Nghị luận xã hội: Trung thực trong thi cử và trong cuộc sống
lượt xem 10
download
Tài liệu "Nghị luận xã hội: Trung thực trong thi cử và trong cuộc sống" cung cấp cho các bạn những câu hỏi bài tập nghị luận xã hội trong các đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu để nắm bắt được cách viết một bài văn nghị luận sao cho hay và đạt hiệu quả cao nhất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghị luận xã hội: Trung thực trong thi cử và trong cuộc sống
- Trung thực trong thi cử và trong cuộc sống Đề bài: Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mỹ A. Lin côn (1809 1965) viết: “xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi” (Theo Ngữ văn 10, tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr. 135). Từ ý kiến trên, anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực tong thi cử và trong cuộc sống. (Câu II 3đ Đề Tuyển sinh Đại học 2009, Khối C) • GỢI Ý 1. Hiểu được ý kiến của A. Lin côn: Tổng thống đề nghị nhà trường dạy cho con mình, cũng là dạy cho học sinh: Biết chấp nhận thi rớt (nếu mình chưa đủ tài). Tránh gian lận trong thi cử (đả kích tiêu cực trong thi cử). => Ý nghĩa câu nói: ca ngợi cách sống dũng cảm và trung thực. 2. Nêu suy nghĩ của bản thân: Quan niệm của A.Lin côn là đúng đắn với mọi thời đại. Học để thi đỗ là khát vọng chung của mọi học sinh. Nhưng sự trung thực trong thi cử, học tập mới là điều quan trọng. Mở rộng: + Trân trọng người thực tài, đả kích những kẻ gian dối, háo danh. + Trân trọng người trung thực, dũng cảm, đả kích thói giả dối, bất tài, vô dụng. 3. Rút ra bài học cho bản thân: Luôn nghiêm khắc với bản thân mình trong rèn luyện. Luôn coi trọng vấn đề thực học để trở thành những con người thực tài. • ĐÁP ÁN CỦA BỘ GDĐT: 1. Giải thích ý kiến (0.5đ): Về nội dung trực tiếp, lời của A. Lin côn muốn khẳng định: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian dối. Về thực hất, ý kiến này đề cập đến đức tính trung thực của con người. 2. Bàn luận về trung thực trong thi cử và trong cuộc sống (2.0đ): Trong khi thi (1.0đ): + Trung thực là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình. Còn gian lận là làm mọi cách để đỗ bằng được, không cần thực chất (0.5đ). + Người trung thực phải là người biết rõ: Trung thực trong khi thi dù thi rớt vẫn
- vinh dự hơn đỗ đạt nhờ gian lận. Đối với tư cách của một thí sinh, trung thực trong khi thi là điều quan trọng hơn cả. (0.5đ). Trong cuộc sống (1.0đ): + Trung thực là coi trọng thực chất, luôn thành thực với mình, với người, không chấp nhận gian dối trong bất kì mối quan hệ nào, công việc nào. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người và đức tính cần thiết cho cuộc sống, góp phần tích cực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Sống trung thực là một niềm hạnh phúc cao quý. (0.5đ). + Thiếu trung thực là làm những điều gian dối, khuất tất. Thiếu trung thực không chỉ biến con người thành đê tiện mà còn khiến cho cuộc sống lâm vào tình trạng thực giả bất phân, ngay gian lẫn lộn. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng không trung thực sẽ là một người thiếu nhân cách và có thể gây ra nhiều nguy hại cho xã hội. (0.5đ). 3. Bài học nhận thức và hành động (0.5đ): Bản thân cần nhận thức sâu sắc trung thực là một giá trị làm nên nhân cách của mình; ngay cả khi phải đối diện với thất bại, thua thiệt vẫn cần sống cho trung thực. Đồng thời cần không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực mà hành động cụ thể lúc này là trung thực trong khi thi; cần khẳng định và bảo vệ sự trung thực, kiên quyết đấu tranh với mọi hiện tượng thiếu trung thực đang tồn tại khá phổ biến tron xã hội. • GỢI Ý LÀM BÀI: Trong thư gửi thầy Hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mỹ A.Lin côn viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong khi thi”. Về nội dung trực tiếp, lời của A. Lin côn muốn khẳng định: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian dối. Về thực chất, ý kiến này đề cập đến đức tính trung thực của con người. Đó là đức tính trung thực trong thi cử và trong cuộc sống. Xét ở khía cạnh thứ nhất của câu nói, trung thực trong khi thi tức là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình. Điều này trái với gian lận trong thi cử tức là làm mọi cách để thi đỗ bằng được mà không cần thực chất. Người trung thực phải biết rõ: Trung thực trong khi thi, dù bị rớt, vẫn vinh dự hơn đỗ đạt nhờ gian lận. Đối với tư cách của một thí sinh, trung thực vẫn là quan trọng hơn cả. Tại sao vậy? Thi cử là một khâu quan trọng trong giáo dục để đánh giá đúng, đánh giá chính xác kiến thức cũng như năng lực của một học sinh, tránh những trường hợp không hề hiếm trong xã hội hiện nay: ngồi nhầm lớp, học giả bằng thật,… Trung thực trong học tập và thi cử sẽ giúp phản ánh đúng kết quả học tập của
- học sinh, giúp học sinh nhìn nhận đúng năng lực của mình. Từ đó, học sinh sẽ có hướng phấn đấu tích cực để khắc phục tình trạng của mình. Đối với xã hội, thiếu trung thực trong học tập và thi cử là một việc làm khó có thể chấp nhận được. Vấn đề sẽ như thế nào nếu tất cả học sinh đều thiếu trung thực trong học tập và thi cử? Ra trường, đi làm, những học sinh đó sẽ ôm theo những tấm bằng đỏ chói, cao quý nhưng thực chất kiến thức lại vô cùng hạn hẹp, đầu óc lại rỗng tuyếch…. Vậy, vấn đề “Vinh dự” trong câu nói của A. Lin côn là gì trong khi nhiều thí sinh đã rất vênh vang nhờ gian lận trong thi cử mà được bằng nọ, cấp kia, còn nhiều “cô chiêu, cậu tú” lại rất buồn bã, thậm chí đánh mất niềm tin ở cả chính mình khi không đỗ đạt chỉ vì quá trung thực trong khi thi. Theo A. Lin côn, “vinh dự” ở đây chính là sự chiến thắng bản thân mình. Ở đâu đó, người ta nói: Chiến thắng chính mình là chiến thắng vĩ đại nhất. Một học viên lái xe sẽ gây tai nạn nếu học hành chểnh mảng và thiếu trung thực trong cuộc thi lấy bằng lái. Một sinh viên ý khoa sẽ cho bệnh nhân uống nhầm thuốc nếu cũng học hành chểnh mảng mà vẫn ra trường với bằng bác sĩ loại ưu. Một sĩ quan quân đội sẽ “ăn đạn” nếu không trung thực rèn luyện nghiêm túc trong trường quân sự…Cái “vinh dự” theo A. Lin côn nói còn là “nhân cách” của một con người. Con người ấy, thí sinh ấy có thể thi rớt vì trung thực nhưng còn giữ lại được nhân cách, giữ lại được niềm tin ở cuộc đời. Trái lại, con người ấy, thí sinh ấy sẽ bị bôi mờ về nhân cách. Nhục nhã biết bao khi nhân cách bị bôi mờ! Một người khác vu oan cho ta, đổ tội cho ta, bôi nhọ ta, ta đã không chịu nổi, huống hồ tự ta lại bôi nhọ mình, sỉ nhục mình chỉ vì thiếu trung thực trong thi cử. Nhưng ý nghĩa câu nói của A. Lin côn chưa dừng lại ở đó. Lời ấy còn nhắc chúng ta phải trung thực trong cuộc sống. Tức là, trong cuộc sống, ta phải coi trong thực chất, luôn thành thực với mình, với người, không chấp nhận gian dối trong bất kỳ mối quan hệ nào, công việc nào. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người và là đức tính cần thiết cho cuộc sống, góp phần tích cực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Sống trung thực là một niềm hạnh phúc cao quý. Ngược lại, thiếu trung thực trong cuộc sống là làm những điều gian dối, khuất tất. Thiếu trung thực không chỉ biến con người thành đê tiện mà còn khiến cho cuộc sống lâm vào tình trạng thực giả bất phân, ngay gian lẫn lộn. Sống trung thực không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng không trung thực sẽ mất nhân cách (như đã nói ở trên) và có thể gây ra nhiều nguy hại cho xã hội. Một sự thiếu trung thực trong việc xử lý nước thải của Công ty Bột ngọt VEDAN đã gây thiệt hại biết bao nhiêu cho đời sống, kinh tế, sức khỏe, môi trường,… của người dân hai bên bờ sông Thị Vải (Đồng Nai). Một sự thiếu trung thực trong sản xuất sữa bột ở Trung Quốc đã khiến cho biết bao trẻ em vô tội mang bệnh suốt đời, thậm chí là tử vong. Một sự thiếu trung thực nhỏ trong xây dựng cũng
- có thể gây ra gẫy sập cả một công trình kiến trúc lớn. Một sự thiếu trung thực trong thông tin tình báo có thể là mầm mống của một cuộc chiến tranh lớn khiến “thây chất thành núi, máu chảy thành sông”…Hậu quả của việc thiếu trung thực gây ra trong cuộc sống thật không thể lường hết được! Tuy nhiên, trong cuộc sống này, cái gì cũng có tính tương đối của nó. Không phải lúc nào ta cũng trung thực một cách cứng nhắc. Bởi vì, có những lúc, sự trung thực của ta có thể gây ra bất lợi cho người khác, cho số đông, cho tập thể. Một người mẹ dối con về bệnh tật nguy kịch của mình để con có tâm lý tốt bước vào kỳ thi là điều có lợi hay có hại? Một bác sĩ giấu bệnh nhân tình trạng “gần đất xa trời” để anh ta sống nốt quãng đời ngắn ngủi còn lại trong vui vẻ là có lợi hay có hại? Một Hạ Thiên (trong phim “Nghĩa nặng tình thâm”) giấu Thượng Mẫn (người yêu) tình trạng sắp chết của mình đễ Mẫn rời xa anh, đi tìm một tình yêu mới là có lợi hay có hại? Ta thử nghĩ xem, vì sao Pu skin lại viết: “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em” (Tôi yêu em)? Hóa ra, trong cuộc sống này, đôi khi, thiếu trung thực cũng là một vẻ đẹp, một tấm lòng cao thượng. Nhưng nói gì thì nói, trung thực vẫn là một đức tính quan trọng mà mỗi người cần có và phải có. Trung thực làm nên nhân cách. Ngay cả khi phải đối diện với thất bại, thua thiệt, ta vẫn cần phải sống cho trung thực. Có như thế, ta mới có thể ngẩng cao đầu mà sống và cảm thấy thanh thản ở cõi lòng. Làm người, ta cần không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực. Làm người đi học, ta cần trung đặc biệt trong thi cử để đánh giá được đúng năng lực của ta. Suy cho cùng, câu nói của A. Lin côn là một bài học làm lòng quý giá cho mỗi chúng ta. Sống thật với bản thân, với gia đình và xã hội Sống ở đời,mỗi người đều có một cách sống riêng,một quan điểm riêng.Nhưng dù là ai,dù mang quan điểm sống thế nào,mỗi con người vẫn cần phải là một thể thống nhất giữa bên trong với bên ngoài,một sự kết hợp hài hoà giữa tâm hồn và thế xác.Như trong vở kịch Hồn Trương Ba,Da Hàng Thịt,nhà văn Lưu Quang Vũ có viết: “Không thể bên trong một đằng,bên ngoài một nẻo được.Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” “ Bên trong”,nghĩa đen dùng để chỉ nơi khuất tầm mắt,nơi không nhìn thấy được,nhưng ở đây lại có nghĩa là phần nội tâm,phần sâu sắc trong tâm hồn của mỗi con người,nơi chứa đựng tất cả những suy nghĩ,đánh giá của con người về những gì diễn ra xung quanh.Còn “bên ngoài”,là nơi có thể quan sát được rõ ràng,nơi không có gì che lấp,nhưng ở đây,ta hiểu “bên ngoài” là nơi con người dùng để biểu lộ cảm xúc của trái tim,cảm xúc của tâm hồn.”Toàn vẹn”,toàn vẹn không phải là không có sai sót,toàn vẹn không phải là phải hoàn hảo đến từng chi tiết nhỏ nhặt,toàn vẹn ở đây chỉ đơn giản là con người ta được sống
- thật với lương tâm,với bản thân của mình. Con người ta cần nên sống thật với chính mình.Vì con người vốn là một thể thống nhất giữa tinh thần và thể xác,và nếu không sống thật với chính mình,con người sẽ gây ra đau khổ,tai hoạ cho gia đình,cho những người xung quanh,và làm cho chính mình bị tỗn thương khi suốt ngày phải giấu cảm xúc,phải mang bộ mặt giả tạo như mang một chiếc mặt nạ,như thế thì làm sao có thể sống tốt,làm sao có thể mang đến hạnh phúc cho những người thương yêu xung quanh họ. Nhưng giữa đời thường,có mấy ai dám sống thật với chính bản thân mình?Còn vướng bận giữa những toan tính đời thường,mấy ai có can đảm nói thật hết những suy nghĩ của mình.Ví như một công nhân đi làm,khi nghe giám đốc nói về một vấn đề nào đó,nghĩ rằng giám đốc nói sai,nhưng là công nhân,có ai dám nói thẳng thừng rằng cấp trên của mình đã sai.Hay như một học sinh đứng trước giáo viên,khi được hỏi rằng có hiểu bài cặn kẽ hay không,thì dù thế nào,người học trò ấy vẫn sẽ trả lời rằng có,dù đôi khi sự thật không phải là như vậy.Chối bỏ bản thân có đôi khi là đánh mất luôn cả cơ hội để thay đổi mọi thứ.Nếu như người công nhân sống thật với chính mình,có thể sẽ gây được ấn tượng với cấp trên,và có thể được thăng tiến hơn,học sinh nếu nói thật long mình với giáo viên,khi đó,khoảng cách giữa thầy và trò sẽ được rút ngắn hơn,và kết quả học tập cũng sẽ được cải thiện hơn nhiều. Ngay từ bây giờ,cần xây dựng cách sống thật với bản thân cho mọi người,cho xã hội,để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.Để không còn những lúc dối người,dối mình,để mỗi cá nhân trong một tập thể có thể có thể phát huy được toàn vẹn năng lực của bản thân.Khi biết sống thật với chính mình,người ta sẽ biết cách trân trọng chính mình và rồi sẽ là đến trân trọng những người xung quanh,sẽ không còn ai làm hại ai,cuộc sống sẽ được xây dựng tốt đẹp hơn rất nhiều. Như vậy,quan niệm sống thật với bản thân như đã được đề cập đến trong đoạn văn của nhà văn Lưu Quang Vũ là lời nhắc nhở chung cho tất cả mọi người,hãy sống thật với bản thân.Có thể nói,sống thật với chính mình là một trong những chuẩn mực cao nhất của nhân cách con người. Hãy sống trọn vẹn nhất Có một quan niệm sống mà nhà văn Lưu Quang Vũ đã đưa ra cho chúng ta trong vở kịch Hồn Trương Ba , da hàng thịt là : “ Không thể bên trong một đằng , bên ngoài một nẻo được . Tôi muốn được là tôi toàn vẹn “. Vậy thực chất câu nói của Lưu Quang Vũ như thế nào ? Quan niệm sống mà ông muốn đưa ra là gì ? Quan niệm sống mà nhà văn muốn nói đến chính là hãy sống thành thật với chính mình,sống để giữa tinh thần và thể xác của là một sự thống nhất .“ Bên trong, bên ngoài “ ở đây chính là bên trong tâm hồn , về mặt tinh thần . Còn bên ngoài là những cư xử , về mặt thể xác . “ Một đằng, một nẻo” chỉ sự trái ngược nhau . “ Bên trong một đằmg , bên ngoài một nẻo “ chỉ sự trái ngược nhau giữa
- tinh thần và thể xác . “ Toàn vẹn “ là sự trọn vẹn hoàn toàn , một sự thống nhất chung . Do vậy, điều đầu tiên mà Quang Vũ muốn đặt ra ở đây là : Con người luôn cần một sự thống nhất chung giữa bên trong và bên ngoài. Thật vậy, điều đó là điều thực sự quan trọng cần có đối với mỗi người chúng ta bởi con nguời là một thực thể thống nhất giữa hai mặt tinh thần và thể xác. Nếu như sự thống nhất đó không còn thì ta không còn là chính ta nữa. Ví dụ đơn giàn là nếu như ta là một con người quyết tâm nhưng lại có những hành động trái ngược với sự quyết tâm do thì ta không còn là một người quyết tâm như ta muốn nữa. Điều thứ hai mà nhà văn muốn nói đến đó là : Con người phải sống thật với chính mình. Song để sống thật với bản thân mình chính là điều xuất phát từ trái tim, hiểu những gì mà mình cần và hãy là chính mình. Nếu không sống thực với mình thì con người sẽ đau khổ và sẽ gây ra đau khổ, tai họa cho người khác. Bởi vì khi đó ta đang tự lừa dối chính bản thân mình, lừa dối người khác. Và rồi sự lừa dối đó sẽ làm chính bản thân mình dằn vặt, đau khổ, mọi người sẽ nhìn nhận người đó là một người khác chứ không phải là chính bãn thân họ. Chẳng hạn có một ai đó với vẻ bề ngoài rất đỗi hiền thục, tốt bụng nhưng bên trong lại độc ác,suy tính những chuyện có hại cho người khác dựa vào vẽ bề ngoài của mình thì khi đó chính người đó đã gây ra sự đau khổ, tai họa cho người khác. Vì thế chúng ta hãy sống một cách trọn vẹn nhất , giữa suy nghĩ và hành động , giữa bên trong và bên ngoài luôn có sự thống nhất. Hãy nhìn xung quanh chúng ta, những người biết sống thành thực với bản thân mình thì họ luôn cảm thấy hạnh phúc. Họ có những suy nghĩ và hành động luôn có một sự thống nhất. Lúc đó họ đã là chính họ trong mắt người khác. Như khi ta ghét một ai thì ta cứ nói ghét,không phải bên trong ghét bên ngoài lại tỏ vẻ rất yêu mến người đó,làm những điều mà ta không thích để thể hiện sự yêu mến của mình. Nhưng bên cạnh đó còn có những kẻ không hề xem trọng bản thân mình, luôn làm những điều trái ngược với chính mình để đạt được mục đích của mình. Thế nên chúng ta hãy làm những gì mà chính con người chúng ta mong muốn mà không gây hại đến người khác, hãy nhìn nhận những gì mà bản thân mình đang có Hãy trung thực với bản thân, đừng tự lừa dối mình và lừa dối những người xung quanh. Điều quan trọng hãy là chính mình trong mọi tình huống, hãy sống một cách trọn vẹn nhất và hãy để sự thống nhất giữa tinh thần và thể xác của mỗi người luôn tôn tại. Tất cả những điều ấy cũng góp phần tạo nên điều kỳ diệu cho con người chúng ta, bởi vì “ Mỗi người chúng ta là một điều kỳ diệu” Một bài học cần thiết cho mỗi người Mỗi con người đều có một cách sống riêng .Nhưng chúng ta phải biết sống thật với chính bản thân cùa mình .Vì thế chúng ta hãy tìm hiểu câu nói của Lưu Quang Vũ để hiểu rõ hơn về quan niệm sống của mỗi người và để làm theo một cách đúng đắn hơn : ”Không thể bên trong một đàng , bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi
- trọn vẹn “. Câu nói trên , dường như cũng là một bài học dạy cho con người ta phải biết sống thật , sống tốt. Sống thật là phải ngay thẳng , không được bên ngoài đối xử tốt với mọi người nhưng sự thật bên trong là làm những việc xấu , những hành động ác. Sống thật là phải sống với những lý tưởng , mục đích mà mình. Ngày nay, do nhu yếu làm đẹp lòng nhau đã khiến cho người ta ngày một cách xa hơn với sự thật. Cái quyền lợi ích kỷ được che đẩy bởi cái hình thức tử tế mà đôi khi chính ta cũng tưởng lầm mình đang vì kẻ khác. Lối sống làm cho con người tốt hơn và đẹp hơn. Nhưng cái tốt và cái đẹp nếu không đi chung với cái chân thật, như bộ ba không thể tách rời chânthiệnmỹ, thì cái đó chỉ làm một thứ trang sức hời hợt. Nghệ thuật “đắc nhân tâm” có thể tạo nên hương vị mặn nồng và trôi chảy giữa các mối quan hệ gần xa trong xã hội, nhưng nếu không cẩn trọng thì nó chính là cái bẫy sập để cho ta tự đánh mất chính mình . Thói thường người ta rất dễ bị thu hút bởi những lời nói ngọt lịm, trau chuốt và đầy lễ độ. Cho nên để được thang điểm cao trong mắt người khác, ta đã không ngần ngại và có khi phải cố gắng để nặn ra những điều cho thật phù hợp với suy nghĩ hay sở thích của đối phương, trong khi lòng ta trống rỗng, vô vị hay hoàn toàn tương phản. Con ng ười phải sống thật với chính mình , vì con người là một thực thề thống nhất giữa hai mặt tinh thần. N ếu kh ông s ống thật với mình thì con người sẽ cảm thấy đau khổ , không nhửng thế òn gây ra tai hại cho những người xung quanh. Đâu phải có ít kẻ trong nhân gian này đã khoc ngậm ngùi khi không tìm thấy con người chân thật của mình. Cái giá quá đắt phải trả cho những lần đổi chác mạnh tay với cuộc đời mà không ai được thần linh dự báo. Có khi loanh quanh cả trăm năm trong trời đất mà họ cũng không tìm ra cái tinh khôi đã lạc mất trong một trận giông bão cuồng điên của thời niên thiếu. Không có cái tinh khôi hồn phách thì làm sao có thể sống, có thể yêu thương. Dù ta có muốn tiếp tục những vai diễn cuộc đời cho quên hết những sự thật đang phơi bày giữa cõi lòng thì ta cũng không thể nào trốn tránh mãi được, đêm đêm ta vẫn phải một mình đối diện với nó. Rượu, các chất gây nghiện khác hay bao cuộc vui rồi cũng sẽ tan; người đến rồi cũng trở về với chính họ thôi. Lúc ấy ta mới thấy mình đáng thương tội nghiệp tới dường nào. Thương cho cái nhận thức sai lầm, tưởng rằng sự vay mượn giả tạo có thể che đậy được những bế tắc khổ đau hay những ước vọng sâu thẳm cả đời.Ta hãy ý thức lại đời sống của mình trong thời gian qua và kiểm tra lại mình vẫn còn là chính mình hay đang miệt mài trên con đường tha hóa. Ta vẫn còn kịp. Mỗi ngày hãy tự soi mình trong gương thật lâu để ta còn cơ hội nhìn lại con người hiện tại của mình. Sau lớp phấn son ấy, sau bộ đồ chỉnh chu ấy, sau bộ mặt nghiêm nghị thần thái ấy, ta la ai? Hãy hỏi như vậy nhiều lần và tìm cho ra câu trả lời từ sâu thẳm trái tim. Và hãy nở nụ cười thật tươi nếu ta vẫn còn tiếp xúc được chính mình.Ta cũng nên có vài phút trong ngày để ngồi nghĩ lại mình, nhìn lại từng hanh vi cử chỉ của mình trong từng quan hệ dù thân mật nhất, để thấy được trong sự thật của chúng có bóng dáng của sự trá hình không? Nếu phát hiện đã có trong những trường hợp bất khả kháng hay chưa chủ động nhớ ra thì ta cũng nên tự hối với
- lòng, hứa lần sau sẽ vượt qua mà không để thất bại như lần đó nữa.Nhiều lần tự thanh lọc chính mình như vậy sẽ tập cho ta thói quen mới, sống thật. Tại vì chỉ có sống thật mới có thể đem lại cho ta môt đời sống bình an, hạnh phúc và tự do chân thật. Chỉ có sống thật mới có thể nuôi dưỡng cho những liên hệ tồn tại vững bền. Mọi sự vay mượn hay giả tạo đều sẽ tan biến trong một sớm một chiều như sương như khói. Ta hãy can đảm đối diện với sự thật, sống với sự thật. Có thể ta vẫn chưa quen và thậm chí nhiều người trong xã hội cũng không quen. Hãy nhân danh sự hiểu biết và thương yêu mà ta kiên trì bám lấy đời sống thật để nhắc nhở mọi người cùng làm theo. Hãy trả lại cho cõi đời đáng yêu này sự thật đúng y như bản chất của nó, có như thế thì ta mới còn niềm tin vào hạnh phúc và tình thương không phải là ảo mộng . Mình lừa dối những người xung quanh không khác nào mình đã tự lừa dối chính bản của mình. Hãy sống trung thực với bản thân và với mọi người Trong làng kịch nói Việt Nam, nhà văn nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX. Ông có tài ở nhiều lĩnh vực như viết truyện ngắn, soạn kịch,... nhưng ông được xem là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt nam hiện đại. Trong các vở kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của Lưu Quang Vũ, là vở kịch có quan niệm về cách sống rất sâu sắc, đoạn cuối vở kịch câu nói độc thoại nội tâm nhân vật Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt làm cho chúng ta có nhiều suy nghĩ về quan niệm sống: "Không thể bên trong một đằng bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn là tôi toà vẹn." Con người chúng ta có hai phần: bên trong là linh hồn, bên ngoài là thể xác. Thể xác và linh hồn phải thống nhất hài hòa thì con người mới tới nhân cách hoàn thiện. Trong tác phẩm, Trương Ba là một ông lão gần sáu mươi, thích trồng vườn, yêu cái đẹp, tâm hồn thanh nhã, giỏi đánh cờ. Chỉ vì sự tắc trách của Nam Tào gạch nhầm tên mà Trương Ba chết oan. Theo lời khuyên của “tiên cờ” Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đẩu “sửa sai” bằng cách cho hồn Trương Ba được tiếp tục sống trong thân xác của anh hàng thịt mới chết gần nhà. Nhưng điều đó lại đưa nhân vật Trương Ba lại mắc phải nghịch cảnh linh hồn của mình phải gửi nhờ trong thân xác của người khác. Do phải sống tạm bợ, lệ thuộc, Trương Ba dần bị xác hàng thịt làm mất đi bản chất trong sạch, ngay thẳng của mình. Ý thức được điều đó, Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt. Câu nói "Không thể bên trong một đằng bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn là tôi toà vẹn." thể hiện quan niệm sống của chính tác giả đó là: con người phải sống là chính mình, chân thật, không giả dối. Bởi chỉ khi chúng ta là chính mình thì mới có thể tự do thực hiện mong muốn, ước mơ, lí tưởng của mình; tâm hồn mình mới nhẹ nhàng thanh thản. Và sống chân thật thì mọi người mới quí mến, yêu thương. Còn khi chúng ta sống giả tạo, tạm bợ,
- sống phụ thuộc vào người khác sẽ bị người ta chi phối, sai khiến, phải làm những việc mình không muốn, khiến mình trở nên xa lạ, đơn độc và đáng ghét trước mặt mọi người. Việc không hài hoà giữ linh hồn và thể xác ảnh hưởng rất nhiều đến cách sống của chúng ta, khi con người phải sống trong dung tục thì tất yếu cái dung tục sẽ ngự trị, sẽ thắng thế, lấn át và tàn phá những gì trong sạch, đẹp đẽ, cao quý ở con ngừơi. Thể xác chúng ta làm mà linh hồn của chúng ta xấu hổ thông qua nhân vật Trương Ba cho ta thấy sự mâu thuẩn gay gắt giữa "bên trong" và "bên ngoài" khi nó không hoà hợp thống nhất. Khi phải sống nhờ, sống gửi trong thân xác người khác, không được là chính bản thân mình thì cuộc sống gần như vô nghĩa. Khi chúng ta sống không thực với chính bản thân mình thì từng ngày từng ngày linh hồn của chúng ta sẽ mài mòn rồi chết đi, khi ấy chúng ta không còn là một con người toàn vẹn. Thực tế ngày nay vì danh và lợi có rất nhiều người chọn cách sống "bên trong một đằng bên ngoài một nẻo", họ nghĩ thế này nhưng họ lại làm trái ngược lại, dần dần họ đánh mất chính bản thân mình. Với cách sống sai lệch đáng phê phán như thế từng ngày từng ngày sẽ đưa họ ra xa những người thân bạn bè. Vì vậy con người phải dũng cảm đấu tranh để được sống trung thực, được là chính mình một cách “toàn vẹn”. Vở kịch của Lưu Quang Vũ không chỉ có ý nghĩa về mặc nghệ thuật mà nó còn cho chúng ta thấy quan niệm sống qua những câu độc thoại nội tâm của nhân vật. Qua tác phẩm chúng ta rút ra được bài học cho chính chúng ta. Chúng hãy trung thực với bản thân mình, đừng tự lừa dối mình cũng như lừa dối những người xung quanh.Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa vì danh và lợi vì nhu cầu của chính bản thân chúng ta. Vở kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" cho chúng ta nhiều suy nghĩ về quan niệm sống của con người. Nó cũng cho chúng ta nhiều bài học về lối sống không trung thực. Chỉ khi chúng ta là chính mình thì cuộc sống mới có ý nghĩa, mới đáng sống. Chứ đừng vì danh lợi mà đánh mất linh hồn cao đẹp của chúng ta. TôiBạnchúng ta hãy cùng nhau sống chân thực cho dù cuộc đời này có nhiều chuyển biến ra sao... Cuộc sống có rất nhiều những triết lý,những câu nói mang những ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, nhà văn Lưu Quang Vũ có viết: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Đây cũng là câu nói mang ý nghĩa sâu sắc về hiện thực,về con người và cuộc sống của chúng ta. Trong cuộc sống ồn ào với những lo toan,mỗi chúng ta gần như tự đánh mất những giá trị,phẩm chất của chính mình.Mỗi ngày chúng ta đều đứng trước gương nhưng có bao giờ ta tự hỏi mình là ai chưa? Mình đã sống đúng với những gì mà mình muốn không hay "bên trong một đằng,bên ngoài một nẻo"?
- Có những việc mình muốn thực hiện theo đúng những gì mình suy nghĩ nhưng trên thực tế mình lại hành động nó khác đi như thế chính là " bên trong một đằng bên ngoài một nẻo"."Bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo" là 1 suy nghĩ không thống nhất,luôn có 2 mặt,không có sự nhất quán trong mọi vấn đề.Mỗi chúng ta đều không muốn mình như thế.Ai cũng mong muốn cho mình luôn đuọc " toàn vẹn"."Toàn vẹn" chính là nguyên vẹn,được là chính mình,được sống đúng với những suy nghĩ của mình. Khi chúng ta sống thật với bản thân mình thì chúng ta sẽ cảm thấy vui vẻ, yeu đời và có một cách nhìn với cuộc sống lạc quan hơn Bản thân tôi rất tán đồng với cách suy nghĩ của nhà văn Lưu Quang Vũ.Con người sinh ra mang trong mình một cái tôi riêng biệt,đều rất tốt đẹp,không hề xấu xa. Nhưng theo thời gian,những tác động của cuộc sống đầy cuồng quay, dầy những hỉ,nộ,aí,ố đã làm thay đổi con người họ,làm cho họ quên đi bản thân mình:được sinh ra để sống,để tạo ra một cuộc đời khác, sống cho đáng sống.Con người chỉ khi được đớn đau và vui sướng,được sống với niềm đam mê,được yêu thương,được là chính mình,được có những khao khát và hoài bão mới thực sự trưởng thành,mới thực sự là Tôi trong cuộc sống này.Con người phải luôn sống thật với bản thân mình.Bởi con người là một thực thể thống nhất giữa hai mặt tinh thần và thể xác.Nếu không sống thật thì con người sẽ rất đau khổ và gây đau khổ,tai họa cho người khác,cho gia đình, cho xã hội và đặc biệt cho chính mình. Tôi không phải là thiên tài cũng không phải kẻ xấu xa,tôi là một sợi chỉ góp phần dệt nên tấm thảm rực rỡ của đời sống.Tôi là tôi,tôi tin rằng cuộc đời và hướng đi của mình là do mình tự chọn. Sau những phấn đấu,khổ đau,vinh quang,cái cuối cùng nhận được gọi là số phận. ôi và tất cả chúng ta sinh ra để đấu tranh cho cuộc sống của chính mình, để làm cho đời thêm đẹp. Nhưng thật đáng tiếc, không phải ai cũng nhận ra giá trị của chính mình nên đã hủy hoại chính cuộc đời mình. Họ sống không thật với bản thân,họ dần dần mất đi những giá trị đạo đức vốn có của mình.Họ có thể thỏa mãn những nhu cầu vật chất nhưng những gì thuộc về tinh thần của họ đều không có,đều miễn cưỡng.Những người như thế thì luôn phải sống trong sự dè dặt,đau khổ,không hạnh phúc.Bên cạnh đó cũng có những người luôn đấu tranh cho cái tôi của mình được bộc lộ.Trong một câu hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng như trên chiếc xe tang chở nghệ sĩ Huyh2 Phúc Điền trở về với lòng đất mẹ có một dòng chữ là:" Tôi là ai mà yêu quá cuộc đời này".Những con người mà có thể thấu hiểu đựoc câu nói đó là những người đã sống thật với bản thân.Họ làm tất cả mọi thứ,hoc hãnh diện với thành công,họ đau khổ với những thất bại của họ..Nhưng tất cả những điều đó cho thấy họ là những con người sống thật với bản thân. Trong suốt thời ấu thơ, tôi mãi tự do như con chim nhỏ.Bầu trời trong tôi là mẹ, là lời ru,là sự hạnh phúc của 1 đứa trẻ luôn là có sự diều dắt của gia đình,và đặc biệt là tôi luôn đựoc gia đình sắp đặt cho mình … Rồi những ngày rong chơi thỏai mái ấy cũng qua đi. Tôi lao đầu vào học tập với biết bao niềm hăng say.
- Cuộc đời không phải lúc nào cũng suôn sẻ, luôn luôn là những khúc quanh co không thể lường trước. Nếu khéo léo và đầy niềm tin thì sẽ vượt qua.Nhưng rồi một ngày tôi quay đầu nhìn lại những gì mình đã có,đã trải qua rồi bất chợt tôi hỏi :" Tất cả những điều mình có bây giờ có thực sự là những điều mình mong muốn, mình muốn có và có phải là chính mình không?" Những câu hỏi đó tồn tại trong tôi rất lâu,nhưng tôi biết chỉ có mình,khi thực sự là mình thì mới có thể trả lời được những câu hỏi đó.Gia đình thật sự chính là chỗ dựa bình yên cho chúng ta vì vậy các bậc phụ huynh hãy để cho con em của sống thật sự với những ước mơ,hoài bão,với những điều mà các em muốn.Hãy cho con em mình là chính chúng.Không chỉ trong gia đình,trong nhà trường và xã hội hãy để cho mỗi cá nhân luôn là chình họ.Nhà trường,xã hội hãy cũng nên tạo ra nhiều sân chơi để mọi người thể hiện cái tôi, bản lĩnh của họ Con nguời vẫn đang sống, có nhiều người đang bắc những chiếc cầu của tình yêu thương, cũng có người đang xây những bức tường ngăn cách. Tôi là một đứa con của đời sống. Tôi yêu đời sống theo cách của riêng tôi. Ngày trôi đi, tôi tìm cho mình những chân trời mới. Để thấy mỗi người có những ước mơ và những nỗi đau riêng, để thấy tấm long ai bao dung, để thấy những con tim vượt qua số phận, những khát khao to lớn, để kịp nhìn lại mình và thêm yêu mọi người. Hãy chạm vào những phím đàn thăng trầm của cuộc sống và lắng nghe dư âm của nó đọng lại, hãy biết ơn cuộc đời vì những giá trị làm người mà ta nhận được, những kinh nghiệm ta trải qua và như thế. Bạn và tôi hãy cùng nhau sống thật với bản thân cho dùc on người thật hiện tại cũng như tương lai, chuyển biến liên tục, rất khó biết nó như thế nào. Sống chân thực sẽ gặp hạnh phúc Trong xã hôi luôn tồn tại song song sự thật và sự giả dối. Con người phải sống thật với chính mình, với mọi người để không thấy hổ thẹn với lương tâm, với cuộc dời. Đó là một quan niệm sống tốt đẹp mà mổi chúng ta cần phải có để hoàn thiện bản thân mình. Trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” nhà văn Lưu Quang Vũ có viết: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn là tôi toàn vẹn”. Để làm rõ ý kiến trên, ta hãy cùng tìm hiểu ngụ ý trong lời nhà văn muốn gửi gắm đến chúng ta là gì. Trương Ba là một ông lão gần sáu mươi, thích trồng vườn, yêu cái đẹp, tâm hồn thanh nhã, giỏi đánh cờ. Chỉ vì sự tắc trách của Nam Tào gạch nhầm tên mà Trương Ba chết oan. Theo lời khuyên của Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đẩu "sửa sai" bằng cách cho hồn Trương Ba được tiếp tục sống trong thân xác của anh hàng thịt mới chết gần nhà. Do phải sống tạm bợ, lệ thuộc, Trương Ba dần bị xác hàng thịt làm mất đi bản chất trong sạch, ngay thẳng của mình. Ý thức được điều đó, Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt. “Bên trong một đằng” có nghĩa là bản chất thực bao gồm những hiểu biết, suy nghĩ của con người. “Bên ngoài một nẻo” là những hành vi trái
- với suy nghĩ của bản thân. “Tôi toàn vẹn” thể hiện bản lĩnh của con người, được sống thật với lương tâm, với suy nghĩ của mình. Từ câu nói trên ta có thể hiểu con người là một thực thể thống nhất giữa tinh thần và thể xác. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng tâm hồn. Sống sao cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Chẳng hạn như nhân vật Lí Thông trong truyện cổ tích Thạch SanhLí Thông ngoài mặt tỏ ra là một người tốt bụng, luôn quan tâm, giúp đỡ Thạch Sanh thế nhưng ẩn sau lớp mặt nạ đó hắn là một kẻ tính toán, luôn âm mưu với mẹ mình hòng đạt được những lợi ích cho riêng mình mà không màn đến hiểm nguy cho người khác. Người sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo” là điển hình cho hạng người xấu, chỉ biết dối mình, dối người và phải gánh chịu những hậu quả xấu. Bên cạnh đó, nếu không sống thật với mình thì con người sẽ đau khổ và gây đau khổ cho người khác. Trong cuộc sống, người trung thực luôn được mọi người nể trọng vì họ biết sống thật với chính mình, không lừa dối lương tâm mình và không làm hại đến người khác. Người sống hai mặt luôn phải trằn trọc, lo âu, sợ sệt những hành vi xấu của mình sẽ bị phát hiện, càng nghĩ họ sẽ càng lún sâu và trở thành người xấu. Câu nói của nhà văn Lưu Quang Vũ mang ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người. Con người có thể chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên xấu xa. Ngoài ra còn phê phán tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đó nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi. Mỗi chúng ta cần phải trung thực với bản thân mình, phải là một cái “tôi toàn vẹn”, biết suy nghĩ và chịu trách nhiệm về mọi hành động của mình. Ta phải tránh xa lối sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, có như vậy ta mới thấy cuộc sống này thật đẹp vì mình biết đối xử tốt với mọi người xung quanh và được mọi người yêu quý. Từ câu nói của nhà văn Lưu Quang Vũ, ta rút ra được bài học cho bản thân là: Hãy sống thực với bản thân, đừng tự lừa dối mình và lừa dối những người xung quanh. Sự sống thật sự có ý nghĩa khi con người được sống hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải vượt lên trên hoàn cảnh để vượt qua nghịch cảnh để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý. Sống trong cuộc đời này con người phải sống sao cho thật tốt, thật có ích cho đời và nhất là phải sống thật với chính mình. Nhà văn Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp: Đươc sống và làm người thì quý giá thật nhưng phải là cái “tôi toàn vẹn” của chính mình chứ không phải của ai khác, được sống trọn vẹn với những giá trị vốn có còn khó hơn. Vậy chúng ta hãy sống đẹp, sống đúng với chính mình để thấy rằng cuộc sống này thật đẹp và đáng sống biết
- bao! Sống thực là một điều nên làm Trong cuộc sống, khi mà mỗi ngày luôn là một thử thách mà chúng ta phải vượt qua thì nhân cách ngay thẳng là chìa khóa giúp chúng ta đứng vững trước mọi cam go. Tuy nhiên, có nhiều cách để thể hiện một nhân cách kiên định như cách chúng ta giữ vững lập trường, biết phân biệt cái gì là đúng,… và luôn là chính bản thân cũng là một cách. Vì vậy, nhà văn Lưu Quang Vũ đã viết trong vở kịch Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt rằng “không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi tòan vẹn”, đó không chỉ là một lời thọai đơn thuần mà còn thể hiện một quan niệm sống đúng đắn. “Bên trong” ở đây ý nói suy nghĩ của chúng ta, “bên ngoài” là cách mà chúng ta thể hiện những suy nghĩ, quan điểm của mình. Cả câu văn của Lưu Quang Vũ ý nói lý trí và thể xác là một thể thống nhất, không thể có mâu thuẫn cũng như là một lời khẳng định về quan niệm sống đúng đắn của tác giả. Thật vậy, chúng ta không thể nào sống trái với bản chất của mình, vì đó là bài học dạy chúng ta học cách chấp nhận và đối mặt với sự thật. Sống thật với bản thân, chúng ta sẽ cảm thấy cuộc sống thật thoải mái, bởi chúng ta bíết rằng nếu sống không đúng với bản chất của mình, chúng ta sẽ khó mà có được cảm giác thanh thản trong lòng. Bên cạnh đó, có một điều trong cuộc sống, rằng chúng ta cảm thấy thoải mái bên những thứ đã trở nên quen thuộc với ta , vậy nếu như con người không được là chính bản thân mình mà bị buộc phải trở thành một người hoàn toàn khác xa với bản chất vốn có thì cảm giác sẽ khó chịu như thế nào? Lấy ví dụ như trong một gia đình, người cha muốn con mình sau này sẽ nối nghiệp cha quản lý nhà máy của gia đình, nhưng đứa con lại mơ ước được trở thành một kiến trúc sư. Đương nhiên, nếu đủ chính chắn, người con sẽ quyết định theo đuổi ước mơ của mình. Qua đó, ta thấy được quyết tâm là chính mình của người con, vậy người sống thật với bản thân là người bản lĩnh. Đồng thời, người sống đúng với bản chất vốn có cũng là người biết mình thật sự muốn gì và biết mình cần phải làm gì. Lấy ví dụ trên, người con quyết định theo đuổi giấc mơ cũng có nghĩa anh ta biết điều gì thật sự quan trọng với mình và biết rõ mình cần phải làm gì để đạt được mục tiêu. Hiện nay, trong xã hội, không phải ai cũng sống thật với bản thân như câu nói của Lưu Quang Vũ. Nhiều người sống trái với bản chất vốn có, lừa dối bản thân, đơn thuần chỉ vì họ không thể chấp nhận hiện thực trái với những gì họ mong muốn, như trong tình yêu, không phải ai cũng được đáp lại tình cảm, một số chấp nhận sự thật và vượt qua được nhưng một số khác lại tự lừa dối bản thân, ngộ nhận, họ tạo ra một vỏ bọc và sống trong đó để rồi chua xót nhận ra mình không còn là bản thân nữa. Lấy một ví dụ khác, trong cuộc sống luôn tồn tại một số người nhu nhược, sẵn sàng biến mình thành một người khác xa bản thân theo ý của người khác, cuộc đời của họ rồi sẽ là những chuỗi ngày sống
- trong dày vò và nuối tiếc. Lấy ví dụ về gia đình trên, nếu đứa con chiều ý cha, thì việc từ bỏ ước mơ hay việc từ chối sống thật với bản thân mình sẽ dẫn đến sự hụt hẫn và nuối tiếc về sau, không những vậy, đứa con còn phải giả vờ trước mọi người là mình thoải mái với thực tại trong khi bên trong lại là một sự dày vò về mơ ước mà mình đã từ bỏ. qua ví dụ trên, ta cũng thấy được sống không thật với bản thân là lừa dối mọi người xung quanh nhưng trên hết là lừa dối chính mình. Khi chúng ta lừa dối một ai đó, một lúc nào đó chúng ta sẽ thấy hổ thẹn, và khi chúng ta bị lừa dối bởi ai đó, chúng ta sẽ mất lòng tin vào người đó, sống trái với bản thân, một lúc nào đó ta sẽ thấy nuối tiếc, và sẽ mất dần niềm tin vào bản thân khi biết rằng ta đang sống trong một lời nói dối, hậu quả mà nó mang lại sẽ phá hủy cuộc đời của chúng ta. Là thanh niên nói riêng và công dân nói chung, để sống thật với bản thân, chúng ta phải học cách chấp nhận thử thách và đương đầu với khó khăn, sống đúng với bản chất vốn có của mình để sau này sẽ không phải hổ thẹn với bản thân, không lừa dối chính mình cũng như mọi người xung quanh. Nhưng quan trọng nhất là sống thật để cảm thấy thoải mái khi biết những quyết định mình đưa ra hoàn toàn tuỳ thuộc vào mình. Tóm lại, việc sống thật với bản thân qua câu nói của nhà văn Lưu Quang Vũ là một quan niệm sống đúng với mọi trường hợp, nó giúp tạo ra cho chúng ta một hương vị riêng để góp cho đời, không những giúp chúng ta vượt qua cam go, thử thách mà còn giúp hình thành trong ta tính kiên định. Qua đó giúp ta thấy được vai trò quan trọng trong việc xây dựng tính cách của mỗi người. Ngoài ra sống thật với bản thân còn như một khẩu ngữ kêu gọi mọi người đừng lừa dối bản thân mà hãy là chính mình!
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kiến thức lớp 12 Nghị luận xã hội-phần62
15 p | 149 | 54
-
Kiến thức lớp 12 Nghị luận xã hội-phần85
9 p | 259 | 49
-
Nghị luận Đức tính trung thực.
9 p | 460 | 44
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp giảng dạy văn bản nghị luận trung đại trong chương trình ngữ văn 11
21 p | 183 | 27
-
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
4 p | 271 | 23
-
Nghị luận xã hội: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia"
14 p | 113 | 11
-
Kiến thức lớp 12 Nghị luận xã hội-phần83
6 p | 65 | 8
-
Kiến thức lớp 12 Nghị luận xã hội-phần99
6 p | 91 | 7
-
Lí tưởng sống của thanh niên thời chống Mĩ qua hai nhân vật Tnú trong "Rừng xà nu" và Việt của "Những đứa con trong gia đình"
3 p | 52 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giúp học sinh lớp 12 nâng cao năng lực viết đoạn văn nghị luận xã hội trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
38 p | 34 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp hướng dẫn học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội (NLXH) nhằm góp phần nâng cao hiệu quả khi làm bài thi trung học phổ thông (THPT) Quốc gia
7 p | 69 | 6
-
Tổng hợp các bài nghị luận xã hội
5 p | 87 | 6
-
Trình bày suy nghĩ về quan điểm cần phải biết tôn trọng sự khác biệt
3 p | 82 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội cho học sinh lớp 12 trong tiết ôn thi tốt nghiệp ở trường THPT Nguyễn Tất Thành
20 p | 18 | 5
-
Suy nghĩ về ý kiến: "Bạn muốn biết bạn là ai đừng hỏi nữa hãy hành động. Hành động sẽ định nghĩa con người bạn"
2 p | 52 | 4
-
Nghị luận về ý kiến "Làm một người chân thật"
2 p | 48 | 4
-
Nghị luận xã hội về khen và chê
3 p | 96 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn