Đề bài: Trình bày suy nghĩ về quan điểm cần phải biết tôn trọng sự khác biệt<br />
Bài làm<br />
Tôn trọng sự khác biệt là văn hóa ứng xử tối thiểu cần phải có của một người sống trong <br />
xã hội này. Tôn trọng sự khác biệt cũng chính là sức mạnh của trí tuệ. Vì tâm đắc với <br />
điều này mà tôi khá nể nhạc sỹ Quốc Trung khi mới đây, bình về phát ngôn gây sốc của <br />
Thanh Lam, Quốc Trung điềm đạm: "Với một cá nhân có thực tài và bản lĩnh luôn bình <br />
thản và đón nhận những ý kiến đánh giá khác nhau…”, và "Thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay <br />
cần được rèn luyện về bản lĩnh và văn hóa ứng xử với những lời khen chê”.<br />
Một nghệ sĩ cũng như một người trọng văn hóa ứng xử, hơn bất kỳ ai phải hiểu rõ điều <br />
đó. Nhìn sự việc một cách tích cực, hành động và phát ngôn của nhạc sỹ này cho thấy sự <br />
liêm chính trong học thuật vẫn được tôn trọng. So sánh trường hợp Quốc Trung với <br />
những trường hợp "bình loạn, ném đá cho hả” cho thấy rõ hơn sự khác biệt mang tính văn <br />
hóa trong việc ứng xử với những bất đồng ý kiến…<br />
Tôn trọng sự khác biệt bởi vậy, là biểu hiện của khoa học, văn hóa, lòng nhân ái và tính <br />
nhân đạo. Nhưng vì sự khác biệt chỉ là tính chất, không phải mục đích cho nên tôn trọng <br />
sự khác biệt đơn thuần chỉ là tôn trọng tính chất đa dạng, mà mục đích cuối cùng đều <br />
dành cho sự phát triển đi lên, hướng tới "chân lý, hoàn thiện và hoàn mỹ”.<br />
Nhiều người trên khắp nước từng phê phán và muốn phải "trừng phạt” hai ca sỹ trẻ "đào <br />
ngũ” do không tham gia chương trình biểu diễn ở Lào mới đây. Họ lí giải rằng những <br />
người mang danh xưng nghệ sỹ lớn, giảng viên ĐH mà bất chấp nhiệm vụ để chạy sô thì <br />
đó là một vết nhơ của nền nghệ thuật, và họ sẽ không còn uy tín để giảng dạy được. <br />
Mặc dù vậy, hai nghệ sỹ lại nhận được sự đồng cảm của nhiều đồng nghiệp. Họ đã xin <br />
lỗi mọi người về những "sai sót” không thể tha thứ đó. Có thể nói quyết định xin lỗi đó <br />
lại là một dấu hiệu tích cực cho nghệ thuật. "Khác biệt tiêu cực” ở họ đã được chính họ <br />
điều chỉnh tích cực.<br />
Vậy là, điều quan trọng để thành công trong cuộc sống không hẳn là tài năng hay kinh <br />
nghiệm, mà chính là thái độ. Thái độ đúng ở đây là thái độ cầu thị và thái độ khiêm tốn.<br />
Người lớn có đức này sẽ truyền được được cho thế hệ con cháu, nhưng quan trọng hơn, <br />
họ biết tôn trọng sự khác biệt của chính con em mình, để có thể làm người bạn lớn của <br />
chúng. Đó là mối quan hệ vô giá.<br />
Ngay từ nhỏ, nhiều trẻ đã bộc lộ những khác biệt về văn hóa so với cha mẹ. Các bậc phụ <br />
huynh sống và làm việc trong những cơ quan khác nhau, có những người bạn khác nhau và <br />
họ ít khi nghĩ rằng chính thái độ tôn trọng người khác ở họ lại có ảnh hưởng đến các con <br />
nhiều như vậy. Những hành động độ lượng và tôn trọng người khác của cha mẹ trong <br />
cuộc sống hàng ngày chính là một thông điệp hoàn hảo giúp con cái học được cách tôn <br />
trọng và đánh giá cao những khác biệt giữa mỗi người.<br />
Tôi hiểu rằng khuyên mình sống và ứng xử thế nào cho có văn hóa vốn không dễ. Diễn <br />
đàn này cần có sự vào cuộc của các nhà văn hóa, nhà văn hay giáo sư nổi tiếng. Nhưng <br />
nền giáo dục của chúng ta cũng cần bổ sung môn "văn hóa ứng xử” cho trẻ em để phù <br />
hợp với thời đại mới.<br />
Một gia đình, một cá nhân có thể may mắn giàu có lên trong một năm hay dăm ba năm gì <br />
đó. Nhưng để biết cư xử có văn hóa, cần gấp nhiều nhiều lần thời gian như thế, với sự <br />
tu luyện, học hỏi, quan sát không ngừng. Tôn trọng sự khác biệt của mình, chắc chắn sẽ <br />
hạn chế làm người khác tổn thương chỉ vì những định kiến và nông nổi.<br />
Bài làm 2<br />
Người với người là bình đẳng như nhau, đây chính là nguyên tắc và là cơ sở giao tiếp cơ <br />
bản. Mỗi người đều là một cá thể độc lập. Tín ngưỡng, đạo đức, quan niệm hoặc cách <br />
nhìn nhận vấn đề, cách thức làm việc hay cách sống của bạn đều chỉ có thể chỉ đạo chính <br />
bản thân mình. Nếu bạn dùng nó để so sánh hay yêu cầu người khác chính là không tôn <br />
trọng họ.<br />
Chí hướng, thái độ lập trường và kiến thức, năng lực của người khác như thế nào, tướng <br />
mạo của họ ra sao không liên quan gì đến bạn. Bạn không nên dùng tiêu chuẩn của bản <br />
thân để áp đặt làm tiêu chuẩn cho người khác, càng không nên yêu cầu người khác phải <br />
phù hợp theo tiểu chuẩn của mình. Kỳ thực tư tưởng tình cảm của một người luôn không <br />
ngừng thay đổi, không ai có thể bảo đảm rằng quan điểm và thái độ của mình là vĩnh <br />
viễn bất biến cả. <br />
Khi trao đổi, giao tiếp với người khác vừa phải có cảm xúc, lại vừa phải có đạo lý. Cảm <br />
xúc cần bắt nguồn từ sự tôn trọng lẫn nhau. Khi người ta cảm thấy bản thân được tôn <br />
trọng, họ mới có thể tôn trọng bạn. Trong giao tiếp, quan hệ nếu một người ngang ngược <br />
võ đoán, có thói quen đổ lỗi, quy chụp, chỉ trích, luôn cho người khác sai và bảo thủ cho <br />
mình là đúng, thì quả là không ai có thể nói đạo lý với bạn được nữa. Nếu bạn cho rằng <br />
người khác không có tư cách để giảng đạo lý với bạn, thì đó là vì bạn không biết đạo lý <br />
trước.<br />