Đề bài: Nghị luận xã hội về câu nói: Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có <br />
thể sử dụng để thay đổi cả thế giới <br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Xã hội ngày nay không ngừng phát triển và ngày càng hiện đại về cuộc sống vật chất và <br />
tinh thần. Các quốc gia trên thế giới đã gặt hái được rất nhiều thành tựu trong các lĩnh <br />
vực kinh tế, chính trị, đối ngoại… Nhưng ngoài những khía cạnh đó điều quan trọng nhất <br />
và ưu tiên hàng đầu chính là phát triển nền giáo dục quốc gia, bởi đây chính là nhân tố <br />
quyết định đến sự hưng thịnh, bền vững của một đất nước, thúc đẩy xã hội không ngừng <br />
tiến lên. Chính vì thế mà N.Mandela vị anh hùng giải phóng dân tộc của Nam Phi đã có <br />
một câu nói khá nổi tiếng mà theo tôi đó chính là chân lý:<br />
<br />
“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà con người có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới”<br />
<br />
Nhìn vào câu danh ngôn này ta có thể nhận ra ý nghĩa giáo dục là vô cùng quan trọng bởi <br />
không có nó thì có lẽ xã hội loài người không thể nào có được sự phát triển vượt bậc như <br />
bây giờ. N.Mandela là một nhà cách mạng, nhưng ông đã sớm nhận ra rằng ở một đất <br />
nước như Nam Phi nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung khi mà nền giáo dục <br />
chưa tốt, ý thức dân tộc còn kém thì mọi cuộc cách mạng đều khó có thể thành công hoặc <br />
nếu như có thì cũng chỉ là thành công tạm bợ, nhất thời và không bền vững. Chủ tịch Hồ <br />
Chí Minh cũng đã khẳng định rằng “một dân tộc dốt chính là một dân tộc yếu” mà nếu “ <br />
Dốt thì dại, dại thì hèn” khó có thể mà chống chọi lại một lực lượng đông đảo giặc <br />
ngoại xâm hung tàn, thủ đoạn. Cho nên chỉ có giáo dục mới làm thay đổi nhận thức của <br />
nhân dân, mới mang đến cho họ một cuộc sống mới và một thế giới mới.<br />
<br />
Giáo dục có thể hiểu như là một công cụ mà các lớp người đi trước dùng để truyền đạt <br />
và gửi gắm những mong muốn và kỳ vọng vào những tầng lớp trẻ sau này là tương lai là <br />
sức mạnh của một quốc gia. Giáo dục trước hết góp phần hình thành nhân cách của con <br />
người làm cho chúng ta có thể nhận thức được thiện, ác, đúng, sai, biết sống có đạo đức <br />
và hành xử đúng đắn theo những chuẩn mực đạo lý của xã hội.Cho dù là ở đất nước nào <br />
đi nữa nền giáo dục luôn hướng con người sống đẹp và nhận thức được những gì bản <br />
thân cần phải làm và nghĩa vụ của mỗi người đối với đất nước mình sinh ra. Giáo dục <br />
không chỉ gói gọn trong khuôn khổ nhà trường mà còn có xã hội chính là “trường đời” sẽ <br />
mang đến cho mỗi con người những bài học cuộc sống vô cùng quý giá. Như vậy mục <br />
đích quan trọng của nền giáo dục chính là hướng chúng ta học làm người, sống có ích, <br />
biết cống hiến cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.<br />
<br />
Giáo dục bên cạnh tác động thay đổi được nhận thức, thì việc mang đến tri thức và sự <br />
hiểu biết cho con người chính là một vai trò to lớn có thể thay đổi được bộ mặt của xã <br />
hội. Thử hỏi nếu như không có giáo dục thì làm sao có những ngành khoa học và nghệ <br />
thuật phát triển như ngày nay, làm sao chúng ta được thừa hưởng những thành tựu phát <br />
minh vĩ đại làm thay đổi cả thế giới. Con người có nhận thức thì xã hội mới văn minh, <br />
con người có học vấn thì xã hội này mới phát triển và đổi mới. Nếu không có giáo dục thì <br />
làm sao chúng ta có được những giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, những nhà khoa học ngày đêm <br />
nghiên cứu, tìm tòi để phát minh ra những cái mới để phục vụ con người. Chúng ta thử <br />
tưởng tượng một xã hội không có giáo dục thì xã hội ấy sẽ đi về đâu? Chắc có lẽ xã hội <br />
ấy sẽ đắm chìm trong bóng đêm u tối, con người trong xã hội sẽ sống mãi trong lầm than <br />
cơ cực, đói nghèo, lạc hậu.<br />
<br />
Ta hãy nhìn vào Nhật Bản một đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự tàn phá của chiến <br />
tranh thế giới, luôn hứng chịu những hậu quả tồi tệ bởi thảm họa động đất, sóng thần.. <br />
thế nhưng họ đã vươn lên phát triển mạnh mẽ nhờ những cải cách lớn về chính sách <br />
quản lý, coi con người chính là vốn quý nhất trong công cuộc phát triển đổi mới quốc gia. <br />
Chính phủ Nhật Bản rất coi trọng, quan tâm và đầu tư cho ngành giáo dục nước nhà, là <br />
một trong những nước có nền giáo dục phát triển nhất trên thế giới. Chính nền giáo dục <br />
hiệu quả đã giúp nước Nhật từ một nước chịu nhiều thiệt hại chiến tranh, thiên tai đã <br />
vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai trên thế giới khiến tất cả các quốc <br />
gia khác phải thán phục. Như vậy nếu giáo dục là một vũ khí lợi hại đã thay đổi được cả <br />
Nhật Bản, như vậy chẳng phải nếu được mọi quốc gia chú trọng phát triển chẳng phải <br />
nó sẽ thay đổi được cả thế giới hay sao?<br />
Như vậy dù bất kỳ thời đại nào chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò to lớn của giáo <br />
dục, nó thật sự là là “vũ khí mạnh nhất mà con người có thể sử dụng để thay đổi cả thế <br />
giới”. Câu nói của N. Mandela chính là chân lý là kim chỉ nam cho mọi quốc gia đang trên <br />
đà xây dựng và phát triển kinh tế, chính trị…phải biết lấy giáo dục làm nòng cốt để đào <br />
tạo nên những con người ưu tú biết cống hiến và xây dựng đất nước ngày càng giàu <br />
mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Đối với mỗi sinh viên nhận thức được ý <br />
nghĩa câu danh ngôn này phải càng ra sức phấn đấu không ngừng học tập nghiên cứu trở <br />
thành những con người đủ đức đủ tài góp phần đưa đất nước phát triển vươn xa ra tầm <br />
thế giới.<br />
<br />
Bài số 2<br />
<br />
Từ xưa đến nay, sự phát triển của xã hội, của con người về mọi mặt từ vật chất đến tinh <br />
thần, đều không thể thiếu vai trò của giáo dục. Giáo dục đóng vai trò quyết định trong <br />
việc thúc đẩy xã hội tiến lên. Chính vì vậy mà N.Mandel có một câu nói khá nổi tiếng: <br />
"Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới”. <br />
N.Mandela<br />
<br />
Câu nói trên của N.Mandela là một chân lí. Để thấy rõ chân lí này, trước tiên ta phải hiểu <br />
giáo dục bao gồm những phạm trù nào? Vì sao giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta <br />
có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới?<br />
<br />
Giáo dục là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn bao gồm giáo dục nhân cách làm người, làm <br />
cho con người chúng ta nhận thức được cái đúng, cái sai, cái thiện cái ác, cái chính, cải tà <br />
để từ đó chúng ta sống một cuộc sống thật sự có nghĩa, hợp với đạo lí làm người, góp <br />
phần làm cho cuộc sống xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Ví dụ như tổ tiên ta ngày trước đã <br />
giáo dục con cháu truyền thống yêu nước qua truyện Thánh Gióng, qua những áng thơ văn <br />
bất hủ như Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, <br />
Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi…, giáo dục niềm tự hào về nguồn gốc cao quý của <br />
dân tộc bằng truyện Con rồng cháu tiên, giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau <br />
giữa những người dân trong một nước trong những câu ca dao, tục ngữ như:<br />
Nhiễu điều phủ lấy giá gương<br />
<br />
Người trong một nước phải thương nhau cùng<br />
<br />
Bầu ơi thương lấy bí cùng<br />
<br />
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.<br />
<br />
Chính nhờ sự giáo dục này mà dân tộc ta đã giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước, <br />
đánh thắng những kẻ thù xâm lược, giữ vững nền độc lập, tự do của dân tộc trong suốt <br />
chiều dài lịch sử từ xưa đến nay và cả đến mai sau. Bên cạnh giáo dục truyền thống yêu <br />
nước, ông cha ta còn dạy cho ta đạo lí làm người, dạy ta phải biết hiếu thảo với cha mẹ <br />
để giữ trọn đạo làm người:<br />
<br />
Công cha như núi Thái Sơn<br />
<br />
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra<br />
<br />
Một lòng thờ mẹ kính cha<br />
<br />
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con<br />
<br />
(Ca dao)<br />
<br />
Bên cạnh đó, ông cha ta còn dạy bảo chúng ta phải biết “tôn sư trọng đạo" phải ghi nhớ <br />
công ơn thầy cô, “một chữ cũng thầy, hai chữ cũng thầy ”, cha mẹ muốn con mình hay <br />
chữ thì phải biết kính yêu thầy cô:<br />
<br />
"Muốn sang thì bắc cầu kiều<br />
<br />
Muốn con yêu chữ phải yêu mến thầy"<br />
<br />
Chính nhờ sự giáo dục đó mà xã hội Việt Nam có một nền tảng đạo lí khá chắc chắn, sâu <br />
đậm.<br />
<br />
Giáo dục còn mang lại cho con người biết bao tri thức về các ngành nghệ thuật và khoa <br />
học. Không có giáo dục thì làm sao con người chúng ta có được những ngành nghệ thuật <br />
(văn chương, âm nhạc, hội họa, điêu khắc…) và những ngành khoa học (toán học, hóa <br />
học, vật lí học, y học, sinh học, thiên văn học, địa chất học…) phát triển như ngày hôm <br />
nay được. Giáo dục là cái máy cái đẻ ra những cái máy con. Sự phát minh ra dòng điện, <br />
bóng đèn điện, vô tuyến truyền thanh, vô tuyến truyền hình, máy vi tính… không phải đã <br />
làm thay đổi thế giới đấy ư? Nó đã làm cho cuộc sống của chúng ta văn minh hơn, chúng <br />
ta lao động được nhẹ nhàng hơn, những con người trên trái đất gần nhau hơn. Sự phát <br />
triển của y học đã làm cho những bệnh nan y ngày trước như bệnh lao phổi, bệnh đậu <br />
mùa… ngày nay không còn đáng lo nữa. Sự phát triển của ngành sinh học như công nghệ <br />
cấy ghép, lai tạo giống, biến đổi gen đã tạo ra biết bao nhiêu loại cây trồng có năng suất <br />
cao gấp bao nhiêu lần ngày trước, đem lại nhiều lương thực, thực phẩm cho xã hội, làm <br />
cho cuộc sống của con người nông dân ngày càng no ấm hơn. Tất cả những sự biến đổi <br />
của thế giới ấy đều từ giáo dục mà ra.<br />
<br />
Hơn nữa, cũng nhờ có giáo dục mà chúng ta ngày hôm nay mới hiểu được văn chương, <br />
nghệ thuật, lịch sử, địa lý, văn học, kinh tế, chính trị… của các nước trên thế giới để <br />
chúng ta học tập được cái hay, cái đẹp của họ nhằm được phục vụ cho đất nước, làm cho <br />
đất nước ngày càng thêm giàu, thêm đẹp hơn.<br />
<br />
Tóm lại, câu nói của N.Mandela là một chân lý đúng là: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà <br />
người ta có thể sử dụng làm thay đổi cả thế giới”. Nếu không có giáo dục thì làm sao <br />
chúng ta có được một nền văn minh, làm sao chúng ta được những giáo sư, bác sĩ, kĩ sư, <br />
những nhà khoa học ngày đêm nghiên cứu tìm tòi để phát minh ra những cái mới để phục <br />
vụ con người. Chúng ta thử tưởng tượng một xã hội không có giáo dục thì xã hội ấy sẽ đi <br />
về đâu? Chắc có lẽ xã hội ấy sẽ đắm chìm trong bóng đêm u tối, con người trong xã hội <br />
sẽ sống mãi trong lầm than cơ cực, đói nghèo, lạc hậu.<br />
<br />
Bài số 3<br />
<br />
Mỗi bình minh, khi đi ngang các công viên chúng ta thường thấy những người đi tập thể <br />
dục đa phần là các cụ hưu trí , những quý bà cần lấy lại vóc dáng hoặc các quý ông bị bác <br />
sĩ khuyến cáo phải tập thể dục để giảm thể tích bụng bia. Những thanh niên, thiếu niên <br />
và thiếu nhi nếu xuất hiện trong bối cảnh đó đều trở thành của hiếm!<br />
<br />
Chúng ta đang góp phần biến trẻ em trở thành những chú gà công nghiệp. Vì sao lại thế <br />
nhỉ? Thành phần được xem như là tương lai của đất nước, nắm giữ vận mệnh dân tộc <br />
đang ở đâu trong lúc ông bà cha mẹ họ đang rèn luyện thể lực? Xin thưa chúng đang ngủ! <br />
Vâng, chúng phải ngủ vì đêm qua chúng đã thức rất khuya để làm hết bài tập của thầy cô <br />
giáo cho mà thường thì chả bao giờ là hết cả vì chúng có những 12 đến 14 môn học trong <br />
1 tuần lễ!<br />
<br />
Chúng phải ngủ vì chúng đã vất vả cực nhọc còn hơn cả cha mẹ chúng. Bởi chúng sau <br />
khi học ở trường 9 tiết xong lại lao đầu đến trung tâm để học thêm 4 tiết nữa! Về Nhà, <br />
ăn vội tắm vội, chúng lại bò ra bàn học để tiếp tục hoàn thành bài vở của 9 tiết học ngày <br />
mai!<br />
<br />
Điều đó tất cả chúng ta đều biết! Tất cả chúng ta đều cảm thấy rất xót xa nhưng chúng <br />
ta chỉ biết chấp nhận và bù đắp cho bọn trẻ bằng ăn uống và yêu chiều chúng, không để <br />
chúng đụng tay vào việc nhà, chỉ tập trung cho việc học.<br />
<br />
Một thế hệ gà công nghiệp không có đủ kỹ năng sống đã và đang hình thành. Chúng là hệ <br />
quả tất yếu của một hệ thống khép kín của giáo dục ở nhà trường và gia đình mà chúng <br />
ta, những người làm cha làm mẹ cũng đang tiếp tay làm què quặt những kỹ năng mà một <br />
đứa trẻ cần có để hội nhập cuộc sống. Điều đó thật tệ hại! và càng tệ hơn nữa khi bọn <br />
trẻ lại còn đang mất thời gian cho những môn học mà hiệu quả và tính ứng dụng của nó <br />
rất mơ hồ.<br />
<br />
Một trong những môn học đó chính là học nghề ở phổ thông.<br />
<br />
………<br />
<br />
Các quốc gia mạnh về Giáo dục đã dạy nghề thế nào?<br />
<br />
………<br />
Chúng ta khoan bàn về cách chúng ta dạy nghề và cách các em học nghề thế nào. Chúng ta <br />
hãy nhìn sơ qua về cách người Úc dạy nghề.<br />
<br />
Hầu hết học sinh của Úc được học nghề. Việc học này xét trên tiêu chí đúng sở trường, <br />
nguyện vọng và hoàn cảnh của trẻ. Học nghề chỉ diễn ra sau khi trẻ học lớp 10. Đến thời <br />
điểm này các em sẽ có những hướng lựa chọn sau:<br />
<br />
Xong lớp 10, các em có thể học nghề để đi làm luôn. Chương trình này gọi là vocational <br />
hoặc work training programs, chia làm các trình độ từ Certificate I, II và III. Nếu chưa có <br />
nhu cầu đi làm thì học sinh sẽ tiếp tục học tiếp lên lớp 11 và khi hết Lớp 11, học sinh có <br />
thể chọn: hoặc học khóa Foundation course 1 năm để học dự bị đại học; hoặc vào khóa <br />
học nghề ở bậc Certificate IV. Nếu vẫn chưa muốn đi làm vào sau năm học 11 thì các em <br />
học tiếp hết lớp 12, các em sẽ có nhiều lựa chọn hơn: hoặc chương trình Foundation dự <br />
bị đại học 1 năm; hoặc khóa học nghề Certificate IV như trên.<br />
<br />
Ngoài ra, các học sinh khá giỏi còn có thể vào thẳng năm nhất bậc đại học hoặc theo khóa <br />
học nghề trình độ Diploma. Hệ học nghề được giảng dạy tại các trường cao đẳng công <br />
lập và trường cao đẳng tư thục. Các khóa học tại trường cao đẳng rất đa dạng: từ các <br />
khóa tiếng Anh, các khóa học nghề đến dự bị đại học hay đại học trình độ cử nhân. Nếu <br />
hoàn tất khóa Diploma, sinh viên có thể chuyển tiếp lên năm thứ hai của một trường đại <br />
học có công nhận khóa học Diploma đó. Hoàn tất khóa học này các em sẽ chuyển tiếp lên <br />
năm 3 đại học. Sau đại học vẫn có những khóa học nghề với các chứng chỉ nghề như <br />
Vocational Graduate Certificate và bằng Diploma nghề sau đại học Vocational Graduate <br />
Diploma.<br />
<br />
Như vậy, việc liên thông lên đại học trở nên dễ dàng từ các khóa học nghề trình độ <br />
Diploma và Advanced Diploma, song song với các khóa nghề này có các khóa học tiếng <br />
Anh và các khóa học dự bị đại học nên các trường cao đẳng cũng là một con đường dẫn <br />
vào đại học. Cũng dễ thấy Giáo dục ở Úc chú trọng đến việc học nghề như thế nào. Bất <br />
kể là học sinh đang học lớp 10, 11 ,12 , cao đẳng hay đại học năm 1,2 3 đều có ngã rẽ để <br />
các em đi làm sau khi học nghề. Học nghề được đào tạo bài bản và chuyên sâu , có nhiều <br />
cấp độ cho các ngành nghề khác nhau. Vì thế với cách dạy nghề như thế sẽ có “sản <br />
phẩm” là những người thợ, người kỹ sư vô cùng lành nghề. Bằng nghề ở đây dùng để <br />
đánh giá năng lực lao động của sinh viên và cũng là điều kiện để tiếp tục học lên cao. Có <br />
thể kết luận học nghề ở đây là để làm nghề .<br />
<br />
Còn ở ta thì sao?<br />
<br />
Sự thật về dạy nghề ở bậc phổ thông tại Việt Nam. Một học sinh khi lên tới lớp 7 hoặc <br />
8 được yêu cầu học nghề chỉ để được cộng thêm điểm vào kỳ thi vào lớp 10. (Ngày xưa <br />
là cộng vào điểm thi tốt nghiệp lớp 9). Cấp 3 thì học sinh lớp 11 để cộng điểm thi tốt <br />
nghiệp lớp 12. Không cần biết nghề các em học có giúp cho các em kiếm sống được hay <br />
không, bởi vì người ta thường tư vấn cho các em học những nghề mà các em dễ đạt loại <br />
giỏi để kiếm điểm. Khi đạt loại giỏi, các em sẽ được cộng thêm 1,5 điểm. Loại khá cộng <br />
1 điểm và trung bình là nửa điểm. Bằng nghề ở đây dùng để xét cộng điểm vào một kỳ <br />
thi .Hoàn toàn không đánh giá được năng lực của học sinh sinh viên cũng như không phải <br />
là điều kiện để học lên cao. Vì thế bằng nghề phổ thông chỉ có giá trị trong một thời <br />
điểm rất ngắn và không có tính liên thông. Như vậy, học nghề ở ta không để làm nghề <br />
mà để kiếm điểm!<br />
<br />
Điều này hoàn toàn trái với quy luật khi mà học thứ này để lấy điểm cho thứ khác. Mục <br />
tiêu của việc Học nghề đã lệch lạc ngay từ ban đầu vì điểm số và thi cử vẫn còn là nỗi <br />
ám ảnh quá lớn với Giáo dục. Vì lệch lạc mục tiêu nên dẫn đến thực hiện cũng trở nên dị <br />
dạng.<br />
<br />
Để có được những điểm cộng đó các em phải trả giá bằng 1 năm ròng rã , mỗi tuần một <br />
buổi đến các Trung tâm Kỹ thuật Hướng nghiệp để học. Bi hài kịch cho các em nam khi <br />
phải học nấu ăn cắm hoa thêu thùa hoặc các em nữ học điện, học nhiếp ảnh…<br />
<br />
Để dễ theo dõi, giáo viên chủ nhiệm thường cho cả lớp của mình học chung 1 môn học <br />
và ai cũng tranh nhau chọn môn mà dễ kiếm điểm nhất cho học sinh của mình đó là nghề <br />
nấu ăn. Nếu không xin vào được lớp đó thì các lớp tin học, điện hay nhiếp ảnh mới được <br />
ngó tới bởi rất khó đạt loại giỏi.<br />
Tâm lý các em nghĩ học nghề là môn bên ngoài trường học nên các em đi học như đi chơi , <br />
giáo viên dạy nghề vô cùng vất vả để quản lý và dạy dỗ. Các em học thứ mà người khác <br />
chọn cho mình, không phải là môn các em yêu thích nên việc học hết sức qua loa và hình <br />
thức. Mặc cho giáo viên nghề rất tận tâm và vất vả, các em đi học trong tâm thế bị động <br />
nên chất lượng học tập rất kém vì thế sau khi thi nghề xong thì các em chẳng còn lưu lại <br />
chút kỹ năng nào. Như vậy học nghề nhưng không thể làm nghề!<br />
<br />
Quan điểm của các bậc cha mẹ ở Việt Nam là luôn muốn con mình làm Thầy chứ chẳng <br />
hề muốn con làm thợ. Do đó chẳng mấy ai trông mong con học nghề ở tuổi đó xong là sẽ <br />
dùng chính nghề đó để kiếm sống.<br />
<br />
Vì thế, học nghề nhưng không được làm nghề!<br />
<br />
Chưa hết!<br />
<br />
Một buổi học là 2 tiếng. Có lớp từ7g30 đến 9g30, có lớp từ 9g30 tới 11g30 nên phụ <br />
huynh lại nháo nhào phân công nhau đưa đón con vào cái giờ trái khoáy bất thường đó.<br />
<br />
Tôi từng chứng kiến có những em vì cha mẹ đùn đẩy đón hoặc quên đón khiến em bị trễ <br />
học buổi chiều. Nhìn cô bé mặc đồng phục đứng nắng mếu máo vì trễ học ở trường do <br />
cha mẹ quên đón mà xót ruột làm sao!<br />
<br />
Tôi cũng là người trong cuộc khi có con trai đến tuổi học nghề và vì mục tiêu chỉ là kiếm <br />
điểm cộng nên tôi đã chấp nhận cho cháu học nấu ăn. Kết quả cháu đạt loại giỏi nhưng <br />
về nhà cháu không thể làm bất kỳ món ăn nào cho dù là đơn giản.<br />
<br />
Nhiều năm qua, tôi chưa thấy bất kỳ một học sinh nào kiếm sống được bằng cái nghề mà <br />
các em đã đổ mồ hôi sôi nước mắt để học suốt một năm trời đó. Tất cả chỉ vì cái vòng <br />
luẩn quẩn: học để kiếm điểm chứ không phải để ra làm nghề. Và học môn dễ học dễ thi <br />
chứ không phải học môn các em có sở trường hay năng khiếu. Chưa nói tới các khóa dạy <br />
nghề ở cấp II không hề liên thông hay tiếp nối các khóa nghề ở cấp III khiến lãng phí sức <br />
lực của xã hội rất lớn. Vì thế học xong các em chẳng mấy ai mặn mòi đi làm bằng cái <br />
nghề mà các em đã học ở phổ thông vì không đủ trình độ tay nghề và chứng chỉ ấy chỉ có <br />
giá trị để cộng điểm tốt nghiệp hoặc chuyển cấp.<br />
<br />
Vậy, học nghề nhưng không muốn làm nghề!<br />
<br />
Chúng ta đang làm gì suốt những năm qua? Tất cả giáo viên đều biết, tất cả phụ huynh <br />
đều biết. Vậy tất cả chúng ta đang đồng lõa với việc hình thức hóa học nghề, với việc <br />
đánh cắp thời gian của các em và với việc biến các em trở thành một con rối làm những <br />
việc hết sức vô nghĩa !<br />
<br />
Một năm học nghề, 9 tháng học nghề, 36 tuần học nghề, 72 giờ học nghề cho các em <br />
được điều gì? nửa điểm, một điểm, một điểm rưỡi đó có đắt quá không so với thời gian <br />
đã mất đi? Nếu dùng thời gian đó cho việc các em học bơi lội sẽ có rất nhiều trẻ không <br />
phải chết đuối. Nếu dùng thời gian đó cho các em chạy nhảy phơi nắng thì sẽ có thêm <br />
nhiều học sinh cao lớn hơn, ít cận thị hơn. Nếu dùng thời gian đó cho các em tham gia <br />
hoạt động xã hội thì sẽ có thêm nhiều trái tim nhân ái. Nếu dùng thời gian đó cho các em <br />
đi biển, đi rừng thì sẽ có thêm nhiều người yêu thiên nhiên, yêu môi trường …<br />
<br />
Có cả hàng nghìn thứ mà một đứa trẻ cần được nhận, cần được trau dồi. Thế nhưng <br />
người lớn chúng ta lại chỉ loanh quanh với bệnh thành tích, bệnh hình thức. Chính chúng <br />
ta đã góp phần tạo nên một thế hệ trẻ kém năng động, lười sáng tạo và không đủ kỹ năng <br />
của một công dân của thế kỷ 21. Ai là người dám bước ra khỏi cái guồng ấy để cho con <br />
mình có một nền giáo dục toàn diện cả về trí lực lẫn thể lực? Chẳng lẽ chỉ có những học <br />
sinh có cha mẹ khá giả mới được hấp thụ một nền giáo dục có thể phát huy sức mạnh <br />
của cá nhân trẻ ?<br />
<br />
Có một câu ngạn ngữ: ”Con cái chính là cánh tay nối dài ước mơ của cha mẹ “ Và thế là <br />
ba mẹ không làm được bác sĩ thì ép con phải học giỏi để thi y. Ông bố không trở thành <br />
chủ doanh nghiệp được thì bắt con phải thi vào kinh tế. Trong khi đứa bé thì sức học chỉ <br />
trung bình nhưng lại có thiên hướng về nghệ thuật. Bi kịch suốt cuộc đời nếu một người <br />
đi lạc sang nghề mà họ không phù hợp và họ sẽ vĩnh viễn không bao giờ tìm thấy hạnh <br />
phúc khi lao động.<br />
Khi còn trẻ ắt hẳn nhiều bạn đã từng rất khổ sở mỗi khi nghe cha mẹ mắng: “Thằng A <br />
sao toàn 9,10 điểm mà mày chỉ thế này thôi vậy? Tao có để mày thiếu cái gì đâu?” Bạn <br />
cũng muốn con mình khổ sở như bạn khi bị ép phải giỏi tất cả mọi thứ giống như ngày <br />
xưa cha mẹ bạn mong muốn không?<br />
<br />
Xin đừng bắt trẻ sống như chúng ta muốn! Xin đừng đòi hỏi trẻ có những thứ chúng <br />
không thể có. Xin đừng nghĩ rằng chỉ có trở thành kỹ sư, bác sĩ thì cuộc đời của chúng <br />
mới tốt nhất . Hãy để trẻ làm những điều mà chúng cảm thấy hạnh phúc. Hãy giúp trẻ <br />
phát hiện đam mê và năng khiếu, giúp trẻ tự định hướng nghề nghiệp chứ đừng bắt chúng <br />
thực hiện ước mơ của chúng ta nữa.<br />
<br />
Bởi vì, nếu chúng ta không làm như thế thì TẤT CẢ CHÚNG TA ĐỀU CÓ LỖI!<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />