Nguyễn Thị Tuyết và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
112(12)/2: 201 - 205<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MÔ HÌNH SINH THÁI RỪNG PHÒNG<br />
HỘ VEN HỒ HÒA BÌNH ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT ĐẤT TẠI TIỂU KHU 54<br />
LÒNG HỒ SÔNG ĐÀ VÀ KHOẢNH 3 XÃ THUNG NAI, HUYỆN CAO PHONG,<br />
TỈNH HÒA BÌNH<br />
Nguyễn Thị Tuyết1*, Nguyễn Thị Oanh2<br />
2<br />
<br />
1<br />
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên<br />
Viện Nghiên cứu sinh thái và Môi trường rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đất tại các mô hình nghiên có pHKCl ở các năm (2006-2011) đều ở dạng<br />
chua dao động từ 3,01 đến 4,32; Hàm lượng mùn tăng dần và đều ở mức trung bình và khá, dao<br />
động từ 2,14% đến 4,43%. Nts đều ở mức trung bình đến khá dao động từ 0,15% đến 0,37%. Hàm<br />
lượng Pdt và Kdt ở mức nghèo đến trung bình dao động trong khoảng tương ứng là 13,07ppm đến<br />
27,03ppm và 21,12 ppm đến 36,24 ppm. Nhìn chung tính chất hóa học của đất nghiên cứu đã có sự<br />
biến động và được cải thiện theo chiều hướng tốt dần lên theo các năm. Tuy nhiên, đây chỉ là<br />
những kết quả nghiên cứu ban đầu về diễn biến tính chất đất theo thời gian dưới các mô hình canh<br />
tác, sử dụng đất khác nhau.<br />
Từ khóa: mô hình rừng, độ che phủ, phòng hộ, tính chất hóa học đất<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Đất là nhân tố cơ bản quan trọng ảnh hưởng<br />
đến quá trình sinh trưởng, phát triển và tích<br />
luỹ chất hữu cơ của cây rừng. Đặc điểm của<br />
đất đai quyết định rất lớn tới việc chọn loại<br />
cây trồng, sinh trưởng của rừng và cuối cùng<br />
là sự thành bại của các công tác trồng rừng<br />
[2]. Chính vì vậy nên việc phân tích lý hoá<br />
tính của đất tại các mô hình trồng rừng trong<br />
đó có các mô hình rừng phòng hộ đầu nguồn<br />
là một vấn đề hết sức cần thiết để giúp cho<br />
việc lựa chọn các loài cây trồng phù hợp gớp<br />
phần bảo vệ môi trường. Nghiên cứu được<br />
tiến hành tại các mô hình sinh thái rừng<br />
phòng hộ đầu nguồn sông Đà là khu vực<br />
phòng hộ có vai trò quan trọng đối với sự<br />
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta.<br />
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG<br />
PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu: Thảm thực vật và<br />
môi trường đất trong các mô hình nghiên<br />
cứu sau:<br />
- Mô hình trồng cây bản địa xen cây dược<br />
liệu. (MH1): Trồng cây bản địa xen cây Dược<br />
liệu. Cây bản địa gồm 5 loài: Re gừng<br />
(Cinamomum<br />
obtussifolium),<br />
Giẻ<br />
đỏ<br />
*<br />
<br />
(Lithocarpus ducampii), Sao đen (Hopea<br />
odorata), Lim xanh (Erythrophleum fordii),<br />
Lim xẹt (Pentophorum pterocarpum),. Các<br />
loài Dược liệu bao gồm có: Ba kích<br />
(Monrinda Officinalis), Sa nhân (Amonum<br />
ovoideum), Gừng (Zinziber officinalis).<br />
Phương thức trồng hỗn giao theo hàng dọc<br />
theo đường đồng mức.<br />
- Mô hình trồng luồng thuần loài (MH2)<br />
- Mô hình Nông Lâm kết hợp (MH3): Lim<br />
xanh, Giẻ đỏ, Re gừng, Sao đen kết hợp với<br />
cây nông nghiệp: Na, Xoài, Ngô, Sắn, trồng<br />
theo phương thức một hàng cây lâm nghiệp<br />
xen 1 hàng cây nông nghiệp.<br />
- Mô hình làm giàu rừng (MH4): Khoanh nuôi<br />
rừng hiện có và bố trí trồng bổ sung theo rạch<br />
bằng các loài bản địa.<br />
- Mô hình cây bản địa đa tác dụng (MH5):<br />
trồng cây bản địa đa tác dụng, với các loài:<br />
Trám trắng (Canarium album), Trám đen<br />
(Canarium nigrum), Sấu (Dracotomelum<br />
duperreanum).<br />
- Mô hình trồng Keo lai xen cây bản địa<br />
(MH6): trồng Keo lai (Acacia Hybrid) xen<br />
cây bản địa. Keo lai có vai trò là loài cây phù<br />
trợ. Các loài bản địa được trồng trong mô<br />
hình có vai trò là những cây mục đích.<br />
201<br />
<br />
Nguyễn Thị Tuyết và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
- Mô hình trồng cây cốt khí xen cây bản địa<br />
(MH7): trồng cây Cốt khí (phù trợ) xen cây<br />
bản địa. Ta tạo các băng Cốt khí dọc theo<br />
đường đồng mức. Giữa các băng Cốt khí<br />
trồng cây bản địa hỗn giao theo hàng.<br />
- Mô hình trồng Luồng xen cây bản địa<br />
(MH8): trồng Luồng (Dendrocalagamus<br />
babatus) xen cây bản địa. Các loài bản địa<br />
được trồng gồm Lim xanh, Giẻ đỏ, Re gừng.<br />
- Đối chứng: không trồng rừng (ĐC).<br />
Phạm vi nghiên cứu<br />
- Các mô hình nghiên cứu được tiến hành tại<br />
tiểu khu 54 lòng hồ sông Đà (MH1, 2, 3, 4, 5)<br />
và khoảnh 3 xã Thung Nai, huyện Cao Phong,<br />
tỉnh Hoà Bình (MH6, 7, 8, ĐC). Thời gian từ<br />
năm 2006 đến năm 2011.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp ngoại nghiệp<br />
* Bố trí thí nghiệm: theo khối ngẫu nhiên đầy<br />
đủ, mỗi công thức lặp lại 3 lần, trong mỗi<br />
khối chọn được sự đồng nhất về điều kiện lập<br />
địa. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 0,6 ha.<br />
* Thu thập số liệu ngoài hiện trường:<br />
- Điều tra trạng thái thực vật bằng phương<br />
pháp lập ô định vị với diện tích 1000m2<br />
(40x25m). Các ô dạng bản được lập trong ô<br />
tiêu chuẩn điển hình với diện tích 16m2<br />
(4x4m), số lượng ô dạng bản là 5 ô. Các ô<br />
dạng bản được bố trí tại 4 góc và trung tâm ô<br />
tiêu chuẩn điển hình. Sau đó ta tiến hành điều<br />
tra các chỉ tiêu như đếm số loài, độ che phủ,<br />
và sự xuất hiện các loài mới.<br />
- Thu thập số liệu về đất<br />
+ Điều tra đất cũng được tiến hành trên một<br />
số ô tiêu chuẩn điển hình tại mỗi ô thí<br />
nghiệm. Các chỉ tiêu điều tra đất được thực<br />
hiện trên phẫu diện đất. Phẫu diện đất được<br />
chọn điển hình cho khu vực về độ dốc, hiện<br />
trạng thực bì, độ che phủ.<br />
+ Lấy mẫu phân tích: mẫu đất lấy được tại<br />
các mô hình được cho vào túi nilon với trọng<br />
lượng là 0,5kg/mẫu. Mẫu đất được lấy tại<br />
những vị trí đặc trưng cho mô hình theo<br />
phương pháp lấy mẫu hỗn hợp. Sau khi lấy,<br />
mẫu đất được tiến hành phân tích tại phòng<br />
202<br />
<br />
112(12)/2: 201 - 205<br />
<br />
thí nghiệm đất và môi trường của Trung tâm<br />
nghiên cứu sinh thái và Môi trường rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.<br />
Phương pháp nội nghiệp<br />
* Phương pháp kế thừa<br />
- Kế thừa có chọn lọc các tài liệu về điều kiện<br />
tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Thung Nai,<br />
huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.<br />
- Kế thừa có chọn lọc các tài liệu đã có của<br />
các dự án nghiên cứu, các số liệu điều tra<br />
trong các đề tài khác nhau…tại khu vực<br />
nghiên cứu. Những công trình khoa học đã<br />
công bố có liên quan tới phạm vi và khu vực<br />
nghiên cứu.<br />
* Phương pháp phân tích trong phòng thí<br />
nghiệm<br />
Phân tích một số tính chất hóa lý của đất cụ<br />
thể như sau:<br />
- Độ ẩm: sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 105oC<br />
đến trọng lượng không đổi<br />
- Mùn tổng số: phương pháp Walkley Black<br />
- Đạm tổng số: Phương pháp Kjendal<br />
- pHKCl của đất: Máy đo pH met M25<br />
- P2O5 dễ tiêu: Phương pháp Kiecxanop<br />
- K2O dễ tiêu: Phương pháp Maslova và đo<br />
trên quang kế ngọn lửa<br />
* Phương pháp xử lý số liệu: được tiến hành<br />
trên máy tính với sự hỗ trợ của phần mềm<br />
excel.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
Khái quát về khu vực phòng hộ sông Đà và<br />
thủy điện Hòa Bình<br />
Khu phòng hộ sông Đà đã được thành lập trên<br />
phạm vi 3 tỉnh Tây Bắc là Lai Châu, Sơn La<br />
và Hoà Bình, trong đó diện tích lưu vực Sông<br />
Đà tại Hòa Bình là 159.860 ha. Vùng phòng<br />
hộ xung yếu ven hồ Hoà Bình gồm 2 dải đất<br />
chạy dọc ven hồ có chiều dài 200 km tính từ<br />
đập chính công trình thuỷ điện Hoà Bình đến<br />
Tạ Bú (Sơn La), chiều rộng mỗi dải bình quân<br />
2 km tính từ mép nước hồ lên. Phạm vi đất<br />
đai vùng dự án đầu tư xây dựng vùng kinh tế<br />
phòng hộ xung yếu ven hồ Hoà Bình nằm<br />
trong địa phận các huyện: Đà Bắc, Tân Lạc,<br />
<br />
Nguyễn Thị Tuyết và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Cao Phong, Mai Châu, thành phố Hoà Bình<br />
(tỉnh Hoà Bình) và các huyện: Mường La,<br />
Mai Sơn, Bắc Yên, Mộc Châu, Phù Yên (tỉnh<br />
Sơn La). Diện tích các loại đất vùng xung yếu<br />
khu vực sông Đà tỉnh Hoà Bình được trình<br />
bày trong bảng 1.<br />
Hiện trạng các mô hình trồng rừng phòng<br />
hộ xây dựng tại khu vực nghiên cứu<br />
Hiện trạng các mô hình trồng rừng phòng hộ<br />
tại khu vực nghiên cứu được trình bày trong<br />
Bảng 2.<br />
Số liệu Bảng 2 cho thấy: các mô hình khác<br />
nhau được lựa chọn loài cây trồng khác nhau<br />
với mật độ khác nhau, trong đó mật độ trồng<br />
ban đầu từ 240 cây/ha (MH2) đến 1165<br />
cây/ha (MH3), trồng từ năm 2004. Các loài<br />
cây được sử dụng trồng trong các mô hình là<br />
các loài cây bản địa bao gồm Lim xanh, Lim<br />
xẹt, Giẻ đỏ, Kháo vàng, Sao đen, re gừng.<br />
Các mô hình nghiên cứu tiến hành trồng thử<br />
nghiệm kết hợp các loài cây bản địa với một<br />
số loài khác nhau.<br />
<br />
112(12)/2: 201 - 205<br />
<br />
8 mô hình (MH1-MH8 ) được trồng từ năm<br />
2004 và đến năm 2011 (sau 7 năm) thì đều<br />
đạt độ che phủ >60% và dao động trong<br />
khoảng từ 60- 79%, thấp nhất trong các mô<br />
hình là mô hình 8 (trồng Luồng xen cây bản<br />
địa), độ che phủ đạt 60%, cao nhất là mô hình<br />
4 (mô hình làm giàu rừng), đạt 79%.<br />
Tại ô đối chứng không có sự tác động của<br />
công tác trồng rừng. Các loài cây trong ô đối<br />
chứng chủ yếu là cây bụi, độ che phủ tại thời<br />
điểm hiện tại là 56%.<br />
Ảnh hưởng của các mô hình tới tính chất đất<br />
Kết quả phân tích một số tính chất lý hoá học<br />
của đất tại các mô hình nghiên cứu trong một<br />
số năm được trình bày trong Bảng 3 . Từ kết<br />
quả trong Bảng 3 cho thấy: Tính chất lý hoá<br />
học đất tại các mô hình nghiên cứu đã có sự<br />
biến động và được cải thiện theo chiều hướng<br />
tốt dần lên theo các năm. Tuy nhiên, sự biến<br />
động này là không lớn nhưng cũng đánh giá<br />
được phần nào ảnh hưởng của quá trình trồng<br />
các mô hình tại khu vực nghiên cứu.<br />
<br />
Bảng 1. Diện tích các loại đất vùng xung yếu khu vực sông Đà tỉnh Hòa Bình<br />
Huyện,<br />
Xã<br />
Tổng số<br />
1. Đà Bắc<br />
2. Mai Châu<br />
3. Tân Lạc<br />
4. Cao Phong<br />
5. TP Hoà Bình<br />
<br />
Tổng<br />
Diện tích<br />
(ha)<br />
<br />
Đất nông<br />
nghiệp<br />
<br />
Đất ở và<br />
vườn tạp<br />
<br />
70619,0<br />
46899,0<br />
8746,0<br />
7182,0<br />
6162,0<br />
1630,0<br />
<br />
2.195,7<br />
1.193,1<br />
540,8<br />
165,3<br />
273,8<br />
22,7<br />
<br />
1.800,6<br />
1.215,6<br />
214,0<br />
145,7<br />
197,5<br />
27,8<br />
<br />
Loại đất ( ha)<br />
Đất<br />
Đất chưa<br />
chuyên<br />
sử dụng<br />
dùng<br />
11.275,8<br />
2653,1<br />
7086,8<br />
1208,1<br />
949,9<br />
382,1<br />
1594,8<br />
313,7<br />
1008,9<br />
682,1<br />
635,5<br />
67,1<br />
<br />
Đất lâm<br />
nghiệp<br />
52693,8<br />
36195,5<br />
6.659,2<br />
4.962,5<br />
3.999,7<br />
876,9<br />
<br />
(Nguồn: Đoàn điều tra quy hoạch rừng Hòa Bình, 2007)<br />
Bảng 2. Hiện trạng các mô hình rừng phòng hộ nghiên cứu<br />
TT<br />
<br />
Tên mô<br />
hình<br />
<br />
Loài cây trồng<br />
<br />
Năm<br />
trồng<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
<br />
MH1<br />
MH2<br />
MH3<br />
MH4<br />
MH5<br />
MH6<br />
MH7<br />
MH8<br />
ĐC<br />
<br />
Dẻ đỏ, Kháo vàng, Re gừng, sa nhân, Ba kích, gừng<br />
Luồng<br />
Dẻ đỏ, Kháo vàng, Re gừng, Xoài, Nhãn, Ngô, sắn<br />
Dẻ đỏ, Kháo vàng, Re gừng<br />
Trám trắng, Trám đen, Sấu<br />
Keo lai, Lim xanh, Lim xẹt, Dẻ đỏ, Re gừng, Sao đen<br />
Lim xanh, Lim xẹt, Dẻ đỏ, Re gừng, Sao đen, Cốt khí<br />
Lim xanh, Dẻ đỏ, Re gừng, Luồng<br />
Cây bụi<br />
<br />
2004<br />
2004<br />
2004<br />
2004<br />
2004<br />
2004<br />
2004<br />
2004<br />
-<br />
<br />
Mật độ<br />
trồng<br />
(cây/ha)<br />
600<br />
240<br />
1165<br />
400<br />
600<br />
830<br />
1000<br />
730<br />
-<br />
<br />
Độ che<br />
phủ<br />
(%)<br />
73<br />
71<br />
64<br />
79<br />
76<br />
71<br />
72<br />
60<br />
56<br />
<br />
203<br />
<br />
Nguyễn Thị Tuyết và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
112(12)/2: 201 - 205<br />
<br />
Bảng 3. Kết quả phân tích một số tính chất lý hoá học đất tại các mô hình nghiên cứu<br />
Mô<br />
Mùn Nts P2O5 K2O<br />
Năm pHKCl<br />
hình<br />
(%) (%) (ppm) (ppm)<br />
<br />
MH1<br />
<br />
MH2<br />
<br />
MH3<br />
<br />
MH4<br />
<br />
2006<br />
2007<br />
2009<br />
2011<br />
2006<br />
2007<br />
2009<br />
2011<br />
2006<br />
2007<br />
2009<br />
2011<br />
2006<br />
2007<br />
2009<br />
2011<br />
<br />
3,60<br />
3,73<br />
3,76<br />
3,81<br />
3,64<br />
3,71<br />
3,80<br />
3,82<br />
3,52<br />
3,76<br />
3,80<br />
3,87<br />
3,01<br />
3,84<br />
3,80<br />
3,71<br />
<br />
3,20<br />
3,52<br />
3,54<br />
3,63<br />
2,14<br />
2,40<br />
2,42<br />
2,35<br />
3,15<br />
3,44<br />
3,56<br />
3,64<br />
3,08<br />
3,46<br />
3,26<br />
3,32<br />
<br />
0,33<br />
0,39<br />
0,37<br />
0,42<br />
0,20<br />
0,24<br />
0,27<br />
0,25<br />
0,21<br />
0,30<br />
0,28<br />
0,29<br />
0,31<br />
0,30<br />
0,28<br />
0,32<br />
<br />
18,89<br />
17,52<br />
16,34<br />
16,52<br />
24,28<br />
23,87<br />
21,60<br />
24,30<br />
24,59<br />
25,45<br />
24,91<br />
25,60<br />
27,03<br />
26,44<br />
26,00<br />
27,09<br />
<br />
25,50<br />
31,39<br />
30,36<br />
32,31<br />
31,06<br />
33,08<br />
30,56<br />
32,35<br />
25,56<br />
23,15<br />
28,01<br />
29,64<br />
20,58<br />
22,11<br />
24,98<br />
25,36<br />
<br />
* pHKCl của các mô hình ở các năm đều ở<br />
dạng chua dao động từ 3,01 đến 4,32. Nhìn<br />
chung, pH ở tất cả các mô hình đều tăng lên<br />
theo thời gian ở tất cả các mô hình. Năm<br />
2011, pHKCl cao nhất là ở mô hình 5 (Mô<br />
hình trồng Keo lai xen cây Bản địa). Thấp<br />
nhất là tại mô hình 4 (mô hình Làm giàu<br />
rừng) pH đạt 3,71.<br />
* Hàm lượng mùn tại tất cả các mô hình<br />
nghiên cứu tăng dần và đều ở mức trung bình<br />
và khá, dao động trong khoảng từ 2,14% đến<br />
4,43%. Hàm lượng mùn nhìn chung cao nhất<br />
là tại mô hình 7 (trồng cây bản địa xen cây<br />
Cốt khí) và thấp nhất tại mô hình 2 (Mô hình<br />
trồng Luồng).<br />
* Đạm tổng số tại các mô hình nhìn chung<br />
đều ở mức trung bình đến khá, dao động<br />
trong khoảng 0,15% đến 0,37%. Hàm lượng<br />
đạm tổng số đạt giá trị cao nhất tại mô hình 5<br />
(mô hình trồng Keo lai xen cây Bản địa) và<br />
thấp nhất là ở mô hình 8 (mô hình trồng<br />
Luồng xen cây Bản địa). Năm 2011, nitơ tổng<br />
số tại mô hình 5 đạt 0,37%, còn tại mô hình 8<br />
là 0,15%.<br />
204<br />
<br />
Mô Năm pHKCl<br />
hình<br />
2006 4,03<br />
MH5 2007 4,18<br />
2009 4,25<br />
2011 4,32<br />
2006 3,79<br />
MH6 2007 3,75<br />
2009 3,62<br />
2011 3,81<br />
2006 3,63<br />
MH7 2007 3,59<br />
2009 3,51<br />
2011 3,70<br />
2006 3,84<br />
MH8 2007 3,86<br />
2009 3,88<br />
2011 3,91<br />
<br />
Mùn<br />
(%)<br />
3,18<br />
3,34<br />
3,32<br />
3,38<br />
3,54<br />
3,56<br />
4,11<br />
4,00<br />
3,79<br />
3,82<br />
4,43<br />
4,40<br />
2,92<br />
3,01<br />
3,15<br />
3,20<br />
<br />
Nts<br />
(%)<br />
0,25<br />
0,29<br />
0,31<br />
0,37<br />
0,21<br />
0,25<br />
0,24<br />
0,29<br />
0,24<br />
0,27<br />
0,26<br />
0,29<br />
0,16<br />
0,15<br />
0,17<br />
0,19<br />
<br />
P 2O 5<br />
(ppm)<br />
13,99<br />
13,07<br />
14,10<br />
14,26<br />
20,19<br />
21,85<br />
24,25<br />
24,68<br />
22,54<br />
23,67<br />
28,31<br />
28,82<br />
17,21<br />
18,34<br />
19,11<br />
19,42<br />
<br />
K 2O<br />
(ppm)<br />
21,17<br />
21,12<br />
21,36<br />
21,82<br />
27,54<br />
27,62<br />
33,21<br />
33,60<br />
30,25<br />
31,29<br />
36,24<br />
36,40<br />
23,67<br />
26,41<br />
27,23<br />
28,36<br />
<br />
* Hàm lượng Phốt pho dễ tiêu tại các mô hình<br />
đều ở mức nghèo đến trung bình, tăng dần lên<br />
theo năm, dao động trong khoảng 13,07ppm<br />
đến 27,03ppm. Cao nhất tại mô hình 4 và thấp<br />
nhất là ở mô hình 5.<br />
* Hàm lượng Kali dễ tiêu tại các mô hình<br />
nghiên cứu nhìn chung cũng ở mức nghèo<br />
đến trung bình, các giá trị dao động trong<br />
khoảng từ 21,12 ppm đến 36,24 ppm. Cao<br />
nhất là tại mô hình 7 và thấp nhất là tại mô<br />
hình 5.<br />
KẾT LUẬN<br />
8 mô hình (MH1-MH8 ) được trồng từ năm<br />
2004 đến năm 2011 (sau 7 năm) đều đạt độ<br />
che phủ >60%. Tỷ lệ này lớn hơn so với mô<br />
hình đối chứng không có sự tác động của<br />
công tác trồng rừng (chỉ đạt 56%).<br />
Tính chất lý hoá học đất tại các mô hình<br />
nghiên cứu có pHKCl ở các năm đều ở dạng<br />
chua dao động từ 3,01 đến 4,32; Hàm lượng<br />
mùn tăng dần và đều ở mức trung bình và<br />
khá, dao động từ 2,14% đến 4,43%. Nts đều ở<br />
mức trung bình đến khá dao động từ 0,15%<br />
đến 0,37%. Hàm lượng Pdt và Kdt ở mức<br />
<br />
Nguyễn Thị Tuyết và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
112(12)/2: 201 - 205<br />
<br />
[2]. Nguyễn Ngọc Bình (1996). Đất rừng Việt<br />
Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.<br />
[3]. Nguyễn Anh Dũng (2009). Nghiên cứu đánh<br />
giá hiệu quả phòng hộ đầu nguồn của một số mô<br />
hình rừng trồng vùng hồ Hoà Bình. Tạp chí Nông<br />
nghiệp và Phát triển nông thôn số 6/2009.<br />
[4]. Nguyễn Ngọc Lung, Võ Đại Hải (1996). Kết<br />
quả bước đầu nghiên cứu tác dụng phòng hộ<br />
nguồn nước của một số thảm thực vật chính và các<br />
nguyên tắc xây dựng rừng phòng hộ. Nxb Nông<br />
nghiệp, Hà Nội.<br />
<br />
nghèo đến trung bình dao động trong khoảng<br />
tương ứng là 13,07ppm đến 27,03ppm và<br />
21,12 ppm đến 36,24 ppm. Tính chất hóa học<br />
của đất nghiên cứu đã có sự biến động và<br />
được cải thiện theo chiều hướng tốt dần lên<br />
theo các năm.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Cao Lâm Anh (2003). Nghiên cứu đánh giá<br />
các mô hình lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam.<br />
Báo cáo đề tài nghiên cứu. Viện Khoa học Lâm<br />
nghiệp Việt Nam, Hà Nội.<br />
<br />
SUMMARY<br />
STUDYING IMPACT OF ECOLOGICAL MODELLING COASTAL<br />
PROTECTION FOREST LAKE TO SOME SOIL PROPERTIES IN AREA<br />
54 DA RIVER RESERVOIR AND PLOT 3 THUNG NAI COMMUNES, CAO<br />
PHONG DISTRIC, HOA BINH PROVINCE<br />
Nguyen Thi Tuyet1*, Nguyen Thi Oanh2<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
College of Sciences-TNU,<br />
Research Institute of Forest Ecology and Environment<br />
- Forest Science Institute of Vietnam<br />
<br />
Research has shown that the chemical properties of soil in the study may model pHKCl in the year<br />
are in the form of acid ranged from 3,01 to 4,32, increasing humus content and are at average or<br />
better, ranging from 2,14% to 4,43%. Nitrogen total are medium to good level ranged from 0,15%<br />
to 0,37%. Potassium available and Plutonium available are poor to moderate levels ranged from<br />
13,07 ppm, respectively, to 27,03 ppm and 21,12 ppm to 36,24 ppm. General chemical soil is<br />
highly variable and is a good way to improve gradually over the years. However, this is only the<br />
initial results of research on soil quality changes under different forest model should be studied<br />
further in the coming years.<br />
Key words: forest model, cover, protection, chemical properties of soil<br />
<br />
Phản biện khoa học: TS. Ngô Văn Giới – Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên<br />
*<br />
<br />
205<br />
<br />