />
Trong những năm vừa qua, Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số ở vùng <br />
sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn đã và đang <br />
được Đảng, Nhà nước và các địa phương quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở <br />
vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học. <br />
Tăng cường tiếng Việt là hoạt động giúp học sinh chưa biết hoặc biết <br />
nói ít tiếng Việt có thể học tập các môn học trong hệ thống giáo dục sử dụng <br />
tiếng Việt là ngôn ngữ chính xác. Tăng cường tiếng Việt là thường xuyên sử <br />
dụng tiếng Việt trong học tập, sinh hoạt, giao tiếp và trong mọi hoạt động. <br />
Tăng cường tiếng Việt là học sinh được nói , được trình bày bằng tiếng Việt <br />
trong các tiết học và quá trình giao tiếp. Tăng cường tiếng Việt là việc làm <br />
thường xuyên, liên tục của giáo viên, cộng đồng , nhằm giúp bồi dưỡng cho <br />
các em vốn tiếng Việt phong phú. Đây là việc làm hết sức quan trọng, góp <br />
phần giúp các em học tốt các môn học khác và thuận lợi trong việc lĩnh hội <br />
tri thức các cấp học tiếp theo và nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong <br />
nhà trường. <br />
<br />
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu<br />
Công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ltrong <br />
những năm qua luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Phòng <br />
GD&ĐT cũng như chính quyền địa phương. Đặc biệt 100% học sinh của nhà <br />
trường là dân tộc thiểu số nên Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm, chú trọng <br />
trong vấn đề này. Nhà trường luôn có kế hoạch chỉ đạo cụ thể đến đội ngũ <br />
giáo viên trong công tác giảng dạy cũng như công tác tăng cường tiếng Việt <br />
cho học sinh.Thực tế cho thấy tất cả học sinh của trường đều được tăng <br />
cường tiếng Việt trong các tiết học, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Một số học <br />
sinh có kỹ năng nghe nói đọc viết tiếng Việt rất tốt, có kỹ năng giao tiếp tự <br />
tin với thầy cô, bạn bè. Đội ngũ giáo viên nhà trường hầu hết có trình độ <br />
chuyên môn tốt, tâm huyết với nghề, thương yêu học sinh hết mực. Hoàn <br />
thành tốt nhiệm vụ được giao<br />
Bên cạnh những thuận lợi đó, cũng có những khó khăn nhất định: <br />
Trường tiểu học Tình Thương là một trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn <br />
của huyện Krông Ana. Địa bàn của trường gồm 3 buôn, đó là buôn Tuôr A, <br />
buôn Tuôr B, buôn Kala. 100% học sinh của trường là dân tộc thiểu số. Điều <br />
kiện của cộng đồng, cha mẹ học sinh còn hạn chế về trình độ, nhận thức, <br />
kinh tế nên việc phối kết hợp với giáo viên, nhà trường gặp nhiều trở ngại <br />
lớn. Cha mẹ phó mặc cho giáo viên, nhà trường trong việc giáo dục học sinh. <br />
Nhiều cha mẹ chưa ý thức được việc đi học chuyên cần, sẵn sàng cho con <br />
nghỉ học để theo lên nương rẫy, đi chăn bò,.... Nhiều cha mẹ không biết tiếng <br />
Việt nên khó có thể giao tiếp với cô. Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt <br />
<br />
4 <br />
Một số giải pháp chỉ đạo công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
..................................................................................................................................................................................................................................<br />
.<br />
của các em còn nhiều hạn chế, vốn tiếng Việt của các em không nhiều nên <br />
khó khăn trong vấn đề tìm hiểu bài, trả lời câu hỏi. Các em trả lời câu hỏi <br />
không đầy đủ, diễn đạt không rõ ràng, đọc sai dấu thanh, kỹ năng đặt câu, <br />
viết đoạn văn, bài văn còn hạn chế Các em chưa tự tin trong giao tiếp, còn <br />
nhút nhát, không mạnh dạn. Cuối năm học 2016 2017, qua khảo sát thực tế, <br />
kết quả về kỹ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trong nhà trường như <br />
sau:<br />
Có kỹ năng trong Kỹ năng sử dụng <br />
HS có kỹ năng sử <br />
việc sử dụng tiếng tiếng Việt còn hạn <br />
Tổng số dụng tiếng Việt <br />
Việt đáp ứng yêu chế chưa đáp ứng <br />
học sinh tố t<br />
cầu học tập yêu cầu học tập<br />
Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ<br />
248 40 16% 193 78% 15 6%<br />
<br />
Từ thực trạng như thế, để phát huy những mặt mạnh và khắc phục <br />
những hạn chế, nhằm từng bước hoàn thiện hơn trong việc tăng cường tiếng <br />
Việt cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tôi đã tiếp tục <br />
nghiên cứu, điều chỉnh và tìm thêm một số giải pháp chỉ đạo tăng cường <br />
tiếng Việt cho học sinh dân tộc trong năm học 2017 2018 và năm học 2018 <br />
2019. Những giải pháp này đã được áp dụng và thực hiện có hiệu quả tại <br />
đơn vị.<br />
<br />
3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
<br />
3.1. Tổ chức xây dựng môi trường học tập thân thiện để tăng cường <br />
tiếng Việt<br />
Để thực hiện tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số đạt <br />
,<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
hiệu quả thì việc xây dựng môi trường học tập thân thiện là bước quan trọng <br />
và cần thiết nhất. Môi trường học tập thân thiện gồm có hai phần: Môi <br />
trường vật chất (Phòng học) và môi trường tinh thần (thái độ của giáo viên <br />
trong sinh hoạt, học tập)<br />
3.1.1. Môi trường vật chất (Phòng học)<br />
Nhà trường có kế hoạch phát động hội thi trang trí phòng học thân <br />
thiện đến tất cả giáo viên chủ nhiệm của các lớp ngay từ đầu năm học. Và tổ <br />
chức chấm thi giữa các lớp. Đây là một trong các tiêu chí để xếp loại thi đua <br />
giáo viên cũng như lớp vào cuối năm học. Chỉ đạo giáo viên Mỹ thuật của <br />
trường phác chung một mô hình trang trí nhằm đảm bảo tính thẩm mĩ và <br />
mang tính giáo dục. Các góc chủ đạo trong trang trí các phòng học gồm: Góc <br />
<br />
<br />
5 <br />
Một số giải pháp chỉ đạo công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
..................................................................................................................................................................................................................................<br />
.<br />
nghệ thuật, góc ngôn ngữ, góc thiên nhiên, góc thư viện, góc nội quy, góc sản <br />
phẩm địa phương. ..Tất cả các góc này quy định về phần cứng còn trang trí ở <br />
từng góc thì mỗi giáo viên tự sáng tạo và có thể linh động thêm nhiều góc <br />
khác sinh động hơn, nhưng cũng lưu ý giáo viên không nên trang trí rườm rà , <br />
thiếu tính giáo dục. Khi xây dựng được môi trường phòng học thân thiện, <br />
“giàu ngôn ngữ” như thế thì học sinh sẽ có thêm nhiều cơ hội khác nhau để <br />
tăng cường tiếng Việt như cùng ngồi đọc sách, truyện tại góc thư viện, cùng <br />
nhau đọc các nội quy lớp học, cùng nhau nói tên các sản phẩm địa phương, <br />
cùng đọc bài văn hay, bài chữ đẹp của bạn, cùng được tham quan góc thiên <br />
nhiên, kể tên các loại cây, cùng xem lại hình ảnh lao động, vui chơi, văn nghệ <br />
của lớp,…Và đó cũng là những góc hỗ trợ giáo viên trong các giờ học rất <br />
nhiều nhằm tạo cho tiết học sinh động, hấp dẫn, nâng cao chất lượng tiết <br />
học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Góc thiên nhiên lớp 2A1 Hình 2: Góc thư viện lớp 3A2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6 <br />
Một số giải pháp chỉ đạo công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
..................................................................................................................................................................................................................................<br />
.<br />
Hình 3: Góc nội quy và học tập lớp 5A2<br />
3.1.2. Môi trường tinh thần<br />
Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi luôn đề cập đến vấn đề này; <br />
giúp cho giáo viên hiểu được môi trường tinh thần và luôn tạo được môi <br />
trường tinh thần tốt đối với các em học sinh của mình. Môi trường tinh thần <br />
có nghĩa là giáo viên là người tạo ra môi trường thân thiện để học sinh thấy <br />
được mình là người được thầy cô chào đón mỗi khi đến lớp, đến trường. Các <br />
em vào lớp luôn nhận được sự thân thiện cởi mở của thầy cô. Thầy cô thân <br />
thiện mỉm cười chào đón bằng cách đáp lại lời chào của các em. Trong mỗi <br />
giờ học cũng như các hoạt động khác, thầy cô luôn tạo môi trường thân thiện, <br />
tất cả học sinh đều được tôn trọng và bình đẳng, không đe dọa, không chê bai <br />
học sinh dù các em trả lời chưa đúng, luôn phải động viên khuyến khích các <br />
em dù các em chỉ trả lời được một ý hoặc làm được một việc rất nhỏ để từ <br />
đó các em có được niềm tin khi đến lớp và có niềm tin khi tham gia học tập. <br />
Giáo viên chào đón các em và tạo cho mỗi em một vị trí bình đẳng trong lớp <br />
học, dù các em có thẻ nghèo, có thể khó khăn trong học tập, tuyệt đối không <br />
phân biệt đối xử. Giáo viên cần đối xử bình đẳng không nên đe dọa hoặc đưa <br />
ra những lời nhận xét gay gắt, thô bạo bởi học sinh có các quyền, trong đó có <br />
quyền được đối xử công bằng và không bị hành hạ về thân thể và tinh thần. <br />
Khi các em có được niềm tin thật sự thì các em cảm thấy “Mỗi ngày đến <br />
trường là một ngày vui” .Từ đó các em sẽ đi học chuyên cần và tích cực học <br />
tập hơn. Như vậy các em có cơ hội tăng cường tiếng Việt và bồi dưỡng <br />
tiếng Việt tốt hơn.<br />
3.2. Thực hiện Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ bước vào lớp 1<br />
Đối với học sinh lớp 1, việc chuẩn bị tiếng Việt cho các em trước khi <br />
vào lớp 1 là việc làm rất cần thiết. Giúp các em nhận diện được các chữ cái, <br />
chữ số, hiểu được một số câu từ đơn giản để các em giao tiếp với thầy cô, <br />
bạn bè, biết được một số hoạt động cũng như nề nếp học tập, biết được tư <br />
thế ngồi đọc, ngồi viết, cách cầm bút, cầm phấn, biết vòng tay, xin phep cô <br />
vào lớp, ra chơi,…Như vậy các em được chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để bước <br />
vào lớp Một và thực hiện được mục tiêu của hoạt động giáo dục<br />
Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1 được tổ chức khoảng <br />
một tháng vào dịp cuối hè. Để việc Chuẩn bị tiếng Việt có hiệu quả, tôi đã <br />
xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên thực <br />
hiện. Kể hoạch được triển khai kịp thời đến tất cả các thành viên trong Hội <br />
đồng sư phạm vào buổi họp hội đồng cuối năm học. Phối kết hợp với các tổ <br />
chức đoàn thể, cấp ủy, ban tự quản ba buôn, Đoàn thanh niên, Phụ nữ để <br />
cùng phối hợp và vận động học sinh ra lớp<br />
Chương trình chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ được thực hiện theo tài liệu: <br />
“Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em trước tuổi đến trường” của Bộ GD&ĐT. Tài <br />
<br />
7 <br />
Một số giải pháp chỉ đạo công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
..................................................................................................................................................................................................................................<br />
.<br />
liệu này gồm 60 bài với 180 tiết. Tôi chỉ đạo giáo viên căn cứ vào đối tượng <br />
học sinh, thời lượng để lựa chọn nội dung trong tài liệu phù hợp, từ đó xây <br />
dựng kế hoạch, chương trình cụ thể cho từng lớp mình phụ trách. Kế hoạch <br />
được phê duyệt và đưa vào thực hiện<br />
Ví dụ: Chương trình Chuẩn bị tiếng Việt trong thời gian khoảng 1 <br />
tháng với phân bố 3 buổi/tuần, như vậy thực hiện được khoảng 12 buổi. Tôi <br />
chỉ đạo, định hướng cho giáo viên được phân công thực hiện chọn 12 bài có <br />
nội dung mang tính thực tiễn nhất, sát với đối tượng học sinh nhất như các <br />
nội dung: Làm quen với các nét cơ bản, các chữ cái, chữ số. Tư thế ngồi viết, <br />
cầm bút, cầm phấn; các nề nếp học tập như xin phép cô vào lớp, ra ngoài, ra <br />
chơi; các kỹ năng giơ bảng, cất bảng, lấy sách, cất sách,…<br />
<br />
3.3. Vận dụng đa dạng các hình thức tăng cường tiếng Việt cho học <br />
sinh <br />
Chỉ đạo giáo viên khối lớp Một thực hiện phương án tăng thời lượng <br />
dạy học môn Tiếng Việt từ 350 tiết thành 500 tiết.Với chương trình hiện <br />
hành, mỗi bài tiếng Việt học hai tiết, nhưng thực hiện phương án này thì dạy <br />
3 tiết/bài,tiết thứ ba nhằm củng cố luyện đọc học sinh<br />
Chỉ đạo giáo viên chủ động thực hiện điều chỉnh thời lượng dạy các <br />
môn khác để ưu tiên cho dạy tiếng Việt và Toán. Có nghĩa là, trong một buổi <br />
sáng có 4 tiết gồm Toán, Thể dục, đạo đức, Tập đọc. Mỗi tiết trung bình 35 <br />
40 phút, tôi chỉ đạo giáo viên điều chỉnh thời gian dạy môn Thể dục, đạo đức <br />
khoảng 30 phút, thời gian còn lại để tập trung dạy Tập đọc và Toán cho học <br />
sinh<br />
Chỉ đạo giáo viên thực hiện dạy phân hóa đối tượng học sinh và dạy <br />
học lấy học sinh làm trung tâm. Khi thực hiện một tiết dạy, giáo viên phải <br />
biết mình dạy ai, dạy cái gì, thiết kế nội dung bài dạy theo sở trường năng <br />
lực của từng đối tượng học sinh. Trong mỗi giờ học, tất cả học sinh đều <br />
được học và không để bất kỳ học sinh nào đứng ngoài lề lớp học. Học sinh <br />
được tham gia hoạt động, được trình bày và được nhận xét, đánh giá bài của <br />
bạn.<br />
Ví dụ: Trong một tiết Tập đọc, 100% học sinh phải được tham gia đọc. <br />
bạn đọc tốt có thể đọc đoạn, cả bài. Bạn đọc yếu có thể chỉ đọc một câu. <br />
Trong tìm hiểu nội dung bài, bạn học tốt có thể trả lời hoàn chỉnh cả câu hỏi <br />
nhưng bạn học chưa tốt chỉ có thể trả lời một ý ngắn<br />
Chỉ đạo giáo viên thực hiện tích hợp tăng cường tiếng Việt cho học <br />
sinh vào tất cả các môn học, hoạt động giáo dục và trong từng hoạt động, <br />
trong suốt tiến trình của tiết dạy. Thực hiện tăng cường tiếng Việt cho học <br />
sinh ở mọi lúc, mọi nơi.<br />
<br />
<br />
<br />
8 <br />
Một số giải pháp chỉ đạo công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
..................................................................................................................................................................................................................................<br />
.<br />
Ví dụ: Trong giờ dạy Toán, các yêu cầu của bài tập giáo viên phải gọi <br />
học sinh đọc. Khi thực hiện các phép tính cần tăng cường tiếng Việt bằng <br />
cách cho học sinh trình bày cách thực hiện phép tính đó hoặc khi giải xong bài <br />
toán, giáo viên gọi nhiều học sinh nối tiếp đọc lại bài giải trước lớp<br />
Chỉ đạo giáo viên tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết <br />
học gần gũi với đời sống các em. Tận dụng tối đa tranh minh họa và đồ dùng <br />
dạy học, sử dụng các vật thật để giải nghĩa từ,tránh giải thích dài dòng vì <br />
vốn từ Tiếng Việt của các em còn hạn chế<br />
Ví dụ: Khi dạy học vần bài 30: “ua ưa”; có từ “cua bể”, “cà chua”,…<br />
Giáo viên cần nghiên cứu trước để có sự chuẩn bị vật thật con cua, quả cà <br />
chua<br />
Chỉ đạo đội ngũ giáo viên làm tốt công tác duy trì sĩ số. Nắm bắt sĩ số <br />
học sinh hàng ngày trên lớp, tìm hiểu nguyên nhân học sinh nghỉ học có biện <br />
pháp phối kết hợp với nhà trường, gia đình, đoàn thể để động viên các em đi <br />
học đều nhằm tiếp thu kiến thức được liên tục để đạt được chuẩn kiến thức <br />
kỹ năng lớp học và cơ hội được tăng cường tiếng Việt nhiều hơn.<br />
3.4. Tạo nhiều cơ hội để học sinh được giao tiếp tiếng Việt<br />
Nhằm mục đích rèn kỹ năng nghe nói đọc viết tiếng Việt cho các em <br />
học sinh dân tộc thì nhiệm vụ quan trọng và hàng đầu của giáo viêng là hoạt <br />
động tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt cho học sinh. Tôi luôn quan <br />
tâm đến vấn đề này. Tôi chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt việc tạo cơ hội tối <br />
đa để học sinh được giao tiếp bằng tiếng Việt khi ở trường . Tạo cho các em <br />
thói quen chào hỏi, giao tiếp với thầy cô, bạn bè bằng tiếng Việt, hạn chế tối <br />
đa sử dụng tiếng mẹ đẻ tại trường, kể cả giờ ra chơi, giáo viên nhắc nhở <br />
học sinh phải sử dụng tối đa bằng tiếng Việt trong giao tiếp với bạn bè. <br />
Trong giờ học, giờ sinh hoạt tập thể giáo viên thường xuyên đặt câu hỏi để <br />
tạo cơ hội cho các em trả lời câu hỏi một cách đầy đủ nhất. Do vốn tiếng <br />
Việt các em hạn chế nên các em hay có câu trả lời cộc lốc, không đầy đủ, <br />
thiếu chủ ngữ nên giáo viên phải chỉnh sửa và hướng dẫn cho các em trả lời <br />
đầy đủ và rõ tiếng Việt. Đây là việc làm cần thiết giáo viên không thể bỏ <br />
qua. Ngoài ra còn hướng dẫn học sinh tự đặt câu hỏi cho bạn, cách xưng hô <br />
với thầy cô,bạn bè,người lớn tuổi.<br />
Tạo nhiều môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt ở gia đình và cộng <br />
đồng:<br />
Ở môi trường gia đình, chỉ đạo giáo viên nhắc nhở học sinh và cha mẹ <br />
học sinh trong các buổi họp phụ huynh cần tổ chức cho mỗi học sinh góc học <br />
tập. Đặc biệt sử dụng tranh ảnh, báo, truyện đặt ở góc học tập để hỗ trợ <br />
việc bồi dưỡng, tăng cường tiếng Việt cho các em. Nhắc nhở các em dành <br />
thời gian hợp lý để xem ti vi, đọc truyện và đưa nội dung nghe được, đọc <br />
được để trao đổi với bạn bè,người thân trong gia đình bằng tiếng Việt.<br />
<br />
9 <br />
Một số giải pháp chỉ đạo công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
..................................................................................................................................................................................................................................<br />
.<br />
Ở môi trường cộng đồng, tôi chủ động vận động cộng đồng giao tiếp <br />
với các em bằng tiếng Việt thông qua việc phối hợp với ban tự quản, cấp ủy <br />
ba buôn, hội phụ nữ. Đối với Đoàn thanh niên tôi phối hợp thông qua buổi Lễ <br />
tổng kết năm học, bàn giao học sinh về địa phương tôi trực tiếp trao đổi với <br />
các anh chị là Bí thư Đoàn của ba buôn về việc xây dựng kế hoạch hoạt <br />
động hè để tổ chức sân chơi cho các em trong thời gian nghỉ hè. Đồng thời <br />
nhờ các anh chị tạo cơ hội cho các em giao tiếp bằng tiếng Việt, hạn chế <br />
việc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong các buổi sinh hoạt hè để vốn tiếng việt của <br />
các em được bồi dưỡng, được tăng cường trong hai tháng nghỉ hè. Có như <br />
thế thì vốn tiếng Việt của các em được bồi dưỡng, được tăng cường thường <br />
xuyên<br />
<br />
3.5. Tổ chức “ Giao lưu tiếng Việt giữa các khối lớp”<br />
Chương trình "Giao lưu tiếng việt của chúng em" là một hoạt động rất <br />
ý nghĩa và thiết thực đối với học sinh dân tộc thiểu số, nhằm khơi dậy ở các <br />
em học sinh dân tộc lòng ham thích tiếng việt, yêu quý trân trọng bản sắc văn <br />
hóa dân tộc. Thông qua giao lưu giúp cho học sinh có cơ hội được giao lưu <br />
tiếng Việt, hình thành kĩ năng sử dụng tiếng Việt và tình yêu tiếng Việt, phát <br />
huy kỹ năng nghe nói, đọc, viết và khả năng diễn thuyết của các em học sinh <br />
dân tộc. Giao lưu còn tạo cho các em sân chơi lý thú, không khí vui tươi "Học <br />
mà chơi, chơi mà học".<br />
Hàng năm, nhà trường đã tổ chức giao lưu tiếng Việt giữa các lớp trong <br />
khối với nhau. Nội dung giao lưu phong phú như hát, múa, hò, vè, đọc thơ, thi <br />
làm bài tiếng Việt, diễn thuyết theo chủ đề,… Nhà trường ban hành kế hoạch <br />
sớm, nội dung kế hoạch cụ thể nên các lớp đã xây dựng kế hoạch tập luyện, <br />
đầu tư bài bản, do đó buổi Giao lưu tiếng Việt của năm học nào cũng thành <br />
công tốt đẹp và thật sự có ý nghĩa to lớn đối với các em học sinh dân tộc. Các <br />
em đã thật sự được bổ sung vốn tiếng Việt và phát triển kỹ năng sử dụng <br />
vốn tiếng Việt của mình rất nhiều qua các phần thi, giúp cho các em rất <br />
nhiều trong giao tiếp cũng như trong học tập.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10 <br />
Một số giải pháp chỉ đạo công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
..................................................................................................................................................................................................................................<br />
.<br />
Hình 1: Phần thi giao lưu đồng đội lớp 5A1 Hình 2: Phần thi năng khiếu lớp <br />
5A2<br />
<br />
3.6. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp <br />
Là một trường ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện còn gặp nhiều khó khăn <br />
nhưng tôi đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp <br />
và xem đây là điều kiện thuận lợi để các em có được những khoảng thời gian <br />
hoạt động vui chơi tập thể giúp các em mạnh dạn, tự tin và có cơ hội để bồi <br />
dưỡng vốn tiếng Việt một cách hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo <br />
dục. Đầu năm học, tôi xây dựng kế hoạch cụ thể cho các đoàn thể, khối lớp <br />
thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đặc biệt là chị Tổng <br />
phụ trách đội của trường phải tổ chức sinh hoạt với hình thức phong phú, đa <br />
dạng. Kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp của TPTĐ được thảo <br />
luận, phê duyệt rồi mới gửi đến anh chị phụ trách và triển khai thực hiện. Có <br />
quyết định, kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ <br />
trách các nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp như Hội thi văn nghệ, thi nghi <br />
thức, thi thể dục thể thao, trò chơi dân gian, thi vẽ tranh,…Nhà trường đã chỉ <br />
đạo cho TPTĐ đưa các trò chơi dân gian vào chương trình sinh hoạt Đội và <br />
sao Nhi đồng. Tổng phụ trách đội cùng với giáo viên chủ nhiệm các lớp đã <br />
chọn lựa nhiều trò chơi liên quan đến việc hình thành và phát triển ngôn ngữ <br />
tiếng Việt cho học sinh dân tộc. Trong tất cả các trò chơi đều bắt buộc học <br />
sinh sử dụng ngôn ngữ tiếng phổ thông<br />
Qua việc sinh hoạt với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, tạo cho các <br />
em một sân chơi bổ ích, các em được tham gia rất nhiều trò chơi hấp dẫn nên <br />
đã lôi cuốn được các em, giúp các em thêm ham muốn được đến trường và <br />
tạo điều kiện để phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho mình.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11 <br />
Một số giải pháp chỉ đạo công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
..................................................................................................................................................................................................................................<br />
.<br />
Hình 1: Giao lưu trò chơi dân gian dịp lễ 26/3.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: Hội diễn văn nghệ chào mừng Hình 3: Ngày hội thiếu nhi vui khỏe<br />
ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.<br />
4. Tính mới của giải pháp<br />
Sáng kiến kinh nghiệm đã đưa ra các giải pháp để chỉ đạo giáo viên <br />
thực hiện tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường tiểu <br />
học Tình Thương trong năm học 2016 2017. Tuy nhiên công tác tăng cường <br />
tiếng Việt cho học sinh vẫn chưa đạt được kết quả như ý. Năm học 2017 <br />
2018, và năm học 2018 2019, tôi tiếp tục nghiên cứu áp dụng, điều chỉnh các <br />
giải pháp và đưa ra một số giải pháp mới . Có thể những giải pháp này có <br />
