Đề bài: Nghị luận xã hội về câu nói: Sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ đẩy con <br />
người vào chỗ sa đọa về tâm hồn<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Con người muốn tồn tại trong xã hội đòi hỏi phải có tiền. Có tiền đời sống vật chất của <br />
con người ngày càng được cải thiện. Nhưng liệu hạnh phúc chỉ đến khi có nhiều tiền? Và <br />
ngược lại, có nhiều tiền liệu có được hạnh phúc? Không ít người đã coi việc kiếm tiền là <br />
mục đích sống của mình mà không ý thức được rằng: "Sự ham muốn vô độ về tiền bạc <br />
có thể dẫn con người đến chỗ xa đọa tâm hồn".<br />
<br />
Người ta thường nói: "Có tiền mua tiền mua tiên cũng được", bởi có tiền là có thể chiếm <br />
hữu mọi thứ tài sản, quyền lực, địa vị.. Có tiền người ta cũng có thể tận hưởng mọi giá <br />
trị vật chất trên đời, thưởng thức mọi của ngon vật lạ, nhà cao tầng, xe đời mới, đi du <br />
lịch khắp mọi nơi… Tiền bạc làm thỏa mãn ham muốn của con người. Coa nhiều tiền <br />
con người ta tự dưng cũng trở nên cao sang quyền quý được nhiêu người kính trọng hơn. <br />
Nhất là khi xã hội ngày càng phát triển, muốn làm bất cứ việc gì cũng cần phải có tiền, trị <br />
giá của đồng tiền càng cao. Thậm chí tiền còn có khả năng biểu thị tình cảm của con <br />
người với con người. Giả sử mình thương người hàng xóm nghèo khổ, cơm ăn k đủ no, <br />
áo mặc không đủ ấm nhưng trớ trêu thay khi mình cũng chẳng có tiền để giúp được gì thì <br />
liệu người hàng xóm ó thấu được tấm lòng của mình hay chỉ nghĩ về sự vô tâm ích kỷ? <br />
Sinh nhật đứa bạn thân, mình muốn tặng bạn món quà mà bạn thích nhưng không cách <br />
nào có đủ tiền mua nó thì bằng cách nào bạn hiểu được tình cảm của mình hay mãi mãi <br />
chỉ là những lời nói suông?… Dầu ai cũng nói chỉ cần tấm lòng là đủ nhưng sự thực có <br />
tấm lòng mà không giúp được gì thì cũng không thiết thực. Và ngược lại, chẳng hạn một <br />
đại gia vốn không thương người cho lắm nhưng tiên tiền như ném ra cửa sổ, hy sinh một <br />
khoản nhỏ tài sản của mình để ủng hộ người nghèo cốt lấy cái danh thơm. "Giá trị vạn <br />
năng" của đồng tiền là vậy đó, và cũng chỉ vì thế đồng tiền cũng trở thành sự ham muốn <br />
vô độ của không ít người.<br />
<br />
Sức mạnh to lớn của đồng tiền đã làm cho nhiều người nghĩ rằng phải kiếm thật nhiều <br />
tiền để thỏa mãn mọi tiện nghi về đời sống vật chất. Cuộc sống hiện tại quá khó khăn, <br />
vật chất, người ta muốn mình có nhiều tiền để sống thoải mái hơn. Nhưng có được một <br />
cuộc sống đầy đủ rồi, người ta lại muốn mình có thật nhiều tiền để sống cho thật an <br />
nhàn, sung sướng. Sự thực là không bao giờ con người ta biết hài lòng về những gì mình <br />
đang có, do đó cũng dễ dẫn đến sự ham muốn vô độ về tiền bạc mà hiếm khi người ta <br />
nhận ra được sự ham muốn vô độ của mình. Và sức cám dỗ của đồng tiền thật dễ đẩy <br />
người ta vào chỗ sa đọa tâm hồn.<br />
<br />
Với sự ham muốn vô độ về tiền bạc, bao giờ người ta cũng tập trung vào suy nghĩ, tiêu <br />
tốn tất cả thời gian, sức lực của mình cho việc kiếm tiền. Để rồi đến nỗi không còn lấy <br />
một chỗ trống trong suy nghĩ, một chút thời gian…cho những phút giây xao động của tâm <br />
hồn, đời sống tâm hồn đã bị dìm vào quên lãng thay vào đó là bao tính toán, đắn đo về tiền <br />
bạc, lúc nào cũng chỉ tiền, mọi việc đều quay quanh chữ "tiền". Và như thế đồng tiền đã <br />
được chính mình tiếp tay cho sức mạnh của cả đời sống tâm hồn của con người.. Nó làm <br />
người ta phải khổ sở, phải đau đầu với bao suy nghĩ, toan tính không lúc nào được nhẹ <br />
nhõm thoải mái. Cuộc đời mỗi con người là gì nếu không phải là sự tận hưởng của cuộc <br />
sống? Tiền vốn là hình thức để người ta trao đổi của cải, vật chất cho cuộc sống được <br />
đầy đủ hơn. Vậy mà cả một cuộc đời chỉ quay quanh trong vòng xô bồ của cuộc sống để <br />
kiếm thật nhiều tiền thì kiếm đâu ra niềm vui được sống nếu có lúc nào đó ta tự hỏi mình <br />
đã thực sự tìm thấy mục đích của cuộc sống, mục đích sống của một đời người mà mình <br />
làm chủ?.. Và không chỉ thế, sự ham muốn vô độ về tiền bạc đôi khi còn dẫn con người <br />
đến những lầm lạc trong suy nghĩ và hành động, người ta không suy nghĩ và làm chủ <br />
được mình nữa. Tiền bạc có thể làm cho con người dễ tráo trở: <br />
<br />
"Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử<br />
<br />
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi".<br />
<br />
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)<br />
<br />
Quên cả nhân nghĩa:<br />
"Tiền tài hai chữ, son khuyên ngược<br />
<br />
Nhân nghĩa đôi đường, nước chảy xuôi"<br />
<br />
(Nguyễn Công Trứ)<br />
<br />
Đôi khi trở nên tàn nhẫn độc ác:<br />
<br />
"Một ngày lạ thói sai nha<br />
<br />
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền"<br />
<br />
(Nguyễn Du)<br />
<br />
Chính vì vậy việc nhận thức về giá trị đồng tiền không chỉ thể hiện một cách nghĩ, một <br />
cách sống mà nó còn ảnh hưởng tới nhân cách làm người. Tiền bạc chỉ góp phần làm cho <br />
cuộc sống của ta dễ dàng hơn, tiền không thể làm ta hạnh phúc. Đừng để đồng tiền ngự <br />
trị đầu óc, khiến ta phải luôn mệt mỏi, mệt mỏi và có khi còn làm trái pháp luật, bất nhân <br />
bất nghĩa. Hạnh phúc chỉ có được khi người ta biết thỏa mãn với những gì mình đang có. <br />
Hạnh phúc chỉ có được khi người ta làm chủ được chính mình, được làm những gì mình <br />
thích, được nuôi nấng và thực hiện ước mơ, lí tưởng. Hạnh phúc là người ta biết sống, <br />
nhận được tình cảm yêu mến, thân thiện từ mọi người. Con người ngoài tài sản vật chất <br />
do lao động chân chính tạo ra, còn có những bảo vật tinh thần vô giá: một tâm hồn trong <br />
sáng, một nhân cách thanh cao, niềm say mê lao động, phục vụ đất nước, xã hội…. <br />
Những thứ này không thể nào mua được bằng tiền bạc.<br />
<br />
Giá trị đồng tiền là không thể phủ nhận nhưng cần có sự nhận thức đúng đắn rằng: "Sự <br />
ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ dẫn con người đến tha hóa tâm hồn". Câu nói là bài học <br />
quý giá cho con người luôn làm chủ được suy nghĩ, hành động của mình. Chúng ta hãy <br />
sống sao cho mỗi lần nhìn lại hãy tự hào về những gì mình đã làm, có thể nhận thấy sự <br />
nhẹ nhõm trong tâm hồn trước sự cám dỗ của đồng tiền, trước vòng đời quanh quẩn, xô <br />
bồ.<br />
<br />
Bài số 2 <br />
Từ ngàn xưa con người của chúng ta đã nhận thức ra được giá trị của tiền qua buôn bán, <br />
trao đổi. Và đến nay, khi đồng tiền thu nhập được xem là biểu hiện cho sự phát triển của <br />
một xã hội, một quốc gia, nó lại càng trở nên quan trọng. Nếu biết dùng tiền, con người <br />
sẽ làm nên sự nghiệp, còn nếu ham muốn vô độ về tiền bạc, nó sẽ đẩy chúng ta vào chỗ <br />
sa đọa tâm hồn. Đúng như vậy!<br />
<br />
Trong cuộc sống xã hội, giá trị của tiền rất cao. Qua đồng tiền, chúng ta mua được lương <br />
thực phục vụ cho nhu cầu ăn uống cũng như mọi nhu cầu khác, chúng ta thể buôn bán <br />
kiếm lời. Thế nhưng tại sao lại có người nói sự ham muốn tiền bạc sẽ dẫn đến suy sụp <br />
về tinh thần, về tâm hồn?<br />
<br />
Vậy thế nào là sự ham muốn vô độ tiền bạc? Đó chính là việc quá đề cao vai trò của <br />
đồng tiền với quan niệm “có tiền là có tất cả”. Khi ấy đồng tiền trở thành người chủ đầy <br />
uy quyền. “Vô độ” chỉ sự quá mức, vượt qua giới hạn. Sự ham muốn vô độ về tiền bạc <br />
chính là sự ham muốn, đam mê không giới hạn về tiền bạc. Một người nếu đam mê quá <br />
mức về tiền bạc mà kém tài, không đạo đức thì có thể sẽ kiếm tiền bằng mọi giá, thậm <br />
chí giết người, cướp của, đánh đổi cả danh dự và mạng sống của mình. Như vậy, nó sẽ <br />
đẩy con người vào chỗ sa đọa về tâm hồn. Từ đó dẫn đến sự hối hận, ỉn năn, đau khổ về <br />
những điều mình đã làm. Cụ thể là những người vì tiền mà hành động trái với lương tâm, <br />
một là sẽ bị đe dọa về mạng sống, hai là sẽ bị đau đớn về tinh thần, tâm hồn sẽ suy sụp.<br />
<br />
Tại sao sự ham muốn vô độ về tiền bạc lại đẩy con người vào chỗ sa đọa tâm hồn? Vì <br />
tiền bạc cũng như một chất ma túy. Nó lôi kéo con người một khi con người dính vào nổ. <br />
Nhiều người buôn bán, vì muốn được lợi nhuận nhiều, đã vượt qua lương tâm và pháp <br />
luật đi buôn lậu, buôn hàng cấm dẫn đến hậu quả phải vào tù, bị tử hình. Lúc đó, Không <br />
những làm hại cho bản thân mà còn gây ra những hậu quả tai hại cho người khác. Chẳng <br />
hạn như Vũ Xuân Trường. Vì muốn được nhiều tiền, vì quá tham lam nên ông ta đã buôn <br />
bán ma túy mà đâu đó có nghĩ nó gây họa một thế hệ trẻ sau này.<br />
<br />
Đồng tiền rất có thế lực, nếu chúng ta biết cách sử dụng, không những làm cho ta phát <br />
triển tài năng mà còn giúp ích cho gia đình, xã hội. Chẳng hạn như biết đồng tiền vào <br />
những mục đích kinh doanh với nước ngoài, nhờ sự đầu tư của họ sẽ giúp cho kinh tế <br />
nước nhà phát triển. Điều này hoàn toàn khác với việc lạm dụng tiền, mua chuộc cấp trên <br />
để tham nhũng, bòn rút của công. Chúng ta, ai ai cũng muốn mình có nhiều tiền, được giàu <br />
có nhưng phải kiếm tiền dựa trên sức lao động của mình, đồng thời không ham muốn vô <br />
độ. Qua thực tế đã chứng minh nhiều người tự làm hại bản thân mình khi nhắm mắt chạy <br />
theo đồng tiền. Lúc này, người làm chủ được đồng tiền chính là người có nghị lực, có tài <br />
năng và đạo đức thật sự. Đồng tiền chính đáng tự đến với họ thay vì người ta đến với <br />
đồng tiền bất chính. Ví dụ như Bill Gate, nhờ tài năng, chất xám đã nắm giữ trong tay rất <br />
nhiều tiền.<br />
<br />
Nhưng giàu không có nghĩa là tự kiêu, cho rằng mình có mọi quyền hành, muốn gì cũng <br />
được, dẫn đến việc ăn chơi sa đọa, tiêu xài phung phí. Như vậy, hậu quả cũng chẳng <br />
khác gì sự ham muốn vô độ về tiền bạc. Vì vậy, muốn trở thành người tốt, chúng ta <br />
không những phải biết tự kiềm chế mình trước mãnh lực của đồng tiền mà còn phải là <br />
người biết dùng tiền. Sử dụng tiền đúng chỗ, đúng giá trị của nó thì ta sẽ làm chủ được <br />
đồng tiền.<br />
<br />
Câu nói trên chính là một lời khuyên, một lời chỉ bảo chúng ta về hậu quả của việc ham <br />
muốn vô độ đồng tiền. Qua đó, chúng ta đã rút ra một bài học rất hay, rất đích đáng về <br />
cách dùng tiền trong cuộc sống. Chúng ta có quyền đam mê tiền bạc, nhưng phải có giới <br />
hạn vì nếu không, nó sẽ dẫn đến những hậu quả xấu không lường trước được. Đồng <br />
thời, chúng ta phải biết làm ra tiền một cách chân chính và sử dụng tiền theo mục đích <br />
tốt. Có như vậy, xã hội, đất nước mới phát triển. Như thế sẽ không hổ thẹn với bản thân <br />
mình, với mọi người.<br />
<br />
Bài số 3<br />
<br />
“Tiền là tiên là Phật<br />
<br />
Là sức bật của tuổi trẻ<br />
<br />
Là sức khỏe của tuổi già<br />
Là cái đà của phát triển …”.<br />
<br />
Câu nói cửa miệng của giới trẻ hiện nay mang tính hài hước nhưng cũng chất chứa những <br />
suy nghĩ đáng lưu ý về đồng tiền. Ý nghĩa của câu nói phần nào toát lên vai trò to lớn của <br />
đồng tiền với con người và xã hội.<br />
<br />
Thế nào là đồng tiền? “Đồng” (VND) là đơn vị tiền tệ chính thức của Việt Nam, do Ngân <br />
hàng Nhà nước Việt Nam phát hành. Theo luật pháp hiện hành của Việt Nam, tiền giấy <br />
và tiền kim loại là phương tiện thanh toán pháp quy không giới hạn, nghĩa là người ta bắt <br />
buộc phải chấp nhận khi nó được dùng để thanh toán cho một khoản nợ xác lập bằng <br />
VND với mọi số lượng, mệnh giá. Còn tiền là gì? “Tiền” là một chuẩn mực chung có thể <br />
so sánh giá trị của các hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn bản thân và mang tính dễ thu <br />
nhận (nghĩa là mọi người đều sẵn sàng cho nhận sử dụng) và thường được Nhà nước <br />
phát hành bảo đảm giá trị bởi các tài sản khác như vàng, kim loại quý, trái phiếu, ngoại tệ <br />
… Tóm lại, đồng tiền là vật đúc bằng kim loại hoặc in bằng giấy, dùng làm phương tiện <br />
giao dịch, dùng đổi chác, mua bán.<br />
<br />
Tại sao đồng tiền lại có vai trò quan trọng trong đời sống con người và xã hội? vì đồng <br />
tiền là một phương tiện trao đổi đa năng để đơn giản hóa thương mại. Tiền ra đời từ nhu <br />
cầu kinh tế thực tế của loại người khi mà nền sản xuất đạt đến một trình độ nhất định <br />
và con người đã có thể tự do đi lại trong một phạm vi lãnh thổ rộng lớn. Khi đó, thay vì <br />
phải chuẩn bị hành lý cồng kềnh cho chuyến đi dài ngày, con người chỉ cần mang theo <br />
một lượng nhỏ kim loại quý hoặc tiền được ưa chuộng ở nhiều nơi để đổi cho mình <br />
những nhu yếu phẩm cần thiết. Từ đó, các hoạt động thương mại đã ra đời, tiền tệ được <br />
quy ước và ban hành, quản lý bởi nhà nước. Cũng chính vì thế mà đồng tiền đã trở thành <br />
một tài sản với mỗi con người trong xã hội.<br />
<br />
“Đồng tiền liền khúc ruột”.<br />
<br />
Cũng chính từ đây, đồng tiền thể hiện rõ vai trò của mình mà trước tiên nó đóng vai một <br />
“người đầy tớ tốt”, nghĩa là nếu chúng ta coi đồng tiền là phương tiện, thì tiền bạc rất <br />
hữu ích, là tên đầy tớ phục vụ chúng ta trong mọi công việc. Nó sẽ giúp cho con người và <br />
xã hội đạt tới những điều sung sướng, hạnh phúc … Tiền giúp quyết định được rất nhiều <br />
việc – “Có tiền mua tiên cũng được”. Có tiền, con người cảm thấy tự tin, và đôi khi đồng <br />
tiền có thể thay đổi cả tính cách của con người và sự đánh giá của người khác đối với cá <br />
nhân đó. Tiền giúp đem lại rất nhiều điều tốt đẹp:<br />
<br />
“Chẳng gì tươi tốt bằng vàng,<br />
<br />
Chẳng gì lịch sử vẻ vang bằng tiền”.<br />
<br />
Tuy nhiên tiền cũng là một “ông chủ xấu”. Tiền làm cho ta trở nên tham lam bằng cách <br />
tích trữ, thu gom cho riêng mình, lấy của chung bỏ túi riêng mà không phục vụ hay chia sẻ <br />
cho ai. Ham tiền là tôn vinh tiền lên làm chủ lòng mình. Tiền sẽ làm mê hoặc lòng người. <br />
Tiền có thể biến con người trở nên bất hiếu, đánh mất nhân cách, giảm đi nhân phẩm, có <br />
khi trở thành bất trung và bất nghĩa. <br />
<br />
“Tiền có thể mua được mái nhà, nhưng không mua được mái ấm.<br />
<br />
Tiền có thể mua được bằng cấp, nhưng không mua được tri thức”.<br />
<br />
Lúc đó, đồng tiền sẽ mang lại bất hạnh cho con người và xã hội. Vì đồng tiền, người ta <br />
sẵn sàng làm tất cả, bán rẻ lương tri, tán tận lương tâm của mình. Có lẽ chúng ta từng <br />
chứng kiến bao cảnh thương tâm, gia đình tan nát, huynh đệ tương tài cũng vì sự tác oai <br />
tác quái của đồng tiền. <br />
<br />
“Anh em thậm thật là hiền,<br />
<br />
Vì một đồng tiền mất cả anh em”.<br />
<br />
Hoặc như thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã than thở trong bài Thói đời:<br />
<br />
“Còn bạc, còn tiền còn đệ tử<br />
<br />
Hết cơm, hết rượu hết ông tôi”.<br />
<br />
Tiền còn phá hoại luật lệ “Đa kim ngân phá luật lệ”. Đồng tiền làm người ta thay đổi ý <br />
kiến, thay đổi suy nghĩ, thay đổi tình cảm, thay đổi hành động, thậm chí thay đổi cả <br />
lương tâm của con người trong việc ra quyết định các loại văn bản có giá trị pháp lý: <br />
“Nén bạc đâm toạc tờ giấy”. Và hơn thế nữa đồng tiền gây ra bao cảnh tang thương: nhà <br />
tan cửa nát, đầu rơi máu chảy, giết hại lẫn nhau:<br />
<br />
“Động lực của chiến tranh là đồng tiền”.<br />
<br />
(Bion)<br />
<br />
Vậy chúng ta phải có thái độ như thế nào đối với đồng tiền? Tự bản chất, đồng tiền <br />
không có gì xấu. Đồng tiền trở nên xấu hay tốt là do con người sử dụng. Nếu ta làm chủ <br />
được đồng tiền, dùng tiền như một phương tiện để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển <br />
của mình thì đó là một điều tốt:<br />
<br />
“Tiền bạc là phương tiện của kẻ thông minh, là mục đích của kẻ ngu dốt”.<br />
<br />
(O.W. Holmes) <br />
<br />
Tốt hơn nữa nếu ta bắt đồng tiền phục vụ cho sự công bằng, lòng nhân ái, cho công <br />
thiện, công ích, thì đồng tiền sẽ là người đầy tớ tốt mách bảo cho ta biết phải làm gì với <br />
số tiền ta có để đem lại lợi ích cho xã hội, cho cuộc sống của mọi người xung quanh:<br />
<br />
“Hiểu biết giá trị của tiền bạc và luôn biết hy sinh tiền bạc vì bổn phận hoặc vì nhân <br />
nghĩa, đó là một đức hạnh thực sự”.<br />
<br />
(Senancourt)<br />
<br />
Chúng ta sẽ sử dụng đồng tiền như thế nào? Đồng tiền đòi hỏi phải có cách sử dụng đặc <br />
thù, tùy việc mà tiêu tiền: “Việc to đừng lo tốn”. Có nhiều vấn đề tế nhị, đáng bàn trong <br />
việc tiêu tiền. Không phải lúc nào đồng tiền cũng có vai trò như nhau.<br />
<br />
Nếu lao động chân chính, con người phải đổ mồ hôi nước mắt mới có được đồng tiền thì <br />
không thể tiêu dùng phung phí. Cách sử dụng đồng tiền tốt nhất là phải biết tiết kiệm: <br />
“Kiệm tắc thường lúc”.<br />
“Đồng tiền tiết kiệm mới là đồng tiền kiếm được”.<br />
<br />
(Tục ngữ Anh)<br />
<br />
Tóm lại, đồng tiền đóng một vai trò quan trọng đối với con người và xã hội. Nhưng “tiền <br />
bạc chỉ là tiền bạc” vì đồng tiền không phải là tất cả, còn có những thứ quý giá như tình <br />
nghĩa, sức khỏe, tri thức, đạo đức … Chính vì thế, học sinh chúng ta cần phải nhận rõ giá <br />
trị của đồng tiền và cách tiêu tiền sao cho tiền bạc là một tên đầy tớ tốt, một phương tiện <br />
đem lại lợi ích cho bản thân và nhân loại.<br />
<br />
“Có ba người bạn trung thành: một người vợ tấm cám, một con chó nuôi từ bé và một số <br />
tiền dự trữ”.<br />
<br />
(Benjamin Franklin)<br />
<br />
Bài số 4<br />
<br />
Từ xa xưa, khi con người bắt đầu đặt chân lên mặt đất, họ đã nghĩ ra rất nhiều phương <br />
tiện giao tiếp, trao đổi Đó có thể là lời nói, chữ viết hay hình vẽ. Thế nhưng có một loại <br />
phương tiện trao đổi có cái tên lạ lùng nhất: ‘đồng tiền’. Trong cuộc sống hiện đại ngày <br />
nay, đồng tiền đã và đang khẳng định sức mạnh ghê gớm của mình đối với cuộc sống <br />
hiện tại. Nhưng liệu cái sức mạnh ấy có hoàn toàn mang lại điều tốt, hay vẫn tồn tại <br />
những điều đen tối sau hình ảnh đồng tiền?<br />
<br />
Đồng tiền là phương tiện mua bán, trao đổi các đồ dùng, vật dụng cần thiết cho cuộc <br />
sống hàng ngày. đồng tiền có thể được sử dụng để chu cấp một cuộc sống đầy đủ cho <br />
mỗi con người. Trong cuộc sống hiện đại, đồng tiền còn thể hiện mức độ khá giả của <br />
một cá nhân hay một gia đình. Nhưng liệu nó có mang lại hạnh phúc và niềm vui cho mỗi <br />
chúng ta?<br />
<br />
Có thể coi loại tiền đầu tiên mà con người sử dụng là tiền xu. Nhiều thế kỷ trước, ở <br />
nhiều nước châu u và châu Á, con người đã biết tiêu tiền xu. Ở Trung Quốc, người ta xâu <br />
những đồng tiền xu lại bằng dây để tiện mang đi mua bán, trao đổi. Loại tiền sử dụng <br />
nhiều sau này là tiền giấy. ở Việt Nam, tờ tiền giấy đầu tiên được in ấn từ thời nhà Hồ <br />
tới nay, tiền Việt Nam đã có những mệnh giá cơ bản từ 1000 đồng đến 1 triệu, 1 tỷ đồng. <br />
Tiền xu vẫn được sử dụng nhưng có phần hạn chế. Hiện nay, đồng tiền còn có thể <br />
tượng trưng cho sức mạnh của nền kinh tế mỗi quốc gia. Người ta đem giá trị của đồng <br />
tiền các nước lên sàn giao dịch chứng khoán. Từ đó, có thể nhận xét được về nền kinh tế <br />
hay tầm ảnh hưởng của một quốc gia nào đó đối với toàn thế giới. đồng tiền còn là một <br />
phương thức hiệu quả để quảng bá nền văn hóa mỗi quốc gia. Tiền của úc có in hình chú <br />
chim kiwi đặc trưng, tiền của Mỹ in hình tổng thống Washington, tiền xu Việt Nam có <br />
hình ảnh chùa Một Cột ở Hà Nội,… Nếu bạn dành thời gian quan sát những đồng tiền, <br />
chúng sẽ nói cho bạn biết nhiều điều về quốc gia nơi nó được in ấn. Đồng tiền, với <br />
người châu u, còn thể hiện tình đoàn kết và sức mạnh của cả khối kinh tế – đó là đồng <br />
Euro. Đồng Euro được lưu hành rộng rãi trong tất cả các nước thành viên EU chính là <br />
minh chứng cho tình hữu nghị của tất cả các quốc gia này. Hiện nay khi công nghệ thông <br />
tin ngày một phát triển, người ta sáng tạo ra cách giữ và bảo quản tiền bạc một cách an <br />
toàn: lập tài khoản điện tử, giao dịch bằng thẻ tín dụng, chi phiếu, rút tiền bằng thẻ <br />
ATM,… Quả thực, cuộc sống con người càng đi lên thì vai trò của đồng tiền lại càng <br />
được khẳng định.<br />
<br />
Thế nhưng lại có câu "đồng tiền là con dao hai lưỡi" là vì sao? Đồng tiền thực chất không <br />
phải là điều xấu nhưng nhiều người đã quan niệm sai lầm về ý nghĩa của đồng tiền. Họ <br />
lầm tưởng tiền bạc là cuộc sống, tiền có thể mua được tất cả: danh vọng, hạnh phúc, <br />
niềm vui,… Họ làm mọi cách để có tiền: từ trộm cắp, móc túi, cướp của, giết người rồi <br />
đến cả tham nhũng, rửa tiền. Nhưng họ làm như vậy liệu có được kết quả tốt đẹp? Câu <br />
trả lời là không. Những người bộ trưởng, thứ trưởng, những con người đại diện cho nhân <br />
dân lại là những con người dễ biến chất nhất. Những cái tên như Mai Văn Dâu, Nguyễn <br />
Việt Tiến, Lã Thị Kim Oanh, hẳn còn để lại nhiều ấn tượng với mỗi người chúng ta. Họ <br />
có thể vui vẻ được một chốc, một lát vì làm giàu quá nhanh. Song kết quả là gì, chỉ là <br />
những lời tuyên án tử hình, tù chung thân, nghe thật lạnh lùng và tàn nhẫn. Còn có những <br />
con người hy vọng kiếm tiền, làm giàu một cách nhanh chóng. Họ đổ cả tiền của vào ván <br />
bài đỏ đen, vào sàn chứng khoán cổ phiếu. Họ có thể may mắn một, hai lần nhưng liệu có <br />
thể may mắn mãi? Nhiều người đã phải trắng túi chỉvì đặt tiền của vào những nơi đó. <br />
Nhiều người phải thế chấp cả của cải, ngôi nhà mình đang sống chỉ vì những đồng tiền <br />
không chứa đựng mồ hôi, nước mắt.<br />
<br />
Điều tôi muốn nói với các bạn ở đây không phải là sự chỉ trích, phê phán đồng tiền. đồng <br />
tiền bản thân nó không xấu, chỉ vì con người mà đồng tiền biến chất.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />