Nghị quyết số 14/2019/NQ-HĐND ban hành Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan di tích lịch sử văn hóa Huế thuộc quần thể di tích Cố đô Huế. Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Nghị quyết số 14/2019/NQ-HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế
- HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH THỪA THIÊN Độc lập Tự do Hạnh phúc
HUẾ
Số: 14/2019/NQHĐND Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 8 năm 2019
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ THAM QUAN DI
TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA HUẾ THUỘC QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KHÓA VII, KỲ HỌP BẤT THƯỜNG LẦN THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐCP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 250/2016/TTBTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn
về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương;
Xét Tờ trình số 5869/TTrUBND ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc
ban hành Nghị quyết quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan di
tích lịch sử văn hóa Huế thuộc quần thể di tích Cố đô Huế; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế
ngân sách và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan di tích lịch sử văn
hóa Huế thuộc quần thể di tích Cố đô Huế như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh: Các điểm tham quan di tích lịch sử văn hóa Huế thuộc quần thể di tích
Cố đô Huế.
2. Đối tượng nộp phí: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham quan, tìm hiểu tại các khu di sản văn
hóa Huế thuộc quần thể di tích Cố đô Huế.
3. Đơn vị thu phí: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.
4. Mức thu phí:
- Trẻ em (Từ 7 12 tuổi
TT Cơ cấu điểm, tuyến tham quan Người lớn hoặc có chiều cao dưới
1,3m)
I Phí tham quan theo từng điểm tham
quan
1 Hoàng Cung Huế (Đại Nội Bảo tàng Cổ 200.000 40.000
vật Cung đình Huế)
2 Các khu di tích: Lăng vua Minh Mạng, Lăng 150.000 30.000
vua Tự Đức, Lăng vua Khải Định
3 Các khu di tích: Lăng vua Gia Long, Lăng 50.000 Miễn phí
vua Thiệu Trị, Lăng vua Đồng Khánh, Điện
Hòn Chén, Cung An Định, Đàn Nam Giao
II Phí tham quan theo tuyến tham quan
1 Tuyến 03 điểm: Hoàng Cung Huế Lăng 420.000 80.000
vua Minh Mạng Lăng vua Khải Định
2 Tuyến 04 điểm: Hoàng Cung Huế Lăng 530.000 100.000
vua Minh Mạng Lăng vua Tự Đức Lăng
vua Khải Định
3 Tuyến gộp các điểm di tích (tham quan tất 580.000 110.000
cả các điểm di tích)
Giao Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể số ngày sử dụng của loại phí tham quan theo tuyến
gộp 03 điểm, 04 điểm và tuyến gộp các điểm di tích.
Trường hợp phát sinh tuyến tham quan mới, giao Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất với Thường
trực Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức phí cụ thể nhưng không thấp hơn 80% so với tổng
mức thu phí các điểm tham quan.
5. Chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí:
a) Cơ quan thu phí được để lại 35% tổng số tiền phí thu được và được sử dụng để chi các nội
dung: chi hoạt động thường xuyên của bộ máy quản lý; chi các hoạt động phục vụ du khách
tham quan; công tác chăm sóc, chỉnh trang cảnh quan sân vườn, bảo vệ môi trường; chi xúc tiến
du lịch; quảng cáo, quảng bá di sản, thu hút khách tham quan; công tác bảo tồn bảo tàng, trưng
bày triển lãm; công tác phát huy giá trị nhã nhạc, văn hóa phi vật thể; các hoạt động nghệ thuật
phục vụ du khách tham quan; các hoạt động phục vụ các ngày lễ, tết; tổ chức thực hiện các
chương trình hợp tác quốc tế; mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản; chi chuyên môn nghiệp
vụ khác của đơn vị và chi các hoạt động đặc thù di tích, chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất do
Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
Căn cứ nguồn thu phí được để lại, nhiệm vụ chi do đơn vị đề nghị, Ủy ban nhân dân tỉnh giao dự
toán chi thường xuyên và chi nhiệm vụ không thường xuyên cho đơn vị thực hiện.
b) Nộp 65% nguồn thu còn lại vào ngân sách nhà nước và được quản lý, sử dụng theo quy định.
Điều 2: Chính sách miễn, giảm phí tham quan:
- 1. Giảm phí tham quan:
a) Trên cơ sở mức thu quy định tại khoản 4 Điều 1, giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ vào tình
hình thực tế, lựa chọn một số điểm, tuyến tham quan để quyết định mức giảm cụ thể trong
khoảng thời gian phù hợp đối với khách trong nước nhằm kích cầu du lịch, mức giảm tối đa
không quá 35% so với mức thu đã được quy định.
b) Ngoài mức giảm phí cho khách trong nước quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được giảm
thêm 50% phí tham quan đối với các trường hợp sau:
Người được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa theo quy định tại Điều 2 Quyết định số
170/2003/QĐTTg ngày 14 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về “chính sách ưu đãi
hưởng thụ văn hóa”;
Người khuyết tật nặng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐCP ngày 10
tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
người khuyết tật;
Người cao tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 06/2011/NĐCP ngày 14 tháng 01
năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người
cao tuổi;
Người dân địa phương Thừa Thiên Huế;
Sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế do nhà trường tổ chức tham quan ngoại khóa hàng năm;
Các đoàn khảo sát, báo chí truyền thông đến tác nghiệp, quảng bá di sản Huế và du lịch địa
phương có đăng ký với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.
2. Miễn phí tham quan:
Đối với Tết Nguyên đán: Miễn phí 03 ngày (Từ ngày 01 đến 03 Âm lịch); đối với ngày Lễ: Miễn
phí vào ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3) và ngày Quốc khánh (02/9). Áp dụng cho mọi
đối tượng là công dân Việt Nam;
Người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐCP
ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật người khuyết tật;
Trẻ em dưới 7 tuổi;
Học sinh các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông tỉnh Thừa Thiên Huế tổ
chức tham quan ngoại khóa hàng năm;
Các trường hợp cá biệt, đặc thù, giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
- 2. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 23/2017/NQHĐND ngày 14 tháng 7 năm 2017 của Hội
đồng nhân dân tỉnh quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan di tích
lịch sử văn hóa Huế thuộc quần thể di tích Cố đô Huế và Nghị quyết số 16/2018/NQHĐND
ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 1 Nghị
quyết số 23/2017/NQHĐND ngày 14 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định
mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan di tích lịch sử văn hóa Huế thuộc
quần thể di tích Cố đô Huế.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu và
các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết theo nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật
quy định.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Khóa VII, Kỳ họp bất thường
lần thứ 4 thông qua ngày 19 tháng 8 năm 2019./.
CHỦ TỊCH
Nơi nhận:
Như Điều 4;
UBTV Quốc hội, Chính phủ;
Ban Công tác đại biểu;
Bộ Tài chính;
Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
Thường vụ Tỉnh ủy;
Đoàn ĐBQH tỉnh; Lê Trường Lưu
Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
TT HĐND, UBND các huyện, thị xã và tp Huế;
Công báo tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh;
VP: Lãnh đạo và các CV;
Lưu: VT.