những đồng nghiệp đã đưa ra nhưng đối với tôi là mới và thực hiện mang lại <br />
hiệu quả tại đơn vị. Đó là: Giải pháp chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ trước khi <br />
vào lớp 1; giải pháp tạo nhiều cơ hội để học sinh được giao tiếp bằng tiếng <br />
Việt; và giải pháp vận dụng đa dạng các hình thức tăng cường tiếng Việt <br />
cho học sinh.Tạo” môi trường tinh thân” tốt để chào đón các em mỗi ngày <br />
đến trường. Các giải pháp này tôi đã áp dụng tại Trường Tiểu học Tình <br />
Thương trong chỉ đạo giáo viên thực hiện tăng cường tiếng Việt cho học sinh <br />
trong suốt năm học 2017 2018 cho đến bây giờ. Các giải pháp này đã được <br />
đội ngũ giáo viên áp dung đồng bộ và đem lại kết quả tốt. Các giải pháp này <br />
có thể các đơn vị khác cũng đã vận dụng nhưng cách vận dụng có thể khác <br />
nhau. Tôi hi vọng các giải pháp này được nhân rộng để các đơn vị có học sinh <br />
là dân tộc như trường tôi cũng vận dụng và đem lại hiểu quả nhằm nâng cao <br />
chất lượng học tiếng Việt nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12 <br />
Một số giải pháp chỉ đạo công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
..................................................................................................................................................................................................................................<br />
.<br />
5. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm .<br />
<br />
Chỉ đạo giáo viên vận dụng những giải pháp trên về tăng cường tiếng <br />
Việt cho học sinh đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại <br />
trường Tiểu học Tình Thương. Chất lượng học sinh được nâng lên theo <br />
hàng năm, tỉ lệ ngồi sai lớp không còn. Đội ngũ giáo viên đã thấy được <br />
hiệu quả của việc tăng cường tiếng Việt trong quá trình nâng cao chất <br />
lượng giáo dục nên đã tích cực vận dụng và tiếp tục tìm thêm những <br />
giải pháp mới có hiệu quả để áp dụng vào quá trình giáo dục học sinh. <br />
Gia đình, cộng đồng đã có ý thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp <br />
hàng ngày với con em nên các em có thêm cơ hội bồi dưỡng vốn tiếng <br />
Việt cho bản thân. Từ năm học 2017 2018 đến nay chất lượng giáo <br />
dục của nhà trường được nâng lên rõ rệt. Kỹ năng đọc viết của học <br />
sinh được nâng cao. Các em đọc lưu loát, rõ lời, rõ dấu, nghe viết tốt, <br />
100% học sinh của trường đọc viết được. Chất lượng lưu ban cuối <br />
năm học 2017 2018 còn 1,6%; tỉ lệ học sinh được khen thưởng chiếm <br />
42%. Kỹ năng trả lời câu hỏi của học sinh lưu loát hơn, hiểu câu hỏi cô <br />
giáo đặt ra nhanh hơn. Trong giờ học các em sôi nổi phát biểu xây dựng <br />
bài, trình bày bài làm lưu loát, rõ dấu. Đặc biệt kỹ năng giao tiếp của <br />
các em có nhiều thay đổi. Các em không chỉ tự tin giao tiếp vui đùa với <br />
các cô giáo mà đối với tôi các em cũng tự tin, mạnh dạn chào hỏi, trình <br />
bày ý kiến<br />
<br />
Kết quả về kỹ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh sau một năm áp <br />
dụng các giải pháp đưa ra trong đề tài, cụ thể kết quả khảo nghiệm <br />
vào cuối năm học 2017 2018 như sau:<br />
<br />
Có kỹ năng trong Kỹ năng sử dụng <br />
Tổng số HS có kỹ năng <br />
việc sử dụng tiếng tiếng Việt còn hạn <br />
học sinh sử dụng tiếng <br />
Việt đáp ứng yêu chế chưa đáp ứng <br />
toàn trường Việt tốt<br />
cầu học tập yêu cầu học tập<br />
Tổng <br />
Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ<br />
264 số<br />
64 24% 194 73,6% 6 2.4%<br />
Thông qua kết quả khảo nghiệm, bản thân tôi đã nắm chắc được vấn <br />
đề mà đề tài nghiên cứu. Từ đó, tôi đã đưa ra các giải pháp phù hợp. Đề tài có <br />
tác động tích cực đến ý thức của đội ngũ giáo viên nhà trường trong công tác <br />
tăng cường tiếng Việt cho học sinh. Các giải pháp này mang tính thực tiễn <br />
cao có thể áp dụng cho các trường tiểu học có học sinh dân tộc thiểu số<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13 <br />
Một số giải pháp chỉ đạo công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
..................................................................................................................................................................................................................................<br />
.<br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Để nâng cao chất lượng dạy và học phụ thuộc rất nhiều yếu tố song <br />
đối với các trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số, việc tăng cường tiếng <br />
Việt cho học sinh là một việc làm hết sức quan trọng. Đây là một việc làm <br />
liên tục, xuyên suốt trong quá trình dạy học. Để thực hiện tốt các giải pháp <br />
tăng cường tiếng Việt nói trên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nhà <br />
trường cần thực hiện tốt một số vấn đề sau: <br />
Lãnh đạo nhà trường, các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn phải có kế <br />
hoạch hoạt động cụ thể. Đội ngũ giáo viên phải thực sự nhiệt tình, tâm <br />
huyết, có tinh thần tự học, thiết kế những tiết học sôi nổi, hấp dẫn, nhà <br />
trường định hướng nội dung các modul bồi dưỡng thường xuyênvà giáo viên <br />
biết lựa chọn nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân phù hợp với thực <br />
tiễn. Tổ chức và tạo điều kiện cho giáo viên tích cực dự giờ thăm lớp, rút <br />
kinh nghiệm. Chỉ đạo các tổ chuyên môn sinh hoạt và tập trung trao đổi về <br />
việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong <br />
công tác tăng cường tiếng Việt. Thực hiện việc tăng cường tiếng Việt cho <br />
học sinh ở mọi lúc, mọi nơi, xuyên suốt trong tất cả các môn học và hoạt <br />
động giáo dục. Chỉ đạo Đội thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ <br />
lên lớp phong phú, đa dạng về nội dung, hình thức, kết hợp chặt chẽ với cha <br />
mẹ học sinh nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các em học ở nhà và <br />
thường xuyên sử dụng tiếng phổ thông trong việc giao tiếp ở nhà và ở cộng <br />
đồng. <br />
Gia đình và cộng đồng là môi trường quan trọng trong việc giúp các em <br />
bồi dưỡng vốn tiếng Việt của mình. Đặc biệt trong dịp hè, Đoàn Thanh niên <br />
nên thường xuyên tạo cho các em những sân chơi bổ ích giúp cho các em có <br />
được những ngày hè vui tươi, bổ ích và tạo điều kiện nâng cao vốn tiếng <br />
Việt của mình.<br />
<br />
2. Kiến nghị<br />
Đối với Phòng GD&ĐT: Cần tổ chức các chuyên đề liên quan đến <br />
tăng cường tiếng Việt cho học sinh<br />
Đối với nhà trường: Tăng cường tổ chức các hoạt động chuyên môn <br />
nhằm bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Tăng cường <br />
công tác kiểm tra về tăng cường tiếng Việt cho học sinh<br />
Trên đây là một số giải pháp chỉ đạo tăng cường tiếng Việt cho học <br />
sinh dân tộc thiểu số tại trường tiểu học Tình Thương của bản thân tôi. Rất <br />
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để sáng kiến kinh <br />
nghiệm hoàn thiện hơn.<br />
<br />
<br />
14 <br />
Một số giải pháp chỉ đạo công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số<br />
..................................................................................................................................................................................................................................<br />
.<br />
Dray Sáp,ngày 22 tháng 4 năm 2019<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
Doãn Thị Hồng Thiên<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG<br />
<br />
………………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………………<br />
<br />
P.CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
( Kí tên và đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15 <br />