Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương
lượt xem 47
download
Bài văn mẫu nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước giúp các em học sinh hiểu hơn về những tình cảm của mình với quê hương nơi đã sinh ra ta, nuôi ta khôn lớn từng ngày. Một địa danh thôn Vỹ đi vào nỗi nhớ, gắn kết ân tình với...xứ Huế trong Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử, làm ta yêu hơn cái trong trẻo nắng hàng cau. Qúy bạn đọc có thể tham khảo tài liệu này để nâng cao kiến thức cho bản thân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương
- BÀI LÀM VĂN MẪU LỚP 9 Đề bài: Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương
- Đã có thời trong xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản về lòng yêu quê hương chỉ gắn với tình cảm công dân, ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc. Vì vậy những bài thơ lãng mạn trong phong trào Thơ Mới được xem là tiếng nói tình cảm cá nhân ủy mị, tiêu cực. Tuy nhiên, cùng với những thành quả đổi mới đất nước, những tác giả tác phẩm lãng mạn được đưa vào trong chương trình phổ thông. Tiếp xúc với các tác phẩm của Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Anh Thơ, chúng ta chợt nhận ra lòng yêu quê hương có nội dung phong phú đa dạng hơn nhiều. Những bài thơ gắn với tiếng nói cá nhân vẫn ẩn bên trong một tình cảm yêu nước kín đáo, bộc lộ qua tình yêu với con người, cảnh vật, quê hương. Hình ảnh quê hương đất nước hiện lên trong các bài thơ đem lại những cảm nhận rất riêng nhưng lại rung cảm bao thế hệ độc giả. Một địa danh thôn Vỹ đi vào nỗi nhớ, gắn kết ân tình với
- xứ Huế trong Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử, làm ta yêu hơn cái trong trẻo nắng hàng cau, cái huyền ảo của bến sông Trăng, cái bâng khuâng sương khói mờ nhân ảnh của mảnh đất cố đô. Không gian của buổi chiều thu cho đôi lứa tìm đến nhau trong Thơ Duyên cũng khiến ta cảm nhận sắc thái thiên nhiên hoà hợp quấn quít trên cây cỏ, chim muông, trên con đường nhỏ nhỏ, sắc nắng trở chiều, màu mây biếc và bâng khuâng với “con cò trên ruộng cánh phân vân”. Ta ngỡ ngàng khi phát hiện những vui buồn của con người gửi cả vào trong sắc thái mùa thu ở Đây mùa thu tới, một rặng liễu, một sắc “áo mơ phai dệt lá vàng”, “nàng trăng tự ngẩn ngơ”, những hình ảnh mùa thu rất quen và rất lạ được nói lên qua hồn thơ say đắm của Xuân Diệu. Quê hương còn hiện lên qua nỗi buồn mang tầm vóc vũ trụ, của chàng thi sĩ Huy Cận đứng trên quê hương mà vẫn cảm thấy “thiếu quê hương”, chuyển tải bao tâm sự nỗi niềm của người dân mất nước, khi đối diện Tràng giang: nỗi “sầu trăm ngả” lan toả trên sóng nước, con thuyền, cành củi, cánh bèo, “sông dài trời rộng bến cô liêu” kết lại thành nỗi niềm “lòng quê dợn dợn vời con nước – không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” gợi dậy tình yêu giang sơn Tổ quốc. Quê hương còn đẹp giản dị trong Chiều xuân của Anh Thơ, làng quê Việt Nam đẹp một cách nao lòng trong cỏ xanh, mưa xuân, đàn bò đủng đỉnh, cô yếm thắm…qua những rung cảm trong trẻo của tâm hồn thiếu nữ. Tất cả những bài thơ ấy viết về con người, cảnh vật, làng quê…đều gặp nhau ở một điểm: tình cảm yêu nước kín đáo. Từ những bài thơ ấy, ta chợt hiểu ra yêu quê hương trước hết phải là yêu thương gắn bó với mảnh đất – con người quê hương, biết
- rung động trước những vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, vui buồn với vận mệnh dân tộc. Tình yêu quê hương bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm đôi lứa, tình yêu sự gắn bó với gia đình, làng quê, đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần làm thanh lọc tâm hồn con người. Đó cũng là tình cảm gắn kết cá nhân với cộng đồng, tạo nên sự đồng cảm, sự lắng đọng sâu sắc và thường trực trong trái tim con người. Chính sự gắn kết ấy làm nên sức mạnh đoàn kết dân tộc, thành ý chí bất khuất, sức mạnh chiến đấu, quyết tâm bảo vệ đất nước, đánh đuổi ngoại xâm, ý thức xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Nếu chỉ hiểu đơn giản yêu quê hương là tình cảm công dân, với ý thức trách nhiệm đặt lên hàng đầu mà không quan tâm giáo dục tình yêu ấy bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt thì tâm hồn con người sẽ trở nên chai sạn biết bao. Chưa kể rằng, có những kẻ hô hào khẩu hiệu, nhưng thực tế lại sống giả tạo. Không thể yêu đất nước, yêu dân tộc mà không xuất phát từ tình cảm yêu mến, gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, gia đình, làng xóm, yêu những con người gần gũi quanh ta. Đúng như Tố Hữu nói: “Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt – Như mẹ cha ta, như vợ như chồng”, mở rộng ra tình cảm ấy còn là tình yêu đôi lứa, là cơ sở để “người yêu người, sống để yêu nhau”. Tình yêu ấy không hẳn chỉ thể hiện qua hành động đứng lên đánh lại kẻ thù, mà trước tiên phải xuất phát từ nỗi đau buồn khi nước mất nhà tan, nỗi uất nghẹn khi quê hương bị kẻ thù giày xéo. Không thể có tình yêu dân tộc chung chung nếu không xuất phát từ tình yêu con người cụ thể. Từ nhận thức đến tình cảm, từ suy nghĩ đến hành động luôn thường trực tình cảm yêu quê hương đất nước.
- Bản thân mỗi học sinh chúng ta cũng phải luôn xác định quan niệm đúng đắn về lòng yêu quê hương, bằng cách luôn trau dồi tu dưỡng những tình cảm nhân văn, phải sống đẹp với mọi người, biết rung động trước cái đẹp cuộc sống quanh ta. Khi còn là học sinh, biết yêu mến con người và mảnh đất mà ta đang sống, đang tiếp xúc hàng ngày, biến tình cảm thành hành vi ứng xử hàng ngày, có mục đích, có hoài bão vun trồng tài năng để sau này cống hiến cho đất nước, thiết tưởng cũng là ươm mầm cho lòng yêu quê hương đất nước ngày càng phát triển bền vững hơn.
- Bài làm tham khảo 2 Tại sao anh yêu xứ sở của anh? Câu hỏi ấy chẳng làm nẩy nở trong tâm trí mọi người biết bao nhiêu câu trả lời? Tôi yêu xứ sở của tôi vì mẹ tôi sinh trưởng ở đấy, vì nguồn máu trong huyết quản của tôi đều là của người, vì tất cả những người quá cố mà mẹ tôi thương, mà cha tôi trọng, vì cái đất mà tôi sinh, thứ tiếng tôi nói, quyển sách tôi học, các em tôi, chúng bạn tôi và một dân tộc lớn chung sống với tôi, cảnh đẹp của tạo hóa bao bọc chung quanh tôi… Tóm lại tất cả những sự vật mà tôi đã trông thấy, tất cả những cái gì mà tôi yêu, tất cả những cái gì mà tôi quý nhất đều thuộc về xứ sở của tôi cả. Khi du lịch ở xa về, một buổi sáng, đứng tựa thành tàu tự nhiên bạn thấy ở chân trời một dãy núi xanh của xứ bạn hiện ra, bấy giờ bạn sẽ thấy tràn lệ cảm ở trong lòng và miệng buột ra những tiếng kêu mừng rỡ. Bạn sẽ cảm thấy tình yêu nước khi bạn ở nước ngoài chợt nghe thấy một người trong đám thợ thuyền nói tiếng nước bạn, tự nhiên bạn đến hỏi chuyện người thợ không quen ấy. Bạn sẽ cảm thấy tình yêu nước, khi bạn nghe thấy người ngoại quốc lăng mạ xứ sở bạn, lòng tức giận sẽ làm cho bạn nóng mặt. Bạn sẽ cảm thấy tình yêu nước mạnh mẽ và vĩ đại hơn nữa, nếu một ngày kia, nước địch vô cớ giày xéo vào đất ta, lúc ấy bạn sẽ thấy nào cha hôn con khuyên câu "dũng cảm", nào mẹ tiễn con hẹn lúc "khải hoàn". Bạn sẽ cảm thấy tình yêu nước khi bạn trông thấy những đội quân vất vả trở về với những khúc ca chiến thắng. Bạn sẽ cảm thấy tình yêu
- nước khi bạn trông thấy lá đỏ sao vàng bị bắn tả tơi đi đầu một toán người nghĩa dũng, ai nấy đều phô cao cái trán buộc băng hay cái tay bị bó, trong đám đông dân chúng hoan hỉ, người ta ném hoa mừng và hô những lời chúc tụng. Bây giờ bạn đã hiểu thế nào là lòng yêu Tổ quốc. Đó là một điều rất to tát, rất thiêng liêng. Ví một ngày kia, cha trông thấy bạn về trận được an toàn, nhưng được tin bạn lẩn trốn để tránh cái chết, thì người cha vẫn đón bạn lúc đi học về bằng tiếng cuời vui vẻ, bấy giờ sẽ đón bạn bằng những tiếng khóc xót xa. Trong cuộc sống bộn bề, nhiều người cảm thấy quê hương là cái gì đó rất xa vời, coi như chuyện bảo vệ biên cương đất nước là chuyện của ai đó chứ không phải là mình, vì mình còn phải lo đủ chuyện cho công việc, cho gia đình, cho con cái, cho ngày mai… Nhưng quê hương cũng là một cái gì đó rất gần gũi thân thương, khi xem trên truyền hình thấy những cảnh lụt lội, thấy những cảnh bà mẹ già, lần từng bước một đến chiếc tủ thờ, thắp mấy nén nhang cho những đứa con trai mình đã hy sinh. Hình ảnh đó làm rung động trái tim ta, ta biết yêu thương đồng bào ta cũng chính là yêu quê hương đất nước. "Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay". Cho dù là trải qua hết chế độ này đến chế độ khác, mỗi chế độ có cái hay cái dở, nhưng suy cho cùng thì chúng ta vẫn hãnh diện vì mình là người Việt Nam, có tiếng nói riêng, có chữ viết riêng, có nền văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia - Chuyên đề: Văn nghị luận xã hội
49 p | 4528 | 2269
-
ÔN THI TỐT NGHIỆP PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
51 p | 1157 | 363
-
Tuyển tập các bài Văn nghị luận xã hội lớp 12
36 p | 1103 | 327
-
Nghị luận xã hội: Tình bạn
6 p | 1035 | 94
-
Nghị luận xã hội: Là người sống phải có tình thương
8 p | 854 | 37
-
Nghị luận xã hội về Tình bạn
6 p | 581 | 26
-
Nghị luận xã hội về tinh thần tự học
7 p | 237 | 15
-
Nghị luận xã hội: Trung thực trong thi cử và trong cuộc sống
14 p | 180 | 10
-
Nghị luận xã hội về tình trạng ùn tắc giao thông
8 p | 68 | 9
-
Nghị luận xã hội về: Nhân cách giả trong xã hội hiện đại
4 p | 47 | 8
-
Nghị luận xã hội chủ đề: Tình trạng nghiện Internet của giới trẻ
7 p | 27 | 8
-
Tổng hợp các bài nghị luận xã hội
5 p | 82 | 6
-
Nghị luận xã hội về khen và chê
3 p | 94 | 4
-
Bài văn mẫu: Nghị luận xã hội về tình bạn
3 p | 62 | 4
-
Nghị luận xã hội về mái ấm tình thương
3 p | 44 | 3
-
Nghị luận xã hội chủ đề: Tình phụ tử
5 p | 39 | 3
-
Nghị luận xã hội về câu nói: Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh
3 p | 59 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn