SKKN: Vận dụng hình thức hoạt động nhóm vào trong phân môn Văn học để nâng cao tính tích cực cho học sinh THCS
lượt xem 12
download
Để các em đã chủ động trong khai thác kiến thức và trong điều khiển nhận thức và khả năng diễn giải, hùng biện, ứng phó lúc cần thiết. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Vận dụng hình thức hoạt động nhóm vào trong phân môn Văn học để nâng cao tính tích cực cho học sinh THCS”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Vận dụng hình thức hoạt động nhóm vào trong phân môn Văn học để nâng cao tính tích cực cho học sinh THCS
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VẬN DỤNG HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM VÀO TRONG PHÂN MÔN VĂN HỌC ĐỂ NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC CHO HỌC SINH THCS
- 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Mục tiêu của chương trình THCS là nhấn mạnh tới sự hình thành và phát triển các năng lực chủ yếu cho HS ,nhằm đáp ứng nhu cầu phát triễn trong thời kì công nghiệp hóa ,hiện đại hóa của đất nước như năng lực hành động, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp ,năng lực tự khẳng định ...Vì thế trong vai trò giảng dạy hiện nay , đòi hỏi GV phải phát huy tính tích cực chủ đạo cho HS ,nhất là đối với GV dạy ngữ văn trong quá trình dạy văn bản , cần phải khắc phục lối dạy một chiều ,GV thuyết giảng còn HS học thụ động . Ta biết Ngữ văn là môn học đặc thù thỏa mãn những khát vọng hiểu biết và giáo dục nhân cách cho HS , nó có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS Nó rèn luyện cho các em trở thành những con người có tính độc lập ,có tư duy sáng tạo , có năng lực thực hành ,có tâm hồn nhạy cảm ,biết rung động thẫm mĩ và biết sử dụng tiếng việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp .Hơn nữa ,luật giáo dục đã đặt ra cho ngành GD một nhiệm vụ quan trọng là đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy .Vì thế đối với một GV dạy ngữ văn ,tôi đã từng bước áp dụng các phương pháp cải tiến giảng dạy theo hướng tích cực ,và một trong các phương pháp đó là hình thức hoạt động nhóm. Với phân môn văn học ,hoạt động nhóm là môi trường thuận lợi để HS cùng nhau bàn bạc những vấn đề về nội dung ,ý nghĩa của một văn bản , là biện pháp tích cực để khai thác những hướng khác nhau trong cảm nhận văn chương . Về mặt xã hội hoạt động nhóm góp phần phát triễn các quan hệ ngoại giao ,kĩ năng giao tiếp cá nhân , rèn kĩ năng hợp tác tương hỗ giúp HS tự tin hơn . Về mặt giáo dục hoạt động nhóm rất có ích trong việc phát triễn những kĩ năng trí tuệ bậc cao như suy luận và giải quyết những vấn đề nan giải ...Hơn nữa ,qua thảo luận nhóm sẽ thấy HS có nhiều câu trả lời, nhiều giải pháp , nhiều ý kiến, nhiều quan điểm khác nhau cho một vấn đề .Từ đó sẽ thấy được sự độc lập ,tự chủ của HS .Thấy được tác dụng và ý nghĩa của hình thức hoạt động nhóm nên trong quá trình dạy văn bản tôi đã áp dụng hình thức hoạt động nầy và đã thấy HS học tập sôi nỗi ,có nhiều hứng thú. Các em đã chủ động trong khai thác kiến thức và trong điều khiển nhận thức và khả năng diễn giải, hùng biện, ứng phó lúc cần thiết .Từ thực tiễn đó, tôi đã mạnh dạn viết lại
- những điều tôi đã và đang thực hiện với đề tài : “Vận dụng hình thức hoạt động nhóm vào trong phân môn văn học để nâng cao tính tích cực cho HS " 2. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Trong quá trình áp dụng hình thức hoạt động nhóm vào tiết dạy, bản thân tôi đã thực hiện các biện pháp sau : a. Chuẩn bị : Hiệu quả của hoạt động nhóm phần lớn phụ thuộc vào khâu chuẩn bị .Tiết dạy chỉ thành công khi có sự chuẩn bị kĩ càng và đúng hướng ,nhưng không phải tiết dạy nào cũng đòi hỏi phải sinh hoạt nhóm .Trong thời hạn một tiết trên lớp nội dung thảo luận nhóm nên hướng về vấn đề trọng tâm .Vì thế phải xác định mục tiêu ,nguyên tắc nội dung ,cách thức thảo luận để góp phần vào sự thành công cho tiết học . b.Quản lí : Một giờ học không có đối thoại là một giờ học chết ,nhưng không phải vì sự tranh luận của hoạt động nhóm mà làm cho lớp ồn ào mất đi tính nghiêm túc của tiết học. Vì thế GV phải biết quản lí thế nào để vừa phát huy tính tư duy ,độc lập ,tự chủ, sáng tạo của HS,vừa làm cho không khí lớp học sôi nỗi ,thậm chí căng thẳng ,quyết liệt để đi đến một cách hiểu thống nhất khi chiếm lĩnh tác phẩm mà lớp học vẫn trật tự. Trước hết GV cần chia nhóm nhỏ, có thể một bàn hoặc hai bàn là một nhóm .Nhóm nhò như vậy rất thuận lợi vì GV theo dõi được sát đối tượng lại dễ phát hiện và nắm chắc năng lực học tập của các thành viên trong nhóm cũng như những vướng mắc của HS.Không nên có sự chênh lệch ,mất cân đối giữa các nhóm ,mà mỗi nhóm nên có các đối tượng giỏi, khá ,tb, yếu kém... c. Hình thức hoạt động của nhóm: Mỗi nhóm có một nhóm trưởng để ghi lại tất cả ý kiến của các thành viên trong nhóm ,sau đó cả nhóm sẽ thảo luận ,tổng hợp ,khái quát và đưa ra những kết luận chung .Việc thảo luận trong từng nhóm cần đạt được mục đích là mọi thành viên trong nhóm đều hiểu và nắm được cách giải quyết vấn đề,sao cho khi GV hay nhóm khác kiểm tra thì mọi thành viên trong nhóm đều trả lời được .Trong quá trình thảo luận ngoài việc trao đổi giữa các thành viên trong nhóm thì các nhóm cũng có thể trao đổi với nhau và với GV. GV cần theo dõi ,kích thích ,gợi mở suy nghĩ cho các em, cần khai thác triệt để những ý kiến ở những khía cạnh khác nhau ,phát huy tính
- mạnh dạn ,tự tin, sôi nỗi ...Sau khi các nhóm đã có ý kiến GV yêu cầu một đại diện bất kì trình bày những ý kiến của nhóm về vấn đề thảo luận ,các nhóm khác bổ sung ,khẳng định ý kiến của nhóm hay đưa ra những ý kiến khác .GV có thể đặt thêm những tình huống sư phạm thậm chí trái ngược để lôi kéo HS vào cuộc tranh luận sôi nỗi .Trong thảo luận có thể có nhiều ý kiến khác nhau ,nhưng dưới sự điều khiển của GV cùng với định hướng của đề cương thì đó cũng là những thông tin xoay quanh nội dung của chủ đề thảo luận .Trên cơ sở ý kiến của các nhóm ,GV tiến hành loại bỏ những ý kiến sai ,khái quát và chính xác hóa những kiến thức trong nội dung chính của chủ đề thảo luận. GV có thể sử dụng các phương pháp bổ trợ như phương tiện , mô hình hóa nội dung học tập ,tranh ảnh hay tư liệu nhằm làm sáng tỏ thêm. Trong thảo luận có thể xuất hiện những vấn đề không phù hợp với chủ đề thảo luận ,hoặc ý kiến của HS khác với ý kiến của GV ,GV có thể giải quyết ngay tại buổi thảo luận ,hoặc ghi chép lại những ý kiến đó và sẽ giải quyết vào một dịp thích hợp .Khi thảo luận thì tất cả các nhóm nên cùng giải quyết một vấn đề để GV có cơ sở để so sánh . Nếu có thể GV ghi lại ý kiến của từng nhóm lên bảng để lấy ý kiến đánh giá chung ,sau đó chính xác lại và đưa ra kết luận khái quát . d. Câu hỏi thảo luận nhóm : - Câu hỏi phải vừa sức với HS : Trong thời hạn một tiết học ta chỉ nên có một hoặc hai câu hỏi thảo luận nhóm .Câu hỏi phải bám sát nội dung ,giá trị của văn bản phù hợp với năng lực HS ,vừa sức giải quyết của tập thể nhóm .Câu hỏi không nên quá dễ, vì dễ là lãng phí thời gian ,còn quá khó thì gây tranh cải ,ồn ào ,mất trật tự . - Tránh những câu hỏi làm vỡ vụn cảm xúc : Dạy văn bản hay đúng hơn là dạy học tác phẩm văn chương chính là truyền cảm xúc đến cho HS ,khơi dậy trong tâm hồn các em những rung động thẫm mĩ sâu sắc ,bồi dưỡng những tình cảm cao đẹp .Cho nên đừng vì những câu hỏi mà vô tình làm đứt mạch cảm xúc của HS ,làm giảm sự hứng thú và đánh mất đặc trưng của môn văn .Trong thực tế có nhiều GV nghĩ răng mỗi tiết học buộc phải có câu hỏi thảo luận nhóm mà đã áp đặt nhiều câu hỏi đã làm không khí văn chương tan loãng , làm cho tiết văn trở nên khô khan , rời rạc, giống một tiết khoa học tự nhiên ... Làm được điều nầy là rất khó vị trong quá trình dạy học người GV vừa phải nuôi dưỡng không khí văn học ,vừa đảm bảo tính tích cực và
- tích hợp, cho nên người GV phải nhạy cảm trong quá trình đặt câu hỏi để nâng cao cảm xúc văn học cho HS . Một số ví dụ về câu hỏi thảo luận nhóm : + Câu hỏi về các hình tượng văn học chứa nhiều tầng ý nghĩa khó nắm bắt : Tác phẩm ,hình tượng văn học có giá trị thường đa nghĩa ,khó tiếp cận và cắt nghĩa một cách thấu đáo ,ta cần có những câu hỏi để HS nhận ra những tầng nghĩa sâu xa đó . như khi dạy bài thơ"Con Cò " của Chế Lan Viên (CLV) ta hỏi " Hình ảnh con cò trong hai bài ca dao mà tác giả đã đưa vào bài thơ có mối quan hệ như thế nào với con cò – hình ảnh trung tâm của bài thơ ? . Tại sao CLV lại chọn hình ảnh con cò để gởi gắm cảm xúc mà không phải là con vật khác? + Câu hỏi để phát hiện ra những giá trị mâu thuẩn nội tại trong tác phẩm : Một tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng hàm chứa một mâu thuẩn nào đó ,một sự không ăn khớp bên trong nào đó giữa nội dung và hình thức ,giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt Giáo viên cần cho HS thảo luận nhóm để phát hiện và lí giải được sự thống nhất biện chứng của các mâu thuẩn nầy để thể hiện chủ đề và làm nên giá trị nghệ thuật cho tác phẩm + Câu hỏi để tìm ra những cách cảm, cách hiểu không giống nhau về cùng một hình tượng ,yếu tố nghệ thuật .một vấn dề phức tạp trong văn bản .Ví dụ khi dạy bài : Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La - Phông - Ten "ta hỏi " Giữa BUY PHÔNG và La -Phông - Ten có những nhận xét rất khác nhau về cừu và sói – Tại sao? Vậy ai đúng ai sai ? ... + Câu hỏi để nhận ra giá trị nghệ thuật độc đáo của hình tượng tác phẩm bằng các câu hỏi so sánh, đối chiếu : So sánh văn học giúp người học hiểu đầy đủ những góc cạnh của vấn đề ,nhận ra cái đặc sắc của hình tượng tác phẩm cũng như tài năng của tác giả . Hơn nữa , biết cảm hiểu tác phẩm bằng con mắt so sánh là biểu hiện của người đọc có năng lực .Để có kĩ năng so sánh ,yêu cầu HS phải có kĩ năng khái quát, có kiến thức sâu rộng nhất định . Vd :Khi dạy bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ "ta cho các em thảo luận " Khát vọng cống hiến của Thanh Hải có gì giống và khác so với sự cống hiến của anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long .Và
- quan niệm sống đó so với quan niệm của những nhà nho xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bĩnh Khiêm... như thế nào ?... Như vậy ,tùy từng thời điểm ,từng mức độ thời gian cho phép mà chúng ta có những câu hỏi thích hợp . Nhưng có thể nói rằng với một tiết dạy văn bản thì phần tổng kết và luyện tập là những thời điểm rất thích hợp cho tổ chức hoạt động nhóm . Sinh hoạt nhóm trong giờ ngữ văn nói chung và trong phân môn văn học nói riêng có nhiều ưu điểm ,song cũng có những nguyên tắc gắn với đặc trưng bộ môn và nhiều yêu cầu ,điều kiện cụ thể khác . Cho nên chúng ta cố gắng suy nghĩ ,tổ chức như thế nào để hoạt động nhóm thực sự có hiệu quả . 3. Kết quả: Với hình thức sinh hoạt nhóm đã tạo được sự giao lưu gần gũi, cởi mở giữa HS và GV .GV lại dễ dàng thu nhận được những thông tin phản hồi từ HS .Từ đó GV có thể điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học để đạt hiệu quả cao hơn .Và sau khi tiến hành dạy học theo hình thức thảo luận nhóm tôi nhận thấy các em đã thật sự tiến bộ . Qua các bài kiểm tra định kì mức độ khá giỏi tăng lên và hs yếu kém giảm rõ ràng . Từ đó tôi rút ra kết luận dạy học theo hình thức thảo luận nhóm hoàn toàn có tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay . Qua thảo luận hs hiểu và nắm bài ngay tại lớp ,không khí học tập sôi nỗi và hào hứng ,sinh động .Khảo sát ý kiến của HS ,đa số các em đều thích học theo hình thức nầy ,vì dễ hiểu bài ,nhanh thuộc bài và nhớ bài lâu hơn .Hơn nữa HS được phát biểu và chia xẻ suy nghĩ của mình với thầy cô và các bạn ,thể hiện trách nhiệm của mình với nhóm, qua đó bồi dưỡng cho các em tinh thần tập thể , biết giúp đỡ nhau trong học tập .Về phía GV , có sự gần gũi ,cởi mở với HS và giúp HS phát huy hết khả năng của mình để tham gia xây dựng bài học , giúp những HS yếu kém tiếp thu bài tốt hơn thông qua hoạt động hợp tác ,góp phần hoàn chỉnh tiết học .
- * * * Đó là những gì tôi đã làm trong quá trình vận dụng hình thức sinh hoạt nhóm vào trong việc dạy văn bản. Cách làm đó có thể còn có những hạn chế nhất định nhưng ở một mức độ nào đó nó đã góp phần vào việc phát huy tính tích cực của học sinh và nhất là đảm bảo cho tất cả học sinh được bình đẳng trước một tác phẩm văn chương. Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Anh Tổ : Xã Hội 1 Đơn vị: Trường THCS Chu Văn An Năm học: 2007 - 2008
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Khai thác sáng tạo, linh hoạt một bài toán sách giáo khoa – Hình học 7
12 p | 1158 | 233
-
SKKN: Phương pháp dạy kiến thức giải phẫu hình thái môn Sinh học 8
15 p | 655 | 141
-
SKKN: Thiết kế một số trò chơi dạy yếu tố Hình học ở lớp 4
22 p | 836 | 77
-
SKKN: Dạy giải toán có lời văn chứa nội dung Hình học cho học sinh khá giỏi lớp 5
47 p | 566 | 73
-
SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy - học
32 p | 192 | 26
-
SKKN: Một số biện pháp tổ chức trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh học môn Tiếng Việt lớp 3- Theo mô hình trường học mới VNEN
25 p | 163 | 19
-
SKKN: Về một số giải pháp để đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Trần Văn Thời
11 p | 139 | 18
-
SKKN: Biện pháp tăng cường dạy tiếng Anh qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh lớp 3
33 p | 187 | 18
-
SKKN: Một số kinh nghiệm dạy thơ hiện đại Việt Nam ở chương trình Ngữ Văn lớp 9
24 p | 356 | 12
-
SKKN: Một số hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học hiệu quả tại tổ Toán Tin trường THCS Lê Quý Đôn
33 p | 102 | 7
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tập có hiệu quả Tập làm văn miêu tả
20 p | 55 | 5
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học tập bằng phương pháp tổ chức trò chơi trong môn Khoa Học lớp 5 trường TH Nguyễn Thị Minh Khai có hiệu quả
29 p | 65 | 5
-
SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên trang trí và sử dụng Công cụ hỗ trợ trong lớp học theo mô hình VNEN
32 p | 70 | 4
-
SKKN: Hiệu trưởng với một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Dray Sáp
33 p | 37 | 3
-
SKKN: Một số biện pháp rèn kĩ năng học văn cho học viên Trung tâm GDTX – HN Tỉnh
29 p | 72 | 3
-
SKKN: Sử dụng phép biến hình vào một số bài toán viết phương trình đường tròn
19 p | 54 | 3
-
SKKN: Dạy giải toán bằng MTBT Casio – fx 570 ES
44 p | 40 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn