SKKN: Rèn kĩ năng nghe nói cho học sinh lớp 3 qua phân môn Tập làm văn
lượt xem 85
download
Sáng kiến “Rèn kĩ năng nghe nói cho học sinh lớp 3 qua phân môn Tập làm văn” giúp giáo viên nắm vững đặc điểm nghe nói của học sinh lớp 3 và những yêu cầu về kĩ năng nghe nói đặt ra cho học sinh lớp 3. Nắm vững nội dung luyện nghe nói trong phân môn Tập làm văn. Đưa ra một số biện pháp dạy học thích hợp cho việc luyện nghe nói. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Rèn kĩ năng nghe nói cho học sinh lớp 3 qua phân môn Tập làm văn
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN KĨ NĂNG NGHE NÓI CHO HỌC SINH LỚP 3 QUA PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN Họ và tên: Nguyễn Thị Thoả Chức vụ: P. Hiệu trưởng
- Phần mở đầu I. Lí do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết” Con người tồn tại trong thế giới này có thể thiếu nhiều thứ nhưng không thể thiếu giao tiếp”, điều đó thể hiện giao tiếp đóng một vai trò hết sức quan trọng. Do đó việc rèn luyện kĩ năng nghe nói cho học sinh tiểu học, nhằm giúp các em có năng lực dùng Tiếng Việt để học tập , để giao tiếp bằng lời nói trong môi trường hoạt động lứa tuổi là một trong những mục tiêu của chương trình Tiếng việt 2009 - 1010. Để thực hiện tốt mục tiêu này mỗi phân môn của Tiếng việt có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng sử dụng Tiếng việt trên bình diện lời nói. tuy nhiên nhiệm vụ này được tập trung hơn cả ở phân môn Tập làm văn. Phân môn tập làm văn tiếp nói một cách tự nhiên các bài học khác nhau của môn Tiếng Việt từ tập đọc, chính tả, ngữ pháp.. Nhằm giúp học sinh có năng lực tạo lập và sản sinh ngôn bản. Đồng thời nó rèn luyện kĩ năng nghe nói đọc, viết cho học sinh đóng vai trò hết sức quan trọng. Chương trình tập làm văn lớp 3 đã đẩy mạnh phát triển kĩ năng nghe nói thông qua hệ thống bài tập, chủ yếu là dạng bài: nghe và kể lại câu chuyện; thảo luận nhóm, tổ chức cuộc họp... Vậy luyện nghe nói cho học sinh thế nào để hiệu quả? Làm thế nào để định hướng, hướng dẫn học sinh tự mình khám phá ra chân lí. tự mình tìm ra kiến thức...? Tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Rèn kĩ năng nghe nói cho học sinh lớp 3 qua phân môn tập làm văn”, để hiểu rõ hơn về chướng trình Tập làm văn 3, đồng thời tìm ra một số biện pháp rèn kĩ năng nghe nói cho học sinh nhằm phục vụ cho quá trình chỉ đạo giảng dạy phân môn này. II. Lịch sử vấn đề: Nghiên cứu, khảo sát thực trạng dạy học nói chung và dạy học luyện nghe nói riêng cũng như các ý kiến nhận xét chương trình sách giáo khoa hiện hành là một vấn đê không hoàn toàn mới lạ. Một số bài viết ở Tạp chí giáo dục. giáo dục tiều học của Bộ giáo dục và đào tạo đã đề cập đến một số vấn đề về sách giáo khoa Tiểu học ( Chương trình mới) Trong bài “ Cách mạng về phương pháp sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho giáo dục ở thời đại mới mới” bài báo viết “ Muốn đào tạo con người khi vào đời là con người tự chủ năng động thì phương pháp dạy học phải hướng vào việc khơi dậy rèn luyện và phát triển khả năng nghĩ và làm một cách tự chủ, năng động và sáng tạo ngay trong lao động và học tập ở nhà trường” hay “ Thầy giáo không còn là người truyền đạt kiến thức có sãn mà làm người định hướng, hướng dẫn cho học sinh tự mình khám phá ra chân lí kiên thức mới…. Nguyễn Trí trong cuốn “ Dạy và học Tiếng việt ở Tiểu học theo chương trình mới” có bàn về vấn đề rèn luyện 4 kĩ năng: nghe, nói , đọc, viết cho học
- sinh. Tác giả cho rằng việc rèn luyện 4 kĩ năng này là cần thiết, không nên xem nhẹ kĩ năng nào. Đào Ngọc trong cuốn “ Rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng việt đã bàn vê việc rèn luyện kĩ năng nghe, kĩ năng nói, kĩ năng viết và kĩ năng đọc, đã đưa ra một số điều kiện và công tác chuẩn bị cho việc rèn luyện kĩ năng nghe, nó,i đọc, viết. Báo giáo dục thời đại có bài viết “ rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 3 qua phân môn Tập làm văn” đã đánh giá về những ưu thế về việc luyện kĩ năng nói cho học sinh và đề xuất một số ý kiến phục vụ cho quá trình giảng dạy của giáo viên. Tuy nhiên những bài viết trên đang dừng lại ở một mặt nào đó, chưa đi sâu vào nghiên cứu việc rèn luyện kĩ năng nghe nói cho học sinh lớp 3 qua phân môn Tập làm văn một cách toàn diện. Nhưng đó là nhứng tài liệu có tính chất gợi mở cho chúng ta có thểm dữ liệu để nghiên cứu đê tài. III. Đối tượng nghiên cứu: - Hệ thống bài tập trong sách giáo khoa phân môn Tập làm văn. - Phương pháp dạy học rèn kĩ năng nghe - nói cho học sinh lớp 3 qua phân môn Tập làm văn. IV. Mục đích nghiên cứu: - Nắm vững đặc điểm nghe nói của học sinh lớp 3 và những yêu cầu về kĩ năng nghe nói đặt ra cho học sinh lớp 3. - Nắm vững nội dung luyện nghe nói trong phân môn Tập làm văn. - Đưa ra một số biện pháp dạy học thích hợp cho việc luyện nghe nói. - Giúp bản thân nắm vững chương trình nội dung luyện nghe nói để vận dụng vào việc chỉ đạo giảng dạy phân môn này . V. Nhiệm vụ nghiên cứu: 1. Tìm hiều sơ sở lí luận của đề tài. 2- Rèn luyện kĩ năng nghe nói cho học sinh lớp 3 quan phân môn Tập làm văn . VI. Phương pháp nghiên cứu: -Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nhằm tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài. - Phương pháp quan sát, đánh giá. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm và nhiều phương pháp khác. VII. Cấu trúc đề tài: Gồm 2 chương: Chương I: Cơ sở lí luận 1. Hoạt động nghe nói của học sinh Tiểu học 2. Đặc điểm nghe nói của học sinh lớp 3. 3. Vị trí, vai trò của phân môn Tập làm văn. Chương II: Cơ sở thực tiễn: Rèn kĩ năng nghe nói cho học sinh lớp 3 qua phân môn Tập làm văn. 1. Tổng quan về chương trình Tập làm văn 3
- 2. Rèn kĩ năng luyện nghe nói cho học sinh lớp 3 qua phân môn Tập làm văn. 3.. Một số biện pháp rèn kỹ năng nghe nói cho học sinh lớp 3 Phần nội dung Chương I: Cơ sở lí luận và các vấn đề có liên quan đến đề tài. I.Hoạt động nghe, nói của học sinh tiểu học: 1. Hoạt động nghe nói: a. Hoạt động nói: Nói là hoạt động phát tin nhờ sử dụng bộ máy phát âm. Đầu tiên người nói phải xác định được nôi dung lời nói. lựa chọn ngôn ngữ để diễn tả nội dung đó. Sau đó người nói sử dụng bộ máy phát âm để truyền đi lới nói đã được xác định. Từ đặc điểm kiểu giao tiếp, người nói đến hai dạng nói : “ Đối thoại và độc thoại”. Mỗi loại có những đặc điểm riêng. Đối thoại: là dạng nói thường được sử dụng trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Trong các dạng nói, đối thoại được sử dụng nhiều hơn cả. Đó là dạng nói trong đó có sự chuyển đổi vai. lúc này là người nói, lúc sau lại là người nghe. Sự chuyển đổi vai nói - nghe, nghe- nói như vậy tạo nên hoạt động đối thoại. Trong đối thoại phát ngôn của người nói mở đầu đối thoại thường mang tính chất tác động, kích thích. Những vấn đề được nêu ra ở phát ngôn này là cơ sở để tạo ra hàng loạt những phát ngôn tiếp sau những lời đối thoại khác. Sự nối tiếp ý giữa các lời đối thoại tạo nên sự mạch lạc, chặt chẻ cho nội dung. Nếu giữa các lời đối thoại không có sự liên tục về ý, lời thoại sau không tiếp tục ý trong lời thoại trước và lời thoại trước không phải là tiền đề là kích thích của lời thoại sau thì cuộc đối thoại sẽ trở nên rời rạc, tẻ nhạt và dễ dàng rơi vào tình trạng “ dây cà, dây muống”. Trong đối thoại người ta thường sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, giọng cười..hổ trợ. Trong nhiều trường hợp các yếu tố phi ngôn ngữ giúp người nghe hiểu chính xác, đúng đắn ý người nói và có tác dụng hấp dẫn người nghe. *Độc thoại: Thường diễn ra giữa hai hay nhiều người tham gia giao tiếp, nhưng trong đó chỉ có một người nói, còn người khác giữ vai trò là người nghe, người tiếp nhận thông tin. Người độc thoại thường giữ vai trò chủ động trong việc lựa chọn nội dung, định hướng nói, trong việc xác định phương pháp nói. Song người nghe, bằng cách phản ứng của mình, cũng có tác động ít nhiều đến người nói. Người nói khôn ngoan cần đón nhận các phản ứng này để sữa đổi nội dung hoặc cách nói cho phù hợp.Lời độc thoại thường diễn ra liên tục. Do đó người nói ít có thời gian ngừng nghỉ để chuẩn bị. Điều này đòi hỏi người nói phải chuẩn kỹ nội dung cần nói. Nếu không chuẩn bị chu đáo sẽ dẫn tới tình trạng nói lộn xộn hoặc luốn cuống không nói được. Người đọc
- thoại cũng có thể dùng các yếu tố phù trợ như: ánh mắt, điệu bộ, cử chỉ. Điều cần nhớ là không nên lạm dụng để tự biến thành “ anh hề” vụng về trên sân khấu. Dạng đọc thoại có chia thành hai loại: đọc thoại trực tiếp có sự hiện diện của người nghe và độc thoại gián tiếp không có người nghe trước mắt. Kể chuyện được coi là dạng đặc biệt của độc thoại.. Kể chuyện là lời độc thoại mang tính nghệ thuật cao nhằm truyền đến cho người đọc một văn bản nghệ thuật ( có trong sách vở, trong cuộc sống hoặc do chính người kể xây dựng nên.) Sự thành công của kể chuyện do nhiều yếu tố tạo nên: nôi dung câu chuyện, nghệ thuật kể, khả năng người kể cảm nhận đối với câu chuyện…sử dụng ngữ điệu và các yếu tố phi ngôn ngữ ( điệu bộ, cử chỉ ,nét mặt…) để hổ trợ. b. Hoạt động nghe: Nghe là một hoạt động nhận tin nhờ bộ máy thính giác. Đầu tiêu người nghe phải nghe chính xác, đày đủ thông báo. Sau đó nhờ hoạt động tư duy mà chúng ta hiểu được nội dung các thông báo. Căn cứ vào kiểu giao tiếp chúng ta có hai hình thức nghe: nghe đối thoại và nghe đọc thoại. Nghe đối thoại và nghe độc thoại bên cạnh những đặc điểm giống nhau như: chúng phụ thuộc vào chất lượng âm thanh, tiếng ồn, độ chú ý hay phân tán của người nghe. Đối với nghe đối thoại thì người nghe đối thoại là người trong cuộc, là người góp phần xác lập nội dung cuộc hội thoại luôn luôn có sự chuyển đổi, từ vai trò người nghe sang người nói và ngược lại. Đề tài cuộc giao tiếp có thể xác định trước song nội dung cụ thể luôn luôn đòi hỏi người nghe phải theo sát cuộc hội thoại từng giây, từng phút, phải hiểu nhanh mọi thông báo để có những ứng xử kịp thời. Hai đặc điểm đó tạo nên thuận lợi và khó khăn cho hình thức nghe đối thoại. Còn đối với nghe độc thoại thì người nghe độc thoại chỉ đó vai trò người nhận tin không có sự chuyển đổi vai như trong hội thoại. Nội dung của độc thoại do người nói quy định. Người nghe không tham dự trực tiếp vào việc xác lập nội dung nên khó nắm bắt nó dù đề tài đã được biết trước. tuy vậy bằng cách biểu thị thái độ (lời đề nghị, thái độ tán thường hay phản đối) người nghe sẽ ảnh hưởng đến người nói buộc họ phải điểu chỉnh nội dung bằng cách nói. 2. Hoạt động nghe nói của học sinh tiểu học: a. Hoạt động nói: Ở bậc Tiều học, học sinh nói trong nhiều trường hợp. Các em nói khi chơi đùa, trao đổi với bạn bè ngoài lớp. Các em nói trong giờ học như trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung hoặc câu chuyện nghe được, đọc được, tranh luận trong các buổi thảo luận… Cũng như kĩ năng nghe, nhà trường phải dạy
- cho cho học sinh kĩ năng nói, từ cách trình bày, xưng hô đến cách trả lời câu hỏi…Chính việc dạy nói giúp cho học sinh nói năng có văn hóa, thể hiện trình độ văn minh lịch sự của một người có học. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng nói. Cũng như kĩ năng nghe, trước tiên phải kể đến bộ máy phát âm. Nếu bộ máy phát âm bị khuyết tật sẽ ảnh hưởng lớn đến kĩ năng nói ( nói ngọng, nói lắp..) Đồng thời thái độ ứng xử sư phạm đúng đắn của người giáo viên là sự hướng dẫn tận tình, đặc biệt là động viên tinh thần, yêu thương giúp đỡ bạn của các em khác trong lớp. Mặt khác, vốn sống, vốn hiểu biết sâu rộng của người nói, khả năng ứng đối nhanh nhạy, thông minh, cách chọn đề tài nói sao cho mới mẽ đúng sỡ trường của bản thân, đúng yêu cầu của người nghe..là những yêu tố ảnh hưởng lớn đển sự thành công của bài nói hoặc câu trả lời. Ngoài ra, các thủ thuật để lời nói gây được sự hấp dẫn ( cách sử dụng giọng nói, lời kể, các yêu tố phụ trọ…) là những yếu tố cần tính tới khi rèn luyện kĩ năng nói. Đối với học sinh tiểu học, khi hướng dẫn luyện nói giáo viên khong nên coi nhẹ việc luyện tập ngay cả các thủ thuật này. Việc rèn luyện kĩ năng nghe nói cho học sinh được tiến hành ở hầu hết các phân môn nhằm phát huy tính tích cực chut động của học sinh. b. Hoạt động nghe: Trong nhà trường Tiều học, học sinh phait nghe trong nhiều trường hợp, phổ biến nhất là nghe giáo viên giảng bài, nghe các bạn phát biểu ý kiến xây dựng bài, nghe trao đổi, thảo luận khi họp đội, họp tổ, họp nhóm, họp lớp trong buổi mít tinh…phần nhiều các trương hợp là học sinh nghe theo kiểu truyền phát tin.Vậy nhà trường có cần dạy cho học sinh nghe không ? Những người đơn giản trong suy nghĩ thường cho rằng không cần dạy cho học sinh nghe với lập luận: Ai nghe tiếng mẹ đẽ mà không hiểu. Song điều ấy là một sự ngộ nhận. Nhiều trường hợp nghe mà chỉ hiểu một phần hoặc có hiểu thì không thấu đáo, đầy đủ, không hiểu hết sự tinh vi, tinh tế của người nói…Qua đó ta thấy việc rèn luyện cho học sinh khả năng nghe là điều rất cần thiết. Tuy nhiên ở tường Tiểu học không có phân môn nào trong môn Tiếng việt đặt trọng tâm rèn kĩ năng nghe. Như tập đọc rèn kĩ năng đọc, tập viết kĩ năng viết…kĩ năng nghe được rèn luyện một cách tự phát qua việc học các phân môn từ tập đọc, chính tả, Tập làm văn đến kể chuyện…Riêng ở chương trình tiểu học mới ở lớp 1 có nội dung luyện nghe nói cho học sinh nhưng với lượng thời gian rất ít. Kĩ năng nghe cũng đã xác định rõ mức độ yêu cầu cụ thể qua từng lớp. Trong hai hình thức nghe, nhà trường tiểu học tới hình thức nghe độc thoại coi nhẹ hình thức nghe hội thoại. Các thiếu sót trên của chương trình và sách giáo khoa đã gây cho học sinh nhiệu thiệt thòi trong việc hoàn thiện kĩ năng sử dụng tiếng việt. Do đó giáo viên cần giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nghe khi giảng bất cứ bài học nào trong các phân môn của Tiếng Việt thì tập đọc,
- chính tả, kể chuyện , Tập làm văn có nhiều điều kiện rèn luyện kĩ năng nghe( chủ yếu là nghe đọc thoại) cho học sinh. Chính tả rèn cho học sinh nghe đúng, nghe chính xác để viết lại đúng, chính xác bài chính tả. Tập đọc rèn cho học sinh nghe đúng, nghe chính xác và tinh tế để nhận ra sự diễn cảm trong giọng đọc của Thầy cô, của bạn bè. Cso lẻ kể chuyện có ưu thế hơn cả tỏng việc rèn kĩ năng nghe. Học sinh không những được rèn luyện nghe đúng, chính xác mà còn được rèn luyện khả năng nghe hiểu nội dung câu chuyện để sau đó có khả năng tái tạo lại câu chuyện đó. II. Đặc điểm nghe nói của học sinh lớp 3: 1. Đặc điểm tâm lí: ở lớp Một và lớp Hai, học sinh đã được rèn luyện các kĩ năng nghe nói , đọc viết cho học sinh . Tuy nhiên để hình thành và rèn luyện thuần thục đối với học sinh Tiểu học , nhất là các lớp đầu cấp là một vấn đề được quan tâm , cần có thời gian ,phương pháp thích hợp Bởi ở độ tuổi này hoạt động học tập của học sinh vẫn còn mang tính chất “ Học mà chơi, chơi mà học” Vì vậy giáo viên cần nắm chắc đặc điểm này để dạy cho tốt. Mặc dù đã dược rèn luyện ở lớp Một, lớp Hai song cũng còn không ít em rụt rè , không mạnh dạn nói trước lớp hay bày tỏ ý kiến của mình trước thầy cô, bạn bè... Do vậy GV cần khéo léo lôi cuốn các em vào không khí học sôi nổi của lớp . đồng thời cần phải nắm bắt được sở trường của HS để đưa ra những đề tài mới mẻ phù hợp với các em và sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ, hợp lý thì việc luyện nói có hiệu quả hơn. Về hoạt động tư duy, khả năng tư duy bằng tính hiệu của trẻ đã phát triển. Điều này làm cho hoạt động nghe và nói cảu trẻ thành công hơn. Về năng lực hoạt động, trẻ em ở giai đoạn này đã chủ động điều khiển các hoạt động của cơ thể, ý thức không gian của các em được hình thành . Đây là điều kiện cần thiết để các em tiếp xúc với công việc giao tiếp mới mà nghe nói là hai kỹ năng cơ bản trong quá trình giao tiếp. Tóm lại học sinh lớp Ba đã có đủ diều kiện về tâm lý và sinh lý để luyện nghe nói. Tuy nhiên muốn quá trình học tập đạt kết quả tốt thì luyện nghe và nói phải trở thành hoạt động có ý thức để cá em có thể tiếp thu được tri thức . Do vậy trong quá trình luyện nghe và nói cho học sinh, giáo viên cần cho học sinh nghe nhiều, nói nhiều. Đồng thời luôn thay đổi nội dung và hình thức nghe ,nói để không gây nhàm chán và hạn ché hiệu quả của giờ học. 2. Đặc điểm ngôn ngữ: Trước tuổi đến trường các em đã biết Tiếng Việt ở một mức độ nhất định. Sự hiểu biết này có được là do trẻ tiếp nhận giao tiếp với người lớn trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy bước vào lớp Một trẻ đã giao tiếp bình thường bằng hoạt động nghevaf nói Tiếng Việt, khả năng này là một nguồn vốn đáng kể phục vụ cho quá trình học tập, cùng với sự tiếp thu ngôn ngữ theo chương trình đã quy định , học sinh vẫn tiếp tục nhận ngôn ngữ tự nhiên qua các quan
- hệ giao tiếp ngoài nhà trường. Sự tiếp nhận ngôn ngữ của học sinh là là khả năng bẩm sinh để từng bước tiếp nhận ,lĩnh hội nhận diện tín hiệu ngôn ngữ qua giao tiếp hàng ngày. Do vậy ở lớp Một, lớp Hai cần chú trọng hơn việc rèn kỹ năng nghe nói trong hội thoại. Ở lớp 3 , tốc độ phát triển ngôn ngữ của các em rất lớn , các em đã nói đúng những câu có cấu trức ngữ pháp chính xác . Các em tiếp xúc với cách nói của những người xung quanh và dựa vào thực tiễn đã hiểu biết và đoán biết nghĩa , bắt chước sử dụng vào những hoàn cảnh giao tiếp cần thiết và các em có thể nghe hiể được nhũng câu hỏi đơn giản . Tuy nhiên ngôn ngữ của các em vẫn còn nhiều hạn chế. Về mặt số lượng , những gì các em đạt được vẫn vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong cuộc sống . Về mặt chất lượng , từ ngữ các em dùng thường được hiểu một cách hạn hẹp. ngôn ngưc các em sử dụng mang tính chất khẩu ngữ , hồn nhiên , thiếu trau chuốt . III. Vị trớ, vai trũ của phõn mụn tập làm văn: 1.Vị trớ, vai trũ của phõn mụn tập làm văn: Tiếng Việt ở nhà trường tiểu học được dạy và học thông qua nhiều phân môn: Học vần, tập đọc, tập viết, chính tả, luyện từ và câu, kể chuyện, tập làm văn. Phân môn tập làm văn có vị trí đặc biệt trong việc dạy và học môn Tiếng Việt. Phân môn Tập Làm Văn vận dụng các hiểu biết và kỹ năng về Tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Để thực hiện được một bài văn nói hoặc viết, học sinh phải hoàn thiện cả bôn kỹ năng: nói, đọc, viết, nghe; phải vận dụng các kiến thức về Tiếng Việt. Trong quá trỡnh vận dụng này cỏc kiến thức và kỹ năng đó được hoàn thiện và nâng cao dần. Mặt khỏc, phân môn Tập Làm Văn cũn luyện cho học sinh các kỹ năng sản sinh văn bản (nói hoặc viết) nhờ vậy Tiếng Việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ sinh động trong quá trỡnh giao tiếp, tư duy, học tập. Núi cỏch khỏc, phõn mụn Tập làm văn đó gúp phần thực hiện hoỏ mục tiờu quan trọng bậc nhất của việc dạy học Tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt và trong quá trỡnh lĩnh hội cỏc tri thức khoa học. Qua đó, ta thấy phân môn Tập Làm Văn mang tính chất tổng hợp và sáng tạo. Tập làm văn sử dụng toàn bộ các kỹ năng, vận dụng tất cả các kiến thức và huy động vốn sống của học sinh liên quan đến đề tài. Đồng thời tập trung sức sáng tạo của trẻ. Khi làm bài văn ( nói hoặc viết ) học sinh đó thực hiện một hoạt động giao tiếp. Môi bài làm văn là một sản phẩm không lặp lại của từng học sinh trước yêu cầu của đề tài. Có thể nói trong việc học làm văn, học sinh chủ động, tự do thể hiện cái “Tôi” của mỡnh một cỏch rừ rang, bộc bạch cỏi riờng của mỡnh một cỏch trọn vẹn. Dạy tập làm Văn là dạy các em tập suy nghĩ, tập sáng tạo, tập thể hiện trung thực con người mỡnh. Nú gúp phần cựng
- với cỏc mụn học khỏc rốn luyện tư duy, phat triển ngôn ngữ và hỡnh thành nhõn cỏch cho học sinh. 2.Vị trớ, vai trũ của Tập làm văn nói trong phõn mụn Tập làm văn. Tập Làm Văn nói rèn luyện cho học sinh khả năng hỡnh thành một bài văn nói theo đề tài đó cho như nghe và kể lại chuyện “cây khế”. Tập Làm Văn nói góp phần phát triển ở học sinh năng lực nói một bài theo hỡnh thức độc thoại và mang phong cách khẩu ngữ. Bài nói này có những đặc điểm riêng về nhiều mặt so với bàu viết, từ cách triển khai ý tới cỏch lựa chọn từ ngữ, lựa chọn kiểu cõu, từ cỏch sử dụng cỏc yờu tố phi ngụn ngữ để phù trợ đến các thủ thuật nhằm thu hút người nghe. Do đó bài Tập Làm Văn nói không phải là bài Tập Làm Văn viết được nói lên. Tuy nhiên cũng không nên tuyệt đối hoá ranh giới giữa bài nói và bài viết. Tập Làm Văn nói rất có ích cho người học khi họ bước vào cuộc sống hoặc khi học tiếp tục lên các cấp học trên. Khả năng độc thoại theo một đề tài là khả năng mỗi người thường gặp trong cuộc sống ( Phát biểu về một đề tài trong cuộc hop, thảo luận, tranh luận..) Nếu cú khả năng độc thoại tốt, người trỡnh bày sẽ tự tin và mạnh dạn làm việc. Chương II: cơ sở thực tiễn và thực trạng việc dạy môn tiếng việt nói chung và phân môn tập làm tập làm văn nói riêng ở trường tiểu học số 1 kiến giang hiện nay : I. TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRèNH TẬP LÀM VĂN LỚP 3 1. Mục đích yêu cầu. Phân môn Tập Làm Văn rèn luyện cho học sinh kỹ năng nói, nghe, viết phục vụ cho việc học tập và giao tiếp. Cụ thể là: Biết dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày ở gia đỡnh, trong sinh hoạt tập thể và cỏc hoạt động của lớp, của tổ. Nghe hiểu được nội dung lời nói, ý kiến thảo luận trong các buổi sinh hoạt. Nghe hiểu được và kể lại được nội dung trong các mẫu chuyện ngắn, biết nhận xét về các nhân vật trong câu chuyện. Biết viết đơn, viết tờ khai theo mẫu, viết một bức thư ngắn để báo tin tức, để hỏi thăm người thân hoặc kể lại một viện gỡ đó làm, biết kể lại một bức tranh đó xem, một văn bản đó đọc. - Trau dồi thái độ ứng xử có văn hoá, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, bồi dưỡng những tỡnh cảm lành mạnh, tốt đẹp qua nội dung bài dạy. 2. Nội dung chương trỡnh. Thời lượng dạy: Không kể các bài ôn tập, học sinh được học 31 tiết Tập làm văn, trung bỡnh 1tiết/1tuần. Nội dung: - Tiếp tục phương hướng chung là hỡnh thành và phỏt triển cỏc kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Nhưng so với lớp 2, ở lớp 3 học sinh được dạy các kỹ năng giao tiếp ở bậc cao hơn: không phải là các nghi thức lời nói thông thường như
- chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi… mà hoạt động giao tiếp có tính chất chính thức như: viết thư, viết đơn, khai giấp tờ, hội họp ( tổ chức xây dựng chương trỡnh, điều khiển và phỏt biểu trong cuộc họp…), giới thiệu, viết quảng cỏo, làm bỏo và nghe kể lại cõu chuyện. - Tăng cường rèn luyện kỹ năng nói thông qua hỡnh thức nghe kể lại cõu chuyện ( trung bỡnh ba tuần một lần nghe và kể lại cõu chuyện – chủ yếu là chuyện vui) và tăng cường các hỡnh thức sinh hoạt tập thể như họp nhóm, họp tổ, giới thiệu về các tranh ảnh về cảnh đẹp của đất nước cho lớp hoặc tổ nghe. - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng kể chuyện và miêu tả như: Kể lại một sự việc đơn giản, tả sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh hoặc cõu hỏi. Bài tập luyện nghe nói chủ yếu được xây dựng theo chủ điểm. Trung bình mỗi chủ điểm có 1 tiết tập làm văn. Nội dung của phần luyện nói dược trình bày trên ba kiểu bài cơ bản là: đó là: Nghe và kể lại mẫu chuyện ngắn hay nghe và kể lại một mẫu tin. Kiểu bài tổ chức, điều khiển cuộc họp. Kiểu bài kể, tả về người thân, gia đình, trường lớp. II. Thực trạng dạy học phân môn tập làm văn lớp 3 a. Đặc điểm tỡnh hỡnh trường: Trường TH số I Kiến Giang cú 10 lớp với 317 học sinh, cú 100% số lớp học hai buổi/ngày trong đó số học sinh lớp Ba là 61 em . Trường nằm ở trung tâm huyện Lệ Thuỷ, mặt bằng dân trí khá cao. Trường luôn được sự quan tâm giúp đỡ của lónh đạo Nghành, địa phương. Cơ sở vật chất ngày một khang trang, từng bước hiện đại, đáp ứng việc dạy và học theo yêu cầu của trường đạt tiêu chuẩn Quốc gia giai đoạn II, phấn đấu để đạt trường trọng điểm chất lượng cao của bậc học. Đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt. Yêu nghề mến trẻ, nhịêt tỡnh trong giảng dạy và cụng tác khác. Có ý thức phấn đấu học tập để nâng cao tay nghề. 100% giáo viên trực tiếp giảng dạy đều đạt và vượt chuẩn về trỡnh độ đào tạo. Học sinh cú ý thức học tập tốt, ngoan ngoón, lễ phộp, biết thực hiện tốt trỏch nhiệm của mỡnh đối với lớp, với trường. Phụ huynh quan tâm, chăm lo đến việc học hành của con cái họ. Luôn luôn kết hợp với nhà trường để động viên, giúp đỡ học sinh trong quá trỡnh học tập. Chớnh vỡ vậy, chất lượng học tập của các em ngày càng tiến bộ vượt bậc. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên, việc dạy và học của trường gặp phải một số khó khăn nhất định. Cơ sở vật chất của nhà trường có tăng trưởng theo hướng hiện đại song một số phũng học và phũng chức năng cũn là phũng cấp 4. Nhiều phụ huynh kinh tế khú khăn, hoặc do công việc làm ăn nên ít quan tâm đến việc học tập của con em họ, phó mặc cho nhà trường. b. Thực trạng về dạy phõn môn tập đọc Tiếng Việt lớp Ba
- Qua dự giờ thăm lớp, đàm thoại, kiểm tra kế hoạch dạy học của giỏo viờn khối Ba, tụi nhận thấy: - Khi dạy cỏc tiết tập làm văn, giỏo viờn luụn chỳ ý rốn kỹ năng đọc kỹ đề, nhận định và tìm hiểu yêu cầu đề ra, kỹ năng dùng từ đặt câu , kỹ năng diễn đạt.. cho học sinh song việc giải nghĩa từ và mở rộng vốn từ cho học sinh cũn lỳng tỳng - Giáo viên đó bỏm sỏt mục tiờu, cỏch tiến hành cỏc hoạt động dạy học một cách linh hoạt song chưa có sự sáng tạo trong quá trỡnh mở rộng vốn từ, cách dùng từ cho học sinh trong phõn mụn tập làm văn. - Vốn từ của cỏc em cũn nghốo, học sinh cũn rụt rố, chưa mạnh dạn trỡnh bày suy nghĩ của mỡnh trước lớp - Qua kiểm tra học kỡ I chất lượng môn Tiếng Việt của học sinh lớp Ba được thống kê như sau: TB KG Lớp TSHS HSTG SL % SL % 1 3 31 31 31 100 25 80,6 2 3 30 30 30 100 30 100 Toàn khối 61 61 61 100 55 90.2 Nhỡn vào bảng thống kờ này, chỳng ta cú thể nhận thấy chất lượng trung bỡnh trở lờn và chất lượng khá giỏi cao. Song trong thực tế vốn từ của các em cũn rất hạn chế. *Nguyờn nhõn - Về phớa giỏo viờn: chuẩn bị cho việc khai thỏc từ ở cỏc tiết tập làm văn chưa thật được chú ý, giỏo viờn chưa thật chú ý rèn kĩ năng nói cho học sinh. - Về phớa học sinh, vốn từ của cỏc em cũn quỏ ớt, ỷ lại đó cú giỏo viờn hướng dẫn, làm mẫu.Một số học sinh còn rụt rè, chưa mạnh dạn bọc lộ suy nghĩ của mình trước cô giáo, bạn bè. III. Một số biện pháp rèn kỹ năng nghe nói cho học sinh lớp 3 Từ những vấn đề đã tìm hiểu ở trên, tôi có thể mạnh dạn đưa ra một số biện pháp trong việc rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp 3 với mục dích giúp các em viết văn hay hơn và mạnh dạn hơn trong giao tiếp: Biện pháp thứ nhất: Giáo viên cần hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết). Thông qua việc dạy Tiếng Việt để rèn luyện các thao tác tư duy lô gic. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người,về văn hóa... Thông qua phân môn tập làm văn giúp học sinh biết dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp trong sinh hoạt gia đình, trong tập thể. biết nghe hiểu nội dung lời nói..Muốn đạt được yêu cầu trên,khi chuẩn bị bài dạy , giáo viên cần xác định rõ mục đích yêu cầu của bài để hướng bài dạy đi đúng trọng tâm. Lựa chọn các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp.
- Biện pháp thứ hai:Trong quá trình lên lớp, giáo viên cần phải xác định trước nội dung cần trình bày . Bỡi lẽ , muốn học sinh nói tốt , giáo viên phải thật linh hoạt , phải đặt ra hệ thông câu hỏi hay tình huống có vấn đề để học sinh tham gia vào các hoạt và dự kiến cho học sinh nghe gì , nói gì? Điều gì nói trước, điều gì nói sau..Tất cả phải được trình bày thông qua sự dẫn dắt của giáo viên. Giáo viên cần hình dung trước các tình huống có thể xảy ra để có cách giải quyết thích hợp. Biện pháp thứ ba: Giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ bài , dự kiến trước các phương pháp hình thức lên lớp cho thích hợp. Cần phải kết hợp nhiều phương pháp và hình thức hoạt động để không gây nhàm chán, mệt mỏi, nâng cao sự chú ý của HS...Tùy từng bài giáo viên có thể dùng nhiều phương pháp như hỏi đáp trực quan, thuyết trình ... và nhiều hình thức hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, toàn lớp, hình thức sắm vai Đối với các kiểu bài mới và khó như: tổ chức cuộc họp, giáo viên cần phải hướng dẫn tỉ mĩ và có thể tổ chức một cuộc họp lơp làm mẫu trong một thời giani giúp cho học sinh biết trước được hình thức và các bước trình bày một cuộc họp nhóm (hay trong tổ) giúp các em tự tin hơn trong hoạt động của mình. Biện pháp thứ 4: Giáo viên phải không ngừng rèn luyện và nâng cao nghiệp vụ sư phạm cảu mình. Bỡi lẽ, người giáo viên, đặc biệt là giáo viên Tiểu học luôn là tấm gương là “ thần tượng” của học sinh.Vì vậy một lời nói thiếu lưu loát, một sơ suất nhỏ trong lời nói của GV sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức các em . Để mang đến cho các em những gì tốt đệp nhất. GV không ngừng rèn luyện, nâng cao kiến thức và kĩ năng lên lớp, lời nói rõ ràng , mạch lạc , truyền cảm, có sức lôi cuốn, với điệu bộ phù hợp và hấp dẫn thu hút được sự chú ý của các em là biện pháp thích hợp nhất để tác động giúp các em không ngừng học tập rèn luyện và noi theo.Ngoài ra, giáo viên cần tạo lập và duy trì không khí lớp học sôi nổi hào hứng, gần gũi, thân thiện với học sinh khuyến khích được nhiều học sinh tham gia vào hoạt động học tập. Phần kết luận 1. Kết quả đạt được: Sau một thời gian ỏp dụng những biện phỏp nờu trờn, tụi nhận thấy rằng vốn từ của học sinh ở cỏc tiết tập làm văn phong phú hơn. Học sinh đó biết nói lưu loát, diễn đạt một cỏch rành mạch, nhiều em biết dùng từ, đặt câu đúng, câu văn mạch lạc, mạnh dạn hơn trong việc bày tỏ ý kiến của mình. Chất lượng phân môn tập đọc qua khảo sỏt cuối kỡ II năm học 2009- 2010 TB KG Lớp TSHS HSTG SL % SL % 1 3 31 31 31 100 28 90,3
- 32 30 30 30 100 30 100 Toàn khối 61 61 61 100 58 95,1 2. Bài học kinh nghiệm: - Cần thay đổi nhận thức cho đội ngũ giáo viên trong việc rèn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày một vấ đề nào đó trước đông người, cung cấp vốn từ cho học sinh qua cỏc tiết Tập làm văn - Tập trung chỉ đạo các khõu của quỏ trỡnh dạy học nhất là đổi mới hỡnh thức dạy học sao cho linh hoạt, phự hợp đối tượng học sinh - Thường xuyên trao đổi, rút kinh nghiệm giúp giáo viên phát huy những mặt đó đạt được, khắc phục những tồn tại đó vấp phải 3. Kết luận: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người” (Lênin). Muốn có ngôn ngữ để giao tiếp vỡ trước hết con người phải có vốn từ. Vốn từ là một trong những bộ phận cấu thành nên ngôn ngữ. Cho nờn muốn dạy học nói lưu loát, trình bày mạch lạc, ngôn gữ tự nhiên trong sáng không thể không coi trọng việc dạy vốn từ cho các em. Đặc biệt là đối với học sinh lớp Ba, khi cỏc em còn bỡ ngỡ trong giao tiếp, vốn từ của cỏc em cũn hạn hẹp và ớt ỏi. Vỡ vậy ta phải bồi đắp thêm cho các em để các em vận dụng trong học tập và giao tiếp trong cuộc sống. Vốn từ của cỏc em càng giàu bao nhiờu thỡ khả năng lựa chọn từ càng lớn bấy nhiêu. Tuy nhiên do đặc điểm tâm lý của học sinh lớp Ba, cỏc em nhận thức cũn trừu tượng, chưa cụ thể vỡ vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để làm giàu vốn từ cho học sinh một cách hiệu quả nhất. Muốn như vậy ta khụng chỉ dựa vào phõn mụn tập làm văn mà cần phải làm giàu vốn từ cho các em trong mọi phân môn, mọi nơi mọi lúc.Tăng cường hoạt động giao tiếp trong nhóm, lớp. Tạo cơ hội cho các em được trình bày ý kiến của mình trước đông người. Ở đây, tôi chỉ đưa ra một số hỡnh thức rèn kỹ năng nói cho học sinh lớp Ba trong phõn mụn tập làm văn như cung cấp vốn từ, đùng từ đặt câu, diễn đạt lưu loát… và đưa ra một số biện pháp để thực hiện. Hy vọng đây là những gợi ý thiết thực để giáo viên có định hướng, có phương pháp dạy học thích hợp với dụng ý của bài học, gúp phần nõng cao hiệu quả giờ dạy tập làm văn. Người viết Nguyễn Thị Thoả
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 3
27 p | 856 | 55
-
SKKN: Một vài suy nghĩ khi dạy văn bản "Bức tranh em gái tôi" Văn 6 - Tập II
14 p | 395 | 42
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giúp học sinh học tập hiệu quả dạng văn tả cảnh trong phân môn Tập làm văn lớp 5
29 p | 71 | 11
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm nhằm rèn kĩ năng nói cho học sinh thông qua tiết luyện nói môn Ngữ văn ở Trường THCS Lê Đình Chinh
35 p | 96 | 6
-
SKKN: Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh lớp 5 dân tộc thiểu số qua Tiết đọc thư viện
24 p | 88 | 6
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tập có hiệu quả Tập làm văn miêu tả
20 p | 55 | 5
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn giáo dục âm nhạc - H’ Đon Adrơng
25 p | 47 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn