Đề bài: Nghị luận về ý kiến "Làm một người chân thật"<br />
Bài làm<br />
Mỗi chúng ta khi sinh ra và lớn lên đều mang những đức tính vốn dĩ của một nhân bản. <br />
Trong đó, không thể không kể đến đức tính chân thật. Cuộc sống, nên làm một người <br />
chân thật!<br />
Thông thường, chúng ta định nghĩa “chân thật” bằng việc trung thực, không gian dối, sống <br />
thật thà. Chân thật còn là việc cảm nhận thấy trong tâm hồn không tơ vướng hoài nghi, <br />
ghen ghét, có nào nói thế, không làm hại ai, không ảnh hưởng tới ai. Biết “chân thật” là <br />
vậy đó, nhưng làm được một người chân thật ắt hẳn sẽ như thế nào?<br />
Sự chân thật là vô hình, nó mãi tồn tại trong xã hội, trong không khí, trong thời gian và <br />
không gian của chúng ta. Bằng cách vô tri, vô giác, con người không định nghĩa được hết <br />
“chân thật”. Nhưng “chân thật” đơn giản đâu đó trong lời nói, trong hành động, trong cử <br />
chỉ cuộc sống quanh ta. Chân thật sẽ không bao giờ có dối trá, gian xảo, bịa đặt, vu <br />
khống, sẽ không bao giờ có ganh ghét, u buồn, tang tóc. Làm một người chân thật sẽ mãi <br />
an vui, bình yên, hoan hỉ.<br />
Trong xã hội công nghệ thông tin, của công nghiệp hóa, hiện địa hóa ngày nay. Sự chân <br />
thật ở mỗi con người dần mai một đi, dần bị “chôn vùi” bởi danh lợi, quyền chức, tiền <br />
bạc. Vẫn vang vọng quẩn quanh đâu đó những việc lãnh đạo tham nhũng, tham ô, những <br />
vụ việc trốn thuế lên tới hàng ngàn tỉ đồng, những cơ sở vật chất kém chất lượng dẫn tới <br />
nhiều tai nạn thương tâm, những việc làm trái đạo đức, pháp luật…cũng chỉ bởi mất đi <br />
sự chân thật. Bên cạnh một số thành phần thiếu ý thức kỉ luật như trên, cũng vẫn còn <br />
những con người giữ được nhân đức chân thật trong con người. Họ chân thật trong học <br />
hành, trong năng lực bản thân, với sự nghiệp… Dẫu có khó khăn tới đâu cũng đứng lên <br />
bằng chính đôi chân của mình và gặt hái thành công vang dội. Để sống và tồn tại trong <br />
cuộc đời, con người ta phải luôn vật lộn với mọi thứ và về chính bản thân của mình để <br />
giữ nguyên bản chất. Biết điều đó nhà thơ Phùng Quán cũng đã từng nhớ lại lời mẹ căn <br />
dặn khi xưa:<br />
"Con ơi đức chân thật là<br />
Thấy vui muốn cười cứ cười<br />
Thấy buồn muốn khóc là khóc<br />
Yêu ai cứ bảo là yêu<br />
Ghét ai cứ bảo là ghét<br />
Dù ai ngon ngọt nuông chiều<br />
Cũng không nói yêu thành ghét<br />
Dù ai cầm dao dọa giết<br />
Cũng không nói ghét thành yêu… "<br />
Chân thật là nhân đức mãi cần thiết trong mọi thời đại để giữ gìn sự ổn định, phồn vinh <br />
cho đất nước. Đặc biệt, thế hệ trẻ ngày nay hãy tỉnh thức trên mọi cảm dỗ để sống chân <br />
thật là chính con người mình. Cuộc đời này ngắn lắm! Nếu con người ta không chủ động <br />
với chính căn tính của mình là sự chân thật. Thì một ngày nào đó không xa, sự ích kỉ, đau <br />
khổ, bóc lột, ganh ghét… sẽ đè bẹp lên chúng ta. Nên làm một cười chân thật để nụ cười <br />
mãi rạng sáng trên môi!<br />