TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 71, số 2, năm 2012<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN NĂNG SUẤT<br />
DƯA HẤU LẤY HẠT TRÊN ĐẤT CÁT BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ<br />
Hoàng Thị Thái Hòa, Đỗ Đình Thục, Đỗ Cao Anh<br />
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế<br />
<br />
Tóm tắt. Thí nghiệm gồm có 5 mật độ trồng (6.000, 7.000, 8.000, 9.000 và 10.000<br />
cây/ha), trong đó mật độ trồng 8000 cây/ha được sử dụng làm công thức đối chứng,<br />
được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần nhắc lại trong hai vụ Xuân<br />
2010 và 2011 trên đất cát biển chuyên trồng các loại dưa thuộc huyện Phú Vang,<br />
tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm xác định được mật độ trồng phù hợp mang lại năng<br />
suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ trồng khác<br />
nhau có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu như sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm<br />
chất và hiệu quả kinh tế. Mật độ trồng 9.000 cây/ha cho các chỉ tiêu sinh trưởng,<br />
phát triển tốt hơn các mật độ trồng khác, năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Cây dưa hấu thường được trồng phổ biển ở vùng đất cát thuộc miền Trung, Việt<br />
Nam. Nhưng diện tích trồng dưa hấu để lấy hạt lại tập trung chủ yếu ở các vùng đất cát<br />
thuộc tỉnh Bình Thuận và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ. Do hạt dưa dễ bảo quản và<br />
chuyên chở nên thường được tiêu dùng quanh năm và được sử dụng với nhiều mục đích<br />
khác nhau như cưới hỏi, ma chay, lễ tết... Hạt dưa thường được tiêu thụ nhiều vào các<br />
tháng 12 và tháng 1, vì đây là các tháng tết và tiêu thụ rải rác quanh năm. Theo kết quả<br />
điều tra năm 2009, trong cả nước năm 2008 số lượng hạt dưa được tiêu thụ là 400 tấn,<br />
tăng hơn so với năm 2007 là 120 tấn, riêng tại thành phố Huế có số lượng tiêu thụ hạt<br />
dưa năm 2008 là 9,5 - 10 tấn, năm 2007 là từ 7,5 - 8 tấn và năm 2006 là 6 - 6,5 tấn. Nhìn<br />
chung lượng hạt dưa tiêu thụ có xu hướng tăng lên qua các năm [2].<br />
Tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích đất cát khá lớn (46.760 ha), chiếm 8,3%<br />
tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh và 46,03% tổng diện tích đất đồng bằng (Lê Thanh<br />
Bồn, 1996). Đây là loại đất rất phù hợp để trồng dưa hấu. Trên thực tế, cây dưa hấu lấy<br />
hạt đã được trồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế cách đây vài năm nhưng diện tích rất nhỏ lẻ,<br />
chủ yếu ở một số xã có diện tích đất cát ven biển như Quảng Công, Điền Hòa, Phú<br />
Xuân… [3]. Hiện nay hầu như diện tích trồng này không còn do sản lượng quá nhỏ<br />
không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ và chế biến. Vì vậy nghiên cứu về cây dưa hấu<br />
lấy hạt vẫn còn là vấn đề mới ở tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là việc tìm ra được qui<br />
125<br />
<br />
trình trồng và chăm sóc trong đó có vấn đề cần lưu tâm là mật độ. Thực tế sản xuất<br />
nông nghiệp cho thấy, cho dù có đầy đủ những giống cây trồng năng suất cao, phẩm<br />
chất tốt, cùng với điều kiện khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào, nhưng nếu mật độ<br />
trồng không phù hợp thì cây trồng cũng không đạt năng suất cao và phẩm chất tốt.<br />
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu: “Ảnh hưởng của mật<br />
độ trồng đến năng suất dưa hấu lấy hạt trên đất cát biển tỉnh Thừa Thiên Huế” với<br />
các mục đích như sau:<br />
- Xác định ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và một<br />
số chỉ tiêu về phẩm chất hạt của cây dưa hấu lấy hạt.<br />
- Xác định ảnh hưởng của mật độ đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa hấu<br />
lấy hạt.<br />
- Đề xuất mật độ thích hợp cho cây dưa hấu lấy hạt trên đất cát biển tỉnh Thừa<br />
Thiên Huế.<br />
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
2.1.1. Đất<br />
Đất tiến hành nghiên cứu trong đề tài là đất cát biển chuyên trồng các loại dưa.<br />
2.1.2. Cây trồng<br />
Giống dưa hấu lấy hạt được sử dụng trong thí nghiệm là giống Bình Thuận hạt<br />
vừa, giống được tuyển chọn sau hai vụ trồng thử nghiệm trên địa bàn tỉnh.<br />
2.1.3. Phân bón<br />
- Phân vô cơ: Sử dụng phân NPK 16 – 16 -8<br />
- Vôi: Vôi bột thường sử dụng tại địa phương, 40% CaO.<br />
- Phân chuồng: người dân tự sản xuất theo truyền thống<br />
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu<br />
Đề tài được thực hiện trong vụ Xuân 2010 (tháng 3 đến tháng 5/2010) và vụ<br />
Xuân 2011 (tháng 3 đến tháng 5/2011), tại xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa<br />
Thiên Huế.<br />
2.3. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.3.1. Công thức thí nghiệm<br />
- Thí nghiệm gồm có 5 công thức với các mật độ trồng như sau: 6.000 cây/ha,<br />
7.000 cây/ha, 8.000 cây/ha (đối chứng), 9.000 cây/ha và 10.000 cây/ha trên nền 750 kg<br />
126<br />
<br />
NPK (16 – 16 -8), 20 tấn phân chuồng và 500 kg vôi. Các công thức thí nghiệm đề xuất<br />
dựa trên điều tra thực tế về mật độ trồng sử dụng cho cây dưa hấu của nông dân, qui<br />
trình khuyến cáo của khuyến nông địa phương, yêu cầu dinh dưỡng của cây dưa và điều<br />
kiện thời tiết khí hậu tại vùng.<br />
- Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), với 3 lần nhắc<br />
lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20 m2.<br />
2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi<br />
- Một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển: chỉ tiêu về cành và hoa<br />
- Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.<br />
- Chỉ tiêu về phẩm chất hạt: P1000 hạt, P1000 nhân, chiều dài, chiều rộng và<br />
đường kính hạt.<br />
- Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế: Tổng thu, tổng chi, lợi nhuận<br />
2.4. Phương pháp xử lý số liệu<br />
Xử lý số liệu với các chỉ tiêu như trung bình, ANOVA, LSD bằng phần mềm<br />
Statistix 9.0.<br />
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br />
3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển<br />
của cây dưa hấu lấy hạt<br />
Mật độ trồng có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng<br />
nói chung và cây dưa hấu nói riêng. Mật độ trồng quá dày sẽ có sự cạnh tranh về dinh<br />
dưỡng lớn, làm cho cây không có khả năng phát triển hết tiềm năng năng suất giống.<br />
Dưa hấu là loại cây thân bò, khả năng phân cành, vươn nhánh và khả năng phát triển<br />
thân lá rất mạnh, nếu trồng ở mật độ dày cây sẽ không đủ dinh dưỡng để phát triển,<br />
nhưng nếu trồng ở mật độ quá thưa, tiểu khí hậu tại vùng cây sinh trưởng không đảm<br />
bảo, do cây dưa hấu thường được trồng tại vùng đất cát, nên với mật độ thưa vùng đất<br />
tại cây sẽ bị mất nước nhiều, không đảm bảo được độ ẩm cho cây phát triển, đồng thời<br />
nhiệt độ sẽ tăng cao, không thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây dưa. Kết<br />
quả được trình bày ở bảng 1.<br />
* Chỉ tiêu về cành:<br />
- Số cành cấp 1: Đa số các quả thương phẩm, có giá trị về phẩm chất sẽ tập trung<br />
ở các cành cấp 1, do đó số cành cấp 1 của cây cũng là một chỉ tiêu để đánh giá, xác định<br />
năng suất. Các công thức thí nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê, trong đó<br />
công thức với mật độ trồng 10000 cây/ha là công thức có số cành cấp 1 cao nhất (8,93<br />
cành), tiếp theo là công thức 9000 cây/ha (8,23 cành); công thức có số cành cấp 1 thấp<br />
127<br />
<br />
nhất là công thức trồng 6000 cây/ha (5,77 cành). Như vậy mật độ quá thưa gây ảnh<br />
hưởng đến sự phân cành cấp 1.<br />
- Số cành cấp 2: Các công thức có thể chia thành 3 nhóm sai khác có ý nghĩa,<br />
trong đó nhóm mật độ trồng 9000, 10000 cây/ha là nhóm công thức có số cành cấp 2<br />
cao nhất (6,30; 6,67 cành), tiếp theo là mật độ trồng 8000 cây/ha (4,9 cành), trong nhóm<br />
công thức còn lại, số lượng cành cấp 2 ít có sự chênh lệch (3,93 và 3,73 cành).<br />
Bảng 1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến một số chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển<br />
của cây dưa hấu lấy hạt<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
Mật độ<br />
(cây/ha)<br />
<br />
Chỉ tiêu về cành<br />
<br />
Chỉ tiêu về hoa<br />
<br />
Cành cấp 1 Cành cấp 2<br />
<br />
Hoa đực<br />
<br />
Hoa cái<br />
<br />
Hoa đậu<br />
quả<br />
<br />
6000<br />
<br />
5,77e<br />
<br />
3,93 c<br />
<br />
18,00 b<br />
<br />
4,33 c<br />
<br />
3,33c<br />
<br />
7000<br />
<br />
6,7d<br />
<br />
3,73 c<br />
<br />
18,67 b<br />
<br />
5,00 c<br />
<br />
3,67 bc<br />
<br />
8000 (ĐC)<br />
<br />
7,63c<br />
<br />
4,9 b<br />
<br />
24,00 a<br />
<br />
6,00bc<br />
<br />
4,00 bc<br />
<br />
9000<br />
<br />
8,23 b<br />
<br />
6,30 a<br />
<br />
24,67 a<br />
<br />
7,00ab<br />
<br />
5,00 ab<br />
<br />
10000<br />
<br />
8,93a<br />
<br />
6,67 a<br />
<br />
24,33 a<br />
<br />
8,67 a<br />
<br />
5,67a<br />
<br />
LSD 0.05<br />
<br />
0,51<br />
<br />
0,66<br />
<br />
2,81<br />
<br />
1,42<br />
<br />
1,29<br />
<br />
(a, b, c, d chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong cùng một cột không có sự sai khác có<br />
ý nghĩa tại mức 0.05. Số liệu bảng trên được tính trung bình từ hai vụ).<br />
<br />
* Chỉ tiêu về hoa:<br />
Ra hoa là một quá trình sinh lý tổng hợp, đánh dấu sự phát triển nhảy vọt chuyển<br />
từ sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực. Cây dưa hấu lấy hạt có đặc điểm<br />
là diễn ra đồng thời cả hai quá trình sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực,<br />
tức là ra hoa, hình thành quả cùng với sự phát triển thân, cành, lá.<br />
- Số hoa đực: đối với số hoa đực trên cây, giữa các công thức có sự chênh lệch<br />
nhau lớn. Công thức có số hoa đực cao nhất là 9000 cây/ha (24,67 hoa). Công thức có số<br />
hoa đực thấp nhất là 6000 cây/ha (18 hoa). Công thức đối chứng có số hoa đực trên cây<br />
là 24 hoa.<br />
- Số hoa cái trên cây, từ bảng 1 ta thấy các công thức chia làm 2 nhóm. Công<br />
thức 10000 cây/ha có số hoa cái cao nhất là 8,67 hoa. Nhóm công thức 8000, 9000<br />
cây/ha có số hoa cái ở mức trung bình, số hoa lần lượt là 6 hoa và 7 hoa. Nhóm công<br />
thức có số hoa cái thấp nhất là công thức 6000, 7000 cây/ha, số hoa lần lượt là 4,33 hoa<br />
và 5 hoa.<br />
- Số hoa đậu quả là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng suất. Số hoa<br />
128<br />
<br />
đậu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, điều kiện ngoại cảnh, dinh dưỡng…<br />
Bên cạnh đó thì mật độ trồng cũng có những ảnh hưởng nhất định. Nhóm công thức có<br />
số hoa đậu quả cao nhất là 9000 và 10000 cây/ha có số hoa đậu quả lần lượt là 3,67 hoa<br />
và 3,33 hoa. Công thức có số hoa đậu quả thấp nhất là 6000 và 7000 cây/ha (2,33 hoa).<br />
Công thức đối chứng có số hoa đậu quả là 3 hoa.<br />
3.2. Ảnh hưởng của mật độ các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất dưa<br />
hấu lấy hạt<br />
Năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh các quá trình sinh trưởng, phát triển<br />
các hoạt động sống diễn ra trong cây và thu được trên một đơn vị diện tích hay một đơn<br />
vị cá thể, đồng thời năng suất cũng là mục tiêu cuối cùng của người trồng dưa. Ðối với<br />
dưa hấu lấy hạt, năng suất do nhiều yếu tố cấu thành: Số cây/m2, số quả/cây, khối lượng<br />
hạt khô/quả. Theo dõi thí nghiệm, chúng tôi thu được các kết quả về các yếu tố cấu<br />
thành năng suất và năng suất hạt của các công thức thí nghiệm được thể hiện qua bảng 2.<br />
Kết quả trình bày ở bảng 2 cho thấy:<br />
- Số quả/cây: giữa các công thức có sự chênh lệch nhau. Công thức có số<br />
quả/cây cao nhất là 9000 cây/ha với 3,62 quả. Công thức có số quả/cây thấp nhất là<br />
6000 cây/ha với 2,71 quả. Công thức đối chứng là 3,30 quả.<br />
Bảng 2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của cây<br />
dưa hấu lấy hạt<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
Số<br />
cây/m2<br />
(cây)<br />
<br />
Số quả/cây<br />
(quả)<br />
<br />
Khối lượng<br />
hạt khô/quả<br />
(gam)<br />
<br />
6000<br />
<br />
0,6<br />
<br />
2,71 c<br />
<br />
21,79d<br />
<br />
354,95 e<br />
<br />
307,12d<br />
<br />
7000<br />
<br />
0,7<br />
<br />
3,37 b<br />
<br />
22,52c<br />
<br />
531,38d<br />
<br />
480,42 c<br />
<br />
8000 (ĐC)<br />
<br />
0,8<br />
<br />
3,30 b<br />
<br />
29,06a<br />
<br />
767,80 c<br />
<br />
645,94b<br />
<br />
9000<br />
<br />
0,9<br />
<br />
3,62 a<br />
<br />
29,19a<br />
<br />
949,91 a<br />
<br />
725,24 a<br />
<br />
10000<br />
<br />
1,0<br />
<br />
3,31 b<br />
<br />
25,40b<br />
<br />
840,92b<br />
<br />
710,50 a<br />
<br />
0,07<br />
<br />
0,37<br />
<br />
10,01<br />
<br />
24,37<br />
<br />
Mật độ<br />
(cây/ha)<br />
<br />
LSD 0.05<br />
<br />
Năng suất hạt Năng suất<br />
khô lý thuyêt hạt khô thực<br />
(kg/ha)<br />
thu (kg/ha)<br />
<br />
(a, b, c, d, e chỉ ra các công thức có cùng ký tự trong cùng một cột không có sự sai khác<br />
có ý nghĩa tại mức 0.05. Số liệu bảng trên được tính trung bình từ hai vụ trồng).<br />
<br />
- Khối lượng hạt khô/quả: Công thức có khối lượng hạt khô trên quả cao nhất<br />
là 9000 cây/ha với 29,19 g. Công thức có khối lượng hạt khô trên quả thấp nhất là<br />
6000 cây/ha với 21,79 g. Công thức đối chứng là 29,06 g. Có sự sai khác có ý nghĩa<br />
129<br />
<br />