I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài:<br />
Bộ môn Ngữ văn có vị trí rất quan trọng trong chương trình THCS. Nó có <br />
sức mạnh bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm; rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, <br />
phát triển tư duy.<br />
Trong chương trình lớp 9, bộ môn Ngữ văn càng có vị trí quan trọng. Bởi vì <br />
lớp 9 là lớp cuối cùng của cấp THCS. Sau khi tốt nghiệp THCS, các em có thể <br />
học lên THPT, có thể đi học nghề và có thể tham gia lao động sản xuất. Học tốt <br />
môn Ngữ văn sẽ tạo điều kiện cho các em học tốt các bộ môn khác, khả năng giao <br />
tiếp của các em cũng được nâng lên; từ đó, các em có nhận thức và hành động <br />
đúng.<br />
Số tiết của môn Ngữ văn 9 cũng chiếm một lượng thời gian lớn nhất so với <br />
môn học ở THCS nói chung và môn Ngữ Văn THCS nói riêng ( môn Ngữ văn 9: 5 <br />
tiết/tuần còn Ngữ văn 6,7,8: 4 tiết/tuần).<br />
Môn Ngữ văn gồm có 3 phân môn: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn. <br />
Trong phân môn Văn học, các em được học các cụm văn bản: Văn bản nhật dụng, <br />
truyện Trung đại việt Nam, Thơ hiện đại Việt Nam… Trong đó, phần Thơ hiện <br />
đại Việt Nam gồm có 11 bài: “Đồng chí ”, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, “ <br />
Đoàn thuyền đánh cá”, “Bếp lửa”, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, <br />
“Ánh trăng”, “Con cò”, “Mùa xuân nho nhỏ”, “Viếng lăng Bác”, “Sang thu”, “Nói <br />
với con”. Số tiết dạy và ôn tập là 14 tiết.<br />
Phần thơ hiện đại Việt Nam có vị trí rất quan trọng trong chương trình Ngữ <br />
văn lớp 9, tạo nên sự toàn diện, cân đối trong hệ thống văn bản của Ngữ văn lớp <br />
9. Trên cơ sở nhận thức rõ vai trò, vị trí của môn Ngữ văn 9 nói chung và các tác <br />
phẩm thơ hiện đại Việt Nam nói riêng cho nên trong quá trình giảng dạy, tôi đã có <br />
sự đổi mới phương pháp giảng dạy, vận dụng linh hoạt các phương pháp, phát <br />
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; thường xuyên trao đổi với <br />
đồng nghiệp, rút kinh nghiệm để dạy Ngữ văn 9 trong đó có phần Thơ hiện đại <br />
Việt Nam đạt kết quả cao, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện trong nhà <br />
trường.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br />
a. Mục tiêu:<br />
Từ khi thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa đến nay, việc dạy và <br />
học bộ môn Ngữ văn 9 đã có nhiều chuyển biến theo hướng phát huy tính tích cực, <br />
chủ động trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng linh hoạt phương <br />
pháp; sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học hiện đại và ứng dụng công nghệ thông <br />
tin vào soạn giảng Ngữ văn, tổ chức nhiều hình thức học tập có hiệu quả cho nên <br />
chất lượng dạy và học văn đã được nâng lên.<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Học sinh có nhiều cố gắng trong việc tiếp thu kiến thức và rèn các kỹ năng, <br />
thể hiện cảm nhận của bản thân về các tác phảm văn học đã học nhất là các tác <br />
phẩm thơ hiện đại Việt Nam ở lớp 9.<br />
Tuy nhiên, việc dạy học bộ môn Ngữ văn 9 cũng như phần thơ hiện đại Việt <br />
Nam cũng còn có mặt hạn chế: Có giáo viên vẫn còn nặng về kiểu giảng giải, học <br />
sinh nghe, ghi, tái hiện lại theo những gì giáo viên nói, vẫn còn học sinh lúng túng <br />
khi độc lập giải quyết vấn đề, không thuộc các bài thơ, đoạn thơ, chưa có cảm <br />
xúc, nhiều em không thích học Văn, ngại học Văn…<br />
Môn Ngữ văn có vị trí rất quan trọng. Phần thơ hiện đại ở lớp 9 có số lượng <br />
bài lớn, thời gian giảng dạy với số tiết cao, có giá trị lớn về nội dung cũng như <br />
nghệ thuật. Muốn nâng cao chất lượng dạy và học phần thơ hiện đại Việt Nam ở <br />
lớp 9, đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp, có nhiều hình thức học tập có <br />
hiệu quả nhằm phát huy vai trò người học; bên cạnh đó, giáo viên cũng cần sử <br />
dụng có hiệu quả thiết bị dạy học. Thông qua các tiết dạy học Văn, giáo dục cho <br />
học sinh ý thức đúng như yêu thích bộ môn, thích học thơ hiện đại Việt Nam, góp <br />
phần vào việc nâng cao chất lượng trong nhà trường.<br />
Với nhận thức như vậy, trong quá trình giảng dạy thơ hiện đại Việt Nam ở <br />
Ngữ văn lớp 9, qua trao đổi với các đồng nghiệp, tôi đã rút ra những bài học để <br />
dạy thơ hiện đại Việt Nam có hiệu quả. Chính vì những vấn đề trên nên tôi mạnh <br />
dạn đưa ra “Một số kinh nghiệm dạy thơ hiện đại Việt Nam ở chương trình <br />
Ngữ Văn lớp 9”, nhằm nâng cao chất lượng cho phương pháp dạy học văn.<br />
b. Nhiệm vụ của đề tài: <br />
Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNHHĐH đất nước, đó là nguồn nhân <br />
lực có chất lượng cao nên giáo dục phải phát triển về mọi mặt để đáp ứng yêu <br />
cầu của xã hội. Văn là người, dạy văn là dạy cách làm người. Bộ môn Ngữ văn có <br />
tác dụng rất lớn trong việc giáo dục đạo đức cho HS.<br />
Học tốt môn Ngữ văn sẽ góp phần học tốt bộ môn khác vì môn Ngữ văn có <br />
quan hệ với các môn khác (diễn đạt rõ ràng, trình bày ý khoa học, mạnh dạn, tự tin <br />
trong giao tiếp…).<br />
Dạy thơ hiện đại Việt Nam ở lớp 9 đòi hỏi giáo viên phải hiểu rõ đặc trưng <br />
thể loại, hoàn cảnh ra đời, giá trị nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm, đồng <br />
thời qua đó nêu bật được nhiệm vụ của đất nước trong từng giai đoạn cũng như <br />
tình cảm của con người Việt Nam thông qua mỗi tác phẩm và các tác giả.<br />
Tạo điều kiện cho HS tiếp thu bài giảng tốt hơn, các em được trình bày suy <br />
nghĩ, cảm nhận của mình, có hứng thú khi học tập Ngữ văn; dần dần các em yêu <br />
thích bộ môn, viết văn có cảm xúc hơn và sống sẽ có tình người hơn.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
“Một số kinh nghiệm dạy thơ hiện đại Việt Nam ở chương trình Ngữ Văn <br />
lớp 9”.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Quá trình giảng dạy thơ hiện đại Việt Nam ở lớp 9 của bản thân khi dạy <br />
Ngữ văn trong nhà trường.<br />
Việc học Ngữ văn lớp 9 nói chung và Thơ hiện đại Việt Nam nói riêng của <br />
học sinh khối 9.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu Chuẩn kiến thức, Sách <br />
giáo khoa, Sách giáo viên, Thiết kế bài giảng, Tài liệu tham khảo, Bài viết về đổi <br />
mới phương pháp dạy học, kiểm tra.<br />
Sử dụng linh hoạt các phương pháp: Phân tích, tổng hợp; thuyết trình, trắc <br />
nghiệm, thống kê, so sánh, hệ thống hoá kiến thức, kinh nghiệm dạy của bản thân <br />
về Thơ hiện đại đã áp dụng vào giảng dạy trong nhà trường.<br />
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:<br />
Thực hiện qua phương pháp điều tra và kế hoạch nghiên cứu: <br />
+ Nội dung: Thơ hiện đại Việt Nam ở lớp 9<br />
+ Việc dạy của GV trường THCS Dur Kmăn.<br />
+ Tình hình học tập của HS lớp 9 trường THCS Dur Kmăn.<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Tích luỹ trong quá trình dạy học, <br />
khảo sát thực trạng, kiểm tra kết quả cuối năm, đối chiếu so sánh và rút ra kết <br />
luận.<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;<br />
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;<br />
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;<br />
Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm;<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lí luận:<br />
Chương trình Ngữ văn THCS được cấu tạo thành hai vòng, tương ứng với <br />
hai lớp đầu cấp ( lớp 6,7) và hai lớp cuối cấp (lớp 8,9), đến lớp 9, học sinh phải <br />
hoàn thành việc tiếp nhận các tri thức và hình thành các kỹ năng về văn học, tiếng <br />
Việt, làm văn theo yêu cầu của toàn cấp THCS.<br />
Riêng Thơ hiện đại Việt Nam (từ sau năm 1945) có 11 bài được học ở hai <br />
học kỳ. Học kỳ I, học các bài: “Đồng chí” của Chính Hữu, “Bài thơ về tiểu đội <br />
xe không kính” của Phạm Tiến Duật, “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, “Bếp <br />
lửa” của Bằng Việt, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn <br />
Khoa Điềm”, “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. Học kỳ II, học các bài: “Con cò” của <br />
Chế Lan Viên, “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải, “Viếng lăng Bác” của Viễn <br />
Phương, “Sang thu” của Hữu Thỉnh, “Nói với con” của Y Phương.<br />
Đây là những bài thơ nổi tiếng và nhiều bài thơ đã được các nhạc sĩ phổ <br />
nhạc cho nên được nhiều người trong đó học sinh đã biết và yêu thích (bài “Mùa <br />
xuân nho nhỏ”, “viếng lăng Bác”, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”…)<br />
Đối với môn Ngữ văn ở THCS đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học <br />
theo quan điểm tích hợp, tích cực. Trong khi bảo đảm dạy cho học sinh những tri <br />
thức, kỹ năng đặc thù của phân môn còn tìm ra những yếu tố đồng quy giữa ba <br />
phân môn Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn để góp phần hình thành và rèn luyện tri <br />
thức và kỹ năng của các phân môn khác, tích hợp nhiều phương pháp trong bài <br />
học, tiết học, trong quá trình dạy và học.Tích hợp dọc, ngang, liên thông nhằm hệ <br />
thống hoá kiến thức ở cuối cấp.<br />
Trong phân môn Văn: Khi dạy các văn bản theo định hướng đổi mới <br />
phương pháp dạy học có nhiệm vụ quan trọng là giúp học sinh có được những <br />
kiến thức cơ bản, hệ thống về các kiểu văn bản. Nắm được nội dung của các văn <br />
bản được học cùng với một số thông tin về tác giả, một số khái niệm về lịch sử <br />
văn học, lý luận văn học và các thao tác tìm hiểu văn bản. Hình thành các kỹ năng <br />
phân tích, cảm thụ văn học nhằm bồi dưỡng trình độ thẩm mỹ và nghệ thuật cho <br />
học sinh. Hoàn chỉnh các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; bồi dưỡng cách thức làm <br />
văn và khả năng giao tiếp hàng ngày. Giáo dục tư tưởng, tình cảm nhân cách theo <br />
những cái hay, cái đẹp của văn bản; giáo dục tình yêu, sự quý trọng tiếng mẹ đẻ <br />
cũng như những giá trị của văn học dân tộc. Bên cạnh đó, giáo dục cho học sinh <br />
hứng thú và thái độ học tập khoa học, nghiêm túc bộ môn, có ý thức vận dụng <br />
những điều đã học vào ứng xử trong gia đình, nhà trường, xã hội một cách có văn <br />
hoá.<br />
Trong giờ dạy học Ngữ văn cần chú trọng tới cả hoạt động của giáo viên <br />
và hoạt động của học sinh. Tạo điều kiện cho các đối tượng học sinh được tham <br />
gia học tập đạt kết quả tốt nhất. Sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các phương <br />
<br />
<br />
4<br />
pháp dạy văn. Tổ chức nhiều hình thức học tập như hoạt động nhóm, cá nhân. sử <br />
dụng sách giáo khoa, sách tham khảo; hướng dẫn tự học, tự đọc. Giáo viên xây <br />
dựng được hệ thống câu hỏi khoa học, các bài tập nhằm tổ chức, hướng dẫn các <br />
đối tượng học sinh tích cực, chủ động học tập, phát triển năng lực cá nhân. Đổi <br />
mới soạn giảng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; đổi mới kiểm tra, đánh giá việc <br />
học của học sinh, coi đây như là một biện pháp kích thích việc học tập của học <br />
sinh. Không những thế, giáo viên cần ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin <br />
trong soạn giảng, sử dụng thiết bị dạy học thường xuyên, có hiệu quả nhất là <br />
thiết bị dạy học hiện đại.<br />
* Thơ hiện đại Việt Nam (từ sau 1945):<br />
Hoàn cảnh sáng tác: Từ năm 1930, khi có Đảng lãnh đạo, cách mạng Việt <br />
Nam ngày càng phát triển và Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành Tổng khởi <br />
nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, <br />
nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Nhưng ngay sau đó, thực dân <br />
Pháp quay trở lại hòng chiếm nước ta một lần nữa. Nghe theo Lời kêu gọi toàn <br />
quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã nhất tề đứng lên <br />
kháng chiến chống Pháp với muôn vàn khó khăn gian khổ nhưng cũng đầy tháng <br />
lợi vẻ vang và kết thúc bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “…lừng lẫy <br />
Điện Biên, chấn động địa cầu…”. Miền Bắc nước ta được giải phóng, đi lên xây <br />
dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục đấu tranh chống Mỹ và bè lũ tay sai. <br />
Qua đấu tranh anh dũng, bằng đại thắng Mùa xuân 1975, miền Nam được giải <br />
phóng, đất nước thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội. Đất nước ta đạt nhiều <br />
thành tựu mới trên các lĩnh vực, đang thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, <br />
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.<br />
Hiểu rõ hoàn cảnh đất nước như vậy, các tác phẩm thơ hiện đại thuận lợi <br />
hơn ; hiểu hơn tình cảm, tư tưởng của con người Việt Nam, vì Văn là người, văn <br />
học phản ánh cuộc sống và phục vụ cuộc sống.<br />
Các bài thơ hiện đại Việt Nam học ở lớp 9 được sáng tác trong thời kỳ <br />
kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và sau năm 1975, của các tác giả thuộc nhiều <br />
thế hệ. Có những cây bút trưởng thành từ trước cách mạng, những tác giả trưởng <br />
thành từ hai cuộc kháng chiến là đông đảo hơn cả, một số trưởng thành từ sau <br />
năm 1975. Các bài thơ đề cập đến nhiều đề tài, chủ đề khác nhau, thể hiện sự <br />
phong phú trong đời sống tình cảm, tư tưởng của con người Việt Nam thời hiện <br />
đại, trong sự đa dạng về hình thức thể loại.<br />
Ở lớp 7,8, các em đã được tìm hiểu về tác phẩm trữ tình, lên lớp 9 các em <br />
tiếp tục được tìm hiểu về các tác phẩm Thơ trữ tình.<br />
Khi dạy các bài thơ trữ tình, người dạy cần đặc biệt chú ý sự vận động của <br />
hình tượng trữ tình trong mạch cảm xúc của bài thơ. Trình tự phân tích một bài <br />
thơ cũng nên theo diễn biến đó. Ở bài “Mùa xuân nho nhỏ” là sự vận động, biến <br />
đổi của hình tượng cảm xúc từ mùa xuân của thiên nhiên đến mùa xuân đất nước <br />
<br />
<br />
5<br />
và mùa xuân nhỏ của mỗi cuộc đời. Đó cũng là hướng vận động từ cảm xúc trực <br />
tiếp đến cảm nhận và suy tưởng của tác giả trước mùa xuân.<br />
Trong bài “Con cò” của Chế Lan Viên , thì đó là sự vận động của hình <br />
tượng con cò trong những lời ru, được mở rộng các ý nghĩa biểu tượng qua ba <br />
đoạn của bài thơ.<br />
Ở bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, hình tượng cơ bản là trăng được khai <br />
triển theo chiều liên tưởng hiện tại – quá khứ, với không gian phố phường đồng <br />
nội – chiến trường, để từ đó gợi ra ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm. Cái tôi trữ <br />
tình, mặc dù là vấn đề trung tâm của tác phẩm trữ tình, nhưng cách biểu hiện lại <br />
hết sức đa dạng. Có khi bộc lộ trực tiếp trong hình tượng cái tôi chủ thể trữ tình <br />
như bài “Viếng lăng Bác”, “Bếp lửa”, “Mùa xuân nho nhỏ” nhưng rất nhiều <br />
trường hợp lại hoá thân vào hình tượng khác, vào đối tượng được miêu tả như bài <br />
“Đoàn thuyền đánh cá”, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, “Con cò”.<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:<br />
Trong những năm qua, thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung <br />
và môn Ngữ văn nói riêng ở các trường THCS đã đạt được nhiều kết quả đáng <br />
phấn khởi. Nhiều chuyên đề về đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng <br />
môn Ngữ văn đã được tổ chức, thu hút các các nhà quản lý giáo dục và nhất là <br />
giáo viên trực tiếp đứng lớp tham gia. Đổi mới phương pháp dạy học là nhấn <br />
mạnh tính tích cực của học sinh trong hoạt động học tập, tới khâu tiếp nhận và <br />
vận dụng những kiến thức, kỹ năng môn học của HS được chú trọng hơn. Giờ <br />
học văn đã có chất văn, kỹ năng đọc nhất là đọc diễn cảm được chú trọng. Trong <br />
giờ học , GV quan tâm đến việc suy nghĩ, trả lời, làm bài của HS.<br />
Việc học Văn trong nhà trường hiện nay hầu hết học sinh có sự lơ là, thiếu <br />
chủ tâm vì có quan điểm chung là khác thời thế, thiếu áp dụng thực tế cuộc sống, <br />
phần kiến thức lý thuyết mênh mang sáo rỗng lại bị gò bó, áp đặt nên chán nản <br />
trong việc học. Vài năm trở lại đây, nhằm giúp người dạy tiếp cận nhanh chóng <br />
và áp dụng rộng rãi những phương pháp dạy học tích cực, nơi nơi đều tổ chức <br />
nhiều đợt tập huấn, chuyên đề bổ ích, có ý nghĩa, hỗ trợ rất nhiều trong công việc <br />
dạy học của giáo viên. Tuy nhiên, chuyên đề, hội thảo về phương pháp dạy học <br />
các văn bản thơ hiện đại thực tế vẫn chưa được đi sâu. <br />
Sự hiểu biết và vận dụng những định hướng đổi mới phương pháp dạy học <br />
theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh của một số giáo viên <br />
chưa có hiệu quả cao, còn máy móc, đôi khi còn có thói quen dạy theo kiểu thầy <br />
nói trò nghe ghi, tái hiện. Giờ dạy thơ biến thành giờ diễn xuôi các câu thơ, bài <br />
thơ, không có cảm xúc khi dạy các văn bản thơ hiện đại Việt Nam trong chương <br />
trình Ngữ văn 9.<br />
Học sinh: Vẫn còn tồn tại thói quen thụ động, quen nghe, chép, ghi nhớ và <br />
tái hiện những gì giáo viên nói. Học sinh còn lúng túng khi được giao bài, hoạt <br />
động nhóm, làm bài không dám thoát ly tài liệu, cảm nhận còn sơ sài sau mỗi bài <br />
<br />
<br />
6<br />
học. Vận dụng kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra và vận dụng vào cuộc sống <br />
còn nhiều hạn chế. Không những thế, học sinh còn nhiều hạn chế khi đọc, chữ <br />
viết còn sai nhiều, không thuộc các câu thơ, bài thơ. Kiến thức cơ bản nắm không <br />
chắc, kỹ năng làm bài còn hạn chế rất nhiều.<br />
Số lượng các bài thơ khá nhiều và khá dài nên việc soạn giảng để có chất <br />
lượng mỗi giáo viên phải đầu tư thời gian và sức lực cũng như trí tuệ; phải bám <br />
sát chuẩn kiến thức và kỹ năng và vận dụng linh hoạt các phương pháp.<br />
Tuy nhiên, trong quá trình dạy thơ hiện đại Việt Nam ở lớp 9, tôi cũng <br />
thấy có một số khó khăn: Số lượng các bài thơ nhiều (11 bài), dạy ở cả học kỳ I, <br />
học kỳ II; một số học sinh chưa thích học văn, ngại học thuộc các bài thơ, đoạn <br />
thơ, văn viết không có cảm xúc…<br />
Từ những bất cập trên, bản thân đã vận dụng những phương pháp có sẵn và <br />
đồng thời tạo ra nhiều phương pháp mới để tích cực thực hiện một cách khá hiệu <br />
quả như đề tài đã đưa ra.<br />
Tư tưởng và cũng là mục đích của hoạt động đổi mới phương pháp dạy <br />
môn Ngữ văn cũng như các môn trong trường THCS hiện nay là tích cực hoá hoạt <br />
động học tập của học sinh, với ý nghĩa người học tích cực, chủ động trong lĩnh <br />
hội và vận dụng kiến thức kỹ năng. Học sinh được coi là những đối tượng vốn có <br />
sẵn những tiềm năng mà giáo viên có nhiệm vụ đánh thức và tạo điều kiện để <br />
những tiềm năng đó được phát triển tối đa, đặc biệt là tiềm năng sáng tạo.<br />
Không gò bó giờ học trong một quy trình cứng nhắc với những bước đi bắt <br />
buộc , GV có quyền chủ động sáng tạo thiết kế giờ học căn cứ vào mục tiêu cụ <br />
thể của bài học, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng. Giờ học phải bảo đảm được <br />
những mục tiêu cần đạt, khoa học về nội dung; linh hoạt, nghệ thuật về biện <br />
pháp sư phạm và đọng lại được những ấn tượng sâu sắc ở học sinh.<br />
Đây là một đề tài đã được cụ thể hóa trong từng phần học của chương trình <br />
ấn định sẵn, là điều kiện thuận lợi để người nghiên cứu có thể lựa chọn, bổ sung, <br />
kế thừa trên cơ sở những cái đã có sẵn mà xây dựng thêm những phương pháp, ý <br />
tưởng mới. Vì vậy, những kinh nghiệm được nêu ra ở đây đã được thầy cô dạy <br />
học Ngữ văn thực hiện trong từng giờ dạy.<br />
Mặt khác, những biện pháp nêu ra ở đây bất kì giáo viên nào dạy học môn <br />
Ngữ văn cũng đều có thể áp dụng được vì nó vừa cụ thể, thiết thực lại gần gũi.<br />
Mặc dù đây là đề tài quen thuộc nhưng nếu như người giáo viên không chủ <br />
động, không nghiền ngẫm tìm tòi, không bám sát, không nghiên cứu, lại không <br />
xuất phát từ chính cái tâm và thực tế công việc dạy học hằng ngày thì rất khó để <br />
mang đến sự cảm thụ văn học từ phía học sinh.<br />
Trên thực tế hiện tượng chán học văn, xa rời văn (ở cả 3 phân môn) đang <br />
ngày càng lan rộng. Điều này khiến những người dạy văn không khỏi trăn trở. <br />
Kiểu học càng nhồi nhét kiến thức học sinh sẽ càng sợ. Có em cho rằng học văn <br />
giỏi không biết để làm gì, theo văn là theo một cái gì đó xa rời thực tế, là môn chỉ <br />
<br />
<br />
7<br />
dành cho những người ưa lãng mạn. Người dạy văn nếu cứ “mặc kệ” thì không <br />
biết chất lượng giáo dục sẽ đi về đâu? Người tâm huyết thì sẽ đau đáu làm thế <br />
nào để môn văn có một vị trí ngang bằng với các môn học khác trong lòng học trò.<br />
Qua tham khảo ý kiến của nhiều giáo viên Ngữ văn, họ đều có chung một <br />
nhận xét về học trò của mình: “lười, chán, không thèm học”, thậm chí có cách <br />
nghĩ là học văn đơn điệu, buồn ngủ, mờ mịt tương lai và chẳng có gì thú vị khi <br />
thầy và trò chỉ bằng ngôn ngữ để tìm ra kiến thức. <br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
Mục tiêu của tôi đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy <br />
học phần thơ hiện đại Việt Nam ở chương trình Ngữ Văn 9.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
Thơ hiện đại Việt Nam học sinh được học ở lớp 9 gồm 11 bài thơ, được <br />
học ở trong học kỳ I và học kỳ II. Các bài thơ được học có thể chia ra theo từng <br />
giai đoạn lịch sử:<br />
+ Giai đoạn 19451954: bài thơ “Đồng chí”.<br />
+ Giai đoạn 19541964: các bài thơ ‘Đoàn thuyền đánh cá”, “Bếp lửa”, “Con <br />
cò”.<br />
+ Giai đoạn 19641975: các bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, <br />
“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”.<br />
+ Sau năm 1975: có các bài thơ “Ánh trăng”, “Mùa xuân nho nhỏ”, “Viếng <br />
lăng Bác”, “Nói với con”, “Sang thu”.<br />
Các tác phẩm thơ kể trên đã tái hiện cuộc sống đất nước và hình ảnh con <br />
người Việt Nam suốt một thời kỳ lịch sử từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, qua <br />
nhiều giai đoạn:<br />
+ Đất nước và con người Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp <br />
và chống Mỹ với nhiều gian khổ, hi sinh nhưng rất anh dũng.<br />
+ Công cuộc lao động xây dựng đất nước và những quan hệ tốt đẹp của con <br />
người.<br />
+ Điều chủ yếu mà các tác phẩm thơ thể hiện chính là tâm hồn, tình cảm, <br />
tư tưởng của con người trong một thời kỳ lịch sử có nhiều biến động lớn lao, <br />
nhiều đổi thay sâu sắc. Đó là tình cảm yêu nước, tình quê hương; tình đồng chí, sự <br />
gắn bó với cách mạng, lòng kính yêu Bác Hồ; những tình cảm gần gũi và bền <br />
chặt của con người: tình mẹ con, bà cháu, trong sự thống nhất với những tình cảm <br />
chung rộng lớn.<br />
Sau đây, tôi đi vào nêu cách dạy học cho một số bài thơ.<br />
1/ Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.<br />
Khi dạy bài này, mục tiêu cần đạt là học sinh cảm nhận được vẻ đẹp chân <br />
thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được <br />
<br />
<br />
8<br />
thể hiện trong bài thơ. Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: chi tiết chân <br />
thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng. Rèn kỹ năng cảm thụ <br />
và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm <br />
hứng hiện thực mà không thiếu sự bay bổng. Giáo dục học sinh tình cảm yêu mến <br />
và kính trọng anh bộ đội.<br />
Sau khi kiểm tra bài cũ và việc soạn bài của học sinh, giáo viên đi vào <br />
hướng dẫn học sinh tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ.<br />
Trong phần tìm hiểu tác giả Chính Hữu. Cho HS đọc phần chú thích trong <br />
sách giáo khoa, cho các em trả lời câu hỏi: ? Hãy nêu tóm tắt những nét cơ bản <br />
nhất về tác giả Chính Hữu? Giáo viên nhấn mạnh các ý cơ bản theo Tài liệu tham <br />
khảo: Chính Hữu (Trần Đình Đắc) là người lính Trung đoàn Thủ đô trở thành nhà <br />
thơ quân đội. Thơ của ông hầu như chỉ viết về người lính và hai cuộc kháng <br />
chiến, đặc biệt là những tình cảm cao đẹp của người lính như tình đồng chí, đồng <br />
đội, tình quê hương, sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương.<br />
Giới thiệu chân dung nhà thơ đại tá Chính Hữu và tập thơ “Đầu súng trăng <br />
treo”<br />
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Chính Hữu cùng đơn vị tham gia chiến đấu <br />
trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông năm 1947). Trong chiến dịch ấy, cũng như <br />
những năm đầu của cuộc kháng chiến, bộ đội ta còn hết sức thiếu thốn. Nhưng <br />
nhờ tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu và tình đồng chí, đồng đội, họ đã vượt <br />
qua tất cả để làm nên chiến thắng. Sau chiến dịch Việt Bắc, Chính Hữu viết bài <br />
thơ “Đồng chí” vào đầu năm 1948, tại nơi ông nằm điều trị bệnh. Bài thơ là sự <br />
thể hiện những tình cảm tha thiết, sâu sắc của tác giả với những người đồng chí, <br />
đồng đội của mình.<br />
Hướng dẫn học sinh đọc bài thơ: đọc chậm rãi, tình cảm, chú ý những câu <br />
thơ tự do, vần chân, cách đối xứng trong việc sắp xếp chi tiết, hình ảnh…Câu thơ <br />
“Đồng chí” đọc với giọng lắng sâu, ngẫm nghĩ; câu thơ cuối cùng đọc với giọng <br />
ngân nga.<br />
? Cảm hứng của bài thơ là gì? Cảm hứng nào là chủ yếu?<br />
Bài thơ có 20 dòng, cả bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của <br />
tình đồng chí, đồng đội nhưng ở mỗi đoạn sức nặng của tư tưởng và cảm xúc <br />
được dẫn dắt để dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng sâu đậm (dòng <br />
7,17,20). Sáu dòng đầu có thể xem là sự lý giải về cơ sở của tình đồng chí, đồng <br />
đội. Dòng 7 (Đồng chí !) có cấu trúc đặc biệt, chỉ một từ với dấu chấm cảm như <br />
một phát hiện, một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính. <br />
Mười dòng tiếp theo, mạch cảm xúc sau khi dồn tụ ở dòng 7 lại tiếp tục khơi mở <br />
trong những hình ảnh, chi tiết biểu hiện cụ thể, thấm thía tình đồng chí và sức <br />
mạnh của nó. Ba dòng thơ cuối được tác giả tách ra thành một đoạn kết, đọng lại <br />
và ngân rung với hình ảnh đặc sắc “đầu súng trăng treo” như là một biểu tượng <br />
giàu chất thơ về người lính.<br />
Trong phần phân tích bài thơ, tôi đã đi vào hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài <br />
thơ với các hoạt động sau đây:<br />
<br />
<br />
9<br />
* Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính:<br />
? Theo nhà thơ, tình đồng chí, đồng đội giữa tôi (chủ thể nhân vật trữ tình) <br />
và anh (người lính đồng đội – anh bạn nông dân mặc áo lính) bắt nguồn từ cơ sở <br />
nào? Những hình ảnh “nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá” nói lên điều gì về <br />
nguồn gốc xuất thân của anh và tôi?<br />
Tình đồng chí, đồng đội bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ <br />
xuất thân nghèo khổ. Những thành ngữ “nước mặn đồng chua” quê anh – là hình <br />
ảnh dải đồng bằng Hà Nam, Thái Bình, Nam Định quanh năm chiêm khê mùa thối, <br />
sống ngâm da, chết ngâm xương; còn làng tôi là làng trung du, đất bạc màu hoặc <br />
khô cằn sỏi đá. Các anh đều là những người nông dân nghèo từ nhiều làng quê V <br />
tập hợp lại thành đội quân cách mạng và trở nên thân quen với nhau.<br />
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu<br />
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”<br />
Tình đồng chí được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau <br />
trong chiến đấu.<br />
Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chan hoà, chia <br />
sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỉ của những người bạn chí <br />
cốt mà tác giả đã biểu hiện bằng hình ảnh thật cụ thể, giản dị, hết sức gợi cảm. <br />
Từ những người xa lạ, họ trở thành những người bạn chung mục đích, chung lý <br />
tưởng, gắn bó với nhau trong nhiệm vụ cao cả. Họ đã trở thành đồng chí, đồng <br />
đội của nhau.<br />
? Tại sao câu thơ thứ bảy chỉ có hai tiếng “Đồng chí !” ? Bình giảng vẻ đẹp <br />
của câu thơ đặc biệt ấy ?<br />
HS trình bày cảm nhận của mình trước lớp, GV nhấn mạnh nội dung cơ <br />
bản: Đây là câu thơ quan trọng bậc nhất của bài thơ. Nó được lấy làm nhan đề <br />
của bài; nó biểu hiện chủ đề, linh hồn của bài thơ. Nó như cái bản lề nối hai <br />
đoạn thơ, khép mở hai ý thơ cơ bản: những cơ sở của tình đồng chí, những biểu <br />
hiện của tình đồng chí. Nó vang lên giản dị, mộc mạc nhưng rất đỗi thiêng liêng, <br />
cảm động, khẳng định và ca ngợi một tình cảm cách mạng mới mẻ, bắt nguồn từ <br />
những tình cảm truyền thống: tình bạn, tình đồng đội trong chiến đấu nhưng đã <br />
được đổi mới và nâng cao trong hoàn cảnh mới, thời đại mới.<br />
* Những biểu hiện của tình đồng chí:<br />
Học sinh đọc diễn cảm 10 dòng thơ tiếp theo và suy nghĩ trả lời câu hỏi <br />
sau: ba câu “Ruộng nương… ra lính”, gợi cho em thấy biểu hiện gì của tình đồng <br />
chí?Từ “mặc kệ” có phải chứng tỏ người lính rất vô tâm, vô tình và vô trách <br />
nhiệm với gia đình? Ý kiến của em?<br />
Học sinh phát biểu cảm nhận của mình, GV nhấn mạnh lại: Đồng chí, <br />
trước hết là sự cảm thông sâu xa nỗi lòng của nhau; ở đây, cụ thể là nỗi nhớ nhà, <br />
là tình cảm lúc lên đường tòng quân đánh giặc.<br />
Từ “mặc kệ” có nghĩa đen là bỏ tất, để lại, không quan tâm. Nhưng ở đây, <br />
chàng trai cày vốn gắn bó với mảnh ruộng nhà mình, ngôi nhà tranh nghèo của <br />
mình, từ bao đời, ít ra khỏi luỹ tre xanh, ra khỏi cổng làng. Thế mà nay, dứt áo ra <br />
<br />
<br />
10<br />
đi đến những phương trời xa lạ, vào nơi khói lửa, súng đạn hiểm nguy hẳn phải <br />
xuất phát từ tình cảm lớn lao, quyết tâm mãnh liệt. Đó là đi đánh giặc cứu nước, <br />
theo Cụ Hồ đi kháng chiến. Tình cảm lớn đã chiến thắng tình cảm nhỏ. Mặt khác, <br />
từ “mặc kệ” có phần gợi ra chất vui, tiếu táo, hóm hỉnh, tình cảm lạc quan cách <br />
mạng của người lính trẻ. Hoàn toàn không phải người lính vô tâm, vô trách nhiệm <br />
với gia đình, cha mẹ, vợ con, quê hương mà ngược lại. Sự hi sinh tình nhà cho <br />
việc nước ở đây thật giản dị và cảm động. Đồng chí, đó là sự cảm thông sâu xa <br />
những tâm tư, nỗi lòng của nhau.<br />
? Những câu thơ tiếp theo vẫn nói về tình đồng chí một cách cụ thể. Những <br />
hình ảnh nào làm em xúc động?<br />
Học sinh đọc các câu thơ, cảm nhận, phát biểu: <br />
Đồng chí, đó là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời <br />
người lính. Những câu thơ đối nhau đối xứng chứ không đối lập: “áo anh quần <br />
tôi, rách vai vài mảnh vá” một cách đầy dụng ý. Chia sẻ kỉ niệm về những trận <br />
sốt rét rừng căn bệnh kinh niên và phổ biến của những người lính phải sống <br />
và chiến đấu trong hoàn cảnh núi rừng vô cùng thiếu thốn, gian khổ.<br />
Hình ảnh “miệng cười buốt giá”, nụ cười bừng lên, sáng lên trong gió rét, <br />
trong sương muối, trong đêm trăng hay buổi sáng sớm của những người lính chân <br />
không giày, áo rách, quần vá, tê tái và khó nhọc, nụ cười của tình đồng chí, tình <br />
thương yêu vô bờ trong im lặng, trong hơi ấm của bàn tay nắm lấy bàn tay. Đoạn <br />
thơ khắc hoạ tình đồng chí trong chiến đấu, trong sinh hoạt của người chiến sĩ <br />
thật cụ thể, gần gũi, chắt lọc mà tiêu biểu và cảm động.<br />
GV liên hệ thêm về đề tài người lính, tình đồng chí trong thơ Chính Hữu: <br />
“Đồng đội ta là hớp nước uống chung, bát cơm sẻ nửa, là chia nhau một mảnh tin <br />
nhà, chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết…” <br />
*Đoạn kết bài thơ:<br />
? Hãy đọc các câu thơ cuối của bài và phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình <br />
ảnh kết bài: “Đầu súng trăng treo”?<br />
Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh rất đặc sắc, ba câu thơ dựng lên bức tranh <br />
đẹp về tình đồng chí trong chiến đấu, biểu tượng đẹp về cuộc đời chiến sĩ:<br />
“Đêm nay rừng hoang, sương muối<br />
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới<br />
Đầu súng trăng treo”.<br />
Ba hình ảnh: người lính, khẩu súng, vầng trăng trong cảnh rừng hoang, <br />
sương muối trong đêm phục kích đợi giặc. Chính tình đồng chí thắm thiết, sâu <br />
nặng đã gắn bó hai người rộng ra là những người lính cách mạng. Sức mạnh của <br />
tình đồng chí đã giúp họ đứng vững bên nhau, vượt lên tất cả những khắc nghiệt <br />
của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm họ giữa cảnh <br />
đêm trăng mùa đông vô cùng lạnh giá nơi chiến trường.<br />
Khi phân tích câu thơ “Đầu súng trăng treo”, tôi đã kết hợp cho HS theo dõi <br />
hình ảnh trong sách giáo khoa để giúp cho việc hình dung về hình ảnh thể hiện <br />
trong câu thơ được thuận lợi và đầy ấn tượng.<br />
<br />
<br />
11<br />
+ Câu thơ vừa cô đọng vừa gợi hình, gợi cảm. Câu thơ gợi ra hình ảnh thực <br />
và mối liên hệ bất ngờ của nhà thơ người lính: Mảnh trăng như treo lơ lửng trên <br />
đầu ngọn súng, Súng và trăng, gần và xa, thực tại và mơ mộng, hiện thực và lãng <br />
mạn. Đó là vẻ đẹp hài hoà của tâm hồn chiến sĩ thi sĩ, vẻ đẹp của cuộc đời anh <br />
bộ đội.<br />
+ GV nêu thêm về ý kiến Chính Hữu về hình ảnh đầu súng trăng treo: “Đầu <br />
sung trăng treo” , ngoài hình ảnh bốn chữ này còn có nhịp điệu như nhịp lắc của <br />
một cái gì lơ lửng, chông chênh, trong sự bát ngát. Nó nói lên một cái gì lơ lửng ở <br />
xa chứ không buộc chặt, suốt đêm, vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và <br />
có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng <br />
trăng là một người bạn; rừng hoang sương muối là một khung cảnh thật”.<br />
+” Đầu súng trăng treo” với ý nghĩa biểu tượng đẹp và khái quát cao nên tác <br />
giả đã dùng câu thơ này làm nhan đề cho cả tập thơ chống Pháp và chống Mỹ của <br />
mình: tập thơ “Đầu súng trăng treo”.<br />
Sau khi tìm hiểu bài thơ, GV hướng dẫn các em khái quát về hình ảnh <br />
người lính trong bài thơ: vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính cách mạng, là <br />
anh bộ đội hồi đầu kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là anh bộ đội xuất thân <br />
từ nông dân. Họ sẵn sàng bỏ lại những gì quý giá, thân thiết của cuộc sống nơi <br />
làng quê để ra đi vì nghĩa lớn. Những người lính đã trải qua những gian lao, thiếu <br />
thốn tột cùng: những cơn sốt run người, trang phục phong phanh giữa mùa đông <br />
giá lạnh. Nhưng gian lao, thiếu thốn càng làm nổi bật vẻ đẹp của anh bộ đội, <br />
vẫn sáng lên nụ cười người lính. Những gian khổ, thiếu thốn của ngời lính được <br />
tác giả miêu tả rất thật, không tô vẽ, cường điệu. Chi tiết thật đã được chọn lọc <br />
nên vừa chân thực vừa có sức gợi cảm cao. Đẹp nhất ở họ là tình đồng chí, đồng <br />
đội. Kết tinh hình ảnh người lính và tình đồng chí ở họ là bức tranh đặc sắc trong <br />
đoạn cuối bài thơ.<br />
Tổng kết: GV cho HS phát biểu cảm nhận về giá trị nội dung và nghệ <br />
thuật bài thơ. Chú ý ghi nhớ trong sách giáo khoa. <br />
? Tại sao bài thơ viết tình đồng đội của người lính lại được đặt tên là <br />
“Đồng chí” GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Đồng chí là cùng chung chí hướng, <br />
lí tưởng. Đây cũng là cách xưng hô của những người cùng chung một đoàn thể <br />
cách mạng. Vì vậy, tình đồng chí là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể <br />
hiện sâu sắc tình đồng đội.<br />
GV nhấn mạnh thêm: Bài thơ là một trong những thành công sớm nhất của <br />
thơ ca viết về bộ đội, đặc biệt là góp phần mở ra phương hướng khai thác chất <br />
thơ, vẻ đẹp của người lính trong cái bình dị, bình thường, chân thật. “Đồng chí” là <br />
một bài thơ tiêu biểu của Chính Hữu và thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại. Nói <br />
đến Chính Hữu là người ta không thể không nhắc tới bài thơ nổi tiếng này.<br />
2/ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật:<br />
Khi dạy bài thơ này, cần đạt được mục tiêu sau: Học sinh cảm nhận được <br />
nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những <br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
người lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ. Thấy được <br />
những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ.<br />
Rèn kỹ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ.<br />
Giáo dục học sinh tình cảm yêu quý người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt <br />
Nam.<br />
Giới thiệu tác giả, tác phẩm:<br />
+ Học sinh đọc sách giáo khoa, GV nhấn mạnh các ý sau: Phạm Tiến Duật, <br />
sinh năm 1941, quê ở Phú Thọ. Năm 1964, ông gia nhập quân đội, hoạt động trên <br />
tuyến đường Trường Sơn. Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của các <br />
nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cứu nước. <br />
Thơ Phạm Tiến Duật tập trung thể hiện thể hệ trẻ trong cuộc kháng chiến <br />
chống Mỹ, cứu nước qua các hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong <br />
trên tuyến đường Trường Sơn. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn <br />
nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.<br />
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật <br />
được giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969 và được đưa vào tập thơ <br />
“Vầng trăng quầng lửa” của tác giả.<br />
Giới thiệu chân dung Phạm Tiến Duật và các tác phẩm của ông, các bài thơ đã <br />
được phổ nhạc…<br />
Hướng dẫn đọc: Giọng điệu vui tươi khoẻ khoắn, ngang tàng, dứt khoát; <br />
nhịp thơ dài, câu thơ gần với câu văn xuôi, có vẻ lí sự , ngang tàng… đó là giọng <br />
điệu chủ yếu của bài thơ. Có đoạn đọc giọng tâm tình, chậm (Khổ thơ 7,8).<br />
GV đọc, gọi HS đọc, sau đó GV nhận xét bổ sung.<br />
? Em có nhận xét gì về thể thơ? Thơ tự do, câu dài, nhịp điệu như câu văn <br />
xuôi, ít vần, 4 câu một khổ.<br />
GV nêu tiếp: Bài thơ là cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về những chiếc xe <br />
không kính và những người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn thời đánh Mỹ. <br />
7 khổ thơ đều xoay quanh và làm nổi bật chủ đề tứ thơ chủ đạo đó nên không <br />
thể và không cần chia đoạn.<br />
* Nhan đề bài thơ và hình ảnh những chiếc xe không kính:<br />
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính”: Nhan đề rất độc đáo, mới lạ. Bởi vì, <br />
mấy ai có thể hình dung những chiếc xe ô tô không còn kính chắn gió lại có thể <br />
khơi nguồn cho cảm hứng thơ? Xưa nay, những chiếc xe đưa vào thơ ca thường <br />
được lãng mạn, mĩ lệ hoá ít nhiều.<br />
Hình ảnh những chiếc xe trần trụi, xây xước, không kính, không đèn mà <br />
vẫn băng băng ra tiền tuyến, chở quân, chở đạn, gạo, súng, hướng về miền Nam <br />
là hình ảnh thực và thường gặp trong những năm tháng chống Mỹ gian lao và hào <br />
hùng. Hình ảnh ấy, lần đầu tiên và cũng là duy nhất cho đến nay khơi dậy cảm <br />
hứng thơ của Phạm Tiến Duật.<br />
* Hình ảnh những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn chủ nhân của <br />
những chiếc xe không kính.<br />
HS đọc sách giáo khoa.<br />
<br />
<br />
13<br />
? Hai câu thơ đầu có giọng điệu như thế nào? Giọng điệu ấy có phù hợp với tính <br />
cách người lái xe?<br />
GV nhấn mạnh: Hai câu đầu có giọng điệu ngang tàng, lí sự với cấu trúc: <br />
Không có….không phải vì không có…<br />
Thực ra có thể nói: Xe không có kính vì kính đã bị vỡ do sức ép, sức rung <br />
của bom. Nhưng nhà thơ lại chọn cách nói như là muốn tranh cãi với ai. Giọng <br />
này rất phù hợp với tính cách ngang tàng, dũng cảm, đầy nghị lực, thích tếu nhộn <br />
của những lái xe Trường Sơn.<br />
? Tư thế, cảm giác và tâm trạng của người lái xe khi điều khiển chiếc xe <br />
không có kính chạy trên những nẻo đường Trường Sơn như thế nào? Điệp từ <br />
“nhìn” có tác dụng gì? Các so sánh liên tiếp ở cuối khổ 2 có ý nghĩa gì ?<br />
Tư thế: ung dung, hiên ngang, bình tĩnh, tự tin, thanh thản: nhìn đất, nhìn <br />
trời, nhìn thẳng. Cách dùng điệp từ “nhìn”, cùng từ “thấy” góp phần tả cái cảm <br />
giác thị giác của người lái xe.<br />
Cảm giác kì lạ, đột ngột do xe chạy nhanh, do không còn có kính chắn gió <br />
nên mới thấy đắng, thấy cay mắt, khi giói thổi thốc vào mặt. Thiên nhiên trực tiếp <br />
vun vút, sa, ùa vào buồng lái, sao trời, cánh chim, con đường. Hình ảnh “con <br />
đường chạy thẳng vào tim” tả cái cảm giác xúc động, khoan khoái khi cho xe <br />
phóng nhanh.<br />
? Hai khổ thơ 3,4 tiếp tục giọng điệu như thế nào? Cách nói “ừ thì”có tác <br />
dụng gì? Hai khổ thơ làm sáng lên vẻ đẹp của phẩm chất gì của người lái xe?<br />
Khổ thơ 3,4: khắc hoạ phẩm chất dũng cảm, tinh thần lạc quan coi <br />
thường khó khăn gian khổ của người lái xe, vẫn bằng giọng điệu ngang tàng, đùa <br />
tếu, nghịch ngợm “không có kính ừ thì có bụi; Không có kính ừ thì ướt áo…” lái <br />
xe ngày nắng thì ngập trong bụi (Bụi Trường Sơn nhoà trong trời lửa “Lá đỏ” – <br />
Nguyễn Đình Thi). Vậy mà chưa cần rửa, châm hút thuốc phì phèo, rồi nụ cười ha <br />
ha mạnh mẽ, sảng khoái, bất cần. Lái xe ngày mưa thì buồng lái như ngoài trời. <br />
Mặc kệ! Cứ lái thêm trăm cây số nữa là mưa sẽ phải tạnh, là quần áo sẽ khô. <br />
Cách nói: ừ thì, chưa cần rửa, chưa cần thay… tiếp tục đưa ngôn ngữ lái xe, ngôn <br />
ngữ văn xuôi đời thường vào thơ làm cho bài thơ mang giọng điệu mới mẻ, trẻ <br />
trung,rất nghịch.<br />
? Hai khổ thơ 5,6, cho người đọc thấy rõ hơn những nét sinh hoạt gì của <br />
những tiểu đội lính lái xe ?<br />
Trong các hình ảnh: cái bắt tay qua cửa kính vỡ, bếp Hoàng Cầm, võng mắc <br />
chông chênh đường xe chạy, em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao?<br />
HS trả lời, GV nhận xét, bổ sung:<br />
Những người chiến sĩ lái xe, vui trong niềm vui ấm áp của tình đồng chí, <br />
đồng đội. “Bắt tay qua cửa kính vỡ”, cái bếp Hoàng Cầm không khói dựng giữa <br />
trời mà thằng giặc Mỹ chẳng thể gì phát hiện, chiếc võng dù mong manh mà bền <br />
chắc mắc đu đưa chông chênh, trên thùng xe hay nơi dừng xe trên đường.Tất cả <br />
chỉ là tạm thời còn mục đích chính là đi, lại đi, lại lên đường, ôm vô lăng đưa xe <br />
về phía trước. Sinh hoạt khẩn trương nhưng vẫn đàng hoàng, không hề tạm bợ. <br />
<br />
<br />
14<br />
“Võng mắc chông chênh” là tạm thời, nhưng cũng là những phút nghỉ ngơi hiếm <br />
có, những phút sum họp gia đình, đồng đội đặc biệt của họ hàng nhà lính lái xe.<br />
? GV cho HS thảo luận nhóm câu hỏi: Nhà thơ trở lại tả hình dáng chiếc xe <br />
không kính để làm gì? Câu kết “Chỉ cần trong xe có một trái tim” hay ở chỗ nào?<br />
Tác giả nhắc lại, tả lại hình dáng chiếc xe không còn nguyên vẹn là để <br />
khẳng định những khó khăn, gian khổ, nguy hiểm ngày càng tăng, ngày càng ác <br />
liệt của nhiệm vụ phục vụ chiến đấu của những người lính lái xe Trường Sơn, <br />
nhưng cuối cùng, nhiệm vụ vẫn là trên hết, trước hết. Tất cả vì miên Nam ruột <br />
thịt! Tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược ! Phía trước là miên Nam, phía <br />
trước là mặt trận; phía trước là mục đích. Không có khó khăn nào, kẻ thù nào cản <br />
nổi xe ta đi. Vì sao? Đơn giản vì trong xe có một trái tim của người chiến sĩ lái xe <br />
anh hùng.Ý chí và quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc của <br />
những chiến sí lái xe đã thể hiện trong cách nói, hình ảnh mới lạ và bất ngờ và <br />
chân thực ấy.<br />
* Tổng kết, luyện tập:<br />
? Em hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật bài thơ ? Nội dung bài thơ?<br />
GV hướng dẫn: Nhiều chi tiết thực của đời sống chiến tranh được đưa vào <br />
bài thơ một cách tự nhiên, mới lạ, bất ngờ mà hợp lý, mà hình ảnh trung tâm là <br />
những chiếc xe không kính.<br />
Giọng điệu ngang tàng, dí dỏm, hóm hỉnh mà chân thực, bộc trực, ồn ào rất <br />
phù<br />
hợp với tính cách phóng khoáng của những người lính lái xe.Thể thơ tự do, lời thơ <br />
rất gần với lời nói thường, lời văn xuôi mà vẫn thấm đẫm chất thơ.<br />
Phạm Tiến Duật đã mở đầu thành công một phương pháp mới cho thơ ca Việt <br />
Nam hiện đại: mạnh dạn đưa thực tế vào thơ, rút ngắn khoảng cách giữa thơ và <br />
văn xuôi, ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói.<br />
HS đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa.<br />
3/ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải<br />
Khi dạy bài này, tôi đã xác định mục tiêu cần đạt: Học sinh cảm nhận được <br />
những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát <br />
vọng đẹp đẽ muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó <br />
mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có <br />
ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.<br />
Rèn kỹ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ <br />
thơ.<br />
Giáo dục học sinh trách nhiệm của mỗi người là tham gia xây dựng quê hương <br />
đất nước giàu đẹp. Học sinh phải ra sức học tập để đạt kết quả cao, sau này trở <br />
thành người công dân tốt.<br />
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm:<br />
Học sinh đọc sách giáo khoa, GV nhấn mạnh các ý sau đây:<br />
Thanh Hải (19301980), tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở Thừa <br />
Thiên – Huế. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp. Trong thời kỳ chống Mỹ cứu <br />
<br />
<br />
15<br />
nước, Thanh Hải ở lại quê hương hoạt động và là một trong những cây bút có <br />
công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam.<br />
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết không bao lâu trước khi nhà thơ <br />
qua đời, thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện của <br />
tác giả. Bài thơ đã được phổ nhạc và nhiều người yêu thích…<br />
* Hướng dẫn đọc:<br />
GV hướng dẫn học sinh cách đọc: Giọng vui tươi và suy ngẫm, nhịp thơ <br />
lúc nhanh, tưng bừng, phấn khởi và khẩn trương, lúc chậm khoan thai, càng về <br />
cuối càng lắng chậm,