Đề bài: Nghị luận xã hội về câu nói: Văn hóa, đó là cái còn lại khi người ta đã quên <br />
hết tất cả <br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Văn hóa có một nghĩa rất rộng, rất phức tạp, nhiều người đã viết hẳn một quyển sách để <br />
định nghĩa hai chữ ấy. Có thể hiểu một cách giản dị và sát nghĩa như sau: Văn là văn vẻ, <br />
văn nhã, trái lại với vũ phu, thô bỉ, dã man.<br />
<br />
Hóa là biến đổi, nhuốm theo. Con người khi còn ở trạng thái dã man có những cách thức <br />
sinh hoạt (ăn ở, ăn mặc, nói năng, yêu thương… không ở trên con vật mấy, nhưng lần <br />
theo lịch sử, dần dà thay đổi, tiến lên, đạt tới văn hóa. Văn hóa là tổng thể những thành <br />
tích cố gắng của con người đã từ trạng thái con vật mà vươn lên, hóa đi, tiến tới trạng <br />
thái tiến bộ văn vẻ ngày nay (nghĩa này chính ra là nghĩa của từ kutur trong tiếng Đức, <br />
gần đồng nghĩa với văn minh). Thành tích của văn hóa thể hiện ở những công trình về <br />
mọi mặt, nhất là những công trình về tinh thần: văn chương, mĩ thuật, triết học, khoa <br />
học… Cho nên người ta thường hiểu văn hóa gần như học thức. Người học rộng biết <br />
nhưng là người có văn hóa.<br />
<br />
Văn hóa trong câu danh ngôn là dịch từ tiếng Pháp culture, nghĩa đen là sự trồng trọt, vun <br />
xới. Tiếng Pháp nói terre cultive: đất trồng trọt, đối lập với terre inculte: đất bỏ hoang, <br />
plante cultive: cây vun trồng, đối lập với plante sauvage: cây dại. Cũng vậy người ta hiểu <br />
l'homme cultive: là người có đầu óc được chăm bón, vun xới, dưỡng dục cho nên trong từ <br />
culture Pháp ta thấy ngoài ý học thức khách quan và cộng đồng của văn hóa, còn có giả <br />
thiết sự cố gắng riêng của cá nhân để tự trao đổi, tự rèn luyện về các phương diện tri <br />
thức và tình cảm, ngõ hầu đạt tới một trình độ nảy nở, điều hòa của con người tinh thần.<br />
<br />
Câu ra trong đề nguyên là lời nói của cố nghị trưởng Pháp Edouard Herriot: “La culture, <br />
c'est ce qui reste quand on a tout oublié, c’est ce qui manque quand on a tout appris”. Nhưng <br />
hình như ông chỉ nói có nửa trên và sau người ta thêm vào nửa dưới, có lẽ để cho nghĩa <br />
được thêm sáng, thêm đầy đủ và cũng để cho bớt tính cách nghịch lí. Câu nói ấy là một <br />
lộng ngữ, nói một điều mới nghe tưởng như nói giỡn, nhưng suy ra thấy bên trong có sự <br />
sâu sắc và xác đáng.<br />
<br />
Nói văn hóa là cái còn lại khi người ta đã quên hết, cái vẫn thiếu khi người ta đã học đủ, <br />
chúng ta có thể đi đến suy diễn: con người có văn hóa là con người chẳng cần học, chẳng <br />
cần nhớ một điều gì cả. Cách giải thích ấy máy móc và ngoài chủ ý của tác giả. Thật ra <br />
câu nói này chỉ nêu lên tính chất tiêu cực của văn hóa: không tùy thuộc cái gì nhớ được, <br />
không tùy thuộc cái gì học được. Còn phần tích cực là cái còn lại, cái vẫn thiếu, là những <br />
cái gì không nói ra, nhưng chúng ta phải tìm hiểu và đó mới là cái chủ điểm của vấn đề.<br />
<br />
Để nêu rõ sự sai lầm của nhiều người thường quan niệm rằng văn hóa chỉ là cái học tích <br />
trữ trong trí nhớ, cái học nhồi sọ, cái học lặp lại như con vẹt, thường chỉ là công việc ghi <br />
nhớ giỏi. Ai có kí ức mạnh (chữ Hán gọi là cường kí) người ấy sẽ thành công. Học trước <br />
quên sau thi còn gì mong đỗ đạt. Cho lên bậc đại học, đến việc đào luyện các chuyên gia <br />
cũng vậy. Một kỹ thuật gia là người thuộc lòng kĩ thuật của mình và áp dụng như một cái <br />
máy. Một học giả, một giáo sư cũng thuộc lòng những lý thuyết trong khu vực mình để <br />
nếu cần đọc ra vanh vách, nói thao thao.<br />
<br />
Lối học ấy không ích lợi cho sự trau dồi cá nhân. Học thức chỉ phù phiếm như một nước <br />
sơn bên ngoài, không ảnh hưởng đến tư tưởng chân thành, đến tình cảm sâu xa, không <br />
hóa được con người theo những khuynh hướng tận tụy tận thiện. Không những vô ích mà <br />
còn có hại. Sự tích trữ quá nhiều trong trí nhớ có thể làm cho con người loạn trí, cuồng <br />
chữ, hay ngu xuẩn đi. Người chuyên gia dù về kĩ thuật hay học thuyết có thể là một con <br />
người lệch lạc. Sự học ấy lại còn dễ làm người ta kiêu ngạo vô lí. Tưởng cứ nhớ được <br />
nhiều lặp lại giỏi là có giá trị hơn người, là làm cho đời phải kính phục, nhưng thật ra cử <br />
chỉ ngôn ngữ.<br />
<br />
Ta làm cho người ta khó chịu, thậm chí có thể bị khinh thường. Một tai nạn nữa là kẻ cho <br />
rằng học là nhớ cái học, chỉ biết cái học và sinh ra nô lệ sách không biết tự mình suy xét <br />
nữa.<br />
<br />
Vậy thế nào là văn hóa chân chính? Là những gì còn lại khi đã quên hết và vẫn thiếu khi <br />
đã học đầy đủ; hay nói cách khác, theo nhà văn hóa trên thì học vấn phải có mục đích đào <br />
tạo nơi con người ta những thành quả gì? Tiếng Pháp hay dùng chữ former, formation. Nó <br />
giá thiết sự hoán cải và khuôn đúc con người theo một mẫu mực lí tưởng. Sự học chính <br />
phải làm sao hoán cải con người, nâng cao giá trị của nó về mọi mặt. Học thức không nên <br />
nhồi nhét vào để đó mà phải tiêu đi, biến hóa đi để nuôi dưỡng trí thức của con người. Sự <br />
học trước hết phải luyện cho con người biết suy xét, có óc phán đoán tự lập, nhận định <br />
được phải trái, hơn kém. Lại cần đào luyện và khai thác trí tưởng tượng, sự thông minh, <br />
óc sáng chế. Lại cần mài nhọn giác quan, làm giàu cảm xúc, mở rộng khả năng thông cảm <br />
với đời. Người có văn hóa không phải là cái máy đóng kín ở ngoài đời mà phải là con <br />
người thông minh, uyển chuyển, tế nhị, luôn luôn mở rộng ra ngoại giới để phát kiến ra <br />
vô số tài nguyên làm giàu cho cá nhân mình. Lí tưởng ấy chính là lí tưởng truyền thống <br />
của các nhà giáo dục Pháp: “Một bộ óc biết sáng tạo hơn là một bộ óc đầy hiểu biết”, <br />
Pascal. Chúng ta làm việc hơn là suy tư.<br />
<br />
Do đó ta thấy sáng tỏ ý nghĩa của câu nói. Người ta có thể quên hết mọi điều đã học, cũng <br />
như vứt bỏ những hành lí kềnh càng nặng nề. Nhưng đối với người biết học thì vẫn còn <br />
lại một cái gì: đó là khuôn nhận thức, nếp suy tư, khuynh hướng mở rộng trí não và giác <br />
quan ra để tìm hiểu thông cảm, như một cái vốn vẫn còn lại mãi mãi để sinh lợi không <br />
thôi. Và người ta có thể học đủ hết cả nhưng đối với người không biết học thì vẫn thiếu, <br />
thiếu cái khuôn nếp hay, đẹp thành hình, thiếu cái vốn ấy để cho mình đứng vững ở đời <br />
và chinh phục ngoại giới. Thí dụ rõ hơn: một người đi học rồi ra đời có thể quên hết mọi <br />
bài thơ đã học nhưng gặp bất kì một bài thơ nào đó, vẫn có thể đọc được, bình được, <br />
rung động, thưởng thức được có thể quên hết mọi bài toán, mọi định lí, công thức nhưng <br />
ra đời đặt trước một việc phải tìm hiểu, phải giải quyết vẫn có thể đem óc phân tích, óc <br />
suy diễn đã luyện được trong những giờ toán học để tìm hiểu và giải quyết.<br />
<br />
Do đó, tóm lại ta có thể kết luận: văn hóa chân chính, cái học đạt đích, không tùy thuộc <br />
vào cái người ta biết, cái người ta có (ce qu’on est) mà tùy thuộc cái người ta thành, cái <br />
người ta là (ce qu’on est), cái này còn lại mãi, cái kia có thể mất hết.<br />
<br />
Tuy đề không đòi hỏi phê bình, nhưng để tìm hiểu được đầy đủ, để đề phòng mọi hiểu <br />
lầm hoặc suy diễn lệch lạc cũng cần cảm nhận thêm rằng câu nói trên không hoàn toàn <br />
chê bai cái học mà chỉ chỉ trích cách học. Sự học nhất là sự học trong sách vẫn là một <br />
phương tiện vô song, để trau dồi cá nhân, bồi đắp văn hóa.<br />
<br />
Nói rằng: "… khi người ta đã quên hết ấy là giả thuyết người ta đã phải học nhiều lắm. <br />
Điều cốt yếu là làm sao khi quên hết mà vẫn còn một cái gì. Ta có thể nói thêm: Cái gì <br />
còn lại đó chỉ có thể có khi người ta đã học nhiều. Hay nói cách khác, văn hóa chỉ có thể <br />
nhờ phương tiện trau dồi bằng học thức, bằng sách vở.<br />
<br />
Bài số 2<br />
<br />
Đây là ý kiến của Edouard, một cố nghị trưởng Pháp, mà câu nói đầy đủ là: “Văn hóa, đó <br />
là cái còn lại khi người ta đã quên hết cả, đỏ là cái vẫn thiếu khi người ta đã học đủ cả”<br />
<br />
Thoạt nghe, câu nói có vẻ nghịch lý: văn hóa là cái còn lại, là cái vẫn thiếu, không tùy <br />
thuộc những gì nhớ được, những gì học được. Tại sao vậy?<br />
<br />
Trao đổi văn hóa và quan niệm đúng đắn về cách học: Văn là vẻ đẹp, hóa là biến đổi (cho <br />
tốt hơn). Văn hóa là tất cả những thành tựu về vật chất và tinh thần của con người từ <br />
thời công xã nguyên thủy cho đến thời đại ngày nay (đặc biệt là những thành tựu về tư <br />
tưởng văn học, nghệ thuật, khoa học).<br />
<br />
Văn hóa vừa mang tính cộng đồng dân tộc, nhân loại, vừa bao hàm ý nghĩa đối với cá <br />
nhân, ở mỗi con người, đó là sự tiếp thu, rèn luyện và phát triển trí thức đạo đức. Muốn <br />
thế, con người phải học tập. Nói con người có văn hóa là con người có tri thức và nhân <br />
cách. Tiếng Pháp gọi văn hóa là “culture”, có cùng nghĩa với sự trồng trọt; người có văn <br />
hóa được chăm lo trí tuệ để cống hiến cho đời, như cây trồng được vun xới sẽ ra hoa, kết <br />
quả.<br />
<br />
Văn hóa là cái còn lại khi người ta đã quên tất cả: Văn hóa có mục đích đào tạo con người <br />
theo mẫu mực tốt đẹp. Ta không chỉ tiếp thu những điều đã học, mà phải chủ động suy <br />
nghĩ, tích cực vận động, biến nó thành tri thức của mình. “Những con ong hút nhụy hoa <br />
để tạo thành mật, mật đó được gọi là mật ong" nói lên ý nghĩa đó.<br />
Cho nên ta có thể quên những điều đã học, nhưng vẫn còn lại trong trí óc một cách nhận <br />
thức, một phương pháp suy luận để vận dụng vào cuộc sống, phát triển và sáng tạo. <br />
Chẳng hạn, ta có thể quên mọi bài toán, công thức, định lí đã học, nhưng toán học vẫn <br />
giúp ta phân tích, suy luận giải quyết những vấn đề của cuộc sống.<br />
<br />
Có thể hiểu câu nói như sau: Sự trau dồi văn hóa, việc học chân chính không tùy thuộc cái <br />
người ta “có” mà thuộc cái người ta “thành”. “Có” ta sẽ quên, nhưng “thành” sẽ còn mãi <br />
trong ta.<br />
<br />
Phê phán quan niệm sai lệch về cách học: Văn hóa không phải là những kiến thức tích lũy <br />
trong trí nhớ con người. Sự trau dồi văn hóa – sự học – không có nghĩa cố nhồi nhét cho <br />
thật nhiều kiến thức, rồi lặp lại như con vẹt. Không phải cứ có trí nhớ giỏi, có kí ức <br />
mạnh là thành đạt.<br />
<br />
Cách học đó thật phủ phù phiếm, đôi khi có thể làm cho con người trở nên lệch lạc, kiêu <br />
ngạo. Tưởng nhớ nhiều là hơn người, buộc người khác kính phục mình: thật ra mớ ngôn <br />
ngữ thuộc lòng, thái độ hợm mình đó chỉ làm cho người khác khó chịu, xem thường. Chỉ <br />
nhớ điều đã học, lặp lại kiến thức đã học sẽ làm cho mình dần dần trở nên nô lệ sách, <br />
vở, trở thành mọt sách, không còn khả năng độc lập suy nghĩ, sáng tạo. Câu nói “quá tin <br />
vào sách, chẳng thà không có sách” của người xưa đã cảnh giác ta điều đó. Tuy nhiên, ý <br />
kiến phê phán cách học nhồi nhét, lệch lạc tên hoàn toàn không phủ nhận cái học sách vở. <br />
Cái học từ sách vở xưa nay vẫn là một cách học hữu hiệu để trau dồi văn hóa, phát triển <br />
nhân cách và tài năng, miễn là theo phương pháp chủ động, tích cực như đã trình bày.<br />
<br />
Câu nói trên bác bỏ quan niệm trau dồi văn hóa một cách thụ động, nhồi nhét và khẳng <br />
định quan niệm chủ động học tập, rèn luyện văn hóa. Việc học trong nhà trường phổ <br />
thông hiện nay vẫn nhiều lý thuyết, ít thực hành, nặng thuyết giảng, nhẹ vận dụng. Cho <br />
nên, ta cần học tập, rèn luyện tri thức một cách chủ động, tích cực hơn.<br />
<br />
Bài số 3<br />
<br />
Văn hóa là giá trị tinh thần cốt lõi của một dân tộc, một đất nước nói riêng và cả nhân <br />
loại nói chung, được hun đúc từ ngàn xưa cho đến ngày nay. Giá trị tinh thần đó, khi được <br />
đưa ra làm kim chỉ nam, không có tính bảo thủ, hoài cổ, thủ cựu.<br />
<br />
Lòng nhân ái, yêu nước, yêu thương đồng loại là những giá trị tinh thần “hội tụ” khi con <br />
người biết sử dụng khối óc, trái tim để khẳng định thân phận con người. Thông qua <br />
những phương sách, công cụ, nghi thức, các giá trị tinh thần cốt lõi đó được đưa vào cuộc <br />
sống, phục vụ con người, xã hội. Sự tiến hóa này là điều có thật khi con người được xem <br />
là chủ thể trung tâm.<br />
<br />
Nói như thế để dẫn đến một kết luận cơ bản mà gần một năm qua, các học giả về quản <br />
trị doanh nghiệp đã đúc kết về những giá trị cốt lõi của học thuyết mới về quản trị doanh <br />
nghiệp: trách nhiệm, tôn trọng, đạo đức.<br />
<br />
Học thuyết quản trị mà Henri Fayol, Lyndall Urwick, Luther Gullick, Max Weber… xây <br />
dựng từ đầu thế kỷ 20, vẫn sẽ tồn tại để giải quyết các vấn đề hiệu quả và độ tin cậy <br />
về hoạt động của các tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp lớn. Học thuyết và mô <br />
hình quản trị này đã thật sự đem lại một sự phồn vinh kinh tế trong thế kỷ 20 và cực thịnh <br />
trong hai thập niên cuối cùng (1980 – 1990).<br />
<br />
Tuy nhiên, lúc cực thịnh nhất cũng là lúc học thuyết, mô hình này đạt đến đỉnh cao nhất, <br />
có nghĩa là điểm tới hạn. Và câu hỏi: “Quản trị như thế nào để có tính thích ứng cao với <br />
thay đổi môi trường xã hội, kinh tế, tài chính, văn hóa… và sự thích ứng là vì con người <br />
chứ không phải chế ngự con người?” đang là thao thức chung của các học giả đi tìm một <br />
học thuyết mới.<br />
<br />
Gary Hamel, tác giả ấn phẩm “The Future of Management” năm 2007, là một trong số học <br />
giả tiên phong, châm ngòi cho các diễn đàn quản trị đang diễn ra hiện nay. Sự đồng thuận <br />
lớn về học thuyết và mô hình quản trị “đổi mới” xoay quanh một số điểm chính. Đó là <br />
phải đặt con người, giá trị con người, là điểm trung tâm của hoạt động, đời sống doanh <br />
nghiệp. Doanh nghiệp không thể trở thành một bộ máy không “hồn” như một rô bốt <br />
thuần kinh tế/tài chính. Sự đam mê, sáng tạo, năng động, thông minh nhanh nhẹn của nhân <br />
viên phải được khơi dậy, nuôi dưỡng, phát huy nhằm tạo nên giá trị gia tăng cho doanh <br />
nghiệp.<br />
<br />
Nhà triết học Blaise Pascal đã nói: “Không có gì lớn lao trở thành hiện thực trong thế giới <br />
này mà không xuất phát từ đam mê, hoài vọng lớn!”. Sự thành công của nhân viên chính là <br />
thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi nói đến việc khuyến khích tính sáng tạo, <br />
năng động… không có nghĩa là không cần đến kỷ luật trong nền quản trị mới. Kỷ luật, <br />
nhưng là kỷ luật thông minh!<br />
<br />
Tựu trung, học thuyết quản trị mới là tổng hợp nối kết hai trường phái quản trị chính trên <br />
thế giới hiện nay. Đó là trường phái Mỹ lấy hiệu quả là cứu cánh và trường phái Nhật <br />
lấy giá trị tinh thần về con người làm cứu cánh. Phải chăng đó là kinh tế thị trường định <br />
hướng xã hội!<br />
<br />
Đặt hiệu quả kinh tế là cứu cánh mặc dù đã đem đến một sự phồn thịnh trong một <br />
khoảng thời gian nào đó, những tác động tiêu cực về vấn đề con người lãnh đạo, điều <br />
hành nói chung đã bộc lộ một cách trầm trọng tạo nên khủng hoảng. Đặt con người làm <br />
cứu cánh, nhưng nếu đưa tính tự tôn dân tộc lên quá cao cũng làm cản trở tính nối kết <br />
quyền biến, linh hoạt, hài hòa với các nền kinh tế khác.<br />
<br />
Đơn giản mà nói, sự tổng hợp có thể tóm tắt như sau: quản trị đặt con người vào vị trí <br />
trung tâm, dựa vào những giá trị cốt lõi, đúng cho tất cả mọi nơi, nhưng biết chọn một lộ <br />
trình thích ứng để hiệu quả kinh tế từng giai đoạn đều có! Có hiệu quả kinh tế thì sử <br />
dụng một phần thích ứng để củng cố, phục vụ giá trị con người. Vòng tròn “con người – <br />
hiệu quả kinh tế – con người – hiệu quả kinh tế…” sẽ tránh được sự điều tiết cực độ về <br />
kinh tế như cơn khủng hoảng hiện nay.<br />
<br />
Để làm được điều trên, các doanh nghiệp và đặc biệt các tập đoàn đa quốc gia không thể <br />
không xem lại thể chế quyền lực cực đoan như hiện nay. Tính “không dân chủ” phải <br />
chăng là một yếu tố cấu thành sự sụp đổ giá trị cốt lõi để dẫn đến sự sụp đổ của các tổ <br />
chức đó. Nếu thay từ “khoa học” trong câu nói của triết gia Ernest Renan bằng từ “kinh <br />
tế” thì hiểu được hệ lụy của sự “không dân chủ”: “Kinh tế mà không lương tâm chỉ là <br />
một sự sụp đổ của tâm hồn”. Lương tâm là nền tảng của đạo đức để biết đâu là trách <br />
nhiệm, tôn trọng là tôn trọng gì. Tính dân chủ vừa là công cụ vừa là hệ quả của lương <br />
tâm.<br />
<br />
Douglas Mc Gregor, trong tác phẩm lừng danh “The Human Side of Enterprise” xuất bản <br />
năm 1960 đã phân tích và tranh luận chống lại ý tưởng quá khích xem con người chỉ là <br />
một công cụ phục vụ cho hiệu quả kinh tế. Công ty W.L Gore & Associates thành lập <br />
năm 1960 đã dám thực hiện ý tưởng “dân chủ doanh nghiệp” của Douglas Mc Gregor. Từ <br />
tay không, nay tập đoàn Gore đã có 8.000 nhân viên, 45 nhà máy ở Mỹ, Anh, Đức, Nhật, <br />
Trung Quốc… với doanh số hàng năm hơn 2 tỉ USD. Từ lúc thành lập cho đến bây giờ, <br />
tập đoàn này chưa bao giờ thua lỗ dù trải qua nhiều cuộc khủng hoảng. Tạp chí Fortune <br />
từ lâu đã đưa tập đoàn Gore vào “top” của của các tập đoàn được nhân viên “yêu mến/gắn <br />
bó” nhất! Và khi nói đến cụm từ “dân chủ”, đừng tưởng nhầm là nhân viên sẽ “lè phè”, <br />
“loạn”. Không, tính kỷ luật, tính vì cộng đồng, tính vì công việc hoàn mỹ, tính “đổi mới” <br />
là những điểm cốt lõi tại tập đoàn Gore! Hay như những công ty thành lập sau này như <br />
tập đoàn Whole Foods của Mỹ với doanh số 8 tỉ USD/năm và tập đoàn Google với hơn <br />
10.000 kỹ sư, hơn 10 tỉ USD/năm hoạt động không khác gì tập đoàn Gore!<br />
<br />
Vậy, tính dân chủ được đưa vào đời sống doanh nghiệp như thế nào?<br />
<br />
Thứ nhất, hội đồng quản trị thật sự đóng vai trò chỉ đạo và giám sát ban lãnh đạo điều <br />
hành. Các thành viên hội đồng quản trị phải có kinh nghiệm nghề nghiệp, thật sự độc lập, <br />
tránh tình trạng có những “lợi ích” mật thiết với chủ tịch điều hành. Thứ hai, chủ tịch và <br />
ban lãnh đạo công bố đều đặn, minh bạch đường lối hoạt động ngắn hạn, trung hạn, dài <br />
hạn cho toàn thể nhân viên và báo chí, tạo cơ chế “đối thoại” trực tiếp với cộng đồng <br />
nhân viên và lắng nghe, quan tâm đến “góp ý” của nhân viên. Thứ ba, cộng đồng nhân viên <br />
sẽ được tham gia với những cơ chế được ấn định trước để “tham mưu” cho ban lãnh đạo. <br />
Một cơ chế thông thoáng, sáng tạo, minh bạch cho toàn thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân <br />
viên, nhằm đãi ngộ xứng đáng, đúng lúc những tài năng cá nhân hay nhóm đem đến hiệu <br />
quả ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cho doanh nghiệp!<br />
<br />
Với cách lãnh đạo, điều hành vừa nêu trên, một cách ngắn gọn cũng cho thấy ba cốt lõi <br />
của doanh nghiệp là trách nhiệm, tôn trọng, đạo đức đã được thực hiện một cách thực <br />
chất.<br />
<br />
Cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu hiện nay đã làm thức tỉnh giới lãnh đạo từ <br />
doanh nghiệp đến các nguyên thủ quốc gia. Các học giả đều nhận thức là cách quản trị <br />
mới sẽ được tác động sâu sắc bởi những chính sách chính trị, kinh tế, tài chính vĩ mô mà <br />
các cường quốc như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, cộng đồng châu u, Ấn Độ, khối kinh tế <br />
Nam Mỹ… thỏa hiệp để có một sự điều tiết chấp nhận được! Và đây là một cơ hội, vì <br />
Mỹ không còn là siêu cường quốc độc nhất.<br />
<br />
Theo báo cáo của Boston Consulting Group (2008), trong mười tập đoàn quốc tế có giá trị <br />
chứng khoán trên 50 tỉ USD trở lên và có lãi nhất thì chỉ có hai tập đoàn của Mỹ, còn Nhật <br />
Bản, Anh, Hà Lan, Thụy Sỹ chỉ có một tập đoàn. Bốn tập đoàn còn lại là của các quốc gia <br />
mới phát triển Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Mexico! Nói chung, một sự lạc quan hợp lý <br />
đã được ghi nhận là một trật tự mới đang được tư duy, thiết chế nhằm xóa đi những thái <br />
quá của những mô hình cực đoan cũ. Sự tư duy, thiết chế này trong chừng mực nào đó là <br />
một cuộc cách mạng về tinh thần quản trị. Hãy ngẫm nghĩ về một tuyên bố của Taylor, <br />
một trong những học giả chủ xướng của cuộc cách mạng quản trị khoa học năm 1912 <br />
trước Quốc hội Mỹ như sau: để có một nền quản trị dựa trên nền tảng khoa học, thì cần <br />
một cuộc cách mạng về tư duy từ nhân viên cấp thấp cho đến những lãnh đạo của họ. Sự <br />
cách mạng tư duy này phải được thực hiện trong cuộc sống của doanh nghiệp, nghĩa vụ <br />
phải được thực hiện hai chiều… Không có cuộc cách mạng tư duy này thì nền quản trị <br />
khoa học không thể thực hiện được!<br />
<br />
Cách đây 100 năm, đã có một cuộc cách mạng về tư duy quản trị. Bây giờ cũng thế, nếu <br />
chúng ta thay thế từ “khoa học” trong ý tưởng tóm tắt phát biểu của Taylor bằng cụm từ <br />
“con người – hiệu quả kinh tế” cho học thuyết quản trị đổi mới dựa trên nền tảng trách <br />
nhiệm, tôn trọng, đạo đức.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />