intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghĩa của từ - cái nhìn từ nhiều góc độ

Chia sẻ: Bibo Cumi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

129
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ mới có vai trò hết sức quan trọng trong việc tiếp cận và xử lý văn bản dù đó là văn bản nói hay văn bản viết. Nếu không nắm được ý nghĩa của những từ khoá trong một đoạn văn bản thì học viên khó có thể hiểu được ý nghĩa hay thông điệp mà tác giả muốn chuyển tải tới người đọc/ người nghe. Tuy nhiên, việc học ý nghĩa của từng từ riêng lẻ không thể đảm bảo chắc chắn rằng học viên của bạn có thể đọc và hiểu được thông điệp của văn bản...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghĩa của từ - cái nhìn từ nhiều góc độ

  1. Nghĩa của từ - cái nhìn từ nhiều góc độ Từ mới có vai trò hết sức quan trọng trong việc tiếp cận và xử lý văn bản dù đó là văn bản nói hay văn bản viết. Nếu không nắm được ý nghĩa của những từ khoá trong một đoạn văn bản thì học viên khó có thể hiểu được ý nghĩa hay thông điệp mà tác giả muốn chuyển tải tới người đọc/ người nghe. Tuy nhiên, việc học ý nghĩa của từng từ riêng lẻ không thể đảm bảo chắc chắn rằng học viên của bạn có thể đọc và hiểu được thông điệp của văn bản vì từ ngữ chỉ có ý nghĩa khi chúng được kết hợp với nhau trong một ngữ cảnh cụ thể. Bởi vậy, khi dạy từ vựng việc chú ý tới nghĩa đen, nghĩa phái sinh, sắc thái tình cảm cùng những yếu tố văn hoá liên quan là rất cần thiết. Nghĩa đen và nghĩa phái sinh Theo Ur (1997:61) “ý nghĩa của một từ trước hết là điều mà nó đề cập đến trong thực tế, tức là nghĩa đen của từ đó”. Ví dụ: danh từ “cat” là tên của một loài động vật có bộ lông mềm mại và những chiếc râu dài. Tuy nhiên, một từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau. Trong thực tế, các từ tiếng Anh thường là từ đa nghĩa. Ví dụ: từ “issue” ngoài nghĩa là vấn đề đang được mọi người thảo luận hoặc tranh cãi còn có nghĩa là tạp chí được xuất bản định kỳ. Hiện tượng
  2. đa nghĩa sẽ không phải là vấn đề lớn khi học viên của bạn được tiếp xúc và có cơ hội sử dụng một từ trong những ngữ cảnh cụ thể vì ngữ cảnh sẽ là chìa khoá giúp người học hiểu rõ ý nghĩa từ đó. Những hoạt động dưới đây có thể giúp học viên của bạn làm quen với hiện tượng này: Tìm một từ có thể điền vào tất cả các chỗ trống trong một · loạt câu minh hoạ những nghĩa khác nhau của một từ đa nghĩa Tìm từ đồng nghĩa/ theo định nghĩa · Giải thích cách chơi chữ trong tiêu đề các bài báo · Giải thích cách chơi chữ trong những mẩu chuyện hài · hước Nối hai phần của một mẩu chuyện cười · Lựa chọn ý nghĩa của từ phù hợp với một ngữ cảnh cụ thể · Xếp hạng ý nghĩa của một từ về mặt hữu ích/ theo mức độ · quan tâm Sắc thái tình cảm Sắc thái tình cảm của một từ là “những liên tưởng, những cảm giác tiêu cực hoặc tính cực mà từ đó gợi lên trong lòng người đọc” (Ur:
  3. 1997:61). Nó có thể có hoặc không có trong từ điển. Điều này có nghĩa là một từ có thể mang nhiều sắc thái tình cảm khác nhau tuỳ theo ngữ cảnh mà nó xuất hiện. Nếu người học không thể cảm nhận được sắc thái tình cảm của từ ngữ thì họ khó có thể hiểu được thông điệp mà người nói/người viết muốn chuyển tải thông qua câu chữ. Theo O’Dell (1997), những hoạt động sau đây có thể giải quyết vấn đề trên: Yêu cầu sinh viên mô tả những sắc thái tình cảm mà họ · cảm nhận được từ những từ cụ thể Phân loại các từ đã học theo những liên tưởng tích cực, · tiêu cực hay trung tính mà chúng gợi lên trong tâm trí người đọc/ nghe. Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của những tiêu đề lạ, · hình ảnh ẩn dụ, lối chơi chữ Thảo luận ý nghĩa của các từ trong một văn bản theo sắc · thái ý nghĩa của chúng. Thêm từ để hoàn chỉnh một đoạn văn bản. · Thay đổi thái độ của tác giả trong một đoạn văn bản bằng · cách thay đổi từ ngữ
  4. Bối cảnh văn hoá Một khía cạnh không kém phần quan trọng khác cần được xem xét là bối cảnh văn hoá từ/ ngữ đó được sử dụng vì ngôn ngữ mà mỗi nhóm dân tộc sử dụng luôn có quan hệ mật thiết với giá trị, niềm tin và những chuẩn mực riêng của họ. Do đó, học một ngôn ngữ cũng có nghĩa người học có những hiểu biết nhất định về nền văn hoá mà ngôn ngữ đó là một bộ phận. Nói cách khác, để có thể hiểu thấu đáo văn bản viết bằng một thứ tiếng khác học viên cần phát triển được khả năng tiếp cận và xử lý văn bản từ những khía cạnh, trên những quan điểm/ góc nhìn của người khác. Nếu bạn gặp khó khăn khi rèn luyện khả năng này của học viên thì những hoạt động học tập dưới đây sẽ gợi ý cho bạn giải pháp cho vấn đề trên: Yêu cầu học viên so sánh, đối chiếu những từ và các cách · diễn đạt khác nhau bằng tiếng Anh và tiếng Việt được sử dụng trong cùng một ngữ cảnh có gì khác biệt Nhận xét những liên tưởng về mặt văn hoá của câu chữ · trong đoạn văn bản Viết chú thích cho những từ/ cụm từ khó hiểu trong đoạn · văn bản Nghiên cứu, tìm hiểu những liên tưởng về văn hoá của · một loại từ/ cách diễn đạt cho trước
  5. Đưa ra những câu đố tập trung vào những ý nghĩa có liên · quan đến văn hoá của từ ngữ Câu hỏi đúng/ sai · Giải thích tiêu đề báo chí, quảng cáo, những bức vẽ · graffiti v.v…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2