YOMEDIA
ADSENSE
Nghiên cứu 70 năm tài chính Việt Nam sắc son tài chính Việt - Lào: Phần 1
23
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Cuốn sách "Nghiên cứu 70 năm tài chính Việt Nam sắc son tài chính Việt - Lào" ca ngợi mối quan hệ tốt đẹp, sự gắn bó thủy chung giữa hai quốc gia, hai dân tộc đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kayson Phomvihane đặt nền móng dựng xây từ cách đây hơn nửa thế kỷ. Sách được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu 70 năm tài chính Việt Nam sắc son tài chính Việt - Lào: Phần 1
- BỘ TÀI CHÍNH SẮT SON TÀI CHÍNH VIỆT - LÀO NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH Hà Nội - 2015
- Lời giới thiệu Trong lịch sử 70 năm phát triển của ngành Tài chính (28/8/1945 - 28/8/2015), dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, Bộ Tài chính Việt Nam đã xây dựng và vun đắp quan hệ hữu nghị, hợp tác với Bộ Tài chính của nhiều quốc gia trên thế giới. Mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với bè bạn quốc tế đã góp phần quan trọng giúp ngành Tài chính Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác, hội nhập giữa ngành Tài chính Việt Nam với quốc tế và khu vực. Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự gắn bó keo sơn của nhân dân hai nước, Bộ Tài chính đã xây dựng được mối quan hệ quốc tế bền chặt, không ngừng phát triển theo thời gian giữa ngành Tài chính hai nước Việt Nam - Lào. Trải qua nhiều giai đoạn biến động của lịch sử, ngành Tài chính hai nước gắn bó ngày càng chặt chẽ, góp phần vun đắp tình hữu nghị anh em bền chặt, thủy chung giữa hai quốc gia, hai dân tộc. Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Truyền thống ngành Tài chính Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2015), Bộ Tài chính chỉ đạo xuất bản ấn phẩm “Sắt son Tài chính Việt - Lào”. Ấn phẩm ca ngợi mối quan hệ tốt đẹp, sự gắn bó thủy chung giữa hai quốc gia, hai dân tộc đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kayson Phomvihane đặt nền móng dựng xây từ cách đây hơn nửa thế kỷ. Đặc biệt, ấn phẩm “Sắt son Tài chính Việt - Lào” bao gồm nhiều trang viết, những dòng hồi ức xúc động của các vị lãnh đạo và nhiều chuyên gia Bộ Tài chính Việt Nam, của các đơn vị trong ngành Tài chính qua các giai đoạn hợp tác hữu nghị giữa ngành Tài chính hai nước. Điểm nổi bật, đó là tình anh em, tình đồng chí sắt son của những người làm tài chính Việt – Lào những năm chiến tranh, cùng đánh đuổi kẻ thù xâm lược cũng như giai đoạn hòa bình, hai quốc gia cùng hợp tác toàn diện trên chặng đường xây dựng và phát triển đất nước. Với chặng đường hợp tác tài chính toàn diện của Bộ Tài chính nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tài chính Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 3
- Sắt son Tài chính Việt - Lào từ năm 2004 đến nay, những kinh nghiệm trong giúp đỡ, hỗ trợ bạn về lĩnh vực quản lý thuế, hải quan, chứng khoán, kho bạc nhà nước, quản lý ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực... đã được nhiều cơ quan, đơn vị trong Ngành ôn lại và là những dẫn chứng sinh động cho bước phát triển tốt đẹp của mối quan hệ hữu nghị giữa ngành Tài chính hai nước anh em. Bằng tình cảm trân trọng và ấm áp, lối hành văn dung dị, ấn phẩm: “Sắt son Tài chính Việt - Lào” chứa đựng những giá trị lịch sử văn hóa, đem lại nhiều cảm xúc sâu lắng cho người đọc. Tuy nhiên, do thời gian và điều kiện có hạn nên ấn phẩm không tránh khỏi có những hạn chế, thiếu sót, Ban biên soạn rất mong nhận được sự góp ý và cảm thông từ bạn đọc. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc! BAN BIÊN SOẠN 4
- CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ “MỐI QUAN HỆ ĐẶC BIỆT” VIỆT NAM – LÀO “Việt – Lào hai nước chúng ta; Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long” (Hồ Chí Minh). Khi nói về mối quan hệ nghĩa tình giữa hai Đảng, hai nước, hai dân tộc Việt Nam và Lào, Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người đã dày công vun đắp cho mối quan hệ Việt – Lào nhấn mạnh, đó là mối “quan hệ đặc biệt”. Đ úng như vậy, để nói cho hết về mối “quan hệ đặc biệt” ấy cần phải ngược dòng lịch sử, để lịch sử chứng minh cái nghĩa, cái tình và tấm lòng thủy chung, son sắt, sát cánh bên nhau của hai Đảng, hai dân tộc Việt – Lào trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung, giành độc lập cho dân tộc và cùng nhau xây dựng hòa bình, hướng tới tương lai hạnh phúc. Nền tảng của quan hệ Việt – Lào xuất phát từ quan hệ truyền thống lâu đời giữa hai nước láng giềng gần gũi, cùng chung sống trên bán đảo Đông Dương. Mối quan hệ truyền thống ấy trở nên “đặc biệt” từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện (sau này là Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào) trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng của hai dân tộc Việt Nam và Lào, cùng sát cánh bên nhau chiến đấu chống kẻ thù chung, xây đắp nên tình đoàn kết keo sơn, thuỷ chung, son sắt Việt – Lào. “Quan hệ đặc biệt” trên nền tảng của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần cách mạng quốc tế cao cả Là một người yêu nước, một người cộng sản với tinh thần quốc tế cao cả, ngay từ năm 1921, khi đấu tranh cho phong trào giải phóng “các dân tộc thuộc địa”, lên án chế độ hà khắc của các nước đế quốc đối với các dân tộc bị áp bức, Nguyễn Ái 5
- Sắt son Tài chính Việt - Lào Quốc đã dũng cảm đứng lên tố cáo chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Người đã mô tả nỗi khổ cực của nhân dân hai nước Việt – Lào trong chế độ bắt phu đi làm tạp dịch, làm đường tại Đông Dương của Pháp: Chúng không hề phân biệt ai là Việt, ai là Lào, mà chỉ coi là dân Đông Dương thuộc Pháp; nếu trốn đi phu hay nổi dậy chống lại đều bị bắn chết, những ai ốm đau đều phải gửi xác lại nơi “rừng xanh núi đỏ”. Trên các đoạn đường xuyên Đông Dương đều có xác phu Việt bên cạnh xác phu Lào. Người viết: “Ở Luông Pha-băng nhiều phụ nữ nghèo khổ thảm thương phải mang xiềng đi quét đường chỉ vì một tội không nộp nổi thuế”. Những tiếng nói đanh thép của Nguyễn Ái Quốc trong “Bản án chế độ thực dân Pháp” đã lột tả được tận cùng sự tàn ác, vô lương tâm của chủ nghĩa đế quốc, lột tả nỗi đau đớn của những dân tộc bị áp bức và bị buộc làm nô lệ trong chế độ thực dân. Trong những năm đầu thành lập Đảng và trong suốt cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của cách mạng hai nước Việt – Lào, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi mối quan hệ đoàn kết Việt – Lào vừa là nghĩa vụ quốc tế, vừa là lợi ích sống còn của mỗi nước. Tại Hội nghị Trung ương tháng 10 năm 1930, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định đường lối cách mạng của ba nước Đông Dương và khẳng định: Ba nước Đông Dương cần phải đoàn kết chống ách thống trị của bọn thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc… Sau Hội nghị, thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một số đảng viên của Đảng từ Việt Nam và Thái Lan đã sang hoạt động xây dựng cơ sở cách mạng ở Lào, các Chi bộ cộng sản sau đó đã được thành lập ở Sa-va-na-khet, Tha-khek và Viêng Chăn. Tháng 9 năm 1934, Đảng bộ Đảng Cộng sản Đông Dương đã được thành lập tại Lào, chịu trách nhiệm lãnh đạo phong trào cách mạng Lào. Kể từ đó, cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân hai nước ngày càng phát triển trong tình đoàn kết chiến đấu, tạo nên sức mạnh chung để cùng tiến hành thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám (Cách mạng Lào cũng đồng thời thắng lợi vào tháng 8 năm 1945), giành độc lập cho nhân dân. “Quan hệ đặc biệt” trên tinh thần “giúp bạn là tự giúp mình”, coi trọng quyền dân tộc tự quyết cũng như tính độc lập, tự chủ cách mạng của mỗi nước Hiểu rõ về tầm quan trọng của mối quan hệ Việt – Lào trong sự nghiệp cách mạng của hai nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn: “Cách mạng Lào không thể thiếu sự giúp đỡ của cách mạng Việt Nam và cách mạng Việt Nam cũng không thể thiếu sự giúp đỡ của cách mạng Lào” và “Ta phải nhận thức rõ 6
- rằng, hai dân tộc anh em Miên, Lào được giải phóng, thì nước ta mới được giải phóng thực sự và hoàn toàn”. Để từ đó, với tinh thần “giúp bạn là tự giúp mình”, Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã cử hàng chục vạn con em ưu tú của mình sang công tác, phối hợp với quân và dân Lào chiến đấu tại các chiến trường của Lào, máu của biết bao anh hùng, liệt sỹ Việt Nam hòa quyện với máu của quân và dân Lào để đem lại thắng lợi vẻ vang cho hai dân tộc. Cũng với tình cảm đặc biệt ấy, Đảng, Chính phủ và nhân dân Lào đã dành phần đất của mình cho Việt Nam mở tuyến đường vận tải chiến lược cho chiến trường miền Nam (Đường Hồ Chí Minh) và với ý chí “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, lớp lớp các đoàn quân lên đường ra trận cùng nhân dân chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân 1975, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Thắng lợi quyết định ấy đã tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Lào giành thắng lợi hoàn toàn và lập nên nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào ngày 2/12/1975. Khi nhận định về ý nghĩa thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1975, đồng chí Kayson Phomvihane, Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khẳng định: “Do mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng ba nước Lào, Việt Nam, Căm-pu-chia và với tính chất Đông Dương là một chiến trường, thời cơ khách quan do thắng lợi hoàn toàn của nhân dân hai nước anh em đem lại, nhất là của cách mạng Việt Nam có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với cách mạng nước ta (Lào)”. Điều thần kỳ lịch sử đó còn phải kể đến một trong những nguyên nhân cơ bản là hai Đảng đã lãnh đạo nhân dân hai nước luôn trân trọng và biết phát huy mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào. Thực tế lịch sử cho thấy, quan hệ đặc biệt Việt – Lào là kết quả của việc vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh thực tiễn của cách mạng Việt Nam và Lào, là sản phẩm của việc kết hợp đúng đắn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Trong khi giải quyết đúng đắn và sáng tạo mối quan hệ đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế, đề cao tình đoàn kết, sự ủng hộ và tương trợ lẫn nhau giữa các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng quyền dân tộc tự quyết cũng như tính độc lập, tự chủ cách mạng của mỗi nước. Theo Người, “kháng chiến Việt – Miên – Lào là chung của chúng ta, là bổn phận của chúng ta. Việt Nam kháng chiến có thành công thì kháng chiến Miên, Lào mới thắng lợi và kháng chiến Miên, Lào có thắng lợi thì kháng chiến Việt Nam mới hoàn toàn thắng lợi”. Người khẳng định “Chính phủ, mặt trận và nhân 7
- Sắt son Tài chính Việt - Lào dân Việt Nam ra sức hết lòng, thành thực giúp đỡ mặt trận nhân dân Lào, Miên một cách không có điều kiện”, mà “giúp nước bạn tức là tự giúp mình” nên “phải ra sức giúp đỡ một cách tích cực, thiết thực hơn”. Trong quá trình giúp cách mạng Lào, Người chỉ rõ, khi giúp bạn, phải nắm vững nguyên tắc dân tộc tự quyết. Việc gì cũng phải được Đảng và nhân dân Lào đồng ý rồi mới làm. Bởi vì, người làm nên lịch sử Lào không ai khác chính là nhân dân Lào, cách mạng Lào phải do nhân dân Lào tự làm lấy, sự nghiệp cách mạng Lào phải do Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo. Tại Hội nghị Trung ương III (khóa II), Hồ Chủ tịch nêu rõ: “cho đến nay, chúng ta phải cố gắng giúp đỡ hơn nữa” và cũng từ đó, nhiệm vụ giúp đỡ cách mạng Lào ngày càng được tăng cường, quan hệ đoàn kết Việt – Lào càng thêm gắn bó, mật thiết. Theo thời gian, mối “quan hệ đặc biệt” Việt – Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng và dày công vun đắp ngày càng được tăng cường và phát triển, trở thành động lực thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước, đặc biệt từ khi hai nước thực hiện công cuộc đổi mới. Với truyền thống tốt đẹp của mối “quan hệ đặc biệt” và dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, quan hệ giữa hai nước ngày càng được tăng cường, mở rộng và giành được những thắng lợi to lớn. Đó cũng là thành quả được kết tinh từ lịch sử, từ sứ mệnh mà hai Đảng, hai dân tộc đã chung sức, chung lòng, chung vai gánh vác qua những chặng đường đầy khó khăn, gian khổ của cuộc đấu tranh giành độc lập và giải phóng đất nước. Ban Biên soạn Tài liệu tham khảo: 1. Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 -2007), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội (2011); 2. Bộ Ngoại giao (Ban Nghiên cứu lịch sử ngoại giao): Bác Hồ và hoạt động ngoại giao. Một vài kỷ niệm về Bác, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội (2008); 3. Báo “Nhân Dân”, ngày 12/10/2006; 4. Bộ Ngoại giao: Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội (2002); 5. Viện KHXH Việt Nam và Viện KHXH Lào: Hội thảo khoa học quốc tế về mối quan hệ Việt Nam - Lào, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội (2007). 8
- KHÔNG NGỪNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ HỢP TÁC TÀI CHÍNH VIỆT-LÀO Đinh Tiến Dũng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng có mối quan hệ hữu nghị truyền thống, gắn bó keo sơn. Mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kaysone Phomvihane dày công xây dựng, được các thế hệ lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước không ngừng vun đắp, được tôi luyện trong thực tế đấu tranh cách mạng và xây dựng đất nước, trở thành tài sản vô giá chung của cả hai dân tộc. K hởi nguồn từ mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam và Lào, mối quan hệ giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính Lào đã có một quá trình phát triển liên tục với phương châm “Hợp tác trực tiếp, lâu dài, toàn diện và hữu nghị đặc biệt”. Tiếp sau những hoạt động hợp tác ban đầu từ nhiều năm trước, mối quan hệ hợp tác tài chính Việt - Lào được phát triển toàn diện bởi các thỏa thuận hợp tác do lãnh đạo hai Bộ ký kết. Đó là các thỏa thuận giai đoạn 2004 - 2006 do Bộ trưởng Nguyễn Sinh Hùng và Bộ trưởng Chănxỉ Phôxỉkhăm ký; giai đoạn 2007 - 2010 do Bộ trưởng Vũ Văn Ninh và Bộ trưởng Chănxỉ Phôxỉkhăm ký; giai đoạn 2011 - 2015 do Bộ trưởng Vương Đình Huệ và Bộ trưởng Phouphet Khamphounvong ký. Các thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Tài chính hai nước luôn được xác định là chuẩn mực để bảo đảm cho sự hợp tác toàn diện, hiệu quả trong nhiều năm qua và trong những năm sắp tới. 9
- Sắt son Tài chính Việt - Lào Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ Lào Somsavat Lengsavad (tháng 1/2014) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Lào của Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng (từ 25/6 - 27/6/2014), Bộ Tài chính Việt Nam đã trao tặng thiết bị giảng dạy cho trường Cao đẳng Tài chính Bắc Lào 10
- Hợp tác trong xây dựng cơ chế chính sách, hoàn thiện pháp luật Đối với lĩnh vực hợp tác này, trong mỗi giai đoạn hai Bộ đã thống nhất xác định những văn bản pháp luật mà phía Bộ Tài chính Việt Nam trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và trợ giúp kỹ thuật soạn thảo đối với Bộ Tài chính Lào. Đáng chú ý nhất trong số đó là các luật đã được Quốc hội Lào xem xét, thông qua như: Luật sửa đổi bộ luật Thuế và Luật sửa đổi Luật Hải quan, Luật thuế Giá trị gia tăng, Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi… Ngoài các dự án luật đã trình Quốc hội Lào thông qua, các vấn đề pháp luật khác cũng được trao đổi, chuyển giao kinh nghiệm song song với việc xây dựng dự án luật của phía Việt Nam như: nâng cấp Nghị định về Kiểm toán độc lập thành Luật Kiểm toán độc lập, các hoạt động liên quan đến việc trao đổi, phân tích đánh giá về Luật Tài sản nhà nước năm 2002 của Lào... Hoạt động hợp tác trong xây dựng cơ chế, chính sách pháp luật không dừng lại ở luật, một số văn bản pháp luật cấp Chính phủ, cấp bộ cũng được hai bên quan tâm chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp soạn thảo với sự giúp đỡ tận tình, trách nhiệm của cán bộ, công chức Bộ Tài chính Việt Nam, như nghị định về hóa đơn chứng từ, nghị định hướng dẫn Luật Thuế quan, nghị định quy định chi tiết thực hiện Luật Tài sản nhà nước…Với kết quả cụ thể là hầu hết các văn bản pháp luật mà phía Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm đều được cơ quan có thẩm quyền của Lào, từ Quốc hội đến Chính phủ và Bộ Tài chính Lào ký ban hành. Đồng thời với việc hỗ trợ xây dựng văn bản, Bộ Tài chính Việt Nam đã chuyển giao kinh nghiệm tổ chức thực hiện giúp bạn đưa pháp luật vào cuộc sống, bảo đảm thu, chi và quản lý ngân sách trước những thay đổi của pháp luật mới. Điều đáng chú ý ở đây là hiệu quả hợp tác đã được nâng cao thêm một bước thông qua những hoạt động cụ thể. Phía Bộ Tài chính Lào đã chủ động đặt ra lộ trình xây dựng và hoàn thiện văn bản, chuyển dự thảo của mình cho Bộ Tài chính Việt Nam góp ý, tư vấn chuyên môn trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cách làm này mang lại hiệu quả kép, vừa hoàn thành văn bản, vừa kết hợp đào tạo kỹ năng xây dựng văn bản gắn với thực tế giữa hai bên và đã được lãnh đạo hai bên ghi nhận. Hợp tác trong xây dựng tổ chức bộ máy Từ thực tiễn kinh nghiệm Việt Nam trong tổ chức bộ máy ngành Tài chính, Bộ Tài chính Việt Nam đã chỉ đạo các đơn vị ngành dọc của mình giúp Bộ Tài chính Lào xây dựng hoàn thiện tổ chức bộ máy trong các lĩnh vực liên quan về thuế, hải quan, kho bạc. 11
- Sắt son Tài chính Việt - Lào Phó Thủ tướng Chính phủ Lào Somsavat Lengsavad và Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Lào Liane Thy-keo cắt băng khánh thành công trình Học viện Kinh tế - Tài chính Đông Khăm Xạng (giai đoạn 2) - Quà tặng của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào (ngày 26/6/2014) Theo đó, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan và Kho bạc Nhà nước Việt Nam đã xây dựng chương trình hợp tác cụ thể giúp bạn thành lập các đơn vị tương ứng thuộc Bộ Tài chính Lào, đi đôi với đào tạo nâng cao năng lực cán bộ để đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính - ngân sách tập trung thống nhất từ trung ương đến địa phương, đồng thời thiết lập mối quan hệ phối hợp giữa các ngành dọc với địa phương. Cũng trong khuôn khổ của hợp tác về tổ chức bộ máy, đã có một số đơn vị tham mưu giúp việc tại cơ quan Bộ được Bộ Tài chính Lào thành lập mới như Vụ Hợp tác quốc tế, một số đơn vị khác cũng được tăng cường về bộ máy, về kỹ năng và trang thiết bị làm việc như Cục Quản lý Công sản, Cục Quản lý Nợ và tài chính đối ngoại, Vụ Ngân sách nhà nước… Các hoạt động này đã được lãnh đạo hai Bộ đánh giá cao. Hợp tác trong đào tạo nâng cao năng lực cán bộ công chức Đây là lĩnh vực hợp tác có tính truyền thống, lâu dài, có nhiều đổi mới và mang lại kết quả rất cụ thể. 12
- Trước hết, đó là các hoạt động đào tạo, trực tiếp thông qua triển khai nhiệm vụ công tác thường xuyên, từ xây dựng soạn thảo văn bản pháp luật đến nghiên cứu xây dựng các quy trình nghiệp vụ - tập huấn bồi dưỡng cán bộ. Một số hoạt động hợp tác đã được các đơn vị của Bộ Tài chính Việt Nam thực hiện như: Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức ngành Tài chính theo tiêu chuẩn, chức danh ngạch bậc (do Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện); Chuyển giao kinh nghiệm học tập nghiên cứu trong lĩnh vực thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích số liệu ngân sách, xây dựng báo cáo ngân sách, lập kế hoạch tài chính, kế hoạch chi tiêu trung hạn (do Vụ Ngân sách nhà nước thực hiện); Tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra tài chính (do Thanh tra Tài chính thực hiện); Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý cấp phòng, đào tạo phiên dịch tiếng Việt cho Bộ Tài chính Lào và một số bộ liên quan; Bồi dưỡng nghiệp vụ về thị trường vốn và trái phiếu... (do Học viện Tài chính và Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính thực hiện). Hợp tác trong đào tạo dài hạn tạo nguồn cán bộ lâu dài cho Bộ Tài chính Lào cũng là một nội dung được hai Bộ quan tâm triển khai, phân công rõ trách nhiệm cho các đơn vị thực hiện, cụ thể như: Học viện Tài chính Việt Nam giúp Học viện Kinh tế - Tài chính Đông Khăm Xạng; Đại học Tài chính Marketing giúp trường Cao đẳng Tài chính Nam Lào; Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh giúp trường Cao đẳng Tài chính Bắc Lào. Trong nhiều năm, Học viện Tài chính luôn đi tiên phong trong việc đào tạo nguồn nhân lực tài chính cho nước bạn Lào. Liên tục trong các năm từ 2005 đến năm 2012 đã mở 4 khóa bồi dưỡng cho 100 cán bộ của Bộ Tài chính Lào. Trong các năm từ 2007 - 2014 đã mở 4 khóa đào tạo phiên dịch tiếng Việt cho 85 cán bộ của Bộ Tài chính Lào và một số bộ, ngành liên quan khác của nước bạn. Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, Học viện Tài chính Việt Nam đã triển khai các khóa đào tạo tài chính tại nước bạn, trong đó có 1 khóa đại học chính quy tập trung chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp, Quản lý tài chính nhà nước và thuế với 103 sinh viên; 1 khóa đào tạo chuyên tu chuyên ngành Quản lý tài chính nhà nước và thuế với 80 sinh viên, 01 lớp đại học tài chính kinh tế tại Lào (2005 - 2009) cho 180 cán bộ tài chính của Lào... Về đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ, đến hết năm 2013 đã có 3 khóa đào tạo tại Học viện Kinh tế-Tài chính Lào với tổng số 328 học viên đã được cấp bằng. Song song với đào tạo, việc biên soạn giáo trình dành cho sinh viên Lào cũng đã được đầu tư thực hiện. Trong đó, đã biên soạn được 39 giáo trình, biên dịch sang tiếng Lào 33 giáo trình đang được sử dụng, đào tạo tại nước bạn. 13
- Sắt son Tài chính Việt - Lào Tương tự, các trường Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh, Đại học Tài chính Marketing cũng có chương trình, nội dung hợp tác cụ thể với 2 trường Cao đẳng Tài chính Bắc – Nam Lào như trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, hỗ trợ học bổng, hợp tác đào tạo liên thông, đầu tư trang bị máy móc thiết bị giảng dạy, được Chính phủ Lào đánh giá cao vì đã có nhiều đóng góp giúp đỡ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho bạn. Hợp tác trong đào tạo với những đột phá chuyển từ đào tạo tại Việt Nam sang đào tạo tại nước bạn song song với biên soạn, biên dịch tài liệu phục vụ học tập đã giúp nâng cao hiệu quả hợp tác, giúp bạn chủ động được nguồn cán bộ tài chính cả về trước mắt và lâu dài. Hỗ trợ trang thiết bị, cơ sở vật chất Hỗ trợ trang thiết bị, cơ sở vật chất là hoạt động phản ánh ý nghĩa hợp tác đặc biệt giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính Lào, bởi nó diễn ra cả trong thời gian Việt Nam có khó khăn. Sự hỗ trợ này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: Hỗ trợ trang thiết bị tin học và phần mềm quản lý đối với một số đơn vị thuế của bạn (do Tổng cục Thuế thực hiện); Hỗ trợ 2 máy soi tại cửa khẩu Densavan, 1 hệ thống camera giám sát hàng hóa tại sân bay Wattay... (do Tổng cục Hải quan thực hiện); Hỗ trợ trang thiết bị cho Kho bạc Quốc gia Lào (do Kho bạc Nhà nước thực hiện); Hỗ trợ trung tâm thông tin thư viện cho Học viện Kinh tế - Tài chính Đông Khăm Xạng, từ điển kinh tế - tài chính Việt - Lào (do Học viện Tài chính thực hiện). Có dự án đầu tư xây dựng đã được đưa vào danh mục viện trợ của Chính phủ Việt Nam cho Lào được Bộ Tài chính Việt Nam thực hiện như Dự án xây dựng cơ sở vật chất Học viện Kinh tế - Tài chính Đông Khăm Xạng đã hoàn thành và bàn giao cho bạn đưa vào sử dụng; Có dự án sử dụng nhiều nguồn vốn của cả hai bên như dự án nâng cấp, mở rộng trường Cao đẳng Tài chính Nam Lào được triển khai theo kế hoạch, một số hạng mục đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần cải thiện điều kiện sinh hoạt, học tập cho sinh viên. Một hoạt động hợp tác quan trọng khác được lãnh đạo hai Bộ Tài chính Việt- Lào quan tâm thực hiện qua các giai đoạn đó là trao đổi các đoàn công tác cấp cao. Gần đây nhất là đoàn Bộ trưởng Bộ Tài chính Lào thăm và làm việc tại Việt Nam tháng 3/2014; Đoàn Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam thăm và làm việc tại Lào tháng 7/2014, đồng thời thay mặt Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tham dự 14
- lễ khánh thành bàn giao Dự án xây dựng cơ sở vật chất Học viện Kinh tế - Tài chính Đông Khăm Xạng giai đoạn 2. Song song với việc trao đổi các đoàn công tác, Công đoàn, Đoàn thanh niên Bộ Tài chính hai nước cũng có những hoạt động giao lưu góp phần thắt chặt thêm tình hữu nghị sâu sắc giữa cán bộ công chức hai Bộ Tài chính Việt – Lào. *** Quan hệ hợp tác tài chính Việt - Lào những năm qua đã thể hiện hết sức đầy đủ phương châm hữu nghị đặc biệt mà hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước đã xác định. Thứ nhất, đây là mối quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực mà phía bạn có nhu cầu, phía Việt Nam có điều kiện chia sẻ, từ xây dựng pháp luật đến bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực và hỗ trợ trang thiết bị, cơ sở vật chất. Các hoạt động này được xác định rõ trong thỏa thuận hợp tác mọi giai đoạn, được đánh giá kết quả hàng năm, đã mang lại kết quả thiết thực, cụ thể và bền vững. Hai là, trong các hoạt động hợp tác luôn có những điều chỉnh, những sáng kiến để nâng cao hiệu quả. Đáng kể trong đó là tính chủ động của Bộ Tài chính Lào trong việc lập chương trình, soạn thảo văn bản pháp luật trước khi hai bên làm việc, chia sẻ kinh nghiệm. Chuyển hoạt động từ việc đưa cán bộ tài chính Lào bồi dưỡng đào tạo tại Việt Nam thành cán bộ Bộ Tài chính Việt Nam sang giúp đỡ, bồi dưỡng đào tạo tại Lào. Mở rộng hoạt động hỗ trợ trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất sang các dự án lớn hơn về xây dựng cơ sở đào tạo, thiết lập hạ tầng quản lý theo hướng hiện đại hóa. Ba là, tham gia hoạt động hợp tác được mở rộng đến tất cả các đơn vị thuộc hai Bộ, từ Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước đến các Cục Quản lý Công sản, Cục Quản lý Giá, Cục Quản lý Bảo hiểm… các vụ như Vụ Hợp tác Quốc tế, Vụ Chính sách Thuế, Vụ Ngân sách nhà nước…; các cơ sở đào tại như Học viện Tài chính, Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh, Đại học Tài chính Marketing. Trong năm 2015, tiếp tục thực hiện “Thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ giai đoạn 2011-2015”, hai Bộ Tài chính Việt Nam và Lào tăng cường hơn nữa các hoạt động hợp tác với phương châm triển khai là “đảm bảo thực chất trong xây dựng kế hoạch, quyết liệt trong triển khai hoạt động, tăng cường giám sát, nâng cao hiệu quả và triệt để tiết kiệm”, tiến tới trao đổi và xây dựng Thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ Tài chính Việt Nam và Lào giai đoạn 2016-2020. 15
- Sắt son Tài chính Việt - Lào Mối quan hệ hợp tác, gắn bó, bền chặt giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính Lào sẽ đạt được nhiều thành công mới, góp phần đưa quan hệ hợp tác tài chính Việt - Lào lên tầm cao mới, xứng đáng với mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết: “Việt - Lào hai nước chúng ta Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long” và được Chủ tịch Kayson Phomvihane khẳng định: “Núi có thể mòn, sông có thể cạn, song tình hữu nghị Lào - Việt sẽ mãi mãi vững bền hơn núi, hơn sông”. 16
- TĂNG CƯỜNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ HỢP TÁC TOÀN DIỆN GIỮA NGÀNH TÀI CHÍNH HAI NƯỚC LÀO - VIỆT Liane Thy-keo - Bộ trưởng Bộ Tài chính Lào Tình hữu nghị thắm thiết Lào -Việt đã tạo nền tảng vững chắc để hai quốc gia thúc đẩy phát triển mối quan hệ tài chính bền chặt. Trong những năm qua, Bộ Tài chính Lào đã nhận được sự hỗ trợ chân tình, hiệu quả trên nhiều lĩnh vực từ phía Bộ Tài chính Việt Nam. Tình hữu nghị khăng khít, bền chặt đã được hai Bộ thiết lập, sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới… Thắm thiết tình hữu nghị hai dân tộc Lào - Việt Nam là hai nước láng giềng thân thiết, núi liền núi, sông liền sông, nhân dân hai nước vốn có mối quan hệ hữu nghị truyền thống, gắn bó từ lâu đời và ngày càng phát triển. Hai dân tộc Lào - Việt Nam đã cùng nhau chia ngọt, sẻ bùi, xây đắp mối tình hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện, trở thành tài sản chung vô giá của hai dân tộc và là nhân tố cực kỳ quan trọng bảo đảm cho sự thành công của cách mạng mỗi nước. Nhìn lại chặng đường cách mạng đã qua của hai dân tộc, thành quả đầy tự hào mà cả hai dân tộc gặt hái được là những thắng lợi trên mặt trận giải phóng dân tộc; mối quan hệ mẫu mực, thủy chung trong sáng giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Lào - Việt Nam. Ý nghĩa to lớn của sự kiện lịch sử trọng đại cách đây gần 53 năm (ngày 5/9/1962) khi Việt Nam và Lào ký kết chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc giải phóng dân tộc và giành độc lập, sự phối hợp, giúp đỡ vô tư, chí tình giữa hai nước, hai dân tộc là nhân tố quan trọng làm nên thắng lợi của cách mạng mỗi nước. “Bát cơm sẻ nửa, hạt muối cắn đôi” đã trở thành hình tượng ngợi ca tình hữu nghị cao đẹp, chia sẻ sâu sắc cả về vật chất lẫn tinh thần mà nhân dân hai nước dành cho nhau trong những năm tháng khó khăn, gian khổ nhất. Sau thắng lợi năm 1975, quan hệ Lào - Việt tiếp tục bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên hòa bình, độc lập và chung tay xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày 18/7/1977, Chính phủ hai 17
- Sắt son Tài chính Việt - Lào Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Vũ Văn Ninh và Bộ trưởng Tài chính Lào Somdy Douangdy ký hiệp định tín dụng ưu đãi thực hiện dự án nâng cấp đường 2E tại Bắc Lào do Việt Nam hỗ trợ vốn vay (ngày 5/2/2009) nước đã ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác, một lần nữa khẳng định tình đoàn kết đặc biệt trước sau như một, ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; tăng cường phối hợp hoạt động đối ngoại nhằm nâng cao vị thế của mỗi nước ở khu vực và trên trường quốc tế. Vượt qua muôn vàn khó khăn do hậu quả chiến tranh để lại, nhân dân hai nước luôn dành cho nhau sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn về mọi mặt. Mối quan hệ son sắt, thủy chung, trong sáng đó đã hun đúc ý chí, quyết tâm của chúng ta, tạo thành nền tảng vững chắc, để trên chặng đường mới, nhân dân hai nước Lào - Việt Nam lại cùng kề vai sát cánh bên nhau, đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển mỗi nước, vun đắp cho quan hệ láng giềng hữu nghị đặc biệt mãi mãi trường tồn... Đây cũng chính là cơ sở nền tảng vững chắc để thúc đẩy mối quan hệ tài chính bền chặt giữa hai quốc gia phát triển vững mạnh trong những năm qua. Bền chặt mối quan hệ tài chính Lào - Việt Sau khi giành được độc lập, cùng với xu thế hoà bình hợp tác ngày càng rộng mở trong quan hệ quốc tế, quan hệ Lào với Việt Nam càng có cơ hội phát triển về mọi mặt. Nổi bật trong quan hệ hữu nghị sâu sắc giữa hai nước là quan hệ hợp tác 18
- chặt chẽ trên tất cả các vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính giữa hai nước, được đánh dấu bằng những cuộc trao đổi thường kỳ hàng năm giữa hai Bộ Tài chính. Quan hệ tài chính Việt Nam – Lào đã trở thành công cụ quan trọng khai thác các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của hai quốc gia. Mối quan hệ tài chính giữa hai quốc gia nói chung và chương trình hợp tác giữa Bộ Tài chính Lào và Bộ Tài chính Việt Nam nói riêng được vun đắp và phát triển từ hơn nửa thế kỷ trước, nay càng được đẩy mạnh và thắt chặt hơn khi hai nước bước vào hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Chương trình hợp tác giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính Lào đều là chương trình hợp tác dài hạn, nhằm giúp Bộ Tài chính Lào nâng cao năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu quản lý nền kinh tế, giúp cán bộ viên chức hai ngành Tài chính tăng cường hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau, góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt, quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Chính phủ và nhân dân hai nước Lào - Việt. Qua đó, các hoạt động tài chính giữa hai nước, các nguồn tài chính, công nghệ, kỹ thuật, lao động… được mở rộng, cùng cân nhắc để có thể khai thác sử dụng nguồn lực của mình, tham gia hợp tác một cách có hiệu quả. Bằng việc mở rộng quan hệ tài chính, hai quốc gia có thể tận dụng tốt nguồn lực tài chính vốn có và từ các tổ chức quốc tế, cùng với công nghệ, kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến để phát triển thị trường tài chính, phát triển kinh tế. Mối quan hệ tài chính Việt – Lào đã được nâng lên tầm cao mới kể từ ngày hai bên ký thoả thuận hợp tác dài hạn, toàn diện giữa Bộ Tài chính hai nước (tháng 7/2004). Đến cuối năm 2014, các hoạt động hợp tác theo chương trình hợp tác giữa hai Bộ Tài chính đã được triển khai toàn diện trên tất cả các mặt, gồm: trao đổi các đoàn công tác, học hỏi kinh nghiệm; xây dựng văn bản pháp lý; đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ; cung cấp trang thiết bị phục vụ công tác và học tập; hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất; xây dựng chính sách tài chính; quản lý ngân sách… Năm 2012 là năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam – Lào, Bộ Tài chính hai nước đã tổ chức các hoạt động hợp tác kỷ niệm phong phú và ý nghĩa: Tháng 6/2012, Bộ Tài chính Việt Nam khởi công dự án cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất trường Cao đẳng Tài chính Bắc Lào, khởi công Dự án cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất Học viện Kinh tế – Tài chính Đông-Khăm-Xạng giai đoạn 2; giao lưu lần thứ 5 cán bộ công chức Tài chính hai nước Việt Nam – Lào. Hai nước đã tổ chức thành công cuộc họp lần thứ chín Ban Chỉ đạo Chương trình hợp tác giữa hai Bộ Tài chính Việt Nam và Lào tại Lào; Việt 19
- Sắt son Tài chính Việt - Lào Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Đinh Tiến Dũng tặng quà lưu niệm Bộ trưởng Bộ Tài chính Lào Liane Thy-keo trong chuyến thăm và làm việc của Bộ trưởng Bộ Tài chính Lào tại Việt Nam (ngày 15/5/2014) Nam đã tổ chức trao tặng Huân chương Hữu nghị cho lãnh đạo của Bộ Tài chính Lào; Bộ Tài chính Việt Nam trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự phát triển ngành Tài chính Việt Nam” và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam cho các tập thể và cá nhân của Bộ Tài chính Lào… Các hoạt động triển khai chương trình hợp tác trong các năm từ 2011 đến 2014 giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Tài chính Lào đã hoàn thành được mục tiêu và đạt nhiều kết quả khả quan. Các cuộc gặp gỡ, hội đàm giữa lãnh đạo hai Bộ Tài chính và hoạt động giao lưu giữa Lãnh đạo Bộ, cũng như các cán bộ công chức của hai ngành Tài chính được duy trì đều đặn, góp phần tăng cường mối quan hệ đặc biệt giữa hai bên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài chính đã nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành Tài chính Lào. Công tác trao đổi học hỏi kinh nghiệm giúp cho cán bộ ngành Tài chính Lào cập nhật thông tin đa dạng, những bài học kinh nghiệm phong phú làm căn cứ tham khảo và vận dụng vào nghiệp vụ cụ thể; Việc hỗ trợ các trang thiết bị và cơ sở vật chất của Bộ Tài chính Việt Nam tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện nghiệp vụ chuyên môn đạt năng suất và hiệu quả hơn, nâng cao năng lực đào tạo cho ngành Tài chính Lào... Không dừng lại ở đó, Việt Nam tiếp tục dành nhiều ưu tiên về đào tạo, nâng cao 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn