Các hình thức và biện pháp giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 đến 6 tuổi<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
CÁC HÌNH THỨC VÀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐỂ PHÁT <br />
TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 3 6 TUỔI<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất ở <br />
trường mầm non. Hoạt động này không những giúp trẻ hình thành và phát triển các <br />
năng lực ngôn ngữ như nghe, nói, tiền đọc và tiền viết, mà còn giúp trẻ phát triển <br />
khả năng tư duy, nhận thức, tình cảm… Đó là chiếc cầu nối giúp trẻ bước vào thế <br />
giới lung linh, huyền ảo, rực rở sắc màu của xã hội loài người. Vì vậy, trẻ nói <br />
năng mạch lạc, được làm quen với chữ viết tiếng việt, được chuẩn bị sẵn sàng để <br />
bước vào lớp một là yêu cầu trọng tâm của phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường <br />
mầm non<br />
1. Lý do chọn đề tài:<br />
Ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ, <br />
là phương tiện để trẻ lĩnh hội, tiếp thu các hoạt động của người lớn. Việc phát <br />
triển và hoàn thiện dần ngôn ngữ cho trẻ ở lứa tuổi mầm non là một nhiệm vụ vô <br />
cùng cần thiết. Dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ nhỏ có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, <br />
ngôn ngữ của trẻ được phát triển tốt chừng nào thì trẻ có khả năng giao tiếp và <br />
nhận thức tốt chừng đó. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều <br />
yếu tố: trẻ phải có bộ máy phát âm bình thường, có môi trường sống thoải mái, có <br />
sự chăm sóc hướng dẫn thường xuyên của người lớn mà đặc biệt là của cô giáo <br />
dùng những phương pháp có khoa học có tác dụng quan trọng đối với việc giáo dục <br />
tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ và hình thành ở trẻ những nét tính cách ban <br />
đầu.<br />
<br />
Trương Thị Hạnh 1<br />
Các hình thức và biện pháp giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 đến 6 tuổi<br />
<br />
Khi trẻ hai tuổi trở lên, trẻ được gia đình đưa đi học ở trường mầm non. <br />
Thời gian này cả ngày trẻ được ở cùng với các cô, được các cô thương yêu, chăm <br />
sóc và dạy dỗ. Các cô ở đây đều có trình độ chuyên môn nên trẻ được học tập, <br />
hoạt động để phát triển đầy đủ về các mặt, trong đó việc phát triển về ngôn ngữ <br />
là vô cùng quan <br />
<br />
<br />
trọng. Cũng như trẻ ở trường tôi khi vô đầu năm học, lúc bắt đầu đón trẻ vào lớp <br />
hầu hết các trẻ đều phát âm còn yếu, chậm, trẻ nói chưa sõi còn ngọng nhiều, khi <br />
yêu cầu trẻ diễn đạt ý nghĩ hay trả lời các câu hỏi của người lớn trẻ thường chỉ <br />
dùng một hai từ hay những câu hỏi cụt để trả lời, các từ nói còn chưa chính xác, <br />
chưa gắn bó với nhau. Còn có một số trẻ chậm nói, nói lắp, nói ngọng và quá rụt rè <br />
nhút nhát vì trẻ còn nhỏ ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài, hoặc do bố mẹ lo đi <br />
làm kiếm tiền nên không có nhiều thời gian chăm sóc, tạo điều kiện thường xuyên <br />
trò chuyện với trẻ. Do đó việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở lứa tuổi này là rất cần <br />
thiết, vì khi trẻ biết ngôn ngữ thì trẻ sẽ nói được suy nghĩ của mình và trẻ cũng <br />
hiểu được yêu cầu của người khác muốn gì, nó cũng góp phần phát triển hoàn <br />
thiện cho các mặt khác và cũng là tiền đề để trẻ phát triển toàn diện ở các năm <br />
tiếp theo cũng như cho đến hết cuộc đời trẻ. Đó cũng là lí do mà tôi chọn đề tài: <br />
“Các hình thức và biện pháp giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi <br />
36 tuổi” <br />
2. Mục đích nghiên cứu:<br />
Dân gian ta có câu “Trẻ lên ba cả nhà tập nói”, như vậy, từ rất xa xưa chúng <br />
ta đã biết ngôn ngữ của trẻ có sự phát triển mạnh mẽ ở độ tuổi này. Chính vì vậy <br />
sự phát triển ngôn ngữ của trẻ có những đặc điểm khác nhau tuỳ thuộc vào từng <br />
giai đoạn tuổi của trẻ. Việc nắm vững những đặc điểm này sẽ giúp cho người <br />
giáo viên có được những kiến thức và kĩ năng tốt nhất trong quá trình hỗ trợ trẻ <br />
<br />
<br />
Trương Thị Hạnh 2<br />
Các hình thức và biện pháp giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 đến 6 tuổi<br />
<br />
phát triển ngôn ngữ, đặt ra những phương pháp phù hợp để đạt được những mục <br />
tiêu cho giai đoạn nền móng này.<br />
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:<br />
Giúp trẻ hiểu được nghĩa của từ, hiểu được hầu hết các câu nói trong sinh <br />
hoạt hàng ngày.<br />
Nói được câu có 4 5 từ vào cuối độ tuổi.<br />
Sử dụng được từ ngữ và mẫu câu thích hợp với tình huống và với người <br />
nói chuyện.<br />
<br />
<br />
Người khác hiểu được trẻ muốn nói gì.<br />
Giúp cho bản thân và đồng nghiệp nắm vững các phương pháp để giáo dục <br />
trẻ tốt hơn.<br />
4. Đối tượng nghiên cứu: <br />
Trẻ 36 tuổi<br />
<br />
5. Phạm vi nghiên cứu:<br />
Những trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo trong trường mầm non Sơn Ca.<br />
6. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Trò chơi<br />
Trực quan, đàm thoại.<br />
Dùng lời: Đọc chuyện, thơ, đồng dao, ca dao…<br />
Ghi chép quá trình phát triển của trẻ.<br />
Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, Tài liệu tập huấn chương trình giáo <br />
dục mầm non mới. Chương trình bồi dưỡng thường xuyên <br />
II. NỘI DUNG:<br />
1. Cơ sở lí luận:<br />
<br />
<br />
<br />
Trương Thị Hạnh 3<br />
Các hình thức và biện pháp giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 đến 6 tuổi<br />
<br />
Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ <br />
Mầm Non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng không thể thiếu <br />
được. Ngôn <br />
ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt đối với trẻ nhỏ, đó là <br />
phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành <br />
những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và <br />
trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn <br />
mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của xã hội mà mọi người đều <br />
phải thực <br />
hiện theo những quy định chung đó. Ngôn ngữ còn là phương tiện giúp trẻ tìm <br />
hiểu khám phá, nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ lời nói của <br />
người lớn trẻ sẽ được làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường <br />
xung quanh. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ sẽ nhận biết ngày càng nhiều màu sắc, hình ảnh… của <br />
các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày. <br />
Các chương trình giáo dục lứa tuổi mầm non ở thế giới cũng như ở Việt <br />
Nam ta đã đặt ra vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở vị trí quan trọng và nghiêm <br />
túc. Trong đó yếu tố giáo viên giữ vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình <br />
đó phát triển một cách tích cực nhất. Trên bước đường phát triển về kỷ năng ngôn <br />
ngữ và giao tiếp của trẻ, giáo viên là người phát hiện, hình thành những kỷ năng <br />
ngôn ngữ, quan sát đánh giá khả năng ngôn ngữ của trẻ... Giữa các trẻ không có <br />
sự phát triển đồng nhất về ngôn ngữ, tuy nhiên ở bình diện chung, sự phát triển <br />
ngôn ngữ của trẻ vẫn thể hiện những nét cơ bản. <br />
2. Thực trạng:<br />
<br />
<br />
Trương Thị Hạnh 4<br />
Các hình thức và biện pháp giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 đến 6 tuổi<br />
<br />
a. Thuận lợi và khó khăn:<br />
* Thuận lợi:<br />
Các cháu đi học đều và đã quen với trường lớp.<br />
Cô nắm vững phương pháp, yêu nghề mến trẻ, tận tình với trẻ và phụ <br />
huynh, được trau dồi kiến thức thường xuyên tập huấn các chuyên đề mới<br />
Được sự quan tâm chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường thường xuyên <br />
quan tâm nhắc nhở, giúp đỡ về chuyên môn.<br />
Cô giáo cũng đã cố gắng học tập để nâng cao trình độ về chuyên môn <br />
nghiệp vụ, nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin để phục vụ cho chương <br />
trình mới hiện nay của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.<br />
* Khó khăn:<br />
Một số trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng sự phát triển về ngôn ngữ, nhận thức <br />
cũng như tất cả các mặt khác còn hạn chế hơn so với các bạn của mình.<br />
Nhà trường đã cố gắng sửa sang về cơ sở vật chất tuy nhiên một số phòng <br />
học vẫn còn chật và các phương tiện học tập còn hạn chế chưa đáp ứng được với <br />
điều kiện của chương trình MN mới hiện nay.<br />
<br />
<br />
Một số trẻ còn chưa được phụ huynh quan tâm về việc học tập cũng như <br />
tình cảm vì gia đình còn mải mê với cuộc sống bên ngoài, phụ huynh đa số là <br />
những người lao động nương rẫy.<br />
Nhận thức của phụ huynh về việc đưa trẻ đúng tuổi đến trường còn hạn <br />
chế vì địa bàn xung quanh trường còn nhiều người dân lao động vất vả điều kiện <br />
còn kém.<br />
b. Thành công và hạn chế:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trương Thị Hạnh 5<br />
Các hình thức và biện pháp giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 đến 6 tuổi<br />
<br />
* Thành công: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, <br />
trẻ biết lắng nghe và hiểu lời nói trong giao tiếp hàng ngày, diễn đạt rõ ràng và <br />
giao tiếp <br />
có văn hoá trong cuộc sống, có một số kĩ năng ban đầu về việc đọc và viết, lễ <br />
phép, chủ động và tự tin trong giao tiếp.<br />
* Hạn chế: Bên cạnh những thành công trên cũng còn một số mặt hạn chế <br />
như sau: <br />
Sự linh hoạt và phong phú trong ngôn ngữ của trẻ không chỉ phụ thuộc vào <br />
tuổi mà nó phụ thuộc rất lớn vào môi trường ngôn ngữ xung quanh trẻ, nó bao gồm <br />
cả môi trường lớp học, môi trường gia đình và môi trường văn hoá xã hội ở địa <br />
phương mà nơi trẻ sinh sống. Vì vậy muốn trẻ phát triển ngôn ngữ rõ ràng, mạch <br />
lạc và tự tin thì cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và địa phương. <br />
Nhưng một số phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến trẻ, ít trao đổi. trò chuyện cùng <br />
với con em mình, vì họ chủ yếu là những người dân lao động nghèo, suốt ngày với <br />
nương rẫy, tối đến mới đón con về, trẻ chủ yếu là ở trường lớp. Chính vì vậy nên <br />
cũng hạn chế một phần không nhỏ trong phát triển ngôn ngữ của trẻ.<br />
c. Mặt mạnh, mặt yếu:<br />
* Mặt mạnh: <br />
Khả năng nghe và phát âm của trẻ đã được cải thiện rất nhiều, số trẻ nói <br />
ngọng cũng giảm đáng kể. Trẻ cũng tự tin và giao tiếp với mọi người dễ dàng hơn <br />
trước. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giúp trẻ nói còn yếu, nói ngọng, ít nói, rụt rè phát triển một cách đáng kể, <br />
mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, biết lễ phép, biết chào hỏi.<br />
<br />
<br />
<br />
Trương Thị Hạnh 6<br />
Các hình thức và biện pháp giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 đến 6 tuổi<br />
<br />
Các cháu hứng thú khi học và nắm vững kiến thức hơn, cũng như nhớ nội <br />
dung bài lâu hơn, sâu hơn, qua đó cô giáo đã nhận ra được sự nhanh nhẹn thông <br />
minh của từng cá nhân trẻ và phát huy được thêm tính sáng tạo cho trẻ.<br />
* Mặt yếu: <br />
Một số trẻ nói ngọng, nói lắp thì cần có sự quan tâm của nhà trường, gia <br />
đình và xã hội, một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình mà chủ <br />
yếu là giao phó cho giáo viên. Nhận thức của phụ huynh về việc đưa trẻ đúng tuổi <br />
đến trường còn hạn chế, trẻ chưa qua lớp mầm, lớp chồi mà chủ yếu là học lớp lá <br />
d. Các yếu tố tác động:<br />
Qúa trình phát triển ngôn ngữ của trẻ là phải để trẻ học nói bằng cách nói <br />
qua môi trường sống thực của nó. Vì vậy tạo cơ hội để trẻ được thực hành nói là <br />
rất quan trọng. Nhiều khi người lớn chúng ta tưởng như trẻ học ngôn ngữ ở trong <br />
giờ học nghiêm chỉnh thì học được nhiều hơn là học ở ngoài giờ học. Hoàn toàn <br />
không phải vậy. Trẻ em không thụ động. Trẻ em học lẫn nhau, học với nhau trong <br />
khi chơi, khi nghe mọi người nói chuyện, nghe cô kể chuyện, học trên tivi..., Ngôn <br />
ngữ có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Khi vốn ngôn <br />
ngữ của trẻ phong phú thì khả năng diển đạt câu từ của trẻ mạch lạc và khả năng <br />
hiểu người khác khi giao tiếp với mình cũng dễ dàng nên nó ảnh hưởng đến sự <br />
phát triển nhân cách của trẻ. <br />
e. Phân tích đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đề ra:<br />
Ông bà ta xưa có câu “Trẻ lên 3 cả nhà học nói” Thật đúng như thế dạy <br />
tiếng mẹ đẻ cho trẻ 3 tuổi có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ phát triển <br />
tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt, hình thành và phát triển nhân cách cho <br />
trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các <br />
môn học khác, giúp trẻ khả năng phát triển tư duy và ngôn ngữ, cảm thụ cái hay, <br />
cái đẹp xung quanh <br />
<br />
<br />
Trương Thị Hạnh 7<br />
Các hình thức và biện pháp giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 đến 6 tuổi<br />
<br />
<br />
<br />
trẻ. Phát triển ngôn ngữ là một trong các nhiệm vụ quan trọng hàng đầu phát triển <br />
toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non. <br />
Từ những vấn đề lý luận đã nêu trên, tôi nghiên cứu, tìm tòi và đề ra một <br />
số giải pháp cụ thể để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ với nhiều hình thúc cụ thể, từ <br />
việc xây dựng môi trường giáo dục, đến việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen <br />
với tác phẩm văn học, hoạt động vui chơi, trò chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi, <br />
quan sát, ghi chép, trao đổi tuyên truyền với phụ huynh. Giáo viên đã tự học tập <br />
nâng cao trình độ tin học, đã chủ động thiết kế tạo các nguồn dữ liệu ôn luyện <br />
củng cố, phát triển ngôn ngữ phù hợp các chủ đề cho trẻ. Ngoài ra trẻ nhận biết và <br />
phát âm đúng chữ cái Tiếng Việt. Giáo viên đã chủ động biết cách tổ chức hướng <br />
dẫn theo hướng đổi mới. Môi trường chữ trong lớp và khu vực trẻ thường xuyên <br />
tiếp xúc được tạo ra phong phú, các kiểu chữ phù hợp với qui định của nội dung <br />
giáo dục trẻ làm quen chữ viết. Giáo viên đã biết tận dụng nguyên liệu phế thải để <br />
cho trẻ có cơ hội tham gia vào hoạt động tạo môi trường chữ xung quanh lớp học <br />
cùng với cô. <br />
Phải luôn luôn tạo ra môi trường trò chuyện sống động gần gũi giữa trẻ <br />
với giáo viên. Tạo cơ hội để trẻ được trò chuyện, được cởi mở giao tiếp đóng vai <br />
trò quan trọng trong những năm học mẫu giáo mà đặc biệt là trẻ 56 tuổi. Việc <br />
hướng dẫn trẻ học nói mà chỉ diễn ra trong khung cảnh trẻ chỉ được nghe cô nói là <br />
chủ yếu, trẻ thụ động ngồi nghe và trả lời khi được phép thì không thể phát triển <br />
khả năng ngôn ngữ tích cực và phong phú ở trẻ được. Cách thức tạo ra môi trường <br />
trò chuyện đối thoại sống động như trên đã trình bày rất phù hợp với đổi mới giáo <br />
dục mầm non hiện nay là tổ chức giáo dục trẻ gắn liền với hoạt động trẻ thích <br />
thú, phù hợp với năng lực, kinh nghiệm của trẻ. Giáo viên phải biết gợi mở, tạo <br />
môi trường, tạo điều kiện cho trẻ để trẻ có vốn sống, vốn kinh nghiệm cho trẻ để <br />
từ đó nâng cao và phát triển được ngôn ngữ của trẻ. Chúng ta không chỉ dạy cho <br />
Trương Thị Hạnh 8<br />
Các hình thức và biện pháp giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 đến 6 tuổi<br />
<br />
trẻ học thuộc các câu chuyện, các bài thơ, mà cái chính là ta giúp trẻ phát triển vốn <br />
từ, phát triển cẩm xúc của mình qua bài thơ, câu chuyện, hiểu được ý nghĩa của <br />
câu chuỵện, giúp trẻ tự do lựa chọn những phương <br />
<br />
<br />
tiện để diễn đạt, đây mới là cái đích mà cô giáo chúng ta cần chú ý. Tạo tình huống <br />
để kích thích trẻ hoạt động, tạo cơ hội để trẻ được tiếp xúc với nhiều chữ, nhiều <br />
kiểu chữ, trên giá góc, trên đồ dùng đồ chơi, trên biểu bảng, trên đồ dùng cá nhân.<br />
3. Giải pháp, biện pháp:<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:<br />
<br />
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là giáo dục khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ và <br />
phát âm chuẩn, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ <br />
mạch lạc, giáo dục văn hoá giao tiếp lời nói. Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương tiện <br />
phát triển thẩm mỹ, tình cảm, đạo đức. Đặc biệt nhờ có ngôn ngữ mà trẻ dễ dàng <br />
tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốt hơn. <br />
Chính vì vậy mà trong quá trình dạy trẻ tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp <br />
dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua một số hoạt động sau: Giáo dục ngôn ngữ <br />
cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi: Giờ đón trẻ: Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui <br />
vẻ, lôi cuốn trẻ tới trường, tới lớp cô phải thật gần gũi, tích cực trò chuyện với <br />
trẻ. Vì trò chuyện với trẻ là hình thức đơn giản nhất để cung cấp vốn từ cho trẻ và <br />
phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc. Bởi qua cách trò <br />
chuyện với trẻ cô mới có thể cung cấp, mở rộng vốn từ cho trẻ. <br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:<br />
<br />
b.1.Trò chuyện với trẻ ở mọi lúc mọi nơi:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trương Thị Hạnh 9<br />
Các hình thức và biện pháp giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 đến 6 tuổi<br />
<br />
Tôi có thể tận dụng mọi thời điểm để trò chuyện với trẻ, có thể tiến hành <br />
nói chuyện với một nhóm hoặc cá nhân một trẻ và đặc biệt là với những trẻ rụt rè, <br />
ít nói.<br />
Nội dung mà tôi trò chuyện với trẻ được tôi lựa chọn theo các chủ đề gần <br />
gũi với trẻ như: gia đình, con vật, hoa, quả…<br />
Khi trò chuyện tôi có thể xưng tên của mình và gọi tên trẻ để trẻ biết tên <br />
của cô, của trẻ và tên của các bạn trong lớp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
VD: * Trong giờ đón trả trẻ: Tôi thường trò chuyện với trẻ như: Hôm nay ai <br />
đưa bạn An đi học?, Ba mẹ chở bạn An đi bằng xe gì? Bạn An đi học để ba mẹ đi <br />
đâu? Con thích chơi với bạn nào? …<br />
+ Khi tôi trò chuyện hỏi trẻ như vậy thì trẻ phải trả lời được các câu hỏi <br />
của tôi, nếu không trả lời được thì tôi sẽ gợi ý cho trẻ nói lại theo tôi.<br />
* Trong giờ ăn: Tôi trò chuyện với trẻ về các món ăn. Hôm nay chúng ta ăn <br />
món gì? Có ngon không? Bạn Hoa có thích ăn không? Và tập cho trẻ thói quen mời <br />
cô và các bạn trước khi ăn…<br />
* Trong giờ ngủ: Trước khi đi ngủ tôi cho trẻ đọc bài thơ “Giờ đi ngủ” và <br />
nói lời chúc “chúc các bạn ngủ ngon” …<br />
+ Ở lứa tuổi này trẻ rất thích trò chuyện với con rối nên tôi thường xuyên sử <br />
dụng các con rối để trò chuyện với trẻ.<br />
+ Trò chuyện về các con vật: Cho trẻ xem tranh hỏi trẻ đây là con gì? Chó <br />
sủa như thế nào? Con chó có mấy chân? Chó thích ăn gì?...<br />
Sau những câu hỏi trẻ sẽ trả lời tôi và làm tiếng kêu của con vật đó, nếu <br />
trẻ không nói được tôi nói trước và tập cho trẻ nói theo tôi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trương Thị Hạnh 10<br />
Các hình thức và biện pháp giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 đến 6 tuổi<br />
<br />
* Trò chuyện với con rối: Gấu, chó, thỏ, mèo…Tập cho trẻ tự giới thiệu về <br />
mình: Chào các bạn! Tôi là mèo mướp đây! Bạn tên gì? Bạn học lớp cô nào? … <br />
Lúc này tôi phải tập cho trẻ cách trả lời lại với các con rối cho đúng và đủ từ, đủ <br />
ý.<br />
Những lúc dạo chơi ngoài trời tùy thuộc vào từng chủ điểm tôi có thể cho <br />
trẻ nghe các âm thanh của đồ vật, hiện tượng, những tiếng kêu của các con vật <br />
khác nhau và yêu cầu trẻ bắt chước âm thanh, tiếng kêu đó nhằm phát triển thính <br />
giác, ngôn ngữ và luyện phát âm cho trẻ.<br />
Đối với trẻ ở lứa tuổi này tôi phải chú ý rèn luyện cho trẻ cả hai kỹ năng:<br />
+ Nghe, đoán âm thanh của các đồ vật, con vật hoặc các hiện tượng tự nhiên.<br />
+ Bắt chước âm thanh đó.<br />
VD: HĐ: “Chơi bắt chước”<br />
<br />
<br />
+ Cho trẻ nghe và đoán tiếng gà gáy, gió thổi, xe chạy, vịt kêu…<br />
+ Cô hỏi trẻ: Gà gáy như thế nào? Trẻ vừa nói vừa làm động tác mô phỏng.<br />
(Gà trống đập cánh, gáy ò ó o…)<br />
+ Gió thổi: Trẻ phát âm ào ào, hai tay giơ lên cao nghiêng người sang hai bên.<br />
+ Xe chạy: Trẻ phát âm zin, zin, hai tay giả cầm vô lăng lái xe.<br />
+ Vịt kêu: Trẻ phát âm cạp cạp, dáng đi lạch bạch…<br />
Nếu tiến hành trong giờ hoạt động âm nhạc thì tôi có thể cho trẻ nghe và <br />
đoán âm thanh của nhạc cụ, bài hát và hát lại bài hát đó.<br />
Nếu khi trẻ đã đoán được mà không bắt chước lại âm thanh đó được thì tôi <br />
phải làm mẫu để trẻ nghe và bắt chước theo cô bằng được thì thôi. Có như vậy thì <br />
kỹ năng bắt chước và kỹ năng phát âm của trẻ mới phát triển được.<br />
Tôi có thể yêu cầu trẻ thực hiện theo lời nói của tôi <br />
Đây là hoạt động giúp trẻ hiểu được và biết thực hiện hành động theo lời <br />
nói hoặc yêu cầu của cô.<br />
Trương Thị Hạnh 11<br />
Các hình thức và biện pháp giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 đến 6 tuổi<br />
<br />
Đối với hoạt động này tôi cần phải yêu cầu trẻ thực hiện thường xuyên ở <br />
mọi lúc mọi nơi, trong các thời điểm sinh hoạt hàng ngày: đón, trả trẻ, giờ chơi, ăn <br />
cơm, trong các giờ luyện tập có chủ đích… <br />
VD:<br />
+ Yêu cầu trẻ chào cô, chào ba, mẹ trong giờ đón trả trẻ.<br />
+ Yêu cầu trẻ cất dọn đồ chơi đúng chỗ khi chơi xong.<br />
+ Yêu cầu trẻ thực hiện bài tập, hát bài hát, tô màu…khi hoạt động có chủ <br />
đích.<br />
Đối với biện pháp này khi nghe tôi yêu cầu trẻ làm thì trẻ phải thực hiện dù <br />
có làm được hay không, có như vậy tôi mới biết được là trẻ có hiểu ý của tôi và đã <br />
thực hiện: “làm hoặc nói” mặc dù việc làm của trẻ chưa được hoàn thiện.<br />
b.2. Trong tiết dạy:<br />
b.2.1. Đọc thơ, đồng dao, ca dao:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Khi đọc thơ cho trẻ nghe tôi phải đọc thật diễn cảm, rõ ràng và đọc cho hết <br />
bài kết hợp với động tác minh hoạ nhẹ nhàng, đặc biệt nhấn mạnh là các từ tượng <br />
hình, tượng thanh.<br />
Ngoài các giờ hoạt động có chủ đích là dạy cho trẻ thuộc thơ, tôi còn cho <br />
trẻ đọc thuộc thơ, đồng dao, ca dao kết hợp với trò chơi dân gian ở mọi lúc, mọi <br />
nơi, giờ dạo chơi ngoài trời…<br />
Khi dạy cho trẻ đọc thơ, đồng dao, ca dao tôi thường tập luyện cho trẻ theo <br />
từng bước: <br />
+ Tôi đọc diễn cảm vài lần và khuyến khích trẻ đọc nhẩm theo cô.<br />
+ Cô và cả lớp cùng đọc lại bài thơ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trương Thị Hạnh 12<br />
Các hình thức và biện pháp giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 đến 6 tuổi<br />
<br />
+ Tập cho trẻ đọc theo nhóm, cá nhân trẻ…Nếu trẻ chưa đọc được thì cô có <br />
thể nhắc nhẹ cho trẻ để trẻ đọc được hết bài.<br />
+ Cho trẻ đọc thơ kết hợp động tác minh họa trẻ sẽ dễ nhớ nội dung bài thơ <br />
hơn.<br />
VD: Dạy cho trẻ đọc thơ “Gà gáy”<br />
Cho trẻ nghe tiếng gà gáy. Hỏi trẻ tiếng con gì?<br />
Con gà làm gì? (gáy)<br />
Gà gáy như thế nào?<br />
Cho trẻ tập làm tiếng gà gáy.<br />
Cô đọc diễn cảm bài thơ vài lần để trẻ nghe và đọc nhẩm theo.<br />
Cả lớp đọc theo cô vài lần.<br />
Đàm thoại: <br />
+ Bài thơ tên gì?<br />
+ Gà gáy để làm gì?<br />
+ Gà gáy như thế nào?<br />
+ Gà gáy to hay nhỏ?...<br />
Cho trẻ đọc thơ theo tổ, nhóm, cá nhân kết hợp động tác minh họa:<br />
<br />
<br />
“Thấy trời đã sáng”: Đưa hai tay lên cao và vòng sang hai bên, mát nhìn lên.<br />
“ Gà gáy ò ó o”: Đưa hai tay lên trước miệng giả làm gà gáy.<br />
“ Đua nhau gà gáy”: Chỉ ngón tay.<br />
“ Gà gáy thật to”: Hai tay đưa ra trước mặt.<br />
“ Ò ó o o…” Hai tay lại đặt trước miệng.<br />
Ở bài thơ này trẻ thường đọc “thấy trời” thành “hấy chời”,“Gà gáy” <br />
thành “già giáy”, “thật to” thành “sật cho” nên tôi phải chú ý nghe và sửa ngay <br />
nhiều lần cho trẻ để trẻ nhớ và nói rõ hơn.<br />
<br />
<br />
Trương Thị Hạnh 13<br />
Các hình thức và biện pháp giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 đến 6 tuổi<br />
<br />
Phần đàm thoại và trò chuyện với trẻ cũng không kém phần quan trọng để <br />
phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nên tôi không thể bỏ qua được. Vì vậy khi trò chuyện <br />
hoặc đàm thoại tôi thường cho trẻ trả lời nhiều lần và đọc lại đoạn thơ đang đàm <br />
thoại và chủ yếu là cho trẻ tập nói cá nhân.<br />
Cho trẻ tập đọc đồng dao, ca dao cũng tương tự như cho trẻ đọc thơ và <br />
thường xuyên cho trẻ đọc ở mọi lúc, mọi nơi để rèn luyện cho trẻ khả năng phát <br />
âm và cũng như cung cấp thêm vốn từ cho trẻ.<br />
b.2.2. Kể chuyện:<br />
Ở hoạt động này tôi thường cho trẻ ngồi tự do dưới sàn nhà nhưng ngồi <br />
sao cho tất cả trẻ đều nhìn thấy tôi và đồ dùng của tôi.<br />
Khi bắt đầu dạy tôi thường phải khơi gợi tạo sự chú ý cho trẻ khi nghe kể <br />
chuyện bằng một âm thanh, tình huống hay một nhân vật phù hợp với câu chuyện <br />
mà tôi sẽ kể.<br />
Khi kể chuyện thì tôi kết hợp với sử dụng đồ dùng minh họa sống động <br />
đẹp mắt và lạ mắt để tạo sự lôi cuốn trẻ với câu chuyện của mình: Tranh, mô <br />
hình, rối các loại, băng đĩa, điệu bộ minh họa…<br />
Mỗi câu chuyện tôi phải kể cho trẻ nghe nhiều lần để giúp trẻ hiểu nội <br />
dung câu chuyện, nhớ được trình tự nội dung câu chuyện đó.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kể xong tôi thường đàm thoại với trẻ những câu hỏi phù hợp với trẻ để <br />
kích thích sự tư duy của trẻ và trẻ có thể sử dụng các từ ngữ văn học nghệ thuật <br />
trong câu chuyện để trả lời cô.<br />
Vd: Câu chuyện tên gì? Trong chuyện có những ai? Ai đây? Đang làm gì? Để <br />
làm gì?...<br />
Khi trẻ trả lời tôi thường khuyến khích trẻ trả lời kết hợp với mô phỏng <br />
hành động hoặc lời nói của các nhân vật trong chuyện.<br />
Trương Thị Hạnh 14<br />
Các hình thức và biện pháp giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 đến 6 tuổi<br />
<br />
Đối với những câu chuyện có nội dung dễ nhớ hoặc lời thoại ngắn tôi có <br />
thể cho trẻ kể cùng tôi hay tự kể với sự giúp đỡ của tôi, điều đó sẽ kích thích cho <br />
trẻ tập luyện phát âm một cách dễ dàng và nhanh hơn. <br />
Tôi cũng có thể kể cho trẻ nghe và cho trẻ tập kể lại cùng cô vào các giờ <br />
hoạt động chiều.<br />
VD: Câu chuyện “Cây Táo”<br />
Trò chuyện với trẻ về quả táo: màu sắc, hình dạng, mùi vị…<br />
Cho trẻ ăn thử táo. Hỏi trẻ táo có ngon không? ( trẻ trả lời cũng là một hình <br />
thức phát triển ngôn ngữ)<br />
ĐT: <br />
+ Câu chuyện tên là gì? <br />
+ Trong chuyện có những ai?<br />
+ Ông làm gì? Bé làm gì?<br />
+ Có những ai đã gọi cây?<br />
+ Gà trống gọi cây như thế nào? Cây ra đầy gì?<br />
+ Bươm bướm gọi cây như thế nào? Cây ra đầy gì?<br />
+ Ông, bé, gà trống, bướm gọi như thế nào? Cây ra đầy gì?<br />
Cứ mỗi câu hỏi khi trẻ trả lời cô lại khuyến khích trẻ thể hiện động tác <br />
minh họa và câu nói của nhân vật.<br />
Cho trẻ lên kể cùng với cô.<br />
<br />
<br />
Khi sử dụng phương pháp này tôi thấy trẻ rất thích thú khi kể chuyện cùng <br />
với cô, nhờ đó mà trẻ thuộc truyện được nhanh hơn và nhớ lâu hơn. Trẻ con rất <br />
thích những hình ảnh nhiều màu sắc và sinh động nên đối với mô hình rối hoặc <br />
phim ảnh thì trẻ đặc biệt là rất thích vì vậy nên trẻ rất muốn được lên kể chuyện <br />
cùng với cô để thấy được con rối đó di chuyển như thế nào.<br />
<br />
<br />
Trương Thị Hạnh 15<br />
Các hình thức và biện pháp giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 đến 6 tuổi<br />
<br />
Khi trẻ lên kể cùng với cô trẻ còn nói ngọng nhiều nên tôi phải chú ý nghe <br />
thật rõ để sửa cho trẻ.<br />
VD: Trẻ có thể phát âm “tưới nước” thành “chưới nước”, “ Quả táo” thành <br />
“ quả cháo”, “cây ơi, cây lớn mau” thành “ chây ơi, chây nhớng mau”…lúc này tôi <br />
sẽ phát hiện ra và sửa ngay cho trẻ.<br />
Do đó ở hình thức này cô rất dễ phát hiện ra ngôn ngữ của trẻ phát triển <br />
được đến mức độ như thế nào để còn kịp thời điều chỉnh cho trẻ. Qua việc sửa lời <br />
nói cho trẻ như vậy trẻ sẽ nhớ câu chuyện được lâu hơn và ngôn ngữ của trẻ sẽ <br />
được phát triển tốt hơn.<br />
b.23. Kể chuyện theo tranh:<br />
Những bức tranh cho trẻ trò chuyện có nội dung đơn giản, rõ ràng gần gũi <br />
với trẻ, phản ánh được hoạt động của con người, con vật trong cuộc sống hàng <br />
ngày mà trẻ được thấy: Tưới nước, bế em, đi chơi, cho gà ăn…<br />
Tôi thường cho trẻ quan sát và trò chuyện với nhau.<br />
Tôi kể mẫu cho trẻ nghe có đầy đủ các phần mở đầu, mô tả, kết thúc để <br />
trẻ có thể hình dung và bắt chước theo cô.<br />
Sau đó tôi cho trẻ tự kể với ý của trẻ, tôi thường khuyến khích, gợi ý cho <br />
trẻ kể, khi trẻ kể được truyện chứng tỏ khả năng ngôn ngữ của trẻ đã phát triển. <br />
Trẻ nghe và hiểu được nội dung của bức tranh mà cô vừa kể cho trẻ nghe sau đó <br />
dùng chính ngôn ngữ và giọng điệu của mình để kể lại câu chuyện của bức tranh <br />
đó.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Khi trẻ kể chuyện chính là lúc ngôn ngữ của trẻ được bộc lộ, đó là lúc tôi <br />
cần phải chú ý để biết được ngôn ngữ của trẻ có phát triển được tốt hay không để <br />
còn chỉnh sửa cho trẻ kịp thời.<br />
Trương Thị Hạnh 16<br />
Các hình thức và biện pháp giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 đến 6 tuổi<br />
<br />
b.2.4. Nhận biết tập nói:<br />
Đối với biện pháp này đối tượng cho trẻ nhận biết phải là các đồ vật, con <br />
vật, phương tiện giao thông, rau, hoa, quả gần gũi trẻ. Và đặc biệt các đồ dùng để <br />
trẻ nhận biết phải thật rõ ràng, đẹp mắt và giống với vật thật nếu là đồ dùng mô <br />
phỏng để trẻ nhận biết không bị sai lệch. Vì các biểu tượng ban đầu bao giờ cũng <br />
khắc sâu vào tâm trí của trẻ nếu đồ dùng không đúng với nội dung bài dạy thì rất <br />
dễ làm cho trẻ nhận biết sai lệch sau này.<br />
VD: Dạy cho trẻ nhận biết bông hoa cúc mà không có hoa cúc cô lại đưa <br />
tranh hoa hướng dương thì trẻ sẽ nhận biết sai và áp dụng vào thực tế sẽ bị sai đi.<br />
Lời nói của cô phải rõ ràng không nói ngọng, nói lắp nếu không trẻ sẽ bắt <br />
chước và khi sửa lại sẽ rất khó khăn.<br />
VD: “Quả cà chua” mà cô nói là “Cả cà tua” thì khi đó trẻ sẽ nói giống cô và <br />
khi sửa lại sẽ khó hơn. <br />
Khi luyện tập cần cho trẻ luyện tập nhiều lần và chủ yếu cô chú ý vào <br />
luyện tập cá nhân trẻ để trẻ có cơ hội để phát triển ngôn ngữ của cá nhân mình và <br />
ghi nhớ sự vật được tốt hơn.<br />
VD: Cho trẻ nhận biết về Xe Đạp. Đầu tiên tôi cho trẻ nhận về toàn diện <br />
cái xe đạp, sau đó sẽ nhận biết và gọi tên từng bộ phận của xe: Bánh xe, khung xe, <br />
tay lái, yên xe…<br />
Khi cho trẻ gọi tên tôi cho trẻ gọi nhiều lần, nếu sai tôi cho trẻ sửa lại. Trẻ <br />
thường hay nói “Xe đạp” thành “che chạp”, “Khung xe” thành “ hung che”…do đó <br />
việc cho trẻ luyện phát âm cá nhân là rất cần thiết vì thế ở hoạt động này chủ yếu <br />
là tôi cho trẻ phát âm cá nhân để cô dễ dàng phát hiện và sửa sai cho trẻ hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình thức tích hợp thêm cho trẻ môn âm nhạc vào trong hoạt động sẽ làm <br />
cho trẻ hứng thú và ngôn ngữ sẽ được phát triển tốt hơn.<br />
Trương Thị Hạnh 17<br />
Các hình thức và biện pháp giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 đến 6 tuổi<br />
<br />
b.3. Trò chơi:<br />
Trẻ ở lứa tuổi này rất thích những trò chơi hoạt động góc, hoạt động ngoài <br />
trời…Trẻ trao đổi, trò chuyện với nhau trong khi chơi. Kết hợp với lời hát, lời thơ <br />
như: Tập tầm vông, con muỗi, bắp cải xanh…đây cũng là một hình thức mà tôi sử <br />
dụng để tập cho trẻ phát triển về ngôn ngữ rất hiệu quả. <br />
VD: Trò chơi “Tập tầm vông”<br />
+ Cô cầm một vật nhỏ trong một tay.<br />
+ Sau đó hai tay cùng quay tròn trước mặt và cùng trẻ hát:<br />
“Tập tầm vông tay không tay có<br />
Tập tầm vó tay có tay không<br />
Mời các bạn đoán sao cho đúng.<br />
Tập tầm vó tay nào có tay nào không. Có có không không?<br />
+ Cô để hai tay thẳng trước mặt và cho trẻ đoán xem vật đó ở trong tay nào.<br />
Khi nghe cô hát hoặc đọc thơ và chơi thì trẻ sẽ bắt chước đọc hoặc hát và <br />
chơi cùng với cô. Với những câu hát, câu thơ, đồng dao và lặp đi lặp lại nhiều lần <br />
như vây sẽ có tác dụng rất lớn trong việc rèn luyện khả năng nghe hiểu và phát âm <br />
đúng cho trẻ.<br />
Các trò chơi tương tự như vậy ngoài việc tạo cho trẻ có một cơ thể khỏe <br />
mạnh, linh hoạt, vui tươi mà nó còn là một hình thức để rèn luyện và phát triển <br />
ngôn ngữ cho trẻ một cách tự nhiên không gò ép và trẻ rất là hứng thú.<br />
b.4. Quan sát, ghi chép:<br />
Vào các giờ vui chơi tự do hoặc hoạt động góc tôi thường hay “để ý ngầm” <br />
lúc trẻ chơi và trò chuyện với nhau, tôi nghe được những câu nói chuyện của trẻ <br />
với nhau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trương Thị Hạnh 18<br />
Các hình thức và biện pháp giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 đến 6 tuổi<br />
<br />
VD: <br />
+ Một bé nói: Mẹ cho em “ăng chơm” nhé.<br />
Tôi nhẹ nhàng đến gần và hỏi trẻ đang chơi gì, trẻ nói cháu chơi cho em bé <br />
“ăng chơm”.<br />
Tôi cầm theo một búp bê khác và nói cho cô chơi cùng với, để cô thử cho <br />
em bé ăn cơm với nào, vừa làm tôi vừa nói: cô cho em bé “ăn cơm”, con cho em bé <br />
ăn và nói giống cô đi.<br />
Như thế trẻ sẽ chơi và nói nhiều lần như vậy.<br />
Tôi ghi lại những lời trẻ nói hôm trước như vậy và đến hôm sau khi trẻ <br />
chơi tiếp trò chơi cho em bé ăn tôi lại chú ý nghe trẻ nói xem trẻ đã tiến bộ như thế <br />
nào để còn có biện pháp hướng dẫn cho trẻ tiếp theo.<br />
VD: Trong giờ ăn cơm tôi thường nhắc nhở trẻ khi ăn không được nói <br />
chuyện, không làm đổ cơm ra bàn, thì có trẻ thường hay mách lại với tôi là: “ Chô <br />
ơi bạn A đổ chơm da bàn”tôi cũng ghi chép lại cố gắng sửa cho trẻ để hôm sau <br />
theo dõi xem trẻ nói có bị sai nữa không.<br />
b.5. Trao đổi tuyên truyền với phụ huynh:<br />
Ở bảng tuyên truyền trước lớp tôi thường dán những nội dung mà trong <br />
tuần sẽ học để phụ huynh tiện theo dõi để cùng phối hợp với cô trong việc giáo <br />
dục trẻ. Tôi <br />
thường dán nội dung các bài thơ, bài hát, câu chuyện để phụ huynh biết và về nhà <br />
kể, đọc, hát cho trẻ nghe hoặc khi trẻ đọc, hát thì phụ huynh biết sai ở chỗ nào mà <br />
sửa kịp thời cho trẻ.<br />
Khi đón và trẻ tôi cũng trao đổi về tình hình sức khỏe, học tập của trẻ. Đặc <br />
biệt là những trẻ khả năng ngôn ngữ còn yếu tôi nhắc nhở phụ huynh về nhà chú ý <br />
sửa, thường xuyên trò chuyện để trẻ với trẻ, khuyến khích trẻ ca hát, đọc thơ để <br />
ngôn ngữ của trẻ được phát triển tốt hơn.<br />
<br />
<br />
Trương Thị Hạnh 19<br />
Các hình thức và biện pháp giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 đến 6 tuổi<br />
<br />
b.6. Đối với những trẻ khó khăn về ngôn ngữ:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tôi phải nhận biết được những dấu hiệu của trẻ có khó khăn về ngôn ngữ <br />
để kịp thời hướng dẫn như: <br />
+ Trẻ không hiểu được những lời nói đơn giản của cô.<br />
+ Trẻ nói ngọng hoặc nói không rõ, nói lắp<br />
+ Lên 3 tuổi vẫn chưa nói được các câu đơn giản, không diễn đạt được các <br />
nhu cầu mong muốn của mình như: “Ăn cơm, uống nước, con chào cô…”<br />
+ Không thích xem sách.<br />
+ Trẻ thường nói sai và tránh nhìn vào mắt với người nói chuyện.<br />
Khi dạy trẻ có khó khăn về ngôn ngữ tôi cũng cần phải biết rằng trẻ chậm <br />
nói cần phân biệt được những khả năng, nếu nhận biết rõ được trẻ ở trong khả <br />
năng nào thì hướng giáo dục của mình sẽ có kết quả tốt hơn:<br />
+ Nếu trẻ vẫn hiểu được lời nói: Tai đâu? Mắt đâu? Cô đâu? Hay thực hiện <br />
được những câu yêu cầu đơn giản của cô thì đó chỉ là chậm nói bình thường. Nếu <br />
những trẻ này được giúp đỡ tốt thì những có thể phát triển lời nói được rất nhanh.<br />
+ Nếu chậm cả hiểu và diễn đạt ngôn ngữ thì trẻ này thường bị những <br />
nguyên nhân nghe kém hoặc chậm phát triển về trí tuệ cần phải đưa trẻ đi khám <br />
về tai và não để có cách chữa trị kịp thời.<br />
+ Nếu đột ngột không nói được hoặc nói lung tung thì đưa trẻ đi khám về <br />
thần kinh, tâm lí.<br />
+ Nếu trẻ nhút nhát hoặc ít nói thì tôi phải giúp trẻ cảm thấy thoải mái <br />
không sợ hãi khi đến lớp, không ép trẻ nói…<br />
+ Nếu trẻ nói lắp, nói ngọng thì nhắc trẻ nói chậm và sửa từng từ để trẻ nói <br />
được. Nhưng cũng không nên bắt trẻ nói lại nhiều lần theo cô điều đó sẽ làm cho <br />
trẻ có cảm giác mắc lỗi và sợ trẻ sẽ không tập trung sửa được….<br />
Trương Thị Hạnh 20<br />
Các hình thức và biện pháp giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 đến 6 tuổi<br />
<br />
Việc học ngôn ngữ của trẻ đòi hỏi các hoạt động phải được lặp đi lặp lại <br />
nhiều lần trẻ mới có thể ghi nhớ, thành thạo và ngôn ngữ của trẻ mới có thể phát <br />
triển hoàn thiện được.<br />
<br />
<br />
<br />
c. Điều kiện để thực hiện các giải pháp, biện pháp:<br />
<br />
Để thực hiện các giải pháp, biện pháp này cần phải đảm bảo tính chính xác, <br />
khoa học, hợp lí, chặt chẽ và lôgic. Phải đảm bảo được phương pháp nghiên cứu <br />
phù hợp theo từng đối tượng nghiên cứu. <br />
<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:<br />
<br />
Các giải pháp, biện pháp khi thực hiện đề tài có mối quan hệ chặt chẽ với <br />
nhau, biện pháp này hổ trợ cho biện pháp kia để đi đến thống nhất tìm ra các giải <br />
pháp tối ưu nhất, nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác và khoa học.<br />
<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:<br />
<br />
Đối với cô: <br />
+ Qua bản SKKN này bản thân tôi ngày càng nắm vững kiến thức nội dung <br />
các hoạt động, rút được nhiều kinh nghiệm, trau dồi thêm kiến thức, qua các giờ <br />
hoạt động, các giờ vui chơi để rèn luyện cho trẻ.<br />
+ Mỗi khi tiến hành các hoạt động tôi cảm thấy tự tin, thoải mái, tiết học trở <br />
nên sinh động và hấp dẫn hơn. Nhờ đó việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ cũng thuận <br />
lợi hơn và không gò bó, rập khuôn.<br />
+ Từ chỗ SKKN tôi đã thành công trong các hội thi, thao giảng ở trường <br />
được Ban giám hiệu và đồng nghiệp đánh giá cao.<br />
Đối với trẻ:<br />
+ Khả năng nghe và phát âm của trẻ đã được cải thiện rất nhiều, số trẻ nói <br />
ngọng cũng giảm đáng kể. Trẻ cũng tự tin và giao tiếp với mọi người dễ dàng hơn <br />
<br />
Trương Thị Hạnh 21<br />
Các hình thức và biện pháp giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 đến 6 tuổi<br />
<br />
trước. Trẻ nói rõ ràng, mạch lạc, mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp. Trẻ khi giao <br />
tiếp biết nói đủ câu hoàn chỉnh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Các cháu hứng thú khi học và nắm vững kiến thức hơn, cũng như nhớ nội <br />
dung bài lâu hơn, sâu hơn, qua đó cô giáo đã nhận ra được sự nhanh nhẹn thông <br />
minh của từng cá nhân trẻ và phát huy được thêm tính sáng tạo cho trẻ.<br />
+ Trẻ không còn nói ngọng, nói lắp nữa. Ngôn ngữ của trẻ đã phong phú hơn <br />
và trẻ đã biết vận dụng vốn từ vào cuộc sống hàng ngày.<br />
<br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:<br />
<br />
1. Kết luận:<br />
<br />
Từ những việc làm thiết thực và kết quả đạt được đã nêu ở trên, tôi đã rút ra <br />
được những bài học kinh nghiệm cho mình:<br />
Để làm được những việc như vậy đòi hỏi giáo viên phải có ý thức, tâm <br />
huyết với nghề.<br />
Khiêm tốn học hỏi, trau dồi thêm kiến thức chuyên môn, giúp nhau cùng <br />
tiến bộ.<br />
Tận dụng mọi lúc mọi nơi để rèn luyện, trò chuyện, và cung cấp kiến thức <br />
cho trẻ để biết ngôn ngữ của trẻ phát triển được đến đâu còn có biện pháp giáo <br />
dục tiếp theo cho trẻ.<br />
Nghiên cứu bài dạy, chú trọng đầu tư đến việc soạn giáo án sáng tạo để <br />
dạy cho trẻ.<br />
2.Ý kiến kiến nghị:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trương Thị Hạnh 22<br />
Các hình thức và biện pháp giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 đến 6 tuổi<br />
<br />
Cần tạo điều kiện cho giáo viên được tham quan, dự giờ các lớp tập huấn <br />
để giáo viên có cơ hội học hỏi thêm kinh nghiệm về phát triển ngôn ngữ cho trẻ <br />
một cách toàn diện hơn.<br />
Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và địa phương tạo <br />
điều kiện cho trẻ đến trường, đến lớp sớm hơn theo đúng độ tuổi của mình (Trẻ <br />
chủ yếu là học lớp lá, bỏ qua lớp chồi và mầm)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nâng cao cơ sở vật chất để đáp ứng với chương trình mầm non mới hiện <br />
nay.<br />
Dray sáp, ngày 20 tháng 12 năm 2014<br